Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả của phép biện chứng duy vật, vận dụng cặp phạm trù này trong việc tìm hiểu vấn đề tình trạng thất nghiệp của sinh viên việt n

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.55 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH


BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI:
CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG
DUY VẬT . VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NÀY TRONG VIÊC
̣ TÌM HIỂU
VẤN ĐỀ: THẤT NGHIÊP
̣ CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIÊN
̣ NAY

LỚP L15 --- NHÓM 14 --- HK 211
NGÀY NỘP ………………
Giảng viên hướng dẫn: An Thị Ngọc Trinh
Sinh viên thực hiện

Mã số sinh viên

CÙ QUỐC TUẤN

2014936

LÊ MINH TUẤN(nhóm trưởng)

2012337

NGUYỄN VĂN THANH TÙNG

2015001



PHẠM VĂN VIỄN

1915899

VŨ QUỐC VIỆT

2015052

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021

Điểm số


ĐỀ TÀI: CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ CỦA PHÉP BIỆN
CHỨNG DUY VẬT . VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NÀY TRONG VIÊC
̣ TÌM
HIỂU VẤN ĐỀ: THẤT NGHIÊP
̣ CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIÊN
̣ NAY
MỤC LỤC

I.

PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................2
1.

Lý do chọn đề tài............................................................................................2

2.


Tính cấp thiết..................................................................................................3

3.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài với thực tiễn..........................................3

II.

PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................3
CHƯƠNG 1 . CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ CỦA PHÉP
BIỆN CHỨNG DUY VẬT......................................................................................3
1.1.

Khái niêm.................................................................................................3
̣

1.2.

Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có:...........4

1.3.

Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả...............................5

1.4.

Ý nghĩa phương pháp luâ ̣n că ̣p phạm trù nguyên nhân – kết quả.......7

CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NÀY TRONG VIÊC

̣ TÌM HIỂU
TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY.........................7
2.1.

Khái quát về tình trạng thất nghiệp của sinh viên hiện nay.................7

2.2.

Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp của sinh viên hiện nay.........8

2.3.

Hệ quả của tình trạng thất nghiệp của sinh viên hiện nay..................11

2.4.

Giải pháp khắc phục tình trạng thất nghiêp̣ của sinh viên hiêṇ nay. 12

III.

KẾT LUẬN......................................................................................................14

IV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................14

1


I.


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Phép biện chứng duy vật là một bộ phận lý luận cơ bản hợp thành thế giới quan và
phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin, là “khoa học về mối liên hệ phổ
biến”, là “khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự
nhiên, của xã hội loài người và của tư duy” và cũng là lý luận nhận thức khoa học.
Trong phép biện chứng duy vật thì các cặp phạm trù cơ bản là một trong những nội
dung cơ bản quan trọng giúp con người định hướng, nhận thức đúng đắn về các hành
vi trong xã hội. Và trong đó phép biện ngun nhân - kết quả đóng vai trị quan trọng
để giải thích các vấn đề trong xã hội. Chẳng hạn dùng cặp phạm trù nguyên nhân - kết
quả để giải thích hiện tượng thất nghiệp của sinh viên Việt Nam hiện nay. Như vậy
nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên? Và tình trạng ấy sẽ ảnh
hưởng thế nào đến kinh tế, đời sống con người và xã hội? Vì để giải đáp những thắc
mắc trên nhóm đã chọn đề tài “ Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả của phép biện
chứng duy vật, vận dụng cặp phạm trù này trong việc tìm hiểu vấn đề: tình trạng thất
nghiệp của sinh viên Việt Nam hiện nay”.
2. Tính cấp thiết
Tình trạng thất nghiệp của sinh viên Việt Nam hiện nay là một vấn đề cấp bách. Điều
đó làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế của bản thân người thất nghiệp, làm cho
thu nhập của họ giảm sút ,kỹ năng chun mơn bị xói mòn, niềm tin đối với cuộc sống
suy giảm và tâm trạng u uất. Cịn đối với xã hội ,tình trạng thất nghiệp cũng là một chi
phí mà xã hội phải gánh chịu.Thất nghiệp càng nhiều, giá phải trả càng lớn. Những
khoản chi phí như: Chính phủ phải có khoản chi về trợ cấp người thất nghiệp, khoản
thu từ thuế thu nhập cho ngân sách giảm sút, nguồn lực lao động bị lãng phí dẫn đến
sản lượng giảm sút. Ngồi ra, thất nghiệp còn làm cho các tệ nạn xã hội gia tăng ,gây
tổn thương về mặt tâm lý và niềm tin của của sinh viên.

3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài với thực tiễn

2


Giúp chúng ta đưa ra cái nhìn đúng nhất về nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất
nghiệp của sinh viên hiện nay. Từ đó định hướng chúng ta khắc phục và điều chỉnh để
trình trạng thất nghiệp giảm xuống. Đặc biệt là giúp cho sinh viên biết mình cần những
hành trang nào để thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm. Thơng qua đó thì kinh tế và
xã hội nước nhà sẽ càng ngày phát triển hơn.
II.

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 . CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ CỦA PHÉP
BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1.1.

Khái niêm
̣

Phạm trù nguyên nhân và kết quả phản ánh mối quan hệ hình thành của các sự vật,
hiện tượng trong hiện thực khách quan.
1.1.1.

Phạm trù nguyên nhân

Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc
giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó
1.1.2.

Phạm trù kết quả


Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra
Ví dụ: khơng phải nguồn điện là nguyên nhân làm bóng đèn phát sáng mà chỉ là tương
tác của dòng điện với dây dẫn (trong trường hợp này, với dây tóc của bóng đèn) mới
thực sự là nguyên nhân làm cho bóng đèn phát sáng. Cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô
sản và giai cấp tư sản là nguyên nhân đưa đến kết quả là cuộc cách mạng vô sản nổ ra.
Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và nguyên nhân với điều kiện. Nguyên cớ
và điều kiện không sinh ra kết quả, mặc dù nó xuất hiện cùng với ngun nhân. Thí dụ
chất xúc tác chỉ là điều kiện để các chất hoá học tác động lẫn nhau tạo nên phản ứng
hoá học.

1.2.

Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có:
3


- Tính khách quan thể hiện ở chỗ: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự
vật, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Dù con người biết hay khơng biết, thì
các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định.
Con người chỉ phản ánh vào trong đầu óc mình những tác động và những biến đổi, tức
là mối liên hệ nhân quả của hiện thực, chứ không sáng tạo ra mối liên hệ nhân quả của
hiện thực từ trong đầu mình. Quan điểm duy tâm không thừa nhận mối liên hệ nhân
quả tồn tại khách quan trong bản thân sự vật. Họ cho rằng, mối liên hệ nhân quả là do
Thượng đế sinh ra hoặc do cảm giác con người quy định.
- Tính phổ biến thể hiện ở chỗ: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội
đều có ngun nhân nhất định gây ra. Khơng có hiện tượng nào khơng có ngun
nhân, chỉ có điều là ngun nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thơi. Khơng nên
đồng nhất vấn đề nhận thức của con người về mối liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại

của mối liên hệ đó trong hiện thực.
- Tính tất yếu thể hiện ở chỗ: cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện
giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau. Tuy nhiên trong thực tế khơng thể có sự vật
nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hồn tồn giống nhau. Do vậy tính tất
yếu của mối liên hệ nhân quả trên thực tế phải được hiểu là: Nguyên nhân tác động
trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng
gây ra càng giống nhau bấy nhiêu.
Thí dụ: Để có kết quả của những lần bắn tên trúng đích thì các yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình bắn tên của xạ thủ phải giống nhau.
1.3.
1.3.1.

Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân sinh ra kết quả, xuất hiện trước kết quả

Tuy nhiên không phải hai hiện tượng nào nối tiếp nhau về mặt thời gian cũng là quan
hệ nhân quả. Thí dụ, ngày kế tiếp đêm, mùa hè kế tiếp mùa xuân, sấm kế tiếp chớp,
v.v., nhưng không phải đêm là nguyên nhân của ngày, mùa xuân là nguyên nhân của
mùa hè, chớp là nguyên nhân của sấm, v.v.. Cái phân biệt quan hệ nhân quả với quan
hệ kế tiếp về mặt thời gian là ở chỗ nguyên nhân và kết quả có quan hệ sản sinh ra
nhau. Nguyên nhân của ngày và đêm là do sự quay của trái đất quanh trục Bắc - Nam
của nó, nên ánh sáng mặt trời chỉ chiếu sáng được phần bề mặt trái đất hướng về phía
4


mặt trời. Nguyên nhân của các mùa trong năm là do trái đất, khi chuyển động trên quỹ
đạo, trục của nó bao giờ cũng có độ nghiêng khơng đổi và hướng về một phía, nên hai
nửa cầu Bắc và Nam luân phiên chúc ngả về phía mặt trời, sinh ra các mùa. Sấm và
chớp đều do sự phóng điện giữa hai đám mây tích điện trái dấu sinh ra. Nhưng vì vận
tốc ánh sáng truyền trong khơng gian nhanh hơn vận tốc tiếng động, do vậy chúng ta

thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm. Như vậy không phải chớp sinh ra sấm.
Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, bởi vì nó cịn phụ thuộc vào nhiều điều kiện
và hồn cảnh khác nhau. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Thí dụ,
nguyên nhân của mất mùa có thể do hạn hán, có thể do lũ lụt, có thể do sâu bệnh, có
thể do chăm bón khơng đúng kỹ thuật, v.v.. Mặt khác, một ngun nhân trong những
điều kiện khác nhau cũng có thể sinh ra những kết quả khác nhau. Thí dụ, chặt phá
rừng có thể sẽ gây ra nhiều hậu quả như lũ lụt, hạn hán, thay đổi khí hậu của cả một
vùng, tiêu diệt một số loài sinh vật, v.v., nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác
động cùng chiều trong một sự vật thì chúng sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều đến sự hình
thành kết quả, làm cho kết quả xuất hiện nhanh hơn. Ngược lại nếu những nguyên
nhân tác động đồng thời theo các hướng khác nhau, thì sẽ cản trở tác dụng của nhau,
thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau. Điều đó sẽ ngăn cản sự xuất hiện của kết quả. Do
vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải phân tích vai trị của từng loại ngun nhân, để
có thể chủ động tạo ra điều kiện thuận lợi cho những nguyên nhân quy định sự xuất
hiện của kết quả (mà con người mong muốn) phát huy tác dụng. Thí dụ, trong nền kinh
tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay, mỗi thành phần kinh tế đều có vị trí nhất định đối với việc phát triển
nền kinh tế chung. Các thành phần kinh tế vừa tác động hỗ trợ nhau, vừa mâu thuẫn
nhau, thậm chí cịn cản trở nhau phát triển. Muốn phát huy được tác dụng của các
thành phần kinh tế để phát triển sản xuất, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng
bằng, dân chủ, văn minh, thì phải tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đều có điều
kiện phát triển, trong đó thành phần kinh tế nhà nước phải đủ sức giữ vai trò chủ đạo,
hướng các thành phần kinh tế khác hoạt động theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phải
tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế bằng luật pháp, chính
sách, v.v. thích hợp. Nếu khơng như vậy, nền kinh tế sẽ trở nên hỗn loạn và năng lực

5


sản xuất của các thành phần kinh tế có thể triệt tiêu lẫn nhau. Do vậy phải tìm hiểu kỹ

vị trí, vai trị của từng ngun nhân.
1.3.2.

Ngun nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau

Điều này có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên
nhân, nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại. Vì vậy, Ph.Ăngghen
nhận xét rằng: Nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên
nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định. Nhưng một
khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với
tồn bộ thế giới, thì những khái niệm ấy lại gắn với nhau trong một khái niệm về sự
tác động qua lại một cách phổ biến, trong đó ngun nhân và kết quả ln thay đổi vị
trí cho nhau. Chuỗi nhân quả là vơ cùng, khơng có bắt đầu và khơng có kết thúc. Một
hiện tượng nào đấy được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở trong một
quan hệ xác định cụ thể. Trong những quan hệ xác định, kết quả do nguyên nhân sinh
ra, nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân. Sự
ảnh hưởng đó có thể diễn ra theo hai hướng: Thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân
(hướng tích cực), hoặc cản trở sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tiêu cực). Thí dụ,
trình độ dân trí thấp do kinh tế kém phát triển, ít đầu tư cho giáo dục. Nhưng dân trí
thấp lại là nhân tố cản trở việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vì vậy
lại kìm hãm sản xuất phát triển. Ngược lại, trình độ dân trí cao là kết quả của chính
sách phát triển kinh tế và giáo dục đúng đắn. Đến lượt nó, dân trí cao lại tác động tích
cực đến sự phát triển kinh tế và giáo dục.
1.4.

Ý nghĩa phương pháp luâ ̣n că ̣p phạm trù nguyên nhân – kết quả.

-Thứ nhất, nếu bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân của nó và do
nguyên nhân quyết định, thì để nhận thức được sự vật, hiện tượng ấy nhất thiết phải
tìm ra nguyên nhân xuất hiện của nó; muốn loại bỏ một sự vật, hiện tượng nào đó

khơng cần thiết, thì phải loại bỏ ngun nhân sinh ra nó.
-Thứ hai, xét về mặt thời gian, nguyên nhân có trước kết quả nên khi tìm ngun nhân
của một sự vật, hiện tượng cần tìm ở các sự vật, sự kiện, mối liên hệ đã xảy ra trước
khi sự vật, hiện tượng xuất hiện. Trong thời gian hoặc trong mối quan hệ nào đó, vì
ngun nhân và kết quả có thể đổi chổ cho nhau, chuyển hóa lẫn nhau nên để nhận
6


thức được tác dụng của một sự vật, hiện tượng và để xác định phương hướng đúng cho
hoạt động thực tiễn, cần nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó trong mối quan hệ mà nó
giữ vai trị là kết quả, cũng như trong mối quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân,
sản sinh ra những kết quả nhất định.
-Thứ ba, một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và quyết định,
nên khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó khơng vội kết luận về nguyên nhân nào đã
sinh ra nó; khi muốn gây ra một sự vật, hiện tượng có ích trong thực tiễn cần phải lựa
chọn phương pháp thích hợp nhất với điều kiện, hồn cảnh cụ thể chứu khơng nên rập
khn theo phương pháp cũ. Trong số các nguyên nhân sinh ra một sự vật, hiện tượng
có nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong và nguyên
nhân bên ngoài, nên trong nhận thức và hành động cần dựa vào nguyên nhân chủ yếu
và nguyên nhân bên trong.
CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NÀY TRONG VIÊC
̣ TÌM HIỂU
TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
2.1.

Khái quát về tình trạng thất nghiệp của sinh viên hiện nay

 Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với hơn 63 triệu người (chiếm 69,5%
dân số) trong độ tuổi lao động, mang lại nhiều lợi thế về nguồn nhân lực cho phát triển
kinh tế - xã hội. Đất nước ta có chính sách mở cửa giao lưu hợp tác với các nước khu

vực cũng như các nước trên thế giới kinh tế chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần 
tự do cạnh tranh phát triển đã phát huy rất nhiều mặt tích cực . Mặt tích cực đáng chú ý
là sự cố gắng vươn lên của các thanh niên mới để có thể đáp ứng được những u cầu
địi hỏi của cơng việc sự mở rộng và phát triển kinh tế thị trường thực sự đã mang lại
những cơ hội việc làm cho sinh viên có khả năng năng lực linh hoạt Ngân không phải
mọi sinh viên in ra trường đều có việc làm và đây là là một vấn đề đề được quan tâm
của xã hội.
Hiện nay, trên cả nước có 412 trường Đại học, Cao đẳng, trung bình mỗi tỉnh, thành
phố có khoảng 6,6 trường Đại học, Cao đẳng. Cả nước có khoảng 2,2 triệu sinh viên
trong tổng dân số 95 triệu dân, cao hơn cả các quốc gia phát triển. Nhưng bên cạnh đó
con số mới nhất theo kết quả từ nguồn tin internet cho thấy tỉ lệ thất nghiệp và làm trái
ngành của sinh viên ra trường hiên nay là 80% năm 2019 .
7


Bên cạnh những sinh viên có đủ  những những yêu cầu mà nhà tuyển dụng địi hỏi
hoặc những người có người thân ăn xin hộ , bộ thì cịn lại pahir chật vật chạy đi chạy
lại lại với các trung tâm tìm việc làm. Cũng phải nói thêm rằng chính dựa vào sự khan
hiếm của việc làm này trung tâm giới thiệu việc làm “ma” đã mọc lên vài bữa để thu
tiền lệ phí tiền mua giới việc làm rồi biến mất hoặc một số sinh viên in ra trường chấp
nhận việc làm trái ngành.
2.2.
2.2.1.

Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp của sinh viên hiện nay
Khơng có định hướng nghề nghiệp trước khi học :

Ở Việt Nam, việc chọn nghề phụ thuộc phần lớn vào quyết định của cha mẹ. Với tâm
lý luôn muốn che chở cho con cái, các bậc phụ huynh thường hướng đến những ngành
nghề “an toàn”, mang lại danh tiếng như kỹ sư, bác sĩ… và con cái cũng bị động

không biết phụ huynh chọn học ngành gì? Mặt khác, xu hướng thị trường cũng là điều
đáng nói. Một số bạn trẻ cũng có xu hướng theo kịp vịng bạn bè với nghề “truyền
lửa”, nhưng đó không phải là do tâm huyết và chuyên môn của họ. Định vị bản thân,
khơng biết mình thích gì, có thể làm gì trong tương lai, thuận lợi và khó khăn là gì?
Nếu khơng biết định hướng và lựa chọn đúng chuyên ngành, học sinh sẽ dẫn đến chán
nản, học kém, thiếu hứng thú và nhiệt huyết,....
2.2.2.

Sinh viên ra trường thiếu kỹ năng làm việc :

Nhiều công ty lớn cho biết: “Các kỹ năng của sinh viên mới ra trường vẫn chưa được
hình thành, nếu khơng muốn nói là khơng tồn tại”. Sinh viên tốt nghiệp ngày nay có
kiến thức nhưng thiếu kỹ năng, đặc biệt là những kỹ năng cần thiết cho cơng việc.
Cũng có bạn trẻ cho rằng nhà tuyển dụng chỉ cần tuyển những người có năng lực
chun mơn, thành thạo vi tính, ngoại ngữ A, B, C... Vì vậy, các bạn đều tranh nhau
học lấy bằng này, khóa nọ, Nhưng bạn khơng biết, các chủ doanh nghiệp, cơng ty, đặc
biệt là các cơng ty nước ngồi luôn chú trọng đến khả năng làm việc, khả năng giao
tiếp, khả năng ứng xử, khả năng làm việc nhóm, khả năng hoạch định mục tiêu và xử
lý nhanh các khó khăn trong trường hợp khẩn cấp...
Tuy nhiên, q trình tìm kiếm việc làm khơng hề dễ dàng. Ngoại trừ một số bạn nổi
tiếng hơn hoặc được bố mẹ tin tưởng giao phó, thì hầu hết các bạn vẫn cịn q thụ
động trong q trình tìm việc. Bạn khơng tự tin vào bản thân, thiếu nghị lực và dũng
8


khí để đối mặt với khó khăn, thậm chí khơng biết mình thích làm gì và thích làm cơng
việc này như thế nào. Bạn không biết rằng trong một môi trường làm việc năng động
và cạnh tranh cao thì việc có kỹ năng giao tiếp, đàm phán, ăn nói và quản lý thời gian
tốt quả thực là yếu tố quyết định giúp bạn. Bạn khác biệt và hiệu quả.
2.2.3.


Chất lượng đào tạo chưa thực sự gắn với nhu cầu xã hội :

Trước đây, mặc dù chính phủ đầu tư rất nhiều tiền cho các trường đại học quốc gia
nhưng kết quả không khả quan khi số sinh viên ra trường vẫn thất nghiệp. Ngồi ra,
việc xã hội hóa giáo dục cho phép nhiều trường đại học tư thục được mở ra để kích
thích sự cạnh tranh giữa trường cơng và trường tư. Tuy nhiên, cũng không đặt nhiều
hy vọng vào kết quả này, vì các trường đại học tư nhân vì lợi nhuận chỉ cấp bằng chứ
khơng hề canh cánh “đúng sai”. Hai cải tiến này đã dẫn đến một số lượng lớn sinh viên
tốt nghiệp khơng có đủ kỹ năng để tham gia vào cơng việc cơng nghiệp. Ngồi ra,
thành tích giáo dục ở cấp học thấp hơn đang được nâng lên cấp học cao hơn khiến các
nhà giáo dục tạo ra những sản phẩm không đủ chất lượng mà không quan tâm đến hậu
quả mà người học và xã hội phải gánh chịu, dẫn đến hậu quả đầu ra của nguồn nhân
lực nước ta yếu. Hệ thống giáo dục của Việt Nam ngày càng lạc hậu.
Một nguyên nhân khác là do các trường đại học, cao đẳng còn xem nhẹ phần thực
hành mà quá đặt nặng lý thuyết. Ngồi ra, cịn do chương trình đào tạo ở các trường
vẫn theo lối tư duy cũ, thiếu thực tế, cơ sở vật chất nghèo nàn…
2.2.4.

Trình độ ngoại ngữ vẫn cịn nhiều hạn chế:

Chúng ta đều biết tiếng Anh được xem như là tấm vé thông hành trong tất cả mọi
ngành nghề trong thời kỳ hiện đại. Thực ra, hầu hết sinh viên ở các trường đại học đều
được học tiếng Anh, nhưng chính thái độ học thụ động, khơng áp dụng thực tế thì khi
ra trường, phương thức dạy và học tiếng Anh tại nhiều trường ĐH chưa hiệu quả, cịn
nhiều hạn chế như thiếu mơi trường rèn luyện tiếng Anh thường xuyên cho sinh viên,
phương pháp giảng dạy mang tính một chiều, giáo trình và tài liệu giảng dạy kém hấp
dẫn. Chưa có được động lực học, cách học phù hợp, khoa học, áp dụng vào môi trường
thực tế mới có thể nâng cao trình độ tiếng Anh, để đáp ứng được nhu cầu của nhà
tuyển dụng.

9


2.2.5.

Ln than trách và đổ lỗi cho số phận:

Đó là điều mà sinh viên vẫn thường làm để che đậy sự lười nhác của bản thân. Luôn
đổ lỗi cho không có chỉ tiêu rồi đào tạo nhưng khơng đảm bảo đầu ra. Tốt nghiệp và
ngồi chờ nhà tuyển dụng. Luôn than trách khơng có việc làm, đó là điều càng khiến
sinh viên vùi mình sâu hơn vào nguy cơ thất nghiệp. Đỗ lỗi cho khơng có cơ hội việc
làm, đỗ lỗi cho chất lượng đào tạo của giáo dục…
2.2.6.

Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Vào cuối tháng 12 năm 2019, Toàn cầu đã nổ ra bệnh dịch covid-19 với tính chất lây
lan rất nhanh, rất nguy hiểm đầu tiên tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung
Quốc đại lục, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân
.Việt Nam ta cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ đại dịch này. Để đối phó với đại dịch
này Nhà nước nước ta ta đã đề ra nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh như đeo
khẩu trang nơi công cộng, cách ly với các trường hợp mắc bệnh,  đưa ra các chỉ thị
cách ly tại nhà, đóng chốt thanh tra...các việc làm đó hiệu quả cho việc chống đại dịch
covid-19. Nhưng bên cạnh đó cũng ảnh hưởng đên rất nhiều đến việc sinh viên thất
nghiệp như các như các trường cao đẳng, đại học đã cắt bỏ một số học phần kiến thức
của các môn học để có thể phù hợp với tình hình dịch và sinh viên có thể tốt nghiệp
đúng hạn, điều này làm giảm một số kiến thức của sinh viên khi ra trường. Hơn hết
nữa tình hình dịch khi trở nặng thì hầu hết các thành phố lớn đều đóng cửa mọi người
đều phải cách li tại nhà điều đó khiến sinh viên khơng thể đi làm được rất nhiều, khiến
việc sinh viên khi ra trường thất nghiệp rất nhiều.

2.3.

Hệ quả của tình trạng thất nghiệp của sinh viên hiện nay

Gây lãng phí lớn trong giáo dục khi hàng năm chúng ta tốn nhiều tiền bạc, cơng sức
nhưng sinh viên ra trường khơng có việc làm. Theo số liệu năm 2018 của của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, cả nước có khoảng 1,1 triệu sinh viên đại học và cao đẳng, chia cho
trung bình bốn năm học, mỗi năm có gần 300.000 sinh viên ra trường. Kể từ năm 2015
trở lại đây, số lượng người thất nghiệp có trình độ đại học trở lên khoảng 200.000
người.

10


Gây lãng phí lớn về thời gian khi hầu hết những sinh viên đều dành từ 3 đến 5 năm để
học đại học, cao đẳng.
Gây lãng phí nguồn nhân lực cho đất nước khi những sinh viên được đào tạo với trình
độ cao nhưng khơng đáp ứng được nhu cầu cho xã hội trong khi ngày nay đất nước
vẫn trong tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.
Ngày càng mất niềm tin vào bằng cấp dẫn đến tình trạng chán nản việc học xảy ra
ngay từ giai đoạn học sinh vì quan niệm học đại học ra trường cũng thất nghiệp.
Gánh nặng cho gia đình, xã hội khi tính trung bình, một sinh viên học đại học 4-5 năm
phải tiêu tốn khoảng 100 triệu đồng để chi phí cho việc sinh hoạt, học tập. Nhiều gia
đình phải vay nợ để có tiền cho con ăn học, hy vọng sau khi ra trường, con có việc
làm, kiếm được tiền trả nợ.
Tác động đến sự tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp cao phản ánh dấu hiệu của sự
suy thoái kinh tế khi lực lượng lao động bị lãng phí và khơng được tận dụng cho sự
tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Đây cũng là một trong những nguyên do gây lạm phát.
Gây nguy hại đến trật tự xã hội khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, những người mất đi thu
nhập ngày càng nhiều, tỷ lệ đói nghèo tăng cao dẫn đến vấn đề xã hội bất ổn. Trước

sức ép của cuộc sống và sự bế tắc trong tìm kiếm việc làm, khơng ít người đã dấn thân
vào con đường phạm tội như trộm cắp tài sản, môi giới mại dâm, buôn bán ma túy... để
rồi bước ra từ giảng đường đại học mà đích tới lại là trại giam.
Gây nguy cơ bất ổn chính trị khi người dân tỏ ra khơng hài lịng với cách thức xử lý
của chính phủ thậm chí đã xảy ra những cuộc biểu tình ở nước ngồi về tình trạng thất
nghiệp như phong trào biểu tình ‘‘Chiếm lấy phố Wall’’ diễn ra ở Mỹ, tại nhiều nước
Châu Âu, trong đó nổi bật là Pháp, Anh, Hy Lạp, Tây Ban Nha... cũng trải qua một
‘‘ngày thứ năm đen tối’’ do các cuộc biểu tình uy mơ lớn diễn ra rầm rộ trên khắp đất
nước với sự tham gia của hàng triệu người.

2.4.

Giải pháp khắc phục tình trạng thất nghiêp̣ của sinh viên hiêṇ nay
2.4.1.

Về phía sinh viên
11


- Học sinh, sinh viên cần định hướng sơ bộ về nghề nghiệp của mình trong tương lai.
Học sinh, sinh viên cần lựa chọn những ngành nghề phù hợp với bản thân và khả năng
của mình.
+Cần chọn nghề theo năng lực của bản thân: Yếu tố đầu tiên để lựa chọn nghề
nghiệp chọn trường đó chính là căn cứ vào năng lực bản thân, kết quả học tập và nhất
là việc dựa vào những môn xét tuyển, thi tuyển sinh đầu vào theo ngành mà học sinh
định học.
+ Chọn nghề theo sở thích bản thân: Thơng qua những sở thích của bản thân và
được các cơ sở đào tạo tư vấn tuyển sinh hỗ trợ giải đáp những thắc mắc sẽ giúp học
sinh hiểu được bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào, trường nào để chọn cho
phù hợp.

+ Chọn nghề theo nhu cầu thị trường lao động: học sinh có thể tìm hiểu về xu
hướng chọn nghề nghiệp trong từng giai đoạn để có sự phân tích chính xác hơn về nhu
cầu thị trường lao động xác định được ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội,
đi học vì u thích nghề đã chọn.
- Sinh viên cần nghiêm túc học hành ngay khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Sự
nghiêm khắc trong quá trình học tập của bản thân sẽ giúp sinh viên tự rèn luyện tính
cách, kỹ năng đồng thời đạt kết quả tốt trong q trình học tập, sẽ giúp ích rất nhiều
cho công việc chuyên môn ngay sau khi ra trường.
- Trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng. Nâng cao chất
lượng đào tạo, kỹ năng làm việc cho sinh viên cần có sự kết hợp giữa sinh viên và nhà
trường. Việc học đi đôi với thực hành, học đến đâu có thể thực hành đến đó để việc
giảng dạy khơng cịn mang ý nghĩa trừu tượng mà cịn mang tính ứng dụng thiết thực.
Sinh viên cần thực hiện nghiêm túc trong quá trình đi kiến tập, thực tập. Nếu sinh viên
coi hoạt động kiến tập, thực tập cho hết mơn thì sẽ khơng khác gì chỉ chạy theo lý
thuyết mà khơng có thực tế.
- Trong thời điểm đất nước ta đang ngày càng hội nhập với quốc tế, sinh viên cần đặc
biệt dành nhiều thời gian công sức để trau dồi khả năng tiếng anh của bản thân. Việc

12


có chứng chỉ tiếng anh sẽ giúp các bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng trong nước
cũng như quốc tế. Ngồi ra cịn giúp cơng việc mai sau trở nên thuận lợi hơn.
- Sau khi ra trường sinh viên cần phải dựa vào thành tích học tập, khả năng của bản
thân để ứng tuyển vào các công ty phù hợp. Tránh tình trạng sinh viên vì quá mong
muốn vào các công ty lớn mà bỏ qua các cơ hội khác phù hợp với năng lực hơn.
- Tuy nhiên không thể bỏ qua lý do về việc sinh viên đang q ỷ lại về gia đình, về bố
mẹ. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập của các bạn. Nghĩ bản thân mình
khơng cần lo cho cơng việc mai sau, không phải lo về việc bươn chải cuộc sống sẽ làm
các bạn suy giảm ý chí phấn đấu, học hành một cách lớt phớt và dễ bỏ cuộc. Về sau

khi kết quả học tập quá bết bát sẽ khiến các bạn gặp q nhiều khó khăn trong q
trình đi xin việc. Bố mẹ các bạn sẽ phải đi sau lo cho cuộc sống các bạn, có thể lúc đó
các bạn có một cơng việc nhưng về lâu về dài các bạn sẽ bị đào thải khỏi tập thể do
năng lực kém và khơng có ý chí phấn đầu. Để khắc phục tình trạng này các bạn cần
phải thay đổi nhận thức từ sớm, đặt một mục tiêu cho bản thân và dồn hết khả năng
bản thân để thực hiện nó. Hãy thơi trơng chờ vào bố mẹ các bạn, phấn đấu cải thiện
bản thân vì tương lai là của các bạn và các bạn hãy làm chủ chính nó.
- Khơng ỷ lại vào bố mẹ nhưng khơng có nghĩa là bỏ qua những lời khuyên từ bố mẹ.
Những người đi trước đã có kinh nghiệm về cuộc sống sẽ có lời khun thật sự hữu
ích giúp các bạn định hướng tương lai thật chính xác. Nên việc lắng nghe, tôn trọng ý
kiến của những người đi trước là thật sự cần thiết.
- Hãy tìm những người trong nghề bạn có dự định theo đuổi để có một cảm nhận chính
xác nhất về cơng việc đó. Trong thời kì internet phát triển thì việc tìm được những
người trong nghề như vậy là thật sự dễ dàng. Các hội nhóm, các diễn đàn sẽ cho bạn
rất nhiều lời khuyên về những thuận lợi cũng như trở ngại bạn sẽ phải đối diện sau
này.
- Tìm hiểu thêm qua sách vở, các chương trình truyền hình. Ngày nay các cuốn sách
phân tích về từng ngày nghề rất nhiều. Hãy dành một chút ý thời gian để tìm hiểu. Biết
đâu nó sẽ thành cuốn sách thay đổi chính cuộc đời các bạn. Một số ví dụ tiêu biểu như:
Người trong mn nghề - Tủ sách hướng nghiệp của Spiderum, DevUP của tác giả
Nguyễn Hiển dành cho các bạn đam mê về lập trình hay như Chọn nghề theo tính cách
13


do Alpha Books biên soạn sẽ giúp cho những bạn chưa có định hướng nghề nghiệp
tương lai
2.4.2.

Về phía gia đình, cơng ty và nhà nước


- Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng tương lai cho sinh viên
ngay từ khi sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường. Bố mẹ chính là người thân thiết
nhất, là người tiếp xúc nhiều nhất và cũng là người thấu hiểu tính cách của chính con
mình, những nguời đang loay hoay tìm kiếm một sở thích, một ngành nghề hợp với
mình. Chính vì thế bố mẹ nên dành ra những buổi đẻ tư vấn cho con mình cũng như
lắng nghe ý kiến của chính con để đưa ra lời khuyên cuối cùng chính xác và phù hợp
nhất.
- Bố mẹ cũng là người đi trước, am hiểu về xã hội, về nhu cầu sắp tới của thị trường
cũng như khả năng tìm kiếm việc làm của từng địa phương nên việc bố mẹ đưa ra lời
khuyên và điều cực kì cần thiết thay vì cứ để mặc con loay hoay với quá nhiều suy
nghĩ và sự lựa chọn.
- Đưa ra những phương thức tuyển sinh hợp lí vào các trường đại học cao đẳng, tránh
tình trạng phổ cập đại học, điểm đầu vào các trường đại học q cao khơng có sự phân
hóa như hiện nay… khiến cho các trường đại học chưa thực sự đánh giá được chất
lượng học sinh đầu vào.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người học về cách lựa chọn nghề nghiệp, trình
độ đào tạo phù hợp với khả năng và nhu cầu của thị trường lao động, nâng cao nhận
thức đối với nhà trường và sinh viên về đào tạo tự tích lũy tồn diện trình độ chun
mơn, ngoại ngữ và kĩ năng mềm để tăng cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Đồng
thời nâng cao nhận thức của học sinh sinh viên để ni dưỡng ý chí và hồi bảo tự
thân lập nghiệp, nâng cao nhận thức của khối doanh nghiệp về sự cần thiết hợp tác và
hỗ trợ các cơ sở đào tạo.
- Đẩy mạnh công tác phân luồng, định hướng giáo dục tiếp cận nghề nghiệp ngay từ
cấp THCS, THPT để góp phần hình thành nguồn nhân lực theo quy mơ, cơ cấu nghề
nghiệp, trình độ đào tạo đáp ứng nhu cầu cơ cấu nhân lực cần sử dụng của thị trường
lao động, như cách Đại học FPT đã thực hiện: hỗ trợ cho các bạn học sinh có nguyện
14


vọng vào học các trường cấp 3 dân lập học tại hệ THPT trường Đại học FPT, từ đó có

thể đào tạo một số lượng các em học sinh là mầm non mới cho các cơ sở làm việc của
hệ thống FPT sau này.
- Chỉ đạo các cơ sở đào tạo chủ động phối hợp với các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp tư
vấn hướng nghiệp cho sinh viên, cung cấp thơng tin thị trường lao động để sinh viên
có lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp với năng lực của mình. Ví dụ như cơng ty sản
xuất linh kiện điện tử cho Foxconn đã kết hợp cùng trường Đại học Công nghiệp Hà
Nội, nhận một lượng lớn sinh viên năm 4 có nhu cầu làm việc tại 2 cơ sở tại Bắc Ninh
và Bắc Giang để có thể phát triển bản thân và làm nền móng cho tương lai.
- Quy hoạch mạng lưới các trường đại học theo tiêu chuẩn chất lượng để hệ thống hoạt
động hiệu quả. Đề nghị các bộ, ngành và địa phương rà soát lại mạng lưới các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp, ngừng tiếp nhận hồ sơ nâng cấp cao đẳng lên đại học, cần tránh
việc thành lập các trường đại học, cao đẳng sư phạm quá nhiều như hiện nay.
- Đẩy mạnh quốc tế hóa trong giáo dục đại học. Triển khai các hiệp định thỏa thuận
song phương, liên kết đạo tạo nước ngoài, cấp song bằng đại học đối với trường liên
kết. Điều này giúp cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những tài liệu của các nước đã
đi đầu trong lĩnh vực mà sinh viên đã lựa chọn cho bản thân.
- Tình hình dịch bệnh tồn cầu cũng đang là nguyên nhân quan trọng khiến các bạn
sinh viên chuẩn bị ra trường gặp khó khăn khi xin việc. Nguyên nhân là do các công ty
nhỏ và vừa gặp quá nhiều khó khăn dẫn đến việc phá sản hoặc dỡ hơn là cắt giảm
nhiều nhân viên để đối phó với tình hình khó khăn. Giải quyết tình trạng này nhà nước
cần có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp. Việc hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo
gỡ khó khăn và ổn định vận tải hàng hóa sẽ giúp cho doanh nghiệp ổn định lại công
việc sản xuất, kinh doanh và cũng giúp cho các bạn sinh viên được nhận vào làm khi
mọi thứ dã được kiểm soát.

III.

KẾT LUẬN

15



IV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục đào tạo. (2019). Giáo trình Triết học Mác-Lênin, NXB: Chính trị
quốc gia, Hà Nội ( Bản dự thảo)
2. Xuân Thắng. (15/07/2020). Giá trị tư tưởng, lý luận và sức sống của chủ nghĩa
Mác trong thời đại ngày nay. Truy cập từ  />3. Cổng thơng tin điện tử QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM (26/03/2020). ĐBQH Phạm Như Hiệp. Truy cập từ
/>ItemID=44445
4.

16



×