Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tạo dựng nhà nước Dân chủ Cộng hòa và bước đầu hình thành nền ngoại giao nhân dân (19411945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.86 KB, 22 trang )

KHOA LỊCH SỬ

Chủ đề 3: Tạo dựng nhà nước Dân chủ Cộng hịa và bước đầu hình
thành nền ngoại giao nhân dân (1941-1945)

Giảng viên: Cô Nguyễn Thị Hương
Bộ môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao
Thành viên nhóm:
Ngơ Khánh Ngọc - 46.01.608.050
Nguyễn Hoàng Trúc Anh - 46.01.608.003
Diệp Lý Duy - 46.01.608.014
Từ Hạnh Duyên - 44.01.608.054
Trần Ngọc Thùy An - 4501611003
Nguyễn Ngọc Lan Chi - 44.01.608.049

Thành phố Hồ Chí Minh, thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2021


Mục Lục
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................2
I. Tạo dựng nhà nước Dân chủ Cộng hòa 1941-1945.........................................................3
1. Bối cảnh...................................................................................................................... 3
1.1. Thế giới................................................................................................................3
1.2. Trong nước...........................................................................................................3
2. Ngày Bác Hồ về nước.................................................................................................3
3. Hội nghị Trung ương lần thứ tám................................................................................5
3.1. Nội dung chính.....................................................................................................5
3.2. Ý nghĩa của Hội nghị trung ương 8......................................................................8
3.3. Sự thành lập của Mặt Trận Việt minh...................................................................9
4. Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân............................................10
5.1.2. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945................................................................11


5.2. Nguyên nhân thắng lợi...........................................................................................13
5.2.1. Nguyên nhân khách quan.................................................................................13
5.2.2. Nguyên nhân chủ quan....................................................................................14
5.3. Ý nghĩa lịch sử.......................................................................................................15
II. Bước đầu hình thành nền ngoại giao nhân dân............................................................16
1. Khái niệm ngoại giao nhân dân.................................................................................16
2. Trong giai đoạn này của cuộc đấu tranh, ngoại giao nhân dân lại mang những nội
dung và hình thức biểu hiện riêng.................................................................................16
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 20
Tài liệu tham khảo............................................................................................................21


MỞ ĐẦU
Đầu năm 1941, trước những thay đổi mạnh mẽ của tình hình trong nước và những
biến động to lớn trên thế giới, nhận định “là thời cơ thuận lợi cho cách mạng Việt Nam”,
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc quyết định quay trở về tổ quốc sau 30 năm bôn ba hoạt động ở
nước ngoài để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tại Đại hội Đảng XIII, một trong
những nội dung quan trọng nhằm triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối
ngoại được xác định là “Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là
đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”1. Đây là một bước phát
triển mới về nhận thức đối với nội hàm, vai trò, cách thức phối hợp, triển khai các hoạt
động đối ngoạị. Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin “cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng”, vì vậy trong 3 trụ cột2 đối ngoại, Người rất chú trọng ngoại giao
nhân dân, cụ thể là Người và Đảng ta đã có những chỉ đạo sát sao rất đến công tác tuyên
truyền vận động quần chúng, xây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng. Chính vì thế,
chỉ trong 3 tháng các tổ chức quần chúng lần lượt được thành lập và phát triển mạnh mẽ
trong nước. Mặt trận Việt Minh được ra đời với mục đích “Liên hiệp hết các tầng lớp
nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước”, “làm cho Việt
Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa”. Thơng qua
mặt trận, các chính sách và chủ trương của Đảng nhanh chóng đi vào phong trào quần

chúng. Đảng ta xây dựng được một khối lực lượng chính trị quần chúng mạnh mẽ, đứng
lên khởi nghĩa giành chính quyền góp phần làm nên Cách mạng tháng 8 thành cơng, khai
sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong bài tiểu luận này sẽ phân tích sâu hơn về
cơng cuộc tạo dựng nhà nước Dân chủ Cộng hòa và những bước đầu hình thành ngoại
giao nhân dân trong năm 1941 - 1945.

1 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,

2021, t. I, tr. 138
2 Các hoạt động đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân được Đảng
và Nhà nước ta đề cập dưới nhiều tên gọi khác nhau, phù hợp với từng hoạt động đối
ngoại, bối cảnh cụ thể. Bài viết thống nhất cách gọi theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
là “trụ cột”


I. Tạo dựng nhà nước Dân chủ Cộng hòa 1941-1945
1. Bối cảnh
1.1. Thế giới
Từ những năm 1939, thế giới chìm trong chiến tranh thế giới thứ 2. Cho đến năm
1945, phát xít Đức đầu hàng vơ điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Hồng quân
Liên Xô tiến công vào qn đội Nhật, phát xít Nhật đầu hàng vơ điều kiện, Chiến tranh
thế giới lần thứ hai mới kết thúc.
Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh trong hội nghị Posdam, sau khi phát xít
Nhật đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật.
Trong khi đó, thực dân Pháp lăm le dựa vào Đồng minh hịng khơi phục địa vị thống trị
của mình; đế quốc Mỹ đúng sau các thế lực này cũng sẵn sàng can thiệp vào Đông
Dương; những phần tử phản động, ngoan cố trong chính quyền tay sai Nhật đang âm mưu
thay đổi chủ, chống lại cách mạng.
1.2. Trong nước
Ở trong nước, trải qua nhiều cuộc diễn tập kết hợp với ngoại giao nhân dân. Đến

năm 1945, phong trào cách mạng dâng cao.
2. Ngày Bác Hồ về nước
Ngày 28 tháng 01 năm 1941, Bác Hồ về nước sau cuộc hành trình 30 năm tìm
đường cứu nước cứu dân để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đó là ngày mùng hai
Tết, đầu Xuân Tân Tỵ
Được sự giúp đỡ của cán bộ và đồng bào địa phương, Nguyễn Ái Quốc chọn hang
Cốc Bó (tiếng Nùng là đầu nguồn), một hang núi kín đáo ở thơn Pác Bó, xã Trường Hà,
huyện Hà Quảng (Cao Bằng), sát biên giới Việt - Trung làm nơi dừng chân đầu tiên. Từ
ngày 08 tháng 02 năm 1941, Người bắt đầu sống và làm việc tại hang này.
Lấy danh nghĩa đại diện cho Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ
trì Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, Khi Bác về nước,


thế giới đã ở vào cuộc Đại chiến lần thứ hai (1939 - 1945), tình thế và thời cơ cách mạng
đang vần vũ những ngày giông bão.
Khi đang hoạt động ở Trung Quốc, ngày 15 tháng 6 năm 1940, phát xít Đức tấn
cơng Pháp. Pari bỏ ngỏ. Chính phủ Pháp chấp nhận mọi điều kiện đầu hàng phát xít Đức
vào ngày 22 tháng 6 năm 1940. Nhận được tin này, Nguyễn Ái Quốc thấy rõ ngay tín
hiệu của “tiếng chim báo bão”, bởi Pháp ở chính quốc đã đầu hàng thì Pháp thực dân ở
thuộc địa sẽ dao động, sẽ đầu hàng Nhật đang gây áp lực, đang lăm le vào xứ Đông
Dương, vào Việt Nam hất cẳng Pháp. Bởi thế Người nhanh chóng quyết định hỗn việc đi
học của các đồng chí Cao Hồng Lĩnh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, dặn họ quay về
ngay, đợi Người tại Quế Lâm để tìm đường về nước. Người triệu tập họp và phân tích
tình hình biến chủn rất nhanh, nhấn mạnh rằng, “Ta phải tìm mọi cách về nước để tranh
thủ thời cơ. Chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng”. Khi có người hỏi, về nước, khởi
nghĩa, giành chính quyền nhưng khơng có vũ khi thì làm thế nào? Người trả lời: “Khởi
nghĩa cần có vũ khí nhưng bây giờ có vũ khí thì lấy ai mà vác. Cho nên cứ tìm cách về
nước đã. Sau đó vận động quần chúng. Khi quần chúng đã giác ngộ cao thì ta sẽ có vũ
khí”. Đủ hiểu vì sao, sau này, trong chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944), Người nhấn mạnh

“Chính trị trọng hơn quân sự”, “người trước súng sau”. Hoàn cảnh lịch sử lúc đó, tất yếu
phải như vậy. Mặt khác, từ Nguyễn Ái Quốc đã lóe lên ánh sáng của niềm tin, tin dân,
dựa vào sức mạnh vô địch của dân. Cách mạng giải phóng dân tộc thấm nhuần sâu sắc
tính dân tộc và tính nhân dân. Đó là tư tưởng chiến lược, là trí tuệ mẫn tiệp của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Việc Bắc trở về có ý nghĩa to lớn:
- Với Bác, quyết định trở về sự tiếp tục thực hành mục đích, động cơ vĩ đại được
xác định từ dầu, quyết tranh đấu cho Việt Nam độc lập, cho dân tộc và đồng bào mình có
tự do, hạnh phúc.


- Với Đảng, sự kiện lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, ngày 28/01/1941 đã khởi
đầu cho -những quyết định lịch sử, với phương hướng chính trị rõ ràng, đường lối chiến
lược, sách lược đúng đắn, sáng tạo, đầy bản lĩnh ở những thời điểm bước ngoặt, dẫn tới
thắng lợi của cách mạng Tháng Tám, Đảng cầm quyền, chính thể cộng hòa dân chủ ra
đời, mở đầu thời đại tự do của dân tộc cho đến ngày nay.
- Với nhân dân, Người về đem đến mọi niềm vui, báo hiệu sự đổi đời, từ đây, lãnh
tụ đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, gắn bó trọn đời với nhân dân, chỉ lối dẫn đường
cho dân làm cách mạng, đưa nhân dân từ thân phận nô lệ tới tự do và làm chủ, có cơm ăn,
áo mặc, được học hành, thực hiện “quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc” trong một nước độc lập, trong một xã hội dân chủ.
3. Hội nghị Trung ương lần thứ tám
Dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị Trung ương 8 bàn thảo và
quyết định vấn đề chính quyền. Chính quyền đó là “toàn thể nhân dân liên hiệp và lập
chính phủ dân chủ cộng hịa”; vấn đề khởi nghĩa vũ trang, Đảng nhận định rằng, “Cuộc
cách mạng Đông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang, với lực lượng
sẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có
thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc Tổng khởi nghĩa to lớn”. Để thực hiện
đường lối và nhiệm vụ cách mạng to lớn đó, phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và
tăng cường công tác dân vận, vận động, giáo dục quần chúng, cả công vận, nông vận và

binh vận. Đó là những việc cấp bách, khơng thể chậm trễ.
3.1. Nội dung chính
 Khẳng định chủ trương đúng đắn của Hội nghị 6 và 7 nhưng đề cao hơn nữa
nhiệm vụ giải phóng dân tộc và đưa nhiệm vụ này lên hàng đầu.
 Tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng khẩu
hiệu “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”,
giảm tô, giảm tức…
 Xác định kẻ thù: đế quốc Pháp và phát xít Nhật.


 Chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho từng nước Việt Nam,
Lào, Campuchia.
 Nhiệm vụ trung tâm của đảng trong giai đoạn này: chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang
 Bầu Ban Chấp hành Trung ương do Trường Chinh làm Tổng Bí thư.
 Ngày 19/05/1941, thành lập Mặt trận Việt Minh. Năm tháng sau, Tuyên ngôn,
Chương trình, điều lệ Việt Minh được cơng bố chính thức.
Hội nghị đã phân tích nguồn gốc, đặc điểm, tính chất của cuộc chiến tranh thế giới
lần thứ 2, dự báo phe phát xít nhất định thất bại, phe Đồng minh chống phát xít chắc chắn
sẽ giành thắng lợi. Chủ nghĩa đế quốc sẽ suy yếu và phong trào cách mạng thế giới sẽ
phát triển mạnh mẽ.
Từ quan điểm chỉ đạo này, Đảng ta đã xác định tính chất của cách mạng Việt Nam
giai đoạn này là cách mạng giải phóng dân tộc, đây là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Vì thế Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu “Đánh
đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thay bằng khẩu hiệu: “Tịch thu ruộng đất của
bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất cho công bằng, giảm
địa tô, giảm tức”3.
Hội nghị đi tới một quyết định cực kỳ quan trọng: giải quyết vấn đề dân tộc trong
khuôn khổ từng nước, cốt làm sao để thức tỉnh được tinh thần dân tộc của mỗi nước trên
bán đảo Đông Dương. Hội nghị chủ trương thành lập ở mỗi nước một mặt trận dân tộc
thống nhất rộng rãi. Ở Việt Nam mặt trận này được lấy tên là: “Việt Nam Độc lập đồng

minh (gọi tắt là Việt minh). Các tổ chức quần chúng yêu nước chống đế quốc được thành
lập trước đây đều thống nhất lấy tên là: Hội Cứu quốc, như Hội nông dân cứu quốc, Hội
Công nhân cứu quốc, Hội Phụ nữ cứu quốc, Hội Thanh niên cứu quốc… và tất cả các Hội
Cứu quốc đều tham gia là thành viên của Việt Minh. Đối với Lào, Hội nghị chủ trương
thành lập Mặt trận Ai Lao độc lập đồng minh và đối với Campuchia thì lập Mặt trận Cao
3 Hồ Chí Minh: “Thư gửi Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng”, Toàn tập, t 4, tr. 56


Miên độc lập đồng minh. Trên cơ sở ra đời mặt trận ở mỗi nước sẽ thành lập mặt trận
chung của ba nước là Đông Dương Độc lập đồng minh.
Các dân tộc trên bán đảo Đông Dương đều chịu ách thống trị của đế quốc Pháp,
phát xít Nhật cho nên phải đoàn kết thống nhất lực lượng để đánh đuổi kẻ thù chung. Vấn
đề dân tộc ở bán đảo Đông Dương lúc này là vấn đề tự do độc lập của mỗi dân tộc. Do đó
Hội nghị Trung ương 8 khẳng định hết sức tôn trọng và thi hành đúng quyền dân tộc tự
quyết đối với các dân tộc ở Đơng Dương. Sau khi đánh đuổi được Pháp, Nhật thì: “Các
dân tộc sống trên cõi Đông Dương sẽ tùy theo ý muốn tổ chức thành liên bang cộng hòa
dân chủ hay đứng riêng thành dân tộc quốc gia tùy ý”, “Sự tự do độc lập của các dân tộc
sẽ được thừa nhận và coi trọng”.
Hội nghị quyết định phải xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang và coi đây
là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và của nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại. Hội nghị đã
xác định 4 điều kiện cho khởi nghĩa vũ trang thắng lợi và xác định 6 nhiệm vụ phải thực
hiện để củng cố, tăng cường, phát triển mở rộng lực lượng cách mạng trong cả nước đủ
sức để thực hiện và củng cố thắng lợi của cuộc khởi nghĩa vũ trang.
Hội nghị Trung ương 8 đã phát triển sáng tạo phương thức khởi nghĩa vũ trang
cách mạng khi đề ra chủ trương tiến hành khởi nghĩa từng phần giành chính quyền từng
địa phương mở đường tiến lên tổng khởi nghĩa.
Hội nghị Trung ương 8 đã đề ra nhiệm vụ xây dựng Đảng làm cho Đảng đủ năng
lực lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đảng là người lãnh đạo người tổ
chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Đến Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941), Đảng ta đã hoàn chỉnh sự chuyển

hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng được nêu ra từ Hội nghị Trung ương 6 tháng
11/1939. Đó là sự chuyển hướng chiến lược tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược
phản đế và phản phong sang thực hiện chiến lược giải phóng dân tộc, chỉ tập trung lực
lượng toàn dân tộc giải quyết cho được một vấn đề cấp bách và quan trọng hàng đầu là
đánh đổ ách thống trị của đế quốc Pháp-Nhật, giành độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc.


3.2. Ý nghĩa của Hội nghị trung ương 8
Nghị quyết của Hội nghị lần 8 đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến
lược và sách lược cách mạng đã đề ra ở Hội nghị Ban Chấp hàng Trung ương lần thứ 6
(11/1939). Nó có tác dụng quyết định trong việc vận động toàn đảng, toàn dân chuẩn bị
tiến tới Cách mạng tháng Tám.
Từ xác định đúng mâu thuẫn cơ bản chủ yếu, đến chỉ rõ kẻ thù chủ yếu là đế quốc
Pháp - Nhật, Hội nghị đã xác định rõ tính chất của cuộc cách mạng là cách mạng giải
phóng dân tộc, lực lượng tiến hành cuộc cách mạng này là toàn dân Việt Nam bao gồm
mọi tầng lớp, mọi tổ chức chính trị, mọi giai cấp, mọi tơn giáo, dân tộc, mọi lứa tuổi
được tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất phản đế với tên gọi Mặt trận Việt Nam
Độc lập đồng minh. Đảng Cộng sản Đông Dương là thành viên của Việt Minh và là hạt
nhân chính trị lãnh đạo Việt Minh. Hội nghị Trung ương 8 đã quyết định phương pháp
cách mạng giải phóng dân tộc là khởi nghĩa vũ trang từ khởi nghĩa vũ trang từng phần.
Giành chính quyền ở từng địa phương chuẩn bị lực lượng đón thời cơ tiến tới tổng khởi
nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Hội nghị Trung ương 8
(tháng 5/1941) là sự khẳng định kế thừa, tiếp thu và phát triển sáng tạo tư tưởng cách
mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra trong tác phẩm “Đường Cách mệnh”
(1927) và Cương lĩnh Cách mạng đầu của Đảng do chính Người dự thảo và được Hội
nghị thành lập Đảng 3/2/1930 thông qua.
Đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Hội nghị Trung ương 8 là
sự khẳng định bước trưởng thành vượt bậc của Đảng ta trong lãnh đạo chính trị, trong đổi
mới tư duy về xây dựng đường lối cứu nước, trong việc mài sắc vũ khí tự chỉ trích

Bolshevik để vượt qua bệnh ấu trĩ “tả” khuynh, bệnh giáo điều dập khuôn máy móc…
Đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 8 (tháng 5/1941) là ngọn đèn pha soi sáng, là ngọn cờ dẫn đường chỉ lối cho


toàn dân ta giành thắng lợi vĩ đại trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, lập nên nước
Việt Nam Dân chủ cộng hoà nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3.3. Sự thành lập của Mặt Trận Việt minh
Để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, phải vận dụng phương pháp hiệu
triệu hết sức thống thiết, làm sao đánh thức được tinh thần dân tộc cho nhân dân, nên Mặt
trận không thể gọi như trước mà phải dùng tên khác phù hợp hơn với nhiệm vụ cách
mạng giai đoạn hiện tại. Bởi vậy, theo đề nghị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị
quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh, gọi tắt là Mặt trận Việt
Minh nhằm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các giai cấp, các dân tộc, tôn giáo, các giới…vào
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng.
Ngày 19-5-1941, Mặt trận Việt Minh ra đời thay cho Mặt trận Dân tộc thống nhất
phản đế Đông Dương và đặt ra nhiệm vụ giúp đỡ các dân tộc Lào và Campuchia thành
lập mặt trận dân tộc của nước mình. Mặt trận Việt Minh lấy lá cờ đỏ có ngơi sao vàng
năm cánh làm huy hiệu, khẩu hiệu chính là: phản Pháp - kháng Nhật - liên Hoa - độc lập.
Về tổ chức: Mặt trận Việt Minh được tổ chức theo hệ thống từ Trung ương đến cơ
sở: Ở cấp xã có Ban Chấp hành Việt Minh do các đoàn thể Việt Minh ở làng hay xã cử ra;
Ở cấp tổng, huyện (hay phủ, châu, quận); tỉnh, kỳ có Ban chấp ủy Việt Minh của mỗi cấp
tương ứng; Ở cấp toàn quốc có Tổng bộ Việt Minh.
Về chủ trương: Mặt trận Việt Minh liên hiệp hết thảy các từng lớp nhân dân
khơng phân biệt tơn giáo, đảng phái, xu hướng chính trị nào, giai cấp nào, đoàn kết chiến
đấu để đánh đuổi Pháp-Nhật giành quyền độc lập cho xứ sở; giúp đỡ Ai Lao Độc lập
Đồng minh và Cao Miên Độc lập Đồng minh để cùng thành lập Đông Dương Độc lập
Đồng minh. Sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật, sẽ thành lập một Chính phủ
nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hịa lấy lá cờ đỏ ngơi sao vàng nǎm cánh làm lá cờ
toàn quốc.



Mặt trận Việt Minh xác định các chính sách về chính trị (8 điểm), kinh tế (7 điểm),
văn hóa (3 điểm), xã hội (5 điểm), ngoại giao (4 điểm) và đối với các tầng lớp nhân dân
(10 điểm) là công nhân, nơng dân, binh lính, học sinh, phụ nữ, thương nhân, viên chức.
4. Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng qn
Thực hiện chỉ thị của đồng chí Hồ Chí Minh, sau một thời gian gấp rút chuẩn bị,
vào ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc
châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập gồm
34 chiến sĩ, biên chế thành 3 tiểu đội, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây
là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội
nhân dân Việt Nam.
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có 34 đội viên, số lượng đội viên tuy
ít, vũ khí thơ sơ, thiếu thốn, nhưng Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - đội quân
chủ lực đầu tiên của cách mạng Việt Nam là "một đoàn quân gang thép, rắn chắc không
sức mạnh nào khuất phục nổi, sẵn sàng quật nát kẻ thù”.
Trên cơ sở đánh giá thời cơ và tình hình cách mạng trong nước, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, lực lượng vũ trang cùng các tầng lớp nhân dân đồng loạt đứng dậy tiến hành
khởi nghĩa giành chính quyền. Chỉ trong vịng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc Tổng
khởi nghĩa của nhân dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn. Cách mạng Tháng tám năm
1945 thành cơng, Việt Nam Giải phóng qn được đổi tên thành Vệ Quốc quân. Năm
1946, Vệ Quốc quân đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1950, đổi tên
thành Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngày 22/12/1944, ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân –
Đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được lấy làm Ngày thành lập
Quân đội nhân dân Việt Nam.
5.1. Cách mạng tháng Tám năm 1945
5.1.1. Sự chuẩn bị trước cách mạng



Tháng 5 – 1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào (Tuyên Quang).
Người chọn Tân Trào làm trung tâm chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước. Ngày 4 – 6 –
1945, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, khu giải phóng chính thức được thành lập, gọi là
Khu giải phóng Việt Bắc, gồm hầu hết các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang,
Tuyên Quang, Thái Nguyên và một số vùng thuộc các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Phú
Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên. Tân Trào được chọn làm Thủ đơ Khu giải phóng. Uỷ ban chỉ
huy lâm thời Khu giải phóng được thành lập. Khu giải phóng Việt Bắc là hình ảnh thu
nhỏ của nước Việt Nam mới. Công cuộc chuẩn bị được gấp rút hoàn thành. Toàn dân tộc
đội ngũ đã sẵn sàng, đón chờ thời cơ vùng dậy Tổng khởi nghĩa.
5.1.2. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
Đầu tháng 8 – 1945, quân Đồng minh tiến công mạnh mẽ vào các vị trí của quân
đội Nhật Bản ở châu Á – Thái Bình Dương. Để uy hiếp Nhật Bản, ngày 6 và 9 – 8 –
1945, Mĩ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirôsima và Nagaxaki của
Nhật Bản, huỷ diệt hai thành phố này, giết hại hàng vạn dân thường.
Ngày 8 – 8 – 1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản. Ngày 9 – 8, qn đội Xơ
viết mở màn chiến dịch tổng cơng kích đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Đông Bắc
Trung Quốc.
Giữa trưa 15 – 8 – 1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng không điều kiện các lực
lượng Đồng minh trên sóng phát thanh của Nhật Bản.
Qn Nhật ở Đơng Dương rệu rã. Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang
mang. Điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến.
Ngay từ ngày 13 – 8 – 1945, khi nhận được những thông tin về việc Nhật Bản sắp
đầu hàng. Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Uỷ ban khởi nghĩa
toàn quốc. 23 giờ cùng ngày, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố "Quân lệnh số 1",
chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.


Từ ngày 16 đến ngày 17 8 – 1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào.
Đại hội tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của

Việt Minh, cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Đến giữa tháng 8 – 1945, khí thế cách mạng sục sôi trong cả nước. Từ ngày 14 –
8, một số cấp bộ Đảng và tổ chức Việt Minh, tuy chưa nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa
do thông tin liên lạc khó khăn, nhưng căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương và vận
dụng chỉ thị Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" đã phát động nhân dân khởi
nghĩa. Khởi nghĩa đã nổ ra ở nhiều xã, huyện thuộc các tỉnh châu thổ sông Hồng, Thanh
Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế, Khánh Hoà...
Chiều 16 – 8 – 1945, theo lệnh của Uỷ ban khởi nghĩa, một đơn vị giải phóng quân
do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái
Nguyên.
Ngày 18 – 8 – 1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành
được chính quyền ở tỉnh lị. Đây là các địa phương giành được chính quyền sớm nhất
trong cả nước.
Ở Hà Nội, chiều ngày 17 – 8, quần chúng nội, ngoại thành tổ chức mít tinh ở Nhà
hát Lớn, sau đó xếp thành đội ngũ, đi từ Nhà hát Lớn qua các trung tâm, hộ vang các
khẩu hiệu : "Ủng hộ Việt Minh !", "Đả đảo bù nhìn !", "Việt Nam độc lập ..…....
Uỷ ban Khởi nghĩa quyết định khởi nghĩa giành chính quyền vào ngày 19-8-1945.
Ngày 18 – 8, cờ đỏ sao vàng xuất hiện trên các đường phố chính của Hà Nội.
Ngày 19 – 8, hàng vạn nhân dân nội, ngoại thành xuống đường biểu dương lực
lượng. Quần chúng cách mạng, có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu, lần lượt chiếm
Phủ Khâm sai, Sở Cảnh sát Trung ương. Sở Bưu điện, Trại Bảo an binh... Tối 19 – 8,
cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi.


Ở Huế, ngày 20 – 8, Uỷ ban Khởi nghĩa tỉnh được thành lập. Uỷ ban quyết định
giành chính quyền vào ngày 23 – 8. Hàng vạn nhân dân nội, ngoại thành kéo về biểu tình
thị uy chiếm các cơng sở. Chính quyền về tay nhân dân.
Tại Sài Gịn, Xứ uỷ Nam Kì quyết định khởi nghĩa ở Sài Gịn và các tỉnh vào ngày
25 tháng 8. Sáng 25 – 8, các đơn vị "Xung phong công đoàn", "Thanh niên tiền phong",
công nhân, nông dân các tỉnh Gia Định, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Mĩ Tho kéo về thành

phố. Quần chúng chiếm Sở Mật thám, Sở Cảnh sát, nhà ga, bưu điện, nhà máy điện...
giành chính quyền ở Sài Gịn.
Khởi nghĩa thắng lợi ở ba thành phố lớn Hà Nội, Huế, Sài Gòn đã tác động quyết
định đến các địa phương trong cả nước. Nhiều nơi, từ rừng núi, nông thôn, thành thị nối
tiếp nhau khởi nghĩa. Đồng Nai Thượng và Hà Tiên là những địa phương giành chính
quyền muộn nhất vào ngày 28 – 8.
Như vậy, trừ mấy thị xã do lực lượng của Trung Hoa Dân quốc và tay sai chiếm
đóng từ trước (Móng Cái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Vĩnh Yên), cuộc Tổng khởi
nghĩa giành được thắng lợi trên cả nước trong vòng nửa tháng, từ ngày 14 đến ngày 28 –
8 – 1945.
Chiều 30 – 8, trước cuộc mít tinh lớn có hàng vạn quần chúng tham gia, vua Bảo
Đại tuyên bố thoái vị. Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.
Chỉ trong vòng 17 ngày, cuối tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng
lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân.
Ngày 2 – 9 – 1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước cuộc mít tinh lớn
của hàng vạn nhân dân Thủ đô và các vùng lân cận, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt
Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân
và thế giới. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành lập.


5.2. Nguyên nhân thắng lợi
5.2.1. Nguyên nhân khách quan
Chiến thắng của Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít, đặc biệt là
chiến thắng phát xít Đức và quân phiệt Nhật của Hồng quân Liên Xô đã cổ vũ tinh thần,
củng cố niềm tin cho nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, tạo thời
cơ để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa.
5.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, từng trải qua những cuộc đấu
tranh kiên cường, bất khuất cho độc lập, tự do. Vì vậy, khi Đảng Cộng sản. Đông Dương
và Mặt trận Việt Minh phất cao cờ cứu nước thì toàn dân nhất tề đứng lên cứu nước, cứu

nhà, với tinh thần “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
Cách mạng tháng Tám do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, đứng đầu là Hồ
Chí Minh lãnh đạo, đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn dựa trên cơ sở lí luận Mác –
Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam.
Để giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám, Đảng ta đã có q trình chuẩn bị
trong suốt 15 năm, qua các phong trào cách mạng 1930 – 1935, 1936 – 1939, đã đúc kết,
rút được những bài học kinh nghiệm qua những thành công và thất bại
Trong những ngày khởi nghĩa, toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lịng, không sợ
hi sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc lập tự do. Các cấp bộ Đảng và Việt Minh từ Trung
ương đến địa phương linh hoạt, sáng tạo chỉ đạo khởi nghĩa, chớp thời cơ phát động quần
chúng nổi dậy giành chính quyền.
Sự nhạy bén về chính trị của các nhà lãnh đạo cách mạng còn thể hiện nổi bật qua
việc xác định thái độ mới của Chính quyền Việt Nam với Nhật và xử lý đúng làm lợi cho
cách mạng trong mối quan hệ tinh tế và phức tạp của quân đội Nhật với Việt Nam và với
các lực lượng Đồng minh giải giáp họ ở hai miền Việt Nam. 25 ngày sau khi Nhật Bản
tuyên bố đầu hàng Đồng minh, Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định: “Thái độ trung


lập của Nhật có lợi cho ta”; “Đối với Nhật họ hoàn toàn thay đổi thái độ với chúng ta, họ
khơng cịn là kẻ thù nữa nên chúng ta càng phải biết lợi dụng họ để có lợi cho ta”. 100
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta vững vàng về nguyên tắc, mềm dẻo về sách
lược, lợi dụng được mâu thuẫn giữa các nước lớn với nhau, cũng như mâu thuẫn nội bộ
của mỗi bên có mặt tại Việt Nam, hết sức tránh xung đột với lực lượng của Tưởng, kiên
quyết kháng chiến chống thực dân xâm lược. Nhưng khi chính quyền Tướng Giới Thạch
thoả hiệp cho Pháp đưa quân ra miền Bắc, ta đã kịp thời kết thúc quá trình đàm phán hoà
bình để đạt đến một giải pháp với Pháp, đẩy được 20 vạn quân của Tưởng cùng bọn tay
sai của chúng ra khỏi Việt Nam.
Kết hợp phân tích tương quan lực lượng, chiều hướng phát triển của tình hình để
dự báo khả năng, thời điểm và thời cơ của cách mạng. Sau cuộc phản công của Hồng
quân Liên Xô ở Xtalingrat tháng Ba 1943, cục diện chiến tranh có sự thay đổi mang tính

bước ngoặt. Tháng Mười 1944, xem xét kỹ tương quan lực lượng giữa phe đồng minh và
phe trục và chiều hướng phát triển của chiến tranh, trong “Thư gửi đồng bào toàn quốc”,
Hồ Chí Minh dự báo: “phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các Đồng minh quốc sắp
tranh được sự thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm
hoặc một năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh!”.4
Liên hệ sau này Về việc ta tiến hành toàn quốc kháng chiến, Bác nhận xét: “Tại
sao ta dám kháng chiến? Vì ta tin ta nhất định thắng... Tuy lúc đó Đảng Cộng sản Trung
Quốc còn ở Diên An cách xa ta rất nhiều, nhưng ta biết trước rằng cách mạng Trung
Quốc nhất định thành công, cho nên ta cũng biết trước rằng kháng chiến nhất định thắng
lợi”.5
5.3. Ý nghĩa lịch sử
Cách mạng tháng Tám mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta, đã phá
tan xiềng xích nơ lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm, ách thống trị của phát xít Nhật gần 5
4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, tr.120
5 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. t.12, tr.174


năm, lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị ngót chục thế kỉ ở nước ta, lập nên nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà – Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách
mạng Việt Nam, mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc : kỉ nguyên độc lập, tự do ; kỉ nguyên
nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc ; kỉ
nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh
đạo thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa, trở thành một
Đảng cầm quyền, chuẩn bị những điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát
xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đã chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc
địa của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm suy yếu chúng, cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc

thuộc địa đấu tranh tự giải phóng, “có ảnh hưởng trực tiếp và rất to lớn đến hai dân tộc
bạn là Miên và Lào”.
II. Bước đầu hình thành nền ngoại giao nhân dân
1. Khái niệm ngoại giao nhân dân
Ngoại giao nhân dân là một kênh ngoại giao quan trọng của ngoại giao Việt Nam.
Hiểu đơn giản đó là những cuộc đối thoại giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các
nước.
 Ngoại giao nhân dân được triển khai ngay từ cuộc kháng chiến lần thứ nhất, nhưng
đạt tới đỉnh cao trong cuộc kháng chiến lần thứ 2, là một bước phát triển độc đáo
và sáng tạo của ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, hiếm thấy trong
lịch sử ngoại giao thế giới.
 Ngoại giao nhân dân là lực lượng, binh chủng quan trọng của mặt trận ngoại giao.
Đó là cơng việc của nhiều ngành, nhiều cấp: “Ta có 2 mặt cơng tác quan trọng là
nội chính và ngoại giao..Đây khơng phải chỉ là các đại sứ quán, tổng lãnh sự quán


là những cơ quan chuyên mơn phụ trách, mà cịn các tổ chức khác như ngoại
thương, văn hóa, thanh niên, phụ nữ, công đoàn cũng đều làm ngoại giao cả”.
2. Trong giai đoạn này của cuộc đấu tranh, ngoại giao nhân dân lại mang những nội
dung và hình thức biểu hiện riêng
Quá trình xác định đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc, tổ chức và lãnh đạo
cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất tổ quốc, xây dựng chính quyền dân chủ nhân
dân và chủ nghĩa xã hội đồng thời là quá trình hình thành và hoàn chỉnh các nguyên lý và
nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam, mà tư
tưởng về ngoại giao là một bộ phận hợp thành.
Qua mỗi giai đoạn của cuộc đấu tranh, ngoại giao nhân dân lại mang những nội
dung và hình thức biểu hiện riêng. Trong giai đoạn 1941- 1945, Việt Nam đứng về phe
Đồng minh chống phát xít. Đảng Cộng sản Đơng Dương xác định mối quan hệ đó thực
chất là quan hệ với các nước lớn, đã nhấn mạnh: “Chú ý rằng: ta có mạnh thì họ mới chịu
“đếm xỉa đến”. Ta yếu thì ta chỉ là một khí cụ trong tay kẻ khác, dầu kẻ ấy có thể là bạn

đồng minh của ta vậy”6. Đảng ta cũng xác định: “đừng có ảo tưởng rằng: quân Tàu và
quân Anh, Mỹ sẽ mang lại tự do cho ta. Không, trong cuộc chiến đấu giải phóng cho ta,
cố nhiên là phải kiếm bạn đồng minh dầu rằng tạm thời bấp bênh có điều kiện, nhưng
công việc của ta trước hết ta phải làm lấy”7.
Trong khi chủ động chuẩn bị lực lượng cách mạng trong nước, xây dựng mặt trận
dân tộc thống nhất mà Việt Minh làm nịng cốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh nỗ lực tìm kiếm sự
ủng hộ của Đồng minh để kháng Nhật, đồng thời tranh thủ sự công nhận của đồng minh
đối với phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam. Hồ Chí Minh đã hai lần sang Trung
Quốc tìm kiếm bạn đồng minh cho Việt Nam: lần thứ nhất từ năm 1942 - 1944; lần thứ
hai đầu năm 1945. Lần thứ hai ấy đã mang lại kết quả nhất định: thiết lập được các mối
liên hệ với Đồng Minh và dẫn tới các hợp tác cụ thể giữa Việt Minh và lực lượng quân
đội Mỹ để chống quân đội chiếm đóng Nhật tại Đơng Dương. Nhờ Việt Minh đã xây
6 Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh biên niên niên tiểu sử, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 5, tr. 81.
7 Phạm Văn Đồng: Những nhận thức cơ bán về tư tưởng Hồ Chí Minh, tr 93.


dựng được lực lượng kháng chiến hoạt động thống nhất trong cả nước, nên khi toàn bộ
lực lượng của Pháp bị Nhật vơ hiệu hố sau cuộc đảo chính tháng Ba 1945, quân đội Mỹ
tại chiến trường Hoa Nam đã quyết định hợp tác với phong trào kháng chiến Việt Nam để
chống Nhật trên chiến trường Đông Dương.
Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, bọn thực dân ra sức bưng
bít diễn biến chiến tranh, xuyên tạc tình hình ở Đơng Dương, đưa ra các luận điệu “Việt
Minh phản bội”, trì hỗn việc chủn các thư, điện của Chính phủ Việt Nam gửi sang cho
Chính phủ Pháp. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ động liên hệ với nhân
dân Pháp, triển khai các hoạt động để tranh thủ và vận động dư luận Pháp, chống bọn
phản động thực dân Pháp. Bằng ngoại giao nhân dân ta mở rộng tuyên truyền ra nước
ngoài để hướng dư luận nhận thức đúng hơn về cuộc chiến tranh, tạo lòng tin và sự ủng
hộ của nhân dân thế giớicho cuộc kháng chiến của ta. Trong thời gian này, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã liên tục gửi các thơng điệp tới nhân dân Pháp tỏ rõ lập trường của Chính phủ

Việt Nam đối với các vấn đề liên quan đến xung đột Việt-Pháp, kêu gọi nhân dân Pháp
hãy yêu cầu Chính phủ Pháp chấm dứt cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam. Trong
thư Gửi dân chúng Việt Nam, dân chúng Pháp, dân chúng các nước đồng minh, ngày
21/12/1946, Người tố cáo dã tâm cướp nước Việt Nam của thực dân Pháp đồng thời bày
tỏ thiện chí đối với nhân dân và binh lính Pháp.
Năm 1945, ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa (VNDCCH) ra đời,
Chính phủ ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương thành lập các Hội hữu
nghị Việt-Hoa, Việt - Mỹ, đến năm 1950 thành lập Hội hữu nghị Việt- Xơ, ngoài ra cịn
có Ban quốc tế nhân dân, các Uỷ ban đoàn kết, Hội hữu nghị v.v.Ngày 3/10/1945, ta đã
triển khai hoạt động ngoại giao nhân dân đầu tiên bằng việc huy động 30 vạn người diễu
hành qua Phủ Toàn quyền Đông Dương với danh nghĩa chào mừng phái bộ Đồng Minh
nhưng thực tế là một cuộc biểu dương sức mạnh của khối toàn dân tin tưởng và ủng hộ
Chính quyền cách mạng khiến các lực lượng phản động phải e ngại. Mưu đồ lật đổ Chính
phủ Hồ Chí Minh của Hà ứng Khâm thất bại, vị thế của Chính phủ VNDCCH trước Đồng
Minh được nâng cao. Để có thể kiềm chế và hịa hỗn với qn Tưởng, ta dùng nhiều


biện pháp trên nhiều bình diện. Chính phủ ta triển khai nhiều hoạt động tăng cường hữu
nghị với nhân dân Trung Quốc, nhắc nhở các địa phương thực hiện đúng “Hoa- Việt thân
thiện”, bảo vệ Hoa kiều, ngăn ngừa âm mưu ly gián người Việt và người Hoa.
Đồng thời, với tinh thần chủ động tiến công, dựa trên quan điểm lấy sức ta giải
phóng cho ta, từ sau khi Nhật đảo chính Pháp, Đảng Cộng sản Đơng Dương và Việt Minh
đã phát động cao trào kháng Nhật, tổ chức các Uỷ ban dân tộc giải phóng địa phương, đề
ra những chủ trương và hướng dẫn cần thiết về chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, xác định thời
cơ khởi nghĩa. Kịp khi Nhật đầu hàng Đồng Minh khơng điều kiện thì tại các địa phương
căn cứ vào chủ trương của Đảng, các Uỷ ban dân tộc giải phóng, mở đầu là Hà Nội, đã
kịp thời lãnh đạo nhân dân cướp chính quyền ở địa phương. Cách mạng tháng Tám thành
công, Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam được cải tổ thành Chính phủ lâm thời Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà, đứng ở vị trí chủ nhân đất nước để giao thiệp với các lực lượng
nước lớn Đồng minh vào Đông Dương với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật. Thực

chất, lực lượng các nước lớn vào Đông Dương để chia nhau “chiến lợi phẩm” của cuộc
chiến tranh chống Nhật. Mỗi lực lượng như vậy vào Việt Nam mang theo những ý đồ
riêng: chiếm đóng lâu dài, lập chính quyền tay sai, lật đổ chính quyền cách mạng, khơi
phục lại sự cai trị ở Việt Nam...
Ngay từ năm 1942, khi ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, qua báo chí địa
phương, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra sự căng thẳng giữa Mỹ, Trung Hoa Quốc dân đảng
với Anh, Pháp trong vấn đề thuộc địa và Đông Dương. Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản
Đông Dương thường xuyên theo dõi, chỉ ra các mâu thuẫn này và đề ra chủ trương và đối
sách trước sự phát triển của tình hình chiến tranh và chính trị ở Viễn Đơng. Trong q
trình xử lý các quan hệ trực tiếp, phức tạp với Pháp và các tướng lĩnh Trung Hoa Quốc
dân đảng có mặt ở Bắc Việt Nam, Chính phủ Hồ Chí Minh đã triệt để khai thác các cam
kết của Mỹ và Đồng minh đưa ra trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Chủ tịch Hồ Chí
Minh tám lần gửi thơng điệp, thư, điện cho Tổng thống và Ngoại trưởng Mỹ, giới thiệu
tình hình ở Đông Dương, đề nghị Hoa Kỳ công nhận nền độc lập của Việt Nam, góp phần
ngăn chặn cuộc chiến tranh xâm lược do thực dân gây ra ở Đông Dương.


KẾT LUẬN
Qua thực tiễn trong những năm từ 1941 -1945, nhiều phương pháp đối ngoại khác
nhau đã được vận dụng, phát triển và phát huy vai trò rất hiệu quả, phù hợp với từng giai
đoạn cách mạng của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người mở đường và trực tiếp
triển khai, đưa đối ngoại nhân dân trở thành một kênh đối ngoại quan trọng trong lịch sử
cách mạng Việt Nam ngay từ trước khi nước ta có kênh liên lạc chính thức với các nước.
Đây chính là cơ sở quan trọng để Đảng phát huy vai trò của đối ngoại đảng và đối ngoại
nhân dân nhằm phục vụ mục tiêu cao nhất lúc đó là giải phóng dân tộc. Cách mạng
Tháng Tám thành công năm 1945 là kết quả các hoạt động đối ngoại hiệu quả của Việt
Nam, với sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng. Cũng từ khi đó, đối ngoại Việt Nam
đã mang tính "toàn diện", không những trong đối ngoại nhân dân mà còn bao gồm cả đối
ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước. Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
được thành lập, ngoại giao Nhà nước ra đời. Từ đó, ba trụ cột đối ngoại đảng, ngoại giao

nhà nước, đối ngoại nhân dân đã có những bước phát triển đáng kể, đóng góp quan trọng
vào q trình giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước sau này.
Từ những bài học lịch sử đó chúng ta cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng
về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất
nước và tiếp tục phát huy vai trò, thế mạnh của công tác đối ngoại nhân dân trong tình
hình mới như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cách mạng Việt Nam trong bất kỳ
hoàn cảnh và thời điểm nào cũng cần đến vai trị, sự đóng góp của đối ngoại nhân dân”.


Tài liệu tham khảo
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
2. Phạm Văn Đồng: Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1988.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng tồn tập, Nhà x́t bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2001. t.12.
4. Hồ Chí Minh: “Thư gửi Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng”, Toàn tập,
t4.
5. Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Hồ Chí
Minh biên niên niên tiểu sử, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t5.
6. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường
cách mạng Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000



×