Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn một số biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi kể sáng tạo chuyện cổ tích (năm 2021)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.12 KB, 13 trang )

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ 5 – 6 TUỔI
KẾ SÁNG TẠO CHUYỆN CỔ TÍCH

1. Mơ tả bản chất của sáng kiến:
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
Truyện cổ tích là những câu chuyện với các nội dung gần gũi, đầy tính nhân
văn như: Ở hiền gặp lành, kẻ ác sẽ bị trừng trị; dũng cảm đối mặt với những thử
thách; biết hy sinh quên mình để giúp đỡ người gặp cảnh hoạn nạn, khó khăn...
Trên thực tế việc dạy trẻ kể chuyện cổ tích, mục tiêu của giáo viên là: Trẻ
nắm được nội dung chuyện, tập kể lại câu chuyện, nắm được ý nghĩa câu chuyện.
Giáo dục văn học dạy trẻ kể "sáng tạo" chuyện cổ tích chưa được quan tâm nhiều.
Do đó chưa phát huy hết khả năng tư duy, sáng tạo, tính tích cực chủ động của trẻ.

NỘI DUNG
Ngôn ngữ kể rõ ràng mạch lạc

Đạt
17/33

KẾT QUẢ
Tỉ lệ
Không đạt
52%
16/33

Tỉ lệ
48%

Hứng thú tham gia kể sáng tạo


15/33

45%

18/33

55%

Biết kể sáng tạo chuyện cổ tích

6/33

18%

27/33

82%

Trí tưởng tượng, khả năng phán

2/33

6%

31/33

94%

chuyện cổ tích


1


đốn tình huống
Qua khảo sát nhìn chung tỉ lệ trẻ đạt ngôn ngữ kể mạch lạc, hứng thú tham
gia kể chuyện cịn thấp và đặc biệt sự sáng tạo, trí tưởng tượng của trẻ còn hạn chế.
Để nâng cao chất lượng ngôn ngữ kể, cách sáng tạo trong diễn đạt chuyện cổ
tích bằng nhiều hình thức khác nhau cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Trẻ có những cảm
nhận, khái niệm ban đầu về truyện cổ tích. Giúp trẻ tự tin lựa chọn kể sáng tạo
những câu chuyện cổ tích bằng chính ngơn ngữ của mình, trẻ biết sáng tạo qua mỗi
lần kể và yêu thích chuyện cổ tích với những giá trị nhân văn của nó .Thơng qua
việc trẻ kể chuyện sáng tạo giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng tượng
sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể chuyện, ngôn ngữ của
trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ biết trình bày ý
kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay sự kiện nào đó…bằng chính ngơn ngữ của trẻ.
Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên đặc biệt là khả năng thể
hiện các tác phẩm văn học.
Cũng chính vì lý do đó nên tơi chọn đề tài "Một số biện pháp dạy trẻ 5-6
tuổi kể sáng tạo chuyện cổ tích".
*Cách thực hiện:
1. Biện pháp 1: Sưu tầm, bổ sung đồ dùng dạy học, tạo môi trường hoạt
động và định hướng cho trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích :
Môi trường lớp học cho trẻ hoạt động ở đây là tất cả các yếu tố xung quang
tác động trực tiếp đến quá trình tìm hiểu, nắm bắt, kể, kể sáng tạo truyện với các
yếu tố như: Không gian lớp học, đồ dùng trực quan; sự thân thiện giữa cô và trẻ,
2


trẻ với trẻ...Mơi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển ngơn
ngữ, tích cực tham gia vào các hoạt động và đạt được kết quả cao.

Bên cạnh đó với nhận thức của trẻ là trực quan hình tượng nên các đồ dùng
trực quan đặc biệt là tranh ảnh, con rối... sẽ thu hút sự chú ý, tìm hiểu, kể truyện,
kể sáng tạo truyện cổ tích. Sưu tầm, bổ sung đồ dùng trực quan và tạo môi trường
kể chuyện: giáo viên cần phải đảm bảo các yếu tố:
+ Về thời gian: xây dựng kế hoạch hoạt động tuần cụ thể, phân bổ thời gian
hợp lý trong các giờ sinh hoạt chiều (tuần 2 buổi) cùng với trẻ chuẩn bị, làm các
con rối, mơ hình, tranh ảnh.... trước khi trẻ được nghe hoặc kể lại chuyện hoặc kể
sáng tạo chuyện theo tranh.
+ Tính thẩm mỹ và an tồn: Đồ dùng trực quan phải có màu sắc phù hợp
với nhân vật trong truyện, không sắc nhọn; màu sắc chủ yếu dùng gam màu nóng
và hạn chế dùng gam màu lạnh.
+ Bám sát vào nội dung, tình tiết của câu chuyện: Dựa vào các đồ dùng hiện
có, các câu chuyện cổ tích cần kể để sưu tầm, bổ sung đồ dùng cho phù hợp.
+ Nguồn bổ sung đồ dùng: Giáo viên tự làm, vận động phụ huynh đóng góp
truyện tranh đưa vào góc văn học cho trẻ hoạt động thường ngày, sưu tầm từ mạng
Internet, các truyện tranh đã cũ...và từ sự đầu tư của nhà trường
+ Bài tiết đồ dùng: Hình ảnh nhân vật của các câu chuyện nổi bật vào góc
văn học và một số góc trong và ngoài lớp học thể hiện trên các mảng tường; tranh,
con rối, sách chữ to bổ sung vào góc kể chuyện, sưu tầm các vi deo-clip và lưu giữ
khoa học trong máy tính xách tay...

3


+ Định hướng cho trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích: Để dạy trẻ kể chuyện sáng
tạo cơ giáo định hướng cho trẻ sáng tạo về tên truyện, tình tiết diễn biến câu
chuyện: Sáng tạo về tên truyện: Định hướng cho trẻ dựa vào nội dung câu chuyện
để đặt tên truyện khác với tên truyện ban đầu nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với nội
dung câu chuyện.
2. Biện pháp 2: Triển khai hiệu quả phương pháp đàm thoại và trực

quan.
Vì nhận thức của trẻ là trực quan hình tượng nên việc thực hiện nhuần
nhuyễn phương pháp đàm thoại và trực quan sẽ giúp trẻ nắm bắt câu chuyện một
cách nhanh nhất từ đó giúp trẻ kể, kể sáng tạo truyện cổ tích. Trong vận dụng hai
phương pháp này, bản thân tôi đã thực hiện: Dùng hệ thống câu hỏi phù hợp để gợi
cho trẻ nắm được mốc, sự kiện, tình tiết chính của chuyện: Thơng qua hệ thống câu
hỏi giúp trẻ nhớ lại trình tự cốt truyện và kể bằng ngơn ngữ, trí tưởng tượng sáng
tạo của mình.
Lột tả hành động nhân vật trung tâm: Nhân vật trung tâm thường xuất hiện
xuyên suốt câu chuyện, là điểm để trẻ nhớ được nội dung câu chuyện. Giáo viên có
thể trao đổi với trẻ theo hoạt động của nhân vật để trẻ tự kể lại những chuỗi hành
động của nhân vật.
Trao đổi với trẻ theo hệ thống các câu hỏi hướng vào các yếu tố thần kỳ:
Câu hỏi phải ln kích thích sự sáng tạo trong diễn đạt ngôn ngữ và hoạt động kể
của trẻ.
Sắp sếp tranh theo trình tự cốt truyện: Giáo viên tiến hành cho trẻ quan sát
lần lượt những bức tranh để trẻ nhớ lại và kể lại truyện theo trình tự:
4


Sắp xếp tranh khơng theo trình tự cốt truyện: (đối với những câu chuyện
trẻ đã biết) Cơ giáo có thể sắp sếp khơng theo trình tự các bức tranh trong chuyện
(xen kẽ phần kết, phần giữa, phần đầu truyện). Trẻ tự suy nghĩ, sắp xếp lại theo thứ
tự câu chuyện và kể lại câu chuyện theo tranh mà trẻ đã sắp xếp.
3. Biện pháp 3: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy trẻ kể sáng
tạo truyện cổ tích.
Ngày nay, nhờ sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, việc áp
dụng cơng nghệ thơng tin đã giúp ích và hỗ trợ tích cực trong q trình dạy học
với những hình ảnh sinh động, những video - clip có gắn liền hình ảnh, âm thanh
được sưu tầm và tải về qua Internet gắn với nội dung bài dạy. Đây là nguồn tư liệu,

thiết bị, đồ dùng dạy học phong phú, đa dạng, hấp dẫn tạo hứng thú và sáng tạo
cho trẻ trong học tập, vui chơi nói chung, trong kể chuyện cổ tích nói riêng.
Việc sưu tầm những video, những tranh ảnh trên mạng cần được lựa chọn
phù hợp với câu chuyện cổ tích theo chủ đề, đảm bảo tính phù hợp, tính thẩm mỹ,
tính giáo dục... Với những hình ảnh sinh động, hấp dẫn sẽ kích thích được trí tưởng
tượng sáng tạo của trẻ, trẻ hứng thú tham gia kể truyện và kể một cách sáng tạo.
4. Biện pháp 4: Dạy trẻ thể hiện nhân vật trong chuyện cổ tích.
Các nhân vật trong chuyện cổ tích thường có tính cách đối nghịch nhau
như: Hiền - ác; hống hách - khiêm tốn; chăm chỉ - lười biếng... Đi kèm với mỗi
phạm trù này thì giọng nói, cử chỉ, điệu bộ của từng nhân vật cũng khác nhau. Việc
dạy trẻ thể hiện nhân vật trong truyện cổ tích khơng những giúp trẻ nhớ, kể, kể
sáng tạo câu chuyện mà còn định hướng cho trẻ biết yêu quý những đức tính tốt
đẹp, phê phán, tránh xa những đức tính xấu.
5


Trong việc dạy trẻ thể hiện vai nhân vật. Tôi luôn chú trọng đến việc diễn tả
được cả nội tâm và tâm trạng của nhân vật một cách phù hợp. Với những giọng
điệu nhân vật khác nhau mà cô hướng dẫn trẻ kể và nhấn mạnh vào những từ để
làm nổi bật rõ ý, tính cách của nhân vật và các điệu bộ cử chỉ cụ thể là: Giọng điệu:
Căn cứ vào diễn biến tâm trạng của nhân vật, hành động của nhân vật, bối cảnh
xảy ra các tình tiết đó mà lựa chọn ngữ điệu thể hiện phù hợp.
Cử chỉ: Cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ánh mắt... hỗ trợ rất nhiều cho việc lột tả
tính cách nhân vật. Trong thực hiện cử chỉ phù hợp với nhân vật trong truyện tôi
định hướng cho trẻ thể hiện cụ thể như: Phác hoạ cử chỉ xoa đầu, âu yếm của ông
Bụt; nếu là một chuyện buồn nét mặt biểu lộ ủ rũ; tức giận thì dậm chân, mắt
lườm, chỉ tay…
Việc định hướng cho trẻ sử dụng cử chỉ, giọng nói trong kể chuyện để lột tả
tính cách nhân vật cần được uốn nắn kịp thời ngay khi trẻ kể cũng như khi trẻ giao
tiếp trong và ngoài giờ học. Tránh trường hợp trẻ sử dụng lời nói, cử chỉ, điệu bộ

"thái q" ảnh hưởng khơng tốt đến việc hình thành nhân cách của trẻ.
5. Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh để tạo mơi trường cho trẻ tích
cực kể sáng tạo chuyện cổ tích.
Gia đình là nơi trẻ được chăm sóc, u thương, gia đình cịn là mơi trường
để trẻ "thực hành" những gì trẻ học được ở trường mầm non. Trong gia đình, với
các bậc phụ huynh am hiểu về tâm lý trẻ, biết tạo cho trẻ "môi trường" để thực
hành trẻ được kể lại các câu chuyện đã được cơ dạy một cách sáng tạo sẽ có vai trò
hết sức quan trọng trong việc trẻ được thể hiện, rèn năng lực kể chuyện cổ tích của

6


trẻ. Để phụ huynh am hiểu và tạo môi trường thuận lợi ở gia đình cho trẻ kể sáng
tạo truyện cổ tích tơi đã chủ đơng thực hiện các cơng việc:
Trao đổi với phụ huynh vào các buổi họp phụ huynh, giờ trả trẻ về các nội
dung: Tên câu truyện kể hơm nay, tình cảm của trẻ về câu chuyện, mức độ kể của
trẻ..., giải thích khái quát cho phụ hunh rõ về kể chuyện sáng tạo (không nhất thiết
phải là y nguyên như câu chuyên trong sách về lời nói, kết chuyện...). Tư vấn cho
phụ huynh về cách nhà sách, nhà xuất bản và các tập truyện cổ tích phù hợp với
trẻ mầm non như: Nhà sách Trí tuệ; Nhà sách Đơng Thuận với các tập truyện tranh
cổ tích của nhà xuất bản Mỹ thuật, nhà xuất bản Giáo dục.
* Lưu ý cho phụ huynh về cách "khen, chê" trẻ để không gây sự tự ty cho trẻ,
trẻ tự tin về bản thân nhiều hơn, trẻ được thường xuyên khích lệ khi thể hiện kể lại
mội câu chuyện cổ tích cho ơng bà, bố mẹ, mọi người trong gia đình cùng nghe.
1.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến
giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở)
Trong q trình thực hiện bản thân tơi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường , Ban giám hiệu vững về chuyên
môn, luôn sát sao chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chuyên môn.

Lớp học rộng rãi, thống mát đảm bảo cho cơng tác chăm sóc giáo dục
trẻ theo mùa, lớp học có ti vi có thể kết nối với máy tính xách tay, lớp được trang
bị các tài liệu, sách truyện để làm tài liệu dạy - học kể truyện cổ tích.
Bản thân là giáo viên có trình độ chun mơn trên chuẩn với năng lực
chun mơn vững vàng, nhiệt tình u nghề mến trẻ. Có khả năng đọc, kể diễn
7


cảm cho trẻ nghe và biết hướng dẫn cho trẻ kể chuyện sáng tạo; Ln nhận được
sự tín nhiệm và tin cậy tham gia giáo dục của phụ huynh, được trẻ tin yêu, được
đồng nghiệp gần gũi, chia sẻ.
* Khó khăn:
Đồ dùng trực quan dành cho nội dung kể truyện cổ tích cịn ít chưa đa dạng
phong phú. Đặc biệt là đồ đùng cho trẻ hoạt động cịn rất ít, do chưa có kế hoạch
bổ sung đồ dùng dành cho kể chuyện theo từng chủ đề, việc sưu tầm đồ dùng còn
thiếu yếu tố thẩm mỹ, chưa vận động phụ huynh đóng góp tranh truyện bổ sung
vào góc văn học.
Tính sáng tạo, khả năng diễn đạt, triển khai và phán đốn trước mọi
diễn biến trong kể chuyện của trẻ cịn hạn chế do từ trước đến nay việc cho trẻ làm
quen với các tác phẩm văn học chỉ dừng ở việc cho trẻ nhớ tên chuyện, hiểu nội
dung truyện và thuộc truyện.
Một số bậc phụ huynh do bận rộn công việc, thiếu kinh nghiệm và khả
năng hỗ trợ giáo dục trẻ ở nhà nên chưa quan tâm đến việc tạo cơ hội cho trẻ rèn
luyện và được kể chuyện cho mọi người trong gia đình nghe.
1.3 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện
tại (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở)
Là một giáo viên Mầm non nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, tôi
không ngừng tự học tự bồi dưỡng bản thân để nâng cao trình độ chun mơn
nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của mình. Đặc biệt tơi đi sâu vào nghiên
cứu dạy trẻ kể chuyện sáng tạo chuyện cổ tích ở trường mầm non, bằng nhiều hình

thức như tự học qua sách báo, chuyên san, tạp chí, học hỏi bạn bè đồng nghiệp,
8


khai thác qua mạng…Thực tế cho thấy, việc lựa chọn những câu chuyện phù hợp
với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng nội dung trọng tâm để dạy trẻ.Để có
thể thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề ra thì trước tiên mỗi giáo viên phải
trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác.
Trẻ Mầm non có đặc thù tâm lý tính cách riêng, vốn từ ở trẻ lại chưa phong
phú nên để trẻ có khả năng tự sáng tạo kể lại câu chuyện sáng tạo cơ phải biết
cách đặt tình huống giúp trẻ nhập mình vào câu chuyện kể theo hiểu biết của trẻ , k
áp đặt trẻ, cô chỉ động viên trẻ để trẻ hứng thú.
Cô giáo hãy sưu tầm nhiều câu chuyện có nội dung giáo dục cái gần gũi với
trẻ nhất để trẻ cảm thấy hứng thú và muốn trở thành nhân vật trong câu chuyện để
có thể kể câu chuyện theo ý mình với kết thúc tốt đẹp hơn.
1.4 Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Đề tài “ Một số biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi kể sáng tạo chuyện cổ tích ” có
thể áp dụng cho nhiều độ tuổi trong trường Mẫu giáo Đại Sơn và nhiều địa phương
khác trong huyện giúp trẻ có thể tự tin đứng trước mọi người, phát triển được khả
năng tư duy, sáng tạo, phán đốn tình huống, và trí tưởng tượng phong phú.Trẻ có
thể nói một cách rõ ràng mạch lạc hơn.
1.5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Để dạy trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích thì cơ giáo phải ln ln trao dồi
chun môn, cô cần:
+ Tạo cơ hội cho trẻ kể những câu chuyện trẻ tự tạo cùng với bạn bè.
+ Lắng nghe trẻ, giúp chúng bày tỏ cảm xúc.
+ Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề.
9



+ Tơn trọng ý kiến và sở thích của trẻ.
+ Dạy trẻ ở mọi lúc mọi lúc mọi nơi, tận dụng mọi tình huống và hoạt động
có thể tích hợp.
1.6 Hiệu quả sáng kiến mang lại:
*Đối với bản thân :
Sau những biện pháp tôi nghiên cứu và thực hiện chất lượng giáo dục về kể
chuyện sáng tạo chuyện cổ tích trẻ thích thú hơn tham gia vào hoạt động văn học,
vốn từ của trẻ cũng tăng lên, trẻ biết tự mình kể những câu chuyện cổ tích theo ý
riêng của trẻ, trẻ mạnh dạn hơn.
Bản thân tôi được trau dồi kiến thức và có thêm những kinh nghiệm trong
việc giáo dục trẻ.
* Đối với giáo viên :
“ Một số biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi kể sáng tạo chuyện cổ tích ” các biện
pháp nêu trên được Hội đồng sư phạm trường Mẫu giáo Đại Sơn và giáo viên dạy
lớp 5-6 tuổi áp dụng vào trong công tác giảng dạy trẻ đạt được hiệu quả cao, đem
lại lợi ích thiết thực cho trẻ, sáng kiến kinh nghiệm này được toàn thể cán bộ, giáo
viên của nhà trường đánh giá đạt chất lượng hiệu quả cao sau khi áp dụng sáng
kiến kinh nghiệm này.
Với cô Lê Thị Tùng trong quá trình tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động giáo
dục cho trẻ kể chuyện sáng tạo chuyện cổ tích trong các giờ hoạt động. Hình thức
cơ tổ chức nhẹ nhàng, cô gần gũi tạo niềm tin và tạo sự tơn trọng giữa cơ và trẻ.
Ngồi thời gian tổ chức cho trẻ hoạt động giáo dục trong hoạt động học cơ cịn cho

10


trẻ thực hiện ở mọi lúc mọi nơi,ở mọi tình huống xảy ra để trẻ trao dồi ngôn ngữ và
trẻ rất hứng thú.
* Đối với trẻ :


NỘI DUNG
Ngôn ngữ kể rõ ràng mạch lạc

Đạt
30/33

KẾT QUẢ
Tỉ lệ
Không đạt
91%
3/33

Tỉ lệ
9%

Hứng thú tham gia kể sáng tạo

31/33

94%

2/33

6%

chuyện cổ tích
Biết kể sáng tạo chuyện cổ tích

25/33


76 %

8/33

24%

Trí tưởng tượng, khả năng phán

17/33

52 %

16/33

48 %

đốn tình huống
2. Những thơng tin cần được bảo mật nếu có:
3. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng
kiến lần đầu (nếu có):

TT

Họ và tên

Ngày tháng

Nơi cơng tác

Chức


Trình độ

Nội dung

năm sinh

(hoặc nơi

danh

chun

cơng việc hỗ

mơn

trợ

thường trú)
1

Lê Thị Tùng

4/4/1982

Trường

Giáo


MGĐS

viên

ĐHSP

Giáo dục trẻ
kể chuyện
sáng tạo
chuyện cổ
11


tích

Tơi xin cam đoan mọi thơng tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4.Hồ sơ kèm theo: (Bản mô tả nội dung sáng kiến có thể minh họabằng các
bảnvẽ,thiếtkế,sơđồ,ảnhchụpmẫusảnphẩm... - nếu có.

Xác nhận và đề nghị của

Đại Sơn, ngày 8 tháng 3 năm 2021

cơ quan, đơn vị tác giả công tác

Người nộp đơn

HIỆU TRƯỞNG


Trần Thị Thiện

Trần Thị Diệu Thương

12


13



×