Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

GIA ĐÌNH VỚI VIỆC HÌNH THÀNH HÀNH VI VĂN HÓA CHO TRẺ TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.62 KB, 9 trang )

GIA ĐÌNH VỚI VIỆC HÌNH THÀNH
HÀNH VI VĂN HĨA CHO TRẺ TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY


Lại Thị Hằng

TĨM TẮT
Gia đình là mơi trường sống đầu tiên, gần gũi, gắn bó suốt cuộc đời của mọi thành
viên nên nó có ảnh hưởng vơ cùng lớn lao, sâu sắc đến tồn bộ đời sống, tâm lý,
đạo đức, xu hướng phát triển... của cá nhân. Vì thế, những khía cạnh thuộc về gia
đình như bầu khơng khí tâm lý trong gia đình, phong cách giáo dục gia đình, mục
đích giáo dục của cha mẹ hay uy quyền của cha mẹ đều... là những yếu tố có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến hành vi nói chung và hành vi văn hóa của trẻ nói riêng. Có thể
nói, gia đình là cơ sở đầu tiên, quan trọng trong việc hình thành hành vi, thói quen,
nhân cách trẻ, góp phần tạo dựng văn minh, văn hóa xã hội.
Từ khóa: giáo dục gia đình, hành vi, văn hóa, văn minh
1. Gia đình - cơ sở giáo dục đầu tiên của trẻ
Gia đình là mơi trường cơ sở đầu tiên có vị trí quan trọng và ý nghĩa lớn lao đối với quá
trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Đó là mơi trường gắn bó trong suốt cuộc
đời của mỗi cá nhân. Gia đình là nơi tạo ra mối quan hệ gắn bó, ruột thịt, huyết thống - một
thứ tình cảm khó có thể chia cắt.
Cha mẹ là người thầy giáo, nhà sư phạm đầu tiên giáo dục cho trẻ những nét nhân cách cơ
bản làm nền tảng cho q trình phát triển tồn diện về đạo đức, trí lực, thể lực, thẩm mỹ, lao
động theo các yêu cầu của xã hội.
Do đó giáo dục hành vi văn hóa (HVVH) cho trẻ ở mỗi gia đình là một nội dung, là công
việc hết sức quan trọng trong việc xây dựng đạo đức cho trẻ. Đây không chỉ là việc làm bắt
buộc để giúp các em trong q trình hồn thiện nhân cách, hồn thiện q trình trở thành
người lớn mà còn là giải pháp để buộc những người lớn trong gia đình phải gương mẫu trong

 ThS,. Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh.



hành vi ứng xử và phải tự điều chỉnh những mối quan hệ trong gia đình để sao đạt được
“trong ấm ngồi êm” – nền tảng của mỗi gia đình có văn hóa.
2. Quan niệm về hành vi và hành vi văn hóa
Đề cập đến cách hiểu về hành vi, có khá nhiều quan điểm khác nhau, như quan điểm sinh
vật học của E. L. Toocdai, hay quan điểm tâm lý học hành vi của J. Watson, E. C Tolman hay
B. F. Skinner thì cơng thức của hành vi là : S → R (trong đó S là kích thích; R là phản ứng).
Quan điểm này chưa hoàn toàn đầy đủ. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện chương trình đổi
mới giáo dục, một trong những yêu cầu đổi mới đó là đổi mới mơi trường giáo dục (mơi
trường giáo dục vừa là điều kiện, là động lực thúc đẩy việc thực hiện nội dung, mục đích).
Khác với quan điểm trên, tâm lý học Mác xít lại coi hành vi là cuộc sống, lao động, là
thực tiễn của cá nhân. Hành vi là biểu hiện bên ngoài của hoạt động, được điều chỉnh bởi cấu
trúc bên trong của chủ thể, của nhân cách. Như vậy, hành vi được mã hóa như sau: S →X →
R.
Hành vi là biểu hiện bên ngoài được điều chỉnh bởi cái trung gian là tâm lý và cái
chúng ta quan tâm chính là cái trung gian.
Văn hóa cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy theo cách tiếp cận. Ở đây chúng
ta nghiên cứu để làm rõ khái niệm hành vi văn hóa, nghiên cứu văn hóa để hiểu như thế nào
là hành vi có văn hóa, dùng văn hóa để xem xét hành vi.
Theo UNESCO - 1982 thì “Văn hóa là tổng thể những biểu tượng, chi phối cách ứng xử
trong giao tiếp của mỗi cộng đồng, làm cho cộng đồng ấy có đặc thì riêng. Văn hóa gồm hệ
thống các giá trị để đánh giá một sự việc, sựu kiện, hành vi trong cộng đồng ấy”.
Mỗi dân tộc sẽ có những nét văn hóa truyền thống đặc trưng, từ đó gia đình sẽ lấy nền văn
hóa dân tộc để làm nền tảng hình thành “văn hóa gia đình” (“gia quy”). Muốn biết hành vi
ấy có văn hóa hay phi văn hóa chúng ta nên xem xét dựa vào chuẩn mực xã hội (chuẩn
mực có thể thay đổi theo sự phát triển của xã hội).
Từ những phân tích này, có thể đưa ra cách hiểu về hành vi văn hóa như sau:
Hành vi văn hóa là những hành vi, những việc làm, cách ứng xử của mỗi người trong gia
đình phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, phù hợp phong tục tập quán từng vùng
miền, phù hợp truyền thống thói quen tốt đẹp trong mỗi gia đình và được lặp đi lặp lại một

cách tự nhiên, được mọi thành viên trong gia đình tự giác thực hiện.


Ở đây chúng ta cũng cần phân biệt hành vi văn hóa và hành vi đạo đức. Hành vi văn hóa
và hành vi đạo đức có nhiều nét tương đồng. Nó đều đề cập đến hành vi có tính mục đích,
tính chủ thể và chịu sự quy định của văn hóa dân tộc, văn hóa địa phương, văn hóa vùng
miền. Tuy nhiên, sự khác nhau cơ bản của hai khái niệm này là hành vi đạo đức chịu sự chi
phối của chuẩn mực đạo đức, hành vi văn hóa chịu sự chi phối của các chuẩn mực trong
phạm trù đạo đức, thẩm mỹ và cả những yếu tố thuộc về truyền thống, phong tục, lề thói. Đơi
khi có thể thấy, có sự đồng nhất giữa hành vi đạo đức và hành vi văn hóa.
3. Phong cách giáo dục trong gia đình có ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành hành
vi văn hóa của trẻ.
Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ ở gia đình thường tập trung vào những nội dung như
sau:
Hành vi giao tiếp có văn hóa
Hành vi giao tiếp có văn hóa là những hành vi chứa đựng bên trong tình người, bên ngồi
thể hiện bằng những cử chỉ, ngôn ngữ biểu hiện sự đồng cảm, tôn trọng với người mà mình
tiếp xúc.
- Hành vi văn hóa trong nói chuyện: chẳng hạn như dạy trẻ biết nói “vâng”, “vâng ạ”,
“dạ”, “thưa”, “con vâng”... hoặc không dùng động tác tay chân chỉ trỏ vào mặt người khác
khi nói chuyện.
- Hành vi văn hóa khi tham gia hội thoại: nói năng có chủ ngữ, vị ngữ như “con thưa
ơng”, “con thưa bà”, khơng nói chỏng lỏn, nói tục, chửi bậy...
- Hành vi văn hóa thể hiện ở sự cảm thông chia sẻ; chia sẻ bằng ánh mắt, nụ cười, nắm
tay... khi vui, khi buồn...
- Hành vi văn hóa thể hiện ở sự tôn trọng đối với người khác chẳng hạn như lắng nghe lời

người khác nói.
Lối sống, cách ứng xử có văn hóa
- Hành vi ăn, uống

- Cách nói năng, đi, đứng, nằm, ngồi, khơng nói leo hay nhại lại lời người khác.
- Vị tha, tương thân, tương ái trong quan hệ với mọi người xung quanh, biết sống hy sinh
vì người khác mà trước hết là với những người thân trong gia đình...
- Thể hiện sự biết lỗi, hối lỗi...


Hành vi văn hóa vệ sinh cá nhân
- Thói quen ăn uống, ngủ, nghỉ hợp vệ sinh, chải đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ, kín
đáo phù hợp với hồn cảnh, móng tay chân sạch sẽ....
Tuy nhiên, do sự phát triển của xã hội, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà kéo theo sự
biến đổi về chức năng, đặc trưng của gia đình và ảnh hưởng đến những nội dung giáo dục
hành vi văn hóa cho con trẻ:
- Gia đình chịu sự tác động mạnh mẽ của quy luật kinh tế thị trường (đời sống vật chất,
tinh thần... Nhiều gia đình để con cho bảo mẫu, người giúp việc hay “ủy quyền” cho các cô
giáo ở nhà trẻ. Thậm chí có cha mẹ cịn khơng có thời gian tiếp xúc nhiều với trẻ bằng ipad
hay điện thoại thơng minh hoặc tivi, máy tính. Vì vậy, làm tăng nguy cơ trẻ nhiễm những
thói hư, tật xấu từ các trang mạng xã hội như nghiện game, trào lưu chat, đăng những hình
ảnh “nhạy cảm” lên facebook, hoặc gia nhập vào các nhóm bạn hư hỏng từ các trang mạng...
- Quy mơ gia đình nhỏ, ít thế hệ, ít nhân khẩu ngày càng phổ biến tạo nên nếp sống linh
hoạt, năng động so với gia đình truyền thống đơng người, nhiều thế hệ chung sống trong một
mái nhà.
- Ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai và quy luật cạnh tranh cũng làm gia tăng nhanh chóng,
mạnh mẽ những tệ nạn xã hội. Đó là những thách thức và khó khăn trong việc lựa chọn các
giá trị chân, thiện, mỹ trong giáo dục gia đình hiện nay.
- Nền sản xuất cơng nghiệp làm cho quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình ngày
càng lỏng lẻo, thời gian giao tiếp giữa cha mẹ với con cái ngày càng ít đi.
Vì thế làm nảy sinh những vấn đề:
- Q nng chiều con cái hoặc thường xuyên đánh mắng, thô bạo với con cái;
- Để con cái tự do trong việc học tập, tu dưỡng và lựa chọn bạn bè, sở thích;
- Các hiện tượng gây mất ổn định đối với đời sống gia đình như ly hơn, kinh doanh thua

lỗ, phá sản, nợ nần, tù tội, bệnh tật, bạo lực gia đình... đang có nguy cơ gia tăng cũng gây
khó khăn cho cơng tác giáo dục gia đình;
- Tình trạng thiếu việc làm, đời sống chênh lệch giữa thành phố và nông thôn cũng khiến
gia tăng những hành vi tệ nạn xã hội;
J.J. Rútxô đã khẳng định “trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại”, tức trẻ em có một
đời sống tâm lý đặc trưng thể hiện trong nhu cầu, hứng thú, suy nghĩ, hành vi của chúng. Sự


phát triển nhân cách của mỗi con người đều mang đậm sắc thái cá tính, cá nhân của riêng
họ. Cũng từ việc khơng hồn tồn hiểu con mình nên nhiều bậc cha mẹ đã có cách giáo dục
con khác nhau như:
Cha mẹ chiều chuộng con cái. Chiều chuộng, yêu thương là bản tính tự nhiên của cha mẹ,
là nguồn vui, hạnh phúc của gia đình nhưng khơng nên nng chiều quá mức tức là đáp ứng,
thỏa mãn mọi nhu cầu của trẻ dẫn đến hình thành những thói quen vị kỷ, hành vi ỷ lại, kiêu
ngạo, đua đòi...
Thường xuyên đánh mắng thô bạo sẽ làm cho quan hệ giữa cha mẹ và con cái khơng có sự
gần gũi, tạo nên sự cách biệt vì sợ hãi. Trẻ em sẽ tránh những trận địn mắng thơ bạo khi biết
mình mắc khuyết điểm bằng những lời nói dối hoặc ngoan cố một cách có ý thức. Mặt khác,
thường xuyên đánh mắng trẻ sẽ làm cho trẻ thêm bi quan, chán đời muốn rời bỏ tổ ấm gia
đình, thậm chí tự tử. Nhà giáo dục A.X. Macarenco đã tổng kết “từ những đứa trẻ bị đánh
đập, cấm đoán sẽ sinh ra những con người bạc nhược, vơ tích sự hoặc độc đốn, suốt đời sẽ
trả thù cho tuổi thơ bị dồn nén của mình”. Vì vậy, khó có thể hình thành một hệ thống hành
vi được đánh giá cao trong xã hội, thay vào đó sẽ làm tăng nguy cơ gia tăng các hành vi bạo
lực và đi ngược với chuẩn mực văn hóa, đạo đức cho phép.
Gia đình thả nổi tự do là sai lầm phổ biến của nhiều gia đình đối với các gia đình bận rộn
cơng việc, khơng cịn thời gian quan tâm con cái, phó thác cho gia đình hoặc nơi trông trẻ.
Tác hại đầu tiên là không theo dõi được sự phát triển trí lực của con cái để có biện pháp chấn
chỉnh kịp thời, dẫn đến trẻ chán học, học yếu. Tác hại thêm nữa là trẻ dễ có điều kiện tiêm
nhiễm những thói hư tật xấu mà bố mẹ khơng biết để ngăn chặn kịp thời.
Nóng lạnh thất thường, kỳ vọng quá cao thể hiện thái độ và cách cư xử của cha mẹ với

con cái, lúc thì vỗ về chiều chuộng hết mức, lúc thì đánh mắng thô bạo tùy theo tâm trạng
buồn vui chứ họ không phải theo phương pháp giáo dục phù hợp với tình huống cụ thể. Vì
vậy khơng đạt được kết quả như mong muốn. Trong gia đình, cha mẹ khơng nên đặt kỳ vọng
quá cao vào con cái, mong muốn thúc bách chúng thành tài, có thu nhập cao... mà khơng tính
đến năng lực thực tế của trẻ.
Vì thế xây dựng hành vi văn hố trong mỗi gia đình là việc làm quan trọng để từ đó có
được một nền tảng vững chắc cho một gia đình hạnh phúc. Mỗi gia đình phải ln chú ý cân
bằng giữa việc xây dựng những nề nếp theo chuẩn mực chung và sự phát triển cá tính


riêng của con trẻ. Mỗi trường học chúng ta phải tham gia xây dựng để trẻ được sống trong
mái ấm gia đình văn hố, gia đình hạnh phúc.
Do nhiều ngun nhân chủ quan và khách quan nên số đông gia đình khơng thể trực tiếp
ni dạy con cái phát triển hài hòa về mọi mặt được mà cần kết hợp với các cơ quan chun
mơn. Song, gia đình có những mặt mạnh, tích cực là mang tính xúc cảm cao, gắn bó với quan
hệ ruột thịt, máu mủ nên có khả năng cảm hóa rất lớn. Gia đình cũng mang tính cá biệt rõ rệt
dựa trên cơ sở huyết thống thương yêu sâu sắc, lâu dài, bền vững và cũng rất linh hoạt, thiết
thực trên cơ sở nhu cầu, hứng thú của cá nhân. Mặc dù vậy, giáo dục không thể thay thế hoàn
toàn giáo dục của nhà trường.
4. Biện pháp giúp con hình thành hành vi văn hóa
* Phối hợp với các lực lượng giáo dục khác
Việc kết hợp với nhà trường không những giúp giáo dục hành vi đạo đức, hình thành hành
vi văn hóa mà cịn có ý nghĩa to lớn cho trẻ trong quá trình giáo dục tồn diện. Đồng thời, gia
đình cần phối hợp với nhà trường nơi mà trẻ theo học để có sự thống nhất về mục đích, nội
dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức nói chung và hành vi đạo đức nói
riêng cho con trẻ. Từ đó, thống nhất phương hướng giáo dục.
Phối hợp với các tổ chức ở địa phương như Đội, Đoàn, các câu lạc bộ ở địa phương, tạo
điều kiện cho trẻ được tham gia, giao lưu, học hỏi và rèn luyện bản thân mình.
* Ý thức được tầm quan trọng và trách nhiệm của cha mẹ
- Cha mẹ cần nghiêm túc trong lời nói, việc làm, ra quyết định;

- Ý thức được vai trò của người làm cha làm mẹ, khơng có yếu tố nào có thể thay thể được
cha mẹ;
- Cha mẹ phải định hướng cho con cái về tính cách, tương lai dựa trên nguyện vọng, sở
thích nhu cầu của con một cách hợp lý;
- Bồi dưỡng cho con phát triển hài hòa cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.
Muốn xây dựng những HVVH cho học sinh trong mỗi gia đình chúng ta phải ln chú ý
cân bằng giữa việc xây dựng những nề nếp theo chuẩn mực chung và sự phát triển cá tính
riêng của con trẻ. Có nhận thức đầy đủ như vậy mỗi thành viên trong mỗi gia đình mới dễ
chấp nhận nhau, dễ bao dung, tha thứ cho nhau. Đây là những điều kiện hết sức quan trọng
để gắn kết các thành viên trong gia đình, khích lệ trẻ hình thành những hành vi văn hoá.


* Xác định mục tiêu giáo dục con
- Mục tiêu học tập;
- Mục tiêu nghề nghiệp.
... Việc xác định các mục tiêu cho con cũng cần căn cứ trên nhu cầu, sở thích và khả năng
của các con mình.
* Thống nhất tác động giáo dục
Cha mẹ cần thống nhất quan điểm giáo dục, mục tiêu giáo dục, phương pháp giáo dục,
cách ứng xử, phân cơng vai trị đối với con cái, bởi, nếu không thống nhất ở người cha và mẹ
sẽ dẫn đến sự hoang mang trong trẻ. Chẳng hạn như người bố không cho con lấy đồ của bạn
và trừng phạt (đánh hoặc mắng trẻ) nhưng người mẹ lại khuyến khích rằng “con mẹ giỏi quá,
lấy về mẹ đỡ phải mua” như vậy, bản thân trẻ sẽ bị nhầm lẫn các giá trị khen, phạt và hoang
mang trong cách xác định hành vi ứng xử tiếp theo.
* Làm gương
Trẻ sống trong mơi trường gia đình rất nhiều thời gian, đồng nghĩa với việc đó là có vơ
vàn tình huống nảy sinh nó là cơ sở để làm bộc lộ các hành vi ứng xử, thái độ ứng xử của
mọi người trong gia đình. Bản thân trẻ lại rất hay bắt chước hành vi, lời nói, cử chỉ của người
lớn. Vì vậy, những người lớn mà trước hết là cha mẹ cần làm gương tốt cho trẻ về lời nói,
việc làm, cách ứng xử với người bề trên, với con trẻ và em nhỏ. điều này đã tạo ra bầu khơng

khí tâm lý gia đình tích cực để trẻ ni dưỡng tinh thần mình. Đây cũng chính là cơ sở để
hình thành nên những nét tính cách, nhân cách ban đầu và cũng có thể gây ảnh hưởng sâu sắc
khi đứa trẻ lớn lên.
Trong cuốn Tâm lý học thanh niên của tác giả X. Cơn đã chỉ ra rằng có hơn 68% những
đứa trẻ có tuổi thơ bị cha mẹ đánh đập, chửi bới, bỏ rơi hoặc cha mẹ ly hơn bị sa vào các tệ
nạn xã hội thậm chí phải ngồi tù. Điều này càng cho thấy, tấm gương của cha mẹ có ý nghĩa
rất lớn trong việc hình thành hành vi đạo đức và nhân cách của trẻ.
* Tổ chức cuộc sống gia đình:
- Cần tạo bầu khơng khí tâm lý gia đình u thương, đùm bọc, quan tâm, chia sẻ. Tránh
bạo lực, căng thẳng và cả sự sợ hãi quá đáng.
- Xây dựng nếp sống gia đình lành mạnh, xây dựng cho học sinh có thói quen thể hiện
HVVH trong gia đình.


(1): Tri thức (Làm cái gì? Tại sao?)
(2): Kỹ năng (Làm như thế nào?)
(3): Động cơ (thiết tha mong muốn làm)
(4): Thói quen

(1)

(4)

(2)

(3)

Hình 1. Mơ hình hình thành thói quen của Stephen Covay

Để giúp trẻ có được những thói quen ứng xử, có hành vi hợp chuẩn mực văn hố trong gia

đình thì trẻ phải được trang bị những tri thức, những hiểu biết khá cặn kẽ về những điều
cha mẹ định hướng dẫn. Muốn trẻ lễ phép, thưa gửi với người lớn tuổi, ôn tồn, nhẹ nhàng với
người dưới tuổi... thì trẻ phải nhận thức được chuẩn giá trị tôn trọng ở mỗi con người.
Chẳng hạn, chúng ta muốn cho trẻ ln có ý thức xắp xếp đồ đạc trong nhà một cách ngăn
nắp phải chỉ cho trẻ là làm được như vậy thường xuyên là để dễ tìm, dễ sử dụng các đồ đạc,
còn mang lại thẩm mỹ, tạo cho căn phịng ln gọn gàng, sạch đẹp. Làm được như thế cũng
là để người khác tơn trọng mình và cũng là hành vi mình ln ln tơn trọng người khác đến
nhà mình...
Sau đó là hình thành kỹ năng thực hiện các cơng việc thường ngày trong gia đình có
phép tắc như mời nước, mời ăn, cầm bát, cầm đũa, cầm thìa như thế nào, mới người lớn
trước khi ăn uống, chào hỏi mọi người khi đi và khi đến... Không nên cho rằng đây là những
việc nhỏ bỏ qua khơng nhắc nhở giáo dục con em mình. Vì nếu khơng nhắc nhở các em sẽ
khơng hình thành được những thói quen này, dẫn đến vơ phép, vơ tắc của trẻ. Trong thực tế
cũng nhiều em không biết “ăn”, “ngủ”, “chơi”, ứng xử nơi công cộng, như thế nào cho đúng.
- Tiếp đến là tạo ra những nguyên tắc, kỷ luật nhất định của gia đình.
- Dạy con bằng những lời nói, việc làm cụ thể của cha mẹ
- Tạo bầu khơng khí tâm lý gia đình u thương nhưng vẫn nghiêm khắc.


- Tôn trọng nhân cách và ý kiến của con cái.
- Hiểu con để có phương pháp giáo dục đúng, tránh áp đặt.
Như vậy, các bậc cha mẹ phải là những người cần chủ động thay đổi chính mình. Để có
thể cải thiện hiệu quả giáo dục đạo đức cho con cái, cha mẹ cần phải am hiểu những kiến
thức về tâm lý trẻ, về phương pháp giáo dục. Điều khó hơn, cần thiết hơn nhưng cũng dễ
thay đổi hơn là các bậc cha mẹ phải thể hiện được những hiểu biết, mong muốn giáo dục con
một cách khoa học của mình trong hành động thực tế bằng cách điều chỉnh những giá trị đạo
đức truyền thống vốn ăn sâu trong con người mình, nhưng khơng cịn phù hợp; ln kiểm
soát những hành động của bản thân theo những chuẩn mực đạo đức mà mình đã truyền thụ
cho các con. Có như vậy, cha mẹ mới có thể thật sự là những tấm gương sáng cho con cái họ.
Nhưng, giáo dục gia đình chỉ có thể đạt được hiệu quả khi mơi trường nhà trường, mơi

trường xã hội cùng có những tác động tích cực đồng hướng. Nói cách khác, cần phải triệt
để thực hiện giảm thiểu những hiện tượng tiêu cực, những cách ứng xử thiếu văn hóa trong
xã hội. Chỉ khi đó, nhờ giáo dục của gia đình, nhà trường và các tổ chức đồn thể, qua những
gì trực tiếp chứng kiến trong xã hội, các em mới có thể thật sự thẩm thấu những giá trị của
các chuẩn mực đạo đức.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Spencer Bendell(2014), Phương pháp giáo dục trong gia đình cho trẻ 4 -5 tuổi, Nhà Sách
Việt.
2. Phạm Khắc Chương (chủ biên)(2013), Nguyễn Thị, Văn hóa ứng xử trong gia đình,NXB
Trẻ.
3. Từ Đức Văn, Trần Quốc Thành (chủ biên) (2013), Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực
nghề nghiệp giáo viên: Nâng cao năng lực hiểu biết về môi trường giáo dục và xây dựng
môi trường học tập,NXB GDVN và NXB ĐHSP.



×