Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

CÁC PHÂN TÍCH NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀI SẢN . VẬN DỤNG PHÂN TÍCH CÔNG TY DƯỢC DHG NĂM 2020 TỪ ĐÓ ĐƯA RA CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC NHÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.59 KB, 44 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
----------

BÀI TẬP LỚN

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP I
Đề tài: CÁC PHÂN TÍCH NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA
TÀI SẢN. VẬN DỤNG PHÂN TÍCH CƠNG TY DƯỢC DHG
NĂM 2020 TỪ ĐĨ ĐƯA RA CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI
CÁC NHÀ QUẢN LÝ CỦA CƠNG TY.
Nhóm thực hiện
Lớp
Giảng viên hướng

: nhóm 07
: FIN55A04

dẫn

: TS. Nguyễn Thị Đào

Hà Nội, tháng 09 năm 2021


ii

THƠNG TIN THÀNH VIÊN NHĨM



LỜI CAM ĐOAN
Nhóm 07 chúng em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của chúng em
dưới sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn. Những kết quả và các số liệu trong bài
tập được chúng em tìm hiểu và nghiên cứu trong thời gian học tập môn Phân tích Tài
chính Doanh nghiệp I, khơng sao chép các cơng trình nghiên cứu khác.
Chúng em xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 09 năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành bài tập của nhóm, chúng em xin gửi đến cô Nguyễn Thị Đào
– giảng viên mơn Phân tích Tài chính Doanh nghiệp I lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc nhất. Chúng em chân thành cảm ơn cơ đã tận tình truyền đạt vốn kiến thức quý
báu cho chúng em trong thời gian học tập mơn Phân tích Tài chính Doanh nghiệp I.
Với vốn kiến thức được tiếp thu trong q trình học khơng chỉ là nền tảng cho q
trình nghiên cứu mà cịn là hành trang quý báu để chúng em bước vào đời một cách
vững chắc và tự tin.
Do thời gian làm bài và nghiên cứu có giới hạn, trình độ lý luận và kiến thức
của nhóm cịn nhiều hạn chế nên bài tập này của chúng em khơng tránh khỏi những
sai sót. Chúng em rất mong nhận được sự chỉ dẫn, những ý kiến đóng góp từ cơ để
chúng em có thể bổ sung, nâng cao vốn kiến thức của mình.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA
TÀI SẢN................................................................................................................... 2
1.1 Phân tích năng lực hoạt động của tài sản ngắn hạn........................................... 2
1.1.1 Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình...................................... 2

1.1.2 Vịng quay hàng tồn kho và số ngày của 1 vịng quay HTK...........................3
1.2 Phân tích năng lực hoạt động của tài sản dài hạn........................................ 5
1.3 Phân tích năng lực hoạt động của tổng tài sản............................................. 6
PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DƯỢC TẠI VIỆT NAM. GIỚI THIỆU
VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG.................................................. 8
2.1 Tổng quan về ngành dược tại Việt Nam........................................................ 8
2.2 Giới thiệu về Cơng ty Cổ phần Dược Hậu Giang....................................... 10
2.2.1 Q trình hình thành và phát triển................................................................. 11
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh.......................................... 12
2.2.3 Mơ hình hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.................................. 13
2.2.4 Tổng quan tài chính Cơng ty Cổ phần Dược Hậu Giang đến năm 2020........15
PHẦN 3: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀI SẢN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG NĂM 2020................................... 17
3.1 Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình của Cơng ty Cổ
phần Dược Hậu Giang.......................................................................................... 17
3.1.1 So sánh vòng quay các KPT và kỳ thu tiền TB của DHG năm 2019 - 2020 17
3.1.2 So sánh vòng quay các KPT và kỳ thu tiền TB của DHG với các doanh
nghiệp cùng ngành năm 2020........................................................................ 18


3.2 Vòng quay HTK và số ngày của 1 vòng quay HTK của Công ty Cổ phần
Dược Hậu Giang.................................................................................................... 21
3.2.1 So sánh vòng quay HTK và số ngày của 1 vòng quay HTK của DHG năm
2019 - 2020................................................................................................... 21
3.2.2 So sánh vòng quay HTK và số ngày của 1 vòng quay HTK của DHG với các
doanh nghiệp cùng ngành năm 2020............................................................. 22
3.3 Hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang............24
3.3.1 So sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ của DHG năm 2020 với năm 2019...........24
3.3.2 So sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ của DHG với các doanh nghiệp cùng ngành
năm 2020....................................................................................................... 26

3.4 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang...27
3.4.1 So sánh hiệu suất sử dụng tổng tài sản của DHG năm 2020 với năm 2019...27
3.4.2 So sánh hiệu suất sử dụng tổng tài sản của DHG với các doanh nghiệp cùng
ngành năm 2020............................................................................................ 28
PHẦN 4: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC HẬU GIANG............................................................................................. 30
4.1 Vị thế của công ty và triển vọng phát triển ngành..................................... 30
4.1.1 Vị thế của công ty......................................................................................... 30
4.1.2 Chiến lược phát triển và đầu tư..................................................................... 30
4.1.3 Thuận lợi và khó khăn................................................................................... 31
4.2 Khuyến nghị.................................................................................................. 33
4.2.1 Đối với cơng ty.............................................................................................. 33
4.2.2 Đối với nhà đầu tư......................................................................................... 34


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
HTK
KPT
DTT
BQ
ĐK
CK
TB
GVHB
DN
TSCĐ
VCDH
CTCP


Nguyên nghĩa
Hàng tồn kho
Khoản phải thu
Doanh thu thuần
Bình quân
Đầu kỳ
Cuối kỳ
Trung bình
Giá vốn hàng bán
Doanh nghiệp
Tài sản cố định
Vốn chủ sở hữu
Công ty cổ phần


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng trưởng số lượng sản phẩm của các doanh nghiệp Dược
phân phối trên kênh Hospital và Pharmacy............................................................... 9
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ nhập khẩu dược phẩm 2018 – 2020 và Thị trường nhập khẩu
dược phẩm năm 2020.............................................................................................. 10
Sơ đồ 2.1: Mơ hình hoạt động của Cơng ty Cổ phần Dược Hậu Giang...................13
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang...................... 14
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận năm 2020.......................................... 15
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ Tổng nguồn vốn và VCSH và Tổng tài sản và tổng nợ năm
2020......................................................................................................................... 15
Bảng 2.1: Đánh giá tình hình thực hiện kết quả kinh doanh năm 2020...................16
Bảng 3.1: Vòng quay các KPT và kỳ thu tiền TB của DHG năm 2019 - 2020........17
Bảng 3.2: Vòng quay các KPT và Kỳ thu tiền TB của TRA năm 2019 - 2020........19
Bảng 3.3: Vòng quay các KPT và Kỳ thu tiền TB của DMC năm 2019 – 2020......19
Bảng 3.4: Vòng quay các KPT và Kỳ thu tiền TB của MKP năm 2019 – 2020......19

Bảng 3.5: So sánh Vòng quay các KPT và Kỳ thu tiền TB của DHG, TRA, DMC và
MKP năm 2020....................................................................................................... 20
Bảng 3.6: Vòng quay HTK và số ngày của 1 vòng quay HTK của DHG năm 2019 –
2020......................................................................................................................... 21
Bảng 3.7: So sánh vòng quay HTK và số ngày của 1 vòng quay HTK của DHG với
các doanh nghiệp cùng ngành năm 2020................................................................. 22
Bảng 3.8: So sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ của DHG năm 2019 và 2020..............24
Bảng 3.9: So sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ của DHG với các doanh nghiệp cùng
ngành năm 2020...................................................................................................... 26
Bảng 3.10: So sánh hiệu suất sử dụng tổng tài sản của DHG năm 2019 và 2020....27
Bảng 3.11: So sánh hiệu suất sử dụng tổng tài sản của DHG với các doanh nghiệp
cùng ngành năm 2020.............................................................................................. 28


LỜI MỞ ĐẦU
Trong tình hình nền kinh tế vơ cùng phát triển như hiện nay, có rất nhiều các,
doanh nghiệp được hình thành kinh doanh về rất nhiều các lĩnh vựa khác nhau, với
nhiều quy mô lớn nhỏ. Một trong nhưng lí do để các doanh nghiệp có thể tồn tại,
đứng vững và ngày càng phát triển đó là phải có một tiềm lực tài chính mạnh mẽ để
tiến hành sản xuất và cạnh tranh có hiệu quả. Mặt khác theo đà phát triển của nền
kinh tế, các mối quan hệ tài chính ngày càng trở nên phong phú. Vì thế để tồn tại và
phát triển vững mạnh, các doanh nghiệp cần đặt ra hướng đi chiến lược vững chắc
cho mình, đồng thời tạo sức cạnh tranh cao khơng chỉ với các doanh nghiệp trong
nước và còn với các doanh nghiệp nước ngồi. Trong đó, tài sản đóng góp một phần
quan trọng trong tồn bộ q trình sản xuất của doanh nghiệp. Nắm rõ được tình
hình đó, muốn thành cơng và phát triển bền vững, doanh nghiệp cần trang bị cho
mình được hệ thống trang thiết bị, cơ sở hạ tầng vững mạnh để đảm bảo tính cạnh
tranh cho sản phẩm đầu ra.
Hiểu được tầm quan trọng của tài sản cũng như hoạt động quản lý và sử
dụng hiệu quả tài sản của doanh nghiệp, Nhóm 07 đã tiến hành nghiên cứu đề tài

Phân tích năng lực hoạt động của tài sản trong doanh nghiệp, cụ thể là tại
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang năm 2020 nhằm làm rõ doanh nghiệp khai
thác, sử dụng các nguồn lực (tài sản) có hiệu quả như thế nào, từ đó đưa ra những
kết luận và khuyến nghị đối với các nhà quản lý của doanh nghiệp.


10

PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH NĂNG LỰC
HOẠT ĐỘNG CỦA TÀI SẢN
1.1 Phân tích năng lực hoạt động của tài sản ngắn hạn
Phân tích năng lực hoạt động tài sản ngắn hạn là muốn xem doanh nghiệp
khai thác, sử dụng các nguồn lực tài sản ngắn hạn có hiệu quả như thế nào, phản
ánh kết quả hoạt động mà doanh nghiệp có thể đạt được khi sử dụng các yếu tố đầu
vào trong hoạt động kinh doanh.
Các chỉ tiêu phân tích năng lực hoạt động của tài sản ngắn hạn bao gồm:
Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình; Vịng quay hàng tồn kho
và số ngày của 1 vòng quay HTK.
1.1.1 Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình
1.1.1.1 Vịng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu bán hàng
với các khoản phải thu của doanh nghiệp.
DTTTrong kỳ
Vòng quay các KPT =
Các KPT bq

Trong đó:
Các KPT

=


Các KPT ĐK +Các KPT CK
2

bq

Vịng quay các khoản phải thu đo lường mức độ đầu tư vào các khoản phải
thu (tốc độ thu hồi các khoản phải thu) để duy trì mức doanh số bán hàng cần thiết
cho doanh nghiệp.
Các nhân tố tác động đến vòng quay khoản phải thu:
Doanh thu thuần
- Số lượng sản phẩm tiêu thụ.


- Giá bán đơn vị.
Các khoản phải thu bình quân
- Các khoản phải thu bình qn tăng làm cho vịng quay các khoản phải thu giảm
hoặc thời gian bán chịu cho khách hàng dài hơn, hay các khoản phải thu thu hồi
chậm hơn, thể hiện vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng nhiều hơn trong khâu thanh
toán, kéo theo nhu cầu vốn gia tăng trong điều kiện quy mô sản xuất kinh doanh
khơng đổi, từ đó có thể cho thấy nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp đã giảm
hoặc khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của khách hàng sẽ kém đi.
- Các khoản phải thu bình quân giảm làm cho vòng quay các khoản phải thu tăng cho
thấy doanh nghiệp đang quản lý các khoản phải thu hiệu quả, vốn đầu tư cho các
khoản phải thu ít hơn song cũng có thể cho thấy sự khơng hiệu quả trong khâu bán
hàng do doanh nghiệp thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, hay kết quả cơng tác
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không tốt.
1.1.1.2 Kỳ thu tiền trung bình
Kỳ thu tiền trung bình cho biết khoảng thời gian trung bình từ khi doanh
nghiệp xuất hàng đến khi doanh nghiệp thu được tiền về.

Kỳ thu
tiền

=

Các KPT bq∗Số ngày trong kỳ phân tích

TB

DTTTrongkỳ

Trong đó: Số ngày trong kỳ phân tích được xác định (Quý: 90 ngày, Năm: 360
ngày)
Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để chuyển các khoản phải
thu thành tiền.
1.1.2 Vòng quay hàng tồn kho và số ngày của 1 vòng quay HTK
1.1.2.1 Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần trung bình hàng tồn kho luân
chuyển trong một kỳ.


Vòng quay HTK =

GVHBTrong kỳ
HTK bq

Vòng quay HTK thể hiện rằng trong kỳ thì doanh nghiệp đã xuất hàng được
mấy lần, như vậy nếu số vịng HTK càng lớn thì hiệu quả sử dụng HTK càng cao.
Và ngược lại, nếu số vịng quay HTK càng nhỏ thì có thể rằng DN đang đầu tư khá
nhiều vào HTK hoặc HTK của DN khó có khả năng luân chuyển.

1.1.2.2 Số ngày của 1 vòng quay HTK
Muốn biết thời gian luân chuyển của 1 vịng quay hàng tồn kho có thể xác
định bằng:
Số ngày của 1 vòng HTK =

HTKbq∗Số ngày trong kỳ phân tích
GVHBTrongkỳ

Số ngày của một vịng quay hàng tồn kho là khoảng thời gian từ khi doanh
nghiệp bỏ tiền mua nguyên vật liệu đến khi sản xuất xong sản phẩm, kể cả thời gian
hàng lưu kho.
Các nhân tố, nguyên nhân tác động đến vòng quay hàng tồn kho gồm:
Giá vốn hàng bán: bao gồm số lượng sản phẩm tiêu thụ và giá vốn đơn vị.
GVHB=Số lượng sản phẩm tiêu thụ∗Giá vốnđơn vị

Hàng tồn kho bình qn
- Khâu dự trữ: Chi phí dự trữ, giá cả nguyên vật liệu dự trữ…
- Khâu sản xuất: Độ dài thời gian và chu kỳ sản xuất sản phẩm; Kĩ thuật, công nghệ
chế tạo sản phẩm; Trình độ tổ chức quá trình sản xuất của doanh nghiệp…
- Khâu tiêu thụ: Nhu cầu mua hàng, chi phí quảng bá sản phẩm…
Người ta thường sử dụng phương pháp so sánh để phân tích số ngày của 1
vịng quay HTK.


Thơng thường so với kỳ trước, vịng quay hàng tồn kho giảm hay số ngày
một vòng hàng tồn kho tăng cho thấy thời gian hàng tồn kho còn tồn lại trong kho
dài hơn, hay hàng tồn kho luân chuyển chậm, vốn ứ đọng nhiều hơn kéo theo nhu
cầu vốn của doanh nghiệp tăng (trong điều kiện quy mô sản xuất khơng đổi). Cần đi
sâu tìm hiểu lý do cụ thể để có biện pháp tác động tăng nhanh tốc độ quay vịng
hàng tồn kho.

Tuy nhiên, có trường hợp vịng quay hàng tồn kho giảm có thể là do kết quả
của việc tăng dự trữ nhằm đáp ứng các nghĩa vụ hợp đồng, nhu cầu mùa vụ hay một
sự dự đoán xu hướng cầu tăng, hoặc vịng quay tăng có thể do tình trạng cạn kho
của doanh nghiệp hay sự thu hẹp quy mơ sản xuất.
Để tìm ngun nhân và có biện pháp giảm vốn ứ đọng trong từng khâu của
chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể tính và phân tích vịng quay
của từng bộ phận hàng tồn kho qua các chỉ tiêu chi tiết như sau:
Vòng quay của nguyên vật liệu
Vòng quay của NVL=

CF NVL đã đưavào sản xuất Trongkỳ
Dự trữ NVLbq

Vòng quay của CPSXKD
Vòng quay của CPSXKD dở dang=

TổngCF đã đưa vào SXTrong kỳ
CF SXKD dở dangbq

Vòng quay của thành phẩm, hàng hòa
Vòng quay của Thành phẩm , Hàng hóa=

GVHB
Thành phẩm , Hàng hóabq

1.2 Phân tích năng lực hoạt động của tài sản dài hạn
Năng lực hoạt động của tài sản dài hạn thường được đánh giá qua chỉ tiêu
Hiệu suất sử dụng TSCĐ.



Hiệusuất sử dụng TSCĐ=

DTT về BH và CCDV
TSCĐbq

Chỉ tiêu này nói lên mức độ đầu tư vốn vào tài sản cố định để tạo ra doanh
thu hay cụ thể là cứ một đồng TSCĐ đưa vào sản xuất kinh doanh trong một kỳ thì
tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Đối với DN, chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ đo lường hiệu quả quản trị bộ phận tài sản dài hạn
quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp. Hiệu suất
sử dụng TSCĐ thấp hoặc giảm so với doanh nghiệp khác hay so với năm trước
thường được bị đánh giá sức tạo doanh thu của TSCĐ kém hơn hay công tác quản
lý TSCĐ trong doanh nghiệp chưa hiệu quả.
Người ta thường sử dụng phương pháp so sánh để phân tích hiệu suất sử
dụng TSCĐ.
Khi phân tích phải xem xét một cách cẩn trọng xu hướng diễn biến của tỷ số
này bởi kết luận trong thực tế chưa chắc đã đúng do mức độ và xu hướng của tỷ số
chịu ảnh hưởng của những nhân tố đặc trưng cấu thành nên nó như:
- Vịng đời của một cơng ty.
- Chu kỳ sống của sản phẩm.
- Mức độ hiện đại của công nghệ.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định.
- Thời điểm hình thành tài sản cố định.
1.3 Phân tích năng lực hoạt động của tổng tài sản
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản đo lường tổng quát về năng lực hoạt động của
toàn bộ tài sản trong doanh nghiệp, thể hiện qua mối quan hệ giữa tổng doanh thu
và thu nhập khác trong doanh nghiệp (bao gồm cả doanh thu thuần doanh thu hoạt
động tài chính và thu nhập khác) với tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp.



Hiệusuất sử dụng TổngTS=

DT và TN kháccủa DN trongkỳ
Tổngtài sảnbq

Chỉ tiêu này cho biết, cứ một đồng tài sản mà doanh nghiệp hiện có thì có
thể tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu và thu nhập khác.
Người ta thường sử dụng phương pháp so sánh để phân tích năng lực hoạt
động của tổng tài sản.
Mối quan hệ này cho phép đo lường hiệu quả đầu tư chung bằng cách dựa
vào tác động qua lại của tài sản dài hạn và ngắn hạn. Phương pháp quan trọng này
là một yếu tố cốt lõi của việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất lợi nhuận
tổng tài sản.
Tỷ số này càng cao thường được đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt ( sức sản xuất của tài sản càng
cao), điều đó chứng tỏ doanh nghiệp cần ít tài sản hơn để duy trì mức độ hoạt động
kinh doanh mà doanh nghiệp đã đặt ra.
Những hiệu quả hoặc cơ hội tiềm tàng của doanh nghiệp có thể dựa trên xu
hướng của các tỷ số này theo thời gian và việc so sánh với các doanh nghiệp khác
trong cùng một ngành.
Tỷ số này không đánh giá trực tiếp khả năng sinh lời hay khả năng thanh
toán nhưng chúng là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ số phản ánh tình
hình kinh doanh của doanh nghiệp.


PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DƯỢC TẠI VIỆT NAM.
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
2.1 Tổng quan về ngành dược tại Việt Nam
Ngành Dược Việt Nam đang có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, và được

xếp vào nhóm những nước có ngành Dược mới nổi theo phân loại của tổ chức
IQVIA.
Dân số trung bình của Việt Nam năm 2020 là 97,58 triệu người. Chất lượng
dân số được cải thiện, tăng trưởng kinh tế được duy trì ổn định, thu nhập bình quân
đầu người ngày càng tăng, tuổi thọ trung bình được cải thiện đáng kể do những
thành tựu phát triển của y học và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được cải
thiện. Đồng thời, chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế tiếp tục có bước tăng trưởng ấn
tượng với khoảng 88 triệu người tham gia, chiếm 90,85% dân số, vượt 0,15% chỉ
tiêu mà Chính phủ đã đề ra.
Theo báo cáo Quý 4/2020 của IQVIA, giá trị thị trường dược phẩm Việt
Nam đạt 103.912 tỷ đồng, tăng trưởng 2%. Sản phẩm của các doanh nghiệp dược
được phân phối kênh Hospital và Phamacy. Năm 2020, kênh Hospital tiếp tục là
động lực tăng trưởng của thị trường, tăng 3% trong khi kênh Pharmacy chỉ tăng 1%.
Hệ thống sản xuất, kinh doanh dược phẩm được mở rộng với khoảng 250 nhà máy
sản xuất, 200 cơ sở xuất nhập khẩu, 4.300 đại lý bán buôn và hơn 62.000 đại lý bán
lẻ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của ngành dược năm 2020 chậm lại so với các
năm trước do việc siết chặt các biện pháp kiểm soát lây nhiễm trong các bệnh viện
và thu nhập của người lao động giảm do hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp bị ảnh hưởng của đại dịch. Theo Cục Quản lý dược - Bộ Y tế, tổng giá trị
sản xuất trong nước đạt 2,8 tỷ USD. Hiện sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được
khoảng 47% nhu cầu, số còn lại phải nhập khẩu. Theo Tổng Cục Hải Quan, Việt
Nam đã nhập khẩu hơn 3,3 tỷ USD dược phẩm, tăng 7,4% so với cùng kỳ. Thị
trường nhập khẩu thuốc chủ yếu từ các nước như Pháp, Đức, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Ý,


Hàn Quốc, Bỉ,... Kháng sinh vẫn là nhóm dược phẩm dẫn đầu về kim ngạch, hiện
thị phần nhập khẩu của nhóm thuốc này chiếm khoảng 48,5% trong tổng kim ngạch
nhập khẩu dược phẩm. Theo sau là nhóm thuốc chuyển hóa dinh dưỡng, nhóm
vitamin và thuốc bổ; nhóm tim mạch...
Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu đến

từ Trung Quốc và Ấn Độ, chiếm tỷ lệ khoảng 85% trong tổng kim ngạch nguyên
liệu nhập khẩu. Trong năm, dịch Covid-19 bùng phát gây ra tình trạng thiếu hụt
nguồn API nghiêm trọng do việc sản xuất API ở cả Trung Quốc và Ấn Độ đều bị
gián đoạn trong thời gian phong tỏa và giãn cách xã hội. Tình trạng khan hiếm này
khiến giá trung bình của hầu hết các loại nguyên liệu nhập về Việt Nam đều tăng.
Tiến độ hợp tác giữa các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam và các đối tác nước
ngoài tiếp tục bị trì hỗn bởi việc hạn chế di chuyển cản trở tiến độ đánh giá nhà
máy đạt tiêu chuẩn cao và xét duyệt q trình chuyển giao cơng nghệ.
Mặc dù vậy, hoạt động M&A trong ngành dược phẩm diễn ra rất sôi động,
thể hiện qua việc các tên tuổi lớn trong ngành dược phẩm thế giới đã góp mặt ở hầu
hết các doanh nghiệp trong nước.


Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng trưởng số lượng sản phẩm của các doanh nghiệp
Dược phân phối trên kênh Hospital và Pharmacy

Biểu đồ 1.2: Biểu đồ nhập khẩu dược phẩm 2018 – 2020 và Thị trường nhập
khẩu dược phẩm năm 2020
2.2 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang


Tên doanh nghiệp
Tên tiếng Anh
Tên viết tắt
Trụ sở chính

: Cơng ty Cổ phần Dược Hậu Giang
: DHG PHARMACEUTICAL JOINT – STOCK COMPANY
: DHG PHARMA
: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP.


Cần Thơ
Điện thoại
: (0292). 3891433 – 3890802 – 3890074
Fax
: 0292.3895209
Email
:
Website
: www.dhgpharma.com.vn
Mã số thuế
1800156801
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của DHG là Xí nghiệp quốc doanh Dược phẩm 2/9, thành lập ngày
02/9/1974 tại Kênh 5 Đất sét, Xã Khánh Lâm (nay là Xã Khánh Hòa), Huyện U
Minh, Tỉnh Cà Mau. Trải qua nhiều giai đoạn, cơng ty chính thức chuyển đổi thành
Cơng ty Cổ phần Dược Hậu Giang vào ngày 02/9/2004.
Hiện nay, Dược Hậu Giang có 398 sản phẩm được cấp số lưu hành trên tồn
quốc, trong đó có 120 sản phẩm mới; 11 sản phẩm đạt tương đương sinh học đã
được Bộ Y Tế công bố trên website của cục quản lý dược và 7 sản phẩm đạt công
nhận tương đương sinh học, đang chờ Bộ Y Tế công bố.
Đầu tư và xây dựng Phòng Nghiên cứu phát triển (gọi tắt là R&D) và Trung
tâm nghiên cứu.
Nghiên cứu khoa học, công nghệ để phục vụ cho chiến lược phát triển dài
hạn của công ty luôn được coi là nhiệm vụ trọng yếu, hàng đầu của DHG. Khai thác
có hiệu quả tối đa các nguồn lực hiện có, phát triển các tiềm lực mới, góp phần nâng
cao sức cạnh tranh cho cơng ty và đảm bảo sự phát triển bền vững.
Tiên phong trong chiến lược đầu tư chiều sâu cho nghiên cứu hoạt chất mới,
tìm kiếm cơng nghệ đặc biệt, tạo nên các dịng sản phẩm độc đáo, có ưu thế cạnh
tranh trên thị trường và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Các sản phẩm Haginat,



Klamentin, Hapacol, Eyelight, Unikids...hay nhóm sản phẩm có thành phần hoạt
chất từ thiên nhiên như Naturenz, Spivital....đã và đang được quan tâm trên thị
trường là những sản phẩm tiêu biểu cho thành cơng của DHG trong thời gian qua.
Tầm nhìn:
“Vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn”
Sứ mạng:
“Dược Hậu Giang luôn luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao,
thỏa mãn ước vọng vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn”
Giá trị cốt lõi:
- Lấy chất lượng, an toàn hiệu quả làm cam kết cao nhất
- Lấy tri thức, sáng tạo làm nền tảng cho sự phát triển
- Lấy trách nhiệm, hợp tác, đãi ngộ làm phương châm hành động
- Lấy Bản sắc Dược Hậu Giang làm niềm tự hào công ty
- Lấy sự thịnh vượng cùng đối tác làm mục tiêu lâu dài
- Lấy sự khác biệt vượt trội làm lợi thế trong cạnh tranh
- Lấy lợi ích cộng đồng làm khởi sự cho mọi hoạt động
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh
Công ty DHG sản xuất các dạng sản phẩm bào chế: viên nén, nang mềm, sủi
bọt, siro, thuốc nước, thuốc cream, hỗn dịch uống và các sản phẩm chiết xuất từ
thiên nhiên...
Trên 300 sản phẩm lưu hành trên toàn quốc và được chia làm 12 nhóm:
kháng sinh, nấm diệt ký sinh trùng; Hệ thần kinh; Giảm đau – hạ sốt; Mắt; Tai mũi
họng – hen suyễn, sổ mũi; Tim mạch; Tiểu đường; Tiêu hóa – gan mật; Cơ xương
khớp; Chăm sóc sắc đẹp; Da liễu; Vitamin và khoáng chất
Nhiều sản phẩm được sản xuất lô lớn, rút ngắn chu kỳ sản xuất, tiết kiệm chi
phí và nguồn vốn kinh doanh tài trợ cho hoạt động sản xuất.



Quy mô sản xuất lớn, nhu cầu sử dụng nguyên liệu cao và thường xuyên thay
đổi. Do đó, các phong chức năng đã chủ động nhập khẩu tồn trữ nguyên liệu ở thời
điểm giá rẻ để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất.
2.2.3 Mơ hình hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
2.2.3.1 Mơ hình hoạt động

Sơ đồ 2.1: Mơ hình hoạt động của Cơng ty Cổ phần Dược Hậu Giang


2.2.3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang


2.2.4 Tổng quan tài chính Cơng ty Cổ phần Dược Hậu Giang đến năm 2020

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận năm 2020

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ Tổng nguồn vốn và VCSH và Tổng tài sản và tổng nợ năm
2020


Bảng 2.1: Đánh giá tình hình thực hiện kết quả kinh doanh năm 2020

Kết quả kinh doanh năm 2020 giúp Dược Hậu Giang tiếp tục giữ vững vị trí
dẫn đầu Ngành Công nghiệp Dược Việt Nam 24 năm liền về doanh thu và lợi
nhuận. Tiếp tục giữ vị trí Top 10 doanh nghiệp dược có thị phần lớn nhất Ngành
Dược Việt Nam (theo thống kê của IQVIA Quý 4/2020).



PHẦN 3: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA
TÀI SẢN CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU
GIANG NĂM 2020
3.1 Vịng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình của Cơng ty Cổ phần
Dược Hậu Giang
3.1.1 So sánh vòng quay các KPT và kỳ thu tiền TB của DHG năm 2019 2020
Bảng 3.1: Vòng quay các KPT và kỳ thu tiền TB của DHG năm 2019 - 2020
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần
Phải thu bình qn (KPT)
Vịng quay KPT (vịng)
Kỳ thu tiền trung bình (ngày)

Chênh lệch

2019

2020

3.896.754

3.755.619

-121.135

-3,62%

564.302

462.129


-102.173

-18,1%

6,91

8,13

+1,22

+17,65%

52,13

44,29

-7.84

-15,04%

+/-

%

(Đơn vị: triệu đồng)
Vịng quay các khoản phải thu năm 2020 tăng so với năm 2019 là 1,22 vòng
(tương đương 17,65%) tương ứng với kỳ thu tiền trung bình giảm 7,84 ngày (tương
đương 15,04%). Việc tăng Vòng quay KPT là do ảnh hưởng của hai nhân tố:
- Tổng doanh thu thuần năm 2020 của DHG đạt gần 3.756 tỷ đồng và giảm

121.135 triệu đồng (tương ứng 3,62%) so với năm 2019. Nguyên nhân tổng doanh
thu thuần giảm so với cùng kỳ là do thực hiện theo chủ trương của Ban Điều hành
ngay từ đầu năm trong việc cắt giảm tỷ trọng doanh thu hàng khác với biên lợi
nhuận gộp khơng, nhằm tối ưu hóa danh mục sản phẩm. Và do sự cạnh tranh ngày
càng gay gắt; Chính phủ siết chặt việc quản lý thuốc kê toa tại các nhà thuốc, DHG
không thể tăng giá để hỗ trợ biên lợi nhuận gộp trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng.


×