Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty may Đức Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.83 KB, 33 trang )

Nguyễn Thị Lan Hương- KTA 2010
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam
không chỉ chịu sức ép cạnh tranh với các công ty trong nước mà còn chịu sự cạnh
tranh gay gắt, quyết liệt hơn từ các tập đoàn đa quốc gia, những công ty hùng mạnh
cả về vốn, thương hiệu và trình độ quản lý. Do vậy, để cạnh tranh được, các doanh
nghiệp cần phải tìm được cho mình một hướng đi hợp lý để tồn tại và phát triển. Một
trong số các giải pháp cần phải làm là tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả
quản lý… mà thông tin để làm cơ sở không thể khác hơn ngoài thông tin kế toán.
Chính vì vậy các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì đòi hỏi phải có bộ máy
kế toán tốt và hiệu quả.
Công ty Cổ phần may Đức Giang đã thành lập được 2 thập kỷ đến nay, công
ty đã thực sự có một chỗ đứng nhất định trên thị trường trong nước và phát triển ra cả
nước ngoài. Để đạt được thành tựu như ngày hôm nay là cả một quá trình nỗ lực
phấn đấu xây dựng và phát triển của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty. Bên
cạnh đó không thể không nhắc đến sự đóng góp quan trọng của bộ phận kế toán trong
công ty.
Trong thời gian đầu thực tập tại phòng Kế toán của Công ty cổ phần may Đức
Giang, được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Lê Kim Ngọc cùng với sự giúp đỡ của
các cán bộ kế toán trong Công ty, với hành trang là kiến thức đã được học em xin
được trình bày báo cáo tổng quan về công ty cổ phần may Đức Giang.
Bài báo cáo gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kĩ thuật và tổ chức bộ máy quản lí
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Đức giang
Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty
Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại công ty
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Kim Ngọc cùng toàn thể cán bộ nhân
viên phòng kế toán công ty cổ phần may Đức Giang đã chỉ bảo, hướng dẫn tận tình
giúp em có thể hoàn thành bản báo cáo này.
1
Nguyễn Thị Lan Hương- KTA 2010


PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ
CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
 Tên gọi: Công ty cổ phần may Đức Giang.
 Tên giao dịch quốc tế: May Duc Giang Join - stock company.
 Tên viết tắt: DUGARCO., JSC
 Loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp cổ phần với 51% vốn Nhà nước.
 Cơ quan chủ quản: Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
 Trụ sở chính: 59 Đức Giang – Quận Long Biên – Hà Nội.
Công ty có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng tại Ngân hàng công thương
khu vực Chương Dương và Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam. Quá trình hình
thành và phát triển của Công ty được tóm tắt như sau:
• Tháng 5 năm 1989, Liên hiệp sản xuất – xuất nhập khẩu may (Bộ Công nghiệp
nhẹ) quyết định thành lập Xí nghiệp sản xuất- dịch vụ may trực thuộc Liên hiệp
với qui mô nhỏ, khoảng 300 công nhân, trên cơ sở kho vật tư may tại thị trấn Đức
Giang.
• Ngày 12-12-1992, Bộ trưởng Công nghiệp nhẹ kí quyết định số 1274/CNn-
TCLĐ đổi tên Xí nghiệp thành Công ty may Đức giang và là một đơn vị thành
viên của Liên hiệp sản xuất – xuất nhập khẩu may.
• Trong những năm tiếp theo, công ty không ngừng phát triển: Công ty đã đầu tư
xây mới hai nhà xưởng hiện đại tại khuôn viên Công ty, tăng nhanh năng lực sản
xuất ( từ một xưởng nhỏ ban đầu, đến nay tai khuôn viên công ty ở 59 phố Đức
Giang Hà Nội đã có 6 xí nghiệp may, 1 xí nghiệp thêu, 1 xí nghiệp giặt, 1 xí
nghiệp bao bì cac-tông) đồng thời Công ty đã đầu tư thành lập 3 công ty liên
doanh tại các tỉnh: Công ty may - xuất nhập khẩu tổng hợp Việt Thành ở tỉnh Bắc
Ninh, Công ty may Hưng Nhân ở tỉnh Thái Bình, Công ty may - xuất nhập khẩu
tổng hợp Việt Thanh ở tỉnh Thanh Hoá.
2
Nguyễn Thị Lan Hương- KTA 2010

• Ngày 13-9-2005, Bộ trưởng Công Nghiệp kí quyết định số 2882/QĐ-TCCB
chuyển Công ty May Đức Giang thành Công ty cổ phần May Đức Giang.
• Từ 1-1-2006, công ty đã chính thức hoạt động theo qui chế công ty cổ phần trong
đó phần vốn nhà nước chiếm 45% vốn điều lệ. Hiện nay số CBCNV của Công ty
và các đơn vị liên doanh gần 8500 người, mỗi năm sản xuất khoảng 7 triệu sơ-
mi, 3 triệu giắc-két và 1 triệu quần. Sản phẩm của Công ty được xuất đi nhiều
nước trên thế giới.
• Công ty luôn bảo toàn và phát triển vốn, không ngừng nâng cao hiệu quả sản
xuất, kinh doanh. Đến nay công ty cổ phần may Đức Giang đã có quan hệ bạn
hàng với 46 khách hàng thuộc 21 quốc gia trên thế giới, chủ yếu là: Mỹ, Liên
minh Châu Âu, Nhật Bản... Nhiều khách hàng lớn có uy tín trên thị trường may
mặc quốc tế như hãng: Adagio, Sonoma, Sprit, Marcona, Alfani ... Đã có quan hệ
bạn hàng nhiều năm với những hợp đồng sản xuất gia công khối lượng lớn, tạo đủ
việc làm cho cán bộ công nhân viên của công ty và các liên doanh tại địa phương.
Sau gần hai thập kỉ phát triển, công ty đã được nhà nước tặng thưởng danh
hiệu Anh hùng và nhiều huân chương các loại như chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng
Quốc tế ISO 9002, tiêu chuẩn vệ sinh môi trường ISO 14000 và tiêu chuẩn trách
nhiệm SA 8000.
Như vậy qua các chỉ tiêu trên có thể thấy công ty cổ phần may Đức Giang có
1 vị trí vững vàng và ngày càng phát triển trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, tạo
dựng được hình ảnh tốt với các bạn hàng trong và ngoài nước.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của công ty
1.2.1.1) Chức năng: Công ty cổ phần May Đức Giang hoạt động kinh doanh
độc lập, tức là hạch toán trên cơ sở lấy thu bù chi, khai thác nguồn vật tư, lao động
trong nước và nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, tăng thu ngoại tệ góp
phần phát triển kinh tế Việt Nam.
Sản phẩm chính của công ty cổ phần may Đức Giang là: áo jacket các loại, áo
blu-dông, áo măng tô, áo gi- lê, áo sơ mi nam, nữ, quần soóc, váy.....
3

Nguyễn Thị Lan Hương- KTA 2010
Tổng công ty Đức Giang chuyên hoạt động trong các lĩnh vực sau:
• Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm dệt may, nguyên phụ liệu,
máy móc, thiết bị, phụ tùng, linh kiện ngành dệt may ( Công ty cổ phần may Đức
Giang);
• Kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nông
nghiệp, lâm nghiệp, hải sản, thực phẩm công nghệ;
• Kinh doanh các sản phẩm dân dụng, thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải, vật
liệu điện, điện tử, điện lạnh, cao su;
• Nhập khẩu sắt thép gỗ, máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất kinh
doanh, kinh doanh kim loại màu (kẽm, nhôm, đồng, chì) làm nguyên liệu cho sản
xuất;
• Kinh doanh vận tải đường bộ và đường thuỷ;
• Dịch vụ xuất nhập khẩu;
• Kinh doanh bất động sản, xây dựng và kinh doanh cho thuê làm văn phòng, trung
tâm thương mại, siêu thị và nhà ở;
• Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, lưu trú du lịch; kinh doanh du lịch lữ hành nội
địa và quốc tế.
1.2.1.2) Nhiệm vụ:
 Tổ chức sản xuất, kinh doanh, xuất- nhập khẩu theo đúng ngành nghề, mục đích
thành lập của Công ty.
 Sản xuất- gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng, XNK theo hợp đồng đã
ký, uỷ thác và nhận uỷ thác XNK qua đơn được phép XNK.
 Chủ động tìm hiểu thị trường, tìm khách hàng ký kết các hợp đồng kinh tế với
các đối tác.
 Trên cơ sở đơn đặt hàng tiến hành xây dựng kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài
chính và tổ chức thực hiện kế hoạch.
 Bảo tồn vốn phát triển, vốn nhà nước giao, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
4
Nguyễn Thị Lan Hương- KTA 2010

 Thực hiện phân phối theo kết quả lao động, chăm lo và không ngừng cải thiện
đời sống vật chất và tinh thần cho các cán bộ công nhân, bảo vệ doanh nghiệp,
bảo vệ sản xuất, môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
 Hàng năm Công ty tổ chức nhiều đợt thi tay nghề, nâng bậc lương, đào tạo bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nâng cao tay nghệ cho đội ngũ công nhân trong toàn
công ty về trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ.
 Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động hoạch toán kinh
doanh và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Hoạt động ngành
nghề theo đúng đăng ký.
 Thực hiện đầy đủ các chính sách với người lao động theo quy định của bộ luật
lao động.
 Thực hiện pháp lệnh kế toán, báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước.
 Nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định của pháp luật Nhà nước.
 Chia cổ tức đúng kỳ hạn.
 Báo cáo và công khai hoạt động tài chính trước hội đồng cổ đông.
 Quản lý đào tạo CBCNV một cách có hiệu quả.
 Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuất với Bộ
công nghiệp và Tổng công ty Dệt- May Việt Nam giải quyết các vấn đề vướng
mắc trong kinh doanh.
 Tuân thủ pháp luật Nhà Nước về quản lý tài chính, quản lý xuất khẩu và giao
dịch đối ngoại. Nghiêm chỉnh thực hiện cam kết trong hợp đồng mua bán và các
hợp đồng liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty.
 Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đồng thời tự bổ sung nguồn vốn
kinh doanh, đầu tư mở rộng đổi mới trang thiết bị bù đắp chi phí đảm bảo kinh
doanh có lãi, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
 Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhằm có nguồn thu ngoại tệ phục vụ cho nhập
khẩu máy móc thiết bị phát triển sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm may mặc.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty
1.2.2.1) Năng lực sản xuất của toàn công ty:
5

Nguyễn Thị Lan Hương- KTA 2010
Tổng số công nhân: 8450
Số dây chuyền may: 144
Máy may 1 kim: 4710
Máy may 2 kim: 453
Máy vắt sổ: 325
Máy thùa khuyết: 88
Máy đính cúc: 104
Máy chuyên dùng khác: 1329
1.2.2.2) Năng lực sản xuất/ năm:
Sơ mi: 6.800.000
Jacket: 3.050.000
Quần: 1.000.000
1.2.2.3) Các xí nghiệp trực thuộc và công ty liên doanh:
a) Các xí nghiệp trực thuộc công ty
- Xí nghiệp Thêu:
Số máy thêu Tajima: 4
32 đầu 9 chỉ
40 đầu 6 chỉ
- Xí nghiệp giặt:
Số máy giặt: 9
Số máy sấy: 12
Năng lực sản xuất: 3.000.000 sản phẩm/ năm
- Xí nghiệp bao bì cac-tông:
Công xuất: 1.500.000 m2 cac- tông/ năm
6
Nguyễn Thị Lan Hương- KTA 2010
Bảng số 1: Năng lực sản xuất của các xí nghiệp may
Chỉ tiêu
Xí nghiệp

may 1
Xí nghiệp
may 2
Xí nghiệp
may 4
Xí nghiệp
may 6
Xí nghiệp
may 8
Xí nghiệp
may 9
Tổng số công nhân 425 515 450 430 605 430
Số dây chuyền may 8 8 8 8 10 8
Máy may 1 kim 211 162 203 225 222 208
Máy may 2 kim 24 24 24 24 28 25
Máy vắt sổ 24 24 24 24 28 16
Máy thùa khuyết 2 12 2 2 15 1
Máy đính cúc 6 17 5 11 203 6
Máy chuyên dùng khác 125 85 102 122 203 98
Năng lực sản xuất/năm
Sơ mi 1.600.000 1.700.000
Jacket 300.000 300.000 300.000 250.000
Quần 200.000 100.000 100.000 100.000
b) Các công ty liên doanh
1, Công ty may xuất nhập khẩu tổng hợp Việt Thành – Bắc Ninh
2, Công ty TNHH may Hưng Nhân – Thái Bình
3, Công ty may xuất nhập khẩu tổng hợp Việt Thanh – Thanh Hóa
1.2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của công ty
1.2.3.1) Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty là sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản

phẩm được trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau. Các mặt hàng mà công ty
sản xuất có vô số kiểu cách, chủng loại khác nhau. Song tất cả đều phải trải qua các
giai đoạn như: Cắt, may, là, đóng gói ... Riêng đối với những mặt hàng có yêu cầu
giặt mài hoặc thêu thì trước khi là và đóng gói phải trải qua nhiều giai đoạn như: Giặt
mài hoặc thêu ở các phân xưởng sản xuất kinh doanh phụ.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở công ty cổ phẩn may Đức Giang:
Sơ đồ số 1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
7
Nhà cắt
Trải vải giáp mẫu
đánh số cắt nhập
kho nhà cắt
Nhà may
May cổ may tay
ghép thành sản
phẩm
Thêu
Giặt
mài

KSC
Phân xưởng hoàn thành
đóng gói, đóng kiện
Nhập kho
Nguyên
vật liệu
(Vải)
Nguyễn Thị Lan Hương- KTA 2010
• KSC : Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm
Nguyên vật liệu chính là vải được nhập từ kho nguyên liệu theo từng chủng

loại vải mà phòng kỹ thuật đã yêu cầu cho từng loại mã hàng. Vải được đưa vào nhà
cắt, tại đây vải được trải, đặt mẫu, đánh số và được bán thành phẩm. Sau đó các bán
thành phẩm được nhập kho nhà cắt và chuyển cho các tổ may ở các tổ may trong xí
nghiệp. ở các bộ phận may, việc may lại được chia thành ít, nhiều công đoạn như:
may cổ, tay, thân... tổ chức thành một dây chuyển, bước cuối cùng của dây chuyền
may là hoàn thành sản phẩm. Trong quá trình may phải sử dụng các nguyên liệu phụ
như: cúc, chỉ, khoá, chun ... Cuối cùng khi sản phẩm may song chuyển qua bộ phận
là, rồi chuyển sang bộ phận KCS của xí nghiệp để kiểm tra xem sản phẩm có đảm
bảo chất lượng theo yêu cầu không. Khi đã qua bộ phận KCS thì tất cả các sản phẩm
được chuyển đến phân xưởng hoàn thành để đóng gói, đóng kiện.
1.2.3.2) Đặc điểm tổ chức sản xuất
Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và gia công hàng may mặc theo quy
trình công nghệ khép kín từ cắt, may, là, đóng gói... Bằng các máy móc thiết bị công
nghệ tiên tiến và hiện đại chuyên dùng với số lượng sản phẩm tương đối lớn. Nguyên
vật liệu chính để sản xuất sản phẩm là vải và một số nguyện phụ liệu như cúc, khuy,
8
Nguyễn Thị Lan Hương- KTA 2010
khóa... Tính chất sản xuất của các loại hàng trong công ty là sản xuất phức tạp kiểu
liên tục, loại hình sản xuất hàng loạt, số lượng lớn, chu kì sản xuất ngắn. Điều này
ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của công ty. Công ty có 6 xí
nghiệp may, 1 xí nghiệp thêu, 1 xí nghiệp giặt và 1 xí nghiệp bao bì cac-tông phù hợp
với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Trong mỗi xí nghiệp may lại chia thành 2
bộ phận: bộ phận cắt và bộ phận may.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH
DOANH CỦA CTY
1.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy
Sơ đồ số 2: Mô hình tổ chức bộ máy công ty
9
Chi nhánh VPĐD tại
HP& TP HCM

Công ty TM& ĐT Đức
Giang
Công ty CP thời trang
PT cao
Xí nghiệp may Bình
Yên
Đầu tư tài chính bất
động sản
Thương mại
Hội đồng quản trị
Cơ quan giám đốc
Ban kiểm soát
Sản xuất tại may Đức
Giang
Các XN may 1,2,4,6,8,9
Các phòng tại may Đức
Giang
Sản xuất tại các công ty
thành viên
May Việt Thành
Các xí nghiệp phụ trợ
May Hưng Nhân
May Việt Thanh
Nguyễn Thị Lan Hương- KTA 2010
Ghi chú :
1. Các phòng tại Tổng Công Ty Đức Giang bao gồm :
- Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu ; Phòng Kinh doanh Tổng hợp ; Phòng Kế
hoạch Vật tư; Phòng Đầu tư; Phòng ISO; Phòng Kỹ Thuật, Phòng Cơ điện; Phòng
Đời sống; Phòng Tài chính kế toán và Văn phòng tổng hợp.
2. Các xí nghiệp phụ trợ:

- Xí nghiệp Giặt mài ; Xí nghiệp thêu điện tử và Xí nghiệp bao bì carton.
3. Công ty Liên doanh May XNKTH Việt Thành :
- Cơ sở 1 : tại huyện Thuận Thành (Bắc Ninh)
- Cơ sở 2 : tại huyện Gia Bình (Bắc Ninh)
10
Nguyễn Thị Lan Hương- KTA 2010
4. Công ty TNHH May Hưng Nhân :
- Cơ sở 1 : tại huyện Hưng Hà (Thái Bình)
- Cơ sở 2 : tại khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh (Thái Bình)
5. Để đảm bảo sản xuất có hiệu quả và quản lý tốt sản xuất, công ty May Đức Giang tổ
chức quản lý theo 2 cấp:
Trên có công ty và ban giám đốc công ty : lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp từng
xí nghiệp, giúp cho ban giám đốc, các phòng ban chức năng và nghiệp vụ được tổ
chức theo yêu cầu của việc quản lý kinh doanh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám
đốc. Trong đó, tổng giám đốc công ty là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của công
ty, chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý. Giúp việc cho tổng giám đốc
gồm 3 phó tổng giám đốc, một kế toán trưởng và các trưởng phòng ban chức năng.
6. Các phòng ban chức năng của công ty bao gồm:
- Văn phòng tổng hợp: Có nhiệm vụ tổ chức, điều hành mọi hoạt động của
công ty như tuyển dụng lao động, giao dịch, tiếp khách, hội họp các hoạt động sản
xuất của công ty.
- Phòng kế hoạch đầu tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu
thụ sản phẩm, quản lý thành phẩm, viết phiếu nhập, xuất kho, đưa ra các kế hoạch
hoạt động đầu tư cho ban giám đốc.
- Phòng xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ giao dịch các hoạt động xuất nhập
khẩu liên quan đến vật tư, hàng hoá, giao dịch ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu trong
công ty với các đối tác nước ngoài.
- Phòng kỹ thuật: có chức năng chỉ đạo kỹ thuật sản xuất dưới sự lãnh đạo
của phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật, chọn lựa kỹ thuật hợp lý cho mỗi quy
trình, kiểm tra áp dụng kỹ thuật vào sản xuất có hợp lý hay không, đề xuất ý kiến để

tiết kiệm nguyên liệu mà vẫn đảm bảo yêu cầu sản xuất.
- Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh và giám đốc mọi
hoạt động của công ty thông qua chỉ tiêu giá trị của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp cho
lãnh đạo công ty có đường lối phát triển đúng đắn và đạt hiệu quả cao nhất.
11
Nguyễn Thị Lan Hương- KTA 2010
- Phòng ISO: Có nhiệm vụ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn của hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9000 (ISO 9002)…
- Phòng thời trang và kinh doanh nội địa: có nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu
thị trường về thời trang, nghiên cứu thiết kế mẫu mã chào hàng FOB, xây dựng định
mức tiêu hao nguyên phụ liệu cho từng mẫu chào hàng, quản lý các cửa hàng đại lý
và cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty.
- Phòng cơ điện: Phụ trách điều hành việc lắp đặt, sửa chữa máy móc thiết bị
và việc sử dụng điện trong toàn công ty.
- Đội xe: Điều hành phương tiện vận chuyển, đi lại của công ty.
- Các xí nghiệp thành viên: Đứng đầu là các giám đốc xí nghiệp – là người
quản lý lao động trực tiếp, có nhiệm vụ: Quản lý quá trình làm việc hàng ngày của
công nhân, đôn đốc, giám sát việc thực hiện sản xuất ở xí nghiệp mình và báo cáo lên
cấp trên về toàn bộ quá trình đó. Gồm 6 xí nghiệp may, 1 xí nghiệp giặt mài, 1 xí
nghiệp thêu, 1 xí nghiệp bao bì.
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Kết quả kinh doanh 3 năm gần đây của công ty cổ phần may Đức Giang
(2007, 2008, 2009 ) như sau:
Bảng số 2: Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần may Đức Giang năm
2007, 2008 và năm 2009
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Tổng doanh thu
683.883 TriệuVND
763.75 Triệu VND 853.535 TriệuVND

Doanh thu xuất khẩu 36,4 triệu USD 40,5 triệu USD 45,78 triệu USD
Giá trị sản xuất CN 235.763 triệuVND 254.600 triệuVND 340.500 triệu VND
Nộp ngân sách 1.471triệu VND 3.135 triệu VND 4.523 triệu VND
12
Nguyễn Thị Lan Hương- KTA 2010
Đồng USD diễn biến phức tạp nhưng thị trường của hàng Dệt may Việt
Nam như EU, Hoa kỳ, Nhật bản,… vẫn tiếp tục tăng trưởng khá cả về giá và lượng
(XK dệt may cả nước 2008 đạt 40,5 triệu USD tăng 11,2% so với cùng kỳ 2007 và
năm 2009 đạt 45,78 triệu USD tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2008 ).
- Giá nguyên nhiên liệu tăng mạnh, các chi phí đầu vào tiếp tục tăng cao.Lạm
phát khá cao trong vòng 15 năm qua ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cán bộ
công nhân viên.
- Năng suất lao động 2009 tăng so với cùng kỳ năm 2008: May 2 – 20,1%; May 8
– 12,3%; May 9 – 5,4%; May 6 – 4,1%; May 4 – 3,4%; riêng may 1 chỉ đạt 95%; các
Liên doanh : TB2 – 33,9%; VT2 – 18,1%; TB1 – 15,7%; VT1 chỉ đạt– 97,7%; riêng
Thanh Hoá là đơn vị yếu nhất chỉ đạt 89,8%.
- Doanh thu may mặc nội địa 2008 tăng trưởng- đạt 119% so với 2007 và tổng
doanh thu năm 2009 tăng mạnh - đạt 122,8% so với 2008
- Nâng cao được năng suất lao động nhờ vào đầu tư công nghệ, cải tiến sản xuất
từ dây chuyền nước chảy sang chuyền cụm.
- Thu nhập BQ khối SX là 2.023.100 đồng/ng/tháng, trong đó công ty hỗ trợ tiền
sinh hoạt thêm là 385.700 đồng/ng/tháng.
PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
Công ty May Đức Giang đã dựa trên cơ sở chế độ ghi chép ban đầu của nhà
nước và hoạt động kinh tế của mình mà xây dựng bộ máy kế toán theo hình thức kế
toán tập trung và tiến hành công tác kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ, phương
pháp kế toán mà công ty áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên.
Phòng kế toán có chức năng tham mưu tổng giám đốc về công tác kế toán tổ

chức tại công ty nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng mục đích, đúng chế độ
chính sách hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
13

×