Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Tài liệu Các điểm tham quan nổi tiếng của Đà Lạt pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 38 trang )

Ga Đà Lạt
Nhà ga Đà Lạt xây từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, là ga cổ nhất còn lại ở VN; năm 2001 được Bộ
Văn hóa Thông tin công nhận là di tích kiến trúc cấp quốc gia.
Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron thiết kế. Người thi công công trình là thầu
khoán Võ Đình Dung, với kinh phí xây dựng là 200.000 france.
Ga xe lửa Đà Lạt có hình dánh như núi Lang Bian hùng vĩ, với chiều dài 66,5m; chiều ngang 11,4m và chiều
cao 11m, kiến trúc giống các nhà ga ở các tỉnh miền Nam nước Pháp, tức là có mái và hai đầu mái uốn
vòm. Nếu nhìn từ phía bên hông ta sẽ thấy 3 mái nhọn nhô ra ở phía trên đầu rồi thụt vào ở phía chân,
nhưng luôn theo kiểu thẳng đứng.Nhìn từ mặt trước, nhà ga có ba chóp nhọn tam giác tượng trưng cho ba
đỉnh núi Lang Bian, còn các mái ngói ở chân tam giác ngoài xiên ra như chân sườn núi.
Đây là một công trình kiến trúc vừa duyên dáng vừa độc đáo, là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương
Tây với kiến trúc nhà rông Tây Nguyên, sự tuyệt mỹ của những đường nét họa tiết trang trí đã được nhà
nước xếp vào hàng di sản.
Tuyến đường sắt của ga Đà Lạt dài 84km, trong đó xuyên qua 5 hầm rất dốc nên phải sử dụng hệ thống
đường ray và đầu máy răng cưa dài 16km. Tuyến đường răng cưa này trở nên độc đáo nhất nước ta và của
cả thế giới. Hàng ngày có 3 đội tàu: Tháp Chàm - Đà Lạt - Nha Trang; Tháp Chàm - Đà Lạt; Sài Gòn - Tháp
Chàm - Đà Lạt đều đều lăn bánh. Đến năm 1972, khi chiến tranh trở nên ác liệt, tuyến đường sắt này buộc
phải ngưng hoạt động.
Hiện nay, tuyến đường sắt Đà Lạt vừa khôi phục lại 7km để phục vụ khách du lịch. Du khách trong và ngoài
nước đến đây tham quan rất đông, năm 1998 có 7.984 lượt khách, năm 1999 đón 8.446 du khách và năm
2002, chỉ 10 tháng nhà ga đã đón 7.375 khách, trong đó 3.060 du khách ngoại quốc. Ga Đà Lạt còn là nhà
ga “cao nhất” Việt Nam, vì nó nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển. Hiện nay, cùng với nhà ga Hải
Phòng, ga Đà Lạt là nhà ga cổ kính nhất còn lại ở Việt Nam
Hồ Suối Vàng
Rời trung tâm Đà Lạt theo hướng Bắc đi Lạc Dương, đến km 7 Tùng Lâm rẽ trái, du khách còn phải vượt
qua đoạn đường dài khoảng 12km gập ghềnh uốn lượn giữa những đồi thông chập chùng trước khi đến
được hồ Suối Vàng, nơi mà 100 năm trước đây khi lần đầu tiên đặt chân đến vùng đất này, ngẩng ngơ
trước cảnh sắc thơ mộng kỳ ảo của thiên nhiên còn nguyên vẹn nét hoang sơ, Yersin đã chạy nhảy reo hò
như một cậu học trò nhỏ để sau này đề nghị với toàn quyền P. Doumer cho xây dựng khu nghỉ dưỡng nơi
đây.
Hồ Suối Vàng gồm hai hồ là Dankia ở trên và Ankroet ở dưới, được tạo bởi hai đập cùng tên Ankroet chắn


dòng sông Đa Dung phát nguyên từ núi Langbian; cạnh đó là một thác nước trắng xóa cũng mang tên
Ankroet - thác này đã được toàn quyền Decoux chọn làm nơi xây dựng nhà máy thủy điện đầu tiên của Đà
Lạt vào năm 1942.
Hồ Suối Vàng có sức chứa khoảng 20 triệu khối nước, ngoài việc cung cấp nguồn nước trong lành cho thành
phố Đà Lạt, còn được dùng để vận hành tổ máy phát điện của nhà máy thủy điện Ankroet với công suất
năm đạt 15 triệu kw/h.
Nơi đây còn có nhà máy nước Suối Vàng khá hiện đại do Đan Mạch giúp xây dựng hoàn thành năm 1984
với công suất 18.000m3/giây, với sự kiểm nghiệm thường xuyên của Trung tâm Y tế dự phòng đã xác nhận
nước đầu nguồn luôn đạt tiêu chuẩn vệ sinh cần thiết.
Dankia - Suối Vàng ngày nay đã được nhìn nhận đúng với giá trị thực của nó. Trong một tương lai không xa
nơi đây cùng với khu vực Tuyền Lâm sẽ là một đối trọng của Đà Lạt hiện nay đã bị bê tông hóa tràn lan đến
bực bội. Một liên doanh gồm một bên là Tỉnh Lâm Đồng và một bên là Singapore đã có kế hoạch đánh thức
nàng sơn nữ Dankia với hàng trăm hạng mục lớn nhỏ sẽ được dựng lên bên hồ, trên hồ và giữa những đồi
thông, thảm cỏ mượt mà … chúng ta có quyền hy vọng nơi đây sẽ đem lại sức hấp dẫn quyến rũ cho một
vùng đất huyền thoại luôn làm say đắm biết bao khách viễn du
Hồ Xuân Hương
Nằm ngay trung tâm thành phố, ở độ cao 1.477m, Hồ Xuân Hương nguyên là thung lũng có dòng suối Cam
Ly chảy qua, nơi quy tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu.

Năm 1919, từ sáng kiến của viên Công sứ Counhac, kỹ sư công chánh Labbe đã tiến hành việc ngăn dòng
suối làm thành hồ. Đến năm 1923 lại xây thêm một đập nữa ở phía dưới tạo thành hai hồ.
Do ảnh hưởng của cơn bão tháng 3 năm 1932, cả hai đập đều bị vỡ. Mãi đến năm 1934-1935 một đập lớn
bằng đá mới được kỹ sư Trần Đăng Khoa thiết kế xây dựng phía dưới hai đập cũ tạo thành một hồ lớn -
người Pháp gọi là Grand Lac. Đập này nằm trước dinh Quản Đạo mà vị Quản đạo lúc này là Phạm Khắc Hoè
vẫn được dân địa phương xưng gọi “Ông Đạo”, nên khi đập cũng là cầu xây xong, người dân quen gọi là
cầu Ông Đạo, còn tồn tại đến ngày nay.
Hồ có chu vi 5.000m, rộng 25ha với hình dạng trăng lưỡi liềm. Mặt hồ phẳng lặng như tấm gương soi bóng
những tán tùng già cỗi, những hàng liễu rũ thướt tha và sẽ đẹp hơn khi mùa xuân về, lúc những cánh anh
đào nở rộ một màu hồng rực rỡ khiến mặt hồ bừng lên như đôi má cô gái Đà Lạt tuổi xuân thì.
Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953 như muốn làm sống mãi hình ảnh lãng mạn của nữ sĩ thơ

Nôm nổi tiếng Việt Nam thế kỷ thứ 19 Hồ Xuân Hương.
Hồ Tuyền Lâm
Vị trí: Hồ Tuyền Lâm nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5km về hướng nam.
Đặc điểm: Hồ Tuyền Lâm rộng hơn 360ha, là địa điểm thích hợp cho các hoạt động thể thao, leo núi, chèo
thuyền, câu cá.
Từ một thung lũng hoang vu ở độ cao hơn 1.000m so với mặt biển, hồ Tuyền Lâm đã được cải tạo thành
điểm nghỉ mát lý tưởng của vùng cao. Hồ nằm cách Ðà Lạt 5km, gọn gàng giữa rừng thông mênh mông và
dòng suối tía huyền thoại. Mùa khô ở vùng này kéo dài 6 tháng, không một hạt mưa, nhưng lòng hồ vẫn
đầy ắp nước. Mặt hồ quanh năm xanh biếc, hiếm khi có sóng lớn. Rừng thông ba lá phủ kín những ngọn
núi, quả đồi quanh đó, trải ngút ngàn tầm mắt. Tất cả cùng hòa quyện, vẽ nên bức tranh thiên nhiên yên
tĩnh, thanh bình và thơ mộng lạ kỳ. Ai đến thăm Ðà Lạt cũng ghé Thiền viện Trúc Lâm để từ trên đỉnh núi
Phượng Hoàng phóng tầm mắt về phía đông nam, chiêm ngưỡng thắng cảnh nổi tiếng được tạo bởi bàn tay
con người này.
Có người dành cả ngày để du ngoạn trên hồ, tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ và sự tĩnh lặng quý
báu. Trên bờ, khách có thể tìm hiểu những nét văn hóa của các dân tộc thiểu số nam Tây Nguyên với thịt
nướng, cơm lam, rượu cần, đốt lửa trại; tham gia lễ hội cồng chiêng; ngắm nhìn những tác phẩm điêu
hkhắc gỗ; thư giãn trên những ngôi nhà sàn, nhà dài lộng gió; bắn cung và thám hiểm rừng sâu.
Cùng với trò chơi hóa trang thành các chàng trai, cô gái miền sơn cước, du khách thường rất hứng thú với
các hoạt động thể thao nhẹ nhàng như bóng đá một gôn, bóng chuyền trên cát, nhà dù, câu cá, cưỡi voi,
cưỡi ngựa. Hiện có 5 con voi đã thuần dưỡng đang sống tại khu du lịch Tuyền Lâm và khu dã ngoại Ðá
Tiên. Nhiều loại thú hoang mất dấu nhiều năm nay đã quay về như khỉ, sư tử mặt đỏ cùng nhiều động vật
khác sống thành đàn. Năm 2001, có gần 100 nghìn khách tham gia các tour du lịch trên hồ, khoảng 15% là
du khách quốc tế, chủ yếu là khách châu Âu. Họ thường chọn những chương trình thám hiểm rừng sâu để
quan sát chim thú và ghi âm những âm thanh của núi rừng. Vào xuân, hồ Tuyền Lâm lấp lánh màu ngọc
bích, tô đậm thêm nét thơ mộng, lãng mạn của Ðà Lạt vốn đã xinh tươi.
Để tới Hồ Tuyền Lâm, ta theo quốc lộ 20, lên đèo Prenn, qua khỏi thác Ðatanla rẽ về phía trái chừng hơn
1km, băng qua những rừng thông ngút ngàn, du khách sẽ bắt gặp Hồ Tuyền lâm xanh biếc và đầy vẻ
quyến rũ.
Với diện tích mặt nước khoảng 350ha, hồ Tuyền Lâm được tạo thành bởi dòng suối Tía.
Tên hồ không biết có tự bao giờ và do ai đặt, nhưng có lẽ cũng do xuất phát từ khung cảnh thiên nhiên kỳ

vĩ ở đây mà tên gọi ấy đã sống mãi. Ðó là nơi gặp gỡ giữa sông, suối và cây rừng.
Năm 1982, để đảm bảo nước tưới cho hàng trăm ha lúa của huyện Ðức Trọng, Nhà nước đã cho xây dựng
đập ngăn nước tại đây. Năm năm sau, công trình được hoàn thành và đã dần dần trở nên một điểm tham
quan, du lịch không thể thiếu đối với nhiều người. Với mặt nước mênh mông quanh co dưới chân những
ngọn núi nhấp nhô, trùng điệp, ở mỗi khúc quanh, non nước trời mây hình như luôn biến đổi. Nơi này là
rừng thông non, nơi kia là non cao với lớp lớp ngàn thông thẳng tắp. Tuyền Lâm ! thật đúng là non xanh
nước biếc, phong cảnh hữu tình.Vào những ngày đẹp trời, dùng canô hay thuyền buồm du ngoạn trên mặt
hồ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tận mắt những đồi thông xanh mởn, xen giữa là những cụm rừng già
và những sườn đồi thoai thoải, soi bóng xuống mặt hồ. Trước khung cảnh ấy, lòng ta như bâng khuâng,
đồng thời lại có cảm giác như vừa trút bỏ được hết những vướng bận của bụi trần để bước chân vào chốn
thần tiên.
Buổi sớm, hồ nước phủ đầy sương trắng và yên tĩnh đến lạ kỳ, chỉ có tiếng chim quyện thành vòng, thành
chuỗi để rồi tan xuống mặt hồ phẳng lặng. Buổi trưa bầu trời sáng láng, mặt hồ xanh biếc như biển khơi,
lấp lánh ánh thủy tinh. Ðến chiều thì mềm ra trong ánh sáng mát lạnh và mặt hồ dần dần chuyển sang màu
xanh thẫm. Nếu ngồi ở hồ Tuyền Lâm câu cá, làm thơ, hoặc đi dạo với người yêu vào những thời điểm như
vậy, mới cảm nhận được hết vẻ kỳ ảo, thơ mộng và huyền diệu của cảnh sơn thủy hữu tình mà tạo hóa đã
ban cho đất trời Ðà Lạt.
Hồ Than Thở
Vị trí: Hồ Than Thở
nằm cách trung tâm
thành phố Đà Lạt
khoảng 6km về phía
đông, theo trục
đường Quang Trung
- Hồ Xuân Hương.
Đặc điểm: Đến thăm
nơi đây, du khách sẽ
được nghe kể về
những chuyện tình
cảm động đã mượn

nước hồ để giữ mãi
mối tình chung thủy.
Từ lâu, tên hồ Than
Thở đã trở nên nổi
tiếng với 2 câu thơ:
“Đà Lạt có thác Cam
Ly
Có hồ Than Thở người đi sao đành”
Sở dĩ nổi tiếng là vì hồ nằm gần trường Võ bị quốc gia Đà Lạt (nay là Học viện Lục quân) và gắn liền với
một thời hoàng kim của trường vào thập niên 1950, đầu thập niên 1960. Cứ ngày nghỉ, lễ, chủ nhật là gia
đình của các học viên và người yêu kéo đến gặp nhau vui chơi ở đây. Và cho đến nay vẫn còn câu chuyện
Thảo - Tâm cùng ngôi mộ của người con gái xấu số tên Thảo lạnh lẽo ở Đồi thông 2 mộ (từ ngoài vào phía
tay trái khu du lịch).
Hồ Than Thở nằm trên đồi cao giữa một rừng thông tĩnh mịch. Cảnh vật quanh hồ nên thơ, mặt nước hồ
luôn phẳng lặng trầm ngâm. Con đường đất ven hồ như mất hút xa xa. Tại đây dường như chỉ còn nghe vi
vút tiếng gió nhẹ, tiếng thông reo như thở than, như nức nở. Có một đôi cây thông yêu nhau rất lạ ở phía
bắc của hồ tạo thành một đôi “tình nhân” thông quấn quýt bên nhau không rời và du khách có thể đến đó
chụp hình lưu niệm. Đồi thông ở hồ Than Thở dường như cũng đẹp hơn các nơi khác vì thông thưa hơn,
cao đều hơn nên khi ánh nắng mặt trời rọi xuống ngả bóng trên thảm cỏ rất đẹp.
Xa xưa nữa, nơi đây gắn với câu chuyện tình của Hoàng Tùng và Mai Nương. Chuyện xảy ra vào thế kỷ 18,
khi người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ dấy binh đánh đuổi bọn xâm lược nhà Thanh, trai tráng khắp nơi
hưởng ứng, trong đó có Hoàng Tùng. Trước khi chia tay, hai người rủ nhau ra bên bờ than thở hẹn thề.
Chàng hẹn đến mùa xuân - khi Mai anh đào nở sẽ đem tin thắng trận trở về. Ở nhà, Mai Nương được tin
Hoàng Tùng tử trận nên nàng đã quyết định gieo mình bên dòng suối tự trầm. Nhưng trớ trêu thay, đến
giữa mùa xuân Hoàng Tùng thắng trận trở về, chàng vô cùng đau buồn khi biết người yêu đã chết. Mấy
năm sau triều đại Tây Sơn sụp đổ, Gia Long trả thù những người có công với triều Tây Sơn nên Hoàng Tùng
đã tự vẫn bên hồ để được hạnh phúc với người yêu nơi chín suối. Từ đó hồ có tên là Than Thở cho đến
ngày nay.
Thác Pongour
Thác Pongour là một ngọn thác nổi tiếng đẹp mơ màng, hùng vĩ, hoang dã nhất của Nam Tây Nguyên. Do

đó, nếu đến Đà Lạt khách không thể quên được thác Pongour.
Thác Pongour thuộc huyện Đức Trọng, cách huyện lỵ 20km và xa trung tâm thành phố Đà Lạt 50 km. Trên
quốc lộ 20 Đà Lạt - Sài Gòn, đến xóm Trung (phía núi Chai) rẽ về phía tay phải đi một quãng đường đất dài
độ 8 km du khách sẽ đến được thác Pongour mà người dân địa phương gọi là thác Bảy Tầng hay là thác
Thiên Thai. Về tên gọi Pongour có hai giả thuyết như sau:
Thứ nhất, Pongour là do tên người Pháp phiên âm từ tiếng dân tộc bản địa (K'ho: Pon - gou (với nghĩa là
ông chủ vùng đất sét trắng). Qua một số tài liệu địa chất học của người Pháp, vùng này có nhiều kaolin.
Như vậy, Pongour có nghĩa là ông chủ hay ông vua xứ Kaolin.

Giả thuyết thứ hai hiện nay khá phổ biến, được nhiều người nhắc đến: Pongour xuất phát từ ngôn ngữ K'ho
có nghĩa là bốn sừng tê giác (Pon: bốn, gou: sừng). Giả thuyết này lấy từ môt truyện cổ trong kho tàng
truyện cổ K'ho - Chàm, Churu. Nội dung truyện cổ ấy như sau:
Ngày xưa vùng đất Phú Hội - Tân Hội - Tân Hà ngày nay do nàng Ka Nai làm chủ. Ka Nai là một tù trưởng
nữ xinh đẹp, trẻ, có sức mạnh hơn cả thanh niên dũng sĩ K'ho - Churu. Nàng lại có tài chinh phục thú rừng,
đặc biệt là loại Tây u (tê giác) (Rơmis). Do đó, trong bộ lạc của nàng có đến bốn con tê giác khác thường.
Ka Nai thường dùng bốn con tê giác ấy để khai phá núi rừng đồi suối và đánh giặc bảo vệ buôn làng. Thuở
ấy, giặc Prenn (người Chàm) ở Panduranga (Ninh Thuận ngày nay) thường lên quấy phá, bắt bớ dân địa
phương về vương quốc Chăm để làm phu, làm xâu (một hình thức nô lệ), hoăc đi lính chống lại người Yuan
(Kinh).
Một lần, dân tộc của bộ tộc Ka Nai bị lính Prenn bắt đi khá nhiều. Căm giận trước cảnh ấy, Ka Nai đã kêu
gọi các bộ tộc Tây Nguyên như Sré, Mạ, Nộp nổi dậy chống người Prenn. Nàng đã tự mình cưỡi tê giác
cùng với đoàn quân Tây Nguyên xuống đánh phá vương quốc Panduranga để báo thù. Ka Nai đã chiếm
được bốn thành của người Prenn, cứu được hàng trăm dân K'ho bị người Prenn bắt làm nô lệ trước đây.
Nhưng qua chiến thắng này, Ka Nai thấm thía nỗi nhân tình thế thái: một số người K'ho Mạ đã theo giặc
Prenn, chịu làm xâu, tớ cho người Prenn chứ không chịu về Tây Nguyên - quê hương cũ, mặc dù nhiều
người K'ho Mạ ấy đã có gia đình tại quê nhà.
Đau buồn và tức giận trước nghịch cảnh ấy, Ka Nai quyết trừng trị những ai bội nghĩa quên tình. Và, sau đó
nàng phải xây dựng lại cuộc sống cho buôn của nàng. Ka Nai cùng bốn con tê giác ngày đêm ủi núi san đồi
để tạo dựng một "vương quốc thủy chung" cho người K'ho của nàng. Pongour là dấu vết bốn con tê giác
cắm xuống núi rừng Tây Nguyên để mở ra một kỷ nguyên văn hóa cho các dân tộc tại đây.

Thác Pongour có lịch sử từ nhiều người, nhiều giai đoạn và ngày nay có ngày kỷ niệm. Đó là dịp trăng tròn
đầu tiên của mùa ấm áp, núi rừng khởi sắc để làm ngày "kỷ niệm" cho bộ tộc của nàng. Trong những năm
60 của thế kỷ này, nhiều người Hoa ở Tùng Nghĩa (Đức Trọng) nhân tết Nguyên Tiêu (rằm tháng Giêng)
thường tổ chức các cuộc viếng chùa miếu, lăng tẩm, các thắng cảnh, các di tích lịch sử kết hợp với phong
tục của dân bản địa (K'ho, Churu) và người các dân tộc di cư 1954 (Thái, Thổ, Tày, Nùng ) cùng đặt ra lễ
thác Pongour (thường gọi là thác Thiên Thai). Vào rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm từng đoàn người từ
các thị trấn Liên Nghĩa, Cao Bắc Lạng, Lục Nam của Đức Trọng và các vùng Brơtel, Phú Mỹ, Lạc Sơn,
Bằng Tiên, Ngọc Sơn, Đinh Văn của Lâm Hà nườm nượp trẩy hội thác Pongour.
Trong dịp này, nam thanh nữ tú Bắc Nam, Kinh-Thượng, Hoa-Việt, Thái-Tày đều rộn rã du xuân, hồ hởi
vượt qua bảy tầng thác Pongour, mong vào được chốn Thiên Thai. Đây là dịp mà người ta không còn phân
biệt Kinh-Thượng. Họ tự trao đổi tâm tình, tìm hiểu và yêu mến nhau. Tục truyền rằng: những ai không
thành thật, không chung thủy, những kẻ bất tín, bội thề đã đến thác Pongour, thì ít khi được trở về; nàng
Ka Nai nổi giận, do đó sai Yàng Pongour giữ lại những ai thuộc diện người nói trên tại dòng thác Pongour
để nàng dạy cho họ những bài học về con người Có người không dám đến Pongour là vì thế. Nhưng đến
Đà Lạt mà không đến thăm Pongour thì cũng như chưa đến Đà Lạt, chưa thấy được vẻ mơ màng hoang dã
của Nam Tây Nguyên. Và những ai trong sáng thì có ngại gì. Những năm gần đây du khách đến trẩy hội
Pongour ngày càng nhiều và thật vui mừng là hàng ngàn du khách lên Đà Lạt đến thăm Pongour đều bình
an trở về. Phải chăng Yàng Pongour đã thẩm định đích xác lòng người?
Thác Cam Ly
Vị trí: Thác Cam Ly nằm trên dòng suối Cẩm Lệ, cách trung tâm thành phố Đà Lạt hơn 2km về phía tây.
Đặc điểm: Ngọn thác hùng vĩ gắn với quang cảnh của các đồi thông bao quanh đã tạo nên một thắng cảnh
khó quên trong lòng du khách khi tới Đà Lạt.
Du khách đi dạo ven hồ Xuân Hương cũng nghe tiếng suối chảy róc rách. Một dòng suối đổ vào hồ ở phía
bắc, một dòng khác từ hồ chảy ra ở phía nam luồn dưới một cây cầu, ở gần bến xe. Chân cầu là đập ngăn
dòng suối lại để điều hoà mực nước hồ. Cả hai dòng suối đều mang tên Cam Ly. Dòng chảy ra lượn về phía
tây, khi cách hồ 2km phải vượt qua một đoạn suối bị chặn ngang bởi những tảng đá hoa cương lớn, tạo
thành thác Cam Ly đẹp nổi tiếng của Đà Lạt với độ cao khoảng 30m. Vào mùa mưa, nước từ thượng nguồn
đổ về thác tạo thành sương trắng cả một vùng trông rất thơ mộng. Cũng chính vì vậy mà Cam Ly một thời
đã từng đi vào thơ ca, nhạc hoạ…Hình ảnh của Cam Ly được giới thiệu trong tạp chí “Revue indochine” và
kể cả một số báo chí của Pháp trước đây.

Theo truyền thuyết mà các già làng ở đây kể lại thì tên Cam Ly có nguồn gốc từ tiếng K’Ho. Khi dòng Cẩm
Lệ chảy ngang qua một ngôi làng của một bộ tộc người Lạt, vị tù trưởng người K’ Ho của tộc Lạt đó có tên
K’ Mly nên dân trong vùng lấy tên ông đặt cho dòng suối nước của họ để ghi nhớ công lao của chủ làng đã
cai quản buôn làng tươi đẹp. Và lâu ngày người ta đọc thành Cam Ly. Bên cạnh đó, có một giả thiết cho
rằng Cam Ly xuất phát từ gốc Hán- Việt (cam là ngọt và ly là thấm vào). Có nghĩa rằng Cam Ly là biểu
tượng của một dòng suối có nước ngọt từng làm đắm say lòng khách lãng du.Thác Cam Ly trước đây còn
gắn với một khu rừng thông bên cạnh, được mang tên “rừng ái ân” (boie d’ramour) nhưng ngày nay khu
rừng ấy không còn nữa. Dòng thác thiếu nước về mùa khô nhưng mùa mưa nước chảy cuồn cuộn, từng
khối nước khổng lồ đổ xuống dữ dội.
Thác Voi
Vị trí: Thác Liêng Rơwoa hay còn gọi là Thác Voi nằm ở thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, cách thành phố
Đà Lạt 25km về hướng tây nam.
Đặc điểm: Thác Voi là một trong những thác nước đẹp của Tây Nguyên hùng vĩ với chiều cao hơn 30m,
rộng chừng 15m.
Các già làng K'ho cư trú lâu đời ở miền đất này kể rằng: Ngày xưa, vị tù trưởng của vùng núi Jơi Biêng có
cô con gái rất đẹp. Mỗi khi sơn nữ cất giọng hát thì lá rừng thôi xào xạc, đàn chim ngừng tiếng hót để lắng
nghe. Người yêu của nàng là con trai của tù trưởng làng bên. Chàng được nhiều người yêu mến, quý trọng
không chỉ bởi vóc dáng vạm vỡ, khuôn mặt khôi ngô mà còn vì sự gan góc, dũng cảm ít ai sánh kịp. Họ đã
trao lời hẹn ước nên duyên chồng vợ song chàng trai phải lên đường giết giặc và rồi nhiều mùa trăng trôi
qua mà chẳng thấy quay về. Cô gái đau khổ tìm đến ngọn núi hoang vắng mà trước kia họ từng hò hẹn, cất
tiếng hát tha thiết, sầu thảm với hy vọng người trong mộng tìm về chốn xưa. Tiếng hát khiến loài chim
B'ling xúc động. Chúng rủ nhau bay đi thật xa để dò la tin tức rồi về báo cho nàng biết là chàng trai đã hy
sinh ngoài chiến trường. Thế nhưng, sơn nữ vẫn không chịu chấp nhận sự thật phũ phàng đó. Nàng cứ hát,
hát mãi cho đến khi kiệt sức, ngã quỵ và không bao giờ gượng dậy được nữa. Đàn voi phủ phục nghe nàng
hát bấy lâu nay cũng hóa đá lặng câm. Bỗng có tiếng nổ lớn, trời đất rung chuyển khiến ngọn núi gãy
ngang và một dòng thác đột ngột tuôn chảy, tung bọt trắng xóa. Tiếng thác nước rì rầm hòa cùng tiếng xào
xạc của rừng cây, tiếng líu lo chim hót như tiếp nối lời ca, tiếng đàn của sơn nữ xinh đẹp, thủy chung.
Người K'ho bèn đặt tên cho thác là Liêng Rơwoa Jơi Biêng - thác của những con voi phủ phục hóa đá trước
tình yêu nồng nàn, son sắt.
Sẽ thật đáng tiếc khi đến Đà Lạt - Lâm Đồng mà không tới Liêng Rơwoa (thác Voi) kỳ bí, thơ mộng. Thác

nước gắn liền với sự tích về mối tình thủy chung, bi tráng này đã được công nhận là di tích thắng cảnh quốc
gia. Dòng nước trong veo tuôn chảy qua sườn núi đá hoa cương trông thật ngoạn mục, nhất là khi ánh
nắng rực rỡ chiếu rọi xuống thác làm bừng lên cầu vồng bảy sắc. Muốn xuống chân thác, du khách phải
"chinh phục" 145 bậc tam cấp vòng vèo: khi là những bậc đá thiên tạo "ăn" vào vách núi cheo leo, lúc là
các tấm ván của chiếc cầu gỗ xinh xinh chênh vênh bên bờ vực thẳm. Ngút tầm mắt là rừng đại ngàn với
những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, thân và cành chằng chịt dây leo. Giữa mênh mang, lớp lớp cây rừng
mầu xanh ngắt hoặc điểm xuyết những chòm lá đỏ rực như lửa, những thảm hoa màu vàng tươi hoặc tím
biếc đẹp đến lạ lùng. Dưới chân thác và trong cánh rừng già xuất hiện một số tảng đá lớn có hình thù hệt
như những con voi. Thế nên, tiếng thác đổ ầm ào khiến người thưởng ngoạn tưởng như có một đàn voi
chạy đua hoặc tung vòi phun nước đùa nghịch với nhau. Phía sau dòng thác trắng xóa đang tung bụi nước
mù mịt là những hang động sâu hun hút đầy bí ẩn. Đó là hang Dơi ăn sâu xuống lòng đất đến 50m với
những vách đá có các hình thù, mầu sắc rất lạ mắt. Rễ cây và dây leo đan xen chằng chịt, càng xuống sâu,
hang càng tối nhờ nhờ và lạnh lẽo như động của phù thủy. Đó là hang Gió với lối vào rất hẹp nhưng bên
trong khá rộng, vi vút tiếng sáo gió trời.
Bên cạnh vẻ đẹp quyến rũ, thơ mộng, thác Voi từng là cứ địa cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống
Pháp - Mỹ. Mới được tôn tạo thành điểm tham quan du lịch trong những năm gần đây, song thác Voi nhanh
chóng được công nhận là di tích văn hóa - lịch sử cấp quốc gia. Một dự án đầu tư 20 tỷ đồng để nâng cấp
thắng cảnh Liêng Rơwoa trong những năm 2003 - 2005 cũng đã được chính quyền địa phương phê duyệt.
Tuy nhiên, nguyện vọng tha thiết nhất mà những người yêu thác Voi nhắn nhủ các nhà đầu tư là hãy thận
trọng, đừng làm mất đi vẻ hoang sơ kỳ bí của sơn nữ Liêng Rơwoa.
Thác Hang Cọp
Thác Hang Cọp cách thành phố Đà Lạt 15 km về hướng Đông, thuộc ấp Túy Sơn, xã Xuân Thọ. Thác nằm
giữa khu rừng thông với diện tích 308 ha, chiều cao thác chừng 50 m, dài hơn 500 m, trên đường từ Đà Lạt
về Dran (Đơn Dương). Thác Hang Cọp có nhiều tên gọi khác như: thác Ông Cọp, thác Ông Thuận, thác Đạ
Sar, thác Thiên Thai, thác Long Nhân
Buổi sáng, trời cao nguyên vần vũ sương mây, chúng tôi lên đường khám phá thác Hang Cọp. Từ Quốc lộ
22, cách Trại Mát chừng 3 km, xe máy tẽ vào một con đường nhỏ lởm chởm đá cuội. Đi được gần 2 km,
con đường bắt đầu hiểm trở và khá nguy hiểm với nhiều khúc quanh “cùi chỏ”, một bên là vách đá dựng
đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Xe chầm chậm thả dốc xuống thung lũng hun hút, âm u Tiếng
thông reo vi vu, tiếng thác đổ ầm ì gợi cho chúng tôi thêm nhiều háo hức. Dã quỳ hoa vàng rực rỡ từng vạt

dài, điểm xuyến giữa màu xanh chập chùng như cảnh thần tiên. Mimosa nhẹ nhàng, quý phái, e ấp giữa núi
rừng hoang dã càng tăng thêm nét lãng mạn của cao nguyên. Khu du lịch sinh thái thác Hang Cọp hiện ra
trước mắt chúng tôi với dáng vẻ hoang sơ, hùng vĩ và thơ mộng.
Mua vé vào cửa 7.000 đ/người và xe. Trong khoảng sân đầy hoa rừng, cỏ dại, chúng tôi bắt gặp tượng
“chúa tể sơn lâm” dũng mãnh, cao khoảng 5 m, dài non 10 m, đứng trên một gò đất, ngước cổ như đang
gầm thét. Men theo lối mòn quanh co, khúc khuỷu xuống một thung lũng hẹp, rừng đại ngàn thâm u, bí
hiểm, khói sương mù mịt, một cây cầu treo lơ lửng giăng ngang mặt thác, trên độ cao 50 m. Tiếng thác va
vào đá phát ra âm thanh như tiếng cọp gầm. Bên cạnh thác có một hang đá thiên nhiên rộng chừng hai
gian nhà bếp, có 3 ngăn, 1 ngách và 2 miệng. Người Chi’ll gọi là Hang Cọp. Theo truyền thuyết của người
Chi’ll, xưa kia, tại vùng rừng núi này có một con cọp rất hung dữ hoành hành. Người ta rất khiếp sợ và gọi
cọp bằng “ông Ba Mươi”. Một dũng sĩ người Chi’ll dũng cảm, quyết tâm trừ hại cho dân, sau nhiều ngày
theo dõi, chàng đã gặp và “tặng” con cọp hung dữ ấy một mũi tên vào chân. “Chúa sơn lâm” đau đớn vùng
chạy vào trong rừng sâu, từ đó không thấy xuất hiện nữa. Hiện nay, gần thác Hang Cọp có tượng dũng sĩ
người Chi’ll đang giương nỏ bắn cọp.
Khi hoàng hôn phủ xuống núi đồi, ánh mặt trời vàng nhạt xuyên qua những rừng thông cao vút rồi dần tắt
lịm, lá cây hoa Móng Cọp khép mắt lại, là lúc muôn vàn âm thanh của rừng cũng bắt đầu trỗi dậy. Tiếng
rừng thông lao xao, rì rào; tiếng chim bay về núi táo tác giữa không gian hoang sơ, u tịch và nổi lên, gờn
gợn trong bóng chiều cô quạnh là tiếng “cọp gầm” đều đặn phát ra từ phía ngọn thác huyền thoại, có lúc ta
giật mình tưởng như thật.
Đêm đến, khi ánh trăng nhô qua triền núi tỏa ánh sáng xanh trong huyền hoặc, sương mờ lãng đãng vấn
vương trên ngàn cây ngọn cỏ chúng tôi bày ra giữa sân nhà sàn một vò rượu cần, vừa đủ các thành viên
ngà ngà say với thịt gà rừng luộc chấm muối ớt ăn kèm cùng măng chua. Cá lóc ở hồ, suối, thịt dẻ, ngon
ngọt không thua cá ở đồng bằng Một đêm trong rừng, bên thác Hang Cọp với nhiều cảm xúc lâng lâng
trôi qua trong giấc ngủ yên bình, sảng khoái với cái rét dìu dịu trên độ cao 1.500 m.
Nếu đến thác Hang Cọp, hoặc các danh lam thắng cảnh, hay những bản làng của các dân tộc trên cao
nguyên Lâm Viên vào những dịp lễ, tết, lễ hội Mừng lúa mới của người M’nông, lễ hội Ăn trâu của người
K’ho, lễ cúng Thần Suối của dân tộc Mạ, lễ cúng Thần Bơ Mung của dân tộc Chu-Ru, bạn sẽ được dịp hòa
nhập vào sinh hoạt, lễ hội của người dân tộc. Có thể bạn sẽ nắm tay một cô sơn nữ người Chi’ll xinh đẹp,
cùng nhảy múa không biết mệt quanh ngọn lửa hồng trong đêm hội cồng chiêng nồng ấm giữa núi rừng
Tây Nguyên bạt ngàn, hoang dã Trước khi chia tay, nếu có may mắn, bạn sẽ được một cô gái K’ho, hoặc

M’nông, hoặc Mạ “ngoéo tay” hẹn gặp lại. Ngón tay út của bạn và cô gái “móc ngoéo” vào nhau, đồng thời
hai ngón tay cái chạm khít sát ở phần thịt đầu ngón, tạo ra hình trái tim là biểu hiện của tình cảm thơ ngây,
hồn nhiên và sự luyến lưu, lãng mạn của người con gái núi rừng với người con trai phương xa, chẳng biết
bao giờ gặp lại.
Thác Đamb'ri
Vị trí:
Thác
Đambri nằm cách trung tâm thị xã Bảo Lộc khoảng 18km.
Đặc điểm: Đây là ngọn thác lớn ở Lâm Đồng, nằm giữa khung cảnh rừng nguyên sinh hoang sơ và hùng vĩ.
Từ thị xã Bảo Lộc - Lâm Đồng qua những đồi chè, cà phê, cây ăn trái xanh ngát, du khách sẽ đến với khu
du lịch sinh thái Đambri để được thưởng thức cảnh đẹp hùng vĩ cùng khí hậu trong mát của rừng nguyên
sinh nam Tây Nguyên. Thác Đambri có độ cao khoảng 60m. Mùa mưa, nước thượng nguồn đổ về ầm ầm, đi
xa vài kilômét còn nghe thấy tiếng. Xung quanh thác là một khu rừng hầu như vẫn còn giữ được nguyên
vẹn nét đẹp hoang sơ chưa mấy người khám phá với diện tích gần 300ha cùng đủ loài chim. Nhiều cây cổ
thụ quý hiếm như sao, kền kền, dổi gốc to tầm vài ba vòng tay người ôm cũng có mặt ở đây. Đường vào
trung tâm khu du lịch có một cầu ximăng dài hơn 20m bắc ngang suối, gần đỉnh thác. Đứng trên cầu, khách
du lịch có thể thưởng thức cảnh tượng hùng vĩ của dòng nước cuồn cuộn đổ từ đỉnh thác xuống. Khách
muốn xuống chân thác có thể đi bằng hai đường: thang máy hoặc đường bộ. Nhưng hầu hết du khách đều
chọn đường bộ men theo sườn núi, đã được bêtông hoá nên đi lại thuận tiện để được thưởng ngoạn phong
cảnh.Theo lối mòn ven suối đi về phía thượng lưu, muốn sang bờ bên kia khách sẽ được một lần thử độ
khéo léo và lòng dũng cảm khi chênh vênh đi trên chiếc cầu dây theo kiểu của đồng bào dân tộc ở địa
phương vẫn làm. Cầu được bện từ những thứ dây leo rất sẵn ở rừng như song, mây, giang, lồ ô Vào buôn
của người dân tộc Châu Mạ - một trong những làng văn hoá dân tộc ở Tây Nguyên, khách sẽ được thưởng
thức những lễ hội cồng chiêng, khám phá tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống và cũng có thể tự
mang lều trại để tổ chức sinh hoạt dã ngoại. Thật rất nhiều điều thú vị.
Để
những chuyến tham quan của du khách thêm sinh động, Ban Quản lý khu du lịch sinh thái Đambri còn
khoanh một khu vực nuôi các loài thú. Đảo khỉ tại đây có hàng trăm con, hươu nai được nuôi thả tự do
khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng và thích thú khi bắt gặp. Cũng có cả những khu nuôi gấu, ba ba, rùa.
Đặc biệt, có những chú voi đã được thuần dưỡng và ngoan ngoãn tuân theo sự chỉ dẫn của quản tượng. Du

khách có thể ngồi trên lưng voi để chụp ảnh lưu niệm. Đi một vòng quanh khu du lịch rộng lớn, du khách có
thể nghỉ chân bên hồ nước Đambri rộng hàng nghìn mét vuông, thuê một chiếc thuyền để hưởng thú câu
cá trên hồ.
Thác Pernn
Vị trí: Thác Prenn nằm ngay dưới chân đèo Prenn - nơi cửa ngõ ra vào Đà Lạt, sát quốc lộ 20, cách trung
tâm thành phố Đà Lạt 10km.
Đặc điểm: Cái tên Prenn gợi nhớ đến một thời kỳ xa xăm vào khoảng thế kỷ 15 - 17, khi vùng núi đồi nơi
đây còn là ranh giới chiến trường của các cuộc chiến tranh xâm lăng và bảo vệ lãnh thổ. Prenn gốc tiếng
Chăm có nghĩa là "vùng xâm lăng", còn các dân tộc bản địa như Lat, Chil, Sré lại gọi kẻ xâm lăng là "người
Prenn".
Từ thành phố Hồ Chí Minh theo đường 20 lên Ðà Lạt phải qua đèo Prenn dài 10km. Đến chân đèo, đi
khoảng 100m du khách sẽ được tận hưởng sự êm dịu và duyên dáng của một bức màn nước đổ nhè nhẹ từ
độ cao 10m xuống một thung lũng nhỏ, xung quanh đầy hoa lá và đồi thông. Con đường xuống thác thật
đẹp với những bậc đá ôm theo sườn đồi được bố trí một cách hợp lý. Một chiếc cầu cong nho nhỏ được bắc
ngang qua hồ nước.
Du khách hãy lên cầu đi sát tới bức màn nước để cảm nhận sự dịu dàng của thác Prenn. Du khách có thể
men theo các con đường dẫn đến vườn thú, vườn lan hay thư thả dạo gót hoa viên ngắm nhìn những bông
hoa khoe sắc, những căn chòi xinh xinh trên ngọn cây hoặc đung đưa cùng cầu treo bắc ngang dòng suối
nhỏ. Ở một góc độ khác, vườn đá Thái Dương với dự sắp xếp đầy ngẫu hứng tạo được một bất ngờ thú vị.
Đặc biệt với hệ thống cáp treo, du khách có thể ngang qua dòng thác trong cảm giác phiêu bồng, tưởng
như đang đi vào cõi thần tiên
Đồi Cù
Anh nghiêng nghiêng Đồi cù
Em lững lờ Xuân Hương…
Hai câu thơ của ai đó đã vô tình vẽ nên hai hình ảnh chủ đạo của thành phố mộng mơ – Đà Lạt. Qua đèo
Prenn, xuyên qua những rừng thông bạt ngàn, du khách đã đặt chân đến thành phố cao nguyên. Từ phía
bên kia hồ Xuân Hương-khách sạn Place, du khách có thể nhìn thấy những vú đồi cỏ xanh non tơ, như một
giải lụa mềm mại vắt ngang Phố núi soi bóng xuống dòng “Cẩm Lệ” phẳng lặng… đó là Đồi Cù mà có người
đã ví như trái tim, như nhịp thở của Đà lạt.
Ngay từ năm 1942, khi thiết kế đồ án quy hoạch thành phố Đà lạt, kiến trúc sư Lagisquet đã khoanh vùng

Đồi Cù như một khu vực "Bất khả xâm phạm" nhằm tạo một tầm nhìn thoáng đãng cho Đà lạt. Về sau, một
kiến trúc sư người Scotland đã thiết kế-biến địa danh này thành một Sân Cù 9 lỗ có một Câu lạc bộ đầy đủ
tiện nghi nổi tiếng vùng Đông Nam Á. Đồi cù có một tương truyền rất thú vị rằng: Ngày xưa, ở vùng này
còn hoang sơ lắm. Đồi cù đã trở thành nơi hò hẹn lý tưởng của những đôi lứa đến tuổi cập kê, gồm 3 quả
đồi được gắn 3 cái tên rất lãng mạn: đồi Gặp gỡ, Hò hẹn, ÁI ân và có một dòng Cẩm Lệ liên kết 3 quả đồi
lại với nhau. Ngã Năm Đại học bây giờ được gọi là Ngã Năm chờ đợi, đường Đinh Tiên Hoàng là đường Tình
tự. Đồi cù đã đi vào tác phẩm thơ ca, nhạc,hoạ… của nhiều văn nghệ sỹ tâm huyết với thành phố mộng mơ
này.
Tên Đồi Cù không rõ có từ bao giờ, còn vì sao gọi "Đồi Cù" lại có hai cách lý giải: Có người cho rằng, những
quả đồi thoai thoải nơi đây khi nhìn từ xa giống như tấm lưng trần của những con cừu khổng lồ nên đã ví
von gọi là "Đồi Cù"; cũng có người giải thích… vì nơi đây là một địa điểm chơi Golf hay còn gọi là đánh cù,
nên tên gọi "Đồi Cù" từ đó mà có. Hiện nay Đồi Cù đã được nâng cấp thành sân Golf 18 lỗ, là nơi giải trí
của giới thượng lưu trong và ngoài nước.
Đồi mộng mơ
Có người nói rằng: Đồi Mộng Mơ là Đà Lạt thu nhỏ, Tây Nguyên thu nhỏ điều đó quả thực không sai.
So với nhiều danh thắng có tên tuổi khác của xứ sở sương mù như hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, dinh Bảo
Đại, núi Lang BiAng thì khu du lịch (KDL) đồi Mộng Mơ không nổi tiếng bằng nhưng hiện đang là một trong
những điểm du lịch hấp dẫn nhất, thu hút khách nhất của thành phố du lịch Đà Lạt. Đây là khu du lịch khép
kín với những ngôi biệt thự vườn, nghệ thuật đá chen hoa, hồ nước, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu bán
đồ lưu niệm … Đó là nét nỗi bật rất riêng của Đồi Mộng Mơ, một địa điểm du lịch độc đáo của Thành phố
Đà Lạt.
Trên một diện tích khiêm tốn, nơi đây cũng có đầy đủ hoa, cỏ xanh mướt bốn mùa, nhiều giống hoa mới,
màu sắc rực rỡ được chăm sóc tốt, thiết kế đẹp tạo cảm tình cho khách ngay từ ban đầu. Đến đây du khách
có dịp thưởng thức những kiến trúc nhân tạo được kết hợp hài hòa với cảnh quan thiên nhiên từ tiểu vạn lý
trường thành vắt ngang qua 2 km đồi núi đến căn nhà cổ hơn 300 năm được dựng từ nguyên bản nhà
rường ở Bình Định sẽ đưa bước chân du khách đến với những hoài niệm của quá khứ ngàn xưa, từ vườn đá
cảnh thiên nhiên đầy đủ sắc màu đến những kỳ hoa dị thảo rực rỡ khoe sắc tỏa hương trong những khu
vườn chung quanh Đồi Mộng Mơ giúp cho du khách có những cảm giác mới lạ và thư thái.
Nhưng điều làm nên sức thu hút lại chính là sân khấu cồng chiêng, và Làng Văn hoá dân tộc. Tận dụng địa
hình dốc cao của khu đất, Công ty CP Thành Ngọc đã đầu tư cho xây dựng một sân khấu biểu diễn cồng

chiêng, mái hình rẽ quạt, lợp tôn màu, sâu khấu và khán đài tam cấp chính được làm bằng đá đủ chỗ cho
550 người ngồi. Cách bố trí này tạo sự liên kết về mặt không gian văn hóa. Hàng ngày KDL bố trí 2 show
diễn: Sáng từ 9giờ đến 11g30, chiều từ 15:00 – 17:00 giờ. Tại đây du khách vừa xem biễu diễn văn nghệ
vừ có thể thưởng thức thịt nướng, rượu cần và cũng có thể đặt hàng các show diễn riêng vào buổi tối.
Thông thường một sô diễn kéo dài 90 phút gồm các bài hát bằng tiếng dân tộc, tiếng Kinh; các vũ điệu
cồng chiêng gắn với sinh hoạt của đồng bào K’Ho như cúng mừng lúa mới, mô phỏng lễ hội đâm trâu, lễ hội
cầu mùa, cúng nhà mới… và du khách có thể bước xuống sàn cùng nhảy hòa vào nhịp chiêng với những
người anh em.
Thành phần biểu diễn 100% là người dân tộc K’Ho, vốn là một trong các nhóm nhạc dân tộc ở thị trấn Lạc
Dương. Đội văn nghệ cồng chiêng gồm 15 nam, nữ thanh niên tuổi từ 18 – 35, tất cả đều hát hay đàn giỏi.
Những chương trình ca múa nhạc cùng các lễ hội cồng chiêng trên sân khấu hoành tráng ở trong khu du
lịch sẽ tạo ấn tượng mạnh cho du khách phương xa khi được đắm mình trong âm nhạc của núi rừng Tây
nguyên hùng vĩ. Tuy nhiên, để các buổi diễn thực sự là âm nhạc truyền thống Tây Nguyên thì rất cần có sự
đầu tư về nhạc cụ dân tộc, sưu tầm, tập luyện thêm nhiều tiết mục từ chính vốn văn hóa dân gian của
chính các dân tộc Tây Nguyên và một điều hết sức quan trọng là tinh thần phục vụ chu đáo và nhiệt tình
hơn.
Ra khỏi sân khấu cồng chiêng, đi xuống theo Vạn lý trường thành sẽ đưa du khách vào tham quan khu làng
Văn hoá dân tộc. Ở đây du khách được xem bộ sưu tập chum ché cổ độc nhất vô nhị của đồng bào Tây
Nguyên, được xem các cô gái dân tộc dệt thổ cẩm, xem các thiếu nữ chân trần giã gạo, xem nấu rượu cần
và thưởng thức rượu cần Mộng Mơ miễn phí. Tại đây du khách cũng có thể xem các nghệ nhân thực thụ
biểu diễn những nhạc cụ đân tộc Tây Nguyên truyền thống như chinh Crăm, Đinh Pá, chinh Pó, chinh
Arapmaoh, đàn T’rưng, khèn bầu và độc đáo nhất là bộ đàn đá với những âm thanh trầm bổng của núi
rừng huyền bí.
Khu du lịch Đồi Mộng mơ thực sự là một sản phẩm du lịch đặc sắc độc đáo đã góp phần tạo nên những sắc
thái riêng về cảnh quan và con người Đà Lạt để giới thiệu, quảng bá đến du khách gần xa.
Núi Langbiang
Vị trí: Núi Lang Bian nằm trên địa bàn huyện Lạc Dương, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 12km về phía
bắc.
Đặc điểm: Đây là địa điểm thích hợp cho các nhà dân tộc học, cho các du khách yêu văn hoá truyền thống
đến nghiên cứu văn hoá của các dân tộc Nam Tây Nguyên.

Núi Lang Bian còn được gọi là Núi Mẹ, gồm 2 ngọn, có độ cao 2.167m. Chuyện xưa kể rằng có một đôi trai
tài gái sắc yêu nhau tha thiết - chàng K'lang và nàng Hơ Bian. Do lời nguyền thù hằn của hai bộ tộc mà hai
người đã phải chia lìa. Nàng sau khi chết đã hóa thân thành dãy núi mà người dân tộc Hơ Ho-lạch gọi là Núi
Mẹ và sữa từ bộ ngực của nàng đã tuôn tràn thành những dòng suối, dòng thác tươi mát cho đời. Từ đó hai
ngọn núi được đặt tên là Lang Bian.
Tỉnh Lâm Ðồng có địa hình không bằng phẳng với 3 cao nguyên: Lang Bian-Ðà Lạt, Ðran-Liên Khương,
Blao-Di Linh và một bình nguyên Ðạ Huai-Cát Tiên. Cao nguyên Lang Bian vào đầu thế kỷ 19 vẫn còn là
một vùng đất thưa dân, hiểm trở. Người bản địa tập trung trong một số làng, đông nhất là Dankia. Qua một
thế kỷ, diện mạo của cao nguyên Lang Bian thay đổi nhiều, trừ một vài nơi như vùng đồi Cù chống hạn. Từ
trung tâm thành phố Ðà Lạt, sau 15 phút đi bằng xe máy hoặc xe ôtô, du khách đã có thể đến chân núi
Lang Bian huyền thoại nơi có những bản của đồng bào dân tộc Tây Nguyên như: dân tộc Lát, Chil (Cơ
Ho) Ngày nay người Lạch đến định cư ở đây nên buôn làng gắn bó với ngọn núi này. Từ tháng 11/1999,

×