Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẢM BẢO MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC TƯ TƯỞNGTRONG GIẢNG DẠY CHO SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN TRUNG QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.35 KB, 8 trang )

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẢM BẢO MỤC ĐÍCH
GIÁO DỤC TƯ TƯỞNGTRONG GIẢNG DẠY
CHO SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN TRUNG QUỐC


Nguyễn Minh Thúy

TĨM TẮT
Từ xưa ơng cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáo dục “Tiên học
lễ, hậu học văn”; “lễ’ ở đây chính là nền tảng của sự lĩnh hội và phát triển tốt các
tri thức và kỹ năng. Ngày nay phương châm “Dạy người, dạy chữ, dạy nghề” cũng
thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục tư tưởng đạo đức chính trị cho
sinh viên.Vì vậy, nội dung quan trọng - đặc biệt đối với Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, ngoài tri thức là phải xây dựng cho sinh viên hệ thống chuẩn
mực giá trị. Giá trị là những phẩm chất, lý tưởng, ước mơ, tiêu chuẩn mà con người
khát khao vươn tới nhằm hoàn thiện nhân cách. Trong giá trị đó, lịng u nước,
thương dân, ý chí tự cường vươn lên để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
Dạy làm người, học làm người, nhiệm vụ này thật khó nhưng thật vinh quang, và
đây là nhiệm vụ trung tâm của những người trực tiếp giảng dạy chúng ta.
Từ khóa: Tư tưởng chính trị, đảm bảo tư tưởng, giáo dục tư tưởng, sinh viên, khoa
Ngữ văn Trung Quốc
Trước những biến động phức tạp của tình hình chính trị - kinh tế thế giới, sự tác động từ
mặt trái của cơ chế thị trường, âm mưu “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch, một số
sinh viên bị mất phương hướng, dao động, một bộ phận sinh viên xa rời lý tưởng của cộng
đồng, có lối sống thực dụng, vô cảm và mưu cầu danh lợi, … Đây thực sự là một thực trạng
đáng báo động.

ThS., Trường ĐH KHXH&NV-ĐHQG TP. HCM.


Như vậy, cơng tác giáo dục tư tưởng chính trị và đạo đức mới cho sinh viên có ý nghĩa rất


quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóahiện nay. Cùng với giáo dục thể chất, văn hóa, giáo dục chun mơn; giáo
dục tư tưởng đạo đức sẽ góp phần hồn thiện các mặt: đức, trí, thể, mỹ cho sinh viên nói
riêng, thanh niên nói chung – thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng nước nhà. Ngoài ra, việc
giúp sinh viên biết trân trọng, gìn giữ, kế thừa và phát huy bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại cũng là một nhiệm vụ khơng kém phần quan trọng trong nhiệm vụ của
người giảng viên.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, không chỉ giảng viên các Khoa và Bộ mơn Giáo dục,
Tâm lý hay Chính trị mà ngay cả những giảng viên giảng dạy ngoại ngữ cũng phấn đấu dạy
tốt mơn học của mình; chú ý đến mọi đối tượng sinh viên, để tận tình giúp đỡ các em tiếp thu
tốt nhất kiến thức mình truyền đạt; tích cực nâng cao chất lượng giờ dạy, chú trọng yêu cầu
hiệu quả lồng ghép một cách uyển chuyển nội dung giáo dục tư tưởng sinh viên trong môn
học, giờ học.
Khoa Ngữ văn Trung Quốc là khoa chuyên giảng dạy ngơn ngữ và văn hóa Trung Quốc
cho sinh viên của khoa trong toàn trường, với số lượng sinh viên khá đơng, đảm bảo cơng tác
giáo dục chính trị tư tưởng trong giờ dạy là một đòi hỏi trong nhiệm vụ dạy học của khoa.
Trong suy nghĩ có lẽ khơng ít người cho rằng việc giảng dạy ngơn ngữ nước ngoài cho
sinh viên chỉ cần truyền đạt cho họ những kiến thức về ngôn ngữ, những thông tin giúp hiểu
biết về đất nước, về xã hội con người thông qua các cấu trúc ngữ pháp, những mẫu câu để
rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thành thạo là đủ, cịn mục đích giáo dục, giáo
dưỡng có hay khơng đó khơng phải là điều quan trọng, đó là nhiệm vụ do các Khoa và Bộ
môn Giáo dục, Tâm lý hay Chính trị đảm nhận. Đối tượng giảng dạy của chúng ta: sinh viên
chuyên ngành Ngữ văn Trung Quốc, thông qua Hán ngữ sẽ giúp họ hiểu biết sâu rộng thêm
về đất nước, con người và lịch sử Trung Hoa. Vậy thì có hay khơng mục đích giáo dục tư
tưởng trong giảng dạy của chúng ta, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Theo tơi đó là điều bắt
buộc phải có. Tại sao?
Cơ sở lý luận
Trong tập tài liệu Tổ chức quá trình dạy học đại học, đã viết:“Thời đại của chúng ta có
hai đặc điểm cơ bản, đó là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và cuộc cách mạng khoa học kỹ



thuật. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi đào tạo những con người làm chủ chứ
không phải nô lệ, hoặc thừa hành. Đó là những con người dân chủ, có ý thức cơng dân, có
cơ sở nhân bản tồn diện, có cá tính, có tinh thần tự trọng và ý thức tôn trọng người khác và
pháp luật.
Xuất phát từ đặc điểm phát triển của cách mạng Việt Nam, một trong ba mục tiêu quan
trọng của nhiệm vụ dạy học cơ bản ở đại học đó là “dạy người” (Lê Khánh Bằng 1993).
Trong quá trình dạy học, tất cả cán bộ giảng dạy đều phải quan tâm góp phần giáo dục lý
tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên, làm cho họ tha thiết u nghề, có tính khiêm tốn
giản dị, tính kiên trì… Thơng qua nội dung bộ môn, làm cho sinh viên nắm được quy luật
phát triển của tự nhiên xã hội. Gắn liền nội dung bộ môn với đời sống, với thực tiễn giáo dục
lý tưởng nghề nghiệp thông qua bộ môn được tiến hành một cách khéo léo, tự nhiên phù hợp
với đặc điểm của bộ mơn, phát huy tính độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng của học sinh,
tránh gị ép thơ bạo, phải gắn với thực tiễn, với ngành nghề”.
Mục đích yêu cầu trong giảng dạy của chúng ta đã rõ ràng. Trong giảng dạy ngơn ngữ
nước ngồi, nhiệm vụ của chúng ta còn phải truyền cho các em các giá trị trong sáng của
ngôn ngữ không chỉ của dân tộc sử dụng ngơn ngữ các em đang học mà cịn cả giá trị văn
hóa tinh hoa của ngơn ngữ dân tộc. Qua ngôn ngữ dân tộc các em mới so sánh đối chiếu,
hiểu biết giá trị của ngôn ngữ. Tránh được lối sử dụng ngơn ngữ vơ văn hóa, một ngôn ngữ
nửa tây nửa ta, một hiện tượng lai căng mà hiện nay các phương tiện thơng tin, báo chí đang
hàng ngày phê phán; làm cho các em thấy được giá trị thật của việc học một ngoại ngữ nước
ngoài. Bởi vì ngơn ngữ là một sản phẩm đặc biệt mà một dân tộc, một cộng đồng người sáng
tạo ra dần dần trong cả một quá trình phát triển. Dù nhỏ đến đâu trong quá trình phát triển
lịch sử của mình, mỗi dân tộc đều sáng tạo nên nền văn hóa của dân tộc mình và ngơn ngữ
của mình. Ngơn ngữ là phương tiện phục vụ và phản ánh đầy đủ, đúng đắn nền văn hóa của
dân tộc. Ngơn ngữ tàng trữ và lưu truyền các giá trị văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác,
tác động đến sự phát triển của văn hóa dân tộc; ngược lại, sự phát triển của văn hóa sẽ thúc
đẩy sự tiến bộ trong ngơn ngữ. Vậy thì, cái đích thực của việc dạy và học ngoại ngữ ở đây
không chỉ dừng lại ở chỗ truyền đạt cho các em hệ thống từ vựng ngữ pháp là đủ. “Học một
sinh ngữ không phải chỉ là học một hệ thống các ký hiệu mới, mà thực tế là thâm nhập vào



một thế giới mới, tiếp xúc với một nền văn hóa mới với những nét phổ qt của cộng đồng
lồi người và những đặc trưng riêng cho một cộng đồng xã hội” (Nguyễn Lân Trung 1993).
Chúng ta thấy rằng ngoại ngữ thực sự là một chìa khóa mở sang những vùng hiểu biết
mới. Trong giảng dạy để có cái mà nói, để so sánh, người thầy phải có kiến thức văn hóa dồi
dào của ngơn ngữ mẹ đẻ, cũng như của ngôn ngữ các em học. Việc dạy các hiện tượng văn
hóa nước ngồi cho các em, coi việc nắm vững nền văn hóa đó là mục đích chính của việc
học ngoại ngữ: “Nếu không nắm được các hiện tượng văn hóa bản ngữ thì việc dạy học
ngoại ngữ sẽ bị nghèo nàn và chỉ dẫn đến việc dạy học các hiện tượng ngữ âm, từ vựng và
ngữ pháp” (Trương Đông San 1993).
Từ những yêu cầu trên, việc thực hành cụ thể lựa chọn các yếu tố và phương thức tiếp cận
trong bài giảng là cả một chặng đường mà chỉ có người đứng lớp cụ thể trước một đối tượng
cụ thể với những mục đích cần đạt được cụ thể mới có khả năng tìm được ra con đường tối
ưu dẫn dắt các em tới cái hay, cái đẹp, cái văn minh khơng chỉ ở ngơn ngữ nước ngồi mà
ngay cả trong ngôn ngữ mẹ đẻ của các em. Hướng các em tới một tình u chân chính, quan
điểm nhìn nhận đúng đắn một cách khoa học. Dựa trên các yếu tố được so sánh, các em có
cái nhìn mở ra thế giới bên ngoài, mang lại cho các em nguồn hứng khởi và cơ hội thực sự
cho thực hành ngôn ngữ khi muốn diễn đạt những tương đồng khác biệt trong thực tế văn
hóa đất nước ta với các nước khác, diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc thực sự của mình; làm được
những điều này, chúng ta đã thực sự đảm bảo được mục đích giáo dục trong bài giảng của
mình.
Trên cơ sở thực tiễn
Về mặt giáo trình, hiện nay chúng ta đang sử dụng bộ giáo trình của Đại học Văn hóa
Ngơn ngữ Bắc Kinh (北北北北北北北北北北北) để giảng dạy cho sinh viên trong cả một thời gian dài,
chắc chắn chúng ta có nhiều cơ sở để đánh giá các lĩnh vực của giáo trình và để tìm ra những
phương cách truyền đạt tối ưu những kiến thức văn hóa thơng qua hệ thống ngơn ngữ đến
các em. Bộ giáo trình này đã giới thiệu thật phong phú các kiến thức xã hội, lịch sử, kinh tế,
văn học, hội họa, âm nhạc, khoa học cho đến sinh hoạt đời thường tới người học thể hiện
trong các bài học cụ thể, rèn luyện kỹ năng nghe – nói - đọc - viết, giúp người học nắm rõ

các kiến thức văn hóa đất nước và con người Trung Hoa. Nội dung cung cấp cho người học
khá phong phú cùng với nhiều chủ đề hấp dẫn trong tình yêu, trong xã hội. Bộ giáo trình này


viết ra không phải chuyên cho sinh viên một nước nào, hoặc chuyên cho một trường nào sử
dụng. Việc sử dụng trong giảng dạy, cách đánh giá, kết quả khai thác thuộc vào từng người
sử dụng nó. Đối với chúng ta, để đảm bảo được tính giáo dục trong giờ giảng nên tận dụng
khai thác phương pháp so sánh những kiến thức văn hóa dân tộc với văn hóa của nước bạn
để làm nổi bật những nét tiêu biểu điển hình của hai nền văn hóa. Vấn đề tơi nêu ra ở đây đã
được kiểm định qua thực tế giờ dạy ở các lớp. Cụ thể, giờ giảng môn “nghe nói” cho sinh
viên năm thứ hai và mơn “nghe nhìn” cho sinh viên năm thứ tư với những chủ đề về xã hội,
tình yêu, gia đình và cuộc sống… Sau khi đã tiến hành các bước lên lớp đối với một bài nghe
hay nghe nhìn, đến phần thảo luận, các em đã thảo luận rất sôi nổi, bằng khả năng của mình
các em đã diễn đạt được ý nghĩ đánh giá về tình bạn, tình u chân chính, quan niệm về kết
hơn với người nước ngồi, hiếu nghĩa với mẹ cha, đối chiếu so sánh phong tục tập quán của
hai nước… Hầu hết các em đều nhận xét tốt, tinh thần yêu nước, ca ngợi đức tính của người
phụ nữ Việt Nam, coi trọng mái ấm gia đình. Như vậy, thông qua nội dung bài giảng tôi đã
đảm bảo được tính giáo dục đối với những giờ giảng này. Dù sao đây cũng chỉ là đánh giá cá
nhân, song theo tơi, đảm bảo tính giáo dục cho sinh viên trong giờ dạy chẳng cần gì phải to
lớn cả; chỉ cần những so sánh nhẹ nhàng, những gợi ý nho nhỏ hướng các em tới các suy
nghĩ lành mạnh. Dẫu biết rằng sinh viên đã lớn, có ý thức phân biệt phải trái, song đâu đã
phải tồn diện, chín chắn. Trong giáo trình đã cho chúng ta vơ số chủ đề, các bài học có ý
nghĩa giáo dục rộng lớn; chỉ cần phụ thuộc vào thái độ nhận thức, cách vận dụng thực tế
trong giờ dạy của thầy cô, chúng ta có thể giáo dục sinh viên ln vượt qua khó khăn vươn
lên trong cuộc sống, tài xử trí. Cuộc đời con người không phải là vô nghĩa nếu mỗi người có
một kế hoạch cho tương lai hữu ích khơng chỉ cho mình mà cho cả xã hội, có trách nhiệm với
bản thân với gia đình và xã hội.
Chẳng dễ dàng cho chúng ta trong sử dụng ngôn ngữ bảo đảm tính giáo dục trong giờ học
khi mà khả năng giao tiếp vốn từ vựng cho các em nhất là ở giai đoạn cơ sở còn rất hạn chế,
do vậy buộc người thầy phải cố gắng tột bậc, phải nghiên cứu kỹ cơ sở văn hóa, văn minh

của đất nước, con người sử dụng ngơn ngữ, tìm những từ ngữ đơn giản nhất để diễn đạt,
hướng các em tới sự trong sáng trong suy nghĩ và hành động bảo đảm được mục tiêu quan
trọng của nhiệm vụ dạy người.
Trách nhiệm của giảng viên giảng dạy ngôn ngữ và văn hoá


Để hồn thành sứ mạng vinh quang “vì sự nghiệp trồng người”, đào tạo cho xã hội những
lực lượng lao động mới có đủ năng lực và trình độ chun mơn cao, phẩm chất đạo đức và
chính trị vững vàng phục vụ nước nhà thì vai trị của Người thầy, nhất là Người thầy giảng
dạy ở bậc đại học trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng. Người thầy trở thành người
hướng dẫn sinh viên, chuyển quá trình giáo dục và đào tạo ở bậc tiểu học và phổ thơng trung
học thành q trình tự giáo dục và đào tạo cho sinh viên là chủ yếu. Bởi vì, đào tạo sinh viên
là đào tạo những con người và thế hệ lao động mới có trình độ học vấn cao, có kỹ năng thực
hành và năng lực tư duy sáng tạo. Sinh viên là lực lượng hết sức quan trọng để phục vụ đất
nước trong giai đoạn cách mạng mới.
Trong giai đoạn hiện nay, trọng trách của người giảng viên nhất là giảng viên giảng dạy
ngoại ngữ nói chung và giảng dạy tiếng Trung Quốc nói riêng, đối với những vấn đề nhạy
cảm, qua trao đổi với đồng nghiệp, có bạn cho rằng chúng ta bỏ qua khơng dạy, có bạn lại
cho rằng chỉ cần dừng ở thời điểm cung cấp cho sinh viên từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp, còn sự
kiện để sinh viên tự đánh giá. Các em đã lớn, đủ trình độ suy xét vấn đề. Có thể như thế được
chăng? Người thầy không tỏ thái độ gì ư? Theo tơi, chúng ta khơng tơ hồng hay bơi nhọ sự
thật. Chúng ta phải có cái nhìn trung thực cốt lõi thực tế.“Quá khứ vẫn luôn tồn tại và có mặt
trong cuộc sống hơm nay cũng như các yếu tố đương đại khác. Các yếu tố lịch sử cũng vậy.
Những hiện tượng lịch sử, theo quan điểm giảng dạy ngoại ngữ hôm nay, không quan trọng
bằng những suy nghĩ, nhận định của người dân hôm qua, và đặc biệt là hơm nay về hiện
thực lịch sử đó” (Nguyễn Lân Trung 1993).
Các em đã lớn, song các em chưa đủ trình độ để phán xét lịch sử. Mà ý thức và nhận định
của con người về hiện tượng lịch sử là rất quan trọng. Trách nhiệm của người thầy phải
hướng các em tới sự nhìn nhận đánh giá đúng vấn đề thực tại thay vì chỉ cung cấp cho các
em những sự kiện và con số trần trụi; để các em tự hiểu vấn đề theo suy nghĩ của các em thì

thật là nguy hiểm.
Giáo dục hiểu biết văn hố dân tộc và lịng tự hào dân tộc để trang bị “phơng văn hố”
cho từng sinh viên, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho những sáng tạo mang tính văn minh
phục vụ cho sự tiến bộ xã hội. Giáo dục văn hoá cần phải đặt song hành với giáo dục ý thức
tơn trọng pháp luật để góp phần tạo dựng sự cân bằng hài hòa giữa tư duy lý tính và tư duy
cảm tính cần có để ứng xử với môi trường sống đặc thù ở nước ta.Cùng với nó là sự chủ


động trong tìm hiểu xu hướng phát triển của thế giới để chủ động tổ chức, đưa học sinh, sinh
viên vào định hướng giáo dục theo hướng gìn giữ và phát huy văn hoá truyền thống vừa tiến
kịp với thời đại mới. Trong suốt quá trình ấy, cần lưu ý tránh sự giáo điều hoặc lực cản làm
giảm tính sáng tạo của giới trẻ.
Kết luận
Đào tạo người tài đức để phụng sự tổ quốc luôn là trách nhiệm hàng đầu của giáo dục mỗi
quốc gia. Qua năm tháng, dẫu thời cuộc có thay đổi, tài và đức ở Việt Nam luôn là “khuôn
vàng thước ngọc” cho một xã hội thịnh trị giúp đảm bảo cho sự tiến bộ xã hội. Việt Nam
phong kiến là một quốc gia Nho giáo hiếu học, trọng hiền tài, dù rằng truyền thống khuyến
học ấy chưa thật sự mang tính tồn diện. Nền tảng hiếu học, thượng hiền vượt qua thời gian
và không gian, hiện diện từBắc chí Nam, thể hiện chiều sâu tư duy hướng thượng và bản lĩnh
văn hoá của con người Việt Nam. Thời hiện đại, dưới tác động của thời cuộc, sự nghiệp
khuyến học khuyến tài phải bổ khuyết lý luận và cách tiếp cận nhằm đảm bảo mục tiêu đào
tạo và sử dụng những con người Việt Nam vừa tài đức vẹn tồn vừa tiến kịp với thế giới.
Nói tóm lại, Người thầy là Nhà giáo dục được sinh viên quý trọng và xã hội tôn vinh, phải
là người thầy giỏi về chuyên môn, đồng thời là tấm gương sáng về nhân cách, đạo đức. Để
đạt được danh hiệu cao quý này, như Ph. Angghen đã viết: “Người đi giáo dục trước hết phải
được giáo dục”.
Đến đây, tơi có thể khẳng định rằng chúng ta, những người làm công tác giảng dạy ngoại
ngữ cho sinh viên đều phải có trách nhiệm nặng nề trong công tác giáo dục nhân sinh quan,
cách sống đúng đắn cho sinh viên thông qua bài giảng hàng ngày. Cách vận dụng của mỗi
người đều rất đa dạng, song đều chung mục đích đào tạo nên một lớp người kế tục sự nghiệp

giáo dục của chúng ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Khánh Bằng 1993, Tổ chức quá trình dạy học đại học, NXB Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. Lý luận dạy học. Đại học sư phạm TP. HCM
3. Nguyễn Lân Trung 1993, Những vấn đề về ngơn ngữ và văn hóa.Hội ngơn ngữ học VN,
Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội
4. Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành TW khóa VIII ĐCSVN 1998. Nxb Chính trị Quốc gia;
HN tr.31


5. Huỳnh Công Minh Hùng1996, Ngôn ngữ như một đặc trưng của văn hóa dân tộc từ góc
nhìn của lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ.Tham luận tại Hội thảo Ngữ học Trẻ, Lần 1, Hà Nội
6. Trần Ngọc Thêm1996, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Hà Nội
7. Trần Ngọc Thêm1993, Đi tìm ngơn ngữ của văn hóa và đặc trưng văn hóa của ngơn ngữ,
Tạp chí Khoa học Xã hội, 18/1993
8. Giáo trình Nghe nói
9. Giáo trình nghe nhìn



×