Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

QUY TRÌNH THU NHẬN HỢP CHẤT COLCHICINE TỪ CÂY BẢ CHÓ (colchicum autumnale) ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.44 KB, 34 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

QUY TRÌNH THU NHẬN HỢP CHẤT COLCHICINE TỪ
CÂY BẢ CHÓ (Colchicum autumnale) ỨNG DỤNG
TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT

Nhóm 3 :

GIẢNG VIÊN:
PGS.TS. NGƠ ĐẠI NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh – 2/4/2021

0


Mục lục
1. Bệnh gout
1.1 Tổng quan
1.1.1 Giới thiệu
1.1.2 Triệu chứng
1.2 Cơ chế
1.2.1 Nguyên nhân và phân loại
1.2.2 Cơ chế viêm khớp gout thông qua tinh thể MSU
1.2.3 Các giai đoạn phát triển của bệnh gout
1.3 Hướng điều trị
1.3.1 Cơ chế bệnh sinh
1.3.2 Điều trị bệnh gout qua chế độ ăn uống và sinh hoạt
1.3.2.1Chế độ ăn uống
1.3.2.2 Không sử dụng thức uống có cồn


1.3.2.3 Điều trị huyết áp
1.3.2.4 Sử dụng thuốc
1.3.3 Điều trị bệnh gout cấp tính
1.3.4 Điều trị bệnh gout mãn tính
2. Colchicine và cây bả chó (Colchicum autumnale)
2.1 Colchicine
2.1.1 Tổng quan
2.1.2 Đặc tính hóa học
2.1.3 Cơ chế chuyển hóa và độc tính
2.1.4 Cơ chế hoạt động
2.1.4.1 Sự phá vỡ tubulin là tác dụng chống phân bào
2.1.4.2 Cơ chế của Colchicine lên hệ thống miễn dịch
2.1.4.3 Tác động của Colchicine lên bạch cầu trung tính
2.1.4.4 Ức chế miễn dịch bẩm sinh và viêm nhiễm NALP3
2.1.4.5 Kích thích sự hiện diện của kháng nguyên
2.1.4.6 Tác dụng chống xơ hóa và bảo vệ tim mạch
2.2 Cây bả chó (Colchicum autumnale)
2.2.1 Tổng quan
2.2.2 Mơi trường sống
2.2.3 Đặc tính thực vật
2.2.4 Tính chất hóa học

Trang
3
3
3
3
4
4
4

6
7
7
9
9
9
10
10
11
15
18
18
18
19
20
21
21
24
24
25
27
28
29
29
29
29
30
1



3. Quy trình tách chiết Colchicine
3.1 Tổng quan
3.1.1 Chiết xuất hợp chất dược liệu
3.1.2 Nguyên lí tách chiết hợp chất hữu cơ
3.2 Các phương pháp chiết xuất thông dụng
3.2.1 Chiết xuất dung môi hữu cơ
3.2.2 Chiết xuất dung môi siêu tới hạn (SFE)
3.2.3 Chiết xuất hỗ trợ siêu âm
3.3 Phương pháp được chọn – Chiết xuất CO2 siêu tới hạn
3.3.1 Nguyên nhân lựa chọn phương pháp
3.3.2 Nguyên lí
3.3.3 Dụng cụ và hóa chất
3.3.3.1 Dụng cụ
3.3.3.2 Hóa chất
3.3.4 Quy trình tách chiết
3.3.4.1 Chuẩn bị mẫu
3.3.4.2 Tiến hành tách chiết
3.3.4.3 Sản phẩm phụ và yêu cầu tinh sạch
3.3.5 Đánh giá sản phẩm
3.3.6 Đánh giá quy trình
4. Tài liệu tham khảo

30
30
30
30
31
31
31
31

32
32
32
35
35
35
35
35
35
36
36
37
38

2


1. Bệnh gout (gút, thống phong)
1.1. Tổng quan
1.1.1. Giới thiệu
Bệnh gút (gout, thống phong) là một hội chứng lâm sàng do rối loạn chuyển hóa nhân
purine trong cơ thể, khiến thận không thể lọc lượng acid uric trong máu dẫn đến lắng
đọng tinh thể urat (monosodium urate monohydrate) tại các mô, trong và xung quanh
các khớp, gây ra các phản ứng viêm cấp tính trong cơ thể.
1.1.2. Triệu chứng
Triệu chứng bệnh gout thường xảy ra đột ngột và vào ban đêm. Trong một số trường
hợp, bệnh gout khơng có dấu hiệu ban đầu. Các biểu hiện của bệnh gout thường xuất
hiện khi người bệnh đã từng mắc gout cấp tính hoặc mãn tính.
Các triệu chứng chính của bệnh bao gồm:






Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy
Khớp đau nhiều hơn khi đụng vào
Khớp sưng đỏ
Vùng xung quanh khớp ấm lên

Hầu hết các biểu hiện của bệnh gout thường kéo dài vài giờ trong từ 1–2 ngày. Tuy
nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vịng vài tuần. Nếu người
bị bệnh gout không dùng thuốc trị gout thường xuyên, các triệu chứng của bệnh sẽ
nghiêm trọng hơn:
● U cục tophi: bệnh này đặc trưng bởi sự tích tụ tinh thể dưới da. Thơng thường,
các khối này sẽ xuất hiện xung quanh ngón chân, đầu gối, ngón tay và tai. Nếu
khơng được xử lý đúng cách thì u tophi sẽ ngày càng lớn hơn.
● Tổn thương khớp: nếu người bệnh khơng dùng thuốc trị gout, khớp có thể bị tổn
thương vĩnh viễn. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương xương và các
khớp khác.
● Sỏi thận: nếu không điều trị gout đúng cách, các tinh thể acid uric khơng chỉ tích
tụ quanh khớp mà cịn tích tụ trong thận gây ra sỏi thận.
1.2. Cơ chế
1.2.1. Nguyên nhân và phân loại
Gout nguyên phát: Chiếm đa số các trường hợp, chưa rõ nguyên nhân. Thường gặp ở
nam giới tuổi trung niên (độ tuổi thường gặp là 30-60 tuổi) có thói quen uống nhiều
rượu bia và ăn nhiều thức ăn chứa purine (gan, thận, tơm, cua, lịng đỏ trứng, nấm…).
Đối với nữ giới khi đến giai đoạn mãn kinh có xu hướng phát triển bệnh gout, do hoạt
động đào thải lượng uric acid của hóc-mơn estrogen bị mất.

3



Gout thứ phát: Hậu quả của tăng acid uric máu do những nguyên nhân gây tăng sản
xuất acid uric máu hoặc giảm thải qua thận hoặc cả hai:






Suy thận và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận
Các bệnh về máu: bệnh bạch cầu cấp
Dùng thuốc lợi tiểu như furosemid, thiazid, acetazolamid, …
Sử dụng các thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính
Dùng thuốc kháng lao như ethambutol, pyrazinamid, …

Gout bẩm sinh: Là bệnh di truyền do bất thường (rối loạn) về gen.
1.2.2. Cơ chế viêm khớp gout thông qua tinh thể monosodium urate (MSU)
Bệnh gút (gout) thường đặc trưng bởi sự lắng đọng của tinh thể monosodium urate
monohydrate (MSU), là một trong những kết quả của chứng tăng acid uric (axit uric)
máu (nồng độ acid uric (axit uric) trong huyết thanh tăng trên mức bình thường và
sodium urate đạt nồng độ trên mức siêu bão hoà).

4


Hình 1. Cơ chế gây viêm khớp gout cấp tính thông qua tinh thể monosodium urate
(MSU) (Nicola Dalbeth, Thomas J. Lauterio, Henry R. Wolfe,.(2014). Mechanism of
Action of Colchicine in the Treatment of Gout, Clinical Therapeutics,Volume 36, Issue
10, Pages 1465-1479.)

(1) Các tinh thể MSU tương tác với bề mặt của tế bào đuôi gai thông qua tương tác tinh
thể - lipid mà không phụ thuộc vào các thụ thể cụ thể trên bề mặt tế bào. Sự xáo trộn
lớp lipid kép có thể kích hoạt dịng chảy tín hiệu nội bào, dẫn đến kích hoạt tyrosine
kinase (Syk) ở lá lách và kích hoạt thêm tế bào đi gai.
(2) Các tinh thể MSU liên kết với các thụ thể Toll (TLR). Khi có yếu tố biệt hóa dịng
tủy 88 (MyD88), yếu tố hạt nhân (NF) -κB được tạo ra và các phân tử tiền viêm đã
được giải phóng. Sự biểu hiện của nhiều phân tử bám dính trên bề mặt tế bào nội mô
được tăng lên.
(3) Thực bào tinh thể MSU dẫn đến tổn thương thực bào, từ đó gây tràn dịch kali. Việc
bổ sung các loại oxy phản ứng có sẵn (ROS), ASC và pro-caspase-1 vào vùng liên kết
nucleotide, thụ thể lặp lại giàu leucine 3 (NLR3) hình thành phức hợp NLRP3 gây
viêm nhiễm, tạo ra interleukin (IL) - 1β. ASC, protein giống đốm (speck-like protein)
liên quan đến quá trình apoptosis có chứa miền tuyển chọn caspase; TNF, yếu tố hoại
tử khối u.

Hình 2. Cấu trúc phân tử MSU (Monosodium citrate. (n.d.).)
1.2.3. Các giai đoạn phát triển của bệnh gout
Dựa vào mức độ nghiêm trọng, bệnh gout được chia thành 3 giai đoạn:
● Giai đoạn 1: Mức acid uric trong máu đã tăng lên nhưng vẫn chưa xuất hiện các
triệu chứng bệnh gout. Thông thường, người bệnh chỉ nhận thấy triệu chứng đầu
tiên của bệnh gout sau khi bị bệnh sỏi thận.
● Giai đoạn 2: Nồng độ acid uric lúc này rất cao, dẫn đến hình thành các tinh thể
xuất hiện ở ngón chân (nốt tophi). Nốt tophi thường biểu hiện chậm, hàng chục
năm sau cơn gout đầu tiên nhưng cũng có khi sớm hơn. Khi đã xuất hiện thì dễ

5


tăng số lượng và khối lượng và có thể loét. Nốt tophi thường thấy trên sụn vành
tai rồi đến khuỷu tay, ngón chân cái, gót chân, mu bàn chân và gân gót.

Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm thấy đau khớp nhưng cơn đau sẽ không
kéo dài.
● Giai đoạn 3: Một thời gian sau giai đoạn 2, nếu không được chữa trị đúng cách
người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khác của bệnh gout cùng với cường độ và tần
suất các cơn gout ngày càng gia tăng.
● Giai đoạn 4: Các triệu chứng của bệnh sẽ không biến mất và các tinh thể acid
uric sẽ tấn công nhiều khớp, nốt tophi được hình thành nhiều hơn.
1.3. Hướng điều trị
1.3.1. Cơ chế bệnh sinh

6


Hình 3. Biểu đồ tóm tắt cơ chế bệnh sinh của gout và thuốc điều trị (Understanding
Treatments for Gout, n.d.)
Purine là một hợp chất hữu cơ dị vòng (gồm một vịng Pyrimidine và một vịng
Imidazole), đóng vai trị rất quan trọng trong việc điều hòa chức năng sinh lý trong cơ
thể. Chúng được xem là những khối xây dựng thiết yếu (building block) của acid
nucleic (deoxyribonucleic và acid ribonucleic), tín hiệu nội bào và ngoại bào (phản ứng
kết hợp giữa adenosine triphosphate và G-protein), chất điều hòa trao đổi chất (cAMP cyclic adenosine monophosphate), co-enzyme, chất chống oxy hóa và chất dẫn truyền
thần kinh.

7


Ở người, acid uric là sản phẩm cuối cùng của thối hóa base purine. Nó tồn tại dưới
dạng ion urate ở pH sinh lý (pH khoảng 7.4) và có độ hịa tan tương đối thấp. Để
chuyển hóa xanthine thành các ion urate, cần sự tham gia của 1 loại enzyme cần thiết
có tên là xanthine oxidase. Nồng độ acid uric trong máu người bình thường là 2.2 - 8.1
mg/dl (130 - 480 µmol/l). Lượng acid trong nước tiểu khoảng 0.3 - 0.8 g/24h và thay

đổi theo chế độ ăn. Trong bệnh gout lượng acid uric máu có thể tăng tới 7-8 g/dl.
Ở chim, bị sát, cơn trùng sản phẩm thối hóa cuối cùng của base purine cũng là acid
uric. Tuy nhiên, ở một số lồi động vật có xương sống khác, acid uric tiếp tục thối hóa
tạo thành allantoin dưới sự xúc tác của enzyme urat oxidase (uricase). Ở loài cá có
xương sống, sản phẩm cuối cùng là allantoat (do allantoin gắn thêm một phân tử nước).
Ở những loài động vật biển khơng có xương sống, sản phẩm cuối cùng là NH 4+ (do urê
bị thủy phân thành CO2 và NH4+). Ở con người khơng có enzyme urate oxidase để
chuyển đổi urate, điều này có thể được coi là một lợi thế sinh tồn bởi vì acid uric hoạt
động như một chất chống oxy hóa.
Purine được chia làm 2 loại: purine nội sinh (chuyển hóa từ acid nucleotide) và purine
ngoại sinh (đến từ các loại thực phẩm bên ngoài). Khoảng một phần ba lượng urate
được tạo ra hàng ngày đến từ các nguồn thực phẩm bên ngồi, và phần cịn lại được tạo
ra nội sinh. Khi lượng urat được tạo ra, cơ thể sẽ loại bỏ nó thơng qua đường tiêu hóa
hoặc thận, hoặc lắng đọng trong mơ. Trong đó, bài tiết qua đường ruột sẽ chịu trách
nhiệm xử lý một phần ba lượng urate được tạo hàng ngày. Phần còn lại sẽ được xử lý
chủ yếu bởi thận. Theo bài nghiên cứu, xấp xỉ 95% lượng urat được lọc bởi cầu thận
cùng sự kết hợp của tái hấp thu và bài tiết ở ống lượn gần (PCT - proximal convoluted
tubule). Urat được bài tiết ra bên ngồi theo mơ hình 4 thành phần: lọc (filtration), tái
hấp thu trước tiết (pre-secretory reabsorption), bài tiết (secretion), và tái hấp thu sau
tiết (post-secretory reabsorption). Sự cân bằng giữa hoạt động bài tiết của PCT và các
hoạt động tái hấp thu đóng vai trị quan trọng và ảnh hưởng đến q trình đào thải acid
uric qua thận. Mặc dù khả năng bài tiết của thận có thể tăng lên khi nồng độ acid uric
trong máu tăng lên, nhưng sự tăng khả năng bài tiết của thận này thường không đủ với
một lượng acid uric lớn trong một khoảng thời gian dài. Do đó, phần lớn (90%) bệnh
nhân mắc bệnh gout nguyên phát, hoặc nồng độ acid uric trong máu cao bất thường
đều đến từ sự suy giảm chức năng thận, trong khi chỉ 10% bệnh nhân mắc bệnh do sự
sản xuất quá mức acid uric nội sinh.
1.3.2. Điều trị bệnh gout thông qua chế độ ăn uống và sinh hoạt
1.3.2.1. Chế độ ăn uống
Chế độ tiêu thụ nhiều các loại thịt và động vật có vỏ có chứa nhiều purine đã được

chứng minh là có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh gout, nhưng tiêu thụ các
loại rau giàu purine, chẳng hạn như rau bina, măng tây được chứng minh là không làm
tăng nguy cơ bị bệnh gout. Việc tuân thủ theo chế độ ăn kiêng sẽ giúp làm giảm lượng
8


acid uric trong máu; đối với bệnh nhân bị gout thứ cấp, ăn kiêng kèm theo sử dụng
thuốc theo chỉ định của bác sĩ sẽ làm giảm tần suất cơn đau do gout và làm chậm tiến
trình phát triển bệnh.
1.3.2.2.

Khơng sử dụng thức uống có cồn

Sử dụng thức uống có cồn cũng là nhân tố có liên quan chặt chẽ với bệnh gout, ước
tính rằng hơn một nửa số người mắc bệnh gout là những người uống nhiều sản phẩm
chứa cồn quá mức và thường xuyên. Một số yếu tố góp phần vào sự liên quan chặt chẽ
này: nồng độ acid lactic trong máu tăng cao do tiếp nạp nhiều cồn và làm giảm bài tiết
urat ở thận; tiếp nhận lượng cồn trong thời gian dài sẽ góp phần kích thích q trình
sản xuất purine; nhiều thức uống có cồn (đặc biệt là bia) chứa chất purine và đồ uống
nhiễm chì cũng làm giảm bài tiết urat qua thận. Ở những bệnh nhân bị tăng acid uric
trong máu, các chuyên gia khuyến nghị nên giảm hoặc ngừng sử dụng.
1.3.2.3.

Điều hòa huyết áp

Tăng huyết áp sẽ làm giảm bài tiết urat ở thận, dẫn đến tăng lượng acid uric trong máu.
Thiazide và thuốc lợi tiểu “quai” (loop diuretics), thường được sử dụng trong điều trị
tăng huyết áp, góp phần làm tăng thêm lượng acid uric bằng cách can thiệp vào quá
trình đào thải của thận, làm tái hấp thu urat ở ống lượn gần (PCT).
1.3.2.4.


Sử dụng thuốc

Cyclosporine, một chất ức chế miễn dịch thường được sử dụng để ngăn ngừa sự đào
thải cơ quan ghép ở những bệnh nhân trải qua cấy ghép cơ quan, cũng làm giảm đáng
kể sự đào thải lượng acid uric, dẫn đến tăng lượng acid uric máu và tăng nguy cơ bệnh
gout.
Các loại thuốc thường dùng khác cũng có ảnh hưởng đến việc xử lý acid uric của thận
là aspirin và estrogen. Aspirin liều thấp (khoảng 1-2 g / ngày) cũng làm giảm khả năng
bài tiết urate ở thận, đặc biệt là trong điều kiện lượng albumin thấp. Ngược lại, nếu
dùng aspirin liều cao sẽ có tác dụng như chất uricosuric, dẫn đến sự gia tăng bài tiết
urate qua thận. Estrogen cũng có tác dụng như uricosuric. Điều đó cho thấy rằng việc
giảm sử dụng sản phẩm thay thế estrogen/ mất hóc-mơn estrogen sau mãn kinh có thể
dẫn đến sự gia tăng khả năng mắc bệnh gout. Tương tự với hai loại thuốc chữa tim
mạch, losartan và fenofibrate, cũng có tác dụng của uricosuric.
1.3.3. Điều trị bệnh gout cấp tính (acute gout)

9


Hình 4. Sơ đồ các hướng điều trị cho bệnh gout cấp tính (Understanding Treatments
for Gout, n.d.)
Mục đích của hướng điều trị này là giải quyết một cách nhanh chóng cơn đau và viêm
(Hình 4). Thuốc chống viêm khơng steroid (NSAID) là lựa chọn điều trị ở hầu hết bệnh
nhân mắc bệnh gout cấp tính và có tình trạng cơ thể khỏe mạnh, khơng có bệnh lý nền.
Hầu hết các NSAID đều tương đương về khả năng điều trị; do đó, sự lựa chọn sử dụng
loại NSAID nào khơng quan trọng bằng việc bắt đầu quá trình điều trị sớm khi phát
hiện các cơn đau do gout. Hơn 90% trong số bệnh nhân sẽ được giải quyết hoàn toàn
các cuộc tấn cơng của gout trong vịng 5 đến 8 ngày. Liều cao hơn có thể cần thiết
trong vịng 24 đến 48h đầu tiên và nên được giảm dần tùy theo các triệu chứng, diễn

biến bệnh. Không may thay, việc sử dụng NSAID trong điều trị gout cũng bị hạn chế
bởi các tác dụng phụ mà chúng mang lại. NSAID phải được sử dụng một cách thận
trọng và không được sử dụng với bệnh nhân có bất kỳ điều nào sau đây: suy giảm chức

10


năng thận, suy tim, có tiền sử hoặc đang bị viêm loét dạ dày, điều trị chống đông máu,
hoặc rối loạn chức năng gan.
Colchicine là một hợp chất thuộc nhóm alkaloid có nguồn gốc từ Autumn crocus (hoa
nghệ tây) và đã được sử dụng rộng rãi kể từ đầu những năm 1800, được sử dụng lần
đầu tiên ở dạng chiết xuất và sau đó ở dạng thuốc viên. Cơ chế hoạt động của
colchicine là do sự can thiệp vào sự phát triển của tubulin dimers chức năng của bạch
cầu, bao gồm sự di chuyển của bạch cầu (diapedesis), thối hóa lysosomal và điều hịa
hóa học. Colchicine phát huy hiệu quả nhất trong vòng 12 đến 24h đầu tiên sau khi cơn
gout tấn cơng. Thuốc có thể được tiếp nhận trực tiếp bằng miệng hoặc tiêm tĩnh mạch.
Mặc dù Colchicine có mức độ độc tính thấp nhất so với các phương pháp điều trị khác
nhưng vẫn phải cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc và tuân theo chỉ định của chuyên
gia.
Tiếp nhận Colchicine thơng qua đường uống cũng có hạn chế do các tác dụng phụ như
là gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Ngồi các độc tính gây ra cho hệ
tiêu hóa, colchicine được chứng minh là có độc tính mạnh nhất lên hệ thần kinh, cụ thể
là gây ảnh hưởng nhiều hơn ở những bệnh nhân suy thận và những người đang tiếp
nhận các loại thuốc như là cyclosporin hoặc statin. Colchicine cũng không nên sử
dụng, điều trị ở bệnh nhân mắc bệnh giảm bạch cầu hoặc suy gan, suy thận.
Đối với việc điều trị bằng colchicine thông qua tiêm tĩnh mạch (IV), chỉ nên sử dụng
trong môi trường bệnh viện bởi đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm và trước khi tiếp nhận
tiêm bệnh nhân khơng được uống colchicine ít nhất trong vịng 7 ngày. Tổng số liều
tiêm colchicine (IV) không được vượt quá 3 đến 4 mg. Phương thức điều trị bằng tiêm
colchicine không được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia, vì nó có thể gây hoại tử mơ

kèm theo vỡ tĩnh mạch (venous extravasation) và sốc phản vệ. Đã có ghi nhận về
trường hợp tử vong khi sử dụng không đúng cách và liều lượng tiêm colchicine,
phương pháp điều trị này cũng được chuyên gia khuyến cáo không được sử dụng
thường xuyên và phải tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Đối với các bệnh nhân có vấn đề về sức khỏe, mẫn cảm hoặc chống chỉ định với cả hai
thuốc: colchicine hoặc NSAID, có thể dùng corticoid để điều trị bệnh gout. Corticoid
có thể được tiếp nhận bằng nhiều con đường: đường uống, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp,
hoặc tiếp nhận gián tiếp qua hóc-mơn corticotropin (ACTH). Corticosteroid là liệu
pháp điều trị hiệu quả vì có tác dụng chống viêm. Corticosteroid trong liệu pháp tiêm
nội khớp phục hồi một phần cơ thể bị bất động bởi phản ứng viêm và giảm đau nhanh
chóng, như viêm khớp gối hay khớp khuỷu, hoạt động có hiệu quả nhất và có thể điều
trị dứt điểm trong trường hợp chỉ có 1 hoặc 2 khớp viêm hoặc chỉ viêm ở một vùng nhỏ
nhất định. Đối với liệu pháp sử dụng prednisone - một nhóm thuốc thuộc
corticosteroid, tiếp nhận thơng qua đường uống với liều lượng quy định từ 30 đến 60
mg mỗi ngày trong vòng 1 đến 3 ngày đầu tiên, sau đó sẽ giảm dần liều lượng trong 1
11


đến 2 tuần tiếp theo. Corticosteroid thông qua đường tiêm rất hiệu quả đối với bệnh
nhân không thể dùng thuốc uống. Hầu hết bệnh nhân sẽ có sự cải thiện bệnh tình rõ rệt
trong vịng 12 đến 24h đầu tiên, và làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh trong 7 đến
10 ngày tiếp theo.
Tiếp nhận gián tiếp qua hóc-mơn corticotropin (ACTH) - được tiết ra từ thùy tuyến
yên, có tác dụng kích thích vỏ thượng thận để sản xuất cortisol, corticosterone, và các
nội tiết tố androgen. ACTH đã được chứng minh là có thời gian tác dụng nhanh hơn
indomethacin (thuốc chống viêm không steroid) nhưng thời gian để làm giảm các triệu
chứng bệnh tương tự như sử dụng corticosteroid. ACTH có thể được sử dụng cho bệnh
nhân với nhiều bệnh lý nền, bao gồm suy tim, suy thận mãn tính và bệnh loét dạ dày tá
tràng. Tuy nhiên, phương thức điều trị này cũng có một số hạn chế như là không tạo
được sự thoải mái cho bệnh nhân khi tiếp nhận điều trị (điều trị bằng cách tiêm bắp),

chi phí để thực hiện thường cao và tính khả dụng khơng cao.
1.3.4. Điều trị bệnh gout mãn tính (chronic gout):
● Cân nhắc việc bắt đầu sử dụng liệu pháp làm giảm nồng độ urate (uratelowering therapy) đối với bệnh nhân bị các cơn gout tấn công từ 2 lần trở lên
mỗi năm.
● Không được tiếp nhận liệu pháp làm giảm nồng độ urate khi đang trong giai
đoạn gout thứ cấp. Nếu như bệnh nhân đang tiếp nhận liệu pháp này mà bị
bùng phát cơn gout cấp tính, khơng được ngưng tiếp nhận liệu pháp giảm
urate này.
● Allopurinol là thuốc được lựa chọn thường xuyên để bắt đầu quá trình điều trị
gout mãn tính, nhưng nhóm thuốc uricosuric có thể được thay thế sử dụng ở
những bệnh nhân dị ứng với allopurinol và có chức năng thận, đào thải axit
uric diễn ra bình thường cũng như khơng có tiền sử sỏi thận.
● Tiếp nhận kèm theo các liệu pháp dự phòng như là colchicine dạng uống hoặc
NSAIDs (nếu không chống chỉ định) khi tiếp nhận liệu pháp hạ lượng urate.
● Thường xuyên kiểm tra nồng độ acid uric trong máu (từ 3-6 tháng 1 lần) và
tiếp nhận điều trị để đảm bảo nồng độ acid uric trong máu luôn dưới 6 mg/dL.
● Xem xét và điều trị các bệnh lý đi kèm như béo phì, tăng huyết áp, tăng lipid
máu và bệnh động mạch vành.
NSAIDs: thuốc chống viêm không steroid

12


Hình 5: Bảng khuyến cáo và hướng điều trị bệnh gout mãn tính (Understanding
Treatments for Gout, n.d.)
Đối với những bệnh nhân bị các cơn gout tấn công từ 2 lần trở lên mỗi năm, liệu pháp
điều trị giảm lượng urat được chứng minh có hiệu quả về chi phí. Mục tiêu chính của
liệu pháp này là giảm nồng độ urate trong máu xuống mức thấp nhất: khoảng từ 5 đến
6 mg / dL (297-357 µmol / L) - thấp hơn mức bão hòa của tinh thể monosodium urate ở
dịch ngoại bào. Bên cạnh việc điều trị gout mãn tính bằng liệu pháp giảm lượng urate,

việc cân nhắc sử dụng kèm các thuốc chống viêm cũng rất quan trọng (xem thêm các
khuyến nghị điều trị ở hình 5), bởi vì các đợt bùng phát cơn gout là tác dụng phụ phổ
biến nhất làm phức tạp quá trình điều trị bệnh gout mãn tính. Ngồi ra, một số bệnh
nhân bị bùng phát các cơn gout cấp tính trong khi đang tiếp nhận điều trị giảm lượng
urat (tức là trong thời gian điều trị bệnh cấp tính), trong những trường hợp đó, vẫn duy
trì liệu pháp giảm lượng urate và cơn gout cấp sẽ được điều trị bằng các liệu pháp thích
hợp.
Có hai loại nhóm thuốc sử dụng trong liệu pháp làm giảm lượng urate: nhóm
uricostatic (ví dụ như allopurinol) và nhóm uricosuric (probenecid, benzbromarone và
sulfinpyrazone). Nhóm thuốc làm giảm lượng urate phổ biến nhất được sử dụng là
uricostatic agents, đây là một chất làm ức chế enzyme xanthine oxidase và dẫn đến
giảm sản xuất acid uric. Allopurinol và chất chuyển hóa có hoạt tính oxypurinol của nó
làm giảm lượng acid uric trong máu. Allopurinol có thể được dùng với liều hàng ngày
nhưng phải được điều chỉnh cho phù hợp với chức năng của thận. Các tác dụng phụ
của thuốc bao gồm phát ban, viêm ngứa, giảm lượng bạch cầu, tiêu chảy và sốt. Hội
chứng mẫn cảm do với thuốc bao gồm sốt, tăng bạch cầu ái toan, phát ban, rối loạn
chức năng gan và thận, viêm mạch, với tỷ lệ tử vong khoảng 20% . Đặc biệt đối với các
bệnh nhân suy thận đang điều trị bằng thuốc lợi tiểu có nguy cơ mắc hội chứng này cao
nhất. Allopurinol có hai hướng tương tác đáng chú ý: một là tương tác với tác dụng ức
chế miễn dịch và phân giải tế bào của azathioprine. Vì vậy tránh sử dụng kết hợp giữa
2 loại thuốc này, chỉ kê đơn đồng thời azathioprine và allopurinol với mục đích làm
tăng hiệu quả của azathioprine khi có thể giám sát được nồng độ các chất chuyển hóa
của thiopurine. Thứ hai, allopurinol sử dụng đồng thời với ampicillin gây phát ban.
Nhóm thuốc trong liệu pháp hạ urat thứ hai là các nhóm uricosuric agents: probenecid
và sulfinpyrazone, giúp kích thích và cải thiện khả năng loại bỏ acid uric của thận.
Nhóm thuốc này nên chỉ được sử dụng cho những bệnh nhân có lượng acid uric trong
máu cao do hoạt động đào thải của thận bị suy giảm (≤800 mg / 24 giờ). Khi tiến hành
sử dụng liệu pháp này, nhóm thuốc sẽ gây ra hiện tượng lắng đọng các tinh thể acid
uric trong ống thận và gây sỏi thận. Để giảm thiểu rủi ro này, nhóm thuốc nên được sử
dụng lần đầu với liều lượng thấp, sau đó tăng dần liều lượng. Thuốc uricosuric khơng

được sử dụng cho những bệnh nhân có tiền sử sỏi thận và không hiệu quả đối với bệnh
nhân suy thận. Các tác dụng phụ chính của nhóm thuốc này bao gồm phát ban, rối loạn
13


đường tiêu hóa và sỏi thận. Một hạn chế khác đối với liệu pháp sử dụng nhóm thuốc
uricosuric này là chỉ với aspirin liều thấp có thể vơ hiệu hóa liệu pháp này.
Bên cạnh các nhóm chất uricosuric, nhiều nhóm tác nhân khác cũng được nghiên cứu
và chọn lọc trong điều trị gout mãn tính. Febuxostat là một chất ức chế xanthine
oxidase và có thể tiếp nhận qua đường uống hoặc qua các thực phẩm chức năng. Uống
hàng ngày với liều lượng thích hợp sẽ làm giảm đáng kể lượng acid uric. Febuxostat có
tác dụng đào thải acid uric thơng qua gan và chủ yếu dùng cho những bệnh nhân bị suy
giảm chức năng thận. Một số những tác động không mong muốn khi sử dụng
allopurinol đã được chứng minh là có liên quan đến hợp chất tương tự purine của nó và
khơng ức chế xanthine oxidase. Do vậy, đối với người bệnh bị dị ứng với allopurinol,
febuxostat có thể được chỉ định làm hoạt chất thay thế nhưng cần thận trọng với những
bệnh nhân có tiền sử tim mạch. Ngồi ra, febuxostat có tác dụng mạnh hơn đáng kể so
với khi dùng allopurinol với cùng một liều lượng tiêu chuẩn, cho thấy rằng tác nhân
này có thể đặc biệt hữu ích ở những bệnh nhân khó điều trị bằng allopurinol.
Một nhóm tác nhân thứ hai là urate oxidase (uricase), là chất trung gian chuyển đổi
acid uric thành phân tử allantoin có tính chất hịa tan hơn. Các chế phẩm điều trị bao
gồm sản xuất urat oxidase tái tổ hợp và không tổ hợp từ nấm, rasburicase từ
Aspergillus flavus. Rasburicase có hiệu quả trong việc ngăn ngừa hội chứng ly giải của
khối u cấp tính, nhưng khi tiếp nhận tiêm có thể gây miễn dịch cao trong cơ thể và sốc
phản vệ. Để giải quyết vấn đề này, biến đổi hợp chất rasburicase bằng cách gắn thêm
tương tác cộng hóa trị của polyethylene glycol (PEG) để làm giảm khả năng gây phản
ứng miễn dịch và kéo dài thời gian hoạt động của enzyme, làm cho việc sử dụng PEGuricase trong điều trị bệnh gout là khả thi và có tiềm năng. Các nghiên cứu kiểm tra
hiệu quả và khả năng dung nạp của PEG-uricase bằng đường tiêm trong điều trị bệnh
gout đã và đang được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu.
2. Colchicine từ Cây bả chó (Colchicum autumnale)

2.1. Colchicine
2.1.1. Tổng quan
Colchicine là chất thuộc nhóm alkaloid, được chiết xuất từ thực vật họ Colchicum (ở
Việt Nam được gọi là bả chó). Colchicine được biết đến/báo cáo rộng rãi trong việc
dùng để chữa bệnh gout; ngồi ra cịn dùng trị một số loại bệnh khác như Behcet, viêm
ngoại tâm mạc, xơ vữa động mạch, và một số các bệnh viêm và xơ hóa khác.
Colchicine là một hợp chất tự nhiên có độc tính và là một sản phẩm thứ cấp có thể thu
nhận được từ các cây thuộc chi Colchicum như là Autumn crocus, Colchicum
autumnale. Từ những thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên, củ của Colchicum autumnale
đã được con người sử dụng như một phương thuốc hữu hiệu nhất cho việc chữa các
cơn đau khớp, đau lưng cũng như là bệnh gout. Bên cạnh đó, phương pháp chữa bệnh

14


này còn được hệ thống y học cổ truyền của Ấn Độ là Unani và Ayurvedic đánh giá là
phương pháp truyền thống được sử dụng cho việc chữa trị các tổn thương bên trong cơ
thể. Ngoài ra, trong nhiều thế kỷ qua, tiềm năng của lồi cây này khơng chỉ được áp
dụng trong việc điều trị các nội thương tổn mà còn được sử dụng để chữa khỏi bệnh trĩ
(haemorrhoid). Và đặc biệt, cây bả chó cịn có các tác dụng vơ cùng hữu ích trong việc
điều trị bệnh gout.
Mặc dù các hợp chất thu từ lồi cây này có mang độc tính nhẹ nhưng nó khơng chỉ
khơng mang các yếu tố gây nghiện mà còn mang lại giấc ngủ sâu cho người sử dụng.
Hiện nay, colchicine thu được từ cây C. autumnale còn được biết là một loại thuốc
giảm đau có tác dụng với hầu hết các loại đau như là đau cơ, khớp và dạ dày. Không
chỉ vậy, nó cịn có các khả năng khác như là giảm sự phỏng của các mô cơ, màng
xương và màng hoạt dịch của khớp, có tác động tích cực đến hiệu quả của các cơ quan
sinh dục, .... Vì vậy, nó còn được sử dụng trong việc điều trị các chứng bỏng cũng như
là việc điều trị một số khối u ung thư và q trình tăng sinh khơng cần thiết của tế bào.
2.1.2. Đặc tính hóa học:


Hình 6. Cấu trúc phân tử của Colchicine (Alkadi, H., Khubeiz, M. J., & Jbeily, R.
(2018). Colchicine: A Review on Chemical Structure and Clinical Usage. Infectious
Disorders - Drug Targets, 18(2), 105–121.)
Colchicine là một alkaloid, với một phân tử nitrogen ở dạng amid, có cấu trúc phân tử
là C22H25NO6 với tên gọi là N-[(7S)-5,6,7,9-tetrahydro-l, 2,3,10-tetramethoxy-9oxobenzo(a)heptalen-7-yl)acetamide]. Hợp chất này thiếu tính bazơ và khơng tạo muối
như các alkaloid cơ bản khác. Tuy nhiên, nó tạo ra kết tủa với nhiều thuốc thử alkaloid.
Colchicine chứa ba vòng, vòng A là vòng trimethoxyphenyl), vòng B là một vòng bảy
có bão hịa và vịng C là vịng tropolon. Tuy nhiên, sự hiện diện của vòng B hoặc chuỗi
bên của nó ở vị trí C-7 có thể ảnh hưởng đến một số khía cạnh của sự tương tác giữa
colchicine và tubulin, chẳng hạn như kích hoạt năng lượng của động học liên kết phản
ứng liên kết, và tỷ lệ liên kết / phân ly cho liên kết colchicine-tubulin.

15


Colchicine liên kết với tubulin dimer với tỷ lệ cân bằng (1:1 mol), liên kết này khơng
phải là cộng hóa trị, trong khi đây là một phản ứng hai phân tử, chậm và mạnh, bao
gồm thay đổi cấu trúc trong tubulin phân tử protein. Và để nâng cao tỷ lệ của phản ứng
liên kết colchicine, một số anion như sulfate và L (+) tartrate có thể được sử dụng, liên
kết này giữa colchicine và tubulin có liên quan đến sự thay đổi entropi dương và sự
thay đổi tương đối lớn của năng lượng tự do.
2.1.3. Cơ chế chuyển hóa và độc tính
Colchicine chủ yếu được thải trừ khỏi cơ thể qua q trình vận chuyển bởi Pglycoprotein [P-gp, cịn được gọi là protein kháng đa thuốc 1 (MDR1) hoặc phân họ
cassette liên kết ATP 1 (ABCB1)], được biểu hiện trong tế bào gan (bài tiết qua mật),
ống thận gần (bài tiết qua thận), tế bào ruột (bài tiết ở ruột), bạch cầu đơn nhân và tế
bào của hàng rào máu não. P-Glycoprotein được mã hóa bởi gen MDR1 và một số đa
hình MDR1 nhất định có liên quan đến việc tăng hoạt động / biểu hiện P-gp và giảm
nồng độ colchicine trong huyết thanh. Một phần nhỏ hơn nhưng đáng kể của việc hấp
thu colchicine được chuyển hóa bởi cytochrome CYP3A4 P450 ở gan, hoặc được đào

thải trực tiếp qua thận thơng qua q trình lọc ở cầu thận.

16


Hình 7: Các cơ chế chính của chuyển hóa và bài tiết colchicine (Anastasia Slobodnick,
Binita Shah, Svetlana Krasnokutsky, Michael H. Pillinger (2017). Update on
colchicine. Rheumatology, Volume 57, Issue suppl_1, January 2018, Pages i4–i11)
Colchicine ban đầu được hấp thu ở hỗng tràng và hồi tràng. P-Glycoprotein (P-gp) trên
bề mặt đỉnh của tế bào ruột tiết một phần colchicine không thay đổi trở lại lịng ống và
từ đó nó có thể được bài tiết ra ngồi. Phần cịn lại đi vào hệ tuần hồn và đi qua thận,
nơi colchicine khơng thay đổi được bài tiết qua quá trình lọc ở cầu thận cũng như bài
tiết P-gp qua thận trực tiếp vào ống lượn gần. Trong tế bào gan, colchicine trải qua quá
trình khử methyl thành ba chất chuyển hóa riêng biệt thơng qua hoạt động của
CYP3A4. Các chất chuyển hóa này, cùng với colchicine không thay đổi, được tiết vào
mật qua P-gp ở gan, và sau đó đi vào tá tràng để bài tiết tiềm năng.
Colchicine được biết đến là một loại chất vô cùng phù được sử dụng cho việc điều trị
của một số loại bệnh: sốt Địa trung hải có tính chất gia đình (FMF), bệnh Behcet (BD),
viêm màng ngồi tim, ... và đặc biệt là bệnh gout. Thế nhưng, colchicine cũng là một
chất có cửa sổ điều trị hẹp. Điều đó có nghĩa là colchicine sẽ có thể gây độc, tác dụng
17


phụ cho cơ thể khi được sử dụng với liều lượng không phù hợp. Các tác dụng phụ của
colchicine thường thấy là đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa và đau họng (yết
hầu). Hơn thế nữa, triệu chứng rối loạn máu như là suy tủy, giảm bạch cầu, giảm bạch
cầu hạt, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu và thiếu máu bất sản cũng đã được ghi nhận là
các tác dụng phụ được có thể xảy ra khi sử dụng colchicine với liều lượng cao. Không
chỉ vậy, các tác dụng phụ (như là bệnh cơ, triệu chứng tiêu cơ vân, ...) cũng đã được
ghi nhận khi sử dụng đồng thời colchicine và statin, fenofibrate/gemfibrozil,

cyclosporin hoặc digoxin. Hơn thế nữa, sự kết hợp giữa colchicine và các thuốc có khả
năng ức chế P-gp (cyclosporin, ranolazine) và ức chế mạnh CYP3A4 (clarithromycin,
telithromycin, itraconazole, ketoconazole, nefazodone và một số chất ức chế protease)
sẽ gây ra đe dọa tới tính mạng hoặc thậm chí có thể dẫn đến tử vong
Toxicokinetics: Colchicine được cơ thể hấp thu dễ dàng sau khi uống, nhưng lại trải
qua nhiều lần chuyển hóa. Sau đó, colchicine sẽ được phân bổ rộng rãi và liên kết với
các phần tử nội bào (intracellular elements). Tỷ lệ tử vong cao đã được báo cáo sau khi
uống cấp tính vượt quá 0,5 mg / kg. Liều gây chết người thấp nhất được báo cáo của
colchicine liều uống là 7-26 mg.
Cơ chế gây độc: Độc tính của colchicine là do sự mở rộng cơ chế hoạt động của nó liên kết với tubulin và phá vỡ mạng lưới vi ống. Hậu quả dẫn đến việc các tế bào bị ảnh
hưởng sẽ suy giảm khả năng lắp ráp protein, giảm nội bào và xuất bào, thay đổi hình
thái tế bào, giảm vận động của tế bào, ngừng phân bào, dẫn truyền và co bóp của tế bào
cơ tim bị gián đoạn. Đỉnh điểm của các cơ chế này dẫn đến rối loạn chức năng và suy
đa cơ quan. Colchicine khơng được chứng minh là có ảnh hưởng xấu đến khả năng
sinh sản ở nam hay nữ. Nó đi qua nhau thai nhưng khơng có bằng chứng về độc tính
đối với bào thai. Colchicine được bài tiết vào sữa mẹ và được coi là tương thích với
quá trình tiết sữa.
2.1.4. Cơ chế hoạt động:
2.1.4.1. Sự phá vỡ tubulin là tác dụng chống phân bào:
Cơ chế hoạt động điều trị được nghiên cứu nhiều nhất của colchicine là khả năng liên
kết với các tubulin, do đó ngăn chặn sự lắp ráp và tổng hợp của vi ống. Microtubules
(vi ống), thành phần chủ chốt của cytoskeleton (khung xương tế bào), được tạo thành
bởi αβ-tubulin heterodimers. Các vi ống tham gia vào nhiều quá trình khác nhau của tế
bào bao gồm duy trì hình dạng tế bào, vận chuyển nội bào, tiết cytokine và chemokine,
sự di chuyển tế bào, điều hòa các kênh ion và phân chia tế bào.
Colchicine liên kết với Tubulin hình thành nên phức hợp colchicine-tubulin sau đó liên
kết với đầu vi ống để ngăn cản sự kéo dài của vi ống. Ở nồng độ thấp, colchicine ngăn
chặn sự phát triển của vi ống, ở nồng độ cao hơn, colchicine thúc đẩy quá trình phân
hủy vi ống. Colchicine gây ra độc tính nghiêm trọng đối với các mơ bình thường ở liều


18


cao, điều này làm hạn chế việc sử dụng nó trong các liệu pháp điều trị ung thư. Mặc dù
chưa có sản phẩm nào phát triển đến mức ứng dụng lâm sàng trong liệu pháp chống
ung thư, nhiều hợp chất có khả năng tương tác với vị trí liên kết colchicine đã được mơ
tả trong nhiều năm qua.
Colchicine cịn có tác dụng lên các căn bệnh ác tính bao gồm ức chế sự di chuyển của
tế bào ung thư và khả năng di căn của chúng, cell blebbing (hóa túi, dẫn đến phân hủy
tế bào) thông qua con đường Rho/ Rho effector kinase (ROCK), ức chế hình thành
mạch, hạn chế dòng di chuyển của adenosine triphosphate (ATP) và ty thể, giải phóng
các protease hướng aspartate phụ thuộc cysteine (caspases) và cytochrome-c dẫn đến
sự chết tế bào theo chương trình. Colchicine cũng có tác dụng chống viêm, chủ yếu
liên quan đến sự phá vỡ các vi ống và chức năng hạ lưu của tế bào bạch cầu.
Cơ chế hoạt động điều trị được nghiên cứu nhiều nhất của colchicine là khả năng liên
kết với tubulin, do đó ngăn chặn sự lắp ráp và trùng hợp các vi ống.
Các vi ống – thành phần chính của khung xương tế bào – được tạo ra từ các αβ-tubulin
heterodimers. Chúng có liên quan đến các quá trình khác nhau của tế bào bao gồm duy
trì hình dạng tế bào, bài tiết cytokine và chemokine, di chuyển tế bào, điều hòa các
kênh ion và phân chia tế bào.
Các tác dụng khác của colchicine với bệnh ác tính bao gồm ức chế sự di chuyển tế bào
ung thư cũng như khả năng di căn, bóng nước tế bào (cell blebbing) thông qua con
đường Rho/Rho effector kinase (ROCK)/myosin light chain kinase (MLCK), ức chế
quá trình tạo mạch, hạn chế dòng adenosine triphosphate (ATP) vào ty thể, giải phóng
các protease hướng aspartate phụ thuộc cysteine (caspases) và cytochrome-c, dẫn đến
chết tế bào theo chương trình (apoptosis). Colchicine cũng có tác dụng chống viêm,
chủ yếu liên quan đến sự phá vỡ các vi ống và điều hòa xuống chức năng bạch cầu.
Các cơ chế tác động chính bao gồm:
A. Colchicine ức chế hoạt hóa miễn dịch bẩm sinh, sự kích hoạt viêm nhiễm
NALP3, sự hoạt hóa CASPASE-1; ức chế việc giải phóng yếu tố hóa học từ

bạch cầu trung tính và sau đó là chọn bạch cầu trung tính;
B. Ở nồng độ thấp, colchicin ức chế sự biểu hiện của E-selectin trên tế bào nội mô
và ngăn cản sự kết dính của bạch cầu trung tính. Ở nồng độ cao, colchicine thúc
đẩy quá trình tách L-selectin khỏi bạch cầu trung tính và ngăn chặn việc tuyển
chọn bạch cầu trung tính;
C. Colchicine ức chế sự hoạt hóa và giải phóng bạch cầu trung tính IL1, IL8, và
superoxide;
D. Colchicine thúc đẩy sự trưởng thành của tế bào đuôi gai để hoạt động như tế bào
trình diện kháng nguyên;

19


E. Colchicine ức chế yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF) và tăng sinh
nội mơ.

Hình 8. Tóm tắt các cơ chế hoạt động chống viêm chính của colchicine (Leung, Y. Y.,
Hui, L. L. Y., & Kraus, V. B. (2015). Colchicine—Update on mechanisms of action and
therapeutic uses. Seminars in Arthritis and Rheumatism, 45(3), 341–350.)
(Đường nét đứt đề cập đến hoạt động ức chế, đường nét liền là hoạt động kích thích
của colchicine).
*Chú thích:
 CASPASE (cysteine-dependent aspartate-directed proteases) = protease hướng
aspartate phụ thuộc cysteine
 CCF (crystal-derived chemotactic factor) = yếu tố hóa học có nguồn gốc từ tinh
thể
 MSU (monosodium urate (gout) crystals) = tinh thể monosodium urate (bệnh
gout)
 MICL (myeloid inhibitory C-type lectin-like receptor) = thụ thể giống lectin loại
C gây ức chế tủy


20


 NALP3 (NACHT - LRRPYD - containing protein 3) = NACHT-LRRPYD chứa
protein 3
 TLR (toll-like receptors), MyD88 (myeloid differentiation primary response
gene 88) = gen phản ứng sơ cấp biệt hóa dòng tủy 88
 VEGF (vascular endothelial growth factor) = yếu tố tăng trưởng nội mô mạch
máu
2.1.4.2. Cơ chế hoạt động của Colchicine lên hệ thống miễn dịch:
Các cơ chế chính là ức chế q trình hóa học của bạch cầu trung tính, kết dính và huy
động, và sản xuất superoxide ngoài việc ức chế các viêm nhiễm protein 3 (NALP3)
chứa NACHT-LRPYD và xử lý cũng như phóng thích interleukin (IL) 1β.
2.1.4.3.

Tác động của Colchicine lên bạch cầu trung tính:

Colchicine gây ức chế chất khả năng hóa ứng động của bạch cầu trung tính. Sự tập
trung của chất hóa học này ở nồng độ khoảng 0.1nM gây ức chế khả năng ứng động
của bạch cầu và giải phóng các chất ứng động dạng tinh thể có chứa glycopeptide
(CCF) từ lysosome của bạch cầu trung tính sau khi các tinh thể monosodium urate
(MSU) trải qua quá trình thực bào. Chất ứng động S100A8/9 (giống với phân tử CCF)
được xúc tác bởi MSU và giải phóng từ bạch cầu trung tính có tác dụng khuếch đại tín
hiệu tập trung của bạch cầu. Khả năng kháng viêm của Colchicine đã được chứng minh
thông qua khả năng điều tiết thụ thể lectin loại C, thứ gây ức chế dòng tủy (MICL),
được biểu hiện bởi đại thực bào, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, tế bào đuôi
gai và plasmacytoid. Colchicine gây ức chế sự tổn hại của MICL trên bề mặt tế bào
bạch cầu trung tính và q trình sản xuất IL8 tiếp theo gây ra bởi MSU.
Thơng qua q trình khử phân hủy vi ống, colchicine cản trở sự kết dính và tập trung

của bạch cầu trung tính vào mơ bị viêm. Ở nồng độ nano (nồng độ ức chế 50%, IC50 =
3 nM) hoặc liều điển hình được sử dụng làm thuốc dự phòng, colchicine làm thay đổi
sự phân bố của E-selectin trên bề mặt tế bào nội mô và loại bỏ tính kết dính đối với
bạch cầu trung tính. Ở nồng độ vi mô cao hơn (IC50 = 300 nM), colchicine gây ra sự
tách rời các phân tử kết dính bạch cầu trung tính (L-selectin) và ngăn chặn việc tập
trung bạch cầu trung tính. Colchicine đã được chứng minh khả năng ức chế sự kết dính
và tính di động của bạch cầu trung tính trong q trình hoạt hóa bạch cầu trung tính do
tinh thể gây ra bằng cách ức chế chọn lọc q trình phosphoryl hóa tyrosine.
Colchicine làm giảm q trình phosphoryl hóa tyrosine do tinh thể của Tec, đây có thể
là kinase chính trong q trình hoạt hóa bạch cầu trung tính do tinh thể gây ra.
Colchicine ức chế khả năng biến dạng và khả năng vận động của bạch cầu trung tính ở
người trong khơng gian hạn chế, điều này rất quan trọng đối với sự thoát mạch của
bạch cầu trung tính trong q trình viêm.

21


Colchicine gây chế quá trình sản xuất superoxide từ bạch cầu trung tính thơng qua khả
năng ức chế các vi ống. Trên mơ hình chuột, colchicine ức chế sản xuất superoxide do
MSU tạo ra bởi các đại thực bào phúc mạc ở liều thấp hơn 100 lần so với liều lượng
cần thiết để ức chế sự xâm nhập của bạch cầu trung tính. Điều này cho thấy rằng việc
sản xuất anion superoxide nhạy cảm với sự đàn áp của colchicine hơn là sự hình thành
vi ống. Colchicine đã được chứng minh là làm giảm stress oxy hóa bằng cách giảm
dịng canxi (Ca2+) vào bạch cầu trung tính.
2.1.4.4.

Ức chế phản ứng miễn dịch bẩm sinh và viêm nhiễm NALP3:

Hệ miễn dịch là khả năng bảo vệ cơ thể trước các tác nhân xâm nhiễm và loại bỏ các
nhiễm đã tồn tại trước đó. Và có 2 cơ chế đáp ứng của vật chủ với các tác nhân xâm

nhiễm là miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng. Trong đó, phản ứng miễn dịch
bẩm sinh là đáp ứng đầu tiên chống lại sự xâm nhiễm. Đây là dạng đáp ứng miễn dịch
luôn tồn tại sẵn trong cơ thể người khỏe mạnh và sẵn sàng ngăn ngừa cũng như là loại
bỏ các vi sinh vật xâm nhập được vào bên trong các mô của vật chủ. Các phản ứng
miễn dịch bẩm sinh chính là phịng tuyến đầu tiên của hệ miễn dịch trong việc bảo vệ
cơ thể khỏi sự xâm nhiễm của các tác nhân. Không chỉ vậy, các phản ứng này cịn tăng
cường hoạt động của miễn dịch thích ứng chống lại các tác nhân gây nhiễm.
Các tinh thể hydrat MSU và canxi pyrophosphate (CPPD) đã được chứng minh là có
khả năng kích hoạt đặc biệt bệnh viêm NALP3, cịn được gọi là bệnh viêm nhiễm
cryopyrin. Ở nồng độ cao (5µM), colchicine ngăn chặn các viêm nhiễm NALP3 do
MSU gây ra, chịu trách nhiệm cho sự hoạt hóa caspase-1 và quá trình tổng hợp và giải
phóng IL1β và IL18. Cơ chế mà colchicine ức chế sự hoạt hóa NALP3 này vẫn chưa
được biết rõ. Nó có thể liên quan đến sự gián đoạn vận chuyển phụ thuộc vi ống của ti
thể đến lưới nội chất.
Colchicine đã được chứng minh là điều chỉnh sự bài tiết yếu tố hoại tử khối u (TNF) do
lipopolysaccharide gây ra bởi các đại thực bào gan trên mơ hình chuột. Trong dịng tế
bào đại thực bào não chuột, colchicine ức chế sự giải phóng IL1β do ATP gây ra bằng
cách ngăn chặn sự tổ chức lại vi ống và ức chế sự hoạt hóa của họ gen tương đồng Ras,
A (RhoA) / Rho Với sự hiện diện của colchicine, các đại thực bào trong phúc mạc
chuột cho thấy khả năng thấm ATP ít hơn đối với ethidium bromide, và ít phản ứng oxy
dạng (ROS) hình thành, giải phóng nitric oxide (NO) và IL1β. Sau khi điều trị
colchicine, những con chuột được cấy lipopolysaccharide và ATP cũng giảm sản xuất
ROS, IL1β, interferon-γ và NO.
A. Colchicine ức chế sự hoạt hóa của các thụ thể P2X2 và P2X7 và ngăn chặn sự
hấp thu thuốc nhuộm cation (thông qua việc tuyển dụng các lỗ màng pannexin1) và tiếp tục giảm tiền viêm mà khơng ảnh hưởng đến q trình chết tế bào

22


B. Colchicine ức chế sự xâm nhập của NACHT-LRPYD chứa protein 3 (NALP3),

có thể thơng qua việc ức chế sự lắp ráp của NALP3 với sự kết hợp Apoptosis
Speck như protein chứa vùng tuyển dụng Caspase (ACS);
C. Colchicine ức chế con đường RhoA / Rho effector kinase (ROCK) thông qua sự
sắp xếp lại bộ xương tế bào và do đó kích hoạt caspase-1 cũng như q trình
trưởng thành và giải phóng IL1β hạ nguồn;
D. Colchicine ức chế giải phóng các chất khác nhau bao gồm oxy phản ứng (ROS),
oxit nitric (NO) và yếu tố hoại tử khối u (TNF) α.

Hình 9. Tóm tắt tác động của Colchicine lên đại thực bào (Leung, Y. Y., Hui, L. L. Y.,
& Kraus, V. B. (2015). Colchicine—Update on mechanisms of action and therapeutic
uses. Seminars in Arthritis and Rheumatism, 45(3), 341–350.)
(Đường đứt nét đề cập đến các hoạt động ức chế và đường liên tục cho các hoạt động
kích thích của colchicine).
*Chú thích:
23


 Caspase-1 = protease hướng aspartate phụ thuộc cysteine-1
 IL = interleukin, LPS = lipopolysaccharide
 P2X2 và P2X7 = thụ thể purinergic.
2.1.4.5. Kích thích sự hiện diện của kháng nguyên:
Ở nồng độ tương đối thấp (3µg / ml), colchicine thúc đẩy sự trưởng thành của các tế
bào đuôi gai, tạo ra các cytokine và sự hiện diện của kháng nguyên đối với các tế bào
thô lympho CD4+.
2.1.4.6.

Tác dụng chống xơ hóa và bảo vệ tim mạch:

Colchicine có tác dụng chống xơ hóa. Trên mơ hình chuột bị ngộ độc thận do
cyclosporin, colchicine ức chế sự xơ hóa mơ turbulent bằng cách kích thích sự biểu

hiện của tế bào lympho B2 (Bcl-2) và ức chế caspase-3 và do đó ức chế q trình chết
của tế bào thận. Trên mơ hình chuột mắc bệnh thận mãn tính do tăng huyết áp,
colchicine ức chế q trình xơ hóa thận thơng qua việc ức chế tín hiệu RhoA và sự xâm
nhập của các tế bào viêm.
Trên mơ hình chuột, colchicine ức chế sự xơ hóa gan bằng cách ức chế sự hoạt hóa của
các tế bào hình sao ở gan và gây ra quá trình chết rụng của tế bào hình sao. Trong mơ
hình xơ cứng phúc mạc bao bọc, colchicine ức chế hoạt động của yếu tố tăng trưởng
chống biến đổi (TGF) -β1.
Trong một nghiên cứu in vitro sử dụng nguyên bào sợi phổi ở người, colchicine ức chế
sự biệt hóa nguyên bào sợi thông qua yếu tố đáp ứng Rho / huyết thanh (SRF), nhưng
phụ thuộc vào Smad. Trong mơ hình tăng áp động mạch phổi ở chuột, colchicine ức
chế sự tăng sinh tế bào cơ trơn, tăng quá trình chết rụng tế bào và giảm biểu hiện
protein gây viêm (TNF-a và NF-κB). Colchicine đã được chứng minh là có tác dụng
đồng bảo vệ với atorvastatin trên chức năng nội mô, giảm protein phản ứng C (CRP) và
lipoprotein liên quan đến phospholipase A2 (Lp-PLA2), và tăng cường sản xuất NO ở
chuột.
2.2. Cây bả chó (Colchicum autumnale)
2.2.1. Tổng quan:
Cái tên Colchicum có nguồn gốc từ quận Colchis, một địa danh cổ đại nằm ở bờ biển
phía đơng của Biển Đen (Rodnan và cộng sự, 1970). Loại thực vật này và chiết xuất
của nó đã được sử dụng trong điều trị bệnh gút, thấp khớp, cổ chướng, phì đại tuyến
tiền liệt và các bệnh da liễu. Những năm gần đây, các chất chiết xuất từ cây bả chó cịn
được sử dụng trong nghiên cứu điều trị bệnh ung thư). Chế phẩm từ Colchicum
autumnale đã được liệt kê vào danh sách của dược điển chính thức đầu tiên của Hoa
Kỳ (The first official Pharmacopeia of the United States) vào năm 1820. Ngày nay, cây
bả chó (Colchicum autumnale) đã trở thành nguồn cung cấp colchicine chính, được sử
24



×