Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh “Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Làm rõ ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.98 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------***-------

BÀI TẬP LỚN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề Bài : Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh “Nước độc lập mà
người dân khơng được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng
có nghĩa lý gì”. Làm rõ ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện
nay.

Họ và tên : Đặng Thị Minh Anh
Lớp : Kinh Tế đầu tư CLC K62
Mã SV: 11200050

...................................................................... .
HÀ NỘI, NĂM 2020
1


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong suốt chiều dài bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của cha
ông ta, trải qua bao nhiêu hy sinh, mất mát, hẳn mỗi người dân Việt Nam
ta đều thấu hiếu giá trị to lớn của độc lập dân tộc. Nhưng liệu độc lập đã
đủ chưa? Độc lập có phải đích cuối cùng mà mỗi người con Việt Nam
đều hướng đến? Hay hạnh là mục phúc, tự do mới chính là mục đích ấy?
Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là một vị lãnh tụ thiên tài, vừa là một danh
nhân văn hóa thế giới và một nhà lý luận, tư tưởng lớn của cách mạng
Việt Nam. Như chúng ta đều thấy, Bác đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến
dâng cả cuộc đời mình để giành độc lập cho dân tộc ta. Trong toàn bộ di sản
về tư tưởng mà Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, vấn đề độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội luôn là một trong những vấn đề


trung tâm và được thế hiện rõ ràng, xuyên suốt qua quá trình hoạt động
thực tiễn của cách mạng trong nước và trên thế giới.
Ngay khi nước Việt Nam giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã rất quan
tâm đến các quyền cơ bản của con người và Bác cho rằng, quyền được hưởng
tự do và hạnh phúc là mục đích cuối cùng và thiêng liêng nhất. Mỗi người tồn
tại mà khơng có tự do và hạnh phúc thì dù dân tộc có giành được độc lập, thốt
khỏi ách thống trị của ngoại bang thì độc lập đó cũng khơng có ý nghĩa. Người
nói: “Nước độc lập mà người dân khơng được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc
lập cũng chẳng có nghĩa lý gì"
.

Theo Bác, chỉ khi nào dân tộc được độc lập, tự do thì người dân mới được

thụ hưởng giá trị của “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" thật sự và độc lập dân tộc
phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội, bởi độc lập dân tộc là điều kiện đầu tiên bảo
đảm cho sự phát triển của đất nước và chỉ được bảo đảm vững chắc, có ý nghĩa
tiến bộ khi gắn liền với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

2


PHẦN NỘI DUNG
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP, TỰ DO , HẠNH PHÚC
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
a.Độc lập,tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc
Căn cứ vào những quyền tự do, bình đẳng và quyền con người – “những
quyền mà khơng ai có thể xâm phạm được" đã được ghi trong bản Tuyên ngôn
Độc lập của cách mạng Mỹ năm 1776, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
của Cách mạng Pháp năm 1791, Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định những giá trị
thiêng liêng, bất biến về quyền dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều

sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền
tự do... Đó là những lẽ phải khơng ai chối cãi được".
b. Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, hạnh phúc của nhân dân
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn với tự do của nhân dân.
Người đánh giá cao học thuyết “Tam dân" của Tôn Trung Sơn về độc lập và tự
do: dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc.
Có thể thấy rằng, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí
Minh, người ln coi độc lập gắn liền với tự do, hạnh phúc cho nhân dân, như
Người từng bộc bạch đầy tâm huyết: “Tơi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn
tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hồn tồn
tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".
c. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn tồn và triệt để
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn và
triệt để trên tất cả các lĩnh vực. Người nhấn mạnh: độc lập mà người dân khơng
có quyền tự quyết về ngoại giao, khơng có qn đội riêng, khơng có nền tài
chính riên,... thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì.
3


d. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ
Có thể khẳng định rằng tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ
quốc, toàn vẹn lãnh thổ là tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách
mạng của Hồ Chí Minh. Người luôn luôn bắn khoăn, day dứt khi sự nghiệp đấu
tranh thống nhất đất nước chưa hồn thành. Người nói: “Mỗi ngày mà Tổ quốc
chưa thống nhất, đồng bào còn chịu nhiều gian khổ, là một ngày tôi ăn không
ngon, ngủ không yên". Cho dù không được chứng kiến ngày tồn thắng của dân
tộc, non sơng thu về một mối, nhưng trước lúc đi xa, Hồ Chí Minh thể hiện
niềm tin tưởng sắt đá: “Dù khó khăn, gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định
sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta
nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam-Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà".

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do , hạnh phúc
Trong tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh, tự do là tự do của toàn thể dân tộc
Việt Nam. Dân tộc chỉ có thể dành được tự do khi dân tộc đó dành được độc
lập. Tự do có nghĩa là thốt khỏi ách thống trị, áp bức bóc lột. Tự do là thốt
khỏi thân phận nơ lệ, của con người nơ lệ mất nước. Dân tộc có quyền tự do lựa
chọn con đường phát triển của riêng mình
Hạnh phúc, tự do theo quan điểm của Người là người dân phải được hưởng
đầy đủ đời sống vật chất và tinh thần do chủ nghĩa xã hội đem lại. Đời sống vật
chất là trên cơ sở một nền kinh tế cao, dựa trên một lực lượng sản xuất hiện đại,
ai cũng có com ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Người dân từ chỗ có ăn, có
mặc, có chỗ ở, đến chỗ ăn ngon, mặc đẹp, đời sống sung túc. Người đủ ăn thì
khá giàu, người khá giàu thì càng giàu thêm.
3. Mối quan hệ khăng khít giữa độc lập , tự do , hạnh phúc
Theo Hồ Chí Minh độc lập, tự do có mối quan hệ vơ cùng mật thiết. Hồ
Chí Minh khẳng định độc lập, tự do là các quyền thiêng liêng, bất khả xâm
phạm của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới và là khát vọng lớn nhất của
dân tộc Việt Nam. Người đã từng nói “ Tơi chỉ có một ham muốn tột bậc, ham
4


muốn là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành." Tự do,hạnh phúc
của nhân dân bao giờ cũng là nỗi trăn trở của Người. Chính vì tự do, hạnh phúc
của con người mà Hồ Chí Minh đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chỉ cóý nghĩa thực sự khi nó mang lại
tự do, hạnh phúc cho con người. Ở Hồ Chí Minh lịng u tổ quốc bao giờ cũng
gắn liền với lòng yêu nhân dân sâu sắc. Người từng nói, nếu nước độc lập mà
dân khơng được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng khơng có nghĩa lý gì.
Như vậy, theo Bác độc lập và tự do là hai vấn đề luôn luôn tồn tại cùng
nhau khơng thể tách rời.

Hồ Chí Minh xác định: Có độc lập mới có tự do,có giành được độc lập dân
tộc mới có điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội và mang lại tự do,hạnh phúc
thật sự cho nhân dân. Trong tuyên ngôn độc lập, tư tưởng ấy đã thể hiện sự gắn
bó các quyền dân tộc cơ bản với các quyền cơ bản của con người. Người đã
hồn tồn thốt khỏi các hệ tư tưởng cũ, đã khẳng định một cách hùng hồn rằng
ngọn cờ độc lập dân tộc thống nhất với chủ nghĩa xã hội là ngọn cờ bảo vệ
nhân quyền và các quyền lợi chân chính của con người.
Theo Người, xóa bỏ ách áp bức dân tộc mà khơng xóa bỏ tỉnh trạng bóc lột
và áp bức giai cấp thì nhân dân lao động vẫn chưa được giải phóng. Chỉ khi
thiết lập được chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất mới xóa bỏ được tận
gốc tình trạng áp bức bóc lột. Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật
khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại chủ nghĩa đế quốc,
vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với
mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Chỉ có xóa bỏ tận gốc
tình trạng áp bức, bóc lột thiết lập một nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân
mới đảm bảo cho người lao động có quyền làm chủ , mới thực hiện được sự
phát triển hài hòa giữa cá nhân và xã hội, giữa độc lập dân tộc và tự do hạnh
phúc của con người. Người nói “ Nước độc lập mà người dân khơng được
hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì." Bởi vậy, sau
khi giành độc lập, phải tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu
mước mạnh, mọi người được hưởng sung sướng tự do.
5


II. HẠNH PHÚC, TỰ DO LÀ GIÁ TRỊ CỦA ĐỘC LẬP DÂN TỘC
Có thể thấy, 3 vấn đề Độc lập – Tự do – Hạnh phúc phải luôn gắn liền với
nhau, khơng thể tách rời. Theo Hồ Chí Minh, trong điều kiện nước thuộc địa
như Việt Nam thì trước hết phải đấu tranh giành độc lập dân tộc, nhưng nếu
nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì đó vẫn là độc lập
kiểu cũ, và vì vậy độc lập đó cũng chẳng có nghĩa lý gì. Bởi, hạnh phúc tự do

chính là thước đo giá trị của độc lập dân tộc
Muốn có hạnh phúc, tự do thì độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa
xã hội. Người nhấn mạnh chỉ trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới
có điều kiện để cải thiện đời sống, phát huy tính cách và sở trường riêng của
mình, có điều kiện phát triển tồn diện. Hạnh phúc, tự do theo quan điểm Hồ
Chí Minh là người dân phải được hưởng đầy đủ đời sống vật chất và tinh thần
do chủ nghĩa xã hội đem lại. Đời sống vật chất phải được xây dựng dựa trên lực
lượng sản xuất hiện đại, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
Người dân từ chỗ có ăn, có mặc, có chỗ ở đến chỗ ăn ngon, mặc đẹp, đời sống
sung túc. Người đủ ăn thì khá giàu. Người khá giàu thì giàu thêm.
Tuy vậy, ngồi việc tăng trưởng kinh tế, thu nhập cao, ăn ngon, mặc đẹp
thì chủ nghĩa xã hội cịn phải gắn với việc không ngừng nâng cao đời sống tinh
thần của nhân dân. Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn phát triển cao hơn chủ nghĩa
tư bản về mặt giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bóc lột đem lại cho con
người hạnh phúc, tự do. Vì vậy, Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trị của tư tưởng,
văn hóa, đạo đức, lối sống. Con người có hạnh phúc trong chế độ xã hội chủ
nghĩa phải là những con người được giáo dục và có đạo đức. Chế độ xã hội chủ
nghĩa mang lại hạnh phúc cho con người phải là chế độ xa lạ với chủ nghĩa cá
nhân, với những gì phản văn hóa và đạo đức. Bác cho rằng, đời sống văn hóa
tinh thần chính là lẽ sinh tồn và mục đích cuộc sống của chúng ta. Trong kháng
chiến ác liệt, Bác cũng nhấn mạnh “không sợ thiếu, chỉ sợ khơng cơng bằng;
khơng sợ nghèo, chỉ sợ lịng dân khơng n".
Có thể thấy, quyền sống, quyền độc lập, tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc
đã được chủ tịch Hồ Chí Minh cụ thể hóa bằng những quyền cơ bản như: mỗi
người dân đều “có quyền làm việc, có quyền nghỉ ngơi, có quyền tự do thân
6


thể, có quyền tự do ngơn luận, báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình, có quyền tự
do tín ngưỡng, theo hoặc khơng theo tơn giáo nào, có quyền bầu cử, ứng cử,..

Cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn
ơng về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Nhà nước chú
trọng đặc biệt việc giáo dục thanh niên về đức dục, trí dục và thể dục".
Nhìn chung, độc lập chính là nền tảng của tự do, hạnh phúc, con người có
độc lập, tự do thì mới có hạnh phúc; ngược lại, quyền mưu cầu hạnh phúc gắn
chặt với quyền tự do, độc lập của mỗi người. Hạnh phúc là một hành trình tự
do đi tìm
III, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN VỚI
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
a, Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung dân tộc
và dân chủ; độc lập phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ và hơn nữa độc lập dân tộc cũng phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm,
hạnh phúc cho nhân dân. Vậy nên khi nêu lên mục tiêu giải phóng dân tộc,
Người cũng đã định hướng đến mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
Khi đề cao mục tiêu độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh khơng coi đó là mục tiêu
cuối cùng của cách mạng, mà là tiền đề cho một cuộc cách mạng tiếp theo –
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân càng
sâu sắc, triệt để thì càng tạo ra những tiền đề thuận lợi, sức mạnh to lớn cho
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa, cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam
đã được Bác khẳng định là con đường cách mạng vơ sản, vì vậy bản thân cuộc
cách mạng này ngay từ đầu đã mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Độc lập
dân tộc vì vậy khơng những là tiền đề mà cịn là nguồn sức mạnh to lớn cho
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng trên của Người đúng đắn và sáng tạo vì
khơng chỉ đáp ứng được u cầu khách quan, cụ thể của cách mạng Việt Nam
mà còn phù hợp với qui luật phát triển của thời đại.

7



b, Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để đăm bảo nền độc lập dân tộc vững chắc
Chủ nghĩa xã hội là xu thế tất yếu của thời đại và phù hợp với lợi ích của
nhân dân Việt Nam. Vì vậy, cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam phải
mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn
và triệt để. Ở Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội trước hết là một
chế độ dân chủ, do nhân dân làm chủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chế độ dân
chủ thể hiện trong tất cả mọi mặt của đời sống xã hội và được thể chế hóa bằng
pháp luật, đây là điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo nền độc lập dân tộc, tạo
ra nền tảng ý thức xã hội bảo vệ chủ quyền dân tộc, kiên quyết đấu tranh chống
lại mọi âm mưu thơn tính, đe dọa nền độc lập, tự do của dân tộc.
Chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh, cịn là một xã hội tốt đẹp, khơng cịn
chế độ áp bức bóc lột. Đó là một xã hội bình đẳng, cơng bằng và hợp lý: làm
nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, khơng làm khơng hưởng, bảo đảm phúc lợi
xã hội cho người già, trẻ em và những người cịn khó khăn trong cuộc sống;
mọi người đều có điều kiện để phát triển như nhau. Đó cịn là một xã hội có
nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, bảo
đảm đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, là một xã hội có sự phát triển
cao đạo đức và văn hóa, hịa bình hữu nghị, làm bạn với tất cả các nước dân
chủ trên thế giới.
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng cơ sở
cho sự phát triển của đất nước trên tất cả các lĩnh vực. Với một chế độ xã hội
như trên, chủ nghĩa xã hội sẽ có khả năng làm cho đất nước phát triển mạnh
mẽ, sẽ tạo nền tảng vững chắc để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
IV,QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VẺ XÂY DỰNG MỘT NHÀ
NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN.
Nguyên tắc tiên quyết khi xây dựng bộ máy chính quyền là chính quyền đó
phải của dân, do dân, vì dân. Trong tác phẩm thường thức chính trị viết năm
1953, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “ Ở nước ta chính quyền là của nhân dân, do nhân
dân làm chủ...Nhân dân là người nắm chính quyền, là lực lượng tạo ra quyền
hành."

8


Quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về xây dụng nhà nước Việt Nam Dân
chủ cộng hòa là Nhà nước do Nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước của dân,
do dân, vì dân.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước của dân là nhà nước trong đó dân
là chủ, dân là người có địa vị cao nhất, có quyền quyết định những vấn đề quan
trọng nhất của đất nước, dân tộc. Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định : nước
ta là một nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ, bao nhiêu quyền
hạn là của dân, quyền hành và lực lượng là ở nơi dân. Người ý thức rất rõ vị trí
của mình trong bộ máy nhà nước, Bác nhiều lần nhắc nhở : ở nước ta từ Hồ Chí
Minh trở xuống là đày tớ của dân, dân đặt ở đâu thì làm đó, Người làm chủ tịch
nước cũng là nhận sự trao quyền ủy thác của dân.
Theo Hồ Chí Minh, nhà nước do dân là dân làm chủ nhà nước, nhà mước
phải tin dân và dựa vào dân. Ngồi ra nó cịn bao hàm nội dung khác : Nhân
dân có quyền tham gia vào công việc quản lý của nhà nước, phê bình, kiểm
sốt, kiểm tra và giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước, các đại biểu
do mình cử ra.
Nhà nước vì dân, theo tư tưởng của Hồ Chí Minh là nhà nước phục vụ
nhân dân, đem lại lọi ích cho nhân dân. Hồ Chí Minh nhấn mạnh : Để phục vụ
tốt cho nhân dân, vì dân, nhà nước phải thực sự liêm khiết, trong sạch tránh
quan liêu, tham những, đặc quyền, đặc lợi, phải loại bỏ hết “các ông quan cách
mạng" ra khỏi bộ máy nhà nước.
Trong thư gủi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện, làng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và bài báo “Bỏ cách làm tiên ấy đi" trên báo cứu quốc số 69 ra ngày
17-10- 1945 nhằm phê phán tệ bán chức và buộc dân góp quỹ, Người cương
quyết yêu cầu những đại diện mới của chính quyền phải đề phịng những
thói hư tật xấu của bộ máy hành chính cũ. Người viết “ Chúng ta phải
hiểu rằng các cơ quan chính phủ từ trung ương đến các làng đều là đày tớ

của dân, nghĩa là gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như
trong thời kỳ đưới quyền thống trị của Pháp, Nhật...Nhung nếu nưóc độc lập
mà dân khơng được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng khơng có ý nghĩa
gì....Chúng ta phải u dân, thì dân mới u ta, kính ta."
9


Bác gay gắt phê phán những lỗi lầm rất nặng nề mà nhiều cán bộ đã phạm
phải như "làm việc trái phép, cậy thế, hủ tóa, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo..."
Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương linh xây dụng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khẳng định : “ Nhà nước ta là nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh
đạo. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp và kiểm sốt
giữa các cơ quan, trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp."
Nhà nước phải thể hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, muu cầu hạnh phúc
cho nhân dân, đem lại lợi ích cho nhân dân, thỏa mãn các nhu cầu hợp lý của
các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Đó là một Nhà nước dân chủ và tiến bộ.
Những lợi ích và nhu cầu đó lại phải được thực hiện một cách cơng bằng, dân
chủ, văn minh, chính đáng, bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa phát triển các cá
nhân với mục tiêu phát triển xã hội. Đồng thời lại phải chăm lo, giải quyết các
vấn đề bức xúc hàng của dân tộc, đất nước.
Quan điểm về làm chủ đất nước và xã hội của nhân dân đã được Hồ Chí
Minh và Đảng ta đề cập hết sức đầy đủ và sâu sắc. Đến nay những quan điểm
này của người vẫn giữ nguyên giá trị và cóý nghĩa thực tiễn vô cùng quan
trọng trong nhiệm vụ xây dụng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì
dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng là sự nghiệp của nhân dân,
do dân, vì vậy vấn đề cốt lõi là làm sao cho dân thực sự làm chủ vận mệnh

của đất nước. Để quyền làm chủ của nhân dân được đảm bảo và thực thi trong
cuộc sống, cần xây dụng và hoàn thiện thể chế, phương thức, cơ chế thực hiện.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, phải xây dụng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,
trong đó nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng Nhà nước pháp
quyền và các tổ chức xã hội do chính họ lập ra, và quản lý. Theo đó nhân dân
vừa là người cử ra chính quyền các cấp, vừa là người quản lý, kiểm tra, kiểm
sốt tồn bộ hoạt động của bộ máy quyền lực đó.

10


V.LÀM RÕ Ý NGHĨA LUẬN ĐIỂM ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY.
Mùa xuân năm Canh Ngọ 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời! 84 năm
đã qua, Đảng vĩ đại, anh hùng, đã gắn bó với nhân dân ta làm nên mùa xuân đất
nước. 84 năm dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Việt Nam đã viết vào lịch
sử dân tộc những trang hào hùng nhất, rực rỡ nhất của thời đại Hồ Chí Minh.
Trong cuộc hành quân thế kỷ ấy, nhân dân ta đã phải trải qua 30 năm chiến đấu
gian khổ, đánh thắng những kẻ thù xâm lược lớn mạnh hơn mình, để hơm nay
đất nước hịa bình, độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội và hòa nhập
cùng thế giới. Đặc biệt sau thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa
xuân 1975, nước nhà hịa bình, độc lập và thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã
hội, Chiến tranh đã lùi xa, song để có “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" trọn vẹn,
mỗi người dân Việt Nam lại càng cần nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình
trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ Việt Nam. Trong hịa bình, giá trị của độc lập, tự do, hạnh phúc sẽ
càng được người dân Việt Nam cảm nhận sâu sắc hơn.
Hơn 90 năm sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, 75 năm sau ngày
Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam độc lập, sáng lập nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hịa và 35 năm kiên trì thực hiện đổi mới, hội nhập quốc tế sâu
rộng, Việt Nam của năm 2021 vẫn luôn cố gắng tạo dựng một diện mạo mới,

một vị thế mới trên trường quốc tế. Có thể thấy, những thành tựu trên các lĩnh
vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng,.. của Việt Nam đã đi vào lịch
sử với nhiều dấu mốc quan trọng. Trước diễn biến của tình hình thế giới và
trong nước, đặc biệt là sự chống phá của các thế lực thù địch, Đại hội XII của
Đảng khẳng định “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh giữ vũng nền độc lập, chủ
quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc". Đảng ta nhấn mạnh mục
tiêu, yêu cầu bảo vệ lọi ích quốc gia, dân tộc lên vị trí hàng đầu, trong đó khẳng
định ý trí quyết tâm “kiên quyết, kiên trì" đấu tranh để giữ vũng chủ quyền biển
đảo thiêng liêng của Tổ quốc, không để đất nước bị động, bất ngờ, không để
mất đất, mất đảo, mất dân. Đảm bảo độc lập đi cùng hạnh phúc tự do cho nhân
dân. Đồng thời ngày càng hoàn thiện bộ máy nhà nước của dân, do dân, vì dân.

11


Tính đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc
gia thành viên Liên hợp quốc, có quan hệ đối tác chiến lược với 17 nước, quan
hệ đối tác toàn diện với 13 nước. Về đối ngoại Đảng, Đảng ta đã thiết lập quan
hệ với 254 chính đảng ở 114 quốc gia trên tồn thế giới; nâng cao vị thế của
Việt Nam trên trường quốc tế, đóng góp ngày càng tích cực, có trách nhiệm vào
đời sống chính trị khu vực và thế giới
Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi
mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh
chóng. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD
năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn
70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ phận
người nghèo còn lại ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86%.
Bản thân em nhận thấy tình hình thế giới và khu vực năm 2020 và 2021
nổi lên nhiều diễn biến phức tạp, chưa từng có tiền lệ, nhất là đại dịch Covid 19
đã tác động sâu sắc và toàn diện đến mọi mặt đời sống của người dân, tác động

dài hạn đối với các hộ gia đình - thu nhập của khoảng 45% hộ gia đình được
khảo sát giảm trong tháng 1 năm 2021 so với tháng 1 năm 2020. Trong bối
cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta đã vượt qua thách thức, tạo dựng và tranh thủ
thời cơ, thích ứng năng động với các chính sách và sáng kiến nổi bật. Trước bối
cảnh nhiều doanh nghiệp có nguy cơ bị tạm dừng hoạt động hoặc phá sản,
nhiều lao động bị mất việc làm, giảm thu nhập trong đại dịch Covid, Chính phủ
đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và người dân như:
gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, miễn giảm nhiều khoản phí, lệ phí và trao gói
hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng cho người dân gặp khó khăn do đại dịch. Ngoài ra,
trong tháng 6/2021, Việt Nam cũng chính thức mở Quỹ vắc xin phịng, chống
Covid-19 nhằm kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước tham gia đóng góp vì sức
khỏe mỗi người, vì cộng đồng, vì quốc gia, dân tộc và với tinh thần đoàn kết
quốc tế, chung tay đẩy lùi đại dịch ở mỗi quốc gia và tồn cầu.
Kinh tế tăng trưởng khá, văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện đáng kể, bộ mặt của đất nước
và cuộc sống của người dân có những thay đổi. Thành tựu đó ngày càng khẳng
12


định luận điểm đúng đắn của Bác về vấn đề độc lập và tự do hạnh phúc, sự lãnh
đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của đổi mới, khích lệ,
động viên nhân dân tiếp tục hưởng úng, góp phần quan trọng vào việc giữvũng
ổn định chính trị - xã hội, tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp đổi mới toàn diện đất
nước với những bước tiến cao hơn. Luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý
nghĩa rất quan trọng đối với cán bộ đẳng và người dân Việt Nam, đây đúng là
kim chỉ nam hành động cho mỗi các bộ nằm trong hàng ngũ đảng, cho mỗi cá
nhân thực hiện trách nhiệm phụng sự nhân dân.
Chủ trương, đường lối của Đảng, chiến lược, chương trình, dự án phát triển
kinh tế - xã hội của Chính phủ đều được xây dựng trên cơ sở lấy người dân làm
trung tâm, hướng về người dân và phục vụ người dân đã mang lại những kết

quả tích cực trong việc bảo đảm quyền con người, từ quyền kinh tế, xã hội, văn
hóa đến quyền dân sự, chính trị, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương. Việt
Nam ln cố gắng đóng góp và nỗ lực trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội; trong tạo dựng mơi trường hịa bình, ổn định để xây
dựng và phát triển bền vững đất nước, nhất là trong phòng và chống đại dịch
Covid-19. Đặc biệt, chúng ta tham gia và thực hiện hầu hết các công ước của
Liên hợp quốc tế về quyền con người: “Cơng ước quốc tế về xóa bỏ các hình
thức phân biệt chủng tộc" (1981); “Cơng ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức
phân biệt đối xử với phụ nữ" (1981) "Công ước về quyền trẻ em" (1990);,...
Là một sinh viên của Trường Đại học Kinh Tế quốc dân, có thể coi là
ngun khí của quốc gia. Em ln nhận thức được rằng, nhiệm vụ của chúng ta
rất nặng nề. Phải tự hào là mình có quyền tự do, mà khơng phải ai cũng có
được điều đó, phải thấy được công lao của người đi trước, phải thấy được
truyền thống, tố chất của người Việt Nam.. để tin tưởng và đi tới.Không thể
quên được bài phát biểu ngắn gọn nhưmg đầy ý nghĩa sâu xa mà cụ thể của Bác
tại cuộc họp đầu tiên của Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc ngày
10/1/1946:“Chúng ta giành được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét,
thì tự do, độc lậpcũng khơng làm gì"

13


PHẦN KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cổng hiến trọn cuộc đời vì mục tiêu đánh đuổi
giặc ngoại xâm, phá tan xiềng xích nơ lệ, xóa bỏ mọi áp bức, bất công, giành
lại độc lập cho dân tộc, đem lại tự do, ấm no và hạnh phúc cho nhân dân.
Khơng chỉ vậy, Người đã đóng góp hết sức mình vào sự nghiệp giải phóng con
người, đấu tranh giải phóng nhân loại đau khổ, bị áp bức, bất công trên tồn thế
giới. Vì mục tiêu đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phấn đấu không ngừng nghỉ và
được kết tinh thành một tỉnh thần, một ý chí và trở thành một tư tưởng xuyên

suốt trong mọi hành động của Người. Tư tưởng và sự nghiệp cách mạng đó của
Người xuất phát từ chủ nghĩa nhân văn cao cả: “Ở đời và làm người phải
thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức". Tư tưởng Hồ
Chí Minh về chăm lo đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân được thể hiện rõ
qua mong uớc cháy bỏng: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là
làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng
bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" Đã hàng thập kỉ trôi
qua nhung tư tưởng của Người về độc lập dân tộc gắn liền với hạnh phúc của
nhân dân vẫn cịn ngun giá trị khơng chỉ hiện tại mà còn đến cả tương lai.
6 chữ quý giá “ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc" ghi dưới quốc hiệu nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hiện thân cho khát vọng của toàn dân
tộc. Chế độ xã hội chủ nghĩa theo quan điểm Hồ Chí Minh khơng chỉ là thước
đo giá trị của độc lập dân tộc mà còn tạo nên sức mạnh để bảo vệ vững chắc
độc lập dân tộc. Độc lập dân tộc chỉ có đi tới chủ nghĩa xã hội thì mới có một
nền độc lập thật sự, hồn tồn, nhân dân mới được hưởng hạnh phúc tự do và
chỉ có một nền độc lập dân tộc thật sự mới tạo điều kiện cho chủ nghĩa xã hội
phát triển và hoàn thiện.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo Trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh
2. />3. />4. />5. />6. />7. minh-ve-phat-trien-xa-hoi-viet-nam-2550

15




×