Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tài liệu hỏi đáp sinh hoat hội viên phụ nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.91 KB, 10 trang )

Tài liệu sinh hoạt hội viên về nhiệm vụ 6 dạng hỏi đáp
Câu hỏi 1: Đối ngoại nhân dân là gì? Hãy nêu phương châm đối ngoại chung
của Việt Nam và phương châm đối ngoại nhân dân?
Trả lời:
Khái niệm và mục tiêu của đối ngoại nhân dân:
• Bản chất của công tác ĐNND là công tác dân vận, vận động nhân dân thế giới
ủng hộ Việt Nam, vận động và tổ chức để nhân dân Việt Nam thực hiện chủ trương
đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Cùng với đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà
nước, đối ngoại nhân dân (ĐNND) là một trong 3 bộ phận cấu thành của cơng tác
đối ngoại chung của Việt Nam.
• ĐNND do các đồn thể quần chúng, tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp và
các cá nhân thuộc mọi tầng lớp nhân dân thực hiện với các mục tiêu sau:
- Làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ đất nước, truyền thống và con người Việt
Nam, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, những thành tựu của
công cuộc đổi mới của ta; đấu tranh với những âm mưu và hành động chống phá
của các thế lực thù địch, giữ vững mơi trường hồ bình để xây dựng, phát triển đất
nước.
- Xây dựng và tăng cường tình cảm hữu nghị của nhân dân các nước với nhân dân
ta và của nhân dân ta với nhân dân các nước, vận động các nguồn lực tham gia
phát triển kinh tế-xã hội, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ rộng rãi của bạn bè quốc
tế, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
- Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hồ bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
• Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động ĐNND là nhiệm vụ của cả hệ thống
chính trị và của tồn dân mà nịng cốt là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các
tổ chức hữu nghị Việt Nam, các đoàn thể và các tổ chức nhân dân.
Phương châm đối ngoại chung của Việt Nam: Thực hiện nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, hồ bình, hợp tác và phát triển; đa phương hố, đa dạng hố
quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và là
thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì


một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.
Phương châm đối ngoại nhân dân: Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả.

1


Câu hỏi 2: Nêu tên, mục tiêu và nội dung nhiệm vụ 6 của Hội LHPN VN
nhiệm kỳ 2012 – 2017.
Trả lời:
Tên của nhiệm vụ 6: Tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế
Mục tiêu: Mở rộng quan hệ hữu nghị, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, hỗ trợ
tích cực việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Hội và đóng góp thúc đẩy công
tác đối ngoại nhân dân của đất nước.
Nội dung:
1. Tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác với phụ nữ và nhân dân các nước, đặc
biệt các nước láng giềng, các nước có quan hệ truyền thống và các nước có vị trí
quan trọng trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, góp phần tăng
cường cơng tác an ninh biên giới, hải đảo nhằm xây dựng đường biên giới "hịa
bình, hợp tác và phát triển".
2.

Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại hai chiều.

3. Tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ rộng rãi của bạn bè quốc tế, huy động mọi
nguồn lực phục vụ các hoạt động của Hội, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc
đổi mới và xây dựng đất nước cũng như vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới
ở Việt Nam.
4. Đổi mới và tăng cường công tác tập hợp, kết nối với phụ nữ Việt Nam ở nước
ngoài, động viên chị em giúp đỡ lẫn nhau, góp phần xây dựng cộng đồng Việt Nam
ổn định và phát triển tại nước sở tại, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc và đóng

góp tích cực, phù hợp vào phong trào phụ nữ và công cuộc phát triển đất nước;
Tích cực phối hợp với cơ quan chức năng bảo vệ quyền và nhân phẩm của phụ nữ
trong các quan hệ, giao dịch có yếu tố nước ngồi.
5. Đổi mới, nâng cao chất lượng cơng tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động
đối ngoại trong hệ thống Hội.
Câu hỏi 3: Hội LHPN VN có mối quan hệ đặc biệt và truyền thống với các tổ
chức phụ nữ ở những nước nào? Hiện nay Hội có quan hệ với bao nhiêu tổ
chức tại bao nhiêu quốc gia, vùng lãnh thổ?
Trả lời:
Hội LHPN VN có mối quan hệ đặc biệt với Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào và Hội Phụ
nữ Campuchia vì Hịa bình và Phát triển.
Ngồi ra, Hội LHPN VN có quan hệ với các đối tác truyền thống khác như Liên
đoàn Phụ nữ toàn quốc Trung Hoa, Hội Phụ nữ Dân chủ Triều Tiên, Hội Liên hiệp
Phụ nữ Cuba, Hội Phụ nữ Nga, Hội Phụ nữ Belarus.
2


Hiện nay, Hội có quan hệ với 307 tổ chức tại 66 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Câu hỏi 4: Hiện tại, Hội là thành viên của những tổ chức phụ nữ nào trên thế
giới?
Trả lời:
Hội LHPN Việt Nam hiện đang là thành viên của 02 tổ chức phụ nữ khu vực và thế
giới, đó là:
Liên đồn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế (WIDF): là một tổ chức phi chính phủ quốc
tế có nguồn gốc từ cuộc đấu tranh của các lực lượng phụ nữ dân chủ, tiến bộ trên
thế giới; khơng phân biệt dân tộc, tơn giáo, quan điểm chính trị; đồn kết đấu tranh
nhằm chống chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, vì một thế giới
hồ bình, khơng có chạy đua vũ trang và đảm bảo các quyền của phụ nữ. Hội gia
nhập Liên đoàn từ mùa thu năm 1946 theo lời giới thiệu của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Hiện Hội là thành viên Ban Lãnh đạo của Liên đoàn. Hội đã đăng cai Cuộc

họp Liên đoàn khu vực và Hội nghị Ban lãnh đạo Liên đồn tại Việt Nam. Sự tham
gia có trách nhiệm và hiệu quả của Hội trong Liên đoàn được các thành viên và
Ban lãnh đạo Liên đoàn đánh giá cao. Hiện chị Ma-xi-a Cam-pốt người Bra-xin là
Chủ tịch Liên đoàn nhiệm kỳ 2012 - 2017.
Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN (ACWO – tiếng Việt đọc là Ắc-cua): là
một tổ chức phụ nữ phi chính phủ khu vực. ACWO tập hợp 10 tổ chức phụ nữ
quốc gia – đại diện các nước trong khu vực Đông Nam Á, nhằm thúc đẩy sự tham
gia, đóng góp và thụ hưởng của phụ nữ trong quá trình phát triển ở mỗi quốc gia và
khu vực. Hội gia nhập ACWO tại Phi-lip-pin vào tháng 6 năm 1996 và đảm nhiệm
chức Chủ tịch luân phiên nhiệm kỳ 2008 – 2010. Với vai trò này, Hội đã đăng cai
tổ chức thành công Đại hội đồng ACWO lần thứ 14 vào tháng 10/2010 tại Hà Nội
và bàn giao chức Chủ tịch ACWO (2010 – 2012) cho Hội đồng quốc gia các tổ
chức phụ nữ In-đô-nê-xi-a. Vào tháng 11/2012, Hội đồng quốc gia các tổ chức phụ
nữ Ma-lai-xi-a sẽ nhận chức Chủ tịch luân phiên của ACWO.
Câu hỏi 5: Từ viết tắt ASEAN có nghĩa là gì? Việt Nam gia nhập ASEAN vào
năm nào? Vì sao hội nhập ASEAN lại quan trọng đối với Việt Nam? Có những
hoạt động hay cơ chế nào liên quan đến phụ nữ trong khuôn khổ hoạt động
của ASEAN?
Trả lời:
ASEAN là từ viết tắt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, được thành lập
ngày 8/8/1967. Đến nay, ASEAN đã trở thành một tổ chức hợp tác khu vực bao
gồm 10 quốc gia thành viên là Bru-nây, Căm-pu-chia, In-đô-nê-xia, Lào, Ma-laixi-a, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Xing-ga-po, Thái Lan, Việt Nam. Hiệp hội đang
chuyển mình mạnh mẽ, thơng qua việc tăng cường liên kết khu vực một cách tồn
diện, hướng tới hình thành một Cộng đồng ASEAN vững mạnh và hoạt động trên
3


cơ sở pháp lý của Hiến chương ASEAN vào năm 2015, dựa trên ba trụ cột là
chính trị - an ninh, kinh tế, văn hoá – xã hội. Hiệp hội ngày càng chứng tỏ vai trò,
vị thế quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương, đóng

góp vào việc củng cố và tăng cường xây dựng mơi trường hồ bình, an ninh, ổn
định và phát triển ở khu vực.
Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra mục tiêu hoạt động của Việt Nam trong
ASEAN là phấn đấu cùng các nước xây dựng thành cơng một cộng đồng vững
mạnh, có quan hệ chặt chẽ với các đối tác bên ngồi và có vai trò ngày càng quan
trọng trong các cơ chế hợp tác ở khu vực. Phương châm hoạt động của Việt
Nam trong ASEAN là chủ động, tích cực và có trách nhiệm
Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 và là thành viên thứ 7 của Hiệp hội.
Quá trình Việt Nam tham gia ASEAN đến nay cho thấy tham gia ASEAN có ý
nghĩa quan trọng và phù hợp với lợi ích của Việt Nam, cụ thể:
• Góp phần duy trì mơi trường hịa bình, an ninh và ổn định trong khu vực,
từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như
phát triển đất nước.
• Thu hút đầu tư và kinh doanh từ bên ngoài vào Việt Nam, đồng thời tạo
điều kiện để Việt Nam tiếp cận các thị trường tiềm năng trong và ngoài khu vực;
• Tận dụng các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài nhằm thu hẹp khoảng cách phát
triển, nâng cao khả năng ứng phó với các thách thức đang nổi lên như thiên tai,
dịch bệnh, mơi trường, biến đổi khí hậu…;
• Tạo điều kiện tăng cường giao lưu, học tập, tiếp nhận thông tin, khoa họccông nghệ, kinh nghiệm quản lý hiện đại và nguồn lực; nâng cao năng lực thế chế,
đào tạo đội ngũ cán bộ đa phương;
• Tạo thế cho Việt Nam mở rộng và tăng cường quan hệ với các đối tác bên
ngoài, nhất là các nước lớn; tạo cầu nối để Việt Nam tiếp cận và tham gia sâu rộng
hơn vào các khuôn khổ hợp tác đa phương khác, qua đó góp phần nâng cao vai trị
và vị thế quốc tế của Việt Nam.
Các cơ chế liên quan đến phụ nữ trong khuôn khổ hoạt động của ASEAN:
* Về phía Phi chính phủ: có Liên đồn các tổ chức phụ nữ ASEAN (ACWO) – đã
nêu ở trên.
* Về phía Chính phủ, trong cộng đồng Văn hóa – Xã hội của ASEAN có hai cơ
chế liên quan đến phụ nữ là:
1. Ủy ban phụ nữ ASEAN (viết tắt là ACW): Thành lập năm 2002 tại Lào.

Đây là Khóa họp thường niên của bộ máy vì sự tiến bộ phụ nữ của các nước
ASEAN, được tổ chức luân phiên tại các quốc gia thành viên mỗi năm một
lần nhằm đánh giá tình hình hoạt động, thảo luận những vấn đề đang nổi lên
4


và xây dựng kế hoạch hợp tác cho giai đoạn tiếp theo. Hiện đầu mối của Việt
Nam tham gia vào ACW là Ban Hợp tác quốc tế của Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội.
2. Ủy ban ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ các quyền của phụ nữ và trẻ em
(viết tắt là ACWC): Thành lập năm 2010 tại Hà Nội như một cơ quan liên
chính phủ thuộc cơ cấu tổ chức ASEAN. Ủy ban là một cơ quan tham vấn,
nhằm thúc đẩy và bảo vệ những quyền con người và tự do cơ bản của phụ
nữ và trẻ em trong ASEAN. Việt Nam có 02 đại diện của Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội tham gia Ủy ban là Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em
(tham gia về quyền trẻ em) và Vụ Hợp tác quốc tế (tham gia về quyền phụ
nữ).
Câu hỏi 6. Hãy nêu tên các cam kết quốc tế liên quan trực tiếp tới phụ nữ và
bình đẳng giới mà Việt Nam đã ký kết tham gia?
Trả lời:
Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết và tham gia các cam kết quốc tế liên quan trực
tiếp đến phụ nữ và bình đẳng giới như sau:
• Cơng ước của Liên Hiệp Quốc về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối
xử với phụ nữ - CEDAW (tiếng Việt đọc là Xi-đo): Công ước được Đại
hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 18/12/1979, gồm 6 phần, 30 điều
xác định những nội dung cơ bản về khái niệm phân biệt đối xử, các cam kết
quốc gia về xóa bỏ mọi hình thức đối xử phân biệt với phụ nữ nhằm đảm
bảo quyền bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trong việc thụ hưởng các
quyền lợi kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và chính trị. Hiện nay đã có 186
quốc gia tham gia Cơng ước CEDAW.

Việt Nam là nước thứ 6 trên thế giới ký Công ước (ngày 29/7/1980) và là
nước thứ 35 phê chuẩn Cơng ước (ngày 19/3/1982).
• Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh: được thông qua tại Hội nghị thế giới
lần thứ 4 về phụ nữ năm 1995 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. 189 quốc gia
thành viên của Liên Hiệp Quốc, trong đó có Việt Nam, đã cùng nhau cam
kết thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh với 12 mục tiêu chiến lược
nhằm tăng quyền năng và thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ trên toàn cầu.
Cương lĩnh đã đề ra 12 mục tiêu ưu tiên là: 1. Phụ nữ và đói nghèo; 2. Giáo
dục và đào tạo cho phụ nữ; 3. phụ nữ và sức khỏe; 4. Bạo lực đối với phụ
nữ; 5. Phụ nữ và xung đột vũ trang; 6. Phụ nữ và kinh tế; 7. Phụ nữ trong
chính quyền và ra quyết định; 8. Các cơ chế thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ;
9. Quyền con người của phụ nữ; 10. Phụ nữ và truyền thông; 11. Phụ nữ và
môi trường; 12. Trẻ em gái.
5


• Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs): là 8 mục tiêu được 189 quốc
gia thành viên của Liên hợp quốc, trong đó có Việt Nam, nhất trí phấn đấu
đạt được vào năm 2015. Những mục tiêu này được thông qua tại Hội nghị
thượng đỉnh Thiên niên kỷ diễn ra vào tháng 9/2010 tại trụ sở Liên hợp
quốc ở New York, Mỹ. 8 mục tiêu đó là: 1. Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng
cực và thiếu đói; 2. Đạt phổ cập giáo dục tiểu học; 3. Tăng cường bình
đẳng giới và nâng cao vị thế, năng lực cho phụ nữ; 4. Giảm tỷ lệ tử vong
ở trẻ em; 5. Nâng cao sức khỏe bà mẹ; 6. Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét
và các bệnh khác; 7. Đảm bảo bền vững về môi trường; 8. Thiết lập mối
quan hệ đối tác tồn cầu vì mục đích phát triển.
Câu hỏi 7: Chị em phụ nữ cơ sở có thể làm gì để thể hiện tình đồn kết với
phụ nữ và nhân dân thế giới? Nêu một số ví dụ về hoạt động đoàn kết quốc tế
của phụ nữ Việt Nam gần đây?
Trả lời:

Với tấm lòng tương thân tương ái, với trách nhiệm và tình cảm với phụ nữ và nhân
dân các nước, với truyền thống nhân nghĩa có trước có sau, chị em phụ nữ có thể
thể hiện tình đồn kết quốc tế thông qua các hoạt động ủng hộ về tinh thần và có ý
nghĩa thiết thực do Hội LHPN VN và các tổ chức khác phát động, cụ thể như sau:
- Bày tỏ tình đồn kết, sự đồng tình, ủng hộ cả về vật chất và tinh thần đối với cuộc
đấu tranh chính nghĩa của nhân dân và phụ nữ các nước, VD như đối với nhân dân
và phụ nữ các nước Cuba, I-rắc, Palestine, Li băng… trong thời gian qua. Trước
những khó khăn của phụ nữ và trẻ em Cuba do chính sách cấm vận của Mỹ, phụ
nữ Việt Nam đã nhiều lần quyên góp lương thực, sách vở, tiền… ủng hộ Cuba.
- Bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ và tham gia quyên góp hỗ trợ cho các nạn nhân, đặc
biệt là phụ nữ và trẻ em, bị ảnh hưởng bởi thiên tai ở các nước. VD Hội LHPNVN
và phụ nữ Việt Nam đã viết thư, gửi điện chia sẻ và quyên góp ủng hộ các nạn
nhân động đất ở Tứ Xuyên (Trung Quốc), bang Pujura (Ấn Độ) và Haiti, động đất
và sóng thần ở In-đơ-nê-xi-a và Nhật Bản, lũ lụt ở Thái Lan…
- Tích cực hưởng ứng các chiến dịch toàn cầu do các tổ chức quốc tế và Hội LHPN
VN phát động nhằm thể hiện ý chí, nguyện vọng chung của phụ nữ trên thế giới
(VD: ký tên hưởng ứng Chiến dịch tồn cầu “Nói KHƠNG bạo lực với phụ nữ” do
Quỹ Phát triển Phụ nữ LHQ (UNIFEM) phát động năm 2008 và Chiến dịch “Ngôi
nhà KHƠNG khói thuốc” do tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát động năm 2010.
...
Qua những việc làm cụ thể đó, chị em phụ nữ có thể góp phần tăng cường tình
đồn kết, hữu nghị với phụ nữ và nhân dân các nước, nâng cao hình ảnh và vị thế
của phụ nữ Việt Nam trên trường quốc tế; đồng thời đóng góp vào phong trào phụ
6


nữ thế giới, vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hồ bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, trong đó có bình đẳng giới.
Câu hỏi 8: Hội Phụ nữ địa phương có thể hợp tác qua biên giới ở những lĩnh
vực nào với Hội Phụ nữ các nước láng giềng? Để góp phần bảo vệ an ninh,

biên giới chị em phụ nữ cần phải làm gì?
Trả lời:
Hội phụ nữ địa phương có thể hợp tác với Hội phụ nữ các nước láng giềng trên
nhiều lĩnh vực, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể ở từng địa phương, ví dụ
như:
• Giao lưu nhân các dịp lễ, tết và sự kiện quan trọng của hai bên để tăng
cường sự hiểu biết, tình đồn kết, quan hệ hữu nghị.
• Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế; chăm
sóc sức khỏe; hỗ trợ phụ nữ của hai nước làm ăn, sinh sống ở nước kia;
chống xâm canh, xâm cư; phịng chống tệ nạn xã hội như bn lậu, đánh
bạc, bn bán người
• Tổ chức các hoạt động nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ nhau lúc khó khăn.
• Phối hợp tuyên truyền, vận động phụ nữ và cộng đồng nghiêm túc thực hiện
các văn bản hợp tác, Hiệp định, hiệp nghị, quy chế biên giới đã ký kết giữa
hai nước, góp phần bảo vệ an ninh biên giới.
Để góp phần bảo vệ an ninh, biên giới, bản thân chị em cần phải:
• Tìm hiểu và nghiêm túc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà
nước trong việc bảo vệ an ninh biên giới, chủ quyền quốc gia.
• Tìm hiểu và nghiêm túc thực hiện các Hiệp định, hiệp nghị quy chế biên
giới đã được ký kết giữa hai nước.
• Đề cao cảnh giác, dũng cảm đấu tranh, tố giác tội phạm, đối tượng có hành
vi gây rối trật tự vùng biên (truyền đạo trái phép, xúi giục đồng bào vượt
biên trái phép, xâm canh, xâm cư, buôn lậu qua biên giới, buôn bán phụ nữ
và trẻ em….). Phát hiện kẻ lạ khơng có phận sự dị la các cơng trình quan
trọng, các cơ sở qn đội, an ninh, nhất là ở các địa bàn trọng yếu. Để thực
hiện được việc này, chị em cần phải phối hợp chặt chẽ với bộ đội biên
phịng, cơng an, chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở địa phương, đặc biệt là
Hội phụ nữ, để kịp thời thông tin khi phát hiện đối tượng nghi vấn.
Câu hỏi 9: Khi tiếp xúc, đón tiếp, làm việc với khách quốc tế, chị em phụ nữ
cơ sở cần có thái độ và cách cư xử như thế nào?

Trả lời:

7


- Khi tiếp xúc, đón tiếp hoặc làm việc với người nước ngồi, chị em cần có thái độ
chân tình, thân thiện, thể hiện sự mến khách, tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ trong khả
năng của mình. Qua đó giúp bạn bè quốc tế có ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con
người và phụ nữ Việt Nam.
- Đồng thời chị em cần thể hiện sự tự tin, thành thực và tự trọng trong giao tiếp và
các mối quan hệ với khách quốc tế. Trong kinh doanh, không chèo kéo, lừa gạt,
bán giá quá cao cho khách. Cần có ý thức tự tôn dân tộc, tranh thủ các cơ hội để
giới thiệu quảng bá về đất nước, văn hóa, con người và nét đẹp của phụ nữ Việt
Nam.
- Khi có khách quốc tế đến thăm nhà thì cần giữ nhà cửa, sân vườn gọn gàng, sạch
sẽ để thể hiện sự tôn trọng khách.
Câu hỏi 10: Chị em phụ nữ cơ sở cần làm gì khi được tham gia, thụ hưởng các
dự án phát triển do quốc tế tài trợ?
Trả lời:
Khi được (thụ hưởng,) tham gia, thụ hưởng các dự án do quốc tế tài trợ, chị em cần
lưu ý:
- Sử dụng hiệu quả, đúng mục đích các nguồn hỗ trợ mình nhận được (vốn
vay, vật ni, trang thiết bị….)
- Thực hiện đúng những điều đã cam kết với Ban Quản lý dự án và nhà tài trợ.
- Có ý thức cảnh giác đề phòng việc nhà tài trợ lợi dụng hỗ trợ về vật chất vì
mục đích xấu, gây ảnh hưởng đến sự ổn định của địa phương và tư tưởng
của người dân; đồng thời nêu cao lòng tự trọng, tự tin, văn hóa giao tiếp
trong tiếp nhận và sử dụng các nguồn tài trợ quốc tế.
- Kịp thời thông báo, trao đổi với Ban Quản lý dự án khi có những khó khăn,
vấn đề chưa hiểu rõ hoặc khi phát hiện sai phạm của cán bộ dự án, người

cùng thụ hưởng hay nhà tài trợ trong quá trình thực hiện dự án.
- Tích cực hỗ trợ, chia sẻ với các chị em khác cùng thụ hưởng trong quá trình
thực hiện dự án, nhất là các chị em khó khăn hơn.
- Cùng gia đình, cộng đồng tiếp tục duy trì, phát huy các kết quả đạt được khi
dự án đã kết thúc.
- Có ý thức tích cực tham gia, cung cấp thông tin phục vụ việc theo dõi, đánh
giá các dự án đã và đang thực hiện, khảo sát xây dựng các chương trình, dự
án mới.
Câu hỏi 11: Chị em phụ nữ cơ sở cần làm gì khi phát hiện người nước ngồi
có hành vi nghi vấn, có thể gây tổn hại về kinh tế, văn hóa, an ninh quốc
phòng?
Trả lời:
Khi phát hiện người nước ngồi có hành vi nghi vấn, có thể gây tổn hại về kinh tế,
văn hóa, an ninh quốc phòng, chị em phụ nữ cơ sở cần:
8


- Theo dõi hoặc phối hợp theo dõi đối tượng nghi vấn một cách khéo léo để
không bị phát hiện, khơng gây nguy hiểm cho mình và người xung quanh.
- Cảnh báo với mọi người và báo cho Tổ trưởng tổ dân phố, cơng an xã, dân
phịng hoặc chính quyền địa phương.
- Hỗ trợ, phối hợp với chính quyền địa phương trong việc theo dõi, bắt giữ và
xử lý đối tượng. VD: Cung cấp thông tin; huy động những người xung
quanh hỗ trợ nếu thấy đối tượng có dấu hiệu hành động manh động…
Câu hỏi 12: Nhà nước ta có quan điểm, chính sách như thế nào về cơng tác
vận động người Việt Nam ở nước ngoài? Chị em phụ nữ cơ sở có thể làm gì để
góp phần thực hiện chính sách đó?
Trả lời:
Quan điểm, chính sách của Nhà nước ta về công tác vận động người Việt Nam ở
nước ngoài được thể hiện trong Nghị quyết số 36/NQ-TW của Bộ Chính trị về

cơng tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, nội dung cơ bản như sau:
- Tập hợp mọi người Việt Nam trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc (trên cơ sở ý
thức dân tộc và lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và mục tiêu chung là giữ vững
độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh).
- Người Việt Nam ở nước ngồi là bộ phận khơng tách rời và là một nguồn lực của
dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu
nghị giữa nước ta với các nước. Đảng, Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi
chính đáng, hợp pháp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và khuyến
khích họ hội nhập với nước sở tại, làm ăn thành đạt, nêu cao tinh thần tự hào dân
tộc, giữ gìn tiếng Việt và bản sắc truyền thống dân tộc Việt Nam.
- Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngồi cần tiến hành đồng bộ, kết hợp
nhiều hình thức và mức độ khác nhau nhưng phải phù hợp với từng đối tượng, địa
bàn trên cơ sở tự nguyện và không trái với pháp luật, phong tục của nước sở tại.
- Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngồi là trách nhiệm của tồn bộ hệ
thống chính trị và của toàn dân nhằm phát huy sức mạnh đại đồn kết tồn dân tộc
vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để góp phần thực hiện chính sách về công tác vận động người Việt Nam ở
nước ngồi, chị em phụ nữ có thể làm những việc như sau:
Khi có điều kiện gặp gỡ, tiếp xúc với phụ nữ Việt kiều về thăm quê hương, chị em
phụ nữ có thể:
- Tun truyền về tình hình của q hương, đất nước;
9


- Thu hút chị em tham gia các hoạt động cộng đồng;
- Vận động chị em giữ gìn tiếng Việt và bản sắc truyền thống dân tộc Việt
Nam; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần xây dựng cộng đồng người Việt
ổn định; hội nhập và tuân thủ pháp luật của nước sở tại và hướng về quê
hương, đóng góp trí tuệ và nguồn lực cho sự phát triển của đất nước;

- Đặc biệt nên tránh lợi dụng tình cảm của những người xa quê để gợi ý họ hỗ
trợ về kinh tế tạo ấn tượng xấu cho phụ nữ Việt Nam.
Câu hỏi 13: Chị em phụ nữ cơ sở nên lưu ý gì khi bản thân hay người thân,
bạn bè có ý định lấy chồng nước ngồi hoặc đi lao động ở nước ngồi? Chị em
có thể xin tư vấn, hỗ trợ ở đâu?
Trả lời:
Khi bản thân hay người thân, bạn bè có ý định lấy chồng nước ngồi hoặc đi lao
động ở nước ngồi, chị em cần:
- Tìm hiểu thơng tin đầy đủ và chính xác; suy xét, cân nhắc kỹ để đưa ra quyết
đinh đúng đắn, tránh vội vàng chạy theo trào lưu, bị lừa bịp bởi những kẻ
mơi giới bất hợp pháp vì mục đích kiếm lời, để lại những hậu quả đáng tiếc
về sau (hôn nhân bất hạnh, bị ngược đãi, thậm chí nguy hại đến tính mạng;
bn bán người trá hình dưới hình thức xuất khẩu lao động nhưng thực chất
là làm mại dâm…).
- Để có được thơng tin đầy đủ, chính xác nên tìm đến những cơ sở tin cậy, hợp
pháp để được tư vấn như: Trung tâm giới thiệu việc làm của chính quyền
địa phương, các trung tâm dạy nghề, trung tâm hỗ trợ kết hôn của Hội Phụ
nữ…
Câu hỏi 14: Bằng cách nào chị em phụ nữ cơ sở có thể tìm hiểu thơng tin về
các hoạt động đối ngoại của Hội?
Trả lời:
Chị em có thể tìm hiểu thơng tin về hoạt động đối ngoại của Hội thơng qua:
• Các buổi sinh hoạt hội viên
• Tài liệu sinh hoạt hội viên của Hội LHPN các cấp
• Tờ thơng tin phụ nữ và các tờ rơi của TW Hội, Báo Phụ nữ Việt Nam
• Trang web của Hội LHPNVN
• Liên hệ trực tiếp với Ban Quốc tế, TW Hội LHPNVN (ĐT: 04.
39717225/39720067/39720060)

10




×