Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị dị vật mũi tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ năm 20142015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 67 trang )


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình và sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................1
Chương I TỔNG QUAN TÀI LIÊU...........................................................3
1.1 Sơ lược giải phẫu, sinh lý................................................................3
1.2 Bản chất dị vật mũi – Triệu chứng lâm sàng dị vật mũi .................8
1.3 Nội soi mũi .....................................................................................10
1.4 Chẩn đoán dị vật mũi .....................................................................11
1.5 Xử trí – điều trị dị vật mũi...............................................................12
1.6 Một số thông tin các nghiên cứu trước đây về dị vật mũi ..............13
Chương II ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................15
2.1 Đối tượng nghiên cứu......................................................................15
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu...................................................15
2.3 Thiết kế nghiên cứu ........................................................................15
2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.................................................16
2.5 Phương pháp và công cụ thu thập dữ kiện......................................18
2.6 Biến số nghiên cứu .........................................................................20
2.7 Phân tích và xử lý dữ kiện ..............................................................21
2.8 Sơ đồ nghiên cứu.............................................................................21
2.9 Đạo đức trong nghiên cứu...............................................................21


CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................23


3.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu........................................................23
3.2 Đặc điểm lâm sàng dị vật mũi.........................................................25
3.3 Điều trị dị vật mũi...........................................................................31
3.4 Một số yếu tố liên quan nhau trong dị vật mũi................................34
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN...........................................................................36
4.1 Bàn luận về đặc điểm của mẫu nghiên cứu.....................................36
4.2 Bàn luận về đặc điểm lâm sàng dị vật mũi......................................37
4.3 Bàn luận về điều trị dị vật mũi........................................................42
4.4 Bàn luận về các yếu tố liên quan.....................................................44
KẾT LUẬN.................................................................................................46
KIẾN NGHỊ................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
THM

Tai mũi họng

DVM

Dị vật mũi

DV

Dị vật

BN


Bệnh nhân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Trình độ học vấn của BN.................................................................24
Bảng 3.2 Hồn cảnh mắc DVM......................................................................25
Bảng 3.3 Xử trí tại nhà....................................................................................26
Bảng 3.4 Triệu chứng khiến trẻ vào viện........................................................27
Bảng 3.5 Triệu chứng cơ năng DVM..............................................................27
Bảng 3.6 Vị trí DVM.......................................................................................30
Bảng 3.7 Bên mũi chứa DV............................................................................30
Bảng 3.8 Các phương pháp vô cảm sử dụng trong lấy DVM.........................32
Bảng 3.9 Kết quả lấy DVM.............................................................................32
Bảng 3.10 Các biến chứng xảy ra khi lấy DVM.............................................33
Bảng 3.11 Thời gian điều trị của BN mắc DVM.............................................33
Bảng 3.12 Liên quan giữa thời gian mang DV và tính chất nhầy mũi............34
Bảng 3.13 Liên quan giữa thời gian mang DV và triệu chứng cơ năng..........34
Bảng 3.14 Liên quan giữa thời gian mang DV và biến chứng........................35
Bảng 3.15 Liên quan giữa vị trí dị vật và khả năng phát hiện DV..................35


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1 Phân bố BN theo giới tính...........................................................23
Biểu đồ 3.2 Phân bố BN theo nhóm tuổi.........................................................23
Biểu đổ 3.3 Nơi cư trú của BN theo các tỉnh thành.........................................24
Biểu đồ 3.4 Phân bố các trường hợp mắc DVM theo các tháng.....................25
Biểu đồ 3.5 Khoảng thời gian BN mang DVM...............................................26
Biểu đồ 3.6 Tỉ lệ bên mũi xuất hiện triệu chứng.............................................28

Biểu đồ 3.7 Tỉ lệ phát hiện dị vật qua thăm khám thông thường....................28
Biểu đồ 3.8 Tỉ lệ các biến chứng do DVM......................................................29
Biểu đồ 3.9 Biểu đồ tỉ lệ các loại DVM..........................................................29
Biểu đồ 3.10 Tỉ lệ trẻ có tiền sử mắc DVM....................................................31
Biểu đồ 3.11 Tỉ lệ số trường hợp lấy DVM qua nội soi..................................31


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1.1 Thành ngồi ổ mũi............................................................................5
Hình 1.2 Triệu chứng chảy mũi 1 bên có lẫn máu ở BN DVM.......................9
Hình 2.1 Banh mũi, đèn Clar khám mũi..........................................................18
Hình 2.2 Nguồn sáng lạnh, dây dẫn sáng........................................................19
Hình 2.3 Ống nội soi cứng 0o, 30o và 70o........................................................19
Hình 2.4 Kẹp Hartmann lấy DV......................................................................20

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Trang

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ biến số...................................................................................20
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ nghiên cứu............................................................................21


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong công tác lâm sàng hằng ngày, các thầy thuốc, đặt biệt là các thầy
thuốc chuyên khoa Tai Mũi Họng phải giải quyết rất nhiều trường hợp dị vật
(DV) ở tai, mũi, DV đường ăn, DV đường thở, trong đó dị vật mũi (DVM)
khơng phải là hiếm, nhất là đối tượng trẻ em từ 2 đến 5 tuổi [3,tr.170]. DVM
là 1 tai nạn, 1 cấp cứu tai mũi họng (TMH), mà mức độ tuy không nguy kịch
và phức tạp như DV đường thở nhưng nếu phát hiện muộn và xử trí khơng
đúng có thể để lại nhiều biến chứng, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống
sau này thậm chí là tính mạng.
Tùy vào bản chất DV, thời gian lưu giữ DV và vị trí mắc mà bệnh nhân
(BN) sẽ có biểu hiện lâm sàng khác nhau. DVM có thể gặp ở mọi lứa tuổi,
nhưng nhiều nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Ở lứa tuổi này, trẻ rất hiếu động, thích
khám phá những điều mới xung quanh và cơ thể mình, nên trẻ dễ nhét những
vật nhỏ trong tay vào mũi. Do đó bản chất DV thường rất phong phú, đa dạng.
Bên cạnh đó, trẻ chưa ý thức được tình trạng cơ thể và tính chất lâm sàng
DVM thường khơng rầm rộ nên cha mẹ khó lịng nhận biết để đưa trẻ đến
khám sớm, dễ dẫn đến DV lâu ngày gây nhiều biến chứng. Vì vậy, việc nhận
biết sớm các biểu hiện lâm sàng của DVM để có thể đưa con em mình đến
khám sớm của các bậc cha mẹ, cũng như để các thầy thuốc có thể đưa ra chẩn
đốn chính xác là rất cần thiết.
Hiện nay, sự phát triển của y học cùng với sự trợ giúp của tiến bộ khoa
học kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực nội soi, thì cơng tác chẩn đốn, xử trí
và điều trị DV TMH nói chung và DVM nói riêng khơng cịn q khó khăn.
Đa số các trường hợp DV được gắp ra dễ dàng. Tuy nhiên, một số trường hợp
BN đến muộn hoặc tự chữa mẹo gây ra các biến chứng làm khó khăn cho
cơng tác điều trị, gia tăng chi phí cũng như giảm chất lượng cuộc sống về sau.


2


Nhìn chung, DVM tương đối đơn giản và dễ xử trí nếu như chúng ta
hiểu rõ về bệnh, hiểu rõ về đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan và cách
điều trị bệnh. Sẽ rất hữu ích nếu như có một nghiên cứu về các vấn đề này
nhằm nâng cao hiểu biết cho mọi người về DVM. Hiện nay, các nghiên cứu
về DVM ở nước ta và trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ cịn ít; mặc khác điều
kiện sống, phong tục tập qn, trình độ dân trí của mỗi vùng miền là khác
nhau do đó đặc điểm của bệnh cũng sẽ không giống nhau.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
“ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị dị vật mũi
tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ năm 2014-2015” với các mục têu:
 Mục tiêu tổng quát: khảo sát đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả
điều trị DV mũi tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ năm 2014-2015.
 Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng dị vật mũi.
2. Đánh giá kết quả điều trị dị vật mũi.


3

Chương I.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Sơ lược giải phẫu, sinh lý
1.1.1 Giải phẫu mũi:
Mũi là phần đầu của cơ quan hơ hấp có nhiệm vụ lọc, sưởi ấm và làm
ẩm khơng khí vào. Mũi cịn là cơ quan có chức năng ngửi và phát âm.[11]Mũi
gồm có mũi ngồi và mũi trong hay hốc mũi.[4]
Mũi ngồi có dạng hình tháp ba cạnh gồm các cấu trúc xương, sụn và
phần mềm. Cực trên tiếp xúc với xương trán gọi là gốc mũi. Bên ngoài hai lỗ
mũi là hai cánh mũi hợp với thành một rãnh gọi là rãnh mũi-má. [4]
 Khung xương mũi gồm có hai xương mũi là chính, ngồi ra cịn

có mỏm trán và gai mũi trước của xương hàm trên.
 Các sụn của mũi bao gồm: hai sụn mũi bên, hai sụn cánh mũi lớn
và các sụn cánh mũi nhỏ, sụn vách ngăn mũi, các sụn phụ và sụn lá mía.
 Các mạch máu cung cấp cho mũi ngồi : động mạch mặt và các
nhánh của nó trong đó có động mạch mũi sau.
 Thần kinh chi phối cho mũi ngoài: phân nhánh cảm giác từ
nhánh 1 và 2 của thần kinh tam thoa (V), các cơ được phân nhánh vận động từ
thần kinh mặt.
Mũi trong hay hốc mũi nằm giữa nền sọ ở trên và trần ổ miệng ở dưới,
phía sau là tị hầu. Hốc mũi được chia thành 2 hố có thể khơng bằng nhau bởi
vách mũi. Hố mũi thơng với bên ngồi qua tiền đình mũi và lỗ mũi trước,
thông với hầu qua lỗ mũi sau. Hố mũi có 4 thành: thành trong (vách mũi),
thành ngồi, thành trên (trần hố mũi) và thành dưới (nền hố mũi). Hốc mũi
được lót bởi niêm mạc có cấu tạo đặc biệt và được chia thành hai vùng: hô
hấp và khứu giác.[5][11]


4

 Tiền đình mũi: tương ứng phần sụn của mũi ngồi. Giới hạn giữa
tiền đình mũi và phần hốc mũi còn lại gọi là thềm mũi – giới hạn giữa phần
da và niêm mạc bên trong, có nhiều lơng và tuyến nhầy để cản bụi.
 Lỗ mũi sau: là chỗ thơng thương giữa hố mũi và tị hầu, có hình
bầu dục.
 Thành mũi trong hay vách mũi có phần phía sau là phần xương
gồm mảnh thẳng xương sang và xương lá mía, phía trước là phần sụn. Niêm
mạc phủ tất cả vách mũi ở tiền đình.
 Thành mũi ngồi: có ba hay bốn mảnh xương cuốn lại và nhô ra
gọi là xoăn mũi (cuốn mũi), chia thành ngoài của mũi làm ba hay bốn đường
dẫn khí gọi là ngách mũi (khe mũi).

 Xoăn mũi dưới: là một xương riêng biệt, được phủ bởi niêm mạc
dày chứa đám rối hang xương xoăn.
 Ngách mũi dưới: giới hạn bởi xoăn mũi dưới và thành mũi ngồi,
phía trước có lỗ của ống lệ mũi
 Xoăn mũi giữa: là một mảnh xương của xương sàng, có niêm
mạc bao phủ.
 Ngách mũi giữa: rất phức tạp và quan trọng. Phần thành mũi
ngồi ở đây có cấu trúc giống như như bọt nước gọi là bọt sàng, phía dưới là
mỏm móc. Giữa bọt sàng và mõm móc là lỗ bán nguyệt – là cửa của phễu
sàng. Đổ vào phễu sàng là các xoang sàng trước và xoang hàm trên. Ngồi ra
cịn có xoang trán đổ vào ngách mũi giữa.
 Xoăn mũi trên: là một mảnh xương nhỏ của khối bên xương
sàng. Niêm mạc mỏng và ít mạch máu.
 Ngách mũi trên: có các xoang sàng sau và xoang bướm đổ vào
(trường hợp khơng có xoăn mũi trên cùng).


5

 Xoăn mũi trên cùng (khi có khi khơng): là xương xoăn nhỏ nhất
có niêm mạc che phủ, có lổ đổ xoang bướm và 75% trường hợp có lỗ đổ của
một xoang sàng sau.

Hình 1.1 Thành ngồi ổ mũi.[6]
 Trần hốc mũi gồm có phần giữa là mảnh sàng; phần sau là thân
xương bướm, cánh xương lá mía và mỏm bướm xương khẩu cái; phần trước
là xương trán và xương mũi.
 Nền (sàn) hốc mũi gồm mỏm khẩu cái xương hàm trên và mảnh
nằm ngang của xương khẩu cái.
 Niêm mạc hốc mũi: lót mặt trong hốc mũi là lớp niêm mạc mũi,

phía sau liên tục với niêm mạc hầu. Ngồi ra cịn liên tục với niêm mạc các
xoang cạnh mũi. Niêm mạc hốc mũi chia thành hai vùng: vùng lớn ở dưới
xoăn mũi trên gọi là vùng hô hấp và vùng nhỏ ở phía trên xoăn mũi trên, có
các sợi thần kinh khứu giác gọi là vùng khứu.


6

1.1.2 Sinh lý mũi:
Mũi là cơ quan hô hấp: đây là chức năng chính của mũi. Khơng khí qua
mũi sẽ được làm ấm, làm ẩm và làm sạch.[3,tr.119][14][28]
 Làm ấm: nhiệt độ trong hốc mũi không phụ thuộc và nhiệt độ
bên ngồi. Khơng khí sau qua mũi sẽ được nâng lên 33oC, điều này rất cần
thiết để đảm bảo không khí vào phế nang có nhiệt độ cân bằng vơi thân nhiệt
(vì các phần cịn lại của hơ hấp chỉ nâng thêm được 3 – 4oC.
 Làm ẩm: bất kể độ ẩm khơng khí bên ngồi, khi qua mũi độ ẩm
sẽ được nâng lên ở mức bão hòa (100%).
 Làm sạch: khơng khí qua mũi cũng được làm sạch bằng cách giữ
lại các vật lạ và bụi (kháng nguyên), trung hịa các chất kích thích có độ toan
kiềm q cao.
Mũi là cơ quan khứu giác. Người ta thấy rằng có khoảng 30000 mùi
khác nhau trong khí quyển. Trong đó, con người có thể tiếp nhận được
khoảng 10000 chất và có khả năng phân biệt được khoảng 200 chất.[4]
 Chức năng này được thực hiện bởi phần niêm mạc nằm ở phần
cao của hốc mũi, với các tế bào thần kinh cảm giác và đầu tận của thần kinh
khứu giác, trên diện tích 2 – 3 cm2, có màu vàng nên gọi là điểm vàng.
 Để ngửi được thì luồng khơng khí phải đến được vùng ngửi,
khơng bị các u, lệch hình, dính ở hốc mũi cản trở. Các chất có mùi phải hòa
tan được trong chất nhầy phủ trên các thần kinh cảm giác thì mới tạo được
kích thích tới dây thần kinh khứu giác.

 Các bít tắc ở mũi làm luồng khơng khí khơng đến được vùng
người, gây giảm, mất ngửi dẫn truyền.
 Các tổn thương các thần kinh cảm giác, tổn thương thần kinh
khứu giác (dây I) và các nhân thần kinh ở não sẽ gây mất ngửi tiếp nhận.
[3,tr.120]


7

Mũi là cơ quan phát âm. Mũi cũng tác động đến giọng nói, tạo ra âm
sắc, độ vang của giọng. Khi mũi bị bít tắc hoặc tịt lỗ mũi sau hay trước, giọng
nói sẽ mất độ vang, thay đổi âm sắc gọi là giọng mũi kín.[3,tr.121]
Mũi là một cơ quan phản xạ. Cơ chế phản xạ đặc hiệu có thể xuất hiện:
[4]
 Ở trong mũi và tác động đến bản thân mũi.
 Từ các phần khác hay cơ quan khác của cơ quan khác tác động
đến mũi.
 Ở trong mũi và tác động đến các phần khác của cơ thể.
1.1.3 Xoang cạnh mũi:
Là các hốc nằm trong các xương mặt, thơng với hốc mũi. Có 5 đơi
xoang được chia làm 2 nhóm: nhóm xoang trước và nhóm xoang sau.
Nhóm xoang trước gồm các xoang hàm, xoang sàng trước và xoang
trán. Các xoang này đều đổ vào khe giữa.[3,tr.116]
 Xoang hàm: là hốc nằm trong xoang hàm trên, nằm hai bên hốc
mũi, dưới hốc mắt và trên vòm miệng. Xoang hàm thông với khe giữa bởi 1
lỗ rộng bị niêm mạc che bớt đi. Đáy xoang hàm liên quan đến từ răng số 3
đến ra số 6 hàm trên. Xoang hàm được lót lớp niêm mạc có biểu mơ trụ lơng.
 Xoang sàng trước: có sớm nhất, gồm nhiều hốc nhỏ ngăn cách
bởi các vách xương mỏng gọi là các tế bào sàng. Xoang sàng trước nối giữa
xoang hàm ở dưới và xoang trán ở trên, phía ngồi ngăn cách với hốc mắt bởi

xương giấy, phía trên ngăn cách với đại não bởi mảnh ngang hay mảnh thủng
xương sàng. Xoang có lỗ dẫn lưu ở khe giữa.
 Xoang trán: là một tế bào sàng phát triển trong xương trán, là
xoang phát triển chậm nhất, thường có sau 10 tuổi. Xoang trán có thành dưới
ngăn cách với hốc mắt, thành trong ngăn cách với thùy trán đại não. Xoang
trán thông với mũi bởi một ống hẹp đổ vào khe giữa.


8

Nhóm xoang sau gồm có xoang sàng sau và xoang bướm:[3,tr.117]
 Xoang sàng sau: cũng gồm các tế bào sàng đi ngang dưới nền sọ
tới xoang bướm ở phía sau. Xoang sàng sau liên quan đến hốc mắt và dây
thần kinh hậu nhãn cầu, có lỗ dẫn lưu ở khe trên gần lỗ mũi sau.
 Xoang bướm là hốc nằm trong xương bướm, trên nóc vịm mũi
họng, liên quan phía trên với tuyến yên và xoang tĩnh mạch hang.
1.1.4 V.A (sùi vịm họng)
V.A là mơ tân bào lớn thứ nhì sau amidal khẩu cái của vòng Waldeyer.
V.A là bộ phận ở vòm họng gần với cửa mũi sau. V.A chiếm vùng vòm và xếp
thành lá để diện tiếp xúc của V.A với khơng khí thở vào lớn hơn. V.A có một
số mạch màu nuôi thuộc hệ thống động mạch cảnh ngồi. V.A có chứa nhiều
bạch cầu. Khi vi khuẩn xâm nhập từ khơng khí của đường thở bám vào các lá
V.A, các vi khuẩn này được tân cầu giữ để đưa vào trong và hình thành kháng
thể. V.A bố trí thành lá để làm tốt nhiệm vụ miễn dịch. Vị trí của V.A tuy dễ
dàng giữ vi khuẩn trong nhiệm vụ miễn dịch nhưng cũng thường xuyên gây
nghẹt mũi, làm tắc đường hô hấp trên và gây nhiều biến chứng nếu bị viêm và
quá phát.[4]
1.2 Bản chất dị vật mũi – Triệu chứng lâm sàng dị vật mũi
Trẻ em thường có thói quen nhét những đồ chơi mà chúng nhặt được
vào mũi. Thường sau đó trẻ khơng để ý hoặc khơng nói lại với cha mẹ, người

thân; lâu ngày gây hiện tượng viêm mũi, chảy mũi, nghẹt mũi một bên có mùi
hơi, đơi khi có lẫn máu.[7],[9],[16],[21],[26],[27]
Bản chất DVM ở trẻ em thường rất phong phú, đa dạng; ảnh hưởng
nhiều đến biểu hiện lâm sàng và cho việc điều trị, tiên lượng sau này:[2]
 DV dẹt: mảnh giấy, gòn, mica, mút.


9

 DV tròn: hạt đậu phộng, hạt na, hạt me, hạt sa-bô-chê. Hạt đậu
phộng, hạt me khi để lâu trong hốc mũi sẽ bị nở ra và bở. Khi lấy ra sẽ bị vỡ
ra thành nhiều mãnh, không dễ lấy như DV mới.
 DV bỏ quên: thường em bé tự nhét DV vào mũi hay vị bạn nhét
vào trong lúc đang ngủ và trẻ không báo cho bố mẹ biết. Triệu chứng thường
làm nghẹt mũi, thối mũi và đôi khi có chảy máu mũi một bên.

Hình 1.2 Triệu chứng chảy mũi 1 bên có lẫn máu ở BN DVM.[26]
Ở người lớn và trẻ lớn: DVM có thể là một mẫu bông tẩm thuốc mà BN
để rơi vào trong hốc mũi, có thể là một DV sống chui vào[7].
 Đối với DV sống thường gặp là đỉa chui vào hốc mũi ở những
người làm ruộng có thói quen uống nước ruộng, nước sông hay những người
hay tắm dưới sông rạch. Ở vùng rừng núi hay gặp con vắt, con tắc te. Những
người có thói quen uống nước suối, tắm suối có thể bị các con này chui vào.
[2]
 Những người bị đỉa, vắt, tắc te chui vào mũi thường có biểu hiện
lâm sàng là chảy máu mũi tái đi tái lại, có khi ảnh hưởng đến tổng trạng: da
xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, hay mệt mỏi. Phương pháp khám mũi thông
thường bằng đèn Clar đôi khi không phát hiện được mà phải dùng đến
phương tiện nội soi.[2]
Một số trường hợp hợp đặc biệt, DV vào hốc mũi qua cửa mũi sau

trong khi BN nơn ói hay hay những BN liệt màng hầu, chẻ hàm ếch. DV có


10

thể nằm lâu ngày và có thể to dần do những chất vơi bám đóng vào DV gọi là
sỏi mũi.[7]
1.3 Nội soi mũi
Là phương tiện quan trọng trong chẩn đoán và điều trị DVM.
1.3.1 Dụng cụ
 Ống nội soi cứng: có đường kính 2,7 mm hay 4 mm; đường kính
phóng đại với độ nghiên 0o, 30o hay 70o.
 Ống nội soi mềm: với kích thước nhỏ hơn, kính phóng đại có thể
thay đổi độ nghiêng theo điều khiển ở ngồi.
 Nguồn sáng lạnh, dây dẫn sáng.
Dụng cụ cần được làm sạch bằng dung dịch sát khuẩn sau mỗi lần nội
soi để tránh lây nhiễm các bệnh truyền theo đường máu.[3,tr.126]
1.3.2 Tư thế bệnh nhân
Có thể thực hiện với BN ở tư thế ngồi ngay phòng khám. Nếu cần thực
hiện lâu, bằng ống cứng hay với trẻ em thực hiện ở tư thế nằm.[3,tr.126]
1.3.3 Phương pháp vô cảm: Rất cần thiết để thực hiện được cuộc nội
soi tốt.
Thường sử dụng phương pháp gây tê:[3,tr.126]
 Trước hết nên phun, xịt vào hốc mũi dung dịch xylocain 5% +
naphtazolin.
 Sau 1-2 phút, đặt mỗi bên mũi một mảnh bong cắt hay bấc nhỏ
thấm dung dịch xylocain + naphtazolin như trên trong thời gian 10 đến 15
phút. Lưu ý bông hay bấc không thấm quá nhiều để tránh thuốc chảy xuống
họng ảnh hưởng đến nói, nuốt. Với trẻ em sau gây tê 1 giờ mới cho ăn uống
để tránh bị sặc.



11

1.3.4 Kỹ thuật soi: thực hiện thăm khám bằng nội soi bao gồm:
[3,tr.127]
 Soi hốc mũi từ trước ra sau, với ống có độ nghiêng 0o và 30o.
 Sau đó soi ngược lại từ sau ra trước với ống có độ nghiêng 30 o
hay 70o.
Quan sát chung toàn bộ hốc mũi: đưa ống soi vào hốc mũi, đi dọc theo
sàn mũi để có thể quan sát tồn bộ chiều dài và bờ tự do cuốn dưới. Sau đó đi
thẳng lên trên quan sát bờ tự do của cuốn giữa và từ đó tiến thẳng lên cuốn
trên và lên đến trần hốc mũi. Tiếp tục đưa ống xuống phía sau và dưới để có
thể quan sát lần lượt phần đi các cuốn sàng, khe sàng – bướm, bờ trên cửa
mũi sau. Đi qua lỗ mũi sau để tìm loa vịi và hố Rosenmuller và tồn bộ vịm
mũi họng. Khi rút ống nội soi cố gắng quan sát khe, vùng dưới cuốn dưới.[8]
Quan sát chi tiết:[3,tr.127]
 Soi phần trước mũi: nhằm thăm khám sàn mũi, vách ngăn, tiền
đình mũi, vùng đầu trước cuốn dưới và giữa.
 Soi phần giữa mũi: là phần thăm khám cơ bản, khi thấy đầu cuốn
giữa, đưa ống đi từ trước ra sau giữa cuốn giữa ở phía trong và cánh mũi ở
phía ngồi, quan sát khe giữa.
 Soi phần sau mũi: khi ống soi tới lỗ mũi sau, dùng ống nghiêng
70o quay lên trên để quan sát các đuôi cuốn dưới, giữa, trên và các khe.
1.4. Chẩn đốn dị vật mũi: khơng khó vì triệu chứng thường điển hình
nhưng thường hay lầm lẫn do khơng lưu ý đến.
Khi di vật vào mũi gây phù nề, ngạt tắc mũi nhưng vì DV chỉ bị ở một
bên mũi nên khơng gây khó chịu cho trẻ và thường khơng được biết
đến[3,tr.170]. Sau vài ngày, hốc mũi bên đó bị tắc hẳn và chảy mũi mủ có mùi
hơi, thối rõ nên được đưa đến thầy thuốc TMH.[3,tr.170].



12

Khám: cần dùng banh mũi có đèn Clar hỗ trợ. DV giẹp có thể lấp ló ở
tiền đình mũi. Nâng chóp mũi lên có thể thấy DV dễ dàng. DV trịn thường đi
vào sâu qua khỏi tiền đình mũi đến vùng đầu cuốn mũi giữa.[12]
 DVM lâu ngày, hốc mũi có nhiều mủ, cần lau hút sạch mủ trước
khi khám. Thường thấy ở sàn, khe dưới hay khe giữa có một khối có mủ bám
quanh, thường trịn, nhẵn nên hay lầm lẫn với khối u hốc mũi.[3,tr.170]
 Những trường hợp DV nhỏ, DV sống nằm khuất, sâu trong hốc
mũi không thể thấy bằng banh mũi. Lúc này cần sự hỗ trợ của nội soi mũi để
chẩn đoán. Nên nhớ x-quang thường khơng phát hiện được gì vì DV thường
là khơng cản quang.[3,tr170]
1.5 Xử trí – điều trị dị vật mũi
Phải lấy DV càng sớm càng tốt, tuy nhiên cần phải chuẩn bị chu đáo.
Với trẻ nhỏ phải giải thích tốt, bế ẵm đúng, nếu cần phải gây mê, tránh để trẻ
giãy giụa gây sang chấn, chảy máu sẽ không lấy được.[3,tr170]
 Trường hợp phải cần đến gây mê trẻ em thì cần chú ý đến 1 số
nguyên tắc sau trong việc lựa chọn phương pháp:[10]
 Không nên sử dụng hệ thống vịng vì sức cản nhiều, dễ gây thừa
CO2.
 Khơng nên sử dụng hệ thống kín và nửa kín cho trẻ em
 Nên dùng hệ thống hở và nửa hở để gây mê cho trẻ em
 Nếu dùng mặt nạ hở và nhỏ giọt ether, nên cho 1 vòi oxy vào mặt
nạ.
 Bóng, mask kết hợp với oxy, khí mê và Flourthane
 Gây mê nội khí quản đối với trẻ em có nhiều điểm thuận lợi.
 Đối với các trường hợp BN không hợp tác như ở trẻ nhỏ, người
lo lắng quá độ hay rối loạn tâm thần…, ngoài gây mê có thể nghĩ đến việc sử



13

dụng thuốc an thần. Có một nghiên cứu đã cho thấy một tỉ lệ thành công rất
cao (95%) và tỉ lệ biến chứng thấp với việc sử dụng thuốc an thần kể cả các
BN đã từng thất bại trong việc lấy DV trước đây.[25]
1.6 Một số thông tin các nghiên cứu trước đây về dị vật mũi:
Một nghiên cứu về DV ở tai, mũi và họng ở Bệnh viện Đa khoa
Sarawak, Malaysia từ năm 2005 đến 2009 đã thống kê được các kết quả sau
trên 1084 BN mắc DV TMH:[17]
 Tỉ lệ BN mắc DVM là 24,9%, độ tuổi mắc DVM chủ yếu là 0 – 5
tuổi chiếm 74,4%.
 Đặc điểm lâm sàng: 74,8% BN DVM có thể thấy được DV,
23,3% có triệu chứng chảy mũi, 0,4% có chảy máu mũi.
 Bản chất DV: phổ biến nhất là hạt hoặc quả hạch chiếm 36,7%
trường hợp, tiếp theo là đồ chơi bằng nhựa với 35,2%.
 72,6% trường hợp là DV ở ở mũi phải, 27% là ở mũi trái, chỉ 1%
là có DV ở cả 2 mũi.
Nghiên cứu về DVM ở trẻ em tại Bệnh viện Ilorin, Nigeria từ 2005 đến
2006, cho thấy:[15]
 Tỉ lệ trẻ bị DVM chiếm 41% trong 173 trường hợp mắc DV
TMH, độ tuổi dưới 5 chiếm 72%, bé trai chiếm 59%, bé gái là 41%.
 Đặc điểm lâm sàng: 45% có chảy mũi, 13% với chảy máu mũi,
10% có đau mũi, 5,6% có nhiều triệu chứng phối hợp và 27% khơng có triệu
chứng.
 DV phổ biến nhất là các loại hạt thực vật (35%). 68% DV ở mũi
phải, 31% ở mũi trái, 1% cả 2 mũi.
Nghiên cứu về DV TMH tại một Bệnh viện TMH ở São Paulo, Brazil
từ 2005 đến 2007, ghi nhận 128 trường hợp, cụ thể:[23]

 Tỉ lệ DVM là 18,75%, 75% trường hợp là dưới 10 tuổi.


14

 Lâm sàng: chảy mũi có trong 37,5% trường hợp và cũng có
37,5% khơng có triệu chứng
 DV phổ biến nhất là mãnh rời của bàn chảy và giấy cùng chiếm
33,33%. DV ở mũi phải chiếm 37,5%, trái chiếm 58,33%, 4,17% là ở cả 2.
Một số nghiên cứu khác:
 Nghiên cứu về DV TMH ở Bệnh viện Dhulikhel, Nepal từ 2009
đến 2011 ghi nhận được 312 BN, trong đó DVM chiếm 23,4%.[22]
 Nghiên cứu về DVM ở trẻ em tại Bệnh viện Peshawar, Pakistan
từ 2006 đến 2007 ghi nhận 257 trường hợp DVM, độ tuổi 1 – 4 chiếm
33,07%, 4 – 8 tuổi chiếm 48,46%; bé trai chiếm 63,84%, bé gái là 36,15%;
bản chất DV chủ yếu là hạt nhựa (53,3%)[19].
 Nghiên cứu về DV tai và mũi của Prasanth C, Rau GV, Srivalli
M, Srinivas Moorthy PN ghi nhận 87 trường hợp, trong đó DVM có 51
trường hợp (58,62%); độ tuổi dưới 5 chiếm 76%, BN nam chiếm 58%, nữ
chiếm 42%; 35% BN khơng có triệu chứng, 25% có chảy mũi 1 bên, 17%
nghẹt mũi, 12% có đau, 10% có chảy mũi lẫn máu.[24]


15

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Dân số chọn mẫu
Tất cả các BN đến khám và điều trị nội – ngoại trú tại Bệnh viện TMH

thành phố Cần Thơ từ 6/2014 đến 3/2015.
2.1.2 Tiêu chuẩn đưa vào
 Khơng phân biệt tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa chỉ, trình độ
học vấn.
 BN được chẩn đốn xác định DVM và được điều trị tại Bệnh
viện TMH Cần Thơ từ 6/2014 đến 3/2015.
2.1.3 Tiêu chuẩn loại ra
 BN không hợp tác.
 Sức khỏe BN không đảm bảo, khơng thể tham gia phỏng vấn.
 BN được chẩn đốn DVM nhưng nội soi hoặc gắp không thấy
DV.
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
 Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện TMH thành phố Cần Thơ.
 Thời gian nghiên cứu: từ 6/2014 đến 3/2015.
2.3 Thiết kế nghiên cứu
 Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
 Thu thập và xử lý số liệu bằng những phương pháp thống kê đơn
giản.


16

2.4 Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu
2.4.1 Cỡ mẫu
Tất cả BN có đủ tiêu chuẩn trong thời gian nghiên cứu. Chúng tôi thu
thập được 42 mẫu trong thời gian nghiên cứu từ tháng 6/2014 đến 3/2015.
2.4.2 Phương pháp chọn mẫu: Lấy mẫu thuận tiện
Các bước tiến hành lấy mẫu:
 Chọn mẫu: BN được chẩn đoán xác định DVM dựa vào lâm
sàng, nội soi hoặc gắp được DV tại Bệnh viện TMH Cần Thơ từ 6/2014 đến

3/2015.
 Thời điểm lấy mẫu: từ 6/2014 đến 3/2015.
 Chuẩn bị bệnh án nghiên cứu: sử dụng bệnh án nghiên cứu đã
chuẩn bị lấy thông tin hành chính, các yếu tố liên quan, lâm sàng, kết quả nội
soi mũi và kết quả điều trị DVM của BN.
 Chuẩn bị BN:
 BN thỏa mãn các điều kiện được chọn để nghiên cứu.
 Kiểm tra tình hình sức khỏe và tinh thần của BN (hay người nhà
BN) trước khi tiến hành phỏng vấn.
 Giải thích cho BN và người nhà BN những việc sắp làm, những
định nghĩa sẽ sử dụng để BN và người nhà có thơng tin cơ bản và hiểu rõ nội
dung các câu hỏi.
 Tiến hành khai thác bệnh sử và khám lâm sàng, cận lâm sàng và
ghi nhận thông tin thu thập được vào bệnh án nghiên cứu.
 Tư vấn cho BN hiểu rõ thêm về DVM và cách phòng ngừa bệnh,
tuân thủ nguyên tắc điều trị, giải đáp thắc mắc, tạo sự thoải mái, tin tưởng cho
BN.


17

 Các bước tiến hành nội soi:
 Chuẩn bị BN: làm các xét nghiệm cần thiết, giải thích cho BN và
người nhà những việc sắp làm, đặt BN ở tư thế thuận lợi.
 Chuẩn bị dụng cụ: khởi động máy nội soi, màn hình, nguồn ánh
sáng lạnh, các loại ống nội soi, các loại kẹp gắp DV, dụng cụ vô cảm.
 Vô cảm cho BN: gây tê hoặc gây mê.
 Đưa ống nội soi vào mũi và quan sát.
 Ghi nhận vị trí và bản chất DV.
 Chụp hình và lưu trữ hình ảnh DV trên máy tính.

 Theo dõi BN ngay sau nội soi nhằm phát hiện biến chứng để phát
hiện và xử trí kịp thời.
 Đánh giá điều trị DVM:


Chuẩn bị dụng cụ: các loại kẹp gắp DV, dụng cụ vô cảm, dụng

cụ nội soi (nếu kết hợp nội soi).


Chuẩn bị BN: giải thích cho BN, đặt BN ở tư thế thuận lợi, nếu

cần thì sử dụng các phương pháp vô cảm để tạo thuận lợi cho việc gắp DV.


Trước khi lấy DV cần hút sạch mủ, đặt thuốc gây co tốt để nhìn



Đối với các DV thơng thường:[2],[12]

rõ DV.
 Các DV dẹt và nằm nông ở mũi trước: có thể lấy được dễ dàng
bằng kẹp khuỷu, kẹp Hartmann.
 Các DV trịn: thường nằm sâu hơn và khó lấy hơn. Dùng curette
(chuyên dùng lấy DVM) đưa vào hốc mũi, đưa qua khỏi DV và kéo ngược
DV ra cửa mũi trước… Các DV tròn mà lại trơn, đặc là hạt chuỗi, viên bi xe
đạp rất dễ tuột ra cửa mũi sau, rớt xuống thành sau họng đôi khi gây ra DV



18

đường thở, rất nguy hiểm. Vì vậy, đối với DV này, thao tác của người thầy
thuốc phải chính xác và khéo léo.
 Đối với loại DV sống: [2],[12]
Đỉa, tắc te không phải lúc nào cũng dễ phát hiện qua thăm
khám thơng thường bằng đèn Clar. Có những trường hợp phải cho BN nhập
viện và chờ khi nào bệnh nhân cảm thấy khó chịu trong mũi thì báo ngay với
bác sĩ, lúc đó có thể thấy đi của DV trong hốc mũi và dùng dụng cụ gắp ra.
Phần lớn trường hợp phải dùng phương tiện nội soi.
 Kết quả gắp DV: gặp được DV hay khơng, có sót DV, biến chứng
xảy ra sau khi gắp DV.
 Chụp hình, ghi nhận bản chất DV.
2.5 Phương pháp và công cụ thu thập dữ kiện
2.5.1 Phương pháp thu thập dữ kiện : Phỏng vấn, thăm khám BN,
căn cứ vào kết quả nội soi và bệnh án điều trị của BN tại Bệnh viện TMH Cần
Thơ để thu thập thông tin cần thiết theo bệnh án nghiên cứu đã chuẩn bị.
2.5.2 Công cụ thu thập dữ kiện
Dụng cụ thăm khám mũi: đèn Clar, banh soi mũi có cán, bình Wilbis
phun thuốc tê mũi họng.[1]

Hình 2.1 Banh mũi, đèn Clar khám mũi.


×