Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BÀI THU HOẠCH GIỚI TRONG LĐQL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.75 KB, 13 trang )

1
MỞ ĐẦU
Vấn đề bình đẳng giới là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc
gia trên thế giới trong những thập kỷ qua. Ngày nay, vấn đề giải phóng phụ nữ
tăng cường sự tham chính của phụ nữ đã và đang gắn liền với vấn đề bình
đẳng giới và được thực hiện bằng hành động thực tiễn chứ khơng chỉ dừng lại
ở những khái niệm, ý tưởng trìu tượng hay những tuyên bố pháp lý.
Sự thiếu vắng phụ nữ tham chính trong tương quan với nam giới là vấn
đề mang tính tồn cầu và có tính lịch sử - truyền thống. Các chính trị gia, các
nhà quản lý ở hầu hết các quốc gia chủ yếu là nam giới, Việt Nam không phải
là một ngoại lệ. Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập, việc thu hút sự
tham chính của phụ nữ - phát huy nguồn lực trí tuệ của “một nửa thế giới”
đang là một trong những chính sách ưu tiên của các quốc gia.
Báo cáo của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam
(UNDP) nhận định: Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong
những quốc gia có điểm sáng về bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và quyền
tham chính của phụ nữ. Gắn với mỗi thời kỳ phát triển của đất nước, phụ nữ
Việt Nam đều có những đóng góp to lớn và quan trọng đối với cơng cuộc xây
dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Việt Nam là một trong những quốc gia
sớm tham gia ký và phê chuẩn Cơng ước quốc tế và xóa bỏ mọi hình thức
phân biệt đối xử với phụ nữ. Việt Nam đang tích cực xây dựng một xã hội dân
chủ, cơng bằng, văn minh, vấn đề nam nữ bình quyền được chú trọng hơn bao
giờ hết. Việt Nam cũng là nước được Liên hiệp Quốc đánh giá cao trong việc
nỗ lực rút ngắn khoảng cách bình đẳng giới trong giáo dục, việc làm, tiền
lương…
Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng nâng cao đời sống vật chất lẫn
tinh thần của phụ nữ, củng cố và tăng cường vị trí và đảm bảo quyền bình
đẳng của phụ nữ trong xã hội, tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ tham gia
ngày càng nhiều hơn vào việc quản lý Nhà nước và xã hội. Phụ nữ Việt Nam
đã có nhiều đóng góp khơng nhỏ vào sự nghiệp phát triển đất nước. Tuy



2
nhiên, vị thế và vai trò của họ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và đóng
góp của họ. Trong q trình tham gia cơng tác lãnh đạo quản lý, phụ nữ ngày
càng có nhiều thuận lợi, song cũng khá nhiều rào cản ảnh hưởng tới con
đường lãnh đạo của họ mà bao trùm là định kiến giới về năng lực, từ phía gia
đình, chính sách xã hội và những phong tục lạc hậu, kéo theo những bất cập
khác khi họ tiếp cận hay tham gia công tác lãnh đạo quản lý. Vì thế để phụ nữ
tự tin trên con đường lãnh đạo quản lý cùng nam giới, Đảng và Nhà nước cần
có những chính sách và biện pháp phù hợp hơn để vị thế và vai trò của phụ nữ
được nâng lên một tầm cao hơn.
Xuất phát từ nhận thức trên, đồng thời trên cơ sở kiến thức được truyền
thụ từ môn Giới trong lãnh đạo, quản lý trong chương trình hồn thiện kiến
thức về Cao cấp lý luận chính trị, tơi xin phép được chọn nội dung “Phụ nữ
tham gia lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay” để làm bài thu hoạch
của mình.


3
NỘI DUNG
1. Một số khái niệm cơ bản
- Giới: Theo điều 5, Luật Bình đẳng giới của Quốc hội khóa XI: “Giới chỉ
đặc điểm, vị trí, vai trị của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”. Nó
ln ln biến đổi theo thời gian và có sự khác biệt theo không gian và thời
gian. Giới là phạm trù chỉ vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ
nữ. Nói đến mối quan hệ giới là nói đến cách thức phân định xã hội giữa nam
giới và phụ nữ, liên quan đến hàng loạt vấn đề thuộc về thể chế và xã hội chú
không phải là mối quan hệ cá biệt giữa một người nam giới và một người phụ
nữ nào.
- Bình đẳng giới: là việc nam, nữ có vị trí, vai trị ngang nhau, được tạo

điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng
đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
- Lãnh đạo: là quá trình hành động gây ảnh hưởng lên người khác nhằm
khơi dậy cảm xúc và cam kết cùng hành động vì mục tiêu chung.
- Quản lý: là sự tác động liên tục có tổ chức, có ý thức hướng mục đích
của chủ thể vào đối tượng theo một quy trình nhất định nhằm đạt hiệu quả tối
ưu so với yêu cầu đặt ra.
2. Tình hình phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý
2.1. Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trên thế giới
Phụ nữ trên thế giới nhìn chung trong vài thập kỷ qua đã đạt được rất
nhiều tiến bộ trong việc tham gia chính quyền ở các cấp và ngày càng chiếm
giữ những vị trí quan trọng như Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ
trưởng, Đại biểu Quốc hội... Tuy nhiên, chưa ở nước nào có phụ nữ bình đẳng
hoàn toàn so với nam giới trong lĩnh vực này và các vị trí chủ chốt ra quyết
định vẫn chủ yếu do nam giới nắm giữ.
Theo khảo sát của Cộng đồng Châu Âu (EC), mặc dù vấn đề bình đẳng
giới ngày càng được quan tâm và cải thiện, nhưng phái yếu cũng chỉ chiếm


4
24% ghế Bộ trưởng trong các Chính phủ. Phụ nữ đang chiếm đa số trong
Chính phủ Phần Lan, Na Uy. Tại Thụy Điển 46% quan chức Chính phủ là
phái nữ và tỷ lệ này ở Tây Ban Nha là 41%. Tại các quốc gia Đơng Âu,
Rumania khơng có phụ nữ nào là thành viên Chính phủ.. Một số quan chức
Châu Âu đề nghị, phụ nữ nên nắm quyền lãnh đạo ít nhất một trong ba cơ
quan của Liên minh Châu Âu (EU) là Nghị viện Châu Âu, Cộng đồng Châu
Âu và Hội đồng Châu Âu. Hiện cả ba cơ quan này đều do nam giới đứng đầu.
Trong số 12 chủ tịch Nghị viện Châu Âu kể từ năm 1979 đến nay, chỉ có 2
phụ nữ.
Theo nhận định của tổ chức Châu Á (AF), trụ sở tại Mỹ báo cáo: Phụ nữ

đang đảm nhận những vai trò lãnh đạo lớn hơn trong chính trị và kinh doanh
ở Châu Á nhưng sự hiện diện của họ trong các cơ quan bầu cử ở cấp quốc gia
vẫn cịn ít. Theo thống kê của AF, phụ nữ hiện chiếm trung bình khoảng
16,4% số ghế trong Quốc hội. Tuy nhiên, họ vẫn hiếm khi được giữ những
trọng trách ở những bộ phận quan trọng như Tài chính, Nội vụ, Quốc phịng
mà thường được giao ở các bộ bên lĩnh vực xã hội, y tế, môi trường hoặc
những cơ quan có ít kinh phí và ít trọng lượng chính trị.
2.2. Phụ nữ Việt Nam tham gia lãnh đạo, quản lý trong lịch sử
Đánh giá vai trò của phụ nữ đối với lịch sử phát triển của đất nước, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Non sơng gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ
cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ”. Hình ảnh người phụ nữ
Việt Nam đã được in đậm trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc
lập dân tộc của đất nước trong hàng chục thế kỷ. Hình ảnh Hai Bà Trưng với
hàng trăm nữ tướng và đội quân nữ tham gia khởi nghĩa đã tạo nên truyền
thống anh hùng bất khuất của dân tộc ta. Trưng Vương đi vào lịch sử như một
nữ anh hùng của dân tộc, là người phụ nữ đầu tiên tham gia lãnh đạo đất
nước… Bên cạnh những nữ tướng, trong thời kỳ này cịn có những phụ nữ
chấp chính tài ba như Nguyên phi Ỷ Lan, Thái hậu Dương Vân Nga… Tiếp
bước các nữ anh hùng dân tộc là thế hệ phụ nữ, chiến sĩ cách mạng sau này.
Nhiều chiến công lãnh đạo cách mạng đã ngoan cường, trung thành với dân,


5
với Đảng như Nguyễn Thị Minh Khai, lãnh tụ đầu tiên của phong trào phụ nữ
sau khi ĐCSVN được thành lập, Bí thư Thành ủy đầu tiên của Sài Gịn - Gia
Định, linh hồn của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ; Hồng Thị Ngân - Bí thư đồn
phụ nữ cứu quốc Bắc Bộ…
Thời kỳ chống Mỹ cứu nước lại ghi nhận những đóng góp của những
phụ nữ như: Nguyễn Thị Thập, nữ đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VI
với 18 năm là Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, 24 năm giữ cương vị Phó chủ

tịch UBTV Quốc hội (1956-1980); Nguyễn Thị Định, Phó tư lệnh lực lượng
vũ trang giải phóng miền Nam, Chủ tịch Hội LHPN giải phóng miền Nam và
đến năm 1980 là Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam thống nhất, đồng thời là Phó
chủ tịch Liên đồn phụ nữ quốc tế…
Có thể nói rằng trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc cũng như hiện nay,
phụ nữ Việt Nam ln có những đại diện xứng đáng cho giới của mình trong
cơng cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển đất nước. Trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ, phụ nữ Việt Nam đã có những cống hiến, hy
sinh to lớn, góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của cả dân tộc, trong công cuộc
xây dựng đất nước trên con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, chị
em tiếp tục đóng vai trị quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung
của xã hội.
3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với phụ nữ trong công tác
lãnh đạo, quản lý
Quan điểm “Nam, nữ bình quyền” của Đảng và Bác Hồ được xác định
ngay trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng năm 1930. Sinh thời, Chủ tịch Hồ
Chí Minh ln khẳng định vị trí vai trị của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng
của Đảng và nhân dân ta, Người luôn căn dặn các cấp uỷ Đảng, cơ quan, đơn
vị phải quan tâm chăm lo công tác vận động phụ nữ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ
nữ, vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Hơn 80 năm qua, quan điểm đó luôn
được quán triệt trong các văn kiện, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng qua các thời
kỳ.


6
Ngay trong những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước, ngày 10/01/1967, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Nghị
quyết số 152-NQ/TW về một số vấn đề tổ chức lãnh đạo công tác phụ vận,
chỉ rõ: “Tư tưởng phong kiến đối với phụ nữ còn tồn tại khá sâu sẳc trong một
số cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo. Thể hiện rõ nhất tư tưởng hẹp

hòi, “trọng nam khinh nữ”, chưa tin vào khả năng lãnh đạo và khả năng quản
lý kinh tế của phụ nữ, chưa thấy hết khó khăn trở ngại của phụ nữ…”
Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ mới, việc phát
huy hơn nữa vị trí, vai trị của các tầng lớp phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng
của Đảng, của nhân dân là yêu cầu, đòi hỏi lớn. Chỉ thị số 44- CT/TW ngày
7/6/1984 của Ban Bí thư về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ
chỉ rõ: “Nhiều cấp uỷ Đảng và lãnh đạo các ngành buông lỏng việc chỉ đạo
thực hiện các nghị quyết của Đảng về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
nữ…cịn tư tưởng phong kiến, coi thường phụ nữ, đối xử thiếu công bằng với
chị em…”; “Các trường lớp đào tạo, bồi dưỡng trong nước và ngoài nước, khi
chiêu sinh cần quy định tỷ lệ nữ một cách thoả đáng; …Các trường lớp tập
trung cần tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo để chị em có con nhỏ gửi cháu”….
Bước vào thời kỳ đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, ngày
12/7/1993 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về đổi mới và tăng
cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới. Nghị quyết nhấn mạnh:
“Xây dựng và sửa đổi, hồn chỉnh các pháp luật, chính sách xã hội có liên quan
đến phụ nữ và lao động nữ... Có chủ trương, chính sách phù hợp đối với phụ nữ
dân tộc ít người, phụ nữ tơn giáo, phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân, phụ nữ tàn
tật”...
Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 16/5/1994 của Ban Bí thư TW về một số vấn
đề cơng tác cán bộ nữ trong tình hình mới khẳng định: “Việc nâng cao tỷ lệ
cán bộ nữ tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội là yêu cầu quan
trọng để thực sự thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện
để phát huy tài năng trí tuệ và nâng cao địa vị của phụ nữ...”.


7
Tại Hội nghị thế giới về phụ nữ tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) tháng
9/1995, chính phủ Việt Nam đã cùng các nước nhất trí thơng qua cương lĩnh
hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000 nhằm thúc đẩy sự tiến bộ và

tăng cường quyền lực cho phụ nữ trên thế giới. Thực hiện cương lĩnh trên, ngày
04/10/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành kế hoạch hành động quốc gia vì
sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000. Bản kế hoạch đề ra 11 mục tiêu,
trong đó có mục tiêu số 4 là: “Nâng cao vai trị, vị trí của phụ nữ trong việc tham
gia bộ máy lãnh đạo và ra quyết định”. Nhằm đạt được mục tiêu này, bản kế
hoạch đã đề ra các chỉ tiêu phấn đấu chủ yếu: Cán bộ trong các cơ quan dân cử
các cấp phải đạt từ 20-30%, cán bộ nữ trong các cấp chính quyền đạt từ 15-20%,
đối với cán bộ, ngành đông nữ cần có phụ nữ tham gia lãnh đạo chủ chốt, đối với
cơ quan, doanh nghiệp nhà nước có từ 30% trở lên cần có cấp trưởng hoặc cấp
phó là nữ.
Ngày 27/4/2007, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW về
công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nêu rõ: “Nâng
cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; thực hiện tốt
bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tài năng”.
Đảng, Nhà nước đã có những chính sách đối với lao động nữ nhằm tạo
điều kiện để họ tham gia quản lý Nhà nước như: chế độ thai sản, chế độ làm
việc, được bảo đảm về mặt pháp lý trong luật Dân sự, luật Hơn nhân - Gia đình,
luật Lao động… được quan tâm và phát huy trong các chế độ chính sách của
Nhà nước.
4. Thực trạng và nguyên nhân tình hình phụ nữ tham gia lãnh đạo
và quản lý ở Việt Nam hiện nay
4.1. Thực trạng
Ý thức được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, phụ nữ Việt Nam đã
không ngừng phấn đấu nâng cao năng lực trong các lĩnh vực công tác, đảm
nhiệm những trọng trách quan trọng. Hầu hết các cán bộ nữ đều khẳng định


8
được vị trí, năng lực của mình và hiệu quả hoạt động ngày càng tăng. Tỷ lệ nữ

lãnh đạo các cấp, các ngành đã được tăng lên trong những năm gần đây, rõ
nhất là trong hệ thống dân cử: Tại Khóa X, với tổng số đại biểu là 450 người,
trong đó phụ nữ có 117 người (chiếm 26.0%); đến Khóa XI tổng số đại biểu
tăng lên 498 người, số phụ nữ có 136 người (chiếm 17.3%); tại Khóa XII,
tổng số đại biểu là 493 người, số phụ nữ là 127 người (chiếm 25.8%); ở Khóa
XIII, tổng số đại biểu là 498 người, trong đó phụ nữ chỉ có 121 người (chiếm
24.3%); tại Khóa XIV, tổng số đại biểu là 494 người, và số phụ nữ là 132
người (26.7%). Theo số liệu thống kê của Liên minh Nghị viện Thế giới, với
tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIII đạt 24,2%, Việt Nam hiện đang xếp thứ
54 trong tổng số 190 quốc gia được xếp hạng trên thế giới và đứng thứ 4 trong
10 nước Đơng Nam Á có nghị viện (sau Đơng Timor, Philippine và Lào). Việt
Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc tăng cường sự tham gia của phụ
nữ trong các cơ quan dân cử, từ con số 3% nữ đại biểu Quốc hội khóa I đến tỷ
lệ 26,7% của Quốc hội khóa XIV. Mặc dù tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở từng
nhiệm kỳ có tăng lên nhưng chưa thật bền vững. Trong khối cơ quan Đảng, ở
cấp Trung ương (TW), nhiệm kỳ 2005 - 2011, tỷ lệ nữ tham gia Ban Chấp
hành TW Đảng (kể cả ủy viên dự khuyết) là 10%, tăng so với nhiệm kỳ 2001
- 2005 (8,6%), tỷ lệ cán bộ nữ tham gia Ban Bí thư TW Đảng là 20% (2/10
đồng chí). Ở cấp địa phương, tỷ lệ nữ là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
huyện và xã ở các giai đoạn đều tăng, đặc biệt là ở cấp xã. Một trong những
nguyên nhân làm cho tỷ lệ này tăng lên là do hoạt động vận động bầu cử ở địa
phương diễn ra khá tốt.
Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ trong nhiệm kỳ 2005 - 2010 giảm so với
nhiệm kỳ 1999 - 2004. Cụ thể: ở Trung ương, chỉ có 9/30 Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nữ trong ban lãnh đạo; chỉ có 1 nữ trong số 30
Bộ trưởng và tương đương (4,5% so với 12% ở khóa 2002- 2007). Có 9 nữ
trong số khoảng 100 Thứ trưởng và tương đương (8,4% so với 9% khóa 20022007).Tỷ lệ nữ vụ trưởng và tương đương giảm từ 6% xuống 5,5%. Năm 2008,
Việt Nam xếp thứ 89 trên tổng số 93 nước xếp hạng về có các chức danh bộ



9
trưởng là nữ. Ở cấp địa phương, cả nước hiện chỉ có duy nhất một nữ trong số
63 Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh và còn khoảng 19 tỉnh/thành khơng có
nữ lãnh đạo chủ chốt ở cấp này. Trong nhiều năm nay chưa có sự tham gia của
phụ nữ vào các chức danh như Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ và trong
Bộ Chính trị hiện nay chỉ có 2/16 đồng chí là nữ. Đặc biệt, tỷ lệ cán bộ lãnh
đạo nữ ở cấp xã, thôn rất thấp.
4.2. Nguyên nhân
Thứ nhất, do còn tồn tại sự chênh lệch giới trong cơng tác giáo dục:
Trình độ học vấn là một yếu tố quan trọng cấu thành năng lực của người cán
bộ. Vì vậy, đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để đề bạt, bổ
nhiệm phụ nữ vào những vị trí lãnh đạo, quản lý chủ chốt. Tuy nhiên, thực tế
cho thấy, tuy mức độ chênh lệch về trình độ giữa nam và nữ ở cấp học thấp
khơng đáng kể nhưng ở trình độ học vấn càng cao thì mức chênh lệch về giới
lại càng lớn. Tỷ lệ nữ giới đạt học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, giáo sư thấp hơn
khoảng từ 5 đến 18 lần so với nam giới. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự
chênh lệch giới về trình độ học vấn ở mức cao như: ở lứa tuổi này, phụ nữ
thường bận rộn với cơng việc gia đình, sinh con và chăm sóc con, phụ nữ
thường nhường cơ hội học tập cao cho người chồng của mình… Tuy nhiên,
khi tỷ lệ phụ nữ có trình độ học vấn cao thấp hơn nam giới thì họ sẽ bị thua
kém hơn về cơ hội trong việc tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý.
Thứ hai, Định kiến giới về năng lực: Việt Nam là một nước nơng nghiệp,
trải qua hàng nghìn năm thuộc địa phong kiến nên ý thức hệ phong kiến với
quan niệm “trọng nam khinh nữ”; việc làm quan, công việc đại sự là của nam
giới, phụ nữ chỉ lo việc bếp núc trong nhà, đã ăn sâu vào nếp nghĩ của khơng
ít người. Những định kiến về giới cho rằng, phụ nữ yếu đuối, tự ti, thụ động,
thứ yếu, phụ thuộc và là người khơng có tính ra quyết định; ngược lại định
kiến về nam giới cho rằng, nam giới ln mạnh mẽ, độc đốn, là người ra
quyết định… Mặc dù hiện nay pháp luật đã dần công nhận quyền bình đẳng
giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực nhưng tâm lý này vẫn còn tồn tại trong

một bộ phận nhân dân, trong đó có một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý.


10
Điều đó là một trở ngại cho sự tham gia công tác lãnh đạo, quản lý của nữ
giới. Bởi lẽ khi cấp trên khơng tin tưởng thì sẽ khơng cất nhắc, đề bạt họ lên
những vị trí quan trọng, chủ chốt, không mạnh dạn giao việc cho cán bộ nữ
đúng lúc, đúng việc, đúng tầm.
Thứ ba, Tâm lý tự ti, an phận của phụ nữ: Do hoàn cảnh lịch sử để lại,
phụ nữ ít có điều kiện, cơ hội để tham gia những công việc trọng đại của cộng
đồng, đất nước, ít có cơ hội để khẳng định mình trước nam giới. Chính vì vậy,
đã hình thành tâm lý tự ti, thiếu tin tưởng vào khả năng của mình trong chính
bản thân phụ nữ. Hơn nữa, với thiên chức làm vợ, làm mẹ của mình, người
phụ nữ có trọng trách rất lớn trong việc xây dựng gia đình. Chế độ xã hội
phong kiến kéo dài hàng nghìn năm đã cột chặt người phụ nữ vào trọng trách
đó. Do vậy, mặc dù khi xã hội phát triển, phụ nữ được tham gia các hoạt động
xã hội nhiều hơn nhưng trước mâu thuẫn giữa sự nghiệp và gia đình, nhiều
phụ nữ có tâm lý an phận, đặt gia đình quan trọng hơn sự nghiệp. Họ chấp
nhận tham gia các hoạt động xã hội ít đi để có thể dành được nhiều thời gian
lo lắng, chăm sóc cho gia đình hơn. Thế nên, ngay bản thân phụ nữ cũng đã tự
dưng lên cho mình trở ngại trong việc tham gia lãnh đạo, quản lý.
Thứ tư, Chính sách xã hội: Những cản trở về cơ chế, chính sách đối với
sự thăng tiến của phụ nữ. Một số chính sách đối với cán bộ nữ hiện nay đã
khơng cịn phù hợp với tình hình quốc tế và trong nước về bình đẳng giới và
yêu cầu thực tiễn đặt ra, vẫn chậm được nghiên cứu sửa đổi làm ảnh hưởng
tiêu cực tới sự phát triển và hạn chế đóng góp của đội ngũ cán bộ nữ nước ta.
Điều 145 Bộ luật Lao động quy định, tuổi nghỉ hưu của nam là 60, nữ là 55;
Thông báo 155 của Ban Tổ chức Trung ương quy định, tuổi bổ nhiệm, đề bạt đối
với cán bộ nam là 55 tuổi trở xuống, đối với cán bộ nữ là 50 tuổi trở xuống… vì
thế cán bộ nữ đã thấp lại bị hạn chế bởi tuổi nghỉ hưu và tuổi đề bạt nên càng

thiệt thòi.
5. Giải pháp để tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí
lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay


11
5.1. Khắc phục định kiến giới
Phụ nữ phải được xã hội và đặc biệt là nam giới tôn trọng, ủng hộ thì vai
trị của họ trong xã hội mới được phát huy. Nếu những cán bộ lãnh đạo quản
lý có nhận thức đúng đắn về giới thì họ sẽ cơng bằng hơn trong đào tạo, đánh
giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ dù là nam hay nữ. Nếu nam giới nhận thức đúng
đắn hơn về bình đẳng giới thì họ sẽ cùng chia sẻ, gánh vác cơng việc gia đình
với phụ nữ theo điều kiện và khả năng có thể, tạo điều kiện cho phụ nữ có
thêm cơ hội để nâng cao trình độ học vấn, có thêm thời gian để làm việc, cống
hiến và tham gia công tác lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên, để xóa bỏ một tâm lý,
tư tưởng đã ăn sâu trong nếp nghĩ của nhiều thế hệ người Việt Nam không
phải là việc dễ dàng, nó địi hỏi nỗ lực cao độ trong cơng tác giáo dục về bình
đẳng giới. Chính vì vậy “đào tạo lại thế hệ người lớn tuổi hiện nay là cần
thiết, nhưng quan trọng hơn là đào tạo thế hệ trẻ, bởi vì chính thế hệ trẻ (có lẽ
phải vài ba thế hệ kế tiếp nhau) mới có khả năng vượt qua những định kiến do
lịch sử để lại, rằng việc làm quan là việc của đàn ơng, cịn việc nội trợ là việc
của đàn bà”.
5.2. Có kế hoạch phát triển cán bộ nữ cụ thể
Việc thay đổi định kiến về giới phải được biểu hiện bằng những hành
động mang tính thực tế, đó là phải có kế hoạch phát triển cán bộ nữ mang tính
chiến lược lâu dài và có tính đột phá. Chính vì vậy, cấp ủy và người đứng đầu
cơ quan, đơn vị cần phải có kế hoạch thiết thực trong việc đào tạo, bồi dưỡng
và cất nhắc cán bộ nữ. Tức là các cấp lãnh đạo cần phải thường xuyên quan
tâm, xây dựng chỉ tiêu cụ thể, chi tiết trong từng năm, từng thời kỳ cho công
tác cán bộ nữ và nghiêm túc thực hiện. Trong đó, phải coi việc đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ nữ là khâu nền tảng và bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên.
Nếu như Đảng và Nhà nước tạo mọi điều kiện để phụ nữ phát huy hết khả
năng, trí tuệ của mình mà chính bản thân phụ nữ khơng cố gắng vươn lên thì
cũng khơng có ý nghĩa gì. Vì vậy, phụ nữ trước hết phải xóa bỏ tâm lý tự ti và
tin tưởng vào khả năng của mình. Khi đủ tự tin, phụ nữ sẽ khơng quản ngại
khó khăn, sẽ nỗ lực học tập để khẳng định mình, bởi lẽ chỉ có tự nâng cao


12
trình độ, trí tuệ thì phụ nữ mới có thể đảm đương được mọi công việc mà
Đảng và Nhà nước giao phó.
5.3. Phát triển các dịch vụ xã hội về gia đình
Lãnh đạo, quản lý cũng là một loại lao động chất lượng cao, địi hỏi
nhiều trí tuệ và chất xám. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cho
rằng điều kiện để người phụ nữ có thể tham gia vào nền sản xuất xã hội là
phải làm cơng việc nhà rất ít. Trong khi đó, thực tế cho thấy, phụ nữ hầu như
phải dành nhiều thời gian và tâm sức hơn nam giới cho công việc gia đình. Do
đó, để phụ nữ có thể phát huy hết khả năng của mình trong cơng tác lãnh đạo,
quản lý thì phải phát triển tốt các dịch vụ liên quan đến gia đình như nhà trẻ,
nhà hàng, dịch vụ dọn dẹp nhà cửa… nhằm giải phóng phụ nữ khỏi một phần
cơng việc gia đình. Nhà nước cần đầu tư, phát triển rộng khắp các dịch vụ xã
hội liên quan đến gia đình với mức chi phí phù hợp để nhiều gia đình có thể
sử dụng các dịch vụ này.
Các giải pháp trên phải được thực hiện một cách đồng bộ mới có thể góp
phần vào việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ Việt Nam vào các vị trí lãnh
đạo, quản lý. Nó địi hỏi sự nỗ lực, cố gắng thay đổi trong cả nhận thức và
hành động của toàn xã hội, cả nam giới và nữ giới. Việc thực hiện bình đẳng
giới nói chung, bình đẳng giới trong chính trị nói riêng, là nhiệm vụ chung
của tồn xã hội, không phải là công việc của riêng một giới nào.



13
KẾT LUẬN
Phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý trong những năm gần đây có sự gia
tăng cả về số lượng và chất lượng dựa trên cơ chế mới. Họ là những lực lượng
dồi dào, tiềm năng mà phong trào phụ nữ đã có đóng góp to lớn cho sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý trong các cơ quan Nhà nước và
các đồn thể có tăng nhưng khơng đáng kể trong vài năm qua. Sự gia tăng ấy
vẫn chậm và không bền vững, chưa đạt được mục tiêu đề ra. Đặc biệt càng
xuống cấp cơ sở, số lượng cán bộ nữ càng ít.
Tỷ lệ nữ trong các cơ quan ban, ngành còn thấp, chưa tương xứng với
năng lực của họ. Phần lớn nữ cán bộ đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo thấp, chỉ ở
cấp phó hoặc làm những cơng việc có tính chất xã hội.
Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có những đường lối, chính sách hỗ trợ
và tạo điều kiện cho cán bộ nữ trong công tác lãnh đạo quản lý, song họ vẫn
gặp phải khơng ít những rào cản gây ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả công
việc bởi họ cùng một lúc phải đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau.
Ở Việt Nam sự thiếu vắng phụ nữ trong vai trò lãnh đạo, quản lý bắt
nguồn từ tổng tích hợp nhiều yếu tố thuộc về văn hóa - xã hội, kinh tế, chính
trị và luật pháp. Vì vậy, để tạo những điều kiện và cơ hội bình đẳng thực sự
cho phụ nữ, đặc biệt trong lĩnh vực tham chính, Đảng và Nhà nước cần thực
thi đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng đến việc ban hành luật pháp,
thực thi, áp dụng pháp luật về bình đẳng giới trong đời sống thực tiễn. Các
nhà khoa học cần chú trọng các nghiên cứu về việc phụ nữ tham gia chính trị
ở Việt Nam để có những cơ sở khoa học và thực tiễn nâng cao vị thế cho phụ
nữ trong cấu trúc quyền lực ở Việt Nam, góp phần quan trọng trong việc
hoạch định kế hoạch, chính sách có tiếng nói đại diện của phụ nữ, từ đó giúp
cho việc thực hiện bình đẳng giới về mọi mặt ngày càng tốt hơn.




×