Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

SKKN MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÍCH HỢP TÀI LIỆU ANH HÙNG LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.56 MB, 43 trang )

“Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Ngô Quyền đạt hiệu quả”

MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

NỘI DUNG
Trang phụ bìa
Mục lục
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


4. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
PHẦN II. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3. MƠ TẢ, PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP
3.1. Lựa chọn tài liệu về anh hùng liệt sĩ địa phương Phù Cát
phù hợp và vị trí tích hợp trong các bài học.
3.2. Kết quả thực hiện
3.3. Bài học kinh nghiệm
PHẦN III. KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang

01
01
04
04
04
07
07
09
09
10
12
12
30
31

33
36


“Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Ngô Quyền đạt hiệu quả”

PHẦN I . MỞ ĐẦU

Trang 1


“Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Ngô Quyền đạt hiệu quả”

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khơng phải ngẫu nhiên mà lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắn
nhủ với các thế hệ con cháu người Việt Nam như thế này:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Sở dĩ như vậy là bởi, Người đã nhận thấy tầm quan trọng của lịch sử
trong việc giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn cho mỗi con người. Lịch sử đóng vai
trị quan trọng trong đời sống xã hội, là cơng cụ giáo dục tình cảm, đạo đức,
phẩm chất cho mỗi con người chúng ta. Đó là giáo dục lòng yêu nước, trung
thành với dân tộc, với cách mạng, với Đảng… là việc noi gương người xưa để
hành động trong ngày hơm nay.
Ngun Tổng Bí thư Đỗ Mười cũng đã từng khẳng định “Phải coi trọng
giáo dục lịch sử dân tộc, phải coi lịch sử là tài liệu giáo khoa số một trong nhà
trường, nếu không làm tốt giáo dục lịch sử, thanh thiếu niên sẽ chạy theo đồng
tiền, chạy theo lợi ích khác, có hại cho sự nghiệp chung”.

Trong lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương là một bộ phận không thể tách
rời. Lịch sử địa phương là biểu hiện của lịch sử dân tộc, là sự minh họa cho lịch
sử dân tộc. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của địa phương trong sự
phát triển chung của cả nước. Nó khơng chỉ giúp học sinh hiểu về mảnh đất, con
người nơi mình chơn nhau cắt rốn, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền thống
yêu quê hương, đất nước mà còn giúp học sinh nhận thức sâu sắc lịch sử dân
tộc.

Trang 2


“Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Ngô Quyền đạt hiệu quả”

Mỗi sự kiện lịch sử luôn gắn với thời gian và khơng gian nhất định. Dù
rằng các sự kiện đó có tính chất, quy mơ và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Nó
chứng tỏ sự phát triển hợp quy luật của mỗi địa phương trong sự phát triển
chung của cả nước. Mỗi sự kiện lịch sử luôn diễn ra ở một địa phương nhất định
và là một bộ phận hợp thành làm phong phú cho lịch sử dân tộc, là cơ sở cho
việc hình thành và cụ thể hóa một số nội dung cơ bản của lịch sử dân tộc. Do đó,
lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc ln có mối quan hệ gắn bó với nhau,
khơng thể tách rời nhau, bổ sung cho nhau để làm cho bức tranh cuộc sống sinh
động, phong phú và hấp dẫn hơn. Lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng
khối lượng tri thức lịch sử địa phương đã được khái quát, tổng hợp ở mức độ
cao.

Trang 3


“Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử

Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Ngô Quyền đạt hiệu quả”

Tuy nhiên, không phải sự kiện lịch sử nào cũng được đưa vào sách lịch sử
để dạy cho học sinh mà chỉ đưa vào những sự kiện quan trọng, có quy mô, tầm
ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung. Những sự kiện đó gọi là lịch sử dân tộc.
Nhưng, chỉ dừng lại ở các sự kiện lịch sử dân tộc thì bức tranh xã hội lồi người
sẽ thiếu đi những thứ gia vị làm cho phong phú, hấp dẫn, muôn màu muôn vẻ và
như thế học sinh sẽ thấy môn lịch sử khô khan, nhàm chán, nặng nề. Dạy học
lịch sử cần phải biết kết hợp giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương để học
sinh có cơ hội được biết thêm nhiều điều mới lạ, làm giàu thêm vốn tri thức lịch
sử dân tộc, để học sinh thấy lịch sử hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút làm cho các em
cảm thấy có nhu cầu được nghe, được học, được tìm hiểu. Nguồn kiến thức lịch
sử địa phương là biểu hiện cụ thể của lịch sử dân tộc. Nó ghi lại những thành
quả lao động, những chiến cơng oanh liệt của nhân dân địa phương trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương
trong dạy học lịch sử dân tộc có vai trị và ý nghĩa to lớn đối với học sinh. Mặt
khác, khi sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc cịn
có tác dụng rèn luyện các kĩ năng nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy và các
kĩ năng vận dụng các kiến thức vào thực tế. Qua đó, bồi dưỡng, giáo dục tình
u đối với bộ mơn lịch sử, với quê hương, đất nước, với nơi các em sinh ra và
để nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người cho phù hợp với đạo đức, với chuẩn mực
xã hội. Đây chính là mục tiêu chung của giáo dục ở phổ thơng.
Thực hiện mục tiêu đó, ngành giáo dục của chúng ta đang cố gắng hướng
đến sự phát triển tối đa những năng lực tiềm tàng trong mỗi học sinh. Ở các
trường Trung học phổ thông (THPT) hiện nay, đồng thời với việc đầu tư giảng
dạy các môn khoa học tự nhiên, phát triển tư duy trí tuệ, các mơn khoa học xã
hội cũng được chú trọng, được nhiều cấp bộ chính quyền và nhân dân địa
phương quan tâm nhưng ngun nhân sâu xa nhất đó chính là thực hiện mục tiêu
giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.


Trang 4


“Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Ngô Quyền đạt hiệu quả”

Là một giáo viên dạy bộ môn Lịch sử trường THPT Ngơ Lê Tân đóng trên
địa bàn xã Cát Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định – học sinh của trường
phần lớn là con em gia đình nơng dân, đời sống kinh tế cịn khó khăn, học sinh ít
được tiếp cận với các vấn đề lịch sử, văn hóa từ các kênh thơng tin.
Băn khoăn trước thực trạng đó, người viết ln tìm tịi, nghiên cứu để nâng
cao kiến thức và phương cách giảng dạy của bộ môn để gây hứng thú học tập
môn lịch sử cho học sinh, nhất là tích hợp lịch sử địa phương trong dạy học lịch
sử dân tộc sao cho đạt hiệu quả, để học sinh hứng thú học tập, qua đó góp phần
giáo dục cho các em niềm tự hào về những hy sinh, cống hiến của các thế hệ cha
anh - những người con của quê hương, từ đó xây dựng lý tưởng cách mạng cho
bản thân trên con đường tương lai phía trước.
Nghiên cứu về dạy học lịch sử địa phương cũng có nhiều cơng trình đóng
góp cho sự phát triển của giáo dục bộ mơn lịch sử. Các giáo trình “Lịch sử địa
phương” (Trương Hữu Quýnh chủ biên) hay “Phương pháp nghiên cứu và biên
soạn lịch sử địa phương” (Nguyễn Cảnh Minh chủ biên) đã đề cập đến vấn đề về
công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương ở phổ thơng.
Giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” - Giáo sư Phan Ngọc Liên (chủ biên)
cũng đã trình bày nhiều vấn đề lí luận, quan niệm tư tưởng, tri thức nghiệp vụ…
Ở đó cũng trình bày một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ
mơn. Cuốn sách phản ánh tình hình thực tế của công tác giảng dạy lịch sử ở
trường phổ thông và việc rèn luyện nghiệp vụ. Đây là nguồn tư liệu phong phú
cho những giáo viên bộ môn lịch sử, trong đó cũng nhấn mạnh việc sử dụng tài
liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử.


Trang 5


“Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Ngô Quyền đạt hiệu quả”

Trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông, đã có nhiều giáo viên
chú ý khai thác nguồn tài liệu lịch sử địa phương để dạy học lịch sử dân tộc với
mục đích góp phần tạo hứng thú cũng như giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về lịch
sử dân tộc. Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu
“Một số giải pháp tích hợp tài liệu về anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học
lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT ở trường THPT Ngô Lê Tân đạt hiệu quả”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Khẳng định vai trị, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu về anh hùng liệt sĩ địa
phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông.
Bổ sung nguồn tư liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử.
Góp phần nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh về tầm quan trọng
của nguồn tài liệu về anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử ở trường
Trung học phổ thông, phần nào giúp học sinh hiểu đầy đủ, sâu sắc hơn lịch sử
dân tộc. Tạo cơ sở cho giáo viên trong xây dựng nội dung bài giảng lịch sử dân
tộc có lồng ghép những nội dung quan trọng của lịch sử địa phương.
Trọng tâm là, đề ra cách thức tổ chức lồng ghép và phương pháp sử dụng,
tác dụng của việc sử dụng nguồn tài liệu về anh hùng liệt sĩ địa phương trong
dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT chương III. Việt Nam từ năm 1945 đến
năm 1954, chương IV.Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tài liệu về anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp
12 THPT chương III. Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954, chương IV.Việt
Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở trường THPT Ngô Lê Tân đã thực hiện và
đạt hiệu quả.

4. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM
Để làm rõ vấn đề sử dụng nguồn tài liệu về anh hùng liệt sĩ địa phương
trong dạy học, người viết đã sử dụng phiếu thăm dò ý kiến của giáo viên và học
sinh với những câu hỏi sau:
Trang 6


“Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Ngô Quyền đạt hiệu quả”

Đối với giáo viên
Với câu hỏi: “Trong dạy học, Thầy (Cô) có sử dụng tài liệu về anh hùng
liệt sĩ địa phương khơng?”, kết quả có 80% giáo viên có chung câu trả lời
“thỉnh thoảng”. Nếu có thì chỉ minh họa cho kiến thức lịch sử dân tộc trong
sách giáo khoa dưới hình thức thơng báo hoặc bài tập về nhà sưu tầm tài liệu.
Khi được hỏi: “Trong dạy học, Thầy (Cô)) sử dụng tài liệu về anh hùng liệt sĩ
địa phương nhằm mục đích gì?”. Hầu hết các giáo viên trả lời mục đích sử dụng
tài liệu về anh hùng liệt sĩ địa phương nhằm cụ thể hóa lịch sử dân tộc, giúp học
sinh hiểu biết về lịch sử địa phương và đặc biệt là để giáo dục cho các em lịng
tự hào, u q hương, ý thức giữ gìn và bảo vệ các di tích lịch sử địa phương.
Khi hỏi: “Thầy (Cô) thường sử dụng tài liệu về anh hùng liệt sĩ địa phương
trong dạy học loại bài nào?”. Giáo viên trả lời sử dụng tài liệu này chủ yếu
trong hai loại: Bài nghiên cứu kiến thức mới và bài ơn tập, sơ kết, tổng kết. Để
tìm hiểu ngun nhân nào dẫn đến việc sử dụng tài liệu về anh hùng liệt sĩ địa
phương chưa được phổ biến, tôi đưa ra câu hỏi: “Theo Thầy ( Cô), nguyên nhân
nào khiến việc sử dụng tài liệu về anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch
sử ở trường Trung học phổ thơng chưa phổ biến và cịn hạn chế?”. Phần lớn
giáo viên đều đưa ra câu trả lời là do khó khăn trong việc sưu tầm tài liệu lịch sử
địa phương, thời lượng 1 tiết học trên lớp có quá nhiều nội dung.


Trang 7


“Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Ngơ Quyền đạt hiệu quả”

Tóm lại, hầu hết các giáo viên đều nhận thấy tầm quan trọng của việc sử
dụng những tri thức lịch sử địa phương trong dạy học bộ môn. Trong phân phối
chương trình lớp 12 chỉ có 2 tiết lịch sử địa phương là q ít, giáo viên khơng có
đủ thời gian để khai thác, hướng dẫn và giúp học sinh nắm được hết nguồn tri
thức lịch sử địa phương vốn phong phú, sinh động. Trong khi đó, nguồn tài liệu
lịch sử địa phương chưa có sẵn, sự kết hợp giữa tri thức lịch sử địa phương và
lịch sử dân tộc chưa thực sự nhuần nhuyễn. Đó là đối với các tiết dạy lịch sử địa
phương, cịn ở đây bản thân tơi đang muốn nhấn mạnh đến nguồn tri thức về anh
hùng liệt sĩ địa phương được lồng ghép vào trong các tiết dạy lịch sử dân tộc để
học sinh thấy bức tranh lịch sử muôn màu, muôn vẻ, sinh động và hấp dẫn.
Đối với học sinh
Qua xử lý phiếu điều tra thăm dị ý kiến người viết nhận thấy, khi tìm hiểu
thái độ của học sinh đối với bộ môn Lịch sử bằng câu hỏi: “Em quan niệm như
thế nào về bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông?”. Câu trả lời: có 22,7% học sinh
cho là mơn học phụ, ít quan tâm; 17,3% học sinh trả lời đây là môn học nhàm
chán, khơng có hứng thú học tập; 36,4% học sinh xem là mơn học bổ ích, cần
thiết đối với sự phát triển nhân cách của bản thân, còn lại 23,6% học sinh khơng
có ý kiến. Khi được hỏi về ý kiến đề xuất của học sinh đối với việc sử dụng tài
liệu về anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ
thông, các em nêu lên một số ý kiến: Em Ngô Kim Tâm lớp 12A1 “việc sử dụng
tài liệu về anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử ở trường Trung học
phổ thơng là rất hay. Nó giúp cho học sinh cảm thấy hứng thú hơn trong việc
học lịch sử, biết, hiểu và ghi nhớ về các anh hùng liệt sĩ của quê hương nơi mà
học sinh đang sinh sống, khơi dậy lòng yêu quê hương, đất nước”. Em Nguyễn

Ngọc Anh lớp 12A4 thì cho rằng “cần kết hợp nhiều hình ảnh, sự kiện, nhân vật
lịch sử của địa phương trong học tập. Nhiều lúc có người hỏi về ngôi trường
mang tên người anh hùng vốn là hàng xóm nhà mình mà khơng biết trả lời làm
sao”.
Trang 8


“Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Ngô Quyền đạt hiệu quả”

Như vậy, thực trạng chung của việc học tập bộ môn lịch sử trong học sinh
Trung học phổ thông trên cả nước nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng đều
cho thấy học sinh không hứng thú với việc học lịch sử. Các em coi môn lịch sử
là môn phụ, học chỉ để đối phó với các bài kiểm tra, bài thi. Học sinh khơng
dành thời gian để tìm hiểu, thu thập các kiến thức lịch sử. Do đó, trình độ nghiên
cứu, khai thác tài liệu cũng như tiếp thu kiến thức lịch sử của học sinh còn thấp.
Nếu giáo viên khơng có phương pháp phù hợp thì việc sử dụng nguồn tài liệu
lịch sử địa phương trong các tiết học lịch sử dân tộc càng làm cho giờ học trở
nên nặng nề, khô khan, học sinh không nắm được đâu là sự kiện cơ bản và
khơng cơ bản.
Tóm lại, việc sử dụng tài liệu về anh hùng liệt sĩ lịch sử địa phương lồng
ghép trong các tiết học lịch sử dân tộc có ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn. Điều
này, giáo viên nào cũng biết, tuy nhiên để sử dụng nguồn tài liệu về anh hùng
liệt sĩ địa phương có hiệu quả trong các tiết dạy lịch sử dân tộc là khơng dễ dàng
và cịn nhiều bất cập, lúng túng trong việc sử dụng kiến thức, cách thức tiến
hành và phương pháp truyền tải đến học sinh. Nhưng, nếu giáo viên tâm huyết
và vận dụng tốt kiến thức lịch sử địa phương vào các bài dạy lịch sử dân tộc thì
hiệu quả đạt được là rất lớn. Giúp các em có cơ hội được biết thêm về anh hùng,
danh nhân văn hóa, di tích lịch sử… nơi mình sinh ra và lớn lên. Việc đem
những kiến thức lịch sử địa phương lồng ghép vào các tiết dạy lịch sử dân tộc

không chỉ làm giàu kiến thức trong sách giáo khoa mà cịn kích thích sự đam mê
học hỏi ở học sinh, để các em thấy môn lịch sử khơng nhàm chán, vơ vị và nó
thực sự cần thiết đối với các em trong hành trang vào đời.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Người viết tiến hành nghiên cứu sách giáo khoa lịch sử lớp 12 (chương
trình chuẩn) phần lịch sử Việt Nam và những tư liệu về anh hùng liệt sĩ lịch sử
địa phương huyện Phù Cát, lịch sử tỉnh Bình Định và các di tích lịch sử địa
phương trên địa bàn huyện phục vụ cho việc giảng dạy.
Trang 9


“Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Ngô Quyền đạt hiệu quả”

Trên cơ sơ phương pháp luận khoa học biện chứng duy vật, đề tài sử dụng
các phương pháp phân tích – tổng hợp, so sánh, thống kê và phương pháp
chuyên gia.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về không gian và thời gian: Nguồn tài liệu lịch sử địa phương là khái
niệm chung, mỗi tỉnh thành trong cả nước là một địa phương. Tuy nhiên, hiện
bản thân đang là giáo viên giảng dạy môn lịch sử tại một trường Trung học phổ
thông mới thành lập (2016) ở tỉnh Bình Định đã thực hiện và đem lại hiệu quả
nên tôi chỉ nghiên cứu nguồn tài liệu lịch sử địa phương huyện Phù Cát - nơi
đơn vị đứng chân - để lồng ghép vào phần lịch sử Việt Nam lớp 12 chương III.
Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954, chương IV.Việt Nam từ năm 1954 đến
năm 1975.
- Qua hơn 3 năm (2018 – 2021) đảm nhận việc dạy môn Lịch sử lớp 12 của
trường THPT Ngơ Lê Tân – Bình Định người viết đã đúc kết được những kinh
nghiệm, biện pháp tích hợp dạy học lịch sử dân tộc với tài liệu về anh hùng liệt
sĩ lịch sử địa phương vào quá trình dạy học ở trường đạt hiệu quả.


Trang 10


“Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Ngô Quyền đạt hiệu quả”

PHẦN II. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chất lượng bộ môn Lịch sử được đánh giá không phải bằng việc ghi nhớ
nhiều sự kiện mà cần hiểu đúng lịch sử. Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã
từng viết: “Lịch sử đâu phải là một chuỗi sự kiện để người viết sử ghi lại, rồi
người giảng sử đọc lại, người học sử học thuộc lòng”. Điều quan trọng là qua
học tập, “chúng ta thấy được cái gì qua các thời đại lịch sử, và từ đó chúng ta
rút ra được kết luận gì, bài học gì. Mác, một nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác –
Lênin đã vũ trang cho chúng ta một phương pháp luận đúng đắn để nghiên cứu
lịch sử, để rút ra những kết luận có ý nghĩa quan trọng thiết thực”. Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) của Đảng về “Đổi mới căn bản, tồn diện giáo
dục và đào tạo …” đã nhấn mạnh: “Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối
sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản
của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị
cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh”; “…
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc
tinh hoa văn hóa và thành tựu khoa học, cơng nghệ của nhân loại…”. Đây chính
là cơ sở để những người quan tâm đến sử học và những thầy cô giáo giảng dạy
môn lịch sử cần nhận thức đúng, sâu sắc, ý nghĩa, vị trí của bộ mơn Lịch sử ở
trường THPT và tìm ra những phương pháp để nâng cao chất lượng bộ mơn,
giúp được nhiều học sinh ham thích học lịch sử nhất là lịch sử dân tộc và lịch sử
địa phương.
Để thực hiện tốt việc tích hợp giữa dạy học lịch sử dân tộc với lịch sử địa

phương chúng ta cần hiểu đúng một số khái niệm:

Trang 11


“Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Ngô Quyền đạt hiệu quả”

Địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia có những
sắc thái đặc thù riêng, là một bộ phận cấu thành đất nước. Khái niệm “địa
phương” có thể hiểu theo hai khía cạnh cụ thể và trừu tượng. Với nghĩa thứ nhất,
có thể gọi địa phương là những đơn vị hành chính như các xã, huyện, tỉnh, thành
phố. Với nghĩa thứ hai, có thể gọi “địa phương” là những vùng đất nhất định
được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên để phân biệt với vùng đất
khác, ví dụ: miền Nam, miền Bắc, khu vực Tây Bắc, Việt Bắc... Có ý kiến quan
niệm theo cách đơn giản là: tất cả những gì khơng phải là của “Trung ương” hay
“Quốc gia” đều được coi là địa phương.
Lịch sử địa phương: Là lịch sử của các làng, xã, huyện, tỉnh hay khu vực,
vùng, miền.
Lịch sử địa phương còn bao hàm ý nghĩa lịch sử của các đơn vị sản xuất,
chiến đấu, các trường học, cơ quan, xí nghiệp...Xét về yếu tố địa lý, các đơn vị
đó đều gắn với một địa phương nhất định, song nội dung của nó mang tính kỹ
thuật, chun mơn do vậy có thể xếp nó vào dạng lịch sử chuyên ngành. Như
vậy, bản thân lịch sử địa phương rất đa dạng, phong phú cả về nội dung và thể
loại.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
*Thuận lợi:
- Trong hệ thống các môn học ở trường THPT trong đó có mơn lịch sử cũng
có vai trò quan trọng, trong việc giáo dục giáo dưỡng học sinh, lòng yêu quê
hương đất nước, lòng tự hào dân tộc… là hành trang quan trọng, trước khi học

sinh rời mái Trường trung học phổ thông, bước vào môi trường mới.
- Bình Định là một trong những tỉnh có đất rộng, người đông ở Trung
Trung Bộ - Việt Nam; nơi có giá trị chiến lược quan trọng cả về kinh tế và quốc
phịng trong chiến tranh giải phóng cũng như chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Trang 12


“Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Ngô Quyền đạt hiệu quả”

Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh với thiên nhiên để tồn tại phát triển,
nhân dân các dân tộc ở Bình Định đã hun đúc nên tinh thần thượng võ, ý chí
quật cường và lịng quả cảm; liên tục vùng lên chống lại áp bức bất cơng của các
tập đồn phong kiến trong nước và giặc ngoại xâm.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng Việt Nam;
Đảng bộ Bình Định được thành lập đã nhanh chóng phát triển tổ chức, lãnh đạo
nhân dân trong tỉnh vùng lên tiến hành đấu tranh cách mạng, cùng nhân dân cả
nước làm cuộc cách mạng Tháng Tám thành công.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đảng bộ Bình Định
nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng của Đảng, dựa vào dân tổ chức lãnh
đạo nhân dân trong tỉnh phát huy truyền thống quật khởi, tự lực, tự cường, bền
bỉ tiến hành Cuộc chiến tranh nhân dân ở địa phương, góp phần cùng nhân dân
cả nước đưa sự nghiệp cách mạng của Đảng đến thắng lợi mùa xuân 1975 lịch
sử - mở ra một thời kì mới của cách mạng Việt Nam - thời kì cả nước tiến lên
chủ nghĩa xã hội.
- Được sự quan tâm của Sở GD- ĐT tỉnh Bình Định, Chi bộ, Ban giám hiệu
và các đồn thể trong trường THPT Ngơ Lê Tân.
- Thầy, cơ giáo cùng bộ mơn đều nhiệt tình tích cực, trong cải tiến phương
pháp, luôn học tập trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, thông qua hội thảo, thao

giảng, sử dụng cơng nghệ thơng tin…góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
môn lịch sử.
- Một bộ phận học sinh yêu thích đầu tư tìm hiểu lịch sử dân tộc, lịch sử địa
phương và quyết tâm học tập môn lịch sử như thi vào đội tuyển giỏi cấp trường,
cấp tỉnh, thi tốt nghiệp THPT quốc gia để xét tuyển vào các trường đại học ban
Khoa học xã hội.
* Khó khăn:
- Quan niệm xã hội về vị trí mơn lịch sử đường đi hẹp, lợi ích kinh tế thấp.

Trang 13


“Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Ngô Quyền đạt hiệu quả”

- Quan niệm chưa đầy đủ của một số nhà quản lý giáo dục, phụ huynh học
sinh và cả giáo viên.
- Học sinh chưa đầu tư quỹ thời gian thường xuyên cho việc học môn lịch
sử.
- Tư liệu về lịch sử địa phương còn hạn chế, một số xã vẫn chưa in được
sách về lịch sử truyền thống của địa phương mình. Nên giáo viên và học sinh ít
quan tâm tìm hiểu.
- Thực trạng dạy học môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay như trên nên
giáo viên ít đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu tư liệu để tích hợp giữa dạy học lịch sử
dân tộc với lịch sử địa phương.
- Để học sinh u thích mơn Lịch sử, hứng thú học lịch sử và tích cực khám
phá lịch sử địa phương đạt hiệu quả, tơi khơng ngừng tìm tịi, nghiên cứu tư liệu,
phát huy tác dụng của đồ dùng học tập và vận dụng việc dạy lịch sử dân tộc với
lịch sử địa phương, là động lực để tôi đầu tư cho việc nghiên cứu giảng dạy bộ
môn lịch sử này.

* Đánh giá cơ sở thực tiễn: Căn cứ vào chất lượng bộ môn và kết quả học
sinh giỏi môn lịch sử hàng năm, tôi thấy:
- Phần lớn lãnh đạo và giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của
cơng tác tích hợp dạy học lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc.
- Học sinh rất hứng thú học mơn lịch sử khi giáo viên có sự đầu tư vào bài
giảng và biết phát huy tính tích cực của học sinh.
Vì vậy, việc nghiên cứu và những đề xuất của đề tài là hiệu quả, thiết thực,
phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của ngành, của đồng nghiệp tâm huyết với bộ
môn lịch sử.

Trang 14


“Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Ngô Quyền đạt hiệu quả”

Như vậy, tài liệu về anh hùng liệt sĩ địa phương nếu được quan tâm đúng
mức, vận dụng một cách hợp lý thì hiệu quả bài học sẽ được nâng lên. Học sinh
sẽ có thể hình dung cụ thể về q khứ đã qua, tạo được biểu tượng lịch sử sinh
động, chính xác về cuộc đời, hoạt động, hi sinh của các anh hùng liệt sĩ ở địa
phương, từ đó khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc và có lý tưởng sống xứng đáng
với những tấm gương anh hùng. Việc dạy học lịch sử dân tộc có lồng ghép
nguồn tri thức lịch sử địa phương là một trong những biện pháp thực hiện
nguyên lý giáo dục của Đảng và Nhà nước đề ra cho nền giáo dục nước nhà.
3. MÔ TẢ, PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP
3.1. Lựa chọn tài liệu về anh hùng liệt sĩ địa phương Phù Cát phù hợp
và vị trí tích hợp trong các bài học.
Tích hợp tài liệu về anh hùng liệt sĩ địa phương trong tiết học lịch sử dân
tộc điều quan trọng nhất là xây dựng nội dung chương trình. Đây là cơng việc
đầu tiên sau khi xác định đơn vị kiến thức của cần dạy – học trong từng bài học.

Tôi đã sưu tầm, nghiên cứu những tài liệu lịch sử địa phương như: Bình Định
những chặng đường lịch sử; Bình Định – Lịch sử chiến tranh nhân dân 30 năm
(1945 – 1975; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định (1945 - 1954), (1954 - 1975);
Báo điện tử,… đi tìm hiểu thực tế nghĩa trang liệt sĩ xã Cát Khánh - Cát Thành,
xây dựng nội dung chương trình – kế hoạch giảng dạy tích hợp theo tiến trình
phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 như sau:
* Anh hùng liệt sĩ Ngô Mây (1924-1947) - Cát Chánh, Phù Cát, Bình
Định
Áp dụng ở Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp (1946-1950), Phần III. mục 1. Chiến dịch Việt Bắc thu
- đông 1947.
- “Phối hợp với cuộc chiến đấu ở Việt Bắc, quân dân ta trên các chiến
trường toàn quốc hoạt động mạnh, kiềm chế, không cho địch tập trung lớn binh
lực vào chiến trường chính”. (SGK Lịch sử 12, trang 134, 2017)
Trang 15


“Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Ngô Quyền đạt hiệu quả”

- “Phối hợp với chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, thi hành lệnh của đại
diện trung ương đảng và chính phủ tại Nam Trung Bộ, đại đội “quyết tử” Tây
Sơn xuất quân tại mặt trận An Khê... ngày 12/11/1947, chiến sĩ quyết tử Ngô
Mây quê ở làng Vân Triêm (xã Cát Chánh, huyện Phù Cát) đã ôm bom lao vào
một cánh quân địch tại cầu Rộc Dứa - Suối Vối diệt gọn một trung đội Âu Phi.
Tiếng bom và chiếc khăn quàng đỏ của chiến sĩ quyết tử Ngô Mây đi vào lịch sử
như một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.”
(Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định 1945-1954, trang 60, 8/2017)
Tìm hiểu về anh hùng liệt sĩ Ngô Mây, qua các tài liệu được biết: Anh hùng
liệt sĩ Ngô Mây xuất thân trong một gia đình nghèo, cha mất sớm, tại thơn Vân

Triêm (nay là thôn Chánh Hội), xã Cát Chánh, huyện Phù Cát. Năm 1945, anh
tham gia Việt Minh cướp chính quyền tại huyện Phù Cát và trở thành đội viên
“Đội tự vệ sắt” của làng. Khi quân Pháp tái chiếm Đơng Dương, anh tham gia
du kích xã, chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược. Tháng 4.1947, anh nhập
ngũ, được biên chế vào Đại đội quyết tử của Tiểu đoàn 50, Trung đoàn 94, liên
khu 5. Đại đội gồm 160 chiến sĩ, trang bị 12 súng trường, 1 trung liên FM, còn
lại là mã tấu, lựu đạn, chai xăng, bom ba càng và 5 quả bom (mỗi quả 25 kg).
Ông xung phong nhận nhiệm vụ đánh bom cảm tử. Theo lời đại tá Nguyễn Tùng
Vân (nguyên Trung đội trưởng Tiểu đồn 50).“Anh Ngơ Mây là một lực điền
cao lớn, da ngăm đen, một tay chơi bóng nhà binh số một của đại đội, táo bạo và
có tốc độ nhanh và anh đã được họa sĩ Văn Giác chọn mẫu vẽ Người chiến sĩ Vệ
quốc khu V”.
Mùa hè năm 1947, quân Pháp đánh mạnh ở An Khê. Đại đội quyết tử được
lệnh chặn đánh địch tại đèo An Khê. Nhưng đánh địch bằng cách nào khi bọn
chúng có xe tăng, đại bác, súng lớn, súng nhỏ ầm ầm còn cả đại đội chỉ có một
khẩu trung liên của Pháp đã cũ với một vài khẩu súng trường, lựu đạn, kinh
nghiệm chiến đấu chưa có... Bàn đi tính lại cuối cùng chỉ cịn một cách: lấy tinh
thần quyết tử vì Tổ quốc để làm tròn nhiệm vụ.
Trang 16


“Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Ngô Quyền đạt hiệu quả”

Đêm 23/10/1947, đơn vị tập kết tại xóm Ké, làm lễ xuất quân. Ngô Mây cổ
quàng khăn đỏ (tất cả các chiến sĩ quyết tử lúc đó, khi xung trận đều quàng khăn
đỏ) ôm chặt trái bom, đứng trước cờ nghiêm trang tuyên thệ: “Xin thề, sẵn sàng
hy sinh vì Tổ quốc”. 1 giờ sáng ngày 24/10/1947, đơn vị hành quân chiếm lĩnh
trận địa. Đại bộ phận bố trí phía Đơng đường 19, có nhiệm vụ nổ súng bắn chặn
nhằm thu hút địch. Bộ phận phía Tây (cách đó vài trăm mét), trong đó có Ngơ

Mây, lợi dụng rừng rậm áp sát đường để đảm bảo tính bất ngờ. Và đúng như dự
kiến, khoảng 8 giờ ngày 24/10, một đoàn 4 xe GMC chở đầy lính Âu Phi từ An
Khê chạy tới. Vừa thấy cầu bị cháy (đêm 23/10, quân ta đã đốt cầu Suối Vối),
tên sĩ quan chỉ huy Pháp cho xe dừng lại. Ở phía Đơng đường, qn ta đồng loạt
nổ súng. Bọn giặc nhảy xuống xe dùng hỏa lực phản ứng mạnh. Súng trung liên
của ta bắn được hai loạt 12 viên thì bị hóc đạn, sửa được bắn tiếp một loạt nữa
lại hóc, đạn cũng chỉ cịn 6 viên, súng trường mỗi cây 5 viên, cũng hết đạn. Ta
tạm thời rút về hướng Đông. Vừa lúc ấy có tiếng xe thiết giáp ầm ầm chạy tới.
Một xe AM to lớn đen sì dừng giữa trận địa. Đồn xe 5 chiếc cụm lại, địch đứng
khá đông quanh xe bọc thép. Tất cả chúng đều tập trung chú ý về hướng ta thu
quân. Tên chỉ huy đứng trên xe AM quát to: “Việt Minh đâu, Việt Minh đâu?”.
Khi xe thiết giáp giặc nằm ngay trước mặt, giờ quyết định đã đến. Anh Ngô
Mây cởi đôi dép cao su và chiếc áo may ơ cịn lại trong người trao cho một đồng
đội. Anh nói: “Tơi gửi lại cho anh em dùng vì những thứ này tơi khơng cần nữa!
Tơi đi đây!”. Siết mạnh tay đồng đội, từ trong bụi rậm ở phía Tây đường trước
sự ngơ ngác và khiếp đảm của lũ giặc Pháp, Ngô Mây như một mũi tên, bất ngờ
lao ra, ôm bom lao thẳng vào xe bọc thép giặc. Một tiếng nổ rung trời… Bọn
giặc kinh hoàng vội vã tháo chạy. Một xe bọc thép, hai xe GMC và gần một
trung đội lính Âu Phi trên xe, dưới đất bị tiêu diệt. Và Ngô Mây, người anh hùng
quyết tử chỉ còn lại chiếc khăn quàng đỏ nằm vắt trên ngọn một cây cao. Năm
ấy Ngô Mây vừa tròn 23 tuổi.

Trang 17


“Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Ngô Quyền đạt hiệu quả”

“Thưa mẹ, mẹ đừng buồn. Con sẽ chết một cái chết sướng nhất đời. Mẹ
hãy vui lên vì mẹ có một người con xứng đáng đã làm trịn nhiệm vụ...”. Đó là

những dịng thư cuối cùng mà Ngơ Mây-người chiến sĩ Quyết tử quân của quê
hương Bình Định viết cho mẹ anh trước ngày lên đường làm nhiệm vụ ôm bom
lao vào diệt địch, cản bước tiến quân thù. Lá thư này được Phó thủ tướng Phạm
Văn Đồng trích đăng trong cuốn “Những người con ưu tú của Hồ Chủ tịch”, và
trong đó, Ngơ Mây - tên người Quyết tử qn anh dũng được đặt ở trang đầu...
Sau khi hy sinh, anh hùng liệt sĩ Ngô Mây được truy tặng Huân chương
Qn cơng hạng nhì và được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân năm 1955, ngay trong đợt phong đầu tiên.Tên của anh đã được đặt cho
nhiều địa danh: Thị trấn Ngô Mây (Phù cát), phường Ngô Mây, đường Ngô
Mây, trường THCS Ngô Mây (TP. Quy Nhơn)…

Trang 18


“Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Ngô Quyền đạt hiệu quả”

Di ảnh anh hùng liệt sĩ Ngô Mây
Trân trọng nguyện vọng, tình cảm và lịng mong mỏi thiết tha của Đảng bộ
và nhân dân huyện Phù Cát nói chung, xã Cát Chánh nói riêng, ngày 24.4.2017,
cơng trình Nhà tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Ngô Mây được khởi công xây dựng
tại thôn Chánh Hội, xã Cát Chánh, gần ngay nơi ông sinh ra và lớn lên. Cơng
trình được khánh thành vào sáng 27.7.2017, đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày
Thương binh - Liệt sĩ (27.7.1947 - 27.7.2017).
Trang 19


“Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Ngô Quyền đạt hiệu quả”


Nhà tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Ngô Mây ở thôn Vân Triêm (nay là thôn
Chánh Hội), xã Cát Chánh, huyện Phù Cát.
Cơng trình thanh niên mở rộng khn viên và nâng cấp tượng đài anh hùng
liệt sĩ Ngô Mây giai đoạn I được khánh thành ngày 19/9/2015 tại thị trấn Phù
Cát, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Nâng chiều cao tượng đài từ mặt nền đến
chân tượng là 4,3m, chiều cao từ mặt nền bậc cấp bệ tượng đến chân tượng là
1,7m; khn viên đường kính ngồi thành bồn hoa sau khi được mở rộng, nâng
cấp là 26m, kích thước bệ tượng 7,91m2; tổng cộng có 14 bậc cấp.

Trang 20


“Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Ngô Quyền đạt hiệu quả”

Tượng đài anh hùng liệt sĩ Ngô Mây (Thị trấn Phù Cát)

Trang 21


“Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Ngô Quyền đạt hiệu quả”

Sau khi lồng ghép sự kiện này vào tiết học, kết thúc nội dung, tơi nhìn thấy
những ánh mắt đỏ hoe, có em cịn xúc động, nghẹn ngào, thậm chí có em còn
phát biểu: “khâm phục trước tinh thần bất khuất, dũng cảm của anh, thật tự hào
khi được sinh ra và lớn lên trên quê hương anh hùng”. Qua nội dung này giúp
học sinh hiểu thêm về tiểu sử, cuộc đời, lý tưởng, chiến công oanh liệt của anh
hùng liệt sĩ Ngô Mây trong cuộc đấu tranh đánh đuổi đế quốc Pháp, giữ gìn, bảo
vệ chủ quyền của dân tộc. Anh hi sinh, khơng có mộ phần, nhưng tên anh vẫn

ln sáng mãi trong tâm khảm các thế hệ đồn viên, thanh thiếu niên Phù Cát
nói riêng, cả tỉnh Bình Định nói chung.
* Anh hùng liệt sĩ Vũ Bảo (1949-1963) - Cát Khánh, Phù Cát, Bình
Định
Áp dụng ở Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh
chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gịn ở miền Nam (1954 - 1965), Phần
V. Mục 2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
của Mĩ.
- “Sau khi lên làm Tổng thống (thay Kennơđi bị ám sát ngày 22/11/1963),
Gioonxơn quyết định đẩy mạnh hơn nữa “Chiến tranh đặc biệt””. (SGK Lịch sử
12, trang 171, 2017)
- Năm 1963, trước sự phát triển mới của phong trào địa phương, Mỹ - ngụy
càng đẩy mạnh những biện pháp đánh phá rất ác liệt nhằm thực hiện cho được
“quốc sách ấp chiến lược”
(Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định 1954-1975, trang 75, 9/2015)
Liệt sĩ Vũ Bảo tên thật là Võ Văn Bảo, sinh năm 1949 trong một gia đình
nghèo có truyền thống cách mạng tại ở vùng cửa biển Đề Gi, thuộc thôn An
Quang (nay chia thành An Quang Đông và An Quang Tây), xã Cát Khánh (Phù
Cát). Cha của Vũ Bảo là ông Võ Đáng, một cán bộ cách mạng và mẹ là bà Lê
Thị Xin, một cơ sở cách mạng ở Cát Khánh - Phù Cát.

Trang 22


“Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Ngô Quyền đạt hiệu quả”

Theo ký ức của những người thân trong gia đình Vũ Bảo và nhiều cán bộ,
nhân dân An Quang - Cát Khánh, thuở nhỏ anh là một cậu bé thông minh, lanh
lợi, hiếu học và siêng năng. Cha đi tập kết khi Vũ Bảo mới 5 tuổi, mẹ ở lại quê

nhà ni 4 anh em nên cuộc sống của gia đình khá vất vả. Bởi vậy, ngoài thời
gian đi học, Bảo phải làm lụng, giúp đỡ mẹ. Bấy giờ, Đề Gi là vùng đất nằm gần
"căn cứ địa cách mạng" của Huyện ủy Phù Cát (thuộc thôn Vĩnh Lợi) nên bọn
địch thường hay dịm ngó và tổ chức những cuộc càn quét, lùng sục, vây ráp, bắt
bớ cán bộ cách mạng. Bản thân gia đình Vũ Bảo khi đó bị địch "liệt" vào diện
"Gia đình có người đi tập kết" nên thường xuyên bị chúng kìm kẹp, quản chế,
quản thúc. Cũng chính vì thế nên Vũ Bảo sớm có tinh thần yêu nước, căm thù
giặc sâu sắc.
Người đầu tiên giác ngộ cách mạng cho Vũ Bảo chính là ơng Võ Hiệu (chú
ruột của anh) - một cán bộ hoạt động cách mạng bí mật ở thơn An Quang, xã Cát
Khánh (Phù Cát). Ơng cũng chính là người đã hướng dẫn, bày vẽ cho Vũ Bảo
cách thức làm liên lạc viên khi anh mới khoảng 12-13 tuổi. Nhiệm vụ của Vũ
Bảo khi đó là la cà ở khu vực thuộc Hội đồng xã Cát Khánh để nắm tin tức, tình
hình và xác định vị trí bố phịng, vũ khí, đạn dược của địch. Đồng thời, Bảo cịn
có nhiệm vụ chạy thư hỏa tốc và các công văn tài liệu mậtcảnh giới, bảo vệ cán
bộ cách mạng.

Trang 23


“Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh hùng liệt sĩ địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Ngô Quyền đạt hiệu quả”

Ngày 20/7/1963, Vũ Bảo được giao nhiệm vụ cảnh giới cho một cuộc họp
quan trọng của các cán bộ Huyện ủy Phù Cát tại thôn An Quang. Cuộc họp đang
diễn ra thì bất ngờ bị bọn địch bao vây, càn quét. Do có sự chỉ điểm của bọn tay
sai, vịng vây của giặc cứ siết chặt dần, duy nhất chỉ còn mỗi cách vượt sơng là
rút lui an tồn. Trước tình thế nguy cấp, Vũ Bảo nhanh trí đưa đồn cán bộ vạch
lối, chạy ra phía bờ sơng Vĩnh Lợi (xã Mỹ Thành, Phù Mỹ). Tất cả 8 cán bộ
cách mạng được Vũ Bảo dẫn đường thốt ra bờ sơng và đưa lên thuyền. Mặc dù

tuổi nhỏ nhưng Vũ Bảo đã trực tiếp chèo thuyền, đưa đồn cán bộ sang sơng.
Thuyền vừa rời khỏi bờ, bọn địch phát hiện và bắn súng, nã đạn rượt theo. Đạn
địch bay xối xả như mưa, nhưng Vũ Bảo vẫn vững tay chèo. Một đồng chí cán
bộ thấy Bảo nhỏ nên đề nghị:
- Cháu ơi, để chú chèo thuyền cho!
Vũ Bảo vừa chèo thuyền, vừa một mực thuyết phục:
- Các chú cứ để cháu chèo thuyền. Cháu chèo quen rồi. Các chú hãy nằm
xuống; "Một mình cháu hy sinh cũng khơng ảnh hưởng nhiều đến cách mạng.
Nếu các chú hy sinh thì thiệt hại cho Tổ quốc, cho đồng bào nhiều lắm."
Bọn địch xả súng bắn chặn đầu, Vũ Bảo như một thuyền trưởng vững vàng
trong bão đạn của quân thù. Anh dõng dạc hô:
- Tất cả nhảy xuống sông và bám chặt vào mạn thuyền!
Và, một mình Vũ Bảo chèo chống con thuyền, băng băng lướt về phía
trước. Nhưng khi thuyền gần cập bờ thì bất ngờ Vũ Bảo bị trúng đạn của địch.
Mặc dù vậy, Bảo vẫn gắng gượng, ghì chặt mái chèo. Sang tới bờ an tồn, các
cán bộ nhanh chóng bồng Vũ Bảo vào thơn Vĩnh Lợi và băng bó vết thương,
khẩn trương tìm cách cấp cứu. Vũ Bảo thiếp đi trong cơn mê… Bất chợt Bảo mở
mắt, 2 tay sờ soạng và hỏi:
- Các chú đã về đủ cả chưa?

Trang 24


×