Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

xu hướng nhân đạo hóa trong bộ luật hình sự 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.85 KB, 10 trang )

Đề tài: Xu hướng nhân đạo hóa trong Luật hình sự Việt Nam và sự thể hiện
của xu hướng này qua các quy định thuộc Phần chung Bộ luật Hình sự năm
2015
Giảng viên: TS. Phạm Mạnh Hùng


Hà Nội-2021

Mục lục
I) Đặt vấn đề:.........................................................................................................3
1) Lí do chọn đề tài:.............................................................................................3
2) Đối tượng nghiên cứu:.....................................................................................3
3) Phương pháp nghiên cứu:................................................................................4
II)

Giải quyết vấn đề:..........................................................................................4

II.1) Xu hướng nhân đạo hóa:................................................................................4
1) Khái niệm nhân đạo, nhân đạo hóa trong luật hình sự:................................4
2) Xu hướng nhân đạo hóa trong luật hình sự:..................................................4
II.2) Biểu hiện của xu hướng nhân đạo hóa qua các quy định thuộc phần chung
của BLHS 2015:.....................................................................................................5
1) Đối với người chưa thành niên phạm tội:.....................................................5
2) Miễn trách nhiệm hình phạt, giảm án phạt, quyết định đặc xá:....................6
3) Tử hình:.........................................................................................................7
II.3) Ý nghĩa của nhân đạo hóa trong Luật hình sự:...............................................9
II.4) Ý kiến cá nhân:...............................................................................................9
III) Kết luận:........................................................................................................10
Tài liệu tham khảo:...............................................................................................10



I)
Đặt vấn đề:
1) Lí do chọn đề tài:
“ Nhân chi sơ tính bản thiện” – đây vốn là đạo lí mở đầu trong cuốn Tam tự kinh.
Câu nói được Mạnh Tử- học trò của Khổng Tử ghi lại với ý muốn nói rằng con
người ta khi sinh ra vốn đã mang trong mình tính thiện. Nhưng tại sao lại phát sinh
tính ác, phạm phải lỗi lầm ấy là do sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh khiến dần
dần họ mất đi bản tính lương thiện vốn có của mình. Và thậm chí cũng có những
người phạm tội là do nhận thức của họ chưa thực sự đầy đủ, họ hành động một
cách bồng bột mà không hề nghĩ rằng hậu quả xảy đến là vô cùng đáng sợ. Một đất
nước muốn tồn tại lâu dài thì đi kèm với nó là một hệ thống pháp luật đồng bộ và
chặt chẽ. Có lẽ nhiều người nghĩ rằng pháp luật khơ khan và cứng nhắc nhưng trên
thực tế cũng có những vụ việc mang tính nhân văn sâu sắc, cho thấy sự linh hoạt và
làm mềm hóa sự khơ khan đó. Luật pháp của nhà nước ta mang tính nhân văn và
luôn cố gắng để chừa một con đường cho người phạm tội để họ có cơ hội làm lại
cuộc đời, kể cả hình phạt nặng nhất là án tử hình Tịa án cũng phải xem xét đến các
tình tiết giảm nhẹ cho phạm nhân. Có lẽ bởi vì chúng ta tin vào phần thiện trong
mỗi con người. Mạnh Tử cho rằng bản tính con người vốn là tính thiện, có lịng
trắc ẩn, biết kính trọng, biết phân biệt phải trái. Hay Kaufman cũng đã từng viết
rằng: “ Đây là một lời xác nhận rằng dù thế giới đầy điều đáng sợ, con người thực
sự căn bản là hướng về phần tốt”. Chúng ta đã từng trải qua bộ luật hình sự 1985,
1999 và mới đây nhất là bộ luật hình sự 2015. Mỗi bộ luật hình sự lại mang dấu ấn
và chịu ảnh hưởng của những xu hướng lập pháp hình sự nhất định. Đặc biệt trong
BLHS 2015 thì thể hiện một xu hướng quốc tế hóa đang được nhiều bộ luật trên
thế giới áp dụng đó là xu hướng nhân đạo hóa. Do đó việc quan tâm và hiểu biết
những sự thay đổi đó là điều thực sự cần thiết đối với cơng dân. Vì vậy trong bài
tiểu luận này em muốn phân tích và làm rõ xu hướng nhân đạo hiện nay và nó
được thể hiện thế nào thơng qua bộ luật hình sự 2015.
2) Đối tượng nghiên cứu:
Em sẽ tập trung vào nghiên cứu xu hướng nhân đạo hiện nay thể hiện qua những

đặc điểm nào và nó được thể hiện ra sao qua Bộ luật hình sự 2015, sau đó là ý
nghĩa của việc nhân đạo hóa trong xét xử hình sự và nêu ý kiến cá nhân về vấn đề
này.
3) Phương pháp nghiên cứu:


Em chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh.
II)

Giải quyết vấn đề:

II.1) Xu hướng nhân đạo hóa:
1) Khái niệm nhân đạo, nhân đạo hóa trong luật hình sự:
 Trong cụm từ “ nhân đạo” thì nhân là ở đây là người, đạo ở đây là đạo đức
chỉ những tính tốt của con người. Nhân đạo được hiểu là đạo làm người, thể
hiện sự yêu thương, tôn trọng các giá trị danh dự, nhân phẩm của con người,
không làm tổn hại đến quyền lợi hay sức khỏe của con người. Chúng ta cũng
có thể hiểu nhân đạo là cách cư xử giữa con người với con người, Nhà nước
với cá nhân nhằm bảo vệ những giá trị, phẩm chất, thể hiện tình u thương,
tơn trọng lẫn nhau.
 Nhân đạo hóa trong luật hình sự là tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt quá trình
xây dựng và áp dụng luật hình sự trong việc đấu tranh phịng ngừa tội phạm.
Đối với lĩnh vực hình sự thì nhân đạo đối với người phạm tội là điều vô cùng
quan trọng nó thể hiện rằng xã hội khơng hướng tới mục đích trả thù mà
ngược lại là sẽ tạo điều kiện để cho người phạm tội có cơ hội được cải tạo
tốt trở lại làm ăn trở thành một công dân tốt và có ích cho xã hội. Hình phạt
đưa ra không phải là hành hạ về thể xác, không phải vì muốn hạ thấp nhân
phẩm của những con người lầm lỡ. Luật pháp nước ta cũng có những hình
phạt được giảm nhẹ đối với những người già yếu, người chưa thành niên,
người già và người mắc bệnh hiểm nghèo.

2) Xu hướng nhân đạo hóa trong luật hình sự:
 Xu hướng nhân đạo hóa có thể nói là đang trở thành một nguyên tắc vô cùng
phổ biến trên thế giới được thể hiện trong các điều ước quốc tế về nhân
quyền và con người. Điển hình là ở trong Hiến pháp 2013 mới nhất thì
quyền con người được đề cao khi chuyển từ chương 5 lên chương 2,
 Để thể hiện được tư tưởng này thì Chính phủ đưa ra nghị quyết 49-NQ/TW
để triển khai việc cải cách tư pháp trong đó có đề cập đến vấn đề nhân đạo
hóa trong luật hình sự: “ Coi trọng việc hồn thiện chính sách hình sự và
thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phịng ngừa và tính hướng thiện
trong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình
phạt tiền, hình phạt cải tạo khơng giam giữ đối với một số loại tội phạm.
Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hương chỉ áp dụng đối với một số ít
loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Giảm bớt khung hình phạt tối đa quá
cao trong một số loại tội phạm.” Chính phủ cũng đề cao tính nhân văn
trong việc xét xử tội phạm và ln lấy đó làm tiêu chí trong việc xây dựng


và hồn thiện luật hình sự. Nhưng khơng phải vì đề cao nhân đạo mà chúng
ta để xảy ra tình trạng xử phạt không đúng người đúng tội . Trong chương
trình “ Dân hỏi Bộ trưởng trả lời” thì Bộ trưởng Bộ tư pháp Hà Hùng Cường
đã nói rằng : “Phải nói rằng dự thảo đã thể hiện rất sâu sắc quan điểm của
Đảng là hướng thiện trong xử lý hình sự, nhân đạo hóa chính sách hình sự,
xun suốt từ quy định chung cho đến các quy định đối với các tội phạm cụ
thể.” Và đồng thời cũng khẳng định rằng nhân đạo nhưng không lọt tội
phạm.
 Xu hướng nhân đạo hóa trong luật hình sự được thể hiện qua chế định tội
phạm, các chính sách hình sự và các chế định hình phạt. Theo điều 31 của
BLHS 2015 thì hình phạt khơng phải là nhằm trừng trị mà là để giáo dục
nhằm ngăn ngừa, đấu tranh chống tội phạm.
II.2) Biểu hiện của xu hướng nhân đạo hóa qua các quy định thuộc phần chung của

BLHS 2015:
Theo điều 3 của BLHS 2015 thì nguyên tắc nhân đạo được coi là nguyên tắc
xuyên suốt trong quá trình xử lý tội phạm và nó được thể hiện qua chính sách
hoan hồng của nhà nước như là đối với người phạm tội thì người tự thú, đầu
thú, thành khẩn khai báo,tố giác người đồng phạm, lập cơng chuộc tội, tích cực
hợp tác với cơ quan điều tra, ăn năn hối cải,.. thì sẽ được khoan hồng, còn đối
với pháp nhân thương mại thì cũng sẽ được nhận chính sách khaon hồng nếu có
thái độ tích cực hợp tác với cơ quan, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại
hoặc khắc phục hậu quả đã gây ra.
1) Đối với người chưa thành niên phạm tội:
- Đây là đối tượng dễ bị tổn thương và chưa có đủ nhận thức, năng lực hành vi
dân sự cũng như hiểu biết về pháp luật. Do đó mà đối với đối tượng này,
pháp luật có sự ưu đãi hơn khi quy định riêng về hình phạt đối với người
chưa thành niên. Các hình phạt chủ yếu được áp dụng là phạt tiền, cảnh cáo,
phạt cải tạo không giam giữ, giáo dục tại địa phương,…Nếu có phạt tù thì
cao nhất cũng là khơng q 18 năm. Chúng ta khơng áp dụng hình phạt tù
chung thân hay tử hình đối với người chưa thành niên.
- Đối với độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi thì thay vì phải chịu trách nhiệm với
gần 350 tội phạm thì bây giờ sau khi chắt lọc chỉ còn khoảng 22 tội phải
chịu trách nhiệm hình sự. Hầu hết là được chuyển thành khiển trách và giao
về địa phương để giáo dục. Điều 31 BLHS 2015 cũng quy định rõ là hình
phạt khơng nhằm mục đích trừng trị người khác mà là giáo dục để họ ý thức
tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Nếu ở độ tuổi


này thì sẽ khơng bị áp dụng hình thức phạt tiền, cải tạo khơng giam giữ hoặc
nếu có là do phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý . Nhưng nếu đối với tù có
thời hạn thì khi người ở độ tuổi này phạm tội phải chịu án chung thân hay tử
hình thì hình phạt cao nhất được áp dụng là khoogn q 12 năm tù, cịn tù có
thời hạn thì hình phạt cao nhất là khơng q một phần hai mức phạt tù luật

quy định.
- Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì áp dụng hình phạt là phạt
tiền khơng q một phần hai mức tiền phạt mà luật quy định. Cải tạo không
giam giữ thì áp dụng khi đối tượng phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng
hoặc rất nghiêm trọng do vô ý. Theo khoản 1 điều 101 thì đối tượng này
phạm tội mà theo luật quy định là tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình
phạt cao nhất là khơng q 18 năm tù, cịn nếu tù có thời hạn thì hình phạt
cao nhất là không quá ba phần tư mức phạt luật quy định.
 Như vậy có thể thấy pháp luật nước ta có sự nhân đạo đối với người chưa
thành niên vì điều này là hồn tồn phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc
về quyền trẻ em. Tuy nhiên khơng vì có sự nhân đạo đặc biệt đối với người
chưa thành niên mà làm gia tăng tỉ lệ tội phạm. Chúng ta nhân đạo với đối
tượng này vì tin rằng các biện pháp giáo dục sẽ giúp họ có cơ hội sửa chữa
sai lầm chứ không phải là để họ trốn tránh trách nhiệm hình sự. Chính vì vậy
cần có sự giáo dục ngay từ sớm và phổ biến pháp luật đối với trẻ chưa thành
niên.
2) Miễn trách nhiệm hình phạt, giảm án phạt, quyết định đặc xá:
- Để có thể thể hiện được tinh thần nhân đạo thì sau khi một người bị kết án
thì Tịa án có thẩm quyền được miễn chấp hành hình phạt hoặc giảm mức
hình phạt đã tuyên.
- Theo điều 62 của BLHS 2015 thì trường hợp được miễn chấp hành hình phạt
khi được đại xá hoặc đặc xá. Ngoài ra nếu bị kết án là cải tạo khơng giam
giữ hoặc tù có thời hạn là 3 năm thì có thể được miễn nếu thuộc một trong
các trường hợp : sau khi kết án đã lập công, mắc bệnh hiểm nghèo, chấp
hành tốt pháp luật, có hồn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn hoặc người đó
khơng cịn nguy hiểm cho xã hội.
- Trường hợp người bị kết án phạt tiền tích cực chấp hành được một phần hình
phạt nhưng do hồn cảnh kinh tế khó khăn như là thiên tai, hỏa hoạn, tai
nạn, ốm đau nên không thể thực hiện nốt hoặc lập cơng lớn thì có thể được
miễn phần tiền phạt cịn lại theo Viện trưởng Viện kiểm sát đề nghị.

- Theo điều 63 thì để được giảm án phạt thì người bị kết án cải tạo khơng
giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân nếu đã chấp hành hình phạt nhưng có


sự tiến bộ và bồi thường được 1 phần nghĩa vụ dân sự thì có thể được giảm
thời hạn chấp hành hình phạt theo đề nghị củ cơ quan thi hành án hình sự có
thẩm quyền. Đối với tù chung thân lần đầu thì có thể được giảm xuống cong
30 năm tù, được giảm nhiều lần thì cũng cần bảo đảm thời hạn thực tế chấp
hành hình phạt là 20 năm tù.
- Đối với người bị kết án nhiều tội bao gồm tù chung thân thì lần đầu chỉ được
xét giảm xuống 30 năm sau khi đã chấp hành 15 năm tù và dù được giảm
nhiều lần thì vẫn phải đảm bảo thời gian thực tế chấp hành là 25 năm tù.
- Người được giảm một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới
ít nghiêm trọng do cố ý thì chỉ xét giảm lần đầu sau khi đã chấp hành được
một phần hai mức hình phạt chung. Còn nếu là thực hiện hành vi phạm tội
mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì xét giảm lần
đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần ba mức hình phạt chung.
- Người bị kết án tử hình thì được ân giảm hoặc có trường hợp được chuyển
thành tù chung thân thì thời gian chấp hành hình phạt được xét giảm lần đầu
là 25 năm và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời hạn thực
tế chấp hành hình phạt là 30 năm.
- Một điểm thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước ta là quyết định đặc xá . Mới
đây ngày 2/7/2021 thì Văn phịng Chủ tịch nước có tổ chức một buổi họp
báo về Quyết định đặc xá năm 20211. Theo đó thì Chủ tịch nước quyết định
đặc xá tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung
thân dịp quốc khánh. Thời gian đã chấp hành án phạt tù để xét đặc xá tính
đến ngày 31/8/2021.
 Đây có thể coi là một trong những tính nhân văn của pháp luật Việt Nam,
khi xét trên thái độ của người phạm tội để họ có thể có cơ hội được làm lại.
Điều đó cho thấy không phải cứ tuyên án phạt là xong mà cịn xem xét cả

q trình thi hành án của người đó để suy xét đến việc giảm án phạt tù giúp
họ sớm được tái hòa nhập với cộng đồng, làm lại cuộc đời và sửa chữa sai
lầm .
3) Tử hình:
- Tử hình là án phạt cao nhất và chỉ áp dụng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng. Đây là hình phạt mang tính cưỡng chế và vơ cùng nghiêm khắc vì nó
tước đi mạng sống đồng nghĩa với tước bỏ quyền được sống.
- Hình phạt tử hình khơng mang tính chất giáo dục nhưng nó có mục đích là
ngăn chặn những thành phần có ý định thực hiện tội phạm.
1 Công bố quyết định đặc xá năm 2021 của Chủ tịch nước ( 2021), truy cập ngày 3/7/2021


- Tuy nhiên chính vì tính chất đặc biệt như vậy nên tử hình khơng được áp
dụng với trẻ chưa thành niên, người già trên 75 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc
đang ni con dưới 36 tháng tuổi. Có thể thấy để xét đến yếu tố tử hình thì
pháp luật Việt Nam vẫn cần phải chú ý đến những yếu tố khác như độ tuổi,
gia cảnh, hồn cảnh khó khăn của người phạm tội.
- Trong quá trình xây dựng BLHS thì tội danh phải chịu mức án tử hình đã
được lược đi đáng kể, hiện nay chỉ còn 18 tội danh áp dụng hình phạt tử
hình. Trong BLHS 2015 thì có 7 tội danh đã được xóa bỏ bao gồm: cướp tài
sản, sản xuất hoặc buôn bán hàng cấm là lương thực, thực phẩm, tàng trữ trái
phép chất ma túy, chiếm đoạt chất ma túy, phá hủy cơng trình cơ sở, phương
tiện quan trọng về an ninh quốc gia, chống mệnh lênh, đầu hàng địch.
- Các tội danh hiện còn áp dụng hình phạt tử hình theo BLHS 2015 bao gồm:
Phản bội Tổ quốc (Điều 108); Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
(Điều 109); Gián điệp (Điều 110); Bạo loạn (Điều 112); Khủng bố nhằm
chống chính quyền nhân dân (Điều 113); Phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114); Giết người (Điều
123); Hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142); Sản xuất, buôn bán hàng
giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194); Sản xuất trái phép

chất ma túy (Điều 248); Vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250); Mua
bán trái phép chất ma túy (Điều 251); Khủng bố (Điều 299); Tham ô tài sản
(Điều 353); Nhận hối lộ (Điều 354); Phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm
lược (Điều 421); Chống lồi người (Điều 422); Tội phạm chiến tranh (Điều
423) . Tuy nhiên không phải tất cả các tội danh trên đều bị áp dụng án tử
hình mà thời gian gần đây thì ta chủ yếu áp dụng hình phạt này với tội giết
người, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
 Chúng ta đang dần dần thay đổi cái nhìn về án tử hình khi số tội danh áp
dụng tử hình ngày càng giảm và ta đang cố gắng thay đổi sao cho phù hợp
hơn với luật nhân quyền quốc tế. Thậm chí luật hình sự cũng sửa đổi để cho
phép người thân của tử tù được mang xác về chơn, thay đổi cách thức tử
hình từ xử bắn sang tiêm thuốc độc.
II.3) Ý nghĩa của nhân đạo hóa trong Luật hình sự:
Nhân đạo hóa là nhằm tạo ra cơ hội cho những người phạm tội có thể được làm
lại, và đối với phạm nhân có tinh thần tích cực cải tạo tốt có thể sớm được trở
về với gia đình và làm điều có ích cho xã hội. Pháp luật không hề khô khan mà
luôn mong muốn những người đã lỡ bước chân vào con đường phạm tội nhưng
có ý chí, sự hối cải và quyết tâm hướng thiện thì pháp luật ln cố gắng tạo cơ
hội cho họ. Chúng ta vẫn thường nghe câu “ trong cái lý cần có cái tình” – khi


xét đến một tội phạm nào cũng cần phải tìm hiểu xem tại sao họ lại làm như vậy
để đưa ra một quyết định vừa cân bằng nhưng cũng vừa có sự nhân đạo trong
đó. Chúng ta có thể thấy có rất nhiều vụ án đã được thi hành và thể hiện tính
nhân đạo của Pháp luật Việt Nam điển hình là vụ án “ Giết người” và “ Chống
người thi hành công vụ” tại xã Đồng Tâm khi đây được gọi là phiên tòa kết hợp
giữa sự nghiêm minh và tính nhân văn2. Chúng ta thể hiện rằng có sự răn đe
pháp luật nhưng đồng thời cịn có tính nhân đạo giáo dục con người khi họ hối
lỗi.
II.4) Ý kiến cá nhân:

Đúng là hiện nay chúng ta đang thực hiện xu hướng nhân đạo hóa vơ cùng tốt
và thể hiện tinh thần hướng thiện phù hợp với nguyên tắc chung theo luật Nhân
quyền quốc tế. Những hình thức thể hiện tính nhân đạo như quy định về số tuổi
chịu trách nhiệm hình sự, miễn giảm trách nhiệm hình phạt đều đang thực hiện
khá tốt khi khơng phải vì sự ưu tiên đó mà chúng ta để lọt tội phạm có tính chất
nghiêm trọng. Riêng đối với án tử hình vì đây là án phạt cao nhất và mang lại
rất nhiều sự tranh cãi cũng như bức xúc trong dư luận. Theo bản thân em thấy
thì án phạt tử hình chưa hẳn là án phạt có tác dụng nhất. Bởi vì thực chất việc
thi hành các hình phạt là để giáo dục, răn đe chứ không phải là để trả thù. Bộ
phim “ Nhà tù 5 sao” là một bộ phim nói về án phạt cao nhất dành cho tử tù, đó
là hình phạt tâm lý. Nội dung phim vơ cùng đơn giản khi nói một phạm nhân bị
tuyên án tử hình nhưng lại khơng hề tỏ ra ăn năn hối cải chính vì vậy lúc này
Tịa án quyết định dạy cho anh ta một bài học, để người phạm nhân này phải
nếm trải chính những nỗi đau mà gia đình người bị hại phải trải qua. Đây có thể
chỉ là một bộ phim giả tưởng nhưng nó lại cho thấy được có lẽ hình phạt tử hình
khơng phải là hình phạt đáng sợ nhất, mà là hình phạt về tâm lý, là tịa án lương
tâm trong mỗi người. Hình phạt tù chung thân có thể thấy là một hình phạt vơ
cùng hữu hiệu khi mà những gì phạm nhân nhận được là sự giam cầm về quyền
tự do, họ phải giam mình trong bốn bức tường, sống trong những ngày tháng ăn
năn hối cải về những gì mình đã gây ra, đồng thời có thể ngăn cản được người
khác có ý định phạm tội. Đó là mục đích mà hình phạt được sinh ra.
- Thực tế cũng chứng minh ra áp dụng hình phạt tử hình nhưng số liệu về tội
phạm cũng khơng hề giảm, thậm chí xảy ra một số bất cập như là không thể
sửa chữa oan sai, giảm tính tồn diện trong ngun tắc nhân đạo,... Tòa án
suy cho cùng cũng là con người và chúng ta khơng ai có thể đảm bảo là Tịa
2 Phiên tòa kết hợp hài hòa giữa sự nghiêm minh và tính nhân văn ( 2020), truy cập ngày 3/7/2021.


án luôn đúng. Vậy nếu một người phải chịu một án oan sai và họ bị đem đi
thi hành án thì làm sao chúng ta cũng có thể sửa chữa sai lầm này được khi

họ đã khơng cịn. Đã từng có rất nhiều vụ án oan sai gây chấn động dư luận
như là vụ án Hồ Duy Hải hay là vụ án Hàn Đức Long. Đối với người nhà
của những người phải chịu án tử hình thì cái đáng sợ nhất đối với họ chính là
bóng ma tâm lý ln đè nặng, những đứa con của những người tử tù vẫn có
những quyền cơ bản nhưng rồi chúng phải chịu những lời ra tiếng vào của
mọi người xung quanh, không có động lực để tiếp tục phấn đấu dễ trở nên sa
ngã.
III) Kết luận:
Nguyên tắc nhân đạo là một trong những nguyên tắc chủ đạo và đang dần trở
nên phổ biến trên thế giới. Đối với Việt Nam là một đất nước giàu lịng nhân ái,
u thương lẫn nhau thì ngay kể cả trong luật hình sự- bộ luật sử dụng để quy
định về các tội phạm và được cho là cứng nhắc, khơ khan cũng thể hiện tính
nhân đạo và hướng thiện đối với con người. Tuy là chưa hồn thiện nhưng
chúng ta hồn tồn có thể tin tưởng trong tương lai bộ luật hình sự sẽ có sự thay
đổi để hồn thiện hơn xu hướng nhân đạo hóa khơng chỉ là khoan hồng và nhân
văn, thể hiện tính giáo dục đối với người phạm tội mà vẫn thể hiện được tinh
thần nghiêm minh công bằng của pháp luật.
Tài liệu tham khảo:
1. Công bố quyết định đặc xá năm 2021 của Chủ tịch nước ( 2021),
/>2. Phiên tòa kết hợp hài hịa giữa sự nghiêm minh và tính nhân văn ( 2020),
truy cập ngày 3/7/2021.
3. Bộ luật Hình sự 2015, />


×