Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ VẤN ĐỀ KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở MÔN NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.41 KB, 12 trang )

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ VẤN ĐỀ
KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Ở MÔN NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC PHỔ THƠNG


Nguyễn Thị Phú

TĨM TẮT
Bài viết bàn về vấn đề đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh bậc
THPT và việc kết hợp giữa phương pháp dạy học và đánh giá của giáo viên. Tập
trung vào phân tích thực trạng đánh giá kết quả học tập học sinh của giáo viên,
những mặt được và chưa được của đánh giá hiện nay và vấn đề kết hợp giữa đánh
giá và dạy học như thế nào để đảm bảo đánh giá toàn diện theo mục tiêu của giáo
dục phổ thơng. Từ đó, đề xuất một số giải pháp để cải thiện việc đánh giá kết quả
học tập môn Ngữ văn hiện nay.
Từ khóa:phương pháp dạy học, đánh giá, kết quả học tập, học sinh
1. Đặt vấn đề
Đổi mới phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội, đặc biệt là môn Ngữ văn ở
trường phổ thông không phải là một vấn đề mới nhưng luôn luôn cấp thiết và quan trọng đối
với mỗi giáo viên (GV). Các chương trình tập huấn, bồi dưỡng được các Sở GD&ĐT tổ chức
hằng năm nhằm cung cấp cho GV những kiến thức, xu hướng mới nhất về đổi mới phương
pháp dạy học. Bên cạnh đó, các trường đại học, cao đẳng cũng thường xuyên tổ chức những
hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm dạy học, đề xuất những giải pháp đổi mới phương pháp
để việc dạy học đạt hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bên cạnh phương pháp dạy học thì vấn đề đánh
giá kết quả học tập của học sinh (HS) hiện nay cũng vô cùng quan trọng. Phương pháp dạy
học dù được đổi mới nhưng nếu phương pháp đánh giá không đổi mới theo để phù hợp thì
việc nâng cao chất lượng học tập của HS sẽ gặp nhiều khó khăn.

 ThS., Viện Nghiên cứu Giáo dục – Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.



Nghiên cứu về dạy và học môn Ngữ văn ở trường THPT, chúng tơi có chuỗi đề tài nghiên
cứu về các nội dung: Khảo sát việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực của GV
trong dạy và học môn Ngữ văn ở trường THPT (2007), Đánh giá kết quả học tập môn Ngữ
văn của HS THPT theo Chuẩn kiến thức và kỹ năng (2013), Đánh giá thái độ đối với việc
học tập môn Ngữ văn của HS THPT tại TP.HCM (2015). Từ các kết quả nghiên cứu, chúng
tôi nhận thấy rằng, hiện nay việc dạy học và đánh giá kết quả học tập của GV đang là hai
mảng dù được nghiên cứu nhiều nhưng chưa có sự kết hợp, chưa có những giải pháp tích hợp
đánh giá trong quá trình dạy học sao cho hiệu quả và đảm bảo đánh giá đúng năng lực HS.
Bài báo là sự tích hợp kết quả nghiên cứu của 3 đề tài, tuy nhiên chúng tơi thiên về phân
tích thực trạng đánh giá kết quả học tập của HS hiện nay và đề xuất một hướng đánh giá kết
hợp với các phương pháp dạy học để GV có thể tham khảo và ứng dụng tùy theo tình huống
dạy học mà GV cho là phù hợp.
2. Thực trạng đánh giá kết quả học tập của HS theo Chuẩn
2.1. Mức độ đáp ứng của công tác đánh giá
2.1.1. Mức độ đáp ứng mục tiêu môn học
Kết quả khảo sát cho thấy các đối tượng tham gia khảo sát đồng ý với việc đánh giá kết
quả học tập của HS theo Chuẩn đáp ứng được mục tiêu môn học, đánh giá được những mục
tiêu cần đạt của HS qua mỗi bài học.
Mỗi bài học học trong sách giáo khoa đều có mục yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng,
thái độ của HS sau khi học xong. Chuẩn chi tiết hóa các mục tiêu theo các mức độ khác
nhau. Hiện nay, GV đánh giá HS chủ yếu theo thang Bloom qua 6 mức độ. Tuy nhiên, mức
độ biết, hiểu, vận dụng là ba mức độ cơ bản trong đánh giá theo Chuẩn. Thực tế, mơn Ngữ
văn địi hỏi HS khơng chỉ đạt ba mức độ là biết, hiểu, vận dụng mà các mức độ phân tích,
tổng hợp, đánh giá thể hiện rất rõ qua các bài làm văn, bài làm văn của HS đạt đến mức đánh
giá ở bậc cao nhất của thang là đánh giá (sáng tạo).
2.1.2. Mức độ phù hợp của các phương pháp đánh giá theo Chuẩn
Những năm trước đây, việc kiểm tra đánh giá HS trong các trường học mỗi nơi làm khác
nhau, việc ra đề, kiểm tra, chấm bài cho điểm HS, GV dạy lớp nào tự thực hiện theo thông tư
hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Thực tế đánh giá không sai với thông tư hướng dẫn nhưng xét

kỹ tính tích cực khơng cao, thậm chí có những biểu hiện tiêu cực trong GV và HS.


Các phương pháp đánh giá được GV sử dụng đa dạng phù hợp với việc đánh giá kết quả
học tập theo Chuẩn. Kết quả khảo sát và dự giờ cho thấy GV sử dụng đa dạng các công cụ
đánh giá: các bài kiểm tra (miệng, 15 phút, 1 tiết, 2 tiết, thi cuối kỳ, đánh giá qua hoạt động
nhóm, qua phát biểu ý kiến…). Các phương pháp đánh giá sử dụng phù hợp với mục tiêu
đánh giá theo Chuẩn.
2.2. Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Chuẩn
2.2.1. Đánh giá kiến thức
Việc kiểm tra theo phân phối chương trình mơn học (15 phút, 1 tiết, học kỳ) GV tự ra đề
kiểm tra sẽ khơng có chất lượng cao (GV chưa đầu tư nghiên cứu – tìm hiểu yêu cầu dung
lượng kiến thức cần kiểm tra, mục đích của một bài kiểm tra không phù hợp với yêu cầu của
chương trình mà HS được học), khơng phù hợp với các đối tượng HS trong từng lớp. Đề
kiểm tra thực hiện ở lớp này mang sang kiểm tra ở lớp dạy khác ở tiết học khác và một ngày
khác, như vậy vơ tình đã làm lộ đề, HS lớp khác kiểm tra sau đã biết được đề vì vậy kết quả
bài làm của các lớp khác nhau (Cùng một đối tượng HS nhưng các lớp kiểm tra sau kết quả
điểm khá giỏi cao hơn lớp kiểm tra trước).
GV dạy cùng mơn, cùng một chương trình, cùng khối lớp, cùng một đối tượng HS nhưng
ra đề kiểm tra có nội dung khác nhau. Có GV ra đề dung lượng kiến thức nặng nề và ngược
lại có GV ra đề kiến thức nhẹ nhàng, thậm chí có GV ra đề chệch với kiến thức HS đã học.
Một bộ phận GV chưa đổi mới việc ra đề: Đề ra chủ yếu tái hiện kiến thức chưa phát huy
tính độc lập sáng tạo của HS (HS chỉ học thuộc lòng bài học là làm bài tốt). Ra đề trắc
nghiệm không đảm bảo yêu cầu, có GV ra đề hồn tồn tự luận (Trong khi u cầu của mơn
học phải có phần trắc nghiệm).
Đánh giá kết quả học tập HS xưa nay vẫn theo hình thức cho điểm các bài kiểm tra và chú
trọng vào kiến thức nhiều hơn. Theo phỏng vấn GV, hầu hết GV đánh giá HS theo kiểu đúng
được ý nào cho điểm ý đó, cịn các kỹ năng nếu có cũng đánh giá nhẹ hơn. Trong trường hợp
HS sai lỗi chính tả, hành văn q nhiều mới trừ điểm, cịn khơng thì cũng du di. Đa số GV
đều quan ngại, hiện nay HS học môn Ngữ văn rất lười biếng, không đầu tư, các em chép văn

mẫu, viết theo những gì thầy cơ gợi ý, có khi học thuộc lịng nên đánh giá tồn diện các em
sẽ khơng đủ điểm.


Hơn nữa, về mặt kiến thức HS cũng không nắm vững. Các em học môn Ngữ văn chủ yếu
để đủ điểm thi tốt nghiệp nên việc mở rộng kiến thức ngoài bài học hơn nữa sẽ quá tải với
HS.
Kiến thức vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn, các
kỹ năng được đánh giá chủ yếu trong phân môn Làm văn. Các kỹ năng mềm hầu như khơng
được đánh giá, nếu có đánh giá cũng chỉ là những đánh giá, nhận xét của GV trong một số
hoạt động học tập, không quyết định điểm số và kết quả học tập của HS.
Đối với giáo dục phổ thông, việc đổi mới quan trọng là làm thế nào tiếp cận dần với
hướng đổi mới chương trình và sách giáo khoa trong những năm tiếp theo. GV các nhà
trường đổi mới đồng bộ từ phương pháp dạy và học, đến công tác kiểm tra đánh giá, coi đổi
mới kiểm tra đánh giá là biện pháp đột phá để đổi mới phương pháp dạy học, mà lâu nay bị
trì trệ.
Cơng tác kiểm tra, đánh giá HS sẽ đổi mới theo yêu cầu đánh giá toàn diện, theo phát hiện
năng lực của người học. Không chỉ kiểm tra kiến thức và kỹ năng HS học được, mà phải
kiểm tra được kiến thức đó kỹ năng đó đã giúp gì cho HS trong học tập và các em sẽ làm
được gì trong cuộc sống.
Điều quan trọng trong đổi mới đánh giá hiện nay là phải coi trọng việc đánh giá thường
xuyên, đánh giá trong quá trình. Lâu nay, chúng ta chỉ coi trọng việc HS làm bài thi, kiểm tra
được bao nhiêu điểm. Cho điểm là một cách đánh giá định lượng, nhưng quan trọng là giúp
các em biết sửa sai trong bài làm của mình. Vì vậy, có lời phê của GV để các em biết phát
huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm.
GV biết cách đánh giá chính trong q trình dạy học, quan sát hành vi của HS, để biết
được các em có gì khó khăn, thuận lợi để giúp tháo gỡ. Mặt khác, phải giúp đỡ bồi dưỡng
GV biết thiết kế các câu hỏi theo hướng phát triển năng lực HS, chứ không kiểm tra đơn
thuần kiến thức trong sách.
Kiểm tra, đánh giá góp phần đổi mới phương pháp dạy học: Kiểm tra đánh giá khơng chỉ

có chức năng, khả năng điều chỉnh q trình dạy và học mà còn là động lực để người GV đổi
mới phương pháp dạy học. Nếu chỉ kiểm tra đánh giá định kỳ thì chất lượng của việc dạy học
chỉ được nâng lên ít nhiều. Vì vậy, việc kiểm tra, đánh giá cần được tiến hành thường xuyên
cho cả quá trình dạy học.


Việc kiểm tra đánh giá không những cần tiến hành thường xuyên mà cần có sự chuyển
biến mạnh theo hướng phát triển tính tích cực, trí thơng minh, sáng tạo của HS khuyến khích
các em vận dụng được các kiến thức, kỹ năng đã học vào những tình huống thực tế…
2.2.2. Đánh giá kỹ năng
Nhằm mục đích giáo dục con người toàn diện theo đúng mục tiêu giáo dục, Bộ GD&ĐT
ban hành bộ sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học vào tháng
1/2010 và tổ chức tập huấn đánh giá theo Chuẩn cho GV để thực hiện đại trà trên toàn quốc.
Theo Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn, mỗi một bài học đều
có nêu rõ Mục tiêu bài học ở phần đầu tiên trong đó có những mục tiêu cụ thể về kiến thức,
kỹ năng và thái độ HS cần đạt được qua mỗi bài học. GV khi dạy học cần phải giúp HS đạt
được tất cả các mục tiêu theo yêu cầu bài học.
Qua thực tế dự giờ một số tiết học của nhóm nghiên cứu đề tài «Khảo sát việc đánh giá
kết quả học tập môn Ngữ văn của HS lớp 10 các trường THPT tại Tp.HCM theo Chuẩn kiến
thức, kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo» thực hiện năm 2012-2013, về mặt kiến thức GV
chuẩn bị bài chu đáo và đầy đủ, nêu bật được nội dung bài học. Tuy nhiên, về mặt rèn luyện
kỹ năng thì chưa được chú trọng và đảm bảo qua các tiết học.
Mơn Ngữ văn có các hình thức kiểm tra, đánh giá gồm có kiểm tra miệng (vấn đáp) và
kiểm tra viết.
Các loại bài kiểm tra được thực hiện trong năm học gồm:
+ Kiểm tra thường xuyên: kiểm tra miệng và kiểm tra viết dưới 1 tiết học.
+ Kiểm tra định kỳ: kiểm tra viết 1 tiết trở lên và kiểm tra học kỳ.
Kiểm tra miệng là một trong những hình thức quan trọng để đánh giá kỹ năng của HS.
Xưa nay kiểm tra miệng được GV thực hiện vào đầu mỗi tiết học gọi là kiểm tra bài cũ. Tuy
nhiên, GV khơng nên bó buộc kiểm tra miệng chỉ trong việc kiểm tra bài cũ mà GV có thể

kiểm tra bất kỳ kiến thức nào (kiến thức bài cũ, kiến thức những bài trước đó, những kiến
thức liên quan đến nội dung, chủ đề bài học) cho mọi đối tượng HS trong bất kỳ thời điểm
nào của tiết học.
Khi thực hiện kiểm tra vấn đáp GV phải xác định rõ những yêu cầu như: nội dung, yêu
cầu, mục đích đặt câu hỏi; đối tượng nhắm đến của mỗi câu hỏi (mọi đối tượng HS hay chỉ


dành cho HS khá giỏi…), mức độ yêu cầu của câu hỏi theo thang đánh giá Bloom như: Biết,
Hiểu, Vận dụng, Phân tích, Tổng hợp, Đánh giá (Sáng tạo).
Trong kiểm tra vấn đáp, bên cạnh kiểm tra mức độ nhận thức về kiến thức thì việc rèn
luyện và đánh giá các kỹ năng: kỹ năng nói, kỹ năng thuyết trình trước đám đơng, trình bày
lưu lốt, diễn cảm… Khi hỏi bài HS, GV rèn luyện cho HS cách dùng từ, chính tả, cách diễn
đạt… sao cho phù hợp với nội dung câu hỏi và hoàn cảnh kiểm tra.
Hiện nay, bên cạnh hình thức kiểm tra miệng, theo yêu cầu đổi mới PPDH, GV sử dụng
những PPDH có tổ chức các hoạt động nhóm, HS cùng hợp tác để làm việc với nhau và chủ
động học tập. Với hình thức dạy học này, bên cạnh việc rèn luyện kỹ năng hợp tác khi làm
việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng ghi ghép, trình bày… thì GV
cũng sẽ đánh giá được HS qua cách các em hợp tác với nhau để chuẩn bị bài, qua việc trình
bày bài thảo luận cũng như đánh giá được năng lực nổi trội của HS giỏi và phát hiện điểm
yếu của HS yếu hơn để bồi dưỡng.
Hình thức đánh giá HS qua các hoạt động tạo động lực thúc đẩy HS học tập, đồn kết và
thân thiện hơn trong q trình học tập. Thế nhưng, việc đánh giá HS cần phải đảm bảo tính
khách quan, cơng bằng và chính xác để không gây tác động ngược khiến HS bất mãn hay
nghi kị trong học tập.
Kiểm tra viết ở môn Ngữ văn chia là 3 loại bài viết: kiểm tra phân môn Tiếng Việt, phân
môn Văn học và phân môn Làm văn. Mỗi một phân mơn có tính đặc thù và các bài viết cũng
khác nhau. Ví dụ, kiểm tra một tiết phân mơn Văn học có thể kèm theo kiểm tra tiếng Việt,
kiểm tra Làm văn thường là các bài viết 2 tiết để HS làm bài luận. Chương trình tích hợp
hiện nay không tách bạch riêng lẻ từng phân môn mà kết hợp với nhau. Ví dụ: Phân tích
nhân vật Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, HS cần phải biết kiến

thức Văn học về nhân vật, tác giả, tác phẩm đó, vừa phải biết cách làm bài văn theo đúng thể
loại (phân tích, chứng minh, bình luận…) vừa phải vững vàng về tiếng Việt trong cách dùng
từ, đặt câu… Kiểm tra viết đánh giá được năng lực viết của HS, đánh giá được kỹ năng trình
bày văn bản, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào bài làm…
Mỗi hình thức kiểm tra đều đánh giá được kiến thức và kỹ năng của HS nhưng chúng ta
thấy rằng GV vẫn còn rất nặng nề về việc kiểm tra kiến thức mà chưa chú trọng đánh giá
mức độ kỹ năng đạt được của HS theo mục tiêu. Thông thường, khi GV kiểm tra miệng


thường chú ý xem HS có trả lời đúng nội dung câu hỏi đặt ra hay không, đúng những nội
dung nào cho điểm nội dung đó mà chưa kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với cách trình
bày của HS. Ví dụ, GV đặt câu hỏi, HS trả lời đúng 2/3 nội dung GV sẽ cho 7-8 điểm dù là
HS trả lời to, rõ ràng, khúc chiết hay trả lời nhỏ và ngập ngừng… GV có sửa lỗi cho HS khi
trình bày, có nhắc nhở cho HS khi nói nhỏ hay trả lời ngắc ngứ… nhưng việc nhắc nhở và
hướng dẫn cụ thể để các em có thể thực hiện được là hai lĩnh vực khác nhau. Không phải chỉ
qua các bài trình bày sau khi làm việc nhóm của HS GV mới rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng
trình bày mà vấn đáp là hình thức rèn luyện thường xuyên, liên tục các kỹ năng này của HS.
Bên cạnh việc rèn luyện, đánh giá kết quả là hình thức kiểm tra xem mức độ rèn luyện đã đạt
được đến đâu.
Tương tự, trong các đánh giá hoạt động học tập của HS trong giờ học cần phải chú trọng
hơn nữa đến việc đánh giá kỹ năng. Thông thường, GV cho điểm nhóm cao nếu nhóm đó làm
đúng nhiều hơn các nội dung của bài học mà chưa chú ý đến việc đánh giá mức độ hợp tác
của các thành viên trong nhóm, mức độ trình bày tốt hay chưa tốt.
Kiểm tra viết là bài kiểm tra trên giấy, GV chấm từng bài một nên có thể sửa bài chi tiết
cho HS. Quan trọng hơn là GV cũng cần phải nhấn mạnh cho HS và yêu cầu HS phải xem
những sai sót thầy cơ đã sửa trong bài để rút kinh nghiệm vì có nhiều HS sau khi nhận bài
kiểm tra thì khơng xem lại bài của mình, nhất là các em HS yếu kém thì càng bỏ qua khâu
này.
Trong mỗi bài học đều có yêu cầu về chuẩn kỹ năng HS cần phải đạt được nhưng việc
đánh giá chưa được GV coi trọng. Đánh giá là để kiểm tra mức độ tiến bộ, kiểm tra quá trình

phấn đấu của HS, kiểm tra những thành tựu mà HS đã đạt được và những hạn chế cần phải
khắc phục để HS tiến bộ hơn. Việc đánh giá kiến thức qua các bài kiểm tra và điểm số hiện
nay đáp ứng được mục tiêu về mặt kiến thức nhưng chưa đánh giá được mức độ đáp ứng về
mặt kỹ năng theo Chuẩn Bộ ban hành và chưa đánh giá được quá trình tiến bộ của HS.
Theo các tiêu chí đánh giá của bộ Chuẩn yêu cầu đánh giá cần phải đảm bảo được tính
tồn diện (kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ, ý thức, hành vi), đảm bảo độ tin cậy (trung
thực, khách quan, chính xác, cơng bằng…), đảm bảo tính khả thi (phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh của cơ sở giáo dục…), đảm bảo yêu cầu phân hóa (phân loại trình độ, nhận thức,
kỹ năng, năng lực… của HS) và đảm bảo tính hiệu quả (đánh giá được tất cả các mặt của HS,


của cơ sở giáo dục…). Để đảm bảo thực hiện được các tiêu chí trên, nhất là đánh giá tồn
diện HS và phân loại được HS, GV không những đánh giá được nhận thức mà phải đánh giá
được kỹ năng của HS, những kỹ năng cần thiết để thích ứng với mơi trường xung quanh và
cuộc sống sau này.
Tóm lại, khi thay đổi chương trình (chuyển từ phân mơn, mơn học độc lập riêng lẻ sang
chương trình tích hợp các phân môn, các môn học với nhau) PPDH cũng thay đổi theo thì
đồng nghĩa với việc kiểm tra đánh giá cũng phải thay đổi. Đảm bảo đánh giá toàn diện, GV
cần phải chú ý đến việc đánh giá HS qua tất cả những biểu hiện của các em trong quá trình
học tập. Kỹ năng là những kinh nghiệm được tích lũy qua quá trình thực hành lặp đi lặp lại
của các hoạt động. Đánh giá đúng và kịp lúc sẽ giúp HS phát triển cân bằng và toàn diện
hơn.
2.2.3. Ưu điểm và hạn chế của đánh giá kết quả học tập theo Chuẩn


Ưu điểm

-

Đánh giá toàn diện các mặt về kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS.


-

Đánh giá chính xác, công bằng đối với HS.

-

Hoạt động đánh giá minh bạch, rõ ràng, hạn chế được những sai sót, chủ quan.

-

Chuẩn giúp GV đánh giá đúng mức độ nhận thức của HS về bài học.


-

Hạn chế
GV dễ lẫn lộn trong việc vận dụng các động từ đặt câu hỏi ở các mức độ của thang
đo khi đánh giá.

-

GV chưa kết hợp được tốt khi đánh giá cùng lúc kiến thức, kỹ năng và thái độ
trong đánh giá HS.

Thực trạng đánh giá kết quả học tập của HS vẫn còn nhiều bất cập cần phải được nghiên
cứu và xây dựng một bộ chuẩn chung về các khung đánh giá để đảm bảo công bằng cho tất
cả HS.
2.3. Sự kết hợp giữa phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn
của HS THPT

2.3.1. Đánh giá kết quả học tập kết hợp với các phương pháp dạy học
Qua thống kê cho thấy, các phương pháp thảo luận nhóm, vấn đáp hầu như là phương
pháp độc tôn của GV khi dạy học môn Ngữ văn (xem Bảng 1). Đối với phương pháp vấn


đáp, việc đánh giá rất rõ ràng và thể hiện ngay trong ý đúng sai của câu hỏi. Nhưng đối với
phương pháp khác, việc đánh giá một nhóm HS cần được GV xem xét thận trọng.

Bảng 1. Các phương pháp dạy học tích cực GV thường xuyên áp dụng
Phương pháp
dạy học

Mức độ áp dụng
Thường xuyên Thỉnh thoảng (Dao Hiếm khi (Dưới
(Trên 90% các tiết động khoảng 4010% các tiết học)
học)
60% các tiết học)

Thảo luận nhóm
Vấn đáp
Bình giảng
Seminar, Thuyết trình
Dạy học giải quyết vấn
đề
Dạy học theo dự án
Diễn kịch, hoạt cảnh,
phân vai

X
X

X
X
X
X
X

(Nguồn:Đề tài Đánh giá kết quả học tâp môn Ngữ văn của HS THPT theo Chuẩn
kiến thức và kỹ năng, 2012-2013, Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Thị Phú)
 Thảo luận nhóm, Dạy học giải quyết vấn đề:
- Thang đánh giá phải được phổ biến trước cho HS công khai và minh bạch cũng như
hướng dẫn trước cho HS cách đánh giá.
- Đánh giá nhóm HS, u cầu phải đảm bảo tính công bằng, khách quan.
- Các bước thực hiện: 1) GV theo dõi các nhóm hoạt động, nắm được mức độ đóng góp
của các thành viên của mỗi nhóm; 2) GV cho HS trong nhóm tự đánh giá mức độ, cơng sức
của mỗi cá nhân đóng góp vào kết quả đạt được của nhóm; 3) GV cho HS nhóm này đánh giá
các nhóm cịn lại; 4) GV xem xét mức độ đánh giá của mỗi cá nhân, mỗi nhóm đối với các
nhóm khác có đảm bảo cơng bằng, khách quan hay có sự ganh đua và khơng trung thực; 5)
GV tổng hợp các bảng đánh giá, phân tích và tính hệ số hợp lý để chia điểm nhóm và mỗi cá
nhân.

 Seminar – Thuyết trình:


- Tùy vào yêu cầu của GV thuyết trình theo nhóm hay theo cá nhân, thang đánh giá
cũng được phổ biến công khai và hướng dẫn HS thực hiện.
- Thuyết trình cá nhân: GV đánh giá, đại diện một số HS đánh giá, sau đó GV tổng hợp
để cho kết quả cuối cùng.
- Thuyết trình nhóm: Đánh giá theo quy trình của thảo luận nhóm. Tuy nhiên, GV cần
xem xét vai trị của người thuyết trình và có thang điểm cụ thể cho mỗi đóng góp vào hoạt
động nhóm.


 Dạy học theo dự án
- Đối với dạy học theo dự án là hoạt động dạy học dài hơi, có thể thực hiện trong một
số tiết học, có khi thực hiện một học kỳ, có khi cả năm học tùy vào mục đích thực hiện của
GV. Cho nên, việc đánh giá cũng tùy thuộc vào mục đích xây dựng dự án của GV mà xây
dựng thang đánh giá HS. Ví dụ: Dự án xây dựng các vở kịch trong chương trình học để diễn
chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. HS sẽ thực hiện việc lựa chọn tác phẩm, viết kịch bản,
phân vai, thiết kế sân khấu, đạo cụ… mỗi nhóm đăng ký hoặc được phân một vở kịch để
thực hiện dự án của nhóm.
- Đánh giá HS thực hiện dự án cũng trên nguyên tác đánh giá hoạt động nhóm, GV có
thể xây dựng thang điểm chi tiết theo các nội dung: Lựa chọn đề tài; mức độ sáng tạo trong
kịch bản, phân vai; mức độ đóng góp của các thành viên trong dự án…
Đa số các phương pháp dạy học tích cực đều chú trọng đến phát huy năng lực HS, chú
trọng đánh giá toàn diện từ kiến thức đến kỹ năng thông qua sự thể hiện của HS. Một trong
những vấn đề của đánh giá hiện nay là làm thế nào để đánh giá toàn diện HS. Kết quả nghiên
cứu phân tích ở trên cho thấy, việc đánh giá của GV vẫn thiên về đánh giá kiến thức, các kỹ
năng, đặc biệt là kỹ năng mềm hầu như bị bỏ lửng.
Trong các phương pháp dạy học, ngồi bình giảng là GV trực tiếp truyền thụ kiến thức, thì
những phương pháp khác đều có sự tác động qua lại giữa HS và GV, đặc biệt những phương
pháp làm việc nhóm ln địi hỏi HS phải có sự hợp tác và phát huy hết những năng lực của
bản thân thông qua các hoạt động học tập phù hợp. Qua hoạt động nhóm GV đánh giá được
kỹ năng hợp tác, kỹ năng phân công lao động, kỹ năng tự học, kỹ năng khai thác tài liệu, kỹ
năng thuyết trình của HS… Các phương pháp dạy học tích cực hiện nay đều có thể đánh giá


toàn diện năng lực HS. Thế nhưng, GV chưa chú trọng đến vai trò của hoạt động đánh giá
này mà cịn rập khn với các khung điểm được quy định.
Kết quả học tập của HS THPT hiện nay được thể hiện qua điểm số với các cột kiểm tra:
miệng, 15 phút, 1 tiết, 2 tiết… những điểm số là điểm số chết, tuy nhiên GV cũng có thể thực
hiện linh hoạt cải thiện điểm cho HS qua những hoạt động dạy học trên lớp. Có thể lấy điểm

từ hoạt động nhóm làm điểm kiểm tra miệng, 15 phút, hoặc ghi điểm cộng cho HS để cải
thiện các cột điểm.
Từ kết quả dự giờ đề tài Đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của HS theo Chuẩn kiến
thức và kỹ năng cho thấy, GV đánh giá HS qua các hoạt động dạy học trên lớp còn chưa rõ
ràng, chưa xây dựng thang điểm cho từng yêu cầu hoạt động, chưa hướng dẫn HS hiểu cách
đánh giá để đánh giá bạn một cách khách quan và chính xác. Nhiều GV dạy học các phương
pháp dạy học tích cực nhưng khơng tổ chức đánh giá HS mà vẫn giữ cách đánh giá theo các
quy định kiểm tra định sẵn.
Đánh giá kết quả học tập bên cạnh việc công bố kết quả một q trình phấn đấu của HS,
qua đó giúp HS biết được mình đang ở mức độ nào để có động lực cải thiện kết quả học tập,
phát huy tốt hơn nữa năng lực của bản thân. Vì thế, cần phải thay đổi những quy định đánh
giá phù hợp hơn với hoàn cảnh học tập của HS.
2.4. Đề xuất giải pháp kết hợp đánh giá kết quả học tập và phương pháp dạy học đạt
hiệu quả
2.4.1. Đối với GV
- Xây dựng thang đánh giá phù hợp với từng nội dung bài học trong quá trình hoạt
động dạy học trên lớp, mỗi nội dung bao nhiêu phần trăm số điểm, điểm số được lấy cho
khung điểm nào.
- Chú trọng đến đánh giá năng lực tồn diện HS, khơng nên bỏ qua phần đánh giá kỹ
năng, thái độ của HS.
- Khi thực hiện các phương pháp dạy học tích cực, cần kết hợp đánh giá năng lực HS,
kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động dạy học và đánh giá để cải tiến từng bước chất lượng HS.
2.4.2. Đối với Bộ


- Cần xây dựng mới các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng học tập mơn Ngữ văn của HS,
trong đó chú trọng tới đánh giá quá trình. Xây dựng khung đánh giá mở để GV thực hiện
đánh giá và cải thiện kết quả học tập cho HS.
- Cần xây dựng các hướng dẫn đánh giá cụ thể, chi tiết hơn và tổ chức tập huấn để GV
nắm bắt được cách đánh giá để đảm bảo đánh giá công bằng, đồng bộ đối với tất cả HS cả

nước.
Tóm lại, muốn cải tiến chất lượng học tập của HS bên cạnh đổi mới phương pháp dạy học
cần phải kết hợp đổi mới kiểm tra đánh giá, hai phạm trù này luôn luôn cần phải gắn bó và
kết hợp. Đổi mới phương pháp nhưng sử dụng cách đánh giá cũ sẽ không đảm bảo tính chính
xác của đánh giá. Vì vậy, đối với mơn Ngữ văn, việc đánh giá cịn mang nặng tính chủ quan
của người dạy thì việc xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá chi tiết, khoa học phù hợp với các
phương pháp dạy học hiện đại là việc cần thiết phải làm ngay để nâng cao chất lượng dạy
học, góp phần cải tiến chất lượng giáo dục phổ thơng hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

Jon Wiles và Joseph Bondi 2005, Xây dựng chương trình học, NXB Giáo dục
Luật Giáo dục 2005
Phan Trọng Luận2002, Phương pháp dạy học văn (2 tập), NXB Giáo dục
Olivia2004, Xây dựng chương trình học – Hướng dẫn thực hành, NXB Giáo dục
Nguyễn Thị Phú2013, Đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của HS theo Chuẩn kiến
thức và kỹ năng của Bộ GD&ĐT, Đề tài cấp Trường 2012
6. Nguyễn Thị Phú2014, Đánh giá thái độ đối với việc học tập môn Ngữ văn của HS các
trường THPT tại TP.HCM hiện nay, Đề tài cấp Trường 2013
7. Đỗ Ngọc Thống 2010, Đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thơng, Tạp
chí KHGD, số 62, tháng 11/2010, tr. 7-12
8. Đỗ Ngọc Thống 2011, Xây dựng chương trình giáo dục phổ thơng theo hướng tiếp cận
năng lực, Tạp chí KHGD, số 68, tháng 5/2011, tr. 20-26




×