MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
1 Phần I: Mở đầu
I.Lý do chọn đề tài
II.Mục đích nghiên cứu
III.Phương pháp nghiên cứu
2 Phần II: Nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Cơ sở thực tiễn
Chương III: Một số giải pháp phối hợp các lực lượng xã hội
3
Trang
1
1
2
2
2
2
6
nhằm giáo dục đạo đức học sinh THCS Nguyệt Đức trong giai
10
đoạn mới
Phần III: Kết luận và đề xuất
13
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
SKKN:Một số giải pháp phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo
đức học sinh THCS Nguyệt Đức trong giai đoạn hiện nay
Đoàn Thị Bảy –Hiệu trưởng trường THCS Nguyệt Đức
1
CNXH
CMHS
KHTN
KHXH
Chủ nghĩa xã hội
Cha mẹ học sinh
Khoa học tự nhiên
Khoa học xã hội
GD- ĐT
THCS
Giáo dục- Đào tạo
Trung học cơ sở
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
SKKN:Một số giải pháp phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo
đức học sinh THCS Nguyệt Đức trong giai đoạn hiện nay
Đoàn Thị Bảy –Hiệu trưởng trường THCS Nguyệt Đức
2
Chúng ta biết trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước đang chuyển mình theo
dòng chảy của nền kinh tế hội nhập và cạnh tranh toàn cầu hoá, từng giờ, từng
phút chúng ta phải đối mặt với cái gọi là “ Thương trường là chiến trường ”,
nhất là khi chúng ta đang đứng trước sự đổi thay như vũ bão của sự cạnh tranh
khốc liệt về kinh tế - Khoa học - Công nghệ - Thông tin –Tri thứ . Trước
những đổi thay như vậy giáo dục đang đứng trước những thách thức gay gắt,
điều kiện cần để nước ta có thể thành công trong cuộc chạy đua, hội mhập và
cạnh tranh này là phải đào tạo ra nguồn lực người có khả năng thích ứng với
những thay đổi của nền khoa học công nghệ ,việc làm, tạo cơ hội cho giáo dục
đào tạo hội nhập với nền giáo dục của thế giới, sớm bắt nhịp với nền văn hoá,
văn minh tiên tiến để có cơ hội sử dụng kho tàng tri thức nhân loại. Nếu nhân
lực đào tạo thấp sẽ dẫn đến hậu quả giáo dục khó có thể cạnh tranh trên thị
trường. Vì vậy đòi hỏi giáo dục phải nhanh chóng đạt chuẩn mực khu vực,
không những đáp ứng nhu cầu của đất nước hôm nay mà cho cả mai sau .
Trong tình hình thông tin đại chúng như hiện nay với hiện tượng bùng nổ các
hình ảnh về sex, bạo lực, hút thuốc, uống rượu, ma túy... là những yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến suy nghĩ và nhận thức của tuổi vị thành niên, các em sẽ dễ
bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những yếu tố tác động của xã hội bên ngoài nếu
như không có sự định hướng, dạy dỗ của gia đình-Nhà trường-Xã hội . Hậu
quả nhãn tiền của vấn đề là việc một số em "bắt chước", "học đòi" lối sống
buông thả, đua đòi và quan hệ tình cảm theo kiểu một số nhân vật trong các
phim ảnh . Thực tế hết sức đau lòng là một bộ phận các em còn ngồi trên ghế
nhà trường, nhưng đã nghĩ đến chuyện "yêu đương" quá sớm dẫn đến ảnh
hưởng đến việc học tập
Đặc biệt trong hoàn cảnh kinh tế thi trường giữa cái tốt và cái xấu, tiêu cực và
tích cực, thiện và ác, cái mới và cái cũ…đan xen tồn tại đã đặt thế hệ trẻ vào
một tình huống phải lựa chọn. Nếu thiếu sự định hướng thống nhất toàn bộ xã
hội thì trẻ em rất khó lựa chọn hệ thống giá trị đạo đức để rèn luyện và chắc
chắn sẽ có một bộ phận không đủ bản lĩnh, không đủ kinh nghiệm vốn sống
để định hướng theo các chuẩn mực của xã hội đòi hỏi. Vì vậy xác định
phương hướng phối hợp thống nhất tác động các lực lượng xã hội là một đòi
hỏi cần thiết hiện nay.
Đối với học sinh THCS là lứa tuổi đang vươn lên đề làm người
lớn có nhiều ước mơ, bắt đầu có ý thức có ý trí tự học, tự rèn luyện, biết cách
hoàn thiện nhân cách của mình và coi trọng vẻ đẹp cuộc sống. Do vậy, cần
quan tâm đặc biệt tới sự định hướng của xã hội nhất là có sự tác động lớn nhất
thống nhất của mọi lực lượng xã hội. Với bậc trung học cơ sở có ý nghĩa là
tiền đề của bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đây là bậc học tạo nền
móng vững chắc cả về kiến thức cũng như phát triển nhân cách HS, tri phối
SKKN:Một số giải pháp phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo
đức học sinh THCS Nguyệt Đức trong giai đoạn hiện nay
Đoàn Thị Bảy –Hiệu trưởng trường THCS Nguyệt Đức
3
hướng phát triển nhân cách cả một đời người, vì thế coi trọng việc bồi dưỡng
đạo đức học sinh là một việc làm cần thiết.
Trong sự nghiệp đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng đã có
những thành quả vô cùng lớn lao về mọi mặt, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa .
Kết quả của sự đổi mới là tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
xây dựng một xã hội công bằng, văn minh. Để phần thực hiện thắng lợi đó,
Đảng ta đã xác định: Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát
triển xã hội, coi giáo dục là nhân tố tạo ra nguồn lực người thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa: Dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Nhận thức vai trò của giáo
dục, Nghị quyết IV Ban chấp hành TW Đảng khóa VII Nghị quyết II Ban
chấp hành TW Đảng khóa VIII và Luật Giáo dục Nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt nam đã chỉ rõ: “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt
Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe thẩm mĩ, và nghề
nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng
yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS là một vấn đề lớn đã được
nhiều nhà nghiên cứu giáo dục đề cập tới. Xong ở địa bàn xã Nguyệt Đức
Huyện Yên Lạc là một xã vùng giáp sông Hồng sự nhận thức của xã hội trong
việc phối hợp đạo đức cho học sinh còn nhiều hạn chế. Do vậy tôi chọn đề tài
“Những giải pháp phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo đức
cho học sinh ở trường THCS Nguyệt Đức huyện Yên Lạc trong giai đoạn
mới”.
Như vậy trách nhiệm lớn lao của sự nghiệp giáo dục đào tạo là tạo ra nguồn
lực con người với những nhân cách mới phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã
hội đáp ứng với yêu cầu mới trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
Chúng tôi mong muốn qua đề tài để làm sáng tỏ cơ sở lý luận về giáo
dục đạo đức cho học sinh. Mặt khác với hy vọng những nhà quản lý giáo dục
có thể tham khảo vận dụng vào thực tế ở trường mình trong việc phối hợp các
lực lượng xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, để các em sớm hòa
nhập vào cuộc sống đi cùng xu thế phát triển chung của thời đại.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
-Đề xuất những giải pháp phối hợp thống nhất để thực hiện công tác
giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Nguyệt Đức huyện Yên Lạc.
-Kiến nghị và đề xuất những điều kiện để đảm bảo cho tổ chức phối hợp giữa
các lực lượng giáo dục xã hội được thực hiện để giáo dục học sinh THCS.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU
SKKN:Một số giải pháp phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo
đức học sinh THCS Nguyệt Đức trong giai đoạn hiện nay
Đoàn Thị Bảy –Hiệu trưởng trường THCS Nguyệt Đức
4
3.1 Nghiên cứu lí luận
3.2 Các phương pháp thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm
3.3 Điều tra thống kê thu thập tư liệu.
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1
Một số phạm trù khái niệm liên quan
1.1.1 Đạo đức
Đạo đức là một hình thức ý thức xã hội đặc biệt bao gồm cả một hệ
thống những quan điểm những quan niệm, những qui tắc, nguyên tắc chuẩn
mực xã hội. Nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù
hợp với lợi ích hạnh phúc của con người và sự tiến bộ của xã hội trong mối
quan hệ giữa con người với con người giữa cá nhân và xã hội.
Giáo dục đạo đức là giáo dục lẽ sống con người trong xã hội, Từ đó con
người thấy được nghĩa vụ vai trò cùa đạo đức, phân biệt được cái thiện và cái
ác, giúp con người tự điểu chỉnh cho phù hợp với lương tâm của con người,
phù hợp với lợi ích của mọi người.
1.1.2 Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn.
1.1.2.1 Ý nghĩa giáo dục giá trị đạo đức.
-Qua thực tế cuộc sống, giáo dục đạo đức là một trong những hiện
tượng phổ biến của xã hội của mọi thời đại. Nó tồn tại một cách tất yếu, khách
quan nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi quan hệ ứng xử giữa con người với
nhau trong xã hội.
-Giáo dục đạo đức còn giúp con người hoàn thiện tính cách. Giáo dục
đạo đức là nhu cầu, là nguồn cội của hạnh phúc. Một xã hội hạnh phúc chính
là ở chỗ tạo ra những con người có ý thức và năng lực thực tiễn, có hành động
vì người khác. Nhờ có hành vi giáo dục đạo đức tốt mà con người mới đem lại
hạnh phúc cho người khác. Chủ thể của giáo dục đạo đức khi thực hiện hành
vi đạo đức thì cũng trở nên hạnh phúc.
-Trong thời đại ngày nay giáo dục đạo đức ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, dân chủ, độc lập dân tộc và tiến bộ xã
hội. Giáo dục đạo đức đang tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh vì quyền con
người chống lại chủ nghĩa vô nhân đạo bảo vệ môi sinh, chống đói nghèo lạc
hậu, tạo ra mọi khả năng và điều kiện thuận lợi để con người thực hiện nhu
cầu của mình.
1.1.2.2 Nội dung cơ bản của giáo dục đạo đức
SKKN:Một số giải pháp phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo
đức học sinh THCS Nguyệt Đức trong giai đoạn hiện nay
Đoàn Thị Bảy –Hiệu trưởng trường THCS Nguyệt Đức
5
-Lẽ sống đạo đức là quan niệm sống của con người trong đó chứa đựng
nội dung về mối quan hệ giữa hạnh phúc và nghĩa vụ. Lẽ sống đạo đức chính
là ý nghĩa cuộc sống mà con người tự nhận thức được và tự giác hành động vì
lý tưởng đạo đức cao cả đẹp đẽ, dựa trên một quan niệm nhân sinh tiến bộ.
- Lẽ sống giúp cho con người sáng tạo ra hạnh phúc. Lẽ sống chân
chính giúp con người giữ gìn phẩm giá danh dự, sống cao cả, biết hòa nhập
gắn bó với tập thể. Lẽ sống giúp cho con người hoàn thành tốt nghĩa vụ đạo
đức. Lẽ sống đem lại cho con người nhiều lạc quan yêu đời, nó phát huy và
khơi dậy của con người tính tích cực tự giác, kiên trì khắc phục khó khăn
khao khát vươn tới cuộc sống chân, thiện, mĩ.
Giáo dục cho học sinh có lẽ sống đúng giúp cho học sinh đem lại lợi ích
cho xã hội đồng thời sẽ nhận được sự giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện
thuận lợi để học sinh đạt được mục đích học tập, rèn luyện với hiệu quả ngày
càng cao.
-Hạnh phúc là đánh giá chung nhất đời sống của con người, là sự tổng
hợp những yếu tố xã hội và con người có tính lịch sử xã hội. hạnh phúc đích
thực là con người sống và hoạt động để tạo ra của cải vật chất và tinh thần
nhằm thỏa mãn cao nhất của xã hội. Đối với học sinh THCS, hạnh phúc là
được sống trong tình yêu thương sự đùm bọc, kiên trì học tập không ngừng
phấn đấu vươn lên. Nguồn gốc của hạnh phúc là do quá trình hoạt động thực
tiễn của con người nên con người không thể thụ động chờ đón hạnh phúc,
không được thỏa mãn hoặc dừng lại khi nhu cầu được đáp ứng mà muốn có
hạnh phúc con người phải không ngừng vươn lên phía trước, vì tương lai tươi
đẹp cho thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau.
-Nghĩa vụ đạo đức là nguồn giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm,
là tình cảm tự giác một con người đối với người khác và đối với xã hội, được
con người ý thức tự nguyện tự giác hành động. Giáo dục nghĩa vụ đạo đức là
sự giáo dục phù hợp giữa lý trí và tình cảm của cá nhân với nhu cầu đạo đức
của xã hội. Giáo dục cả hai mặt này đều có sự thống nhất với nhau về ý thức.
hành vi con người. Nó là một trong những tiêu chuẩn giá trị cao nhất, được
hình thành tồn tại và sự phát triển như một qui luật tất yếu có ý nghĩa trong
lịch sử xã hội.
-Người làm giáo dục nghĩa vụ đạo đức đã thấy rằng điều quan tâm nhất
đối với người thực hiện nghĩa vụ đạo đức không phải để được xã hội đề cao
tôn sùng để đạt được mục đích cá nhân mà chính là niềm tự hào, niềm tin do
họ đạt được những cống hiến có giá trị đối với xã hội, được xã hội thừa nhận,
là thành quả có giá trị, có ích cho mọi người. Chỉ có trên quan điểm tiến bộ đó
mới hiểu được sâu sắc những hiện tượng đạo đức đã và đang hình thành tồn
tại và phát triển ở thời đại chúng ta hiện nay.
SKKN:Một số giải pháp phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo
đức học sinh THCS Nguyệt Đức trong giai đoạn hiện nay
Đoàn Thị Bảy –Hiệu trưởng trường THCS Nguyệt Đức
6
-Lương tâm và đặc trưng của đời sống đạo đức, là phạm trù có tính phổ
biến làm nên bản chất đạo đức của con người, nên lương tâm tồn tại vĩnh viễn
trong đời sống xã hội.
-Nhờ có lương tâm mà những giá trị đạo đức của con người của xã hội
được bảo tồn và phát triển. Lương tâm làm cho con người hướng tới sự công
bằng và đạo lý.
-Giáo dục lương tâm cho học sinh là giáo dục tính tích cực luôn hướng
tới cái tốt, cái thiện đồng thời giáo dục đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác,
đem lại niềm vui, hạnh phúc cho con người và xã hội. Giáo dục lương tâm cho
học sinh chính là giúp học sinh đánh giá nhìn nhận cả về suy nghĩ, hành vi của
mình cho phù hợp cuộc sống thực tại. Vì thế giáo dục là tính nhân văn phổ
biến nêu trong lịch sử đạo đức nó là một nhu cầu rất quan trọng và cần thiết
trong cuộc sống
1.2 Những ảnh hưởng và tích cực trong kinh tế thị trường và cơ chế
mở cửa trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh
1.2.1.Những ảnh hưởng tích cực.
Cơ chế thị trường và cơ chế mở cửa ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức học
sinh. Do cơ chế thị trường mà đòi hỏi con người năng động sáng tạo tự tìm tòi
để thích ứng với cơ chế mới.
Cơ chế thị trường phát huy và khơi dậy trong học sinh tính tích cực tự
giác, kiên trì khắc phục khó khăn, khát khao vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn
đồng thời cơ chế thị trường tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế nên học
sinh được sự giúp đỡ động viên và tạo điều kiện trong việc giáo dục và rèn
luyện.
1.2.2 Những ảnh hưởng tiêu cực.
-Do cơ chế thị trường, rõ ràng sự phân tầm xã hội giữa người giàu và
người nghèo, giữa chủ và người làm công, các thành phần kinh tế phát triển,
lực lượng xã hội ngày càng phát triển đa dạng đời sống vật chất tinh thần ngày
càng được nâng lên, điều đó dễ cho học sinh, nhất là ở lứa tuổi THCS dễ có
thói quen hưởng thụ, lối sống ích kỷ, hẹp hòi, chỉ biết mình được hưởng thụ,
không nghĩ tới nghĩa vụ của mình đối với xã hội.
-Sự bùng nổ thông tin giúp cho học sinh có những thông tin về học tập
và rèn luyện. Xong thông tin phải có sự lựa chọn và xử lý đúng. Ở lứa tuổi
này nếu không có sự định hướng đúng đắn sẽ dẫn đến học sinh có những xử lý
thông tin sai lệch. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới sự rèn luyện đạo đức cho
học sinh.
1.3 Một số định hướng giáo dục đạo đức học sinh trong giai đoạn
mới
SKKN:Một số giải pháp phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo
đức học sinh THCS Nguyệt Đức trong giai đoạn hiện nay
Đoàn Thị Bảy –Hiệu trưởng trường THCS Nguyệt Đức
7
1.3.1 Mục tiêu của giáo dục phổ thông.
- Là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mĩ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách bản thân con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân. Chuẩn bị
tiếp tục cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham
gia xây dựng và bảo về Tổ quốc.
-Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những thành
quả cao của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông THCS và những
hiểu biết ban đầu về kỹ thuật, lao động hướng nghiệp tiếp tục học lên THPT,
THCN hoặc học nghề, bước vào cuộc sống lao động.
1.3.2 Tính chất nguyên lí giáo dục.
-Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục XHCN có tính dân tộc, khoa
học hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng
-Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với
hành, giáo dục kết hợp với lao đông sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn,
giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội
1.3.3 Nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông
-Nội dung giáo dục phổ thông phải đảm bảo tính phổ thông cơ bản toàn
diện, hướng nghiệp và hệ thống gắn với thực tiến cuộc sống phù hợp với tâm
sinh lý lứa tuổi của học sinh để đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi bậc học cấp
học.
- Giáo dục THCS phải được củng cố phát triển những nội dung đã học
ở tiểu học đảm bảo cho học sinh có những cơ bản về toán, tiếng việt, lịch sử
dân tộc, kiến thức khác về KHXH, KHTN, pháp luật tin học, ngoại ngữ, có
những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.
-Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác
chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
học, bồi dưỡng phương pháp tự học rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn tác động đến tình cảm niềm vui hứng thú cho học sinh.
1.4 Vai trò của sự phối hợp của lực lượng xã hội trong giáo dục nói
chung và giáo dục đạo đức nói riêng cho học sinh THCS trong giai đoạn
mới.
-Kết hợp các lực lượng xã hội là một giải pháp phát huy tiềm năng của
xã hội, nâng cao chất lượng của giáo dục, đạo đức cho học sinh.
-Phương pháp phối hợp các lực lượng xã hội phù hợp thì mới phát huy
được tiềm năng xã hội còn rất phong phú
SKKN:Một số giải pháp phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo
đức học sinh THCS Nguyệt Đức trong giai đoạn hiện nay
Đoàn Thị Bảy –Hiệu trưởng trường THCS Nguyệt Đức
8
-Có phương pháp phối hợp các lực lượng xã hội thỏa đáng sẽ tạo ra sự
thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục thực hiện các chuẩn mực đạo đức của
học sinh.
- Phối hợp trong việc thực hiện mục tiêu nội dung giáo dục chủ yếu với
gia đình với xã hội khi gặp những trường hợp học sinh chưa ngoan.
-Tạo ra sự thống nhất xã hội sẽ góp phẩn tạo ra môi trường xã hội lành
mạnh. Hạn chế những tác động tiêu cực trực tiếp tới qua trình hình thành nhân
cách học sinh.
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN
THỰC TRẠNG VIỆC PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO
DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS NguyÖt Đức
2.1 Một số đặc điểm về môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt
động giáo dục đạo đức và phối hợp các lực lượng xã hội ở trường THCS
Nguyệt Đức
Nguyệt Đức là một xã đồng bằng, hệ thống giao thông đi lại thuận lợi
-Sự nghiệp GD- ĐT được Đảng và nhân dân quan tâm
-Những điều kiện phục vụ cho sự nghiệp giáo dục tương đối đầy đủ.
-Học sinh nhìn chúng ngoan ngoãn, lễ phép chấp hành đúng nội qui của
trường.
-Còn một số học sinh tự ty, chấp nhận sự sắp đặt, chậm vươn lên.
-Việc đấu tranh chống lại các tệ nạn xã hội của nhân dân địa phương
chưa kiên quyết ảnh hưởng tới đạo đức học sinh.
-Một số học sinh chưa xác định rõ mục đích, động cơ học tập, có tư
tưởng trông chờ đợi ,ỷ nại, chưa có ý thức vươn lên.
2.2 Thực trạng phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo
đức cho học sinh ở trường THCS Nguyệt Đức
2.2.1 Nhận định tình hình đạo đức học sinh THCS Nguyệt Đức
-Về tổng thể: học sinh có đạo đức tốt nhiều hơn học sinh có đạo đức yếu
kém.
-Những biểu hiện tốt: Đang có chiều hướng phát triển tốt.
-Những biểu hiện không lành mạnh do tác động tiêu cực gây ra của nền
kinh tế thị trường, sự bùng nổ thông tin của các phương tiện nghe nhìn còn
thiếu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng.
SKKN:Một số giải pháp phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo
đức học sinh THCS Nguyệt Đức trong giai đoạn hiện nay
Đoàn Thị Bảy –Hiệu trưởng trường THCS Nguyệt Đức
9
-Những biểu hiện không lành mạnh như cờ bạc, phim ảnh không lành
mạnh, bỏ học, trốn học….vẫn còn xảy ra.
2.2.2 Ảnh hưởng của các lực lượng giáo dục đến đạo đức học sinh và
nguyên nhân. (Xem các bảng thống kê kèm theo)
Bảng 1
NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG BIỂU HIỆN HÀNH VI ĐẠO ĐỨC
KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HỌC SINH HIỆN NAY.
(Điều tra 200 người)
STT
NỘI DUNG
SỐ CÓ Ý
KIẾN
ĐẠT TỶ
LỆ %
1
Người lớn chưa gương mẫu
65
32,5
2
Tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường
63
31,5
3
Chưa có giải pháp phối hợp với toàn xã hội
60
30,0
4
Gia đình và xã hội buông lòng giáo dục đạo đức
55
27,5
5
Điều hành pháp luật chưa nghiêm minh
53
26,5
6
Những biến đổi về tâm sinh lý của thế hệ trẻ
44
22,0
7
Nhiều đoàn thể xã hội chưa quan tâm dến giáo dục
đạo đức
43
21,5
8
Những biến đổi về tâm sinh lý của thế hệ trẻ
42
21,0
9
Chưa có giả pháp phối hợp phù hợp
41
20,5
10
Quản lý giáo dục của nhà trường chưa chặt chẽ
41
20,5
11
Tác dụng bùng nổ thông tin, phương tiện truyền
thông
40
20,0
12
Quản lý chưa đồng bộ
38
19,0
13
Một số bộ phận thầy cô chưa quan tâm tới giáo dục
đạo đức
35
17,5
14
Nội dung giáo dục chưa thiết thực
30
15,0
15
Đời sống khó khăn
29
14,5
SKKN:Một số giải pháp phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo
đức học sinh THCS Nguyệt Đức trong giai đoạn hiện nay
Đoàn Thị Bảy –Hiệu trưởng trường THCS Nguyệt Đức
10
Bảng 3: ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG CỦA SỰ PHỐI HỢP GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THCS NGUYỆT ĐỨC-YÊN LẠC
STT
MỘT SỐ NÔI DUNG NHẬN ĐỊNH
TỔNG
SỐ
THÔN
Đinh Xá
SL
%
1
Kết hợp chưa thường xuyên
145
40
27,5
2
Còn tổ chức chưa tham gia giáo
dục
140
40
29,6
3
Sự kêt hợp giữa nhà trường xã hội
còn hình thức
105
30
28,5
4
Chưa chủ động phối hợp
98
32
32,6
5
Mới chỉ kết hợp giữa gia đình và
nhà trường
98
32
32,6
6
Chưa thống nhất các hình thức tác
động
95
33
34,7
7
Sự kết hợp có hiệu quả
85
23
8
Chưa thống nhất giải pháp
88
9
Chưa thống nhất mục tiêu
10
THÔN
Xuân Đài
Thôn
Nghinh Tiên
SL
%
60
41
55
40,7
40
38
33
33,6
33
33,6
32
33,6
45
31
45
33
35
33,3
33
33,6
33
33,6
30
31,5
27
30
35,2
32
37,6
28
32
30
34
30
34
80
21
26,2
29
36,2
30
37,5
Chưa thống nhất kế hoạch
80
30
37,5
25
31,2
25
31,2
11
Sự kết hợp chưa có hiệu quả
75
30
40,
25
33,3
20
26,6
12
Sự kết hợp đã được tiến hành
thường xuyên
70
30
42,8
25
35,7
15
21,4
Qua điều tra thực trạng tôi thấy có một số ưu khuyết điểm sau:
Ưu điểm:
-Chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ngày càng tăng lên, nhiều lớp đã
có những biện pháp tích cực trong việc phối hợp giáo dục đạo đức học sinh
trong nhà trường và ngoài xã hội .
SKKN:Một số giải pháp phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo
đức học sinh THCS Nguyệt Đức trong giai đoạn hiện nay
Đoàn Thị Bảy –Hiệu trưởng trường THCS Nguyệt Đức
11
-Học sinh ý thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc hoàn thiện
nhân cách, trở thành người công dân có ích cho đất nước.
-Đặc biệt đối với các lực lượng trong xã hội được quan tâm cùng với
nhà trường tổ chức tốt các hình thức giáo dục đạo đức học sinh.
2.3 Một số tồn tại trong công việc tổ chức phối hợp các lực lượng xã
hội nhằm giáo dục đạo đức học sinh THCS Nguyệt Đức huyện Yên Lạc.
2.3.1. Hệ thống các chuẩn mực giá trị đạo đức cần giáo dục cho học
sinh chưa được thống nhất. Vì vậy mọi hoạt động của các lực lượng trong xã
hội chưa theo một định hướng chung của xã hội.
2.3.2. Nhận thức về mục tiêu giáo dục đạo đức học sinh, về các biện
pháp giáo dục, về các biện pháp phối hợp trong giáo dục của mọi người còn
khác nhau và chưa thống nhất. Điều đó đặt ra cho chúng ta cần có những biện
pháp nhằm nâng cao trình độ sư phạm của mình nhât là các bậc cha mẹ học
sinh.
2.3.3. Các hình thức, biện pháp phối hợp giữa gia đình nhà trường và
các tổ chức xã hội còn đơn giản, chưa được thực hiện thường xuyên. Vì vậy
chưa tạo ra sự thống nhất toàn xã hội. Nhiều lực lượng xã hội còn chưa chủ
động tích cực tham gia cùng nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu giáo
dục thế hệ trẻ và yêu cầu giáo dục đạo đức, tiềm năng của xã hội rất là phong
phú. Vấn đề đặt ra là cần có một cơ chế phối hợp để có thể khai thác tiềm
năng xã hội.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực trạng của việc phối hợp giữa
các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo đức học sinh THCS Nguyệt Đức
huyện Yên Lạc. Chúng tôi mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể thể hiện ở
chương III.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI NHẰM
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THCS TRUNG HÀ TRONG GIAI
ĐOẠN MỚI.
3.1 Giải pháp nhằm xác định thống nhất các mục tiêu nội dung giáo
dục đạo đức học sinh THCS.
-Nâng cao chí khí cách mạng, trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ
nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng thắng.
-Phải có niềm tin vào tập thể.
-Luôn giữ đạo đức cách mạng khiêm tốn giản dị, chống kiêu căng tự
mãn, chống lãng phí sa hoa, thực hành phê bình và tự phê bình, nghiêm túc
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
SKKN:Một số giải pháp phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo
đức học sinh THCS Nguyệt Đức trong giai đoạn hiện nay
Đoàn Thị Bảy –Hiệu trưởng trường THCS Nguyệt Đức
12
3.2 Giải pháp nhằm xác định vai trò, nhiệm vụ, nội dung hoạt động
của giáo dục đạo đức của các thành viên trong trường.
3.2.1. Phát huy thường xuyên vai trò của Hiệu trưởng trong việc tổ chức
chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường.
-Tổ chức cho mọi người, nhất là giáo viên có nội dung phương pháp
giáo dục đạo đức học sinh
-Chủ động các kế hoạch và hướng dẫn thực hiện các kế hoach giáo dục
đạo đức học sinh
-Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm
-Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cụ thể như tổ
chức các hoạt động ngoại khóa , hoạt động ngoài giờ lên lớp , tổ chức chuyên
đề về vấn đề giáo dục đạo đức học sinh, về nghiên cứu học tập pháp luật
( Ảnh trường THCS Nguyệt Đức tổ chức hoạt động dưới cờ tuổi trẻ Yên
lạc nghiên cứu và học tập pháp luật , trong ảnh có các đồng chỉ tỉnh đoàn –
Huyện đoàn về dự )
3.2.2.Xác định vai trò , nhiệm vụ, nội dung hoạt động của giáo viên
chủ nhiệm lớp trong việc liên kết giáo dục đạo đức học sinh
Nhiệm vụ cụ thể của giáo viên chủ nhiệm lớp:
+Nắm vững đường lối quan điểm lý luận giáo dục để vận dụng vào
công tác chủ nhiệm lớp
+ Nắm vững mục tiêu , kế hoạch của trường đề ra
+ Nắm vững cơ cấu tổ chức của nhà trường
+Thiết kế chương trình, kế hoạch giảng dạy, liên kết với các lực lượng
xã hội để giáo dục đạo đức học sinh. Lập kế hoạch chủ nhiệm chi tiết từng
tuần, từng tháng, từng kỳ.
+ Giáo viên chủ nhiệm dạy tốt môn học phân công dạy các lớp.
3.2.3. Những biện pháp để phát huy sức mạnh của các thành viên
trong nhà trường để giáo dục đạo đức học sinh
Xác định rõ nhiệm vụ của từng thành viên trong trường: Hiệu trưởng,P.
Hiệu phó, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, tổng phụ trách đội, giáo
viên, hội cha mẹ học sinh và các thành viên khác cùng tham gia giáo dục đạo
đức học sinh
-Phát động thi đua, kịp thời tuyên dương tập thể cá nhân trong giờ chào
cờ tổng kết thi đua từng tuần, từng tháng ở mỗi lớp
SKKN:Một số giải pháp phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo
đức học sinh THCS Nguyệt Đức trong giai đoạn hiện nay
Đoàn Thị Bảy –Hiệu trưởng trường THCS Nguyệt Đức
13
3.3. Giải pháp phối hợp các lực lượng xã hội để giáo dục đạo đức
học sinh ở trường THCS Nguyệt Đức giai đoạn mới.
3.3.1. Phương pháp phối hợp nhà trường với gia đình của giáo viên
chủ nhiệm lớp.
-Gia đình chủ động liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, nắm vững mục tiêu
nội dung học tập của học sinh.
-Định kỳ triệu tập toàn thể CMHS lớp chủ nhiệm.
-Thông qua sổ quản lý học sinh, trong sổ nên ít nhất có 3 lực lượng
nhận xét đánh giá học sinh (gia đình, cộng đồng)
-Liên hệ qua thư từ điện thoại. Đây là hình thức cần thiết song chỉ áp
dụng khi có vấn đề đột xuất cần trao đổi.
3.3.2 Thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp, đổi mới phương pháp
giáo dục với nhà trường, với chi hội cha mẹ học sinh nhằm phát huy ảnh
hưởng của hội cha mẹ học sinh.
-Chức năng nhiệm vụ của hội cha mẹ học sinh
+Hội cha mẹ học sinh là người tập hợp sự đóng góp về mọi mặt của gia
đình học sinh bao gồm tài lực, trí tuệ. Đồng thời là người góp phần tổ chức
các hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.
+Đề xuất phương pháp kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với hội cha
mẹ học sinh trong hoạt động giáo dục học sinh.
-Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường báo cáo nhiệm vụ kế hoạch
năm học nêu ra những yêu cầu đối với gia đình và hội cha mẹ học sinh
3.3.3. Phương pháp phối hợp với cộng đồng nơi ở của các gia đình
học sinh nhằm xây dựng môi trường và phát huy tác dụng của cộng đồng
xã hội trong giáo dục đạo đức.
-Lập kế hoạch công tác phối hợp quản lý giáo viên chủ nhiệm với đại
diện của cộng đồng để xác định mục tiêu và kế hoạch phối hợp.
- Phối hợp với cộng đồng để nắm bắt tình hình học sinh.
- Phối hợp giáo dục học sinh
3.3.4. Phương pháp phối hợp giữa nhà trường và khu dân cư của
cha mẹ học sinh sống và lao động sản xuất.
Nội dung phối hợp
+Ủng hộ những chủ trương kế hoạch đề ra đúng đắn của nhà trường tác
động đến CMHS, hình thành dư luận cần thiết cho việc hình thành các biện
pháp giáo dục.
SKKN:Một số giải pháp phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo
đức học sinh THCS Nguyệt Đức trong giai đoạn hiện nay
Đoàn Thị Bảy –Hiệu trưởng trường THCS Nguyệt Đức
14
+Phối hợp nhà trường chăm sóc các trẻ em nghèo, HS diện chính sách,
học sinh năng khiếu
3.3.5 Liên kết các lực lượng xã hội khác nhằm phát huy tiềm năng xã
hội trong quá trình thực hiện các mục tiêu , nội dung tạo ra các phong trào
giáo dục đạo đúc
Nguyên tắc cơ bản để xác định rõ các lực lượng trong xã hội là phát
huy, tận dụng sức mạnh tổng hợp mọi nguồn lực, thu hút mọi người nhằm
biến hoạt động giáo dục học sinh thành nhiệm vụ của toàn dân.
3.3.6 Những biện pháp phối hợp các lực lượng xã hội để giáo dục
học sinh THCS
-Hiệu trưởng tổ chức thường xuyên công tác tuyên truyền vận động các
lực lượng xã hội tham gia giáo dục đạo đức học sinh thông qua giáo dục hoạt
động chung của toàn trường.
-Nhà trường chủ động tham mưu các lực lượng xã hội về kế hoạch phối
hợp và hành động, đề xuất nội dung và những việc làm cụ thể
-Đẩy mạnh phong trào thi đua, xây dựng trường học thân thiện, xây
dựng điển hình trong việc giáo dục đạo đức học sinh và kết hợp các lực lượng
tham gia thực hiện mục tiêu giáo dục.
Trên đây là một số giải pháp mà chúng tôi đưa ra nhằm giáo dục đạo
đức học sinh ở trường THCS Nguyệt Đức huyện Yên Lạc nhằm phối hợp các
lực lượng xã hội giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Nguyệt Đức góp
phần thực hiện mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới.
KẾT QUẢ : Trong các năm gần đây trường THCS Nguyệt Đức đã phối
hợp các lực lượng xã hội cùng vào cuộc trong việc giáo dục đạo đức học sinh,
nên chất lượng đạo đức của học sinh trường THCS Nguyệt Đức đã có chuyển
biến rõ nét cụ thể :
Xếp loại hai mặt chất lượng từ năm 2008-2013
Năm học
2008-2009
2009-2010
2010-2011
2011-2012
Hạnh kiểm
T.
Số
HS
SL
467
400
467
469
461
Tốt
Khá
%
TB
SL
%
86
67
14.3
400
86
67
13.3
421
89,8
48
10,2
427
92.6
34
7.4
SL
Yếu
%
SL
%
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
SKKN:Một số giải pháp phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo
đức học sinh THCS Nguyệt Đức trong giai đoạn hiện nay
Đoàn Thị Bảy –Hiệu trưởng trường THCS Nguyệt Đức
15
2012-2013
391
369
94
22
5,62
0
0
0
0
Kết quả các cuộc thi và các sân chơi trí tuệ
Cấp quốc gia : Đạt01 giải ba học sinh thi vận dụng kiến thức để giải quyết
một tình huống
01 giải KK thi giáo án tích hợp môn hóa
Cấp tỉnh
-Thi KHTN khối 8 đạt : 02 giải ba cấp tỉnh
-Thi giải quyết tình huống liên môn học sinh lớp 9: 01 giải nhì cấp tỉnh
-Thi giáo án theo chủ đề tích hợp: Đạt 01 giải nhì cấp tỉnh môn Hóa ,01 giải
ba môn công nghệ ,02 giải KKmôn Văn ,Toán .
- Thi TDTT: 01 huy chương vàng nhảy xa nữ
Cấp huyện
-Thi giao lưu HSG khối 6,7,8 :
Khối 6 :03 giải :( 02 giải ba , 01 KK môn văn)
Khối 7: 03 giải :(01 giải ba môn Toán , 02 giải KKmôn Văn ,Anh )
Khối 8 : 05 giải KK(01Toán,01Lý,01Văn,02 Anh )
TDTT :02 giải nhất nhảy xa nam, cầu lông đơn nữ
05 giải nhì (cầu lông đôi nữ,đá cầu đơn nữ,ném bóng nữ,chạy 100m
nữ,chạy 100m nam)
01 giải ba nhảy xa nữ
-Thi tuyên truyền giới thiệu sách : Đạt giải nhất.
-Thi TDTTGV : đạt giải ba bóng chuyền nữ
-Thi Chủ tịch công đoàn cơ sở :Đạt giải KK
-Thi thư viện : Đạt KK
Thi tuyên truyền và giới thiệu sách : Đạt giải nhất huyện
Thi bóng chuyền GV : Giải ba bóng chuyền nữ
Thi TDTT học sinh : 01 huy chương vàng, 02 nhất huyện , 06 giải nhì
huyện,01 giải ba
Ngoài ra GVCN phối kết hợp với đoàn đội làm tốt các hoạt động ngoại khóa
như thi tìm hiểu pháp luật, giao thông,luật xử lý hành chính, tổ chức ngày đọc
sách, thi giới thiệu sách do huyện đoàn kết hợp Phòng GD tổ chức đạt giải
nhất cấp huyện
-Triển khai 6 nội dung của kế hoạch xây dựng trường học thân thiện học sinh
tích cực: TDTT, giao lưu văn nghệ với HS tật nguyền thành phố Hà nội, phỏt
quà cho học sinh cú hoàn cảnh khú khăn vào dịp tết nguyờn đỏn, tổ chức các
trò chơi dân gian trong các giờ ra chơi, trong tổ chức HĐNG.
+Thực hiện đưa lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, lồng ghép kỹ năng
sống và bảo vệ môi trường trong các bài dạy
-HS , GV tham gia nhiệt tình công tác quyên góp tình thương như quỹ vì
người nghèo, quỹ hỗ trợ bão lụt, xõy dựng quỹ khuyến học ,quỹ vỡ trẻ em tàn
SKKN:Một số giải pháp phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo
đức học sinh THCS Nguyệt Đức trong giai đoạn hiện nay
Đoàn Thị Bảy –Hiệu trưởng trường THCS Nguyệt Đức
16
tật của địa phương , mua tăm tre ủng hộ người mù huyện Yên lạc, Kết hợp
với đoàn xã Tham gia lao động công ích như chăm sóc cây cảnh nghĩa trang
liệt sỹ xã, làm vệ sinh môi trường xung quanh trường lớp, khu dân cư,làm cỏ
sân vận động xã.Tổ chức tuần lế GD cho mọi người, Gd an toàn giao thông ,
GD pháp luật dưới cờ
Kết quả cuối năm 203-2014 số học sinh xếp loại hạnh kiểm
Loại tốt :421 học sinh đạt 89,8%; loại khá 48 đạt 10,2%
Không có học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình , không có học sinh xếp loại
hạnh kiểm yếu ,không có học sinh mắc các tai tệ nạn xã hội
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1.Kết luận
Giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS là một quá trình biến đổi và
rất phức tạp diễn ra trong thời gian dài, đòi hỏi có sự tham gia của toàn xã hội.
Hiệu quả của giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức học sinh nói riêng phụ
thuộc rất nhiều điều kiện. Điều kiện kinh tế xã hội, trình độ văn hóa nhận
thức, trình độ dân trí, công tác quản lý xã hội về mọi mặt.
Mục tiêu của đề tài là tìm những giải pháp nhằm xây dựng một môi
trường giáo dục thuận lợi nhằm tạo sự thống nhất tác động thực hiện những
chuẩn mực giá trị đạo đức xã hội. Do vậy mục tiêu giáo dục đạo đức là rất đa
dạng, phản ánh tổng hòa các mối quan hệ đạo đức giữa con người với tự
nhiện, xã hội giữa con người với nhau, với chính bản thân mình. Chính vì thế
mà nội dung phương pháp và hình thức tổ chức công tác giáo dục đạo đức
cũng trở nên phong phú và đa dạng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy bằng phương pháp giáo dục
trong và ngoài nhà trường cùng với sự tự giáo dục của học sinh, có thể biến
những nguyên tắc yêu cầu, chuẩn mực giá trị đạo đức thành lý trí, tình cảm.
Các ứng xử thành phẩm chất đạo đức nhân văn của từng học sinh, từng bước
chuẩn bị cho các em có những phẩm chất cần thiết để tham gia các hoạt động
xã hội hòa nhập cuộc sống.
Phối hợp với lực lượng xã hội để giáo dục đạo đức học sinh THCS là
một đòi hỏi cần thiết, tạo ra môi trường xã hội lành mạnh thống nhất mục tiêu
giáo dục nâng cao chất lượng toàn diện và chất lượng giáo dục đạo đức học
sinh
Đất nước đang trên con đường đổi mới. Việc phát huy nguồn lực con
người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của công cuộc xây
dựng đất nước. Chính vì vậy giáo dục đạo đức học sinh đang được những nhà
giáo dục quan tâm. Chỉ có con đường giáo dục mới đào tạo cho đất nước
những con người có đủ phẩm chất năng lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
SKKN:Một số giải pháp phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo
đức học sinh THCS Nguyệt Đức trong giai đoạn hiện nay
Đoàn Thị Bảy –Hiệu trưởng trường THCS Nguyệt Đức
17
2.Đề xuất:
Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn công tác giáo dục đạo đức học sinh
THCS Nguyệt Đức và việc phối hợp các lực lượng xã hôi trong việc giáo dục
đạo đức học sinh chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:
*Đối với Sở GD-ĐT và Phòng GD: Chỉ đạo các trường thống
nhất về chương trình nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức học sinh.
Có kế hoạch, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ, năng lực tổ chức công
tác giáo dục đạo đức học sinh cho cán bộ quản lý và giáo viên.
*Đối với các trường THCS
Lãnh đạo nhà trường cần xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức học
sinh, việc phối hợp với các lực lượng xã hội giáo dục học sinh cần đưa vào
thành chuyên đề được bàn bạc trong hội nghị cán bộ công chức đầu năm học,
phải luôn đổi mới các hình thức hoạt động giáo dục để giáo dục đạo đức học
sinh tránh nhàm chán, tạo ra không khí vui tươi lành mạnh.
Có cơ chế kinh phí hợp lý về những điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị kỹ
thuật cần thiết để đảm bảo cho hoạt động giáo dục đạo đức học sinh
Nguyệt Đức,ngày 15 tháng 10 năm 2014
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Người viết sáng kiến
Đoàn Thị Bảy
SKKN:Một số giải pháp phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo
đức học sinh THCS Nguyệt Đức trong giai đoạn hiện nay
Đoàn Thị Bảy –Hiệu trưởng trường THCS Nguyệt Đức
18
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nghị quyết IV- Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII; Nghị
quyết TW II khóa VIII.
2.Luật giáo dục 2005
4.Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy Giáo dục công dân, dạy hoạt
động ngoài giờ lên lớp – Tiến sĩ Hà Nhật Thăng, TS Nguyễn Dục Quang
6.Bài giảng quản lý giáo dục trong mối quan hệ cộng đồng – xã
hội của thạc sĩ Nguyễn Thị Minh – Trường cán bộ quản lý GD&ĐT
7.Bài giảng “Xã hội hóa giáo dục và huy động cộng đồng tham gia xây
dựng sự nghiệp hóa giáo dục và đào tạo” của tiến sĩ Đặng Xuân Hải –
Trường quản lí cán bộ GD&ĐT.
8.Bài giảng “Một số vấn đề về tâm lý học trong quản lý hành chính nhà
nước và trong quản lý giáo dục” của tiến sĩ Nguyễn Thị Hiền và nghiên cứu
sinh Tạ Hoàng Oanh.
……………………………………………………
SKKN:Một số giải pháp phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo
đức học sinh THCS Nguyệt Đức trong giai đoạn hiện nay
Đoàn Thị Bảy –Hiệu trưởng trường THCS Nguyệt Đức
19
PHỤ LỤC III
Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm đầu năm:
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI NHẰM
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THCS TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY”
SKKN:Một số giải pháp phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo
đức học sinh THCS Nguyệt Đức trong giai đoạn hiện nay
Đoàn Thị Bảy –Hiệu trưởng trường THCS Nguyệt Đức
20