Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại BV Nguyễn Tri Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.41 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CƠNG CỘNG
----------

RỐI LOẠN TRẦM CẢM
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHỊNG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2019


RỐI LOẠN TRẦM CẢM
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở
BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
Người hướng dẫn: TS. BS. Nguyễn Thị Minh Trang

TP. Hồ Chí Minh, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN:
Tơi xin cam đoan số liệu trong khóa luận này là được ghi nhận, nhập liệu và


phân tích một cách trung thực. Khóa luận này khơng có bất kì số liệu, văn bản, tài liệu
đã được Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấp nhận để cấp
văn bằng đại học, sau đại học. Khóa luận cũng khơng có số liệu, văn bản, tài liệu đã
được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận.
Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt y đức về mặt nghiên cứu
thông qua hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y Sinh học Đại học Y Dược TP Hồ Chí
Minh số 166 /ĐHYD – HĐĐĐ, cấp ngày 10 / 04 / 2019.
Sinh viên


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1
Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................................ 2
Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................... 2
DÀN Ý NGHIÊN CỨU................................................................................................. 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN Y VĂN............................................................................. 4
1.1. Tổng quan về bệnh THA:..................................................................................... 4
1.1.1Định nghĩa:........................................................................................................... 4
1.1.2. Yếu tố nguy cơ..................................................................................................... 5
1.1.3. Tình hình THA tại Việt Nam và Thế Giới........................................................... 7
1.2. Tổng quan về rối loạn trầm cảm:......................................................................... 8
1.2.1. Khái niệm:........................................................................................................... 8
1.2.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm:........................................................................... 8
1.2.3. Một số yếu tố nguy cơ chính có thể gây ra trầm cảm........................................... 9
1.2.4. Tình hình trầm cảm tại Việt Nam và Thế Giới:.................................................. 10
1.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân THA:................................. 10
1.3.1. Một số nghiên cứu nước ngoài về rối loạn trầm cảm trên bệnh nhân THA........14
1.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam về rối loạn trầm cảm trên bệnh nhân THA................ 15
1.5. Một số đặc điểm của đơn vị tiến hành nghiên cứu................................................ 19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................21

2.1. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................................. 21
2.3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 21
2.3.1. Dân số mục tiêu................................................................................................. 21
2.3.4. Kỹ thuật chọn mẫu............................................................................................. 21
2.3.6. Kiểm soát sai lệch chọn lựa............................................................................... 22
2.4. Thu thập dữ kiện:............................................................................................... 22
2.4.1. Phương pháp thu thập dữ kiện........................................................................... 22
2.4.3. Kiểm sốt sai lệch thơng tin............................................................................... 23
2.4.4. Nghiên cứu thử.................................................................................................. 23
2.5. Xử lí dữ kiện...................................................................................................... 23


2.5.1. Liệt kê và định nghĩa các biến số....................................................................... 23
2.5.2. Biến số về rối loạn trầm cảm:............................................................................ 29
2.6. Phân tích dữ kiện:.............................................................................................. 31
2.6.1. Thống kê mô tả.................................................................................................. 31
2.6.2. Thống kê phân tích............................................................................................. 31
2.7. Vấn đề Y đức:.................................................................................................... 31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ............................................................................................ 32
3.1. Đặc điểm về thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu.................................. 32
3.2. Đặc điểm về kinh tế-xã hội của đối tượng nghiên cứu....................................... 33
3.3. Đặc điểm về hành vi nguy cơ của đối tượng nghiên cứu...................................34
3.4. Đặc điểm về tình trạng bệnh THA của đối tượng nghiên cứu............................37
3.5. Đặc điểm về tuân thủ điều trị THA của đối tượng nghiên cứu...........................38
3.6: Đặc điểm về tình trạng sức khỏe của mẫu nghiên cứu.......................................... 39
3.7. Các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm:......................................................... 42
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN....................................................................................... 52
4.1. Đặc điểm của bệnh nhân THA trong nghiên cứu............................................... 53
4.1.1 : Đặc điểm về dân số - kinh tế............................................................................ 53
4.1.2. Đặc điểm về các yếu tố liên quan đến sức khỏe:................................................ 54

4.1.3. Đặc điểm về thói quen sinh hoạt:....................................................................... 55

4.2. Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân THA...................................................................... 56
4.3. Rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan......................................................... 57
4.3.1. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và đặc điểm dân số của mẫu:..................57
4.3.2 Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và đặc điểm kinh tế - xã hội của mẫu:.....58
4.3.3. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và các hành vi nguy cơ của đối tượng:...58
4.3.4. Mơ hình hồi quy đa biến:................................................................................... 59
4.4. Điểm mạnh và hạn chế của đề tài:...................................................................... 60
4.4.1. Điểm mạnh của đề tài:....................................................................................... 60
4.4.2. Điểm hạn chế của đề tài:.................................................................................... 60
4.6.3. Tính ứng dụng của đề tài:.................................................................................. 61
KẾT LUẬN................................................................................................................ 62


ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ.......................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 66
PHỤ LỤC 1: BẢN THÔNG TIN DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ
CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU.......................................................... 70
PHỤ LỤC 2: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN..................................................... 72


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm về thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu (n=300)..............32
Bảng 3.2: Đặc điểm về kinh tế-xã hội của đối tượng nghiên cứu (n=300)...................33
Bảng 3.3: đặc điểm về hành vi của đối tượng nghiên cứu (n=300).............................. 34
Bảng 3.4: đặc điểm về tình trạng bệnh THA của đối tượng nghiên cứu (n=300).........37
Bảng 3.5: Đặc điềm về tuân thủ điều trị THA của đối tượng nghiên cứu (n=300):.....38
Bảng 3.6 đặc điểm về tình trạng sức khỏe của mẫu nghiên cứu (n=300).....................39
Bảng 3.7: Đặc điểm về triệu chứng RLTC của đối tượng nghiên cứu (n=300)............40

Bảng 3.8. điểm rối loạn trầm cảm của đối tượng nghiên cứu (n=300).........................41
Bảng 3.4.1. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và đặc điểm thông tin cá nhân của
đối tượng (n=300)........................................................................................................ 42
Bảng 3.4.2. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và đặc điểm kinh tế - xã hội của đối
tượng (n=300).............................................................................................................. 43
Bảng 3.4.3. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và các hành vi nguy cơ của đối
tượng (n=300).............................................................................................................. 45
Bảng 3.4.4. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và tình trạng bệnh THA của đối tượng:
.......................................................................................................................................

46

Bảng 3.4.5. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan với tình
trạng sức khỏe của đối tượng....................................................................................... 47
Bảng 3.4.6. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và đặc điểm về tuân thủ điều trị của
đối tượng:..................................................................................................................... 48
Bảng 3.4.7. Mơ hình hồi quy đa biến giữa các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm:
.......................................................................................................................................

50


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
CES-D

Center for Epidemiological Studies-Depression Scale (Bộ công
cụ đánh giá trầm cảm CES-D)

DALYs


Disability Adjusted Life Years (Số năm sống hiệu chỉnh theo tàn
tật)

DSM-V

Diagnostic and Statistical Manual for Mental Disorder 5 th edition
(Sổ tay hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần
tập 5)

HA

Huyết áp

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương

KTC

Khoảng tin cậy

JNC-8
The Eighth Joint National Committee (Uỷ ban liên quốc gia lần
thứ 8)
RLTC


Rối loạn trầm cảm

TCYTTG
Tổ chức y tế thế giới


TP. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
THA

Tăng huyết áp

PHQ-9

Patient Health Questionnaire-9 (Thang đo rối loạn trầm cảm 9 câu
hỏi)

YDLs

Years Disability Lost (Số năm sống mất đi do tàn tật)

YLLs
Years Lost Life (Số năm sống mất di do tử vong)


Tóm tắt khóa luận: Đặt vấn đề: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tăng huyết áp là
một bệnh mạn tính với tần suất mắc bệnh ngày càng tăng và đang trở thành mối quan
tâm hàng đầu của nền Y học Thế giới. Trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu trong số các
nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật tồn cầu và trên nhóm bệnh nhân tim mạch trầm

cảm thường phổ biến hơn so với nhóm bệnh nhân mắc các bệnh khác. Tại Việt Nam
theo thống kê năm 2015 của Hội tim mạch học Việt Nam, trên 5454 người trưởng
thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8 tỉnh thành trên toàn quốc
mắc tăng huyết áp. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan đến trầm
cảm ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Nguyễn Tri
Phương TP. HCM năm 2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt
ngang mô tả trên 300 bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện
Nguyễn Tri Phương, bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Sử dụng thang
đo PHQ-9 để đánh giá trầm cảm ở bệnh nhân tăng huyết áp. Nhập liệu bằng Epidata
3.1 và phân tích bằng Stata 14.0. Kết quả: Bệnh nhân chủ yếu ở nhóm tuổi ≥ 60 tuổi,
dân tộc Kinh, khơng theo tơn giáo, trình độ học vấn chủ yếu dưới cấp II, làm nghề nội
trợ, điều kiện kinh tế trung bình, đã kết hơn và đang sống chung với người thân. Gia
đình hịa thuận. Đa số có thời gian mắc bệnh ≥ 5 năm, kiểm soát huyết áp tốt, tuân thủ
điều trị. Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung là 19,6%. Kết luận: Có mối
liên quan giữa nhóm tuổi, tình trạng sống chung, hút thuốc lá, tiền sử gia đình THA,
chế độ ăn nhạt có ý nghĩa thống kê đến rối loạn trầm cảm tỷ lệ trầm cảm cao hơn so
với những đối tượng khơng có những đặc tính này.
Từ khóa: rối loạn trầm cảm, tăng huyết áp, bệnh viện Nguyễn Tri Phương


11

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh mạn tính với tần suất mắc bệnh ngày càng tăng
và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nền Y học Thế giới [9]. Năm 2000, theo
ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tồn thế giới có tới 972 triệu người bị
THA và con số này được ước tính là vào khoảng 15,6 tỷ người vào năm 2025. Theo
thống kê năm 2015 của Hội tim mạch học Việt Nam, trên 5454 người trưởng thành (từ
25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8 tỉnh thành trên toàn quốc mắc THA
[1].

Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), trầm cảm đang là mối nguy hiểm hàng đầu
cho bệnh tật trên toàn thế giới. Từ năm 2005 đến 2015 số người mắc bệnh trầm cảm đã
tăng lên hơn 300 triệu người trên toàn cầu (tăng hơn 18%). Trong đó, chưa một nửa số
người mắc bệnh được điều trị vì họ sợ hãi sự phân biệt đối xử, kỳ thị từ mọi người
xung quanh. Đây là một căn bệnh nghiêm trọng, đặc trưng bởi cảm giác buồn bã kéo
dài và mất hứng thú với các hoạt động, trong ít nhất hai tuần, kèm theo các triệu chứng
về thể chất và tâm lý như giấc ngủ bị xáo trộn hoặc thèm ăn, giảm khả năng tập trung,
cảm giác tội lỗi hoặc giá trị bản thân thấp. Những người mắc bệnh trầm cảm nặng có
thể tự làm hại mình và cố tự tử [46]. Riêng tại TP Hồ Chí Minh, số lần khám của bệnh
nhân mắc các rối loạn trầm cảm chiếm 23,1% số lần bệnh nhân đến khám và điều trị
ngoại trú, trong đó nữ chiếm 68,2% (6 tháng đầu năm 2013) [15].
Một nghiên cứu “Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị nội trú ở bệnh
viện Nguyễn Tri Phương” của tác giả Lý Thị Phương Hoa năm 2010 được thực hiện
trên 151 bệnh nhân THA cho kết quả có 26,5% bệnh nhân THA có biểu hiện trầm
cảm. Rối loạn trầm cảm là vấn đề phổ biến hiện nay, và có ảnh hưởng lâu dài lên chất
lượng cuộc sống, nghề nghiệp, và sức khỏe tim mạch [46]. Nhiều nghiên cứu tại nước
ngoài đã chỉ ra có mối liên quan đáng kể giữa trầm cảm với các yếu tố hành vi như
môi trường sống, hút thuốc lá, lối sống ít vận động. Tuy nhiên, nguy cơ phát triển rối
loạn trầm cảm ở bệnh nhân THA không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lối sống mà
cịn ở các khía cạnh khác như như tiền sử gia đình, trình độ học vấn, tuân thủ điều trị
bệnh [30, 50]. Cơ chế bệnh sinh giữa trầm cảm và bệnh tim mạch nói chung và bệnh
THA nói riêng được cho là có mối liên hệ hai chiều về mặt hóa sinh, hormone - thần
kinh [23]. Bệnh nhân


tim mạch nguy cơ cao sẽ dễ mắc bệnh trầm cảm hơn nhóm cịn lại và ngược lại trầm
cảm lại là yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch trong đó có THA [27, 41].
Hiện nay, tuy rối loạn trầm cảm và THA đang là mối quan tâm hàng đầu của các
nền y học trên thế giới cũng như tại Việt Nam nhưng nghiên cứu để tìm ra mối liên
quan giữa rối loạn trầm cảm đối với bệnh THA tại Việt Nam cịn rất hạn chế. Vì vậy,

từ những thông tin trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Rối loạn trầm cảm và các yếu
tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại BV Nguyễn Tri
Phương”.
Câu hỏi nghiên cứu
1. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân THA điều trị ngoại trú tại BV Nguyễn Tri
Phương năm 2019 là bao nhiêu?
2. Có hay không mối liên quan giữa trầm cảm và các yếu tố đặc điểm dân số, đặc điểm
kinh tế - xã hội, sự hỗ trợ từ gia đình, đặc điểm hành vi, tuân thủ điều trị và tình trạng
bệnh lý của bệnh nhân THA?
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh
nhân THA đang điều trị ngoại trú tại BV Nguyễn Tri Phương năm 2019.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân THA điều trị ngoại trú tại BV
Nguyễn Tri Phương năm 2019.
2. Xác định mối liên quan giữa trầm cảm ở bệnh nhân THA và đặc điểm dân số.
3. Xác định mối liến quan giữa trầm cảm ở bệnh nhân THA và đặc điểm kinh tế
- xã hội.
4. Xác định mối liên quan giữa trầm cảm ở bệnh nhân THA và sự hỗ trợ từ gia
đình.
5. Xác định mối liên quan giữa trầm cảm ở bệnh nhân THA và đặc điểm hành
vi.
6. Xác định mối liên quan giữa trầm cảm ở bệnh nhân THA và tình trạng bệnh.


DÀN Ý NGHIÊN CỨU
Đặc điểm dân số
- Giới tính
- Nhóm tuổi
- Dân tộc

- Tơn giáo
- Trình độ học
vấn.
Đặc
điểm
hành vi
- Hành vi lối
sống
- Hành vi tuân
thủ điều trị

TRẦM CẢM
Ở BỆNH NHÂN
THA

Đặc điểm kinh
tế - xã hội
- Nghề nghiệp
- Điều kiện kinh
tế
- Tình trạng hơn
nhân
- Tình trạng
sống chung
- Mối quan hệ
trong gia đình

- Hành vi khi
biết mình bị
Tình trạng bệnh

- Thời gian
phát hiện bệnh
- Thời gian điều
trị
-Tiền sử gia đình
- Bệnh kèm theo

- Mức độ quan
tâm


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1. Tổng quan về bệnh THA:
1.1.1 Định nghĩa:
Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu
đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. HA được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản
của động mạch [45].
Ở trên cùng một người, trị số HA đã có những thay đổi theo giờ trong ngày (trị
số HA thường có xu hướng tăng vào buổi sáng và thấp vào ban đêm), theo phản ứng
của cơ thể lúc ngủ, khi có stress, sau ăn no. Ngồi ra HA cịn thay đổi theo giới tính,
chủng tộc, tuổi (HA tâm thu có thể tăng 5 mmHg cho mỗi 10 năm, trong khi HA tâm
trương lại khơng đổi. Vì vậy khó có tiêu chuẩn cho từng cá thể (phù hợp dân tộc, giới
tính, lứa tuổi, xã hội họ đang sinh hoạt) [7].
Theo “Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp năm 2018” của hội
Tim mạch Việt Nam và phân hội THA Việt Nam theo JNC 8.
THA là khi đo HA phịng khám có HA tâm thu ≥ 140mmHg và / hoặc HA tâm
trương ≥ 90mmHg [18].
Bảng 1.1. Định nghĩa THA
HA Tâm Thu
HA phòng khám


HA Tâm Trương

≥ 140 mmHg

và/ hoặc

≥ 90 mmHg

≥ 135 mmHg

và/hoặc

≥ 85 mmHg

≥ 120 mmHg

và/hoặc

≥ 70 mmHg

Trung bình 24h

≥ 130 mmHg

và/hoặc

≥ 80 mmHg

Huyết áp trung


≥ 135 mmHg

và/hoặc

≥ 85 mmHg

HA liên tục
Trung bình ban
ngày (hoặc lúc
thức)
Trung bình ban
đêm (hoặc lúc ngủ)

bình tại nhà


Bảng 1.2: Phân độ THA theo mức HA đo tại phịng khám (mmHg).
HA Tâm Thu

HA Tâm Trương

Tối ưu

<120



<80


Bình thường **

120 – 129

và/hoặc

80 – 84

Bình thường cao

130 – 139

và/hoặc

85 – 89

THA độ 1

140 – 159

và/hoặc

90 – 99

THA độ 2

160 – 179

và/hoặc


100 – 109

THA độ 3

≥180

và/hoặc

≥ 110

THA tâm thu đơn

≥140



≤ 90

**

độc
*Nếu HA khơng cùng mức để phân loại thì chọn mức HA tâm thu hay tâm
trương cao nhất.
THA tâm thu đơn độc xếp loại theo mức HATT
**Tiền tăng huyết áp: khi HA tâm thu > 120 -139 mmHg và HA tâm trương >
80 - 89 mmHg.
1.1.2. Yếu tố nguy cơ
Hút thuốc lá, thuốc lào
Trong thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất kích thích đặc biệt có chất nicotin kích
thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây THA, nhiều nghiên cứu cho thấy hút

một điếu thuốc lá có thể làm THA tâm thu lên tới 11 mmHg và HA tâm trương lên 9
mmHg và kéo dài trong 20-30 phút. Vì vậy nếu khơng hút thuốc lá cũng là biện pháp
phịng bệnh THA [2].
Tiểu đường
Ở người bị tiểu đường, tỷ lệ bệnh nhân bị THA cao gấp đôi so với người khơng
bị tiểu đường. Khi có cả THA và tiểu đường sẽ làm tăng gấp đôi biến chứng mạch máu
lớn và nhỏ, làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong so với bệnh nhân THA đơn thuần [2].
Rối loạn lipid máu


Cholesterol và triglycerid máu là các thành phần chất béo ở trong máu. Nồng độ
cholesterol máu cao là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa động mạch và dần
dần làm hẹp lòng các động mạch cung cấp máu cho tim và các cơ quan khác trong cơ
thể. Động mạch bị xơ vữa sẽ kém đàn hồi và cũng chính là yếu tố gây THA. Vì vậy
cần ăn chế độ giảm lipid máu sẽ giúp phòng bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA
nói riêng [2].
Tiền sử gia đình có người bị THA
Theo thống kê của nhiều tác giả cho thấy bệnh THA có thể có yếu tố di truyền.
Trong gia đình nếu ơng, bà, cha, mẹ bị bệnh THA thì con cái có nguy cơ mắc bệnh này
nhiều hơn. Vì vậy, những người mà tiền sử gia đình có người thân bị THA càng cần
phải cố gắng loại bỏ các yếu tố nguy cơ [2].
Tuổi cao
Tuổi càng cao thì tỷ lệ THA càng nhiều, do thành động mạch bị lão hóa và xơ
vữa làm giảm tính đàn hồi và trở nên cứng hơn vì thế làm cho huyết áp tâm thu tăng
cao hơn còn gọi là THA tâm thu đơn thuần. Để phịng bệnh THA thì mỗi người cần có
một lối sống lành mạnh mới làm chậm quá trình lão hóa và gián tiếp phịng bệnh THA
[2]. Thừa cân, béo phì
Cân nặng có quan hệ khá tương đồng với bệnh THA, người béo phì hay người
tăng cân theo tuổi cũng làm tăng nhanh HA vì vậy chế độ làm việc, ăn uống hợp lý và
luyện tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ tránh dư thừa trọng lượng cơ thể, đồng thời

cũng cũng là biện pháp rất quan trọng để giảm nguy cơ gây THA [2].
Ăn mặn
Người dân ở vùng biển có tỷ lệ mắc bệnh THA cao hơn nhiều so với những
người ở đồng bằng và miền núi. Nhiều chương trình mục tiêu Quốc gia phịng chống
THA bệnh nhân THA ở mức độ nhẹ chỉ cần ăn chế độ giảm muối là có thể điều trị
được bệnh. Chế độ ăn giảm muối là một biện pháp quan trọng để điều trị cũng như
phòng bệnh THA [2].
Uống nhiều bia, rượu
Uống rượu, bia quá mức cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch nói chung
và bệnh THA nói riêng. Ngồi ra, uống rượu, bia q mức cịn gây bệnh xơ gan và các
tổn


thương thần kinh nặng nề khác từ đó gián tiếp gây THA.Vì vậy, khơng nên uống q
nhiều rượu, bia để phịng bệnh THA [2].
Ít vận động thể lực (lối sống tĩnh tại)
Lối sống tĩnh tại cũng được coi là một nguy cơ của bệnh THA. Việc vận động
hằng ngày đều đặn từ 30 đến 45 phút mang lại lợi ích rõ rệt trong giảm nguy cơ bệnh
tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng [2].
Có nh iều stress (căng thẳng, lo âu quá mức)
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng căng thẳng thần kinh, stress làm tăng
nhịp tim. Dưới tác dụng của các chất trung gian hóa học là Adrenalin, noradrenalin
làm động mạch bị co thắt dẫn đến THA. Vì vậy, mỗi người cần rèn luyện cho mình
tính tự lập, kiên nhẫn và luôn biết làm chủ bản thân trước mọi vấn đề xảy ra trong cuộc
sống. Có như vậy mới có thể hạn chế tối đa mọi stress đồng thời cũng chính là phịng
bệnh THA [2].
1.1.3. Tình hình THA tại Việt Nam và Thế Giới
Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, chủ tịch hội Tim mạch học Việt Nam, hiện thế
giới có khoảng 1 tỷ người bị THA. Dự kiến, đến năm 2025 con số này sẽ tăng lên khoảng
1,56 tỷ người [13]. Theo WHO cho rằng, mỗi năm có 17,5 triệu người chết về các

bệnh tim mạch trên thế giới, nhiều hơn gấp 4 lần tổng số người tử vong của 3 bệnh
HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi. Trong đó, bệnh nhân tử vong vì THA và biến chứng của
bệnh trên 9 triệu người.
Còn tại Việt Nam hiện nay, cứ trung bình 10 người lớn có 4 người bị THA.
Điều đáng nói là, tỷ lệ người mắc THA gia tăng trong thời gian gần đây. Cụ thể, nếu
như năm 2000 có khoảng 16,3% người lớn bị THA thì đến năm 2009 tỷ lệ này tăng lên
25,4%. Đến năm 2016, tỷ lệ này ở mức báo động đỏ với hơn 40% người lớn bị THA.
Đáng chú ý, các bệnh tim mạch đang là nguyên nhân tử vong số một tại Việt Nam,
chiếm 33% tổng số ca tử vong trên cả nước. Hầu hết người bị THA khơng có biểu hiện
triệu chứng gì và thậm chí khơng biết mình bị bệnh [9].
Ước tính tổng số người lớn bị THA năm 2000 là 972 triệu, 333 triệu ở các nước
phát triển kinh tế và 639 triệu ở các nước đang phát triển kinh tế. Số người lớn bị THA
năm 2025 được dự đoán sẽ tăng khoảng 60% lên tổng cộng là 56 tỷ người. Theo WHO


năm 2008 tồn thế giới có khoảng 1 tỷ người bị THA, chiếm 40% dấn số trong nhóm
từ 25 tuổi trở lên. Tỷ lệ mắc cao nhất ở Châu Phi 46%, thấp nhất ở Châu Mỹ 35% [45].
1.2. Tổng quan về rối loạn trầm cảm:
1.2.1. Khái niệm:
Rối loạn trầm cảm được đặc trưng bởi buồn bã, mất hứng thú hoặc khoái cảm,
cảm giác tội lỗi hoặc tự ti thấp kém, giấc ngủ bị xáo trộn hoặc cảm giác thèm ăn, mệt
mỏi và kém tập trung. Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát, làm suy giảm đáng kể
khả năng hoạt động cá nhân tại nơi làm việc, trường học hoặc đối phó với đời sống
hàng ngày. Ở mức độ nghiêm trọng nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử [47].
1.2.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm:
Hiện nay DSM-V đang là tiêu chuẩn mới nhất để các bác sĩ chẩn đốn trầm cảm
trên lâm sàng, gồm:
A. Có ít nhất 5 trong số các triệu chứng sau trong vòng 2 tuần và phải có sự thay đổi so
với trước đó, trong đó có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng: (1) khí sắc trầm cảm hoặc (2)
mất hứng thú.

Chú ý: Khơng được tính vào tiêu chuẩn chẩn đốn nếu đã biết chắc chắn triệu
chứng đó do một bệnh lý khác gây ra.
1. Khí sắc trầm cảm trong cả ngày và hầu như mỗi ngày, do người bệnh kể lại (ví dụ: cảm
thấy buồn, trống trải, mất hi vọng) hoặc do người xung quanh thấy (ví dụ như: khóc).
Ở trẻ em và trẻ vị thành niên có thể có thêm triệu chứng cáu gắt, giận dỗi.
2. Giảm sự hứng thú và hài lòng với hầu hết các hoạt động trong ngày và gần như mỗi
ngày.
3. Giảm cân có ý nghĩa nhưng không phải do ăn kiêng (giảm hơn 5% trọng lượng cơ thể
trong 1 tháng), tăng hoặc giảm cảm giác ngon miệng mỗi ngày (ở trẻ em thì khơng tăng
cân theo tiêu chuẩn bình thường).
4. Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ hoặc ngủ nhiều hầu như mỗi ngày.
5. Kích động hoặc chậm chạp hơn gần như mỗi ngày (được nhận thấy bởi mọi người
xung quanh).
6. Mệt mỏi hoặc mất nghị lực gần như mỗi ngày.
7. Cảm thấy mình vơ dụng hoặc tội lỗi (có thể là hoang tưởng) hầu như mỗi ngày.


8. Giảm tập trung hoặc quyết đoán gần như mỗi ngày.
9. Suy nghĩ về cái chết, có ý định tự tử hoặc tổn hại cơ thể mình.
B. Về lâm sàng, các triệu chứng này gây sự khó chịu hoặc suy giảm chức năng nghề
nghiệp, xã hội.
C. Giai đoạn này không liên quan đến sử dụng thuốc hay trị liệu.
Chú ý: Tiêu chuẩn A – C tiêu biểu cho giai đoạn trầm cảm nặng.
D. Sự xuất hiện của giai đoạn trầm cảm không liên quan đến bệnh rối loạn tâm thần,
loạn thần khác.
E. Chưa bao giờ có một giai đoạn hưng cảm.
Chú ý: Trừ mục E, khơng tính giai đoạn giống hưng cảm hoặc giống hưng
cảm nhẹ, gây ra bởi một chất hoặc do tác dụng sinh lý của một giai đoạn
trị liệu [44]
1.2.3. Một số yếu tố nguy cơ chính có thể gây ra trầm cảm

Do sang chấn tâm lý
Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp gây trầm cảm. Các sang chấn
tâm lý có thể đến từ bên ngồi cơ thể như những mâu thuẫn trong gia đình, bạn bè,
cơng việc... hoặc cũng có thể đến từ bên trong cơ thể như bị các bệnh nặng, nan y (HIVAIDS, ung thư...) [12].
Do bệnh thực thể ở não
Như chấn thương sọ não, viêm não, u não... Những rối loạn và tổn thương cấu
trúc não này làm giảm ngưỡng chịu đựng stress của cơ thể, chỉ cần một stress nhỏ
cũng có thể gây ra các rối loạn cảm xúc, đặc biệt là trầm cảm [12].
Do sử dụng các chất gây nghiện hoặc các chất tác động tâm thần
Một số các chất có tác động lên thần kinh của con người có khả năng gây ra
trạng thái trầm cảm ở người sử dụng. Giai đoạn đầu người sử dụng sẽ có cảm giác
sảng khối, hưng phấn nhưng sau đó thường rơi vào trạng thái trầm cảm, mệt mỏi, uể
oải, giảm sút và ức chế các hoạt động tâm thần. Điều này thường gặp ở người sử dụng
các chất như: heroin, thuốc lắc, rượu, thuốc lá [12].
Nguyên nhân nội sinh


Do rối loạn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não như
Serotonin, Noradrenalin... thường là dẫn đến trầm cảm nặng, có thể có ý tưởng và
hành vi tự sát, kèm theo các rối loạn loạn thần như hoang tưởng bị tội, ảo thanh sai
khiến tự sát... Loại trầm cảm này điều trị rất khó khăn và thường dễ tái phát [12].
1.2.4. Tình hình trầm cảm tại Việt Nam và Thế Giới:
Theo TS Dương Minh Tâm, trưởng phòng rối loạn liên quan stress, viện sức
khoẻ tâm thần cho biết, nếu như 15 năm trước mỗi ngày cả viện chỉ có 1-2 bệnh nhân
đến khám thì đến nay con số đã lên tới 200, trong đó có khoảng 50 bệnh nhân đến
khám và điều trị trầm cảm. Bổ sung cho những con số của TS Dương Minh Tâm, PGS.TS
Nguyễn Dỗn Phương, Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần thơng tin thêm, hiện có
khoảng 30% dân số Việt Nam có rối loạn tâm thần, trong đó 25% mắc trầm cảm và độ
tuổi mắc bệnh phổ biến nhất là từ 18-45 tuổi do bệnh nhân cảm thấy mình vơ dụng, tội
lỗi, khơng xứng đáng sống [10]. Trung bình mỗi ngày Bệnh viện Tâm thần TP.HCM

tiếp nhận từ 700- 1200 BN đến khám ngoại trú, trong đó có khoảng 12-20% bệnh nhân
mắc bệnh trầm cảm. Ở nữ giới, trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu của YLDs (chiếm
29% trong tổng số YLDs), năm 2008, tổng gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam là 12,3 triệu
DALYs, trong số những người từ 15 đến 44 tuổi, trầm cảm chiếm tỷ lệ 13% tổng số
DALYs [36].
Theo WHO, trầm cảm là một căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới, với hơn 300
triệu người bị ảnh hưởng. Nó có thể khiến người mắc bị ảnh hưởng rất nhiều và hoạt
động kém trong công việc, ở trường và trong gia đình. Ở mức tồi tệ nhất, trầm cảm có
thể dẫn đến tự tử. Gần 800000 người chết vì tự tử hàng năm. Tự tử là nguyên nhân
hàng đầu thứ hai gây tử vong ở trẻ 15-29 tuổi [48]. Nghiên cứu gánh nặng bệnh tật
toàn cầu (GBD) do WHO khởi xướng vào những năm 1990 cho thấy các rối loạn trầm
cảm chiếm 3,7% tổng số DALYs và 10,7% tổng số YLDs. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp GBD (2000) của WHO năm 2001 cho thấy trầm cảm chiếm 4,46% tổng
số DALYs và 12,1% tổng số YLDs. Điều này rõ ràng làm nổi bật một xu hướng gia
tăng gánh nặng bệnh tật thứ phát sau trầm cảm. Ở khu vực Đông Nam Á, 11% DALYs
và 27% YLDs được quy cho bệnh lý thần kinh, trong đó có trầm cảm [38].
1.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân THA:
Giới tính


Nghiên cứu về sự khác biệt về giới tính trong mối liên quan giữa các triệu
chứng trầm cảm với huyết áp của một nhóm tình nguyện viên sống trong cộng đồng tại
bệnh viện bệnh viện Harbor ở Baltimore, Maryland cho thấy có sự khác biệt về giới
tính được ghi nhận trong mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và HA. Cụ thể, phụ nữ
có khả năng mắc bệnh trầm cảm cao gấp đôi so với nam giới. Tuy nhiên, mơ hình tuổi
này khác nhau giữa hai giới: cho đến 45 tuổi, nam nhiều hơn nữ bị THA, nhưng sau 64
tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam bị THA [31].
Ở một nghiên cứu khác tại Việt nam của tác giả Lý Thị Phương Hoa xác định tỷ
lệ trầm cảm trên 151 bệnh nhân THA tại BV Nguyễn Tri Phương cho thấy. Có 26,5%
bệnh nhân THA có biểu hiện trầm cảm trong đó nữ bị trầm cảm nhiều hơn nam (Nữ:

39,4% và Nam:15%) [6].
Tuổi
Ở một nghiên cứu điều tra tỷ lệ trầm cảm khơng được chẩn đốn và các yếu tố
nguy cơ liên quan ở 321 bệnh nhân THA đang theo dõi tại một phịng khám chăm sóc
sức khỏe đại học ở Nepal năm 2015 cho thấy: Đối với bệnh nhân bị trầm cảm kèm
THA (BDI ≥ 20) thì độ tuổi từ 25 - 44 là 11%, 45 - 64 tuổi là 11% và > 64 tuổi là 29%.
Qua đó cho thấy trầm cảm đi kèm THA ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi là cao nhất [34].
Một nghiên cứu ở những bệnh nhân cấp cứu tại 16 trung tâm lâm sàng về THA
tâm thu cho thấy. Trong số những người cao tuổi, nguy cơ tử vong và đột quỵ hoặc
nhồi máu cơ tim đáng kể có liên quan đến sự gia tăng các triệu chứng trầm cảm theo
thời gian [42].
Tình trạng hơn nhân
Nghiên cứu “Các yếu tố nguy cơ gây trầm cảm ở những người cao tuổi bị THA
sống tại nhà ở Trung Quốc” cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở người cao tuổi bị THA cao hơn
chưa lập gia đình. Những người sống ở nông thôn chủ yếu là nông dân với trình độ học
vấn thấp và thu nhập thấp. Sức khỏe và tình trạng tinh thần kém khiến họ dễ bị trầm
cảm. Hơn nữa, bệnh nhân THA cao tuổi đã ly dị hoặc góa thường cảm thấy cơ đơn và
cơ lập và ít sẵn sàng giao tiếp với người khác, làm tăng khả năng trầm cảm. Những sự
kiện không may trong cuộc sống làm cho những cảm xúc tiêu cực ở người già, và giấc


ngủ kém cũng dẫn đến lo lắng và trầm cảm. Mất khả năng tinh thần và thể chất làm
tăng sự cô đơn ở người già, và làm tăng các triệu chứng trầm cảm [29].
Trình độ học vấn
Một nhóm tác giả nghiên cứu phân tích dữ liệu từ khảo sát khám sức khỏe và
dinh dưỡng quốc gia đầu tiên (NHANES I), nghiên cứu theo dõi dịch tễ học (NHEFS)
(1971 –
1984) cho thấy đàn ông và phụ nữ da trắng không phải gốc Tây Ban Nha ở độ tuổi 45 64 với trình độ học vấn dưới 12 năm khơng có nguy cơ mắc bệnh THA cao hơn so với
các đối tác có trình độ học vấn cao hơn [25].
Tuy nhiên vẫn chưa ghi nhận khảo sát nào đề cập đến vấn đề trình độ học vấn ở

bệnh nhân THA có rối loạn trầm cảm. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ tiến hành khảo sát để
rõ hơn về yếu tố này.
Nghề nghiệp
Nhóm những người có nghề nghiệp khác nhau có nguy cơ mắc rối loạn trầm
cảmkhác nhau được thể hiện qua nghiên cứu của Lina cho rằng những người có nghề
nghiệp có tỷ lệ mắc trầm cảm thấp hơn những người không có nghề nghiệp 1,53 lần
[29].
Các nghiên cứu về nghề nghiệp ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân
THA vẫn cịn ít. Vậy nên nghiên cứu này sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.
Kinh tế bản thân
Nghiên cứu của tác giả Lý Thị Phương Hoa năm 2010 đã chỉ ra có mối liên
quan giữa rối loạn trầm cảm và thu nhập cá nhân. Thu nhập của bệnh nhân cũng ảnh
hưởng đến mức độ trầm cảm, những bệnh nhân có thu nhập thấp có mức độ trầm cảm
nhiều hơn [6].
Mối quan hệ của bản thân
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng hơn nhân, mức độ quan tâm của người
thân, mối quan hệ trong gia đình hay tình trạng sống chung đều có khả năng ảnh
hưởng đến rối loạn trầm cảm [17].
Bệnh lý kèm theo


Theo nghiên cứu “Tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân THA và
đái tháo đường” trên 216 bệnh nhân THA và Đái tháo đường đến khám tại bệnh viện
quận 2 cho thấy có 20,4% bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm kết hợp 2 bệnh trên [14].
Chẩn đốn sớm và điều trị dự phịng bệnh nhân bị trầm cảm nhằm mục đích
thiết lập các yếu tố nguy cơ tim mạch như béo phì, hút thuốc, THA, tăng lipid máu và
tiểu đường là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của nhiều bác sĩ Na Uy.
Các hướng dẫn mới của Na Uy về phòng ngừa bệnh tim mạch nguyên phát cá nhân
bao gồm các tình trạng tâm lý xã hội, bao gồm trầm cảm, cần được đưa vào đánh giá
nguy cơ t mạch [26].

Hút thuốc lá
Theo số liệu nghiên cứu của trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ (CDC) tiến hành
nghiên cứu từ năm 2005 đến 2008 cho thấy ở người trên 20 tuổi hút thuốc lá: 48% nữ
và 40% nam người bị trầm cảm nặng hút thuốc lá, trong khi ở người bình thường tỷ lệ
hút thuốc lá nữ 17% nữ, nam 25%. Hơn 1/2 người trầm cảm châm thuốc lá hút trong
thời gian 5 phút khi thức dậy. Tỷ lệ này người hút thuốc lá khơng bị trầm cảm chỉ có
30%.
Người trầm cảm hút thuốc lá nhiều gần gấp 2 lần (28% so với 15%) người hút
thuốc lá không bị trầm cảm. Số người này hút hơn một gói thuốc lá mỗi ngày. Ở tất cả
các nhóm tuổi, người bị trầm cảm hút thuốc đều ít khả năng bỏ hút hơn là người khơng
bị trầm cảm và người bị trầm cảm có khuynh hướng cố gắng thử hút thuốc lá nhiều
hơn người khơng bị trầm cảm [5].
Theo tìm hiểu trên thì hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến
THA. Tuy nhiên, tỷ lệ bao nhiêu thì chưa rõ. Vì vậy, nghiên cứu sẽ khảo sát vấn đề
này. Sử dụng rượu bia
Sử dụng rượu, bia có ảnh hưởng đến trầm cảm ở những người có THA khi làm
tăng nguy cơ trầm cảm gấp 5,2 lần những người không sử dụng rượu, bia. Cả hai đều
có mối tương quan đáng kể [33].
Tái khám định kỳ, chi phí điều trị THA:
Tuy những nghiên cứu trước đây chưa nói đến vấn đề bệnh nhân có đi tái khám
đúng theo lịch hẹn của bác sĩ hay không và bệnh nhân cảm thấy chi phí điều trị THA



có quá cao so với điều kiện kinh tế của bản thân hay không. Nhưng chúng tôi muốn
đưa vào nghiên cứu này vì đơi khi tâm lý bản thân bệnh nhân cảm thấy miễn cưỡng,
chán nản hay cảm thấy căng thẳng, lo âu vì chi phí điều trị q sức đối với họ.
1.3. Một số nghiên cứu về rối loạn trầm cảm trên bệnh nhân THA
1.3.1 Nghiên cứu tại nước ngoài
Trong một nghiên cứu của Zhanzhan Li, Yanyan Li, và Yingyun Hu năm 2015

đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp các nghiên cứu quan sát để tóm tắt tỷ lệ phổ
biến của các triệu chứng trầm cảm ở người lớn bị THA từ nhiều nguồn dữ liệu
PubMed, Web of Knowledge, China National Knowledge Internet (CNKI), Wangfang,
and Weipu đã xác định được 41 nghiên cứu với tổng dân số 30.796 trong phân tích
tổng hợp hiện tại. Tỷ lệ trầm cảm tổng hợp ở bệnh nhân THA là 26,8% (khoảng tin cậy
95%) trong đó: đối với nam 24,6%, KTC 95%, đối với nữ 24,4%, KTC 95%; Đối với
Trung Quốc: 28,5% (KTC 95%); đối với khu vực khác (22,1%, KTC 95%); đối với
cộng đồng: 26,3% (KTC 95%), đối với bệnh viện: 27,2% (KTC 95%). Kết quả cho
thấy trầm cảm ở bệnh nhân THA làm cho tình trạng sức khỏe kém hơn, bao gồm chất
lượng cuộc sống thấp hơn, tỷ lệ tuân thủ điều trị thấp hơn. Người bị trầm cảm có thể bị
thiếu chức năng vai trò trong nghề nghiệp và xã hội. Bệnh nhân THA bị trầm cảm sẽ
dễ dàng phát triển các triệu chứng trầm cảm hơn. Mặc dù trầm cảm kết hợp với THA
có thể tác động tiêu cực đến chức năng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, nhưng
vẫn chưa có đủ dữ liệu để chứng minh rằng sàng lọc trầm cảm ở bệnh nhân THA có
thể có tác dụng tích cực trong việc cải thiện các triệu chứng lâm sàng và sức khỏe thể
chất [34].
Tuy nhiên, ở nghiên cứu này thực hiện với mẫu khá lớn, đại diện, cũng như có
sự so sánh giữa các khu vực, sử dụng nhiều tiêu chí để đưa ra được tỷ lệ chính xác
mang tính đại diện.
Một nghiên cứu của nhóm tác giả Xiuli Song, Zhong Zhang, and Xiaohong Ma
trên 2 nhóm bệnh nhân: Bệnh nhân bị THA và trầm cảm (n = 147) và bệnh nhân THA
đơn thuần (n = 147) nhằm xác định mối liên quan giữa trầm cảm và xét nghiệm máu
dựa trên 12 chỉ số bao gồm nhiệt độ, creatine kinase, albumin, hydroxybutyrate
dehydrogenase , nitơ urê máu , axit uric, creatinine, cholesterol, tổng protein, mạch và
hô hấp với ý nghĩa thống kê được đặt ở P <0,5. Kết quả cho thấy có mối liên quan
quan


trọng được xác định giữa trầm cảm và xét nghiệm máu. Cách này có thể hữu ích cho
chẩn đốn lâm sàng về trầm cảm, nhưng cần nghiên cứu thêm để xác minh vai trò của

các dấu hiệu này trong chẩn đoán trầm cảm [21].
Nghiên cứu “Trầm cảm làm tăng nguy cơ THA khơng kiểm sốt được” của tác
giả Alberto Francisco Rubio-Guerra và cộng sự trên 40 bệnh nhân THA đang điều trị
hạ huyết áp để xác định xem trầm cảm có ảnh hưởng đến kiểm sốt huyết áp ở bệnh
nhân THA hay không. Trong số 40 bệnh nhân, 23 người bị trầm cảm và 21 trong số 23
người này kiểm sốt huyết áp kém. Huyết áp trung bình ở bệnh nhân trầm cảm có
kiểm sốt huyết áp kém là 158/89 mmHg và huyết áp trung bình ở bệnh nhân khơng bị
trầm cảm và kiểm soát huyết áp tốt là 125/77 mmHg. RR đối với THA khơng kiểm
sốt ở bệnh nhân trầm cảm là 15,5. Kết quả cho thấy trầm cảm là một đặc điểm phổ
biến ở những bệnh nhân bị THA khơng kiểm sốt được, điều này có thể góp phần kiểm
soát kém. Sàng lọc bệnh trầm cảm ở bệnh nhân THA là một công cụ đơn giản và hiệu
quả, có thể cải thiện kết quả và nên được thực hiện ở tất cả các bệnh nhân THA. Tuy
nhiên tác giả chưa có mơ tả rõ về phương pháp nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và
chưa nêu rõ các mối liên quan khác, mặt khác cỡ mẫu của nghiên cứu nhỏ, do đó khó
đánh giá kết quả của nghiên cứu [40].
Nghiên cứu của Cilia Mejia-Lancheros, Ramón Estruch cùng cộng sự trên 5954
bệnh nhân THA nhằm phân tích xem liệu trầm cảm có thể ảnh hưởng đến việc kiểm
sốt huyết áp ở những người THA có nguy cơ tim mạch cao hay khơng. Kết quả cho
thấy có 15,6% bị trầm cảm và trong số những bệnh nhân THA có nguy cơ tim mạch
cao, huyết áp được kiểm soát tốt hơn là ở những người được chẩn đoán mắc bệnh trầm
cảm. Tuy nhiên nghiên cứu này là nghiên cứu cắt ngang chưa khảo sát được nguyên
nhân đồng thời chẩn đoán trầm cảm thông qua sử dụng thuốc trầm cảm của bệnh nhân
[32].
1.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu “Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân THA điều trị ngoại trú ở bệnh viện
Nguyễn Tri Phương” của tác giả Lý Thị Phương Hoa và Võ Tấn Sơn năm 2010.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 151 bệnh nhân THA cho kết quả 26,5% bệnh nhân
THA có biểu hiện trầm cảm. Qua khảo sát cho thấy có sự liên quan giữa tuổi, giới,
trình độ học vấn, thu nhập cá nhân với mức độ trầm cảm. Cụ thể nữ bị trầm cảm
nhiều hơn nam.



×