Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT MỚI TRONG GIẢNG DẠY CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.82 KB, 9 trang )

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT MỚI
TRONG GIẢNG DẠY CÁC MƠN KHOA HỌC XÃ HỘI


Hồng Minh Loan∗

TĨM TẮT
Thực tế khảo sát cho thấy, chất lượng giảng dạy và học tập các môn khoa học xã
hội chưa cao, do hạn chế trong việc giáo viên lạm dụng phương pháp thuyết trình,
“dạy chay, học chay”, ít có sự “trao đổi” giữa người dạy và người học, chưa có
những phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; do vậy, cần thiết phải đổi mới
phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội theo hướng phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo và nhằm phát triển các kỹ năng, năng lực cho người học. Với
kinh nghiệm giảng dạy trong nghề, tác giả bài viết xin mạnh dạn chia sẻ một vài
phương pháp và kỹ thuật mới trong giảng dạy các môn khoa học xã hội để bổ sung
cho phương pháp dạy học truyền thống thường chiếm vị trí độc tơn trong giảng dạy
các môn khoa học xã hội từ trước đến nay. Trong đó phải kể đến các phương pháp:
thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, phương pháp dự án, phương pháp dạy học theo
hướng tích hợp; và một số kỹ thuật như: kỹ thuật “khăn trải bàn”, kỹ thuật “trình
bày một phút”, kỹ thuật “viết tích cực”, kỹ thuật “sơ đồ tư duy”. Mỗi phương pháp
và kỹ thuật dạy học đều có những đặc trưng và ưu thế nhất định, do vậy trong quá
trình thực hiện, giáo viên cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình và một số vấn đề cần
lưu ý đã đề cập tới trong bài viết để nâng cao chất lượng dạy và học các môn khoa
học xã hội.
Từ khóa: phương pháp, kỹ thuật, dạy học tích cực
Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng dạy học tích cực là một biện pháp quan trọng
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Đối với các môn khoa học xã hội, việc đổi mới

∗ ThS., Trường CĐSP Bắc Ninh.



phương pháp giảng dạy nhằm tạo cho người học sự say mê, hứng thú, từ đó nâng cao chất
lượng học tập. Thực tế cho thấy, với các môn khoa học xã hội và nhân văn, việc đổi mới
phương pháp giảng dạy không đơn giản, bởi tại nhiều cơ sở giáo dục, chủ yếu vẫn “dạy chay,
học chay”, lấy thuyết trình làm chính, ít có sự “trao đổi” giữa người dạy và người học.
Thiết nghĩ, việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn
theo hướng giảng dạy tích cực là một yêu cầu tất yếu. Việc thay đổi từ thói quen “thuyết
trình” sang giảng dạy theo phương pháp tích cực tuy phải đầu tư nhiều hơn, nhưng nếu giáo
viên cố gắng, cộng với sự chỉ đạo, giúp đỡ có hiệu quả của nhà trường thì điều này hồn tồn
có thể thực hiện được.
Với kinh nghiệm giảng dạy trong nghề, xin mạnh dạn chia sẻ một vài phương pháp và kĩ
thuật mới trong giảng dạy các môn khoa học xã hội.
1. Một số phương pháp mới
1.1. Phương pháp thảo luận nhóm
* Bản chất:
Thảo luận nhóm là phương pháp trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các
nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hồn thành các nhiệm vụ học
tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình
bày và đánh giá trước tồn lớp.
Phương pháp thảo luận nhóm tạo cơ hội cho học sinh có thể chia sẻ kiến thức, kinh
nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; tạo cơ hội cho các
em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung.
* Quy trình thực hiện:
- Giáo viên giới thiệu chủ đề thảo luận;
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, quy định thời gian và phân cơng vị trí làm
việc cho các nhóm;
- Các nhóm thảo luận, giải quyết nhiệm vụ được giao;
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm khác quan sát, lắng
nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến nếu cần thiết;
- Giáo viên tổng kết và nhận xét.
* Lưu ý:



- Có nhiều cách chia nhóm. Quy mơ nhóm có thể lớn hoặc nhỏ, tùy theo nhiệm vụ. Tuy
nhiên, nhóm thường từ 2-8 học sinh là phù hợp. Không nên chia nhóm q đơng để tránh
tình trạng một số học sinh ỷ lại, không tham gia hoạt động.
- Cần quy định rõ thời gian thảo luận nhóm và trình bày kết quả thảo luận cho các nhóm;
- Giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào các nhóm khác nhau với các bạn
khác nhau để các em có thể tương tác, học hỏi lẫn nhau;
- Các thành viên phải ngồi đối diện nhau khi trao đổi, chia sẻ, thảo luận;
- Nhiệm vụ thảo luận phải phù hợp với chủ đề bài học, với khả năng của học sinh, phù
hợp với thời lượng...
- Cách trình bày kết quả hoạt động nhóm có thể theo nhiều hình thức (bằng lời, bằng tranh
vẽ, bằng tiểu phẩm, bằng văn bản viết...; có thể do một người thay mặt nhóm trình bày hoặc
có thể do nhiều người trình bày, mỗi người một đoạn nối tiếp nhau).
1.2. Phương pháp giải quyết vấn đề (cịn gọi là phương pháp xử lý tình huống)
* Bản chất:
Giải quyết vấn đề là xem xét, phân tích những vấn đề/tình huống cụ thể thường gặp phải
trong đời sống hàng ngày và xác định cách giải quyết, xử lý vấn đề/tình huống đó một cách
có hiệu quả.
* Quy trình thực hiện:
- Xác định, nhận dạng vấn đề/tình huống;
- Thu thập thơng tin có liên quan đến vấn đề/tình huống đặt ra;
- Liệt kê các cách giải quyết có thể có;
- Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết (tích cực, hạn chế, cảm xúc, giá trị);
- So sánh kết quả các cách giải quyết;
- Lựa chọn cách giải quyết tối ưu;
- Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn;
- Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác.
* Lưu ý:
- Các vấn đề/tình huống đưa ra để học sinh xử lý, giải quyết cần thỏa mãn các yêu cầu:

+ Phù hợp với chủ đề bài học;
+ Phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh;


+ Vấn đề/tình huống phải gần gũi với cuộc sống thực của học sinh;
+ Vấn đề/tình huống cần có độ dài vừa phải;
+ Vấn đề/tình huống phải chứa đựng những mâu thuẫn cần giải quyết, gợi ra cho học sinh
nhiều hướng suy nghĩ, nhiều cách giải quyết vấn đề.
- Tổ chức cho học sinh giải quyết, xử lý vấn đề/tình huống cần chú ý:
+ Các nhóm học sinh có thể giải quyết cùng một vấn đề/tình huống hoặc các vấn đề/tình
huống khác nhau, tùy theo mục đích của hoạt động;
+ Học sinh cần xác định rõ vấn đề trước khi đi vào giải quyết vấn đề;
+ Cần sử dụng phương pháp động não để học sinh liệt kê các cách giải quyết có thể có;
+ Cách giải quyết tối ưu với mỗi học sinh có thể giống hoặc khác nhau.
Ví dụ: Khi dạy bài 14Công dân với nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong chương
trình giáo dục cơng dân lớp 10, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh giải quyết tình huống
có vấn đề sau:
Thanh sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Thanh
được địa phương cử và cấp kinh phí cho đi học bác sĩ để sau này trở về chữa bệnh cho bà
con ở quê hương. Ngày Thanh lên đường nhập học, họ hàng và bà con xóm giềng đến đưa
tiễn, động viên rất đơng. Mọi người cịn gom góp cả tiền bạc và đồ dùng để đỡ đần thêm cho
Thanh đi học. Nhưng sau khi học xong, Thanh đã tìm mọi cách chạy vạy để được ở lại thành
phố làm việc, kể cả làm cơng việc khơng liên quan gì đến ngành Y, mặc địa phương và gia
đình đã nhiều lần nhắn gọi, thúc giục...
Nếu là bạn của Thanh, em có thể làm gì? Vì sao?
1.3. Phương pháp dự án
* Bản chất:
Phương pháp dự án được hiểu như là một phương pháp trong đó học sinh thực hiện một
nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ
này được học sinh thực hiện với tính tự lực cao trong tồn bộ q trình học tập, từ việc xác

định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá
trình và kết quả thực hiện dự án.
* Quy trình thực hiện:


- Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án: Giáo viên và học sinh cùng nhau đề xuất,
xác định đề tài và mục đích dự án. Giáo viên có thể giới thiệu một số hướng đề tài để học
sinh lựa chọn và cụ thể hóa. Trong một số trường hợp, việc đề xuất đề tài có thể từ phía học
sinh;
- Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện: Trong giai đoạn này, với sự hướng dẫn của giáo
viên, học sinh xây dựng đề cương, kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Trong kế hoạch, cần
xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, cách tiến hành, người phụ trách mỗi
công việc;
- Thực hiện dự án: Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm
và cá nhân;
- Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới
dạng thu hoạch, báo cáo. Sản phẩm cũng có thể là tranh, ảnh, pano... để triển lãm, cũng có
thể là những sản phẩm phi vật thể như: diễn một vở kịch, biểu diễn văn nghệ, tổ chức cuộc
tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn hóa mới trong cộng đồng dân cư... Sản phẩm
dự án có thể được trình bày giữa các nhóm học sinh, có thể được giới thiệu trong nhà trường
hay ngoài xã hội;
- Đánh giá dự án: Giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện, kết quả và kinh
nghiệm đạt được. Từ đó rút kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo.
* Lưu ý:
- Đề tài dự án phải phù hợp với nội dung môn học, bài học, phù hợp với tình hình thực
tiễn địa phương, phù hợp với trình độ học sinh;
- Mục tiêu dự án phải rõ ràng và có tính khả thi;
- Kế hoạch thực hiện dự án phải cụ thể;
-Cần tạo cơ hội để tăng cường sự tham gia của học sinh trong dự án, tuy nhiên phải phù
hợp với đặc điểm và trình độ của các em.

Ví dụ:Khi dạy bài 15 Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại trong chương
trình giáo dục cơng dân 10, có thể tổ chức cho học sinh thực hiện dự án điều tra về tình hình
ơ nhiễm mơi trường ở địa phương hoặc tổ chức cho học sinh thực hiện các dự án bảo vệ môi
trường, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước và các tài nguyên thiên nhiên khác ở địa phương; dự
án tuyên truyền thực hiện chính sách dân số trong cộng đồng dân cư,...


1.4. Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp
Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các bài dạy,
tùy theo từng mơn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng ghép bộ phận
hay là toàn phần (phần nội dung bài học, phần bài tập hay là tổng kết tồn bài...). Khi tích
hợp, giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối sao cho lôgic và hài hịa.... từ đó giáo dục và rèn
kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh.
Trong quá trình học tập ở nhà trường, các em sẽ được học các môn học bao gồm các môn
thuộc khoa học tự nhiên và các môn thuộc khoa học xã hội. Các em sẽ tự rút ra được kiến
thức giữa các bộ môn trong cùng nhóm có quan hệ với nhau và bổ trợ lẫn nhau.
Ví dụ: Khi giải thích một số câu tục ngữ, thành ngữ, ta có thể sử dụng những kiến thức
khoa học, cụ thể mà các em đã được học, như vậy sẽ làm cho học sinh cảm thấy yêu thích và
hứng thú hơn rất nhiều khi học bộ môn ngữ văn.
Chẳng hạn, trong văn học, khi giải thích câu thành ngữ: "Nước chảy đá mịn", giáo viên
có thể liên hệ với vấn đề này ở phần "muối các-bon-nát". Như chúng ta đã biết: Thành phần
chủ yếu của đá là CaCO 3 (Canxi cacbonat). Khi gặp nước mưa và khí CO 2 (Cacbonic) trong
khơng khí, CaCO3 sẽ chuyển hố thành Ca(HCO3)2 (muối Canxit hidrocacbonat là muối tan).
Theo phương trình hóa học sau:
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Tức là: Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO 3)2, theo nguyên lý dịch chuyển cân bằng thì cân
bằng sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả là sau một thời gian nước đã làm cho đá bị bào
mòn dần. Áp dụng: Hiện tượng này thường thấy ở những phiến đá có dịng nước chảy qua.
Do hiện tượng xảy ra chậm nên phải thật sự chú ý chúng ta mới nhận ra điều này. Hiểu được
điều này giúp học sinh biết được dụng ý khoa học của câu tục ngữ có từ xa xưa và làm cho

hóa học trở nên rất gần gũi hơn trong cuộc sống đời thường.
Hoặc khi giải thích câu thành ngữ: “Lấy vợ xem tông, lấy chồng kén giống”, giáo viên có
thể liên hệ vấn đề này ở phần kiến thức di truyền học ở chương trình sinh học để giải thích
một cách có cơ sở khoa học cho các em.
Để nâng cao hiệu quả của mơn học tích hợp, giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp
để dạy học tích hợp như sau:
+ Dạy học theo dự án;


+ Phương pháp trực quan;
+ Phương pháp thực địa;
+ Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề...
2. Một số kỹ thuật dạy học
2.1. Kỹ thuật khăn trải bàn
- Học sinh được chia thành các nhóm, giáo viên giao nhiệm vụ thảo luận và phát cho mỗi
nhóm một tờ giấy Ao;
- Chia giấy Ao thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung
quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi thành viên ngồi vào vị trí tương ứng với
từng phần xung quanh “khăn trải bàn”;

- Mỗi cá nhân làm việc độc lập và viết ý tưởng vào phần giấy của mình trên “khăn trải
bàn”. Đây là một kỹ thuật góp phần khắc phục hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm,
tránh tình trạng có học sinh thì suy nghĩ làm, có học sinh lại ỷ lại vào người khác;
- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa “khăn trải bàn”.
Lưu ý:
+ Câu hỏi thảo luận phải là câu hỏi mở;
+ Nhóm khơng nên q đơng học sinh.
2.2. Kỹ thuật “trình bày một phút”



Giáo viên tổ chức cho học sinh có cơ hội tổng kết lại những gì đã học bằng cách trình bày
ngắn gọn và cô đọng với các bạn cùng lớp. Qua đó, các em có cơ hội tổng kết kiến thức và
đặt những câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc.
Giữa tiết học (hoặc cuối tiết), giáo viên nên cho các em vài phút để trả lời các câu hỏi sau
trên giấy: Điều quan trọng nhất các em học được hơm nay là gì? Theo các em, vấn đề gì là
quan trọng nhất mà chưa dược giải đáp?
Các câu hỏi có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Các câu hỏi cũng như các câu trả lời
các em đưa ra sẽ giúp củng cố quá trình học tập của các em và cho giáo viên thấy được các
em đã hiểu vấn đề như thế nào.
2.3. Kỹ thuật “viết tích cực”
Kỹ thuật này giúp học sinh có cơ hội suy nghĩ và xử lý thơng tin. Ví dụ, giáo viên có thể
đặt một câu hỏi, rồi cho các em thời gian tự do viết câu trả lời dài bao nhiêu tùy thích. Các
em cũng có thể viết tự do về các chủ đề trong khoảng thời gian nhất định. Kỹ thuật này có
thể được sử dụng để tóm tắt hoặc tổng kết lại các tài liệu đã học trên lớp.
2.4. Kỹ thuật “sơ đồ tư duy”
Đây là một kỹ thuật dạy học có tác dụng giúp học sinh:
- Biết hệ thống hóa kiến thức, tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức;
- Hiểu bài, nhớ lâu, tránh học vẹt;
- Phát triển tư duy logic, khả năng phân tích, tổng hợp.
Cách vẽ sơ đồ tư duy:
- Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một cụm từ thể hiện một ý tưởng/ nội dung
chính/chủ đề;
- Từ ý tưởng/hình ảnh trung tâm sẽ được phát triển bằng các nhánh chính nối với các cụm
từ/hình ảnh cấp 1;
- Từ các cụm từ/hình ảnh cấp 1 lại được phát triển bằng các nhánh phụ dẫn đến các cụm
từ/hình ảnh cấp 2. Cứ như thế, sự phân nhánh được tiếp tục...
Ví dụ:


Có thể nói, phương pháp và kỹ thuật dạy học các môn khoa học xã hội rất phong phú, đa

dạng. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ xin đề cập đến một số phương pháp và kỹ thuật
dạy học tương đối mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh. Hy vọng
phần nào đó giúp các thầy cơ, các em học sinh tìm ra được phương pháp dạy, học theo hướng
tích cực, nhằm phát huy tối đa năng lực học sinh và đạt kết quả cao nhất trong quá trình dạy
và học các môn khoa học xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006): Chương trình giáo dục phổ thông. Những vấn đề chung.
NXB Giáo dục
2 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện khoa học giáo dục Việt Nam (2011):Đổi mới phương pháp
dạy học. Hà Nội
3 Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông (2006): Đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trung học phổ thông. Tài liệu sản
phẩm dự án của nhóm chuyên gia phương pháp dạy học
4 Nguyễn Thành Hải, Phùng Thúy Phượng, Đồng Thị Bích Thủy (2010): Một số phương
pháp giảng dạy cải tiến giúp sinh viên học tập chủ động, đạt các chuẩn đầu ra theo CDIO,
Hội thảo CDIO 2010, ĐHQG-HCM



×