Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG VÀ VAI TRÒ CỦA HỌC SINH TRONG TIẾP NHẬN VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.12 KB, 15 trang )

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC
TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THƠNG VÀ VAI TRỊ
CỦA HỌC SINH TRONG TIẾP NHẬN VĂN HỌC


La Mai Thi Gia*

TĨM TẮT
Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến việc cần phải xác định lại vai trị của học
sinh phổ thơng trong q trình tiếp nhận tác phẩm văn học trong nhà trường, khi
xác định được chủ thể của việc đọc thì cũng là lúc ta cần nhìn nhận và đổi mới các
quan niệm về việc đọc và hướng dẫn các em phương pháp đọc tích cực trong q
trình học văn. Chúng tơi đưa ra và lý giải những vấn đề chính trong bài viết của
mình là: (1) Học sinh là người đọc chủ động và đọc sáng tạo – là chủ thể của quá
trình tiếp nhận thẩm mĩ; (2) Việc đọc tác phẩm văn học của học sinh cần xác định
là không phải chỉ đọc cho biết và đọc cho nhớ mà là đọc để hiểu và đọc để sử dụng.
(3) Đồng thời cũng cần phải xác định lại vai trò của giáo viên dạy văn trong nhà
trường, giáo viên không phải là người giảng văn mà là người hướng dẫn đọc văn
và nâng cao thị hiếu thưởng thức văn học của học sinh. (4) Từ những quan điểm
trên, chúng tôi đưa ra một vài kinh nghiệm của bản thân trong vai trị là người đọc
văn và hướng dẫn đọc văn.
Từ khóa: đổi mới, phương pháp, đọc hiểu, tiếp nhận, văn học
Đặt vấn đề
Văn học là sản phẩm của tâm hồn, của tư duy và cảm xúc của người viết, người sáng tác
văn học làm việc một mình, suy tư một mình, rung động một mình và cuối cùng là sáng tạo
ra một tác phẩm văn học từ những trải nghiệm tư duy, hiểu biết kinh nghiệm và cảm xúc
riêng của họ. Do vậy mà tác phẩm văn học bao giờ cũng mang dấu ấn cá nhân, hình thành
** TS., Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG TP. HCM.


nên những phong cách sáng tác riêng của từng tác giả. Suy tư và cảm xúc của những người


sáng tác có thể giống nhau, họ có thể cùng chiêm nghiệm và rung động với những tình cảm
yêu, ghét như nhau ở cùng một vấn đề, một đối tượng, một hoàn cảnh. Nhưng trong cái
giống nhau đó đã bao hàm cái riêng không thể trộn lẫn của mỗi người, và cùng một cảm xúc
tích cực hay tiêu cực như nhau nhưng cách thể hiện của mỗi tác giả lại không trùng lặp nhau.
Và trong văn học nghệ thuật (không kể văn học dân gian là sản phẩm chung của tập thể) thì
khơng chấp nhận sự trùng lắp, sao chép, đạo ý tưởng hay đạo cảm xúc.
Chính vì lẽ tác phẩm văn học là sản phẩm riêng tư của người sáng tác nên người tiếp nhận
cũng cần phải thưởng thức tác phẩm đó theo một cách riêng từ sự hiểu biết, học vấn, cách tư
duy, cảm xúc, và cách cảm nhận văn chương của mình. Một câu chuyện, một bài thơ, một vở
kịch được sáng tác ra là hướng tới từng người đọc cụ thể, là những cá nhân riêng biệt với thể
trạng, trí tuệ và tình cảm cảm xúc khác nhau. Văn chương không phải là đối tượng thẩm mĩ
dành cho việc đọc tập thể, hiểu tập thể… do vậy trong việc thưởng thức, việc đọc tác phẩm
văn học không ai có thể làm thay ai, khơng ai có thể hiểu thay ai và rung động thay ai trước
những gì mà nhà văn nhà thơ đã chuyển tải trong các tác phẩm của họ. Mối quan hệ tương
tác giữa người sáng tác và người đọc được nhắc đến rất nhiều trong lý thuyết của các trường
phái nghiên cứu văn học, không hiếm khi sự sống của tác phẩm còn được gắn cho vai trị
quyết định của người đọc. Ở đó “bản thân tác phẩm văn học đôi khi chỉ được xem như một
hình thức nào đó, một cái bình sẽ chỉ được đong đầy nội dung do tiếp xúc với công chúng
độc giả, và mỗi lần lại đong vào một nội dung khác hẳn, tùy thuộc vào chỗ đối tượng độc giả
mới có diện mạo tinh thần ra sao. Việc giải thích vai trị hữu hiệu của sáng tác văn học
thường khi – và bây giờ vẫn không hiếm khi – được gắn với tâm lý tiếp nhận của công chúng
độc giả”1.
Thế nên thật là sai trái và đi ngược lại bản chất của việc thưởng thức văn học nếu chúng ta
– những người dạy văn lại giúp học sinh làm cái việc mà họ đáng ra được quyền tự mình
thực hiện, đó là việc một mình đọc trực tiếp tác phẩm, một mình tìm con đường tri nhận và
thấu hiểu tác phẩm, tự mình tìm ra giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm và tự mình
khám phá ra được những thông điệp mà nhà văn, nhà thơ đã gởi gắm trong đó. Từ lâu nay
1 M.B.Khrapchenko (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận trong nghiên cứu văn học, Nxb.
Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.354.



chúng ta đã có thói quen làm giúp các em những việc đó, giúp các em đọc (tóm tắt, tìm đại ý)
và bắt các em hiểu giá trị tác phẩm theo những gì chúng ta đã hiểu (hoặc đã được truyền đạt
lại) từ trước đến nay. Về mặt này, chúng ta đã tước mất quyền được đọc và được hiểu theo
cách riêng của mỗi học sinh.
Có thể khẳng định rằng trong việc giảng dạy môn Ngữ văn cho học sinh ở bậc phổ thông,
bên cạnh kỹ năng làm văn, chứng minh, phân tích, nghị luận văn học… thì quan trọng nhất
vẫn là dạy cho các em kỹ năng đọc, cần chú trọng bồi dưỡng năng lực đọc hiểu tác phẩm, tri
nhận và thấu hiểu giá trị của tác phẩm và tinh thần của người sáng tác. Biết được cách đọc,
các em sẽ dễ dàng đến gần được với những tư tưởng tình cảm chứa đựng trong câu truyện
hay bài thơ mà mình được học. Và một khi đã hiểu giá trị tác phẩm thì khi làm văn, việc
phân tích nội dung và nghệ thuật tác phẩm theo cách hiểu của riêng mình khơng cịn là một
cái gì có thể gây trở ngại cho các em được nữa
1. Học sinh là người đọc chủ động và đọc sáng tạo – là chủ thể của quá trình tiếp nhận
thẩm mĩ
Trong các lý thuyết phê bình văn học trên thế giới, thuyết người đọc (Reader – theory) là
lý thuyết tập trung tường giải và đánh giá cao nhất vai trò của người đọc trong quá trình tiếp
nhận, các nhà nghiên cứu theo thuyết này cho rằng, cái nguồn ngữ nghĩa chính của tác phẩm
văn học không phải nằm ở tác phẩm hay ở người sáng tác mà là nằm ở trong kinh nghiệm
đọc của người đọc. Thuyết người đọc bao gồm ít nhất 4 lý thuyết chính là hiện tượng luận,
tường giải học, thuyết tiếp nhận và thuyết hồi ứng của người đọc… cả 4 lý thuyết này đều
thể hiện vai trò đặc biệt không thể thiếu của người đọc và cho rằng tác phẩm chỉ có thể biểu
hiện ra được ý nghĩa thật sự của chúng khi chúng tác động đến người đọc, được người đọc
tiếp nhận và hồi ứng. Nghĩa là ý nghĩa của tác phẩm sẽ không thể được biểu hiện một cách
trọn vẹn nếu nó chỉ nằm trong văn bản và trong tư duy hay trong cảm xúc của nhà văn khi
sáng tác. Mà chỉ khi nó tác động đến người đọc, đi vào tâm trí người đọc, được người đọc
tiếp nhận bằng kinh nghiệm tư duy và cảm xúc của mình thì ý nghĩa của tác phẩm lúc này
mới được thể hiện trọn vẹn. Thậm chí “việc tìm hiểu nội dung và hình thức vốn có của tác
phẩm trở thành thứ yếu trước yêu cầu cắt nghĩa tác phẩm đó đã được khúc xạ qua lăng kính
của sự cảm thụ như thế nào”2. Theo quan điểm này thì vai trò cảm thụ tác phẩm văn học của

2 Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1995), Lý luận văn học – vấn đề và suy nghĩ, Nxb. Thanh


người đọc được đánh giá là một quá trình đồng sáng tạo độc đáo cùng với nhà văn để kiến
tạo các tầng ý nghĩa và giá trị của tác phẩm. Điều này có thể giải thích cho hiện tượng vì sao
mà “tác phẩm của các nhà văn lớn được người đương thời và những thế hệ sau cảm thụ khác
nhau”3.
Với vai trò là một chủ thể tiếp nhận thẩm mĩ, học sinh cần được khuyến khích thể hiện vai
trị tiếp nhận đó của mình. Khác với việc tiếp nhận trực tiếp các loại hình nghệ thuật khác
như âm nhạc, sân khấu… tiếp nhận văn học là sự tiếp nhận gián tiếp thơng qua trí tưởng
tượng của người đọc, do vậy học sinh nào có trí tượng tưởng càng phong phú và thế giới tâm
hồn càng bay bổng thì dễ chạm đến được giá trị thẩm mĩ của tác phẩm thông qua q trình
đọc có phương pháp. Người dạy văn cần dạy cho các em kỹ năng đọc hiểu tác phẩm văn học
và từ những kỹ năng đã được dạy các em sẽ hình thành được năng lực cần thiết cho việc tiếp
nhận những tác phẩm cùng loại, sẽ khơng cịn thấy rối rắm, khó khăn trong việc tự mình
khám phá nội dung của một tác phẩm xa lạ nào khác nữa. Khi đã giải mã được những thông
điệp chứa trong câu chữ của tác phẩm, học sinh sẽ tìm ra được giá trị chân thiện mĩ của
những tác phẩm mà mình được tiếp xúc và qua đó các em sẽ thấu hiểu được cảm xúc tình
cảm hay suy tư của nhà văn chứa đựng trong đó. Mỗi học sinh sẽ hình thành một năng lực
đọc hiểu của riêng mình, phù hợp với cảm xúc và tư duy của mình, tự mình thể nghiệm
những tư tưởng tình cảm của người sáng tạo bằng chính tư tưởng tình cảm của mình.
Tác phẩm nghệ thuật, nhất là tác phẩm văn học “bao giờ cũng biểu hiện thái độ xúc cảm tư tưởng của nhà văn đối với những tính cách xã hội mà nhà văn miêu tả. Bản chất hệ tư
tưởng các tác phẩm văn học được biểu hiện mạnh mẽ và rõ ràng hơn cả chính là ở sự đánh
giá có tư tưởng đối với các tính cách. Chính nhờ biểu hiện sự đánh giá bằng hình tượng đó,
các tác phẩm văn học đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, ý chí của người đọc và
người nghe, tác động mạnh mẽ đến toàn bộ thế giới bên trong của họ” 4. Để có thể đón nhận
được sự tác động của văn chương đến tư duy và tâm hồn mình một cách tích cực, học sinh
Niên, TPHCM, tr.138.
3 M.B.Khrapchenko (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận trong nghiên cứu văn học; Nxb.
ĐHQG, tr.173.

4 G.N.Pôxpêlốp (chủ biên), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb. Giáo dục, 1998, tr.120.


ngay khi tham gia vào quá trình thưởng thức văn học đã phải tự trang bị cho mình một năng
lực đọc hiểu thơng thạo và chính tầm văn hố đã dược định hình qua quá trình học tâp và
kinh nghiệm sống của mỗi người sẽ hình thành nên tầm đón nhận tác phẩm văn học một cách
khác nhau. “Tầm văn hố đó hình thành trong q trình tiếp thu các giá trị nghệ thuật đồng
thời với sự đào tạo và rèn luyện về mặt văn hố. Nó gắn liền với một hệ thống chuẩn mực
nghệ thuật tương đối ổn định”5. Tầm văn hoá của học sinh trong năng lực đọc hiểu tác phẩm
văn học rất quan trọng, nó sẽ hình thành thị hiếu đọc của các em thông qua việc các em gặp
khó khăn hay dễ dàng giải mã các tác phẩm văn học được nhà trường chọn lọc cho các em
tiếp nhận. Nếu có thể tiếp nhận và cảm thụ tốt các tác phẩm văn học chứa đựng năng lượng
thẩm mĩ và chất lượng nghệ thuật cao thì các em sẽ được rèn luyện và ngày càng nâng cao
năng lực tiếp nhận của mình, nâng cao tầm đón đợi của mình với những tác phẩm văn học
nghệ thuật có những chuẩn mực và chất lượng thẩm mĩ ngày càng cao hơn nữa.
Mỗi học sinh cần trở thành một người đọc có một cái đầu biết tư duy và một trái tim biết
rung động, muốn các em nghĩ bằng trí óc của mình và rung động bằng trái tim mình thì hãy
trao cho các em quyền được đọc một cách chủ động, đọc một cách sáng tạo. Đọc khi chưa
biết người khác đã nhận xét như thế nào về đối tượng thẩm mĩ mà mình đang cố gắng tri
nhận, có như vậy các em mới tự tin thể hiện được những nhận định của riêng mình về đối
tượng, khơng sợ sai, không sợ lệch với giáo án… và biết đâu chính trong q trình đọc hiểu
chủ động của mình mà các em sẽ khám phá ra được những giá trị còn chưa được khám phá
trong tác phẩm. Sau khi đã biết được sự hiểu của các em như thế nào, lúc đó chúng ta mới
trình bày cách hiểu của chúng ta cho các em tiếp nhận. Cịn bằng khơng, học sinh mãi mãi sẽ
là người lặp lại ý tưởng của người khác, nhận định của người khác về tác phẩm mà các em
đang được học, như chúng ta xưa nay vẫn đã từng như thế.
Trong hoạt động dạy và học thì việc học của học sinh cần được coi trọng hàng đầu, phải
xác định rằng dạy học là dạy làm sao cho học sinh chịu học, để học sinh được thể hiện vai trị
chủ thể q trình học tập của mình, chủ động kiến tạo các kiến thức của mình về bài học từ
năng lực và kinh nghiệm học tập của bản thân. Vai trò dạy của giáo viên ở đây chính là vai

trị của người lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động học đó, từ tác động của bên ngoài, từ
hoạt động dạy của thầy và từ hoạt động học tập của chính bản thân mình, học sinh sẽ kiến tạo
5 Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương (1995), Sđd, tr.145.


kiến thức mới và nguồn kiến thức đó sẽ trở thành những dữ liệu hữu cơ được lưu giữ trong
trí não và trong tâm hồn người học, mãi mãi không thể nào quên được. Ngược lại nếu chỉ coi
trọng hoạt động dạy mà không coi trọng hoạt động học của học sinh – chủ thể tiếp nhận thẩm
mĩ, nghĩa là nặng về lối dạy theo kiểu cung cấp kiến thức áp đặt, kiến thức đến từ kinh
nghiệm và kiến giải của người dạy mà khơng phải từ chính kinh nghiệm của người học, sẽ
dẫn đến tình trạng tiếp thu một cách máy móc, học thuộc lịng và sau đó sẽ quên. Vì suy cho
cùng bản chất của việc học tập không phải là để ghi nhận và ghi nhớ những kiến thức được
đưa trực tiếp từ bên ngoài vào mà phải là một quá trình trải nghiệm, cảm nhận và tri nhận,
nhào nặn cái bên ngồi thơng qua thế giới quan, nhân sinh quan của chính bản thân để kiến
tạo nên những tri thức bền vững cho bản thân.
2. Không phải chỉ đọc cho biết và đọc cho nhớ mà là đọc để hiểu và đọc để sử dụng
Ta đều biết đọc và viết, nói và nghe là những hoạt động cơ bản của học sinh khi tham gia
học tiết ngữ văn trong lớp, kỹ năng này đã được nhấn mạnh từ cấp học phổ thông cơ sở.
Trong môn ngữ văn, kỹ năng viết bao giờ cũng đến sau kỹ năng đọc, biết cách đọc, biết cách
tiếp nhận thông tin thì sẽ biết cách viết, cách xử lý thơng tin trong bài tập của mình. Chung
quy lại kỹ năng đọc, phương pháp đọc, cách thức tiếp nhận tác phẩm văn học bao giờ cũng là
năng lực đầu tiên cần phải bồi dưỡng cho học sinh trong giảng dạy môn Ngữ văn.
“Lý thuyết tiếp nhận cho biết, văn bản học chỉ là một cấu trúc mời gọi, nó chỉ cung cấp cái
biểu đạt, cịn cái được biểu đạt thì bỏ trống hoặc để mơ hồ cho người đọc tự xác định. Chúng
ta đọc kỹ lại bất cứ văn bản nào đều thấy tác giả hầu như chỉ cung cấp cái biểu đạt. Kể một
câu chuyện, nhà văn cũng chỉ kể về các nhân vật và sự kiện, số phận, còn ý nghĩa thế nào thì
để cho người đọc thể nghiệm. Một bài thơ, nhà thơ chỉ cho biết cảm xúc của nhà thơ cịn ý
nghĩa ra sao thì tuỳ người đọc suy đốn” 6. Vấn đề trung tâm của lí thuyết tiếp nhận văn học
là mối quan hệ giữa tác phẩm và người đọc, thuyết này rất đề cao vai trò của người đọc và
cho rằng người đọc chính là người nắm giữ nhiệm vụ hoàn tất tác phẩm văn học của nhà văn

theo cách cảm nhận của riêng họ. Nói như nhà thơ Pháp Baudelaire thì “một tác phẩm đã
hồn thành chưa nhất thiết đã hoàn tất”, “sự hoàn thành là do nhà văn cịn sự hồn tất là do

6 (Hà Nội, 2003, bổ sung 2013. Bài đã đăng Báo Văn nghệ).


bạn đọc, do thời gian, do lịch sử mà nhiều khi nhà văn không can dự vào” 7. Thuyết tiếp nhận
cho rằng tác phẩm văn học là một cấu trúc thẩm mĩ nhưng “năng lượng thẩm mĩ của cấu trúc
này khơng phải là một cái gì nhất thành bất biến. Bởi vì khi nhà văn kết thúc trang viết cuối
cùng của tác phẩm, thì lúc đó tác phẩm mới bắt đầu vịng đời của nó, như đứa con đã được
cắt rốn khỏi lịng mẹ. Nói một cách khác, q trình hoạt động của tác phẩm khơng phải là
một chu trình đóng kín mà nó mở ra về phía đời sống”8.
Do vậy, người dạy trong vai trò là người đưa tác phẩm văn học từ người sáng tác đến với
các em, chúng ta chỉ nên định hướng cho các em cách đọc, dạy cho các em phương pháp đọc
để khám phá tác phẩm, cách tiếp nhận và nắm bắt thông tin chứa đựng trong nghệ thuật ngôn
từ, cách xử lý thông tin để giải mã và tìm thơng điệp, nghĩa là dạy cho các em phương pháp
đọc để hiểu, còn hiểu được đến đâu còn tuỳ thuộc vào năng lực tư duy và cảm xúc của các
em đối với tác phẩm nữa. Tuy nhiên để dễ dàng hiểu được tác phẩm văn học các em cần phải
có một phương pháp đọc cụ thể, cùng lúc hịa mình vào q trình sáng tạo nên sản phẩm
nghệ thuật của người cầm bút. Nhà nghiên cứu người Nga A.Potebnya trong khi giảng vế lý
thuyết văn chương đã khẳng định rằng “chúng ta có thể hiểu được tác phẩm thi ca, chừng nào
chúng ta tham gia vào việc sáng tạo ra nó”9.
Tác phẩm văn học là một khách thể bao gồm nhiều ẩn số đối với người đọc, mỗi văn bản
đều bao gồm nhiều lớp, lớp ngữ âm, lớp từ ngữ là hình thức thể hiện của tác phẩm, bên trong
lớp từ ngữ là lớp nội dung chứa đựng ý nghĩa của nó. Người đọc cần phải thực hiện từng
công đoạn, đọc để biết, đọc để nhớ lớp ngữ âm, từ vựng bên ngoài, sau đó mới đi vào đọc để
hiểu lớp ý nghĩa nội dung bên trong và sau cùng là đọc để sử dụng, phân tích và viết ra
những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà mình đã hiểu được, đã khám phá được.
Chính vì thế mà đọc trở thành một quá trình đầy biến động, việc đọc trở nên khác nhau từ
người này sang người khác, tuỳ theo kinh nghiệm sống hay trình độ học vấn và chỉ số cảm

7 Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương (1995), Lý luận văn học – vấn đề và suy nghĩ, Nxb. Thanh
Niên, TpHCM, tr.136.
8 Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương (1995); Sđđ, TpHCM, tr.136.
9 Dẫn theo M.B.Khrapchenko (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận trong nghiên cứu văn
học, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, tr.173.


xúc của mỗi người tiếp nhận. Mỗi người đọc có thể điền đầy những khoảng trống khác nhau
trong ý nghĩa của tác phẩm đang chờ khai phá, thậm chí có người đọc cịn có thể khám phá
ra được những giá trị khác lạ của tác phẩm ngồi tầm đón đợi của cả người đã khai sinh ra nó
là nhà văn hoặc nhà thơ… Có thể khẳng định rằng, tác phẩm văn học khơng chỉ có một ý
nghĩa duy nhất do tác giả tạo ra trong ý đồ sáng tạo của mình mà trải qua thời gian và qua sự
tiếp nhận của người đọc ở các thế hệ khác nhau có môi trường sống và nền văn minh khác
nhau sẽ được bồi đắp thêm nhiều ý nghĩa mới do sự tiếp nhận và hồi ứng của người đọc.
Người đọc là các học sinh ở nhiều thế hệ khác nhau, thuộc các mơi trường văn hố, văn minh
khác nhau sẽ cung cấp thêm những kiến giải bồi đắp thêm cho ý nghĩa ban đầu của tác phẩm,
có thể hoặc khơng có thể nằm trong ý đồ sáng tác ban đầu của người sáng tạo. Có thể nói q
trình đọc để hiểu, để tìm ý nghĩa này giống như một hành trình thử nghiệm tư duy và cảm
xúc, ý nghĩa phát hiện được có thể đúng có thể sai nhưng sẽ là cái nền tảng giúp người đọc
biết giữ lại cái đúng và loại bỏ cái sai khi được tiếp xúc với những ý nghĩa sẵn có của tác
phẩm do người khác cung cấp (tài liệu sách vở, tác giả, giáo án, người giảng dạy…).
Nếu đọc để cho biết, đọc để cho nhớ tác phẩm, để biết nội dung tác phẩm chứa đựng
những nhân vật nào, sự kiện nào và diễn biến ra sao thì đó chỉ mới là bước đầu tiên và sơ
đẳng nhất của kỹ năng đọc, đọc là để nắm bắt thông tin và hiểu được ý nghĩa của bề mặt
ngôn từ thể hiện. Khi bước vào kỹ năng đọc hiểu là lúc học sinh phải sử dụng đến năng lực
cảm thụ tác phẩm văn học của mình, bằng cả trí tuệ và bằng cả trái tim. Dùng kiến thức và
kinh nghiệm sống, kinh nghiệm học tập để hiểu tác phẩm, tìm ra được thơng điệp mà nhà văn
nhà thơ đã gởi gắm trong đó. Để mạnh dạn bày tỏ sự đồng tình hay khơng đồng tình của
mình đối với tác giả, để tỉnh táo nhận ra giá trị chân thiện mĩ trong mỗi tác phẩm, để hiểu
xem đó có phải là một tác phẩm văn học thực sự có giá trị đóng góp trong giáo dục nhân

cách đạo đức con người hay không. Cảm thụ bằng trái tim là dùng trái tim ta soi vào tấm
chân tình của người viết, để có thể dễ dàng rung động trước một câu thơ hay hay một câu
chuyện giàu nhân ái, để có thể nhập vai lúc thì thành người sáng tạo, lúc lại trở thành nhân
vật trong tác phẩm để có thể thấu nhận tác phẩm một cách sâu sắc nhất. Lúc này việc “đọc”
đã có ý nghĩa như việc “cảm thụ” tác phẩm văn học rồi.
Hiểu được sẽ sử dụng được, nắm bắt được thông tin sẽ xử lý được thơng tin. Trong q
trình đọc một cách chủ động, học sinh sẽ học được cách đọc một cách tích cực và sáng tạo,


tìm được ý nghĩa của tác phẩm dựa vào những ngữ cảnh trong văn bản thông qua ngôn từ
thẩm mĩ. Từ nguồn thơng tin dồi dào do chính mình khám phá, cộng thêm những thông tin
được cung cấp qua quá trình nghe giảng và đọc sách, học sinh sẽ biết cách loại bỏ cái sai và
phát huy cái đúng. Sau đó sẽ sử dụng kết quả của q trình đọc này vào trong những bài viết
của mình dưới hình thức những bài phân tích hay bình luận tác phẩm văn học, tìm ra giá trị
đặc sắc về mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm cũng như thông điệp mà tác giả gởi gắm
và những thông điệp do bản thân mỗi người đọc tự nhận thấy có thể trùng hoặc không trùng
với ý đồ ban đầu của người sáng tác. Lúc này những gì mà học sinh viết ra sẽ phản ánh được
quá trình đọc hiểu một cách chủ động và sáng tạo của chính bản thân người đọc hay cũng chỉ
là sự nhắc lại, rập khuôn, viết lại những gì đã được đọc trong sách vở và trong bài giảng của
giáo viên hay không.
3. Giáo viên không phải là người giảng văn mà là người hướng dẫn đọc văn và nâng cao
thị hiếu thưởng thức văn học của học sinh
Để làm tròn vai trò của người hướng dẫn đọc văn trước tiên giáo viên phải là người đọc có
phương pháp và vận dụng tốt phương pháp đọc hiểu tác phẩm văn chương một cách nhuần
nhuyễn. Người dạy văn cần xem trọng việc hướng dẫn học sinh cách đọc văn vì đây là một
hoạt động có tính quy luật riêng trong quá trình tiếp thu tác phẩm văn học. Dạy các em cách
đọc và cách cảm thụ tác phẩm văn học không chỉ trên bề mặt ngôn từ mà phải cảm thụ bằng
cả những tri giác cảm xúc của các em về tác phẩm, khi tiếp xúc với tác phẩm cần hướng dẫn
các em tự kiến tạo cho mình những hình ảnh riêng về ý nghĩa trong trí não để tự mình thưởng
thức và giải mã. Tác phẩm văn học đương nhiên là một cấu trúc thẩm mĩ hoàn chỉnh do nhà

văn tạo ra nhưng không phải sáng tác xong là thôi, xuất bản xong là thôi mà tác phẩm văn
học còn mang vai trò là đối tượng thẩm mĩ của q trình tiếp nhận. Từ cấu trúc ngơn từ của
tác phẩm cụ thể, người đọc sẽ tự vẽ nên bức tranh chứa đựng những hình ảnh thẩm mĩ do
chính mình tạo ra trong q trình cảm thụ tác phẩm để đạt đến được với bản chất thật sự của
tác phẩm. Và luôn luôn là như vậy, ý nghĩa của tác phẩm văn học “không phải là vĩnh hằng,
phi thời gian, mà được hình thành trong lịch sử. Mỗi khi những điều kiện lịch sử và xã hội
của sự tiếp nhận biến đổi, thì ý nghĩa của tác phẩm cũng thay đổi theo. Không nên quan niệm
tác phẩm như một cái gì đó cố định, bất động, trái lại, về hình thức cũng như về nội dung, nó


mang ý nghĩa của một cuộc đối thoại” 10. Hiểu được tính chất của văn học, hiểu được vai trị
của người đọc trong sự sống của tác phẩm văn học, ta sẽ có cách hướng dẫn có em đọc và tự
tìm tịi, khơng bắt các em phải hiểu rập khn theo những kiến giải của người đi trước về
những “ý nghĩa không phải là bất biến” của tác phẩm văn chương.
Khơng cần phải hướng dẫn các em đọc để tìm kiếm những tầng nghĩa sâu xa về tâm lý
nhân vật, lịch sử của hồn cảnh điển hình hay phương pháp sáng tác của người cầm bút mà
chỉ cần hướng dẫn các em đọc và tiếp nhận tác phẩm như một độc giả có tâm sinh lý phù hợp
với lứa tuổi của các em. Giúp các em đọc đúng, hiểu đúng, nắm bắt được đúng ý nghĩa tư
tưởng của tác phẩm, tinh thần cảm xúc của nhà văn và những giá trị nghệ thuật trên bề mặt
ngôn từ của tác phẩm đã là một thành cơng rồi. Sau đó, tuỳ theo nội lực cảm thụ văn học của
bản thân, mỗi em sẽ có những phát hiện có tính bứt phá về mặt ý nghĩa sâu xa phía sau lớp
ngơn từ, mà điều này sẽ thể hiện rất rõ ràng khi em các em viết – là lúc các em sử dụng được
kết quả của việc đọc của mình.
Người giáo viên dạy văn cần xoá bỏ quan niệm rằng dạy văn tức là bình văn hay giảng
văn cho học trị nghe, là truyền đạt cái tư tưởng, cái quan niệm của người dạy (thực ra là của
các nhà phê bình văn học từ trong sách vở) hoặc cái tư tưởng của người sáng tác (từ chính
người sáng tác bày tỏ hoặc cũng từ chính các nhà phê bình) cho người học. Văn học khơng
phải để giảng, để trình bày ý kiến, để tiếp thu và để lặp lại mà văn học là để đọc. Học sinh
cần được rèn luyện để trở thành người đọc có văn hố và có trình độ thưởng thức bài giảng
của thầy, cùng chia sẻ, trao đổi, tham gia kiến tạo bài giảng để tìm ra ý nghĩa, giá trị của tác

phẩm là kết quả của sự hợp tác của cả thầy và trò.
Được tham gia vào quá trình khám phá ý nghĩa tác phẩm, học sinh sẽ hào hứng phát huy
năng lực tư duy của bản thân và tự tin trình bày những cảm nhận của mình về tác phẩm.Từ
kinh nghiệm mà bản thân đã đúc kết được qua quá trình đọc hiểu tác phẩm, cộng thêm những
tri thức về những kiến giải của thầy cô, học sinh sẽ nhào nặn hai cơ sở dữ liệu đó thành một,
loại bỏ cái sai và kiến tạo thành một nguồn tri thức mới. Quá trình tham gia kiến tạo tri thức
cũng chính là q trình các em thẩm thấu tác phẩm một cách bền chặt nhất và dữ liệu đó sẽ
được lưu sâu trong bộ nhớ của các em, sẽ dễ dàng được mang ra sử dụng trong các bài tập
chứ khơng mau chóng bay đi như những dữ liệu kiến thức mà các em buộc phải đọc, phải
10 Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương (1995), Sđd, tr.139.


hiểu, phải thuộc lòng theo những kiến giải áp đặt của người khác. Để làm được như vậy,
người thầy phải trao cho các em quyền được chủ động trong học tập, trong đọc hiểu tác
phẩm và cảm thụ tác phẩm, được tự do trình bày cách hiểu của mình từ những điều đã được
đọc.Giờ học văn không nên là giờ thầy giảng và trò lắng nghe mà là thời gian để hai bên
cùng trao đổi tìm ra cái điều mà cả hai đều tin đó là chân lý.
Bên cạnh là người hướng dẫn học sinh đọc văn, người thầy còn cần thực hiện tốt vai trò là
người định hướng thẩm mĩ, giúp các em biết cách nhận diện và lựa chọn thưởng thức những
tác phẩm văn học có giá trị, giáo viên phải là người đi tiên phong trong quá trình rèn luyện
và nâng cao thị hiếu thưởng thức văn học của mình để hướng dẫn các em làm theo, giúp các
em ý thức được giá trị tư tưởng và giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của các tác phẩm văn
học khơng chỉ trong chương trình giảng dạy của trường lớp mà còn cả những kiệt tác văn
chương khác của cả nhân loại. Và vì bản chất của nghệ thuật luôn luôn là sự sáng tạo đỉnh
cao của người viết và người đọc, là sự chắt lọc kinh nghiệm sống và cảm xúc của người viết,
là sự trải nghiệm và ghi nhận từ tư duy và rung cảm của người đọc cho nên thưởng thức nghệ
thuật là thưởng thức những sản phẩm tinh tuý của tinh thần. Do vậy người đọc muốn thấu
nhận được trọn vẹn bản chất tinh t đó của nghệ thuật thì cần phải được giáo dục lâu dài và
được ni dưỡng lịng đam mê một cách sâu sắc và bền bỉ trong quá trình thưởng thức và tri
nhận văn chương nghệ thuật.

4. Kinh nghiệm bản thân của người viết trong vai trò là người hướng dẫn đọc văn
Kiểm tra bài mới, không kiểm tra bài cũ
Thứ nhất cần trao cho các em quyền được đọc chủ động, lên kế hoạch và thời gian cụ thể
cho việc đọc văn của các em, ngồi vai trị là người lựa chọn đối tượng đọc cho học trò,
người dạy còn cần phải hướng dẫn các em cách đọc để tiếp nhận thông tin trong tác phẩm,
trước hết để nắm bắt được nội dung tác phẩm và sau là để hiểu tinh thần của nhà văn cũng
như ý nghĩa và giá trị nhiều mặt của đối tượng. Người dạy cần lên kế hoạch thật cụ thể cho
việc đọc của các em, cần “đặt hàng” cụ thể cho học sinh đọc trong mỗi tiết học và phải đưa
ra những yêu cầu chi tiết mà các em cần phải thực hiện để thể hiện sự thu nhận kiến thức của
riêng mình sau khi tự mình đọc văn. Nghĩa là việc kiểm tra đầu mỗi tiết học không nên kiểm
tra bài cũ như trước đây nữa mà hãy kiểm tra bài mới. Bài mới là những gì các em cần đọc,
cần khám phá trong kế hoạch mà giáo viên đã cung cấp cho các emsau cuối mỗi giờ học


trước. Người dạy nên yêu cầu học sinh đọc trước bài cụ thể cho buổi học sau, đặt cho các em
những câu hỏi mà các em cần trả lời từ chính nội dung bài học mới, hỏi xem các em có phát
hiện gì mới trong q trình tự mình đọc khi chưa được giáo viên cung cấp bài giảng đã soạn
sẵn hay không. Vào đầu mỗi tiết học sau nên cho các em được tự trình bày những gì mình đã
tiếp thu được sau khi tự đọc và tự tìm hiểu, liên tục đặt câu hỏi, khuyến khích các em mạnh
dạn bày tỏ những phát hiện của riêng mình dù đúng hay sai. Sau đó giáo viên mới là người
tiếp nhận và xử lý những thông tin của các em, chỉ cho các em cách loại bỏ cái sai và phát
huy cái đúng.
Đừng sợ không đủ thời gian để cung cấp kiến thức về bài học cho các em trong tiết đó,
hãy cứ cùng nhau trao đổi và thảo luận, cho các em được vào vai người truyền đạt, cho các
em tự do hiểu và sáng tạo vì khả năng sáng tạo của con người là chưa bao giờ có giới hạn,
cho dù đó là sáng tạo trong sáng tác văn học hay trong cảm thụ văn chương. Cứ lần lượt ghi
những cách hiểu của các em lên bảng, có thể trùng hoặc khơng trùng với giáo án. Sau đó ta
sẽ dần dần kết hợp trình bày mở rộng cho các em những ý đúng, loại bỏ ý sai và giữ lại
những ý đúng từ sự phát hiện của các em. Và khi trình bày cho các em những kiến giải của
mình, người thầy cũng nên để cho các em quyền được phản biện và tranh luận nếu em chưa

thật sự hài lịng với các kiến giải đó. Cuối mỗi buổi học cũng nên cung cấp thêm cho các em
thông tin về những tài liệu mà các em có thể tìm đọc thêm để hiểu thêm về bài học, nếu cần
giáo viên cứ chuẩn bị và cung cấp tài liệu cho các em photo. Vì khơng cần phải ghi chép
thơng tin bài học từ A đến Z nên cả thầy lẫn trị sẽ khơng sợ thiếu thời gian, khơng cần chạy
đua với thời gian để nhồi nhét kiến thức để đảm bảo các em đã được nghe đủ, ghi đủ theo
giáo án. Giờ học sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn nhưng sôi nổi và lôi cuốn hơn do học sinh được
tham gia trực tiếp vào hoạt động dạy và học. Người thầy vừa mở rộng bài học, vừa nhấn
mạnh những điểm chính cần ghi nhớ. Từ bài giảng thầy cung cấp, kết hợp với những gì mà
các em đã thấu nhận được từ chính kinh nghiệm của bản thân và từ kết quả thơng tin bài học
có được trong q trình trao đổi với thầy, học sinh sẽ nhào nặn các nguồn kiến thức đó với
nhau và kiến tạo thành những kiến thức hữu cơ theo mình mãi mãi. Khơng cần học thuộc
lòng mà sẽ rất dễ ghi nhớ và khó có thể qn.
Thầy đam mê - trị đam mê, thầy dạy hay - trò học hay


Khi khẳng định vai trò của việc đọc hiểu tác phẩm văn học, nhà phê bình Oscar Wide cho
rằng “ý nghĩa của mọi sáng tác đẹp đều tiềm ẩn trên một mức độ như nhau cả ở trong tâm
hồn người ngắm nghía nó cũng như tâm hồn người sáng tạo ra nó” và “đặc điểm tiêu biểu
duy nhất của hình thức đẹp, là bất cứ ai cũng có thể đưa vào nó điều anh ta thực sự nghĩ ra và
nhìn thấy ở nó điều anh ta mong muốn” 11. Điều này cho thấy được tính nhiều nghĩa đến vơ
hạn của bản chất các tác phẩm văn học và trong việc tiếp nhận tác phẩm của các thế hệ độc
giả. Giá trị ý nghĩa của tác phẩm văn học ngày càng không giống với như khi chúng ra đời
khi chúng nảy sinh trong tâm hồn ta trong sự rung động từ những xúc cảm của riêng ta. Có
đơi khi cái khiến cho thế hệ mai sau khâm phục và nghiêng mình trước tài năng của người
sáng tác hay trước giá trị nhân đạo của tác phẩm lại là cái hoàn toàn xa lạ với chính bản thân
người đã từng sáng tác ra nó hay bản thân thế hệ đọc giả cùng thời với nhà văn đã từng cảm
nhận về nó. Do đó đơi khi các tầng ý nghĩa được khám phá từ tác phẩm lại phụ thuộc sâu sắc
vào sự đọc của người tiếp nhận.
Người thầy, là người đọc trước, người khám phá trước sẽ là người tác động sâu sắc đến
cách đọc và cách hiểu tác phẩm của các thế hệ học sinh. Do vậy đòi hỏi người thầy dạy văn

phải là người thực sự đam mê văn học và tìm hiểu văn học bằng tất cả tấm chân tình u mến
của mình đối với mơn học mà mình sẽ đóng vai người truyền thụ. Có đam mê văn chương
thầy mới có thể kiến tạo nên được những bức tranh thẩm mĩ nhiều màu và sâu sắc về mỗi tác
phẩm mà mình cảm thụ bằng chính năng lực của trí tuệ và cảm xúc của con tim mình. Bởi vì
khi đọc tác phẩm, người thầy sẽ đặt việc tiếp nhận vào chính tình huống của bản thân mình
và chính điều đó làm ra ý nghĩa của tác phẩm và mình nhận thấy. Nhà văn Pháp Roland
Barthes cho rằng khi tôi (tức người đọc) đã tìm ra những ý nghĩa của tác phẩm từ kết quả sự
đọc của mình thì “tác phẩm không thể phản đối chống đối lại cái ý nghĩa mà tơi gán cho nó,
vào thời điểm mà chính bản thân tôi, tức là vào thời điểm mà tôi ưng thuận ghi thêm sự đọc
của mình vào cái khơng gian của những tượng trưng…” 12. Chính bản thân người thầy, trong
quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học bằng trái tim say mê của mình thì mức độ say mê, rung
11 Dẫn theo M.B.Khrapchenko (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận trong nghiên cứu văn
học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.174.
12 Dẫn theo M.B.Khrapchenko (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận trong nghiên cứu văn
học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.175.


động với chính tác phẩm cũng sẽ khác ở mỗi thời điểm người thầy đọc lại tác phẩm, vì thế
nên mới có chuyện bổ sung và mở rộng cách hiểu về tác phẩm trước mỗi tiết dạy của mỗi lớp
học sinh hay của những thế hệ học trò của những năm tháng khác nhau. Lúc này nếu người
thầy làm tốt nhiệm vụ đọc của mình thì sẽ có điều tương tự diễn ra trong việc đọc tác phẩm
của học sinh. Khi đã cùng cảm thụ một tác phẩm như vậy thì vai trị là người tiếp nhận của
cả thầy và trò đều ngang nhau nên cần chia sẽ cùng nhau những đánh giá của mình về bài
học.
Theo quan điểm là người tạo cảm hứng, người khơi gợi niềm đam mê thì phương pháp
dạy của người thầy là điều kiện tiên quyết cần phải làm tốt, thực hiện tốt. Từ những đam mê
thực sự, thầy sẽ biết cách truyền đạt đến học trò những cảm nhận từ những rung động thực sự
của mình. Và kết quả, thầy dạy hay, trị sẽ học hay. Trong vai người dẫn đường, người hướng
dẫn học sinh đọc văn sao cho biết văn, hiểu văn và dẫn đến thích văn, u văn thì trước tiên
chính người thầy phải là sản phẩm của quá trình đọc chủ động, đọc sáng tạo, biết tri nhận văn

học từ trí tuệ và học vấn, biết rung cảm với văn học bằng trái tim đầy cảm xúc của mình.
Muốn học sinh đọc văn bằng tất cả kinh nghiệm tư duy và cảm xúc đam mê văn học thì trước
tiên người thầy cũng phải là người đam mê văn học bằng cả trí tuệ và tâm hồn mình.Vì
chúng ta khơng thể thuyết phục người khác yêu mến cái điều mà chúng ta khơng u
mến.Nếu văn chương thực sự cuốn hút ta thì ta mới hiểu được sức mạnh nội tại của sự cuốn
hút đó nằm ở đâu. Và khi ta đã hiểu được tường tận cái lý do vì sao ta yêu mến văn học thì
cái hiểu đó sẽ là thứ vũ khí đắc lực khiến ta có thể dùng nó để thuyết phục người khác yêu
quý văn chương giống ta. Thuyết phục được các em có niềm đam mê thật sự với văn chương
và chỉ cho các em cách đọc văn, mỗi em sẽ từ lịng u mến của chính bản thân mình sẽ tìm
ra được cách đọc phù hợp với năng lực tư duy, chỉ số cảm xúc và cá tính của mỗi em. Trong
mỗi giờ học văn cần có những ví dụ gắn liền với thực tiễn sinh động phù hợp với lứa tuổi và
môi trường giao tiếp của học sinh.
Tóm lại, văn học là một hình thái ý thức đặc thù của con người, nó khơng chỉ gắn liền với
cái đẹp mà còn là nơi con người gửi gắm tâm sự, suy tưởng về cuộc đời. Do đó học văn là để
hiểu sâu hơn tâm hồn con người, và đồng thời cũng là để học cách làm người.Văn học khơng
chỉ thực hiện chức năng nhận thức, cịn phải làm tốt cả chức năng giáo dục.Học văn là học
cách làm người và học cách làm người tức là học về cái tốt, cái đẹp và cái sự thật dù không


phải lúc nào văn học cũng đề cao cái tốt đẹp mà có khi cịn miêu tả cái ác, cái giả dối, cái xấu
xa. Nhưng những điều mà tác phẩm văn học muốn đề cập đến thông qua những nhân vật xấu
và ác là con người phải biết loại bỏ, căm ghét và chống lại cái xấu, đừng để những cái xấu,
cái ác như thế tồn tại trong cuộc đời. Điều đó cũng có nghĩa là văn học giúp người đọc
hướng thiện và đi tới sự hồn thiện mình. Và chung quy lại, để văn học có thể làm trịn hết
được chức năng giáo dục nhân cách con người, đặc biệt là trong q trình giáo dục và ni
dưỡng nhân cách, đạo đức và tâm hồn của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở và phổ thơng thì
hơn ai hết, những người thầy dạy văn học phải là những người hướng dẫn tận tâm trên con
đường đưa các em đến với thế giới văn chương đặc sắc của nhân loại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1995); Lý luận văn học – vấn đề và suy nghĩ,
Nxb. Thanh Niên, TP.HCM, tr.145
2 G.N.Pôxpêlốp (chủ biên) (1998); Dẫn luận nghiên cứu văn học; Nxb. Giáo Dục
3 M.B.Khrapchenko (2002); Những vấn đề lý luận và phương pháp luận trong nghiên cứu
văn học; NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
4 Trần Đình Sử(2014);Trên đường biên của lý luận văn học; Nxb. Văn Học, HN
5 Lê Ngọc Trà (1990); Lý luận văn học; Nxb. Trẻ, TPHCM
6 (Hà Nội, 2003, bổ sung 2013. Bài đã đăng Báo Văn nghệ)



×