Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

THIẾT KẾ VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ PHIM HOẠT HÌNH PHỤC VỤ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.59 KB, 10 trang )

THIẾT KẾ VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ PHIM HOẠT HÌNH
PHỤC VỤ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 - THPT


Hà Văn Thắng* - Nguyễn Thế Nhất**

TÓM TẮT
Phim hoạt hình (PHH) là một trong những cơng cụ góp phần làm tăng sự đa dạng
và phong phú của các phương tiện trực quan trong dạy học địa lí. Vận dụng hiệu
quả PHH trong quá trình dạy học giúp đổi mới phương pháp học tập, tạo hứng thú
cho học sinh, qua đó nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục. Bài viết giới thiệu
cách thức xây dựng, thiết kế và tổ chức hoạt động học tập có sử dụng PHH, đồng
thời giới thiệu về kết quả thực nghiệm để thấy được sự hiệu quả của PHH trong dạy
học địa lí 10 ở các trường THPT.
Từ khóa: Phim hoạt hình, dạy học địa lí, địa lí 10, đổi mới phương pháp dạy học
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, một bộ phận khơng nhỏ các em học sinh có tâm lí chưa chú trọng và ít hứng thú
đối với việc học tập các mơn khoa học xã hội, trong đó có Địa lí. Một trong những ngun
nhân cơ bản của tình trạng này xuất phát từ sự đơn điệu trong phương pháp giảng dạy của
giáo viên. Thực trạng này đã trở thành thách thức trước xu thế đổi mới phương pháp dạy học
theo định hướng phát triển năng lực cho người học. Khi mà sự tham gia, tính tích cực nhận
thức và sự hứng thú trở thành những yếu tố không thể thiếu trong việc tổ chức các hoạt động
học tập. Ở một phương diện khác, Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thời đại cơng
nghệ thơng tin là sự ra đời của nhiều phương tiện, công cụ dạy học hiện đại. Phim hoạt hình
được đưa vào dạy học từ hướng tiếp cận này như là một phương tiện không những có khả
năng tạo ra hứng thú học tập cho học sinh mà còn là nguồn tri thức quan trọng cho việc thiết
kế các hoạt động học tập.

** ThS., Đại học Sư phạm TP. HCM.
**** Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa.



Xuất phát từ những thực tế trên chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Thiết kế và thử nghiệm một
số phim hoạt hình phục vụ đổi mới phương pháp dạy học địa lí lớp 10 – THPT”. Đề tài được
thực nghiệm tại trường Trung học Thực hành – Đại học Sư phạm TP HCM, Trường THPT
chuyên Trần Đại Nghĩa và Khoa Địa lí – Đại học Sư phạm TP HCM. Dưới đây là một số nội
dung và kết quả thu được.
2. Nội dung
2.1. Quan niệm về phim hoạt hình
Hiện nay có rất nhiều quan niệm về phim hoạt hình, dưới đây là một số định nghĩa phổ
biến nhất:“Phim hoạt hình là một hình thức sử dụng ảo ảnh quang học về sự chuyển động do
nhiều hình ảnh tĩnh được chiếu tiếp diễn liên tục”[5]. “PHH là một bản vẽ cho thấy những
đặc điểm của các đối tượng được xây dựng thành bộ phim kể về một câu chuyện bằng cách
sử dụng bản vẽ di chuyển mô phỏng con người và nơi ở có tính hài hước, vui nhộn”[6]. Từ
những quan niệm trên, có thể rút ra những đặc điểm chung của phim hoạt hình bao gồm:
- PHH là bộ phim được xây dựng từ các bản vẽ động, thể hiện một nội dung, câu chuyện,
đặc điểm hoạt động của nhân vật, bối cảnh phim;
- Nhân vật, bối cảnh đó ở dạng mô phỏng thế giới thực nhờ vào kĩ thuật đồ họa; - PHH thể
hiện nội dung, câu chuyện có tính hài hước, vui nhộn.
Người ta đã phân loại PHHcăn cứ vào phương thức xây dựng, cụ thể là xây dựng theo
kiểu truyền thống và PHH xây dựng bằng máy tính.
PHH xây dựng theo kiểu truyền thống là vẽ hình bằng tay sau đó quay và nhúng chúng
thành phim. Loại thứ hai là xây dựng bằng máy tính cịn gọi là hoạt hình máy tính. Trong
hoạt hình máy tính có 2 loại dựa vào kỹ thuật hoạt họa được thực hiện bằng cách chuyển
hình vẽ từ chỉ có hai chiều (2D) hay hình ba chiều (3D) có: phim hoạt hình 2D và phim hoạt
hình 3D.
Và cũng có thể phân loại PHH theo nội dung, mục đích thể hiện; có các loại: PHH chính
trị, PHH học tập, PHH giải trí, PHH châm biếm… [5]
Ưu điểm của PHH là so với các phim thơng thường thì PHH có bối cảnh, nhân vật ở dạng
mơ phỏng thực tế, có thể pha chút sáng tạo, làm mới để nhân vật, bối cảnh đó trở nên sinh
động hơn, hấp dẫn hơn, thu hút người xem. Từ đó, tạo hứng thú, thú vị cho người xem, đặc

biệt là lứa tuổi học sinh.


2.2. Một số yêu cầu cơ bản đối với việc thiết kế các PHH trong dạy học Địa lí lớp 10 –
THPT
2.2.1. Xuất phát từ mục tiêu bài học và nền tảng kiến thức SGK
PHH là công cụ, là phương tiện trực quan để giáo viên dẫn dắt học sinh của mình đi tìm
tri thức, khắc sâu và ấn tượng hóa kiến thức. Chính vì lẽ đó khi thiết kế GV cần phải dựa vào
mục tiêu chung của chương trình, mục tiêu cụ thể của bài học, bám sát chuẩn kiến thức – kĩ
năng bộ môn và SGK. Đây là yêu cầu cơ bản nhất và mang tính quyết định đối với việc đánh
giá tính khoa học và hiệu quả của các PHH. Bên cạnh đó GV có thể bổ sung các thông tin, tư
liệu liên quan để làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm [2].
2.2.2. Đảm bảo tính khoa học, thẩm mĩ và tính vừa sức
Tính khoa học: PHH được thiết kế ra phải đảm bảo tính chính xác của kiến thức bộ môn,
được sắp xếp một cách có hệ thống theo trình tự phát triển của khoa học Địa lí.
Tính sư phạm: Nội dung, tư liệu, kịch bản và thông điệp đưa vào PHH phải đảm bảo
những u cầu sư phạm và có tính giáo dục cao.
Tính thẩm mĩ: Hình ảnh đẹp, sáng tạo, mới mẻ để thu hút học sinh, từ đó HS sẽ hứng thú
hơn trong việc tiếp nhận.
Tính vừa sức: PHH phải dễ hiểu, dễ nắm bắt phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh
[2].
2.2.3. Đa dạng hóa nội dung thể hiện của phim hoạt hình
Các vấn đề kinh tế - xã hội, sự thay đổi về cuộc sống của con người, môi trường sẽ là
những nội dunghấp dẫn để thiết kế ra những bộ phim hoạt hình. Tuy nhiên, những vấn đề địa
lí tự nhiên, những mảng kiến thức trừu tượng đặc biệt là khái niệm cũng cần biên soạn thành
PHH để giảm tính khơ khan và giúp học sinh dễ hiểu hơn.
2.3. Công cụ hỗ trợ biên tập phim hoạt hình
Bên cạnh những phần mềm làm phim hoạt hình chuyên nghiệp thì cũng có một vài
website làm phim hoạt hình online và trong số đó nổi bật nhất là Goanimate.com. Trong đề
tài này chúng tôi chọn Goanimate.com để biên soạn các phim hoạt hình.

Goanimate cho phép làm phim hoạt hình 2D với những bối cảnh có sẵn với khá đa dạng loại
nhân vật (Chibi, Anime, Vẽ chì, Người que). Tuy nhiên để sử dụng được đầy đủ tính năng và
download phim sản phẩm thì cần phải là thành viên đã đóng tiền.


Ưu điểm:
Giao diện: dễ hiểu, thân thiện
Thích ứng: việc sử dụng thì thay vì cần có 1 máy cấu hình cao như đối với phần mềm thì
trang này chỉ cần có mạng Internet với tốc độ cao.
Nhân vật: Nhiều loại nhân vật có sẵn mà nếu như tự thiết kế thì rất khó (Anime, Vẽ chì,
Chibi..)
Tính năng: Khá nhiều cử động, trạng thái, biểu cảm có sẵn, uyển chuyển
Nhược điểm:
Giá cả: Chi phí tương đối cao
Nhân vật: Khả năng tự thiết kế nhân vật riêng khá hạn chế. Chỉ tạo được bằng cách chọn
những bộ phận có sẵn trong thư viện của Goanimate.
2.4. Quy trình thiết kế PHHĐịa lí lớp 10 – THPT

Các bước thiết kế PHH được cụ thể hóa trong sơ đồ sau:

2.5. Mục tiêu của việc sử dụng PHH trong dạy học Địa lí 10
PHH trong dạy học Địa lí 10 được sử dụng như một phương tiện dạy học thơng qua q
trình tổ chức hoạt động nhận thức cho HS. GV khơng phải cịn đóng vai trò truyền thụ kiến
thức một chiều, dạy học sử dụng phim hoạt hình như là một phương tiện để HS tích cực, chủ
động tìm tịi, khám phá, phát hiện và khai thác, xử lí những thơng tin, từ đó hình thành kiến


thức, năng lực và phẩm chất cho bản thân. HS có động lực, có hứng thú, “chơi mà học, học
mà chơi”.
2.6. Những cách thức sử dụng PHH trong dạy học Địa lí 10

2.6.1. Sử dụng như một phương tiện dạy học
Với cách sử dụng PHH là phương tiện trực quan giúp HS dễ dàng nhìn các sự vật, hiện
tượng địa lí thay vì nêu ví dụ ở dạng mơ tả. Việc cho các em quan sát các đoạn PHH đầu tiên
sẽ hình thành cho HS các biểu tượng địa lí, làm tiền đề để hiểu bản chất của các khái niệm
địa lí. Ngồi ra, việc sử dụng PHH vào dạy học cịn hình thành kĩ năng quan sát, chọn lọc
thơng tin và tự trang bị kiến thức cho HS.
Ví dụ: PHH về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới giao thơng vận tải, thay vì GV nêu các ví
dụ để mơ tả khiến HS khó hình dung, thì GV cho các em xem điều kiện tự nhiên ảnh hưởng
như thế nào bằng đoạn PHH, HS sẽ dễ dàng nhìn nhận vấn đề và dễ nhớ hơn.
2.6.2. Sử dụng PHH như một nguồn tư liệu chứa nội dung khoa học
Sử dụng PHH như một nguồn tư liệu kết hợp việc GV tổ chức các hoạt động dạy học bằng
bài tập nhận thức để HS khai thác kiến thức trong video và hồn thành nhiệm vụ học tập.
Như vậy HS sẽ tích cực hơn, chủ động hơn trong việc tự trang bị kiến thức cho bản thân[3].
Ví dụ: GV cho HS quan sát video gió đất và gió biển kết hợp yêu cầu HS hoàn thành các
bài tập được GV thiết kế sẵn để khai thác nội dung của PHH đó. Với cách sử dụng này, PHH
được xem như một nguồn tri thức.
2.7. Ý nghĩa của PHH trong dạy học Địa lí
2.7.1. Tạo sự chú ý, hứng thú cho học sinh
Thay vì nghiên cứu các nội dung địa lí khá trừu tượng, khó hình dung thì các em được
theo dõi các hoạt động, nhân vật thơng qua những hình ảnh rõ ràng, sinh động kết hợp âm
thanh trong những kịch bản thú vị. Qua đó học sinh được lơi cuốn vào nội dung học tập một
cách tự nhiên và giảm bớt đi căng thẳng, buồn chán của mơn học mà chính các em đang thờ
ơ, ít hứng thú.
2.7.2. Tăng cường hoạt động nhận thức tích cực, độc lập của HS

Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của HS, đặc trưng ở khát vọng học tập,
cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Dạy học phát huy tính
tích cực nhận thức của HS có nghĩa là dạy học trong đó HS là người chủ động, tích cực



tìm kiếm kiến thức, cịn thầy giáo là người tổ chức, hướng dẫn và giúp đỡ để HS tự mình
khám phá kiến thức mới. Người thầy khéo léo sử dụng nội dung có trong PHH kết hợp
với bài tập sẽ là một cách học rất tốt giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động của
mình trong học tập, tạo được hứng thú của HS với bộ môn.
Dưới nhiều góc độ, PHH vẫn phải xuất phát từ mục tiêu dạy học, nên nhất định phải
chứa nội dung khoa học của bộ môn, gắn với thực tiễn và kết hợp trong hoạt động tổ
chức, điều khiển của người thầy, dẫn dắt học sinh tìm kiếm và phát hiện tri thức.
2.7.3. Phương tiện hình thành, hồn thiện kiến thức địa lí

Một trong những điều kiện quan trọng để HS nắm được kiến thức đó chính là tính tích
cực và độc lập nhận thức của HS. Mức độ cao nhất của tính tích cực, độc lập được thể
hiện ra khi HS hồn thành nhiệm vụ học tập một cách tích cực, tự giác, chủ động trong
một thời gian nhất định. Khi tổ chức các hoạt động dạy học có sử dụng PHH, học sinh sẽ
hình thành được biểu tượng địa lí qua đó nắm và hiểu rõ hơn bản chất của các khái niệm
thơng qua sự quan sát và hoạt động tích cực của mình, vạch ra được mối liên hệ nhân quả
giữa các sự vật, hiện tượng và quá trình, từ đó phát triển kiến thức của HS. Như vậy
thơng qua việc sử dụng PHH HS sẽ nắm vững kiến thức cơ bản, hình thành biểu tượng
Địa lí mà có thể trong cuộc sống không thể trực tiếp quan sát được, bởi khơng gian của
khoa học địa lí vơ cùng rộng lớn.
2.7.4. PHH là một cách thức thể hiện sản phẩm học sinh trong dạy học dự án

Trong phương pháp dạy học dựa trên dự án (Project based leaning), sau khi kết thúc
các dự án học tập HS cần tạo ra các sản phẩm như Infographic, video ảnh, tờ rơi, tiểu
phẩm, bài thuyết trình,…PHH cũng có thể là một trong những sản phẩm đó.
2.8. Giới thiệu một số PHH để dạy học Địa lí lớp 10
Một số sản phẩm phim hoạt hình dạy học lớp 10:
[1]. Video về Tình hình phát triển và một số vấn đề về dân số thế giới và Việt Nam, dùng
phục vụ dạy, cung cấp thông tin cho chương V. Địa lí dân cư.
[2]. Video về gió đất, gió biển và vai trị của chúng, phục vụ dạy bài 12. Sự phân bố khí
áp. Một số loại gió chính, mục II.4.a. Gió đất, gió biển.



[3]. Video về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới giao thông vận tải, dùng để minh chứng
cho điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới giao thông vận tải, thông qua các ví dụ trong video.
Phục vụ dạy bài 36, mục II.1. điều kiện tự nhiên.
[4]. Video về Ứng phó với Lốc xoáy, dùng kết hợp với bài 42 và hướng dẫn cách phòng
chống thiên tai cho học sinh.
[5]. Video về vai trị ngành chăn ni, phục vụ dạy bài 29. Địa lí ngành chăn ni.
2.9. Kết quả thực nghiệm
Tác giả thực nghiệm hai PHH trong số 5 video trên:
Video về Tình hình phát triển và một số vấn đề về dân số thế giới và Việt Nam, dùng phục
vụ dạy, cung cấp thơng tin cho chương V. Địa lí dân cư (video 1). [4]
Video về gió đất, gió biển và vai trò của chúng, phục vụ dạy bài 12. Sự phân bố khí áp.
Một số loại gió chính, mục II.4.a. Gió đất, gió biển.(video 2). [4]
Trường thực nghiệm: Trường
trung học Thực Hành, với hai lớp
thực nghiệm là lớp 10CV và lớp 10.5
với tổng số 52 HS.
-

Tại lớp 10CV thực nghiệm
video 1

-

Tại lớp 10.5 thực nghiệm
video 2

Mức độ hấp dẫn, thú vị


Hình 1. Biểu đồ thể hiện mức độ
hứng thú của học sinh trong giờ học
Địa lí khơng có sử dụng PHH
(Nguồn: Tác giả khảo sát)


Hình 2. Biểu đồ thể hiện mức độ hứng thú của học sinh trong giờ học Địa lí có sử dụng PHH
(Nguồn: Tác giả khảo sát)

+ Ở giờ học địa lí khơng sử dụng PHH có 71,1% HS cho rằng giờ học bình thường, khơng
có hứng thú. Ngược lại, ở giờ học địa lí có sử dụng PHH thì có 82,7% có hứng thú với giờ
học địa lí.
+ Mức độ rất hứng thú ở giờ học địa lí khơng sử dụng PHH chỉ có 7,7% HS rất hứng thú.
Cịn ở giờ học địa lí có sử dụng PHH có tới 36,5% HS rất hứng thú, cao hơn rất nhiều so với
giờ học không sử dụng PHH là 28,8% và gấp 4,7 lần.
+ Mức độ hứng thú ở giờ học địa lí khơng sử dụng PHH chỉ có 21,2% HS hứng thú. Cịn ở
giờ học địa lí có sử dụng PHH có tới 46,3% HS hứng thú, cao hơn nhiều so với giờ học
không sử dụng PHH là 25,1% và gấp 2,2 lần.
+ Mức độ bình thường ở giờ học địa lí khơng sử dụng PHH có tới 71,1% HS bình thường,
khơng hứng thú. Cịn ở giờ học địa lí có sử dụng PHH chỉ có 17,3% HS bình thường, khơng
hứng thú, thấp hơn rất nhiều so với giờ học không sử dụng PHH là 53,8 % và gấp 4,1 lần.
Bảng 1. Các mức độ của HS khi tham gia giờ học Địa lí có sử dụng PHH (%)
Mức độ

1

2

3


Mức độ tập trung

46,2

36,5

17,3

Mức độ tham gia
Mức độ hiệu quả
Mức độ cần thiết
Mức độ mong muốn được học với PHH

13,5
34,6
50
32,3

71,2
15,3
65,4
0
41,7
8,3
60
7,7
(Nguồn: Tác giả khảo sát)

Biểu hiện


*Ghi chú:
1: Rất tập trung, Rất tích cực tham gia, rất hiệu quả, rất cần thiết, rất mong muốn
2: Tập trung, tích cực tham gia, hiệu quả, cần thiết, mong muốn


3:Bình thường, khơng hiệu quả, khơng cần thiết, khơng mong muốn
Qua kết quả thực nghiệm: Có 36,5% trả lời rất thú vị, hấp dẫn; có 46,2% trả lời thú vị,
hấp dẫn; 17,3% cho rằng bình thường. Số liệu mà tác giả thu thập khi thực nghiệm muốn biết
được HS hứng thú ở mức độ nào, đã đáp ứng được mục tiêu mà đề tài đưa ra chưa. Qua đó
cho thấy có 82,8% HS có hứng thú học tập khi được sử dụng PHH vào học tập. Tuy nhiên
còn 17,3% HS cho rằng chưa hứng thú và thấy bình thường khi được học tập có sử dụng
PHH, đây khơng phải con số nhỏ. Tác giả đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân nào khiến các em
chưa hứng thú thì có một bộ phận nhỏ HS yêu cầu cao hơn ở các video PHH mà tác giả thiết
kế, số cịn lại nói rằng khơng hứng thú với bộ mơn, vì khơng thi khối C nên ít quan tâm và
học mơn Địa lí.
Từ số liệu và phân tích trên có thể nhận thấy một điều PHH tạo được hứng thú học tập cho
HS. Đây là tín hiệu đáng mừng, là cơ sở quan trọng để đề tài đi sâu vào thực tế.
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy được mức độ khả quan và tích cực của việc sử dụng
PHH vào dạy học địa lí. Ở các mức độ tập trung, tham gia hay mức độ hiệu quả, sự cần thiết
của PHH trong dạy học địa lí có trên 80% HS trả lời ở mức độ 1 và 2. Là mức độ thể hiện sự
tích cực, tập trung và sự cần thiết rất cao của HS khi tham gia tiết học có sử dụng PHH.
Qua con số đó nói lên sự hứng thú, tích cực của HS khi học tiết học có sử dụng PHH là rất
cao, biểu hiện ở sự tham gia vào tiết học, mức độ tập trung vào giờ học đó. Bởi có hứng thú
và thích nó thì HS mới tập trung, chú ý và tích cực tham gia. Một điều đáng vui hơn nữa là
PHH không chỉ tạo được hứng thú và tích cực cho HS, nó cịn được đánh giá có hiệu quả
việc học tập cao hơn so với dạy học theo lối thụ động, thầy là trung tâm.
Kết luận việc sử dụng PHH vào dạy học địa lí, bước đầu đã mang lại kết quả khả quan,
phát huy được tính hứng thú, tích cực của HS.
3. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm, nhóm tác giả xin đưa ra các kết

luận sau đây:
Đổi mới PPDH Địa lí theo hướng tổ chức các hoạt động học tập cho HS là nhiệm vụ
quan trọng và thực tiễn. Bởi lẽ mục đích đổi mới phương pháp là nâng cao chất lượng dạy
và học; cụ thể, đó là phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập;
trên cơ sở đó giúp HS biết cách tự học, tự rèn luyện các năng lực hành động. Để thực hiện


được mục tiêu trên thì HS phải trở thành chủ thể của hoạt động, còn thầy giáo chỉ là người tổ
chức, hướng dẫn thơng qua hệ thống dạy học tích cực.
Thiết kế một số PHH phục vụ dạy học Địa lí 10 là cần thiết và mang lại hiệu quả về
nhiều mặt. Kết quả nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm cho thấy PHH có khả năng rất cao
trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh. Bên cạnh đó PHH cịn là một phương tiện để
thiết kế và tổ chức hiệu quả các hoạt động học tập để học sinh tự phát hiện và hoàn thiện tri
thức khoa học bộ môn.
Để việc thiết kế và sử dụng PHH phát huy hết hiệu quả thì GV cần phải trang bị các
năng lực như: nắm vững kiến thức chuyên môn, có kĩ năng cơ bản về tin học, có ý tưởng để
có thể từ nội dung bài học chuyển thể thành những câu chuyện hoạt hình… Ngồi ra, việc
đảm bảo, tuân thủ các nguyên tắc vận dụng PHH vào dạy học Địa lí 10 là một trong những
thành tố quan trọng để tạo hứng thú học tập cho HS và nâng cao chất lượng dạy học Địa lí
10.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc2012Lí luận dạy học Địa lí, NXB ĐH Sư phạm
2. Nguyễn Thị Kim Liên 2012, Thiết kế và hệ thống bài tập thực hành lí luận và phương
pháp dạy học Địa lí, NXB Đại học Sư Phạm TPHCM
3. Vũ Thị Quyến 2009,Sử dụng video clip trong dạy học Địa lí 10, Đề tài nghiên cứu khoa
học trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên
4. Lê Thông (Tổng chủ biên) 2013, Địa lí 10, NXB Giáo dục
5. />6.




×