Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

skkn NÂNG CAO HỨNG THÚ, ĐAM mê học tập của học SINH THÔNG QUA các HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, SÁNG tạo TRONG môn CÔNG NGHỆ 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.84 KB, 30 trang )

I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ
1. Đặc điểm tình hình đơn vị:
Trường THPT Tân Châu nằm ngay trung tâm thị xã Tân Châu, là trường đạt chuẩn quốc
gia và có bề dày lịch sử lâu đời, có quy mô lớn ( hạng I ), cảnh quan sạch đẹp, thống mát với
diện tích 10.075,9 m2. Trường được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất: 36 phòng học, khu hiệu bộ
và đầy đủ các phịng học bộ mơn, thư viện,…. Có uy tín rất cao về chất lượng đào tạo giáo
dục nên được chính quyền địa phương rất quan tâm, phụ huynh học sinh tin tưởng vào chất
lượng đào tạo của trường.
Cơ sở vật chất của trường đáp ứng được nhu cầu tối thiểu trong học tập cho các em; Ban
Đại diện CMHS bám trường và hỗ trợ tích cực cho các hoạt động. Trong cơng tác tổ chức
giảng dạy, trường luôn mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất phục vụ tốt cho công tác giáo dục, chú
trọng chuyển dạy học từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất học
sinh, đặc biệt tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống. Đổi mới PPDH và
KTĐG theo hướng phát triển năng lực học sinh. Tiếp tục triển khai dạy học theo chuẩn kiến
thức, kỹ năng phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo trong dạy và học, chú trọng hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, nghiên cứu khoa học và rèn
luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cho
học sinh. Nâng cao hiểu biết của học sinh về các ngành, nghề trong xã hội hiện nay, giúp học
sinh có thái độ đúng đắn trước vấn đề lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường.
Trường tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh. Đa
dạng hóa hình thức học tập của học sinh, chú trọng hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động
trải nghiệm sáng tạo; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin
và truyền thông như: trường học kết nối... Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự
học, tự nghiên cứu để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học
tập đặt ra trong bài học, dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh trình bày, thảo luận, luyện
tập, thực hành, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, kết luận để học
sinh tiếp nhận và vận dụng. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở
trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường.
Đa số giáo viên có tinh thần cải tiến phương pháp giảng dạy giúp học sinh chủ động và
tích cực học tập, từng bước đổi mới hình thức tổ chức dạy học để tạo niềm vui trong học tập


cho các em ngày càng nhiều hơn; việc sọan giảng được giáo viên quan tâm khai thác tư liệu
trên mạng Internet để vận dụng cho bài giảng ngày càng tạo hứng thú tốt hơn cho học sinh.
1


Thực hiện nghiêm túc qui chế chuyên môn. Hưởng ứng thực hiện cuộc vận động “Nói khơng
với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng học
sinh tự học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong điều kiện hiện có của
trường. Mỗi giáo viên áp dụng đổi mới PPDH một cách nhuần nhuyễn nhằm phát huy hiệu quả
giảng dạy cũng như năng lực của học sinh. Thống nhất xây dựng chương trình phù hợp với
tình hình thực tiễn của bộ môn, chủ động xây dựng chủ đề soạn giảng nghiên cứu và xác định
đúng trọng tâm của chương trình, hướng dẫn học sinh phương pháp học tập bộ môn phù hợp.
Sử dụng hợp lý và tối đa thiết bị dạy học hiện có để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.
Trong 1 lớp học số lượng học sinh tương đối cao (trên 40 HS) nên khó khăn trong tổ chức
hoạt động nhóm, tổ chức báo cáo chuyên đề nhỏ, tham quan thực tế…, chất lượng học sinh
trong 1 lớp học cũng chưa đồng đều nên vẫn cịn một số ít học sinh chưa chủ động tham gia
hoạt động, lĩnh hội kiến thức.
Từ những đặc điểm nêu trên đã mang lại nhiều thuận lợi cũng như một số khó khăn nhất
định trong q trình thực hiện sáng kiến, cụ thể như sau:
Thuận lợi:
- Như đã nêu trên, Ban giám hiệu nhà trường đã nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng
của việc đổi mới PPDH và KTĐG nên mạnh dạn chỉ đạo thực hiện các biện pháp, hỗ trợ, tạo
điều kiện cho giáo viên thực hiện việc đổi mới PPDH và KTĐG theo hướng phát triển năng lực
và phẩm chất học sinh.
- Cơ sở vật chất nhà trường được xây dựng mới, trang thiết bị dạy học khá đầy đủ, tạm
đáp ứng được nhu cầu dạy và học trong đổi mới PPGD và KTĐG theo hướng phát triển năng
lực và phẩm chất học sinh trong đơn vị.
- Đa số giáo viên xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH và

KTĐG theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh nên nhận thức đầy đủ và tâm
huyết về việc cần thiết phải đổi mới PPDH và KTĐG.
- Nội dung trong sách giáo khoa ở các khối có rất nhiều điểm phù hợp với việc tổ chức
hoạt động trải nghiệm sáng tạo, thuận lợi cho việc chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Các kiến thức trong các bài cũng gần gũi với thực tế cuộc sống nên cũng thuận lợi cho việc tổ
chức các hoạt động trải nghiệm, đặc biệt là nội dung kiến thức cơng nghệ 10.
Khó khăn:

2


- Nội dung dạy học theo chương trình hiện hành, sách giáo khoa còn nặng nề, chưa phù
hợp, còn bất cập và lạc hậu. Thiếu đồng bộ trong nhận thức đổi mới PPDH và đổi mới KTĐG.
Phương thức kiểm tra đánh giá, thi cử chưa hợp lý, thay đổi hàng năm.
- Quy mô HS/ lớp đông (lớn hơn 40 HS) nên vẫn còn ảnh hưởng đến hiệu quả của việc
thực hiện đổi mới. Ý thức tự học của một bộ phận học sinh còn hạn chế. Chất lượng HS còn
chưa đồng đều giữa các khối lớp, HS chưa năng động, thiếu kĩ năng hợp tác.
- Việc tổ chức giờ dạy trải nghiệm của giáo viên cịn gặp nhiều khó khăn, phần lớn các
thầy cơ cịn lúng túng trong việc xác định tiến trình, nội dung bài dạy, thời gian và thời lượng tổ
chức các hoạt động như thế nào cho phù hợp, tránh ảnh hưởng đến việc học tập bộ môn công
nghệ cũng như các môn học khác của học sinh.
- Kinh phí tổ chức trải nghiệm cũng gặp nhiều khó khăn, đa phần học sinh tự túc. Mặt
khác, giáo viên chưa từng được dự giờ hay có 1 bài giảng mẫu để tham khảo.
Khắc phục khó khăn:
- Trường tạo điều kiện để giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong đổi mới phương pháp tổ
chức hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá; đẩy mạnh nghiên cứu cải tiến chương trình theo
hướng mở, trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ theo SGK hiện hành. Tổ chuyên môn tự
chủ xây dựng phân phối chương trình dựa trên khung phân phối chương trình do Sở GD&ĐT
ban hành.
- Thơng qua trang mạng trường học kết nối, các trang mạng xã hội có thể học hỏi kinh

nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên trong nhà trường, trong tỉnh, toàn quốc.
- Tăng cường sự cộng tác của giáo viên trong tổ bộ môn cũng như công tác xã hội hóa
giáo dục để tạo điều kiện thuận lời cho hoạt động trải nghiệm của các em học sinh.
- Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng mới phát triển năng lực của các
em học sinh để đánh giá sâu sắc mức độ tham gia hoạt động học tập của các em. Từ đó khuyến
khích động lực học tập của các em.
2. Tên sáng kiến:
Nâng cao hứng thú, đam mê học tập của học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm,
sáng tạo trong môn Công nghệ 10
3. Lĩnh vực:
Mơn Cơng nghệ 10
III. MỤC ĐÍCH U CẦU CỦA SÁNG KIẾN:
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:

3


Trong nhiều năm nhận công tác giảng dạy công nghệ 10, tơi nhận thấy đây là mơn học có
nhiều nội dung gần với thực tế nhưng lại mang tính vùng miền nhiều. Có nghĩa là với nội dung
này thì đặc thù vùng cao với các loại cây cơng nghiệp, có nội dung đặc thù vùng đồng bằng mà
điển hình là nội dung kiến thức chương 3: “Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản”, mà đặc
biệt là nội dung các bài từ 40,44,45,46,47 bao gồm cả các bài thực hành. Do vậy khi giảng dạy
đến các nội dung này các em rất hay nhàm chán và khó tiếp thu.
Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy đa phần khi giảng dạy đến các bài này, giáo viên
thường dùng chủ yếu phương pháp thuyết trình, hoặc chiếu một số hình ảnh về các quy trình
chế biến, bảo quản được sưu tầm trên mạng, hoặc cho học sinh tự tìm quy trình rồi báo cáo
nhóm. Làm như vậy chưa thu hút được tất cả học sinh, cũng như chưa truyền tải hết nội dung
cũng như niềm đam mê tìm tịi học hỏi của các em.
Với các cách giảng dạy nêu trên đều chỉ đạt mục tiêu là truyền tải kiến thức chưa gây
hứng thú thực sự cho các em, các em chưa phải là chủ thể lĩnh hội kiến thức và cái quan trọng

là chưa khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Qua đó, tơi nhận thấy một số ngun nhân gây hiện trạng trên:
+ Nội dung kiến thức khô cứng, trừu tượng, đặc thù vùng miền.
+ Nội dung liên quan nhiều và sâu đến kiến thức chuyên môn, cũng như liên môn hóa,
sinh gây khó khăn cho cả giáo viên và học sinh.
+ Thời lượng phân phối tiết để dạy các bài này ít, chỉ đủ để cung cấp kiến thức cơ bản
nên giáo viên cũng chưa dám mạnh dạn cho học sinh thực hành nhiều.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
Theo nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách
giáo khoa giáo dục phổ thơng nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu
quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần
chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về
phẩm chất và năng lực, hài hịa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học
sinh”. Vì vậy, việc dạy học bằng phương pháp tích cực theo định hướng hình thành và rèn
luyện năng lực cho học sinh trong q trình dạy học là vơ cùng cần thiết.
Như chúng ta được biết trong xu hướng hội nhập ngày nay, gắn liền thực tiễn vào trong
giảng dạy là một xu thế phát triển tất yếu. Nếu chúng ta vận dụng phù hợp sẽ mang lại hiệu quả
giáo dục cao và ngược lại. Thực hiện phương châm đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao
chất lượng dạy và học, đội ngũ giáo viên Trường THPT Tân Châu đã tích cực học tập, nghiên
cứu, đưa ra nhiều sáng kiến hay để áp dụng vào thực tế giảng dạy.
4


Do đó, mấy năm nay tơi áp dụng giảng dạy theo hình thức kết hợp các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo, các em sẽ tự thiết kế các thí nghiệm để các em thấy thích hơn trong học tập
và cũng chủ động lĩnh hội kiến thức, đồng thời qua đó giáo viên đánh giá được năng khiếu
cũng như năng lực của các em, để tư vấn cho định hướng nghề nghiệp của các em. Từ việc tổ
chức hoạt động như vậy tơi thấy các em lĩnh hội theo hướng tích cực, hứng thú.
Mặt khác, các hoạt động thảo luận nhóm, trải nghiệm thực tế thông qua các tiết thực hành,
tự bố trí các quy trình chế biến giúp các em có sự gắn kết, vui vẽ và hứng thú và nhiệt tình

trong các hoạt động học tập.
Quá trình phát triển kinh tế trong thời kì hội nhập ở nước ta hiện nay địi hỏi người lao
động Việt Nam khơng chỉ cần có trình độ cao về mặt kiến thức và những kĩ năng chun mơn
mà họ cịn phải là những người lao động biết hợp tác và sở hữu những kĩ năng giao tiếp xã hội.
Do vậy việc tổ chức dạy thông qua trải nghiệm sẽ đem lại cho các em một số lợi ích sau:
+ Học sinh tự nghiên cứu, tự học, tự lĩnh hội các kiến thức thông qua hoạt động tự bố trí
các quy trình chế biến sản phẩm, tạo ra sản phẩm có khả năng sử dụng.
+ Mang các em đến gần với thiên nhiên, với lao động sáng tạo, tránh lối sống hiện đại
hóa tiêu cực là suốt ngày trong phòng lạnh với internet.
+ Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm tích cực, chia sẻ thơng tin và thuyết trình các vấn
đề đã tìm hiểu. Phát huy sự sáng tạo của học sinh.
+ Qua các hoạt động trên cái đích cuối cùng là học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức và
khắc sâu hơn kiến thức đó vì chính bản thân các em trải nghiệm qua.
Riêng đối với giáo viên, qua sản phẩm của các nhóm sẽ có thêm những kiến thức vốn
phong phú, đa dạng. Mặt khác, qua đó giáo viên có thể phát hiện những năng khiếu, khả năng
của học sinh từ đó có thể định hướng giúp các em phát huy năng lực của mình.
* Tóm lại, mục tiêu tổng qt cần hướng tới của sáng kiến là:
+ Nhằm thực hiện yêu cầu dạy học kiến thức gắn liền với giải quyết các tình huống thực
tiễn trong cuộc sống, đáp ứng yêu cầu học đi đôi với hành. Tạo môi trường thoải mái để học
sinh “vừa học vừa chơi,vừa thể hiện mình”.
+ Các hoạt động trải nghiệm gợi ý cho học sinh suy nghĩ tìm kiếm để rút ra các kiến
thức cho riêng mình. Qua sự tương tác với các học sinh khác cùng lớp, mỗi học sinh tìm được
phương án riêng và lĩnh hội được kiến thức khoa học.
+ Qua đó xác định được mức độ hứng thú học tập với bộ môn Công nghệ nhằm hướng
nghiệp phù hợp với sở thích và năng lực học sinh. Tích hợp giáo dục hướng nghiệp và ươm
mầm ý tưởng khởi nghiệp cho học sinh ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
5


3. Nội dung sáng kiến:

3.1 Tổng quan về hoạt động trải nghiệm, sáng tạo:
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ
chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực
tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể
của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng
sáng tạo của cá nhân mình. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn
học.
Theo Phạm Quang Tiệp, “Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, trong đó học
sinh dựa trên sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm kĩ năng khác nhau để
trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình và tham gia hoạt phục vụ cộng đồng
dướisự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu,
năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này: năng lực thiết kế và
tổ chức hoạt động; năng lực thích ứng với sự biến động của nghề nghiệp và cuộc sống”.
Các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong
nhà trường và là một bộ phận của quá trình giáo dục. Hoạt động trải nghiệm được tổ chức
ngồi giờ học các mơn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy
học. Hoạt động trải nghiệm có mục đích nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của
học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ. Tham gia vào các hoạt
động trải nghiệm, học sinh được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và
sáng tạo của bản thân. Học sinh được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt
động: thiết kế, chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi
và khả năng của bản thân. Học sinh được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được
đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt, được thể hiện, tự khẳng định bản thân,... Từ đó, hình thành
và phát triển cho học sinh những giá trị sống và các năng lực cần thiết.
Hoạt động trải nghiệm có nội dung đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ
năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí
tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục văn hóa, nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo
dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an tồn giao thơng, phịng chống tai nạn thương tích,
giáo dục mơi trường, giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội.
Bản chất của giáo dục trải nghiệm là tổ chức cho học sinh tiến hành các hành động theo

cá nhân hoặc nhóm đảm bảo:
- HS được trực tiếp hoạt động;
6


- Có sự liên kết, tương tác giữa kinh nghiệm đang có với kinh nghiệm tiếp thu được;
- Hình thành kinh nghiệm mới dưới các dạng kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực;
- Sử dụng kinh nghiệm vào hoạt động mới, theo cách trải nghiệm mới.
Để hoạt động trải nghiệm đảm bảo các yêu cầu của giáo dục phổ thông mới khi giáo viên
thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm cần đảm bảo:
- Xác định nội dung các chủ đề, hình thức, thời gian và phương pháp của hoạt động trải
nghiệm phù hợp với môn học, lĩnh vực, lớp học, mục tiêu trong chương trình;
- Cần nhận thức rõ vai trò, nhiệm vụ của từng thành viên tham gia vào thiết kế, tổ chức
hoạt động trải nghiệm;
- Xác định các nhiệm vụ, bài tập trải nghiệm cẩn thận, phù hợp, hướng đến mục tiêu của
hoạt động trải nghiệm;
- Đảm bảo sự tương tác, an toàn giữa các đối tượng tham gia vào hoạt động trải nghiệm;
- Thúc đẩy học sinh chia sẻ và suy ngẫm, phát hiện những “điều mới” khi tham gia hoạt
động trải nghiệm.
Tóm lại, hoạt động trải nghiệm là hoạt động nhằm phát triển những phẩm chất nhân cách,
kỹ năng sống hay là năng lực tâm lý xã hội giúp con người có thể thích nghi, thích ứng với xã
hội, làm chủ bản thân, biết sống tích cực và hạnh phúc... Đây là những mặt vơ cùng quan trọng
để tạo nên cuộc sống có ý nghĩa của mỗi cá nhân.
3.2 Thời gian, kế hoạch và đối tượng thực hiện chủ đề dạy học trải nghiệm sáng tạo:
Trong phạm vi sáng kiến này, tôi tổ chức cơ bản 1 chủ đề kiến thức lớn: “Chế biến lương
thực, thực phẩm” với 3 hoạt động trải nghiệm sáng tạo tương ứng với các cụm kiến thức sau:
- Hoạt động trải nghiệm 1: Rượu trái cây, bao gồm nội dung kiến thức các bài:
+ Bài 40 Công nghệ 10 “ Bài 40: Mục đích, ý nghĩa cơng tác chế biến nông, thủy sản”;
+ Bài 44 Công nghệ 10 “ Chế biến lương thực, thực phẩm ”;
+ Bài 45 Công nghệ 10 “ Thực hành: Chế biến xi rô từ quả”;

- Hoạt động trải nghiệm 2: Chế biến Patê, bao gồm nội dung kiến thức các bài:
+ Bài 46 Công nghệ 10 “ Chế biến sản phẩm chăn nuôi thủy sản”;
- Hoạt động trải nghiệm 3: Làm sữa chua, bao gồm nội dung kiến thức các bài:
+ Bài 47 Công nghệ 10 “ Thực hành: Làm sữa chua bằng phương pháp đơn giản”;
3.2.1. Thời gian, kế hoạch làm việc của giáo viên và học sinh:
- Thời gian: Tuần 22, 23, 24, 25 HKII hàng năm.
- Kế hoạch cụ thể:
Thời gian

Nội dung công việc

Người thực hiện

Sản phẩm
7


-Tiết 1,2

- Tiết 3,4

- Tiết 5, 6

- Tìm hiểu mục đích và ý
nghĩa của cơng tác chế biến
-Tìm hiểu về chế biến
lương thực thực phẩm: chế
biến gạo từ thóc, chế biến
rau quả


HS lớp 10A3, 10A4,
10A1, 10B2,10B3

-Tìm hiểu về chế biến sản
phẩm chăn nuôi thủy sản:
chế biến thịt, chế biến cá,
chế biến sữa
- Phân nhóm, bóc thăm sản
phẩm thực hành trải
nghiệm
- Hướng dẫn tổng quát các
bài thực hành làm trước ở
nhà (Vận dụng kiến thức
vào thực hành: chế biến xi
rô từ một số quả và làm sữa
chua, làm pate)
- Chia nhóm tiến hành hoàn
thành các sản phẩm

HS lớp 10A3, 10A4,
10A1, 10B2,10B3
HS lớp 10A3, 10A4,
10A1, 10B2,10B3

HS lớp 10A3, 10A4,
10A1, 10B2,10B3

- Mục đích, ý nghĩa của công
tác chế biến nông, lâm, thủy
sản

- Quy trình cơng nghệ chế
biến gạo từ thóc.
- Quy trình chế biến rau, hoa,
quả bằng phương pháp đóng
hộp
- Nêu được một số phương
pháp chế biến thịt cá và quy
trình làm ruốc từ cá tươi
- Nêu một số phương pháp
chế biến sữa phổ biến
- Các bài thực hành gồm sản
phẩm xiro nho, khóm, bưởi
- Đoạn video clip do HS tự
làm và ghi hình
- Các sản phẩm pate, xi rơ,
sữa chua

3.2.2.3 Đối tượng tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo
- Khối: 10, trường THPT Tân Châu, cụ thể:
+ Lớp 10A1, 10A4 (năm 2017-2018) – Đã thực hiện
+ Lớp 10A1, 10B2 (năm 2018-2019) – Đã thực hiện
+ Lớp 10A3, 10B3 (năm 2019-2020) – Đang hướng dẫn thực hiện
- Đặc điểm cần có của học sinh :
+ Nghiêm túc, năng động , sáng tạo, hịa đồng.
+ Có ý thức trong tự học, tự tìm tòi, khám phá để lĩnh hội kiến thức.
3.3. Tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo:
3.3.1 Xác định mạch kiến thức của chủ đề:
Trong chương trình Cơng nghệ 10, các bài 40-47 có những nội dung liên quan về vấn đề
bảo quản sản phẩm nông, ngư nghiệp, cụ thể:
+ Bài 40: Mục đích, ý nghĩa cơng tác chế biến nông, thủy sản

+ Bài 44: Chế biến lương thực thực phẩm
+ Bải 45: Chế biến xiro từ quả
+ Bài 46: Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản
+ Bài 47: Làm sữa chua hoặc sữa đậu nành bằng phương pháp đơn giản.
Từ những nội dung trên chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” được xây dựng nhằm
kết nối các kiến thức về chế biến lương thực, thực phẩm ở các bài 40-47 với nhau cho hợp
logic. Đồng thời tạo điều kiện cho học sinh được hoạt động nhiều hơn, tự học nhiều hơn và vận
8


dụng được kiến thức đã học nhiều hơn; giáo viên có quỹ thời gian nhiều hơn để vận dụng các
kỹ thuật, phương pháp dạy học tích cực trong q trình dạy học.
3.3.2 Xác định mục tiêu và các năng lực hướng tới của chủ đề:
3.3.2.1 Mục tiêu hoạt động dạy học trải nghiệm:
a. Về kiến thức:
- Nêu được mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến nông, lâm, thủy sản
- Nêu các phương pháp và qui trình cơng nghệ chế biến gạo từ thóc.
- Trình bày qui trình chế biến tinh bột sắn.
- Kể tên các phương pháp chế biến rau.
- Nêu qui trình chung chế biến rau, hoa, quả bằng phương pháp đóng hộp và giải thích
tác dụng của mỗi bước trong qui trình
- Nêu được một số phương pháp chế biến thịt cá và quy trình làm ruốc từ cá tươi
- Nêu một số phương pháp chế biến sữa phổ biến
- Làm được sữa chua
- Làm được patê
- Làm được xi rô từ một số quả
b. Về kĩ năng : Rèn luyện, củng cố và hình thành ở mức độ cao hơn các kĩ năng cần thiết
trong học tập sinh học, cụ thể là:
- Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm và kĩ năng làm việc độc lập.
- Rèn luyện được tư duy phân tích, so sánh qui trình chế biến tinh bột sắn, chế biến rau,

hoa, quả bằng phương pháp đóng hộp
- Vận dụng được một số phương pháp chế biến thịt, cá đơn giản để chế biến thức ăn
trong gia đình
- Hợp tác với bạn trong học tập và kĩ năng trình bày trước lớp
- Thực hiện đúng quy trình đảm bảo an tồn lao động
c. Về thái độ:
- Có ý thức áp dụng kiến thức được học vào bảo quản, chế biến lương thực, thực phẩm
của gia đình
- Có ý thức phổ biến, hoặc áp dụng một số phương pháp chế biến thịt, cá và sữa trong
đời sống gia đình hằng ngày
- Ý thức giữ gìn vệ sinh và đảm bảo an tồn lao động trong quá trình thực hành
3.3.2.2. Các năng lực cần hướng tới của chủ đề:
a. Năng lực tự học: Học sinh xác định mục tiêu học tập:
9


- Mục đích, ý nghĩa của cơng tác chế biến nơng, lâm, thủy sản
- Quy trình cơng nghệ chế biến gạo từ thóc.
- Quy trình chế biến tinh bột sắn.
- Quy trình chế biến rau, hoa, quả bằng phương pháp đóng hộp
- Nêu được một số phương pháp chế biến thịt cá và quy trình làm ruốc từ cá tươi
- Nêu một số phương pháp chế biến sữa phổ biến
- Kể tên các phương pháp chế biến chè và cà phê
- Biết được 1 số sản phẩm chế biến từ lâm sản
- Thực hành chế biến xi rô từ một số quả
- Thực hành làm sữa chua
b. Năng lực giải quyết vấn đề. Có thói quen tìm hiểu và giải thích được các bước trong
quy trình chế biến (qua tài liệu, qua thực tế ở địa phương HS phát hiện tình huống và giải quyết
tình huống trong quá trình học tập):
- Mục đích của việc đánh bóng thóc

- Trong cơng tác chế biến rau quả bước xử lí nhiệt có vai trị gì?
- Tại sao phải xử lí cơ học?
c. Năng lực tư duy. Học sinh tự đặt hệ thống câu hỏi:
- Sử dụng phân bón hóa học quá liều lượng sẽ gây hại gì cho cây, mơi trường đất, nước?
- Các biện pháp nào có thể vừa đảm bảo nhu cầu phân bón cho cây trồng đồng thời hạn
chế ô nhiễm môi trường xung quanh.
d. Năng lực tự quản lý.
- Học sinh tự quản lý việc học tập của mình (qua thời gian biểu học tập) ; tự điều chỉnh
những cảm xúc, hạn chế của bản thân qua học tập, thảo luận, hợp tác nhóm.
e. Năng lực giao tiếp.
- Qua trao đổi thông tin với cha me, ông bà về những phương pháp chế biến truyền
thống
f. Năng lực hợp tác. Qua trao đổi thông tin với bạn bè; qua thảo luận nhóm ...
g. Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông (ICT). Sử dụng thành thạo cách khai thác
thông tin trên mạng; tạo các đoạn video ngắn, thiết kế các bài báo cáo ppt...
h. Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Đọc, lựa chọn được các thông tin quan trọng từ văn bản,
tài liệu; thuyết trình các nội dung chủ đề thuộc chương trình học tập
3.3.3. Tiến trình dạy học trải nghiệm sáng tạo:
3.3.3.1. Chuẩn bị của GV và HS
10


a. Chuẩn bị của GV:
- Bài thiết kế chủ đề và các phiếu học tập....
- Tranh ảnh, video minh họa cho quá trình chế biến và việc sử dụng chất bảo quản sản phẩm
chế biến.
- Đọc thêm tài liệu tham khảo liên quan đến công tác chế biến.
- Phiếu hướng dẫn các bước thực hiện
- Bộ dụng cụ thực hành cơng nghệ
b. Chuẩn bị của các nhóm HS:

*Ngun liệu:
- Qu¶: nho:1kg.
- Đờng trắng 1->1,5kg
- Lọ thủy tinh 5-7 chiếc.
- 1 hộp sữa đặc ông thọ(hoặc sữa đặc cô gái hà lan).
* Dụng cụ:
- Máy xay sinh tố.
- Vải lọc 3 tấm;
- Soong ,nồi 3 cái.
- 5 Cốc,thìa, 3 đôi đũa,2 chËu rưa s¹ch.
- Tài liệu học tập (SGK)
- Tham gia sưu tầm một số tranh ảnh, các chất bảo quản
3.3.3.2. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỢNG 1: KHỞI ĐỢNG
Bước 1. Chủn giao nhiệm vụ
GV chiếu phim, ảnh sản phẩm nông, ngư nghiệp được chế biến và yêu cầu HS
1. Em có nhận xét gì qua những bức ảnh trên?
2. Mục đích của công tác chế biến các sản phẩm trên để làm gì?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân để suy nghĩ và tìm câu trả lời, sau đó thảo luận với
nhau
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày ý kiến của mình. Sau đó thảo luận trong lớp
- GV nhận xét và dẫn dắt sang hoạt động 2
=> Từ các bước trên tiến trình dạy được cụ thể hóa như sau:
11


- Chia lớp làm 4 nhóm học tập.

+ Yêu cầu: Mỗi tổ trình bày một quy trình chế biến sản phẩm nơng, ngư gia đình thường
dùng? ( khoảng 7 phút )
+ Yêu cầu: Mỗi tổ cử một học sinh trình bày.
+ Các nhóm khác có thể đặt những câu hỏi, những vấn đề có liên quan đến quy trình chế
biến mà nhóm đã trình bày.
+ Nhóm Trình bày có nhiệm vụ trả lời câu hỏi chất vấn đó.
+ GV quan sát , lắng nghe sau đó kết luận những vấn đề liên quan cũng như trả lời những
câu hỏi nhóm không trả lời được. Đồng thời đánh giá lại ý thức thái độ hợp tác làm việc của
các thành viên trong nhóm.
- Cho HS xem tranh ảnh liên quan đến nội dung chủ đề
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm để HS thể hiện những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của
bản thân về chế biến sản phẩm nông, ngư nghiệp trước khi học bài mới.
HOẠT ĐỢNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Mục đích ý nghĩa công việc chế biến sản phẩm nông, ngư nghiệp
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu mục I SGK để trả lời các câu hỏi sau:
1. Chế biến nơng, ngư nghiệp nhằm mục đích, ý nghĩa gì?
2. Liệt kê những phương pháp chế biến sắn, rau, quả, thịt, cá, trứng, sữa?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
- GV thực hiện kỹ thuật tia chớp để yêu cầu học sinh trả lời nhanh câu hỏi của GV.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- Học sinh trả lời câu hỏi, góp ý
- Giáo viên nhận xét, kết luận nội dung

12


1. Mục đích, ý nghĩa chế biến nơng, ngư nghiệp
- Duy trì ,nâng cao chất lượng của sản phẩm nơng, ngư nghiệp

- Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản
- Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao)
2. Liệt kê những phương pháp chế biến sắn, rau, qu, tht, cỏ, trng, sa:
- Phơng pháp ch bin tht: đóng hộp, hun khói, sấy khô, ruốc bụng,
rán, hấp...
- Phơng pháp ch bin sa: sữa tơi, sữa chua, sữa bột, làm bánh, sữa
cô đặc...
- Phơng pháp ch bin cỏ: hun khói, đóng hộp, sấy khô, làm ruốc,
luộc, rán, hấp...
- Phơng pháp ch bin trng: Chiờn, hp, luc, lm bỏnh...
- Phơng ph¸p chế biến rau, quả: đóng hộp, sấy khơ, chế biến nước
uống, muối chua...
Nội dung 2: Cơ sở của việc chế biến sản phẩm nông, ngư nghiệp
- Đặc điểm sản phẩm nông, ngư nghiệp
- Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nông, ngư nghiệp.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên yêu cầu HS chuẩn bị trước ở nhà các nội dung sau:
1. Trình bày đặc điểm của sản phẩm nơng, ngư nghiệp?
2. Hồn thành bảng phiếu học tập sau:
Yếu tố mơi trường

PHIẾU HỌC TẬP SỚ 1
Ảnh hưởng
Tốt

Xấu

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS nghiên cứu tài liệu SGK Công nghệ và Sinh học 10 ở nhà, hoàn thành nội dung
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm đã làm ở nhà.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Nhóm khác bổ sung, thảo luận
- GV nhận xét, tổng kết nội dung
1. Đặc điểm của sản phẩm nông, ngư nghiệp
- Chứa nhiều chất dinh dưỡng
13


- Dễ bị dập nát, VSV xâm nhập
- Chứa nhiều nước
2. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến chất lượng bảo quản
Yếu tố môi trường

Ảnh hưởng

Nhiệt độ

Tạo điệu kiện làm Nhiệt độ cao à hoạt động
chín sản phẩm
VSV và các phản ứng sinh lý,
sinh hóa trong SP tăng à
chóng bị thối rữa.
Ẩm độ cao à SP bị ẩm trở lại à VSV và các côn trùng

Độ ẩm

hại phát triển à khó BQ các SP đã chế biến
Cơn trùng, VSV, ĐV gây hại


Xâm nhập phá hoại (ăn, cắn phá, thải chất cặn bã..)

Nội dung 3: Các phương pháp chế biến sản phẩm nông, ngư nghiệp.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu chuẩn bị trước ở nhà:
- HS nghiên cứu SGK Công nghệ 10 bài 41,42,43 và vận dụng kiến thức thực tế, hoàn thành
phiếu học tập số 2.
- Nhóm 1: Nghiên cứu nội dung bảo quản hạt, củ giống và lương thực thực phẩm
- Nhóm 2: Nghiên cứu nội dung bảo quản rau, hoa quả tươi, thịt, cá, trứng sữa
- Giao mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 và 1 bút xạ. Yêu cầu mỗi nhóm cử nhóm trưởng điều hành
nhóm hoạt động, thư ký nhóm ghi chép.

PHIẾU HỌC TẬP SỚ 2
Đới tượng chế biến
Thịt
Trứng
Sữa

Ngơ, Thóc
Khoai lang
Sắn
Rau, hoa, quả

Phương pháp chế biến

Quy trình chế biến

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
14



* Ở nhà: HS nghiên cứu nội dung SGK Công nghệ 10 bài 44,45,46,47 và vận dụng kiến
thức thực tế, hoàn thành nội dung.
* Tại lớp: Chuẩn bị lên bảng báo cáo kết quả
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm đã làm ở nhà.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Nhóm khác bổ sung, thảo luận
- GV nhận xét, tổng kết.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao các bài tập sau cho HS:
Câu 1. Trình bày quy trình chế biến gạo từ thóc?
Câu 2. Kể tên các phương pháp chế biến rau quả? Trình bày quy trình chế biến rau quả theo
phương pháp đóng hộp?
Câu 3. Trình bày quy trình thực hành chế biến xiro từ quả?
Câu 4. Hãy kể tên những vật dụng cần để chế biến gạo từ thóc theo phương pháp cổ truyền? Sử
dụng phương pháp này có ưu và nhược điểm gì so với phương pháp hiện đại hiện nay?
Câu 5. Trong bữa ăn hằng ngày, các em thấy rau, quả ngồi ăn sống cịn chế biến thành các loại
món ăn nào?
Câu 6. Xử lí nhiệt trong q trình chế biến rau , quả có tác dụng gì?
Câu 7. Phân biệt điểm khác nhau trong quy trình bảo quản hạt giống và củ giống? Tại sao lại
có sự khác nhau đó?
Câu 8. Các sản phẩm nơng, ngư sau khi chế biến để sử dụng lâu dài có sử dụng chất bảo quản
khơng? Tại sao?
Câu 9. Gia đình em thu hoạch cá ở ao thì thường chế biến thành món cá gì? Nêu quy trình chế
biến?
Câu 10. Thế nào là xử lí cơ học? Giải thích giai đoạn bài khí , ghép mí, rau quả theo phương
pháp đóng hộp?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

GV cho HS hoạt động theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học ở hoạt động 2 làm các bài tập
trên.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.

15


- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả làm bài tập. Các nhóm khác lắng nghe, phản biện
hoặc bổ sung ý kiến.
- HS tự nhận xét, đánh giá kết quả dựa vào mức độ làm đúng các bài tập.
- GV nhận xét chung, khen ngợi, động viên những HS, nhóm HS hồn thành các nhiệm vụ
học tập và bài tập.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG VÀ KHÁM PHÁ
GV hướng dẫn, chia nhóm HS và yêu cầu về nhà thực hiện các sản phẩm chế biến sau:
- Chế biến xiro từ quả
- Làm sữa chua
- Làm patê
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV : Trình chiếu quy trình cơ bản chế biến xi rô từ nho:
+ Quả tươi ngon được lựa chọn cẩm thận, loại bỏ những quả bị giập; quả bị sâu, bệnh;
rửa sạch, để ráo nước.
+ Xếp quả vào lọ thuỷ tinh, cứ một lớp quả, một lớp đường, chú ý dành một phần
đường để phủ kín lớp quả trên cùng nhằm hạn chế sự lây nhiễm của vi sinh vật. Sau đó đậy lọ
thật kín.
+ Sau 20-30 ngày, nước quả được chiết ra tạo thành xi rô. Gạn dịch chiết vào lọ thuỷ
tinh sạch khác để tiện sử dụng.
- GV: Trình chiếu quy trình cơ bản làm sữa chua:
+ Mở hộp sữa đặc cho vào chậu
+ Hoà thêm vào 3-4 lon nước (1/2 nước sôi: 1/2 nước nguội)
+ Hoà đều hộp sữa chua với dung dịch sữa đã pha trên

+ Rót sữa vào dụng cụ để sữa
+ Ủ ấm 4-5 giờ.
+ Sử dụng
- GV: Trình chiếu quy trình cơ bản làm patê:
+ Sau khi mua thịt về bạn đem rửa và làm sạch thịt rồi để ráo nước. Sau đó cho tất cả
phần da đầu heo, lỗ tai heo và thịt nạc luộc chín.
+ Sau khi luộc xong cắt thịt thành từng lát mỏng.
+ Tiến hành ướp nguyên liệu.
+ Xào khoảng 10 phút.
+ Sau khi xào thịt xong cho thịt vào giữa lá chuối tiến hành gói bánh.
16


+ Sau khi gói cho vào ngăn mát tủ lạnh để khoảng 8 tiếng là có thể dùng được.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- GV cho HS hoạt động theo nhóm như đã phân cơng ban đầu
- HS thực hiện ở nhà, quay video báo cáo online cho GV
Bước 3. Thảo luận, báo cáo.
- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả thực hành. Các nhóm khác quan sát, thử các sản
phẩm.
- HS tự nhận xét, đánh giá kết quả dựa vào mức độ của sản phẩm.
- GV nhận xét chung, khen ngợi, động viên những HS, nhóm HS hoàn thành các sản
phẩm đạt kết quả tốt nhất và những học sinh có tinh thần học tập tốt nhất.
HOẠT ĐỢNG 5: TÌM TỊI, MỞ RỢNG KIẾN THỨC
HS về nhà chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu biết của bản thân
về chế biến nơng, thủy sản. Nói với mọi người về sự cần thiết cần phải chế biến.
Tìm hiểu xem ở gia đình hoặc địa phương đã sử dụng những phương pháp nào trong q
trình chế biến nơng, thủy sản và những sản phẩm nào thường được chế biến để bảo quản lâu
dài, sản phẩm nông, ngư nghiệp nào được chế biến thành nhiều sản phẩm tiêu thụ ở địa phương
và xuất bán vùng lân cận hay xuất khẩu.

Tìm hiểu kinh nghiệm chế biến nơng, thủy sản ở gia đình, địa phương trong dịp tết
Nguyên Đán
HOẠT ĐỘNG 6: ĐÁNH GIÁ
Thực hiện đánh giá về mặt kiến thức thông qua bài kiểm tra 10 phút theo bảng mô tả bên
dưới.
Đánh giá về thái độ, kĩ năng, hứng thú của HS qua phiếu lấy ý kiến HS. (Xem phụ lục 2)
Bảng mô tả mức độ câu hỏi đánh giá năng lực của học sinh qua bài dạy chủ đề:
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

Nội
dung
NHẬN BIẾT

THÔNG
HIỂU

VẬN DỤNG
THẤP

Các NL hướng
tới trong chủ đê
VẬN DỤNG
CAO

17


Mục

- Trình bày


- Giải thích

- Kể tên

- Kể tên

- NL hợp tác:

đích ý

được mục

được cơ sở

những loại

những món ăn

III.2.1.6

nghĩa

đích, ý nghĩa

khoa học của

quả được

trong cuộc


- NL giải quyết

việc chế biến

dùng để chế

sống hằng

vấn đề: III.2.1.2

biến

ngày có sự

của cơng cơng việc chế
tác chế
biến
nông,

biến sản phẩm nông, ngư
nông, thủy

nghiệp

hiện diện cảu

sản.

vi sinh vật


thủy sản
Các
phương
pháp chế
biến sản
phẩm
nông,

- Liệt kê

- Phân biệt

- Phân biệt

- Chế biến

- NL hợp tác:

được những

được vai trò

được điểm

được xi rô từ

III.2.1.6

phương pháp


của các bước

khác nhau các một số quả

- NL giải quyết

chế biến sắn,

trong chế

phương pháp, - Làm được

vấn đề: III.2.1.2

rau, quả, thịt,

biến rau, quả

quy trình chế sữa chua

- NL tư duy:

cá, trứng, sữa

- Hiểu được

biến sản

III.2.1.3


một số

phẩm nông,

- NL tự quản lý:

phương pháp

ngư

III.2.1.4

ngư
nghiệp.

chế biến rau
quả

Hệ thống câu hỏi theo các mức độ đã mơ tả
1. Trong quy trình chế biến rau - quả, giai đoạn xử lí nhiệt nhằm:
A. Làm cho sản phẩm khô.

B. Làm cho sản phẩm sạch.

C. Loại bỏ vi khuẩn.

D. Làm mất hoạt tính các loại enzim.

2. Vai trị của cơng đoạn xát trắng gạo:

A. Loại bỏ vỏ cám

B. Loại bỏ vỏ trấu

C. Loại bỏ gạo bị đen

D. Loại bỏ hạt gạo gãy

3. Phương pháp chế biến rau quả:
A. Đóng hộp, sây khơ, muối chua
B. Sấy khô, muối chua, chế biến các loại nước uống
C. Đóng hộp, chế biến các loại nước uống, sấy khơ, muối chua
D. Đóng hộp, chế biến nước uống sấy khơ
4. Xác định phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp chế biến rau, quả:
A. Đóng hộp.

B. Sấy khơ.

C. Làm đông lạnh.

D. Tạo các loại nước uống

5. Xử lí cơ học trong qui trình sản xuất đồ hộp rau, quả nhằm:
18


A. Thay đổi hình dạng, cấu trúc, trạng thái của ngun liệu
B. Thay đổi tính chất, thành phần hóa học của nguyên liệu
C. Thay đổi phẩm chất của nguyên liệu
D. Thay đổi sắc màu tự nhiên của nguyên liệu

6. Công nghệ chế biến nào có vai trị của vi sinh vật:
A. Làm nem, làm nước mắm

B. Làm chả

C. Đông lạnh cá

D. Hun khói

7. Vai trị của cơng đoạn ủ ấm khi làm sữa chua:
A. Sữa dễ đông.

B. Bảo quản sữa.

C. Ức chế VSV.

D. Lên men sữa

8. Nhiệt độ thích hợp để ủ lên men sữa chua là bao nhiêu?
A. 20 - 30

B. 30 - 40

C. 40 - 50

D. 60 - 70

9. Rượu trái cây lên men được chế biến nhờ có:
A. Rượu


B. Chất bảo quản

C. VSV

D. Nước

10. Quy trình bảo quản sơ bộ sữa tươi:
A.Thu nhận sữa à Làm lạnh nhanh à Chế biến
B. Thu nhận sữa à Lọc sữa à Làm lạnh nhanh
C. Thu nhận sữa à Lọc sữa à Chế biến
D. Thu nhận sữa à Chế biến à Bảo quản

IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA SÁNG KIẾN:
1. Hiệu quả thu được từ kiểm tra đánh giá – lấy ý kiến học sinh:
1.1. Về mặt định lượng:
Sau quá trình áp dụng PP dạy học trải nghiệm, tôi tiến hành kiểm tra kết quả bằng bài
kiểm tra trắc nghiệm theo thang điểm 10 (Xem phụ lục 1) chung cho các lớp dạy theo phương
pháp trải nghiệm (10A1, 10A4, 10B2) và lớp 10D2 dạy theo phương pháp truyền thống.
Thực hiện bài kiểm tra độc lập ở nội dung chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm”.
Kết quả thống kê được như sau:
Bảng thống kê chất lượng học tập của lớp dạy bình thường và lớp dạy trải nghiệm

Lớp
10A1

Dưới trung bình

Trên trung bình

Tổng


3 – <5 điểm

5 – 7 điểm

số HS

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

38

1

2,63%

12

31,58%

25


65,79%

8 – 10 điểm

19


10A4

40

2

5%

14

35%

24

60%

10B2

41

1


2,44%

17

41,46%

23

56,10%

41

9

21,95%

18

43,90%

14

34,15%

10D2
(Đối chứng)

Qua biểu đồ so sánh trên cho ta thấy chất lượng giảng dạy khác nhau giữa 2 phương pháp
giảng dạy. Giảng dạy theo hướng trải nghiệm sáng tạo đạt hiệu quả cao hơn.
Kết quả đó đem lại động lực to lớn để tơi tiếp tục nghiên cứu, tìm tịi áp dụng nhiều nội

dung hơn. Đồng thời mạnh dạn hơn trong việc áp dụng giảng dạy chương trình Sinh 10 ở một
số nội dung về Sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật.
1.2. Về mặt định tính:
Qua hoạt động điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến đối với học sinh các lớp dạy học bằng
phương pháp trải nghiệm (10A1, 10A4, 10B2), ta thu được:
Trước hết ta tự qui định xếp loại theo khoảng điểm để phân loại. Chú ý điểm tối đa của
mỗi câu hỏi là 4, điểm tối thiểu là 1 (Xem chi tiết phụ lục 2)
Xếp loại
Điểm
Sớ lượng phiếu

Tớt
53-60
79

Khá
42-52
28

Trung bình
33 - 41
10

Yếu
<=32
2

Biểu đồ thể hiện khả năng tham gia hoạt động và hứng thú học tập của học sinh
Theo kết quả khảo sát và quan sát các tiết dạy ở lớp thực nghiệm cho thấy không khí học
tập là khá sơi nổi và tích cực, có tinh thần hợp tác. Học sinh trong mỗi nhóm nhìn chung có thái

độ học tập nghiêm túc, tự giác và tích cực tham gia các hoạt động thảo luận và thi đua.
Học sinh đã vận dụng được các kiến thức của nhiều môn học để giải quyết tốt nhiệm vụ
học tập, thể hiện qua sản phẩm của từng nhóm. (Xem các link ở phụ lục 3)
Học sinh có hứng thú học tập bộ mơn cao thơng qua một số hình ảnh minh họa cho thái
độ, và hiệu quả các nhóm tham gia thực hiện nhiệm vụ học tâp. (Xem chi tiết phụ lục 2,3)
Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, lên kế hoạch thực hiện. Nâng cao ý thức và kiến thức
về bảo vệ mơi trường và an tồn thực phẩm.
Một số nhóm sử dụng thêm các thiết bị ngoại vi như máy thu âm, máy quay để tạo sự sinh
động thêm cho phần video báo cáo.
20


Tuy nhiên vẫn còn 2% học sinh còn phân vân, thụ động trong tham gia các hoạt động.
2. Hiệu quả đạt được của bản thân và đơn vị:
2.1. Hiệu quả đạt được của bản thân
Hiệu quả to lớn nhất mà bản thân tơi nhận được đó là qua q trình tự nghiên cứu, tìm tịi
thiết kế và lên kế hoạch giảng dạy, bản thân cập nhật thêm nhiều phương pháp giảng dạy, kiến
thức thực tế để đáp ứng được mục tiêu dạy học theo hướng đổi mới phát triển năng lực học
sinh. Kích thích khả năng sáng tạo, trao dồi chuyên môn. Tạo động lực cho bản thân, tránh
nhàm chán thụ động. Nâng cao hiệu quả giảng dạy, phát triển năng lực bản thân.
Qua nhiều năm thực hiện, chất lượng giảng dạy bộ môn ngày càng nâng cao. Cụ thể năm
2017 – 2018 tỉ lệ HS Khá – giỏi đạt 61,26%, Trung bình: 38,74%; đến năm 2018 -2019 tỉ lệ
nâng lên HS Khá – giỏi đạt 82,37%, Trung bình: 17,63% và khơng có học sinh yếu kém bộ
mơn. Qua kết quả đạt được tôi mạnh dạn tiếp tục thực hiện giảng dạy trải nghiệm sáng tạo môn
công nghệ trong năm 2019 – 2020, và áp dụng thêm cho bộ môn Sinh 10 ở chủ đề “ Sinh
trưởng và phát triển của vi sinh vật”
Một hiệu quả khác mà tôi nhận được đó là sự tin yêu của học sinh, sự chia sẻ của đồng
nghiệp trong tổ bộ môn cũng như sự tín nhiệm và đồng thuận của BGH. Đó là nguồn động lực
to lớn để tôi tiếp tục nghiên cứu, phát triển và cũng mạnh dạn đề xuất lên tổ bộ môn, BGH
trường để tổ chức mở rộng các hoạt động dạy học trải nghiệm ở các nội dung kiến thức của

sinh 10, 11.
2.2. Hiệu quả đạt được đối với đơn vị
Bản thân tôi đã từng tham dự nhiều chuyên đề về đổi mới chương trình dạy học do các
cấp tổ chức, tôi muốn nêu lên một số kinh nghiệm của bản thân trong phương pháp tổ chức một
tiết dạy trải nghiệm sáng tạo nhằm nâng cao kiến thức bộ mơn, đóng góp một phần nhỏ bé vào
việc đổi mới chương trình, giải quyết tình trạng lúng túng trong phương pháp tổ chức tiết dạy
trải nghiệm sáng tạo của giáo viên hiện nay.
Nâng cao tính trực quan, sáng tạo trong quá trình dạy học, giúp học sinh lĩnh hội tri thức,
hình thành kỹ năng: khai thác thơng tin, hoạt động nhóm, thuyết trình, biện luận ….Học sinh
phát huy được khả năng làm việc độc lập, biết quản lí thời gian và rèn luyện cho học sinh kĩ
năng báo cáo, nêu ý kiến trước đám đông.
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tạo ra sản phẩm của chính các em , để các em thấy được
giá trị của lao động trí tuệ mà các em đã tạo ra từ quá trình hợp tác, lao động nghiêm túc và có
hiệu quả.

21


Qua đó góp phần cùng với đơn vị hồn thành mục tiêu giáo dục đề ra là đổi mới trong
công giảng dạy cũng như kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh.

V. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG:
1. Những đóng góp chung của sáng kiến trong phạm vi Tỉnh:
Có thể áp dụng dễ dàng trong soạn giảng ở đơn vị do trường tạo điều kiện trong việc chủ
động xây dựng chương trình, tuy nhiên đây có thể là kênh thông tin để các trường khác trong
tỉnh. Với phương pháp nêu trên có thể phần nào đáp ứng được mục tiêu dạy học theo hướng đổi
mới toàn diện và phát triển năng lực của học sinh mà trong phạm vi tỉnh nói riêng, cả nước nói
chung đang phấn đấu hướng tới đó là giúp học sinh tự tìm tòi khám phá và tiếp thu kiến thức
một cách chủ động.
2. Những đóng góp cụ thể của sáng kiến trong đơn vị:

2.1. Đối với tổ chun mơn:
- Góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn, cũng như thành tích thi đua của tổ. Là
kênh thơng tin chia sẻ với các đồng nghiệp, trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
- Nâng cao tính trực quan trong q trình dạy học, từ đó nâng cao hứng thú, niềm đam mê
tìm tịi khám phá của học sinh, và phần nào thõa mãn nhu cầu học tập của học sinh.
- Các giáo viên khác trong tổ tham khảo, lựa chọn nội dung phù hợp khác ở khối lớp mình
phụ trách để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau.
2.2. Đối với đơn vị:
- Nâng cao chất lượng chun mơn, tạo uy tín cho đơn vị, cũng như góp phần nâng cao
thành tích của đơn vị.
- Có thể áp dụng dễ dàng trong soạn giảng ở đơn vị không những cho môn công nghệ 10
mà có thể vận dụng thực hiện trên các mơn khác, đặc biệt là với bộ môn sử ở địa phương Tân
Châu có nhiều di tích lịch sử cấp tỉnh, cấp quốc gia.
- Bên cạnh đó, đây cũng là kênh tham khảo cho các tổ bộ môn khác cũng như giáo viên khác
nghiên cứu và áp dụng phù hợp với đặc thù bộ mơn mình nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục của
trường.
3. Triển vọng phát triển của sáng kiến:
Như đã nêu trên, sáng kiến không chỉ thiết kế, tổ chức giảng dạy riêng cho bộ môn công
nghệ 10 mà cịn có thể mở rộng ở các mơn khác như lí, kĩ thuật, cơng nghệ, mà đặc biệt là mơn
Lịch sử nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong ngành giáo dục.
Với cách làm trên, có thể sẽ rút ngắn quá trình nhận thức, tạo niềm tin khoa học, phát huy
khả năng tư duy của học sinh, thõa mãn nhu cầu khám phá và sai mê học tập của các em học
22


sinh. Học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm các em rất tích cực tham gia. Nhiều em tỏ ra có
năng lực thật sự khi thể hiện các hoạt động. Đó là động lực rất lớn cho chính bản thân của
những nhà giáo dục.
Khi thực hiện, bản thân tôi đều cảm thấy bất ngờ về kết quả thu được. Đa số các em đều
hào hứng phấn khởi. Nhiều em bộc lộ rõ năng khiếu của mình, một số em tự nghiên cứu thêm

và tạo sản phẩm khác (như làm cải chua) để minh họa cho kiến thức vừa lĩnh hội được. Đó là
điều mà giáo viên chúng tơi rất mừng.

VI. KẾT ḶN:
Trong chương trình giáo dục phổ thơng mới, giáo dục tổng quan nói chung đều có mục
tiêu hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực
riêng, phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để HS trải nghiệm, áp dụng kiến
thức vào thực tiễn. Giáo dục trải nghiệm tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng kiến thức lý
thuyết với đời sống thực tiễn và được thực hiện ở nhiều môn học khác nhau với nhiều hình
tghwcs đa dạng. Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm hướng tới giáo dục toàn diện nhằm
phát triển năng lực và các phẩm chất cho học sinh. Do đó cần phong phú, đa dạng về hình thức,
phù hợp với mục đích, nội dung dạy học, đúng chủ đề và phù hợp tâm sinh lí của học sinh.
Đảm bảo học sinh là chủ thể tích cực của sự trải nghiệm, đích hướng tới là sự vận dụng tri thức
khoa học vào thực tế và phát triển sáng tạo qua trải nghiệm của học sinh. Vấn đề thiết kế và tổ
chức các hoạt động trải nghiệm qua môn học nói chung và mơn cơng nghệ 10 nói riêng cịn
đang được nhiều giáo viên quan tâm, nhưng rất cần có những ví dụ cụ thể để thử nghiệm và rút
kinh nghiệm.
Thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng chính là thực hiện tốt Nghị quyết 29NQ/TW về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục đào tạo góp phần thực hiện tốt mục tiêu: “Phát
triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực cơng dân, phát hiện và bồi dưỡng năng
khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú
trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ
năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học…” của
người học. Mỗi nhà trường cần căn cứ vào khả năng, điều kiện của học sinh, của trường, của
cộng đồng địa phương để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo sao cho học sinh được chủ
động, phấn khởi, tích cực tham gia.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo thường diễn ra trong không gian mở, có nhiều lực lượng
giáo dục tham gia, địi hỏi phải tốn nhiều thời gian, cơng sức, kinh phí nên mỗi nhà trường cần
23



xây dựng thời khóa biểu hợp lí, linh hoạt. Nhà trường cần giao quyền tự chủ và khuyến khích
giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng chương trình một cách phù hợp nhất.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường góp phần thực hiện dạy học theo
định hướng phát triển năng lực, tạo cơ hội cho học sinh phát huy khả năng sáng tạo, biết vận
dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời biết chia sẻ và quan tâm tới mọi người
xung quanh.
Đa số học sinh cảm thấy hứng thú hơn, ham mê khám phá hơn trong giờ học, phát huy
được tính sáng tạo, tăng khả năng tư duy, suy luận, các em cảm thấy tự tin trong trình bày vấn
đề theo một hệ thống logic.
Từ những hiệu quả đạt được như trên, tôi tin rằng học tập thông qua trải nghiệm là tương
lai của việc học. Thể hiện ở vài lí do sau:
- Thúc đẩy việc học
- Cung cấp một môi trường học tập an toàn linh động
- Khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành được thu hẹp lại
- Tạo ra những thay đổi tư duy rõ rệt ở người học cũng như người dạy
- Tăng mức độ tương tác giữa học sinh với nhau, giữa học sinh với giáo viên
- Cung cấp kết quả đánh giá chính xác
Trên đây là báo cáo nội dung sáng kiến “Nâng cao hứng thú, đam mê học tập của học
sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo trong môn Công nghệ 10” nhằm góp phần
nâng cao chất lượng và đổi mới giáo dục ngày nay. Trong quá trình thực hiện sáng kiến cịn rất
nhiều thiếu xót, rất mong được q bạn bè đồng nghiệp, q thầy cơ góp ý, bổ sung thêm để
sáng kiến của tơi tốt hơn, áp dụng có hiệu quả hơn vào thực tế giảng dạy. Chân thành cảm ơn!
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.

Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến

Người viết sáng kiến

Nguyễn Thị Kiêu Linh


24


PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
Bài kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh
(HS làm bài trong 10 phút)
1. Trong quy trình chế biến rau - quả, giai đoạn xử lí nhiệt nhằm:
A. Làm cho sản phẩm khô.
B. Làm cho sản phẩm sạch.
C. Loại bỏ vi khuẩn.
D. Làm mất hoạt tính các loại enzim.
2. Vai trị của cơng đoạn xát trắng gạo:
A. Loại bỏ vỏ cám
B. Loại bỏ vỏ trấu
C. Loại bỏ gạo bị đen
D. Loại bỏ hạt gạo gãy
3. Phương pháp chế biến rau quả:
A. Đóng hộp, sây khơ, muối chua
B. Sấy khô, muối chua, chế biến các loại nước uống
C. Đóng hộp, chế biến các loại nước uống, sấy khơ, muối chua
D. Đóng hộp, chế biến nước uống sấy khơ
4. Xác định phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp chế biến rau, quả:
A. Đóng hộp.
B. Sấy khơ.
C. Làm đông lạnh.
D. Tạo các loại nước uống
5. Xử lí cơ học trong qui trình sản xuất đồ hộp rau, quả nhằm:
A. Thay đổi hình dạng, cấu trúc, trạng thái của ngun liệu
B. Thay đổi tính chất, thành phần hóa học của nguyên liệu

C. Thay đổi phẩm chất của nguyên liệu
D. Thay đổi sắc màu tự nhiên của nguyên liệu
6. Cơng nghệ chế biến nào có vai trị của vi sinh vật:
A. Làm nem, làm nước mắm
B. Làm chả
C. Đông lạnh cá
D. Hun khói
7. Vai trị của cơng đoạn ủ ấm khi làm sữa chua:
A. Sữa dễ đông.
B. Bảo quản sữa.
C. Ức chế VSV.
D. Lên men sữa
8. Nhiệt độ thích hợp để ủ lên men sữa chua là bao nhiêu?
A. 20 - 30
B. 30 - 40
C. 40 - 50
D. 60 - 70
9. Rượu trái cây lên men được chế biến nhờ có:
A. Rượu
B. Chất bảo quản
C. VSV
D. Nước
10. Quy trình bảo quản sơ bộ sữa tươi:
A.Thu nhận sữa à Làm lạnh nhanh à Chế biến
B. Thu nhận sữa à Lọc sữa à Làm lạnh nhanh
C. Thu nhận sữa à Lọc sữa à Chế biến
D. Thu nhận sữa à Chế biến à Bảo quản

25



×