Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Thực tiễn quản lý, khai thác tài sản trí tuệ là nhãn hiệu tập thể mang tên địa danh phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.87 KB, 15 trang )

1. THỰC TIỄN QUẢN LÝ, KHAI THÁC TÀI SẢN TRÍ TUỆ LÀ NHÃN HIỆU
TẬP THỂ MANG TÊN ĐỊA DANH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH
QUẢNG NGÃI
THE PRACTICE OF MANAGEMENT AND EXPLOITATION OF INTELLECTUAL
PROPERTY IS COLLECTIVE BRAND NAME FOR TOURISM DEVELOPMENT IN
QUANG NGAI PROVINCE
Đoàn Đức Lƣơng1
Đoàn Mai Thuỷ Quyên 2
TÓM TẮT: Quảng Ngãi là địa phƣơng đặc biệt quan tâm đến việc xác lập các nhãn
hiệu tập thể mang yếu tố địa danh. Mặc dù đã đăng ký và đƣợc cấp văn bằng bảo hộ cho
khá nhiều sản phẩm nhƣ trên tuy nhiên hiện nay tỉnh Quảng Ngãi vẫn chƣa có một mẫu
mơ hình về quản lý, khai thác nhãn hiệu tập thể phục vụ du lịch để làm tiền đề phát triển
các mơ hình nhãn hiệu tập thể phục vụ du lịch tỉnh sau này. Việc khai thác, nhất là mơ
hình khai thác các nhãn hiệu tập thể gắn kết với du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái để
phục vụ du lịch còn chƣa nhiều. Triển khai các nhãn hiệu tập thể đến các tổ chức kinh tế,
cá nhân cịn chậm, chƣa có cơ chế rõ ràng. Bài viết tập trung nghiên cứu (1) Thực trạng
quản lý, khai thác nhãn hiệu tập thể mang yếu tố địa danh ở tỉnh Quảng Ngãi; (2) Đề
xuất một số giải pháp quản lý, khai thác nhãn hiệu tập thể mang yếu tố địa danh ở tỉnh
Quảng Ngãi mang lại hiệu quả phát triển kinh tế xã hội cho địa phương.
Từ khóa: thực tiễn, nhãn hiệu tập thể, địa danh, du lịch, Quảng Ngãi.
ABTRACT: Quang Ngai is a locality that is particularly interested in the
establishment of collective trademarks with geographical elements. Although registered
and granted protection titles for many of the above products, at present, Quang Ngai
province still does not have a model of management and exploitation of collective
trademarks for tourism to serve as a premise for developing collective trademark models

1
2

PGS.TS., Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế; Email:
Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế; Email:



1


to serve the province's tourism in the future. Deploying collective trademarks to economic
organizations and individuals is still slow, without a clear mechanism. The article focuses
on research (1) The current situation of management and exploitation of collective
trademarks bearing geographical elements in Quang Ngai province; (2) Proposing some
solutions to manage and exploit collective trademarks with geographical elements in
Quang Ngai province to bring effective socio-economic development to the locality.
Keywords: practice, collective trademark, landmark, tourism, Quang Ngai.
1. Đặt vấn đề
Ở Việt Nam hiện nay đã và đang chú trọng phát triển các tài sản trí tuệ mang yếu tố
địa danh với các sản phẩm đặc trƣng của địa phƣơng thông qua việc xây dựng và đăng lý
bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phục vụ phát triển du lịch. Thống kê của
Cục Sở hữu trí tuệ cho thấy, tính đến ngày 31/10/2019, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp 1.311
Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý (CDĐL), nhãn hiệu chứng nhận (NHCN), nhãn
hiệu tập thể (NHTT) cho các sản phẩm, trong đó có 70 CDĐL (5,34%), 305 NHCN
(23,3%) và nhãn hiệu tập thể chiếm tỷ lệ lớn nhất 936 NHTT (71,36%)3 Nhiều mơ hình
quản lý, khai thác các nhãn hiệu tập thể sau khi đƣợc bảo hộ đã góp phần phục vụ ngành
du lịch của các tỉnh đã phát huy hiệu quả kinh tế, đóng góp vai trị to lớn trong việc quảng
bá, giới thiệu nét đặc trƣng của ngành du lịch. Với những chính sách của tỉnh và việc triển
khai thông qua Sở Khoa học và Công nghệ, các sở ban ngành liên quan đã đƣa đến nhiều
kết quả đáng khích lệ. Trong giai đoạn 2016 đến tháng 4/2021 đã có hai chỉ dẫn địa lý,
hơn 20 nhãn hiệu chứng nhận và 34 nhãn hiệu tập thể đƣợc bảo hộ. Các sản phẩm đƣợc
bảo hộ nhãn hiệu tập thể hiện nay tại tỉnh chủ yếu thuộc lĩnh vực nông nghiệp và nuôi
trồng. Việc khai thác, nhất là mô hình khai thác các nhãn hiệu tập thể gắn kết với du lịch
cộng đồng, du lịch sinh thái để phục vụ du lịch còn chƣa nhiều. Triển khai các nhãn hiệu
3


Lƣu Đức Thanh (2019), Xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể,
cập nhật 25/12/2019

2


tập thể đến các tổ chức kinh tế, cá nhân cịn chậm, chƣa có cơ chế rõ ràng. Nhƣ vậy, nếu
không triển khai khai thác phát huy những nhãn hiệu tập thể này gắn kết với phát triển du
lịch sẽ dẫn đến lãng phí nguồn tài sản trí tuệ tiềm năng của địa phƣơng.
2. Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Ngãi
Quảng Ngãi là tỉnh có tiềm năng du dịch trong đó du lịch cộng đồng, các sản phẩm du
lịch cộng đồng gắn với các dịch vụ trải nghiệm nhƣ câu cá, mực, soi đêm, lặn ngắm san
hơ... ở các huyện có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng nhƣ Lý Sơn, Bình Sơn; hay
trải nghiệm văn hóa đồng bào Hrê và tìm hiểu Bảo tàng Khởi nghĩa Ba Tơ; du lịch miệt
vƣờn tại huyện Nghĩa Hành, du lịch cộng đồng tại làng Gò Cỏ, phƣờng Phổ Thạnh (thị xã
Đức Phổ)... cũng đã thu hút nhiều du khách. Ngồi ra, Quảng Ngãi cịn có nhiều điểm đến
nhƣ Khu lƣu niệm Cố Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng, Mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng; Bảo tàng
Khởi nghĩa Ba Tơ, Bảo tàng Khởi nghĩa Trà Bồng, Nhà Chứng tích Sơn Mỹ, Khu quần
thể di tích gắn liền với tên tuổi Anh hùng - Bác sĩ - Liệt sỹ Đặng Thuỳ Trâm. Đến với
Quảng Ngãi du khách còn đƣợc tham gia các lễ hội mang đậm nét của nền văn hoá lúa
nƣớc, văn hoá biển và thƣởng thức những món đặc sản đặc trƣng. Theo thơng tin từ Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, du lịch Quảng Ngãi những năm gần đây luôn
phát triển không ngừng với những con số ấn tƣợng, năm sau luôn cao hơn năm trƣớc.
Năm 2019, Quảng Ngãi đã đón 1,14 triệu lƣợt du khách đến tham quan. Doanh thu do
ngành Du lịch mang lại ƣớc đạt 1.100 tỷ đồng, tăng 14% so với năm trƣớc. Trong số 1,14
triệu lƣợt khách đã đến với Quảng Ngãi trong năm 2019 có 99 nghìn lƣợt khách quốc tế,
tăng 15% so với cùng kỳ năm 2018. Năm 2020 có 453.000 lƣợt, trong đó khách quốc tế
là 9.055 lƣợt, tăng nhiều so với lƣợt khách năm 2019. Thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch cũng cho thấy tổng lƣợt khách đến Quảng Ngãi từ năm 2016–2019
là 3.675.000 lƣợt, trong đó khách quốc tế là 315.000 lƣợt. Sản phẩm du lịch của Quảng

Ngãi ngày càng đặc sắc, đa dạng. Trong đó, du lịch biển, đảo đã trở thành loại hình du
lịch chủ đạo, góp phần phát huy tài nguyên kinh tế biển của tỉnh. Trong đó, Lý Sơn vẫn là
địa điểm du lịch thu hút đƣợc nhiều du khách nhất với 265 nghìn lƣợt du khách, doanh

3


thu đạt trên 317 tỷ đồng4.
Công tác quảng bá du lịch Quảng Ngãi đã và đang không chỉ dừng lại ở thị trƣờng nội
địa mà vƣơn ra thị trƣờng quốc tế để thu hút ngày càng nhiều lƣợt du khách nƣớc ngoài
đến với các danh lam thắng cảnh ở Quảng Ngãi. Mục tiêu của Quảng Ngãi trong thời gian
tới là đẩy mạnh phát triển du lịch và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, đƣa ngành du lịch
trở thành nghành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, phấn đấu đến năm 2025, Quảng Ngãi đạt
trên 1,8 triệu lƣợt khách. Tốc độ tăng trƣởng khách quốc tế giai đoạn 2021 - 2025 đạt
khoảng 6,5% và khách nội địa tăng 8,5%/năm. Để phục hồi và phát triển du lịch sau dịch
Covid-19, Quảng Ngãi đang đẩy mạnh việc lập quy hoạch phát triển ngành du lịch, xây
dựng Đề án Phát triển ngành du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hƣớng đến năm 2030;
xây dựng kế hoạch định vị và phát triển thƣơng hiệu cho du lịch Quảng Ngãi5.
Về định hƣớng hoạt động khoa học công nghệ phục vụ phát triển du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh giai đoạn 2021-2025: (i) Nghiên cứu đề xuất các giải
pháp ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công tác quản lý, khai thác tiềm năng lợi thế
về di sản văn hóa và tài nguyên thiên nhiên của các vùng, nhất là đảo Lý Sơn và vùng ven
biển trong việc đẩy mạnh phát triển du lịch, từng bƣớc đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn của tỉnh; (ii) Nghiên cứu bảo tồn phát triển du lịch văn hóa, tâm linh trên cơ sở
nâng tầm giá trị di sản văn hóa Sa Huỳnh, các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể; phát huy
giá trị di sản của công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Sa Huỳnh trong các hoạt động du
lịch; (iii) Nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm du lịch và phát triển các sản phẩm du lịch có
tiềm năng, lợi thế nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ và khai thác du lịch và khẳng định đƣợc
thƣơng hiệu, năng lực cạnh tranh; (iv) Đa dạng hóa mơ hình nơng nghiệp kết hợp du lịch,
giải trí; (v) Phối hợp với các tổ chức khoa học và cơ quan liên quan phấn đấu trong giai

đoạn 2021 - 2025 xây dựng và triển khai thực hiện 2-3 nhiệm vụ khoa học và công nghệ
4

truy cập ngày 03/09/2021
5
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi (2021), Báo cáo tổng kết tình hình triển khai thực hiện các nghị
quyết về phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 – 2020, truy cập ngày 21/09/2021

4


phục vụ phát triển du lịch6.
3. Thực trạng quản lý, khai thác phát huy các nhãn hiệu tập thể phục vụ du lịch ở
tỉnh Quảng Ngãi7
3.1. Một số kết quả đạt được
Tỉnh Quảng Ngãi có bờ biển trải dài, đa dạng về điều kiện đất đai, thổ nhƣỡng, khí hậu
cùng với yếu tố con ngƣời kết hợp với nền văn hoá lịch sử đã tạo nên nhiều sản phẩm,
dịch vụ vừa phát triển kinh tế vừa thu hút khách du lịch gắn liền với các địa danh nhƣ: Cá
bống, don Sông Trà, kẹo gƣơng Thu Xà, quế Trà Bồng8
Trong những năm qua thơng qua các Chƣơng trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của
Trung ƣơng và địa phƣơng các sản phẩm, dịch vụ đặc trƣng của tỉnh đƣợc hỗ trợ xác lập
quyền sở hữu trí tuệ dƣới hình thức các dự án khác nhau với tổng số nhãn hiệu tập thể
đƣợc cấp văn bằng bảo hộ đến năm 2020 là 34 nhãn hiệu tập thể, nhƣ: Bánh tráng Tịnh
Hà; Bún Nghĩa Mỹ; Cá lồng Tịnh Sơn; Cây cảnh Hành Đức - Nghĩa Hành; Chả cá Lý
Sơn; Chổi Đót Hành Thuận; Dầu lạc Đức Vĩnh; Dầu lạc Tịnh Hiệp; Dầu lạc Tịnh Trà;
Dầu mè Đức Vĩnh; Gà đồi Tịnh Bình; Gà đồi Tịnh Phong; Hành tím Bình Hải; Heo Hợp
An; Hoa Nghĩa Hiệp; Măng tây Cƣờng thỏ đế; Mật ong rừng Ba Điền; Mộc Nghĩa Hiệp;
Muối sa huỳnh; Nén Bình Phú; Nếp cút Nghĩa Kỳ; Nếp Ngự Sa Huỳnh; Nƣớc mắm Đức
Lợi; Nghề rèn truyền thống Tịnh Minh; Nghệ vàng Bình Châu; Nhang Nghĩa Hịa; Quế
Trà Bồng; Rau an toàn Tịnh Long; Rau củ quả an toàn Đức Thắng; Sachi Hợp An; Tiêu

hạt Tịnh Đông; Tiêu hạt Tịnh Giang; Tỏi Lý Sơn; Thỏ Bách Thảo; ...
Hiện nay, các địa phƣơng trong địa bàn tỉnh đang tiến hành xây dựng và đăng ký nhãn
hiệu tập thể Bò thịt Phổ Vinh, Chanh thơm Xuân Quỳnh, Dầu lạc Bình Thạnh, Dầu phụng
6

Quyết định số 476/QĐ-UBND ngày 31/03/2021 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành kế hoạch phát triển
khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2025
7
Bài viết sử dụng một số kết quả nghiên cứu trong Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu đề xuất giải
pháp xác lập, quản lý, khai thác phát huy tài sản trí tuệ mang yếu tố địa danh ở tỉnh Quảng Ngãi” do PGS.TS. Đoàn
Đức Lƣơng làm chủ nhiệm.
8
/>Truy cập ngày 23/09/2021

5


Vạn Tƣờng, Lạc Tịnh Thọ, Măng Tây Bình Trung, Nấm Đức Nhuận, Nghệ Tịnh Bắc,
Nƣớc Mắm Bình Đơng, Ớt Bình Dƣơng, Rau an toàn Nghĩa Hà, rau diếp cá Tịnh Châu,...
Hoạt động du lịch trải nghiệm cộng đồng, du lịch biển đảo, du lịch văn hóa lịch sử trên
địa bàn tỉnh đã và đang diễn ra rất sôi nổi tuy nhiên việc xây dựng, bảo hộ, quản lý và
phát triển tài sản trí tuệ là nhãn hiệu tập thể phục vụ du lịch địa phƣơng trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi vẫn còn rất hạn chế, các nhãn hiệu tập thể đã đăng ký chủ yếu là các sản
phẩm nông nghiệp gắn liền với tên địa danh. Các sản phẩm trên đƣợc bảo hộ phần nào
đóng góp vai trị trong việc kích cầu du lịch của tỉnh Quảng Ngãi thơng qua việc khách du
lịch đến Quảng Ngãi ln có mong muốn tìm đến những sản phẩm nơng nghiệp đặc
trƣng, nổi tiếng của tỉnh. Tuy nhiên, các chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu chủ yếu
nhằm mục đích quản lý và khai thác sản phẩm nông nghiệp mà chƣa ƣu tiên và có định
hƣớng để quản lý, khai thác phát triển du lịch.
Việc quản lý, khai thác nhãn hiệu tập thể nói chung trên địa bàn tỉnh đƣợc thực hiện

bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ: chú trọng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ
biến đa dạng, phong phú để phù hợp với từng đối tƣợng cụ thể nhƣ tổ chức hội thảo khoa
học, hội nghị tập huấn, phát hành tài liệu, sách, báo, tuyên truyền trên các phƣơng tiện
thông tin đại chúng báo, đài, internet,... Hàng năm sở Khoa học và Công nghệ đã phối
hợp Cục Sở hữu trí tuệ, sở ban ngành và các địa phƣơng trong tỉnh tổ chức hội nghị, hội
thảo, tập huấn về sở hữu trí tuệ, về đăng ký, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho
các sản phẩm, dịch vụ chủ lực của địa phƣơng đến trực tiếp các đối tƣợng là cán bộ quản
lý nhà nƣớc, cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội, hội, hợp tác xã và ngƣời dân.
Ngoài ra, để giúp các địa phƣơng, các doanh nghiệp chủ động hơn nữa trong việc xây
dựng, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ, Sở Khoa học và Cơng nghệ đã quan tâm đẩy
mạnh công tác hƣớng dẫn, tƣ vấn xác lập quyền sở hữu trí tuệ, hàng năm có văn bản gửi
Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố trong tỉnh về việc tăng cƣờng sự phối hợp và
hƣớng dẫn thủ tục đăng ký xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các tổ chức, cá
nhân, doanh nghiệp đóng trên địa bàn theo đúng quy định. Qua đó tạo ra động lực mạnh
6


mẽ khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tích cực chủ động tham
gia đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ, phát triển tài sản trí tuệ, đặc biệt là xây
dựng và bảo hộ các sản phẩm, dịch vụ du lịch của địa phƣơng góp phần tạo dựng uy tín,
danh tiếng, năng lực cạnh tranh của trên thị trƣờng.
Thực tiễn việc quản lý, phát triển, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mang yếu tố
địa danh đã đƣợc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thời gian qua ở tỉnh Quảng Ngãi đã
thu nhiều kết quả khả quan, các mơ hình đầu tiên về quản lý và phát triển nhãn hiệu tập
thể gắn với du lịch đã đƣợc vận hành vào thực tế và ít nhiều mang lại hiệu quả bƣớc đầu.
Cụ thể nhƣ: mơ hình quản lý nhãn hiệu tập thể chả cá Lý Sơn của Hợp tác xã thƣơng mại
dịch vụ Lý Sơn Xanh, mơ hình quản lý nhãn hiệu tập thể sim Bùi Hui của Hội liên hiệp
phụ nữ xã Ba Trang.
Ngày 08/09/2020, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp văn bằng bảo hộ NHTT cho sản phẩm
“sim Bùi Hui”, Hội liên hiệp phụ nữ (HLHPN) xã Ba Trang là đơn vị quản lý, sử dụng

NHTT này. Bùi Hui là một thảo nguyên xa tít ở xã Ba Trang, huyện miền núi Ba Tơ, đang
trở nên nổi tiếng trên bản đồ du lịch của những ngƣời mê phƣợt. Nhiều du khách, nhất là
giới trẻ khắp nơi đã tìm đến đây để đƣợc khám phá, trải nghiệm và tận hƣởng cảm giác
mới mẻ giữa đại ngàn kỳ vĩ. Bên cạnh những đồi cỏ xanh mƣớt, bạt ngàn, thảo ngun
Bùi Hui cịn có những đồi sim hàng nghìn cây chi chít trái. Vào khoảng tháng năm, tháng
sáu, những đồi hoa sim nơi đây bắt đầu bung nở. Đây đƣợc xem là thời điểm đẹp và thơ
mộng nhất của thảo nguyên Bùi Hui. Trƣớc hƣơng sắc của hàng nghìn bơng sim tím, khi
đến đây du khách nhƣ lạc vào thiên đƣờng thảo nguyên mênh mông9. Nhận thấy tiềm
năng vốn có từ cây sim của địa phƣơng kết hợp với phong trào phát triển du lịch trải
nghiệm, HLHPN xã Ba Trang đã mạnh dạn đăng ký NHTT “sim Bùi Hui” cho các sản
phẩm, dịch vụ thuộc nhóm 32: Nƣớc giải khát từ quả sim (khơng có cồn), nhóm 33: Rƣợu
sim, nhóm 35: Mua bán sản phẩm nƣớc giải khát từ quả sim (khơng có cồn), rƣợu sim.

9

Đánh thức Bùi Hui, truy cập ngày
24/09/2021

7


Với sự hƣớng dẫn kỹ thuật của HLHPN huyện Ba Tơ và sự quản lý của HLHPN xã Ba
Trang, đồng bào Hrê đã dùng quả sim chín ngâm rƣợu và bán ra thị trƣờng, mang lại hiệu
quả kinh tế, nâng cao sinh kế cho ngƣời dân địa phƣơng nơi đây. Khách du lịch khi đến
thảo nguyên Bùi Hui không thể khơng nhắc đến đặc sản có một khơng hai của nơi đây là
rƣợu sim. Đến nay, thƣơng hiệu “sim Bùi Hui” đang thực sự mang lại lợi ích thiết thực
cho bà con đồng bào Hrê10.
Đến với Quảng Ngãi, du khách không thể không nhắc đến địa điểm du lịch nổi tiếng là
đảo Lý Sơn. Nơi đây nổi tiếng với cảnh đẹp hoang sơ của huyện đảo Lý Sơn và những
đặc sản chính gốc khơng thể bỏ qua nhƣ hành, tỏi, chả cá mang thƣơng hiệu Lý Sơn. Cuối

năm 2018, UBND tỉnh thống nhất cho UBND huyện Lý Sơn sử dụng tên địa danh Lý Sơn
để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm “Nƣớc mắm Lý Sơn” và Hợp tác
xã Thƣơng mại dịch vụ Lý Sơn Xanh sử dụng tên địa danh Lý Sơn để đăng ký nhãn hiệu
tập thể cho sản phẩm “chả cá Lý Sơn”11. Ngày 05/05/2020, Cục SHTT đã cấp văn bằng
bảo hộ đối với NHTT “chả cá Lý Sơn” cho các sản phẩm, dịch vụ thuộc nhóm 29: Chả cá,
nhóm 35: Mua bán chả cá. Hợp tác xã thƣơng mại dịch vụ Lý Sơn Xanh là đơn vị quản lý,
sử dụng NHTT này. Nhờ nguồn nguyên liệu cá tƣơi, tỏi tƣơi đặc trƣng ở huyện đảo Lý
Sơn đã tạo nên hƣơng vị chả cá rất đặc biệt12. Cùng với những di tích lịch sử, danh lam
thắng cảnh độc đáo của Lý Sơn thì những tài sản trí tuệ mang yếu tố địa danh nhƣ thƣơng
hiệu hành, tỏi, nƣớc mắm, chả cá Lý Sơn là những sản phẩm góp phần quảng bá, phát
triển du lịch của địa phƣơng.
Việc phát triển các mơ hình quản lý các sản phẩm, dịch vụ đã đƣợc đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu tập thể có vai trị quan trọng trong việc phát triển du lịch của địa phƣơng bởi lẽ
đây cũng chính là sản phẩm nổi bật, đặc trƣng mà khách du lịch khi đến với Quảng Ngãi
10

Rƣợu sim Bùi Hui, truy cập ngày
24/09/2021
11
Công văn số 6840/UBND-KGVX ban hành ngày 07/11/2018 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc sử dụng tên địa
danh “Lý Sơn” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm “Nƣớc mắm Lý Sơn” và nhãn hiệu tập thể
cho sản phẩm “Chả cá Lý Sơn”
12
Thƣơng hiệu chả cá Lý Sơn nức tiếng nhờ cá tƣơi, tỏi đặc sản, truy cập ngày 24/09/2021

8


khơng thể khơng tìm kiếm và muốn sở hữu nó. Thơng qua các mơ hình nhãn hiệu tập thể
đã đăng ký và đƣa vào quản lý, khai thác sẽ góp phần thu hút khách du lịch, các nhóm

nghiên cứu, nhà khoa học đến để thăm quan, học hỏi mơ hình và đây cũng là một cách để
các chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể phát triển kết hợp mơ hình nông nghiệp kết hợp du lịch.
3.2. Một số hạn chế, bất cập khai thác phát huy các nhãn hiệu tập thể phục vụ du lịch
Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể nói
chung và nhãn hiệu tập thể phục vụ du lịch nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cịn
nhiều khó khăn, hạn chế và bất cập nhƣ:
Một là, các tổ chức, hội đoàn thể, hợp tác xã chủ yếu quan tâm đến việc bảo hộ nhãn
hiệu tập thể đối với các sản phẩm nông nghiệp đặc trƣng của địa phƣơng mà chƣa ƣu tiên
đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể đối với các sản phẩm, dịch vụ phát triển du lịch của địa
phƣơng do đó hầu nhƣ chƣa có mơ hình mẫu cho việc quản lý, khai thác nhãn hiệu tập thể
chuyên về phát triển du lịch trên địa bàn.
Hai là, đối với việc quản lý và phát triển các nhãn hiệu tập thể: Do đặc thù về điều
kiện sản xuất phân tán, nhỏ lẻ, nên nhiều địa phƣơng không xây dựng và thành lập đƣợc
các hợp tác xã, hoặc các hợp tác xã hoạt động chƣa hiệu quả, do đó việc phát triển thƣơng
hiệu cho sản phẩm, dịch vụ không lựa chọn đƣợc hợp tác xã mà phải giao cho các hội
nghề nghiệp hoặc tổ chức chính trị-xã hội làm chủ sở hữu. Điều này dẫn đến những khó
khăn trong quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, đó là:
Năng lực, vai trị tổ chức, phát triển thƣơng mại, tham gia trực tiếp vào các kênh phân
phối còn hạn chế, thiếu sự liên kết trong sản xuất do đó ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất
của cộng đồng;
Các tổ chức chính trị nghề nghiệp thực hiện chức năng kiêm nhiệm, thiếu nguồn lực
để tổ chức, thúc đẩy các nhãn hiệu tập thể;
Nếu lựa chọn hợp tác xã thì quy mơ và khả năng mở rộng thành viên của các hợp tác
xã là yếu tố làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của các cá nhân khác trong cộng đồng… Ngoài
9


ra, việc giải thế, sắp xếp lại tổ chức của địa phƣơng dẫn đến vấn đề chuyển đổi chủ sở hữu
nhãn hiệu tập thể cũng gây ra những khó khăn trong quản lý và phát triển bền vững các
đặc sản địa phƣơng dƣới hình thức nhãn hiệu tập thể.

Ba là, các địa phƣơng và chủ sở hữu các nhãn hiệu chƣa chủ động, cịn lúng túng và
gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý, phát triển nhãn
hiệu vì nhiều nguyên nhân nhƣ: đây là vấn đề mới; đa phần các đơn vị đƣợc giao làm chủ
sở hữu nhãn hiệu là các đơn vị quản lý nhà nƣớc, thực hiện công tác quản lý nhãn hiệu
theo chế độ kiêm nhiệm, chƣa có kinh nghiệm; phụ thuộc rất nhiều vào các đơn vị tƣ
vấn;…
Bốn là, vai trò của tổ chức, tập thể trong việc kiểm sốt, quản lý và sử dụng tài sản trí
tuệ đối với các sản phẩm đã đƣợc bảo hộ trong nhiều trƣờng hợp chƣa phát huy hiệu quả.
Trong quá trình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể thì việc
thành lập các tổ chức tập thể là một quy định bắt buộc và tổ chức này có vai trị rất quan
trọng trong việc duy trì chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ và phát triển danh tiếng, uy tín của
sản phẩm, dịch vụ đƣợc bảo hộ nhƣng trên thực tế vai trò của các tổ chức tập thể này còn
mờ nhạt do các yếu tố về con ngƣời, kinh phí hoạt động, sự đồn kết vì mục tiêu chung
bền vững…chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng, đặc biệt là thị trƣờng nƣớc ngoài,
đây chính là một trong những điểm hạn chế trong việc khai thác, phát huy tài sản trí tuệ
đã đƣợc bảo hộ tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.
Năm là, nhận thức của doanh nghiệp và ngƣời dân trên địa bàn trong vấn đề bảo hộ,
quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cịn hạn chế, do thơng thƣờng các sản phẩm đƣợc bảo
hộ thƣờng chƣa mang lại hiệu quả kinh tế ngay, mà đỏi hỏi cần phải có sự tiếp tục đầu tƣ
về kinh phí và thời gian nhất định. Việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ có liên quan đến
phát triển du lịch của địa phƣơng hiện nay chủ yếu theo hình thức đơn lẻ, manh mún, tự
phát, bảo hộ nhãn hiệu chủ yếu hƣớng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp nhƣng chƣa
nghĩ đến phát triển du lịch cho địa phƣơng, những vùng sản xuất tập trung thì lại chƣa tạo
đƣợc thói quen tn thủ theo quy trình nhằm đảm bảo và duy trì sự đồng đều về chất
10


lƣợng của sản phẩm, dịch vụ và hƣớng đến mô hình du lịch trải nghiệm, du lịch cộng
đồng. Ngồi ra, một bộ phận ngƣời kinh doanh sản phẩm, dịch vụ du lịch, nhất là ngƣời
dân ở những điểm - khu du lịch nỗi tiếng, về lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu tập thể

phục vụ du lịch còn chƣa rõ ràng, thậm chí là hồi nghi, khơng mặn mà với cái gọi là “sở
hữu tập thể”.
Sáu là, năng lực, hiệu quả hoạt động của một sỗ hợp tác xã, doanh nghiệp trong lĩnh
vực du lịch còn hạn chế, sự liên kết giữa chính quyền, ngƣời dân và doanh nghiệp chƣa
chặt chẽ dẫn đến tình trạng trong nhiều trƣờng hợp các sản phẩm, dịch vụ phát triển một
cách tự phát, thiếu sự quản lý chặt chẽ của các ngành, các cấp làm ảnh hƣởng tới chất
lƣợng sản phẩm, dịch vụ du lịch.
Bảy là, sự hỗ trợ của Nhà nƣớc chƣa liên tục và chỉ tập trung hỗ trợ các nội dung đăng
ký bảo hộ, còn các nội dung về quản lý, phát triển thị trƣờng chƣ đủ mạnh, chƣa đủ để
thúc đẩy và nâng cao năng lực của đơn vị quản lý, đặc biệt là các tổ chức tập thể. Bên
cạnh đó, sự đồng hành của các doanh nghiệp thành viên cho các hoạt động phát triển
thƣơng hiệu cộng đồng cùng với thƣơng hiệu của từng doanh nghiệp còn chƣa cao, trong
khi để tiếp cận và phát triển đƣợc thị trƣờng thì các tổ chức tập thể cần sự hỗ trợ, đồng
hành thƣờng xuyên, liên tục, đặc biệt là các vấn đề về xây dựng sản phẩm, quảng bá và
phát triển thị trƣờng.
4. Một số giải pháp phát triển mô hình quản lý, khai thác nhãn hiệu tập thể phục vụ
du lịch ở tỉnh Quảng Ngãi
Ngoài những tiềm năng sẵn có nhƣ phát triển du lịch biển đảo, du lịch văn hóa - lịch
sử, du lịch sinh thái, ... thì hƣớng phát triển du lịch gắn với thƣơng hiệu cộng đồng là một
hƣớng đi phù hợp, trở thành công cụ hiệu quả trong phát triển bền vững sản xuất và thị
trƣờng, đƣa du lịch Quảng Ngãi xứng đáng là địa chỉ du lịch nỗi tiếng trong nƣớc và thế
giới. Tuy vậy, trƣớc bối cảnh sự phát triển các thƣơng hiệu du lịch cộng đồng cịn gặp
nhiều khó khăn, cần những giải pháp để thúc đẩy hoạt động quản lý trong thời gian tới.

11


Từ kinh nghiệm thực tiễn của tỉnh cho thấy, trong thời gian tới, việc quản lý, khai thác
nhãn hiệu tập thể phục vụ du lịch ở tỉnh Quảng Ngãi cần tập trung vào một số nội dung
sau:

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch dài hạn trong việc phát triển tài sản trí tuệ cho các sản
phẩm, dịch vụ du lịch đặc trƣng của địa phƣơng, trên cơ sở đó tìm kiếm, huy động các
nguồn kinh phí đầu tƣ. Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch phát triển hợp lý để tạo ra đƣợc
sản phẩm, dịch vụ du lịch gắn “thƣơng hiệu” du lịch cộng đồng mang bản sắc du lịch
Quảng Ngãi đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng, hƣớng tới các thị trƣờng nƣớc ngoài.
Thứ hai, đẩy mạnh các hoạt động liên kết sản xuất, phát triển giá trị sản phẩm, dịch vụ
du lịch theo chuỗi, nhằm đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ và chất lƣợng của sản
phẩm, dịch vụ. Xây dựng mơ hình tổ chức sản xuất kinh doanh kiểu mẫu, phù hợp gắn với
xây dựng, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ có hiệu quả để liên kết hộ sản xuất kinh
doanh, hộ kinh tế gia đình trong sản xuất các sản phẩm, dịch vụ du lịch gắn với cá nhân,
tổ chức, doanh nghiệp khai thác và sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Chú trọng đến vai trò của
doanh nghiệp, phát triển thƣơng hiệu cần gắn với chuỗi giá trị, thúc đẩy mối liên kết giữa
doanh nghiệp và các tổ chức tập thể, ngƣời dân nhằm tạo sự ổn định và bền vững trong
từng ngành sản phẩm, dịch vụ.
Thứ ba, nâng cao vai trò của các tổ chức tập thể trong việc tập hợp hội viên, giám sát
chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ du lịch tạo sự đoàn kết thống nhất trong các nhà sản xuất,
kinh doanh để cùng khai thác có hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ đƣợc bảo hộ. Tiếp tục tuyên
truyền, vận động ngƣời dân ở những vùng có sản phẩm, dịch vụ du lịch tích cực tham gia
vào các hội, hiệp hội, làng nghề để cùng xây dựng, phát triển và bảo vệ các sản phẩm,
dịch vụ truyền thống. Đây đƣợc xem là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ chất lƣợng và
danh tiếng cho các sản phẩm, dịch vụ du lịch.
Thứ tư, chính quyền địa phƣơng nơi có sản phẩm, dịch vụ du lịch nên có chính sách
khuyến khích, hỗ trợ ngƣời dân trong việc lựa chọn, gìn giữ và phát triển các sản phẩm,

12


dịch vụ du lịch mang tính truyền thống văn hóa - lịch sử. Các chủ nhãn hiệu tập thể phải
tiến hành quản lý tốt các đối tƣợng này sau khi đăng ký, thông qua các quy chế sử dụng,
quy chế quản lý và cần xử lý nghiêm các sai phạm làm ảnh hƣởng đến danh tiếng của sản

phẩm, dịch vụ…Các cơ quan quản lý nhà nƣớc trên địa bàn phải làm tốt vai trò cầu nối,
hỗ trợ tạo sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và ngƣời dân trong việc khai thác, phát
huy các giá trị của các sản phẩm, dịch vụ du lịch đã đƣợc bảo hộ.
Thứ năm, thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã và đang làm tốt việc đăng ký sở hữu trí
tuệ đối với các sản phẩm, dịch vụ dƣới hình thức nhãn hiệu tập thể. Tuy nhiên, nếu chỉ
chú trọng đến việc bảo hộ mà quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm,
dịch vụ du lịch, địa phƣơng khơng đƣợc quan tâm đúng mức thì các sản phẩm, dịch vụ có
uy tín của các địa phƣơng có thể "thua" ngay trên sân nhà. Việc sử dụng công cụ sở hữu
trí tuệ để nâng cao giá trị cho các sản phẩm, dịch vụ du lịch đặc trƣng của địa phƣơng cần
có sự phối hợp, tham gia tích cực của các cấp, các ngành có liên quan, nâng cao vai trị
của doanh nghiệp, cộng đồng ngƣời dân và có lộ trình phù hợp cho sản phẩm, dịch vụ du
lich phát triển một cách bền vững.
Thứ sáu, tăng cƣờng công tác đào tạo, nâng cao năng lực: trong đó cần xây dựng và bổ
sung các nội dung đào tạo, tập huấn về quản trị và phát triển thƣơng hiệu trong các
chƣơng trình tập huấn, nâng cao năng lực cho các hợp tác xã , cán bộ quản lý hợp tác xã
làng nghề, đào tạo nghề nông thôn. Xác định năng lực quản trị và phát triển thƣơng hiệu
du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa - lịch sử là một nội dung chính trong chƣơng trình đào
tạo, nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, Hội/hiệp hội, đặc
biệt là năng lực thƣơng mại.
5. Kết luận
Quảng Ngãi là tỉnh có nhiều ƣu tiên và định hƣớng rõ ràng trong việc phát triển
khoa học công nghệ, để thực hiện thành công Kế hoạch phát triển ngành du lịch giai
đoạn 2021 - 2026, tầm nhìn đến năm 2030 thì ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi trở thành

13


ngành kinh tế mũi nhọn trong các ngành kinh tế địi hỏi nhiều thành tố, một trong những
thành tố có vai trò quan trọng trong việc quảng bá thƣơng hiệu, giới thiệu sản phẩm dịch
vụ du lịch đặc trƣng, nỗi bật của tỉnh Quảng Ngãi đó là việc xác lập tài sản trí tuệ mang

yếu tố địa danh của từng địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nhằm phục vụ phát
triển du lịch. Qua phân tích thực trạng quản lý, khai thác các nhãn hiệu tập thể ở tỉnh
Quảng Ngãi phục vụ du lịch và đƣa ra một số giải pháp phát triển quản lý, khai thác các
nhãn hiệu tập thể ở tỉnh Quảng Ngãi phục vụ du lịch . Bên cạnh đó, xây dựng mơ hình
xác lập, quản lý, khai thác phát huy tài sản trí tuệ mang yếu tố địa danh trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi là nhãn hiệu tập thể phục vụ du lịch thực sự cấp thiết trong giai đoạn hiện
nay và thời gian tới nhằm đƣa ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi phát triển xứng tầm với
điều kiện kinh tế, thổ nhƣỡng, địa hình, khí hậu và con ngƣời của tỉnh lỵ nằm ở phía
Nam Trung Bộ.

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Lƣu Đức Thanh (2019), Xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu

chứng nhận và nhãn hiệu tập thể, cập nhật 25/12/2019
2.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi (2021), Báo cáo tổng kết tình

hình triển khai thực hiện các nghị quyết về phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
2016 – 2020.
3.

Vƣơng Tiến Lên (2017), Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sĩ

Kinh tế phát triển, Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

4.

Quyết định 2172/QĐ-UBND ngày 4 tháng 2 năm 2018 ban hành kế hoạch xây

dựng, phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý cho một số sản
phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020.

15



×