Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

TIỂU LUẬN TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI BÌNH DÂN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 25 trang )

ĐỀ TÀI:

TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI BÌNH
DÂN VIỆT NAM

NĂM 2020

PHẦN TỔNG QUAN:
1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời đại đất nước đang không ngừng phát triển trở nên giàu mạnh
hơn, người Việt Nam được biết đến đại đa số là những người có nếp sống
giản dị, bình dân với mức kiếm sống của bản thân họ đạt được. Đồng thời,
trang phục cũng là một phương tiện nhận dạng dùng để thể hiện khái quát
đặc trưng, sự bình dân đến từ cách ăn mặc của người Việt Nam. Họ
chuộng phong cách truyền thống, quần áo luôn giữ được những đặc điểm


vốn có trong trang phục của người Việt chúng ta từ trước đến nay – vừa
đủ tinh tươm, vừa đủ nghiêm trang để có thể cùng tham gia sinh hoạt
trong những hoạt động thường nhật của người lao động bình dân Việt
Nam.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Khi nghĩ đến một dân tộc, đại diện cho họ chính là trang phục họ vận lên
người để thể hiện sự đặc trưng vốn có của mình. Đất nước Việt Nam bao
gồm 54 anh em dân tộc, do đó sự đa đạng trong trang phục truyền thống
của người bình dân Việt Nam cũng được thể hiện qua nhiều hình thức,
kiểu cách quần áo khác nhau. Đề tài này được nghiên cứu để thể hiện
được nguồn gốc, nét đẹp và lí do những nét đẹp truyền thống trong trang
phục bình dân của người Việt Nam được xuất phát, gìn giữ và phát triển
qua nhiều thế kỉ. Đồng thời qua đó có thể dẫn chứng được sự quan trọng,
ý nghĩa của trang phục truyền thống trong thời đại đất nước đang không


ngừng phát triển.
3. Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài đã được nêu trước, đối tượng nghiên cứu của những bộ
trang phục truyền thống sẽ là những người bình dân Việt Nam – những
người có mức lao động và thu nhập tương đối ổn định, đủ đầy vừa phải
cho cuộc sống riêng của mình.
4. Phương pháp nghiên cứu
Những thông tin nghiên cứu được tham khảo và tổng hợp từ những nguồn
như: sách báo, ấn phẩm, báo điện tử,… và quan sát thực tế của sinh viên
nghiên cứu.
5. Dự kiến những kết quả sau khi nghiên cứu
Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, những kết quả dự kiến sẽ thu thập được
bao gồm làm rõ được tính chất và vẻ đẹp của những bộ trang phục mang
tính truyền thống của người bình dân Việt Nam, dẫn chứng được nguồn
gốc của những tính đặc trưng và lí do cho sự xuất hiện, duy trì của chúng
trong cách ăn mặc và sinh hoạt cho đến nay của người Việt – đặc biệt là
người lao động bình dân.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1. Cơ sở lý luận


Người Việt Nam được biết đến với đại đa số là những người dân có nếp sống
giản dị, bình dân và đa dạng trong trang phục đặc trưng của nhiều vùng miền
khác nhau trên lãnh thổ nước Việt. Đất nước Việt Nam gồm 54 dân tộc anh em
với nhiều trang phục vùng miền khác nhau, điều đó tạo nên sự đa dạng trong nét
truyền thống trong trang phục của người Việt. Theo số liệu điều tra mới đây
của Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, thì có tới 40 trong số 54 dân tộc

ở Việt Nam khơng cịn mang trang phục truyền thống (nguồn: báo Dân tộc,
). Trang phục truyền thống vẫn là cơ sở, là tiền để thể hiện
đặc điểm của một dân tộc và một quốc gia, được sáng tạo và cắt may phù hợp
với điều kiện sinh hoạt của từng vùng; trang phục truyền thống đã và đang được
gìn giữ lâu dài cho đến nay.
Gọi là người bình dân Việt Nam vì đây là những người lao động có mức thu
nhập ổn định vừa đủ, không dư không thiếu đủ để cung cấp vốn sống cho bản
thân họ. Những trang phục truyền thống cho người bình dân Việt Nam là những
trang phục mà tất cả mọi người đều có thể dễ dàng mặc được và hưởng quyền
lợi, nét đẹp văn hóa ngang nhau.


Trang phục áo dài truyền thống của người Việt Nam (Ảnh minh họa báo điện tử
Dân Việt, )


Trang phục truyền thống người Ê-đê (Ảnh minh họa báo điện tử Kênh 14,
)

Những trang phục truyền thống của người bình dân Việt Nam thường là những
thiết kế đơn giản, dễ mặc và phù hợp với tất cả mọi người; họa tiết và các chi
tiết của trang phục không quá phức tạp nhưng vẫn thể hiện được nét đặc trưng
và thẩm mỹ từng vùng trên đó. Ngồi ra, qua trang phục truyền thống cịn có thể
hiện được giá trị tâm linh, giá trị tín ngưỡng và bản sắc riêng của dân tộc.
Những bộ trang phục của đồng bào dân tộc gần như là “căn cước”, là văn
hóa của một tộc người. (báo điện tử
/>m/bantindantoc/bao+ton+trang+phuc+dan+toc+kho+cung+phai+lam )
2. Cơ sở thực tiễn:
Theo như dẫn chứng từ trước, đến nay đã có tới 40 trên tổng số 54 dân tộc
khơng cịn dùng trang phục truyền thống. Việc bảo tồn nhằm không để trang

phục truyền thống trở nên mai một - đồng nghĩa với làm mất đi bản sắc, giá trị
tâm linh và tín ngưỡng riêng trên từng thiết kế đại diện cho dân tộc. Bảo tồn như
một cuộc cách mạng để gìn giữ những giá trị và bản sắc văn hóa của từng dân
tộc trên tồn lãnh thổ Việt Nam. Chúng ta có thể đi từ việc giữ nguyên nguyên
bản của một trang phục truyền thống đến đi đến cách tân để bảo tồn. Tuy nhiên,
cách tân để bảo tồn lẫn duy trì tính truyền thống của một trang phục truyền
thống khơng phải là một vấn đề đơn giản. Khám phá các nét đặc trưng khác
nhau của nhiều dân tộc có thể nhìn thấy được nhiều sự khác biệt văn hóa dựa
trên chi tiết trang phục.
CHƯƠNG II. NGUỒN GỐC CỦA TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG
Mỗi trang phục đều có nguồn gốc riêng để hình thành nên một sản phẩm mang
đậm nét văn hóa của từng dân tộc khác nhau. Không ngoại trừ, 54 dân tộc Việt
Nam mang 54 nét văn hóa đặc trưng đa dạng được thể hiện trên nhiều lĩnh vực
bao gồm trang phục truyền thống xuất phát từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Sau
đây là nghiên cứu về nguồn gốc của một số trang phục truyền thống của một số
dân tộc Việt Nam.


1. Dân tộc Kinh
Dân tộc Kinh được coi là dân tộc đông dân nhất Việt Nam và sinh sống trải
dài khắp lãnh thổ đất Việt. Trong đó, tại ba miền Bắc – Trung – Nam, trang
phục truyền thống của người Kinh cũng thể hiện được sự đa dạng theo từng
vùng khác nhau.
a. Miền Bắc
Một trong những bộ trang phục trước đây của những người bình dân tại
miền Bắc, áo tứ thân dành cho phụ nữ và áo dài the dành cho đàn ông
được xem là trang phục truyền thống của vùng. Các bộ quần áo này được
xuất hiện từ đầu thế kỉ XX.

Trang phục áo tứ thân và áo dài the của người miền Bắc (Ảnh minh họa

)

- Bộ áo tứ thân còn là trang phục thường ngày của người phụ nữ miền
Bắc từ xa xưa. Áo được may bằng bốn khổ vải hẹp, với hai vạt trước
không cài khuy mà chỉ vắt chéo và được giữ lại bằng cái thắt lưng
quanh bụng. Hai vạt áo bao giờ cũng để hở một phần ngực, được


che bằng yếm, thường may bằng lụa trắng hoặc để màu ngà tự
nhiên của sợi tơ. Chiếc áo yếm giúp người phụ nữ có thể khoe vẻ
đẹp hình thể gồm cả bờ vai trần thon thả và tấm lưng cong quyến
rũ.  Cùng bộ áo tứ thân là chiếc khăn mỏ quạ được đem gấp chéo
sao cho khéo và cân đối thành hình tam giác, bẻ hình mỏ quạ chính
giữa đường ngơi trên đầu, bắt hai góc khăn về hai phía tai rồi thắt
múi ở gáy. Chiếc nón quai thao với kích thước khá lớn, khi đội che
rợp cả khn mặt người đội, tạo nên một khơng gian rộng, thống
và mát, khi khốc ở tay để tơn thêm vẻ đẹp dun dáng của phụ nữ
người Kinh. (nguồn báo điện tử, ) Đi kèm với áo tứ thân ln phải có áo yếm, khan
mũ quạ và trên đầu thì đội them nón quai thau. Đó là nét đẹp truyền
thống của người phụ nữ Bắc Bộ trên trang phục truyền thống vùng
miền của mình. Trang phục thể hiện sự mềm mại, nhẹ nhàng của người
phụ nữ, khéo léo kheo được lưng thon vai gầy của người con gái Việt
Nam. Hình ảnh này vẫn còn được lưu giữ lại ở các liền chị vùng Kinh
Bắc.
Những chiếc áo tứ thân như này thường có màu sắc tự nhiên, do được
các bà, các mẹ khi đó sử dụng củ nâu, lá bàng giã nhỏ hay bùn dẻo
dưới ao để làm màu nhuộm. Tất cả những điều đó đã tạo ra bộ trang
phục đơn giản, tế nhị và kín đáo, mang đậm sắc thái Á Đơng. (báo điện
tử Phụ nữ Việt Nam, nguồn: )


“ Nào đâu cái áo tứ thân, cái quần mỏ quạ cái quần nái đen” là câu thơ
được nhà thơ Nguyễn Bính dùng để thể hiện nét đẹp truyền thống của
người phụ nữ miền Bắc thời xưa. Cho dù vậy, đến nay vẫn chưa có ai biết
nguồn gốc của áo tứ thân xuất phát từ đâu. Một số di sản khảo cổ tìm
thấy hình ảnh của chiếc áo dài tứ thân với hai tà áo thướt tha bay trong
gió trên các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ từ cách đây vài nghìn
năm. (báo điện tử Phụ nữ Việt Nam, như trên). Theo truyền thuyết kể lại,
trong công cuộc đánh đuổi quân Hán xâm lược, do Hai Bà Trưng đã mặc
áo dài hai tà giáp vàng nên để tôn trọng các bà, người dân đã biến tấu lại
thành áo tứ thân để mặc. Tứ thân còn được xem là biến thể của áo giao


lãnh (một kiểu sơ khai của áo dài Việt Nam) để tiện cho việc đồng áng.
Sau áo tứ thân còn hình thành nên một loại áo mới, gọi là áo ngũ thân.

Áo tứ thân của phụ nữ miền Bắc (Ảnh minh họa, nguồn:
)

- Bên cạnh áo tứ thân đại diện cho người phụ nữ thì áo dài the được xem
là trang phục truyền thống của người đàn ông ở miền Bắc Bộ. Chiếc
áo ngũ thân cho nam có cổ cao, thẳng và vng tượng trưng cho sự
chính trực của người quân tử. Áo có 5 cúc làm bằng kim loại, ngọc,
gỗ,... chứ không phải bằng vải như sườn xám Trung Quốc. Áo có 5


thân tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, một thân con (nhỏ nhất,
nằm trong) tượng trưng cho mình (người mặc). (nguồn: wikipedia,)
Áo dài the là một kiểu gọi khác của áo dài nam, kiểu dáng và khăn
đóng thể hiện được nét đặc trưng của người đàn ơng Việt Nam.


dài nam (ảnh minh họa, nguồn: )
b. Miền Nam
“ Em mặc áo bà ba đen / Da em trắng / Đôi má ngấn đồng tiền / Đêm nằm
anh thao thức, năm canh liền nhớ em” ( nguồn: />Nhắc đến Nam bộ người ta thường nhớ đến bộ quần áo bà ba thể hiện sự
hiền lành, chân chất giản dị của người dân nơi đây. Người nông dân ở
đồng bằng sông Cửu Long ngày xưa thường vận bộ bà ba đen đi đồng,
bởi nó vừa sạch, vừa dễ giặt giũ. Vải may là loại vải rất mau khô sau
khi giặt. Bên cạnh đó, chiếc áo bà ba được xẻ ở hai bên hông làm cho
người mặc cảm thấy thoải mái, gần vạt áo có thêm hai túi to khá tiện
lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như diêm quẹt, tiền bạc...
(nguồn: ). Tuy nhiên, cũng


giống như áo tứ thân, không ai rõ được nguồn gốc của áo bà ba xuất phát
từ đâu. Có nhiều giả thuyết được đưa ra, từ “ là chiếc áo được Trương
Vĩnh Ký cách tân từ dân đảo Pénang, Malaysia” đến theo nhà văn Sơn
Nam, “ Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa và áo bà ba là trang phục
của dân tộc này” nhưng đều bị bác bỏ vì thiếu dẫn chứng và phi thực tế
nếu xét về sắc tộc. Tóm lại, trong những thế kỷ trước, áo bà ba đã xuất
hiện ở Việt Nam. Thông qua việc bn bán, người Việt Nam có thể đã
giao lưu văn hóa với người Peranakan, cách tân kiểu áo của họ để có được
“áo bà ba.” (dựa theo nguồn: ). Bên cạnh đó, cịn có một quan điểm cho rằng, “Có thể
áo bà ba ảnh hưởng, cách tân từ áo lá và áo xá xẩu may bằng vải buồm
đen của người Hoa lao động, là kiểu áo cứng, xẻ giữa, cài nút thắt...
Phải chăng, do thời tiết quanh năm nóng bức, họ bỏ luôn chiếc cổ thấp
của áo lá và áo xá xẩu, mang thêm áo quanh chân cổ cho chắc. Áo xẻ
giữa thay vì cài nút thắt đã được làm khuy, cài nút nhựa do ảnh hưởng
phương

Tây”.


(báo

điện

tử

Phụ

Nữ

Việt

Nam,

nguồn:

). Áo bà ba phổ biến và thường được nhắc
đến khi nói về những người lao động bình dân, đặc biệt là người nông dân
ở khu vực Nam bộ. Áo bà ba được thiết kế dễ mặc, giặt dễ khô và thoải
mái, thuận tiện trong lao động mà đa phần nghiêng về nông nghiệp.
Khác với những bộ cánh tối màu và giản dị, trong thời đại phong kiến,
những người ở tầng lớp cao và giàu có có thể sở hữu những bộ áo bà ba
với nhiều màu sắc, chất liệu sang trọng như gấm, lụa… để thể hiện sự
quyền quí trong vị thế của họ. Đến nay, trang phục áo bà ba vẫn còn được
sử dụng như thường phục tại một số làng quê Nam Bộ.


Áo bà ba của người phụ nữ Nam bộ (nguồn:
)


Hình ảnh người dân Nam bộ trong trang phục áo bà ba
c. Miền Trung


Trang phục ở miền Trung thường khơng có sự khác biệt nhiều với các
vùng miền khác, đặc trưng vẫn có áo dài khăn đóng, áo bà ba và áo tứ
thân đại diện cho dân tộc Kinh.

Hình ảnh người phụ nữ Huế trong tà áo dài tím
(nguồn ảnh: )

2. Dân tộc Tây Bắc
Khác với dân tộc Kinh, ở vùng địa đầu Tổ quốc, dân tộc Tây Bắc là cái
nôi của dân tộc Mông, Thái, Mường… và đa dạng các dân tộc khác như
dân tộc Tày, dân tộc Lự, dân tộc Giáy,… Trang phục truyền thống của các
dân tộc nơi đây mang màu sắc văn hóa, kiểu cách và họa tiết đặc biệt
không giống như những nét đơn thuần, tối giản của người Kinh. Điều đó
đem lại một khơng gian văn hóa mới đa dạng và đặc trưng, thể hiện được
tác phẩm nghệ thuật mang nét tính ngưỡng riêng của từng dân tộc.
a. Dân tộc Thái
Dân tộc Thái sống nhiều ở Thanh Hóa và thường trồng dâu, dệt vải để
sinh sống. Họ chia ra thành Thái Trắng và Thái Đen. Ngoại trừ sự khác
biệt trong trang phục của nữ giới được phân định rõ ràng nhất dựa vào
những ngày hội hè thì hầu hết đều giống nhau ở các bộ phận thiết yếu
của một bộ trang phục dân tộc. Dù vậy, thường phục của hai tộc người
Thái Trắng và Thái Đen cũng có những nét nổi trội để nhận biết nhau.
Một bộ trang phục đầy đủ của người phụ nữ dân tộc Thái bao gồm: áo
ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng



(xải ẻo), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp (pepăn khạ), xà tích và các phụ
kiện trang sức khác (hoa tai, vòng tay, vòng cổ).
Xửa cỏm là áo ngắn của dân tộc Thái có thể được may bằng nhiều loại
vải với nhiều màu sắc khác nhau. Đặc trưng trang phục của người phụ
nữ dân tộc Thái được thể hiện qua hàng nút bạc hoặc kim loại trên hai
vạt áo và váy (xỉn). Trong quan niệm dân gian Thái, hàng nút bạc trên
áo tượng trưng sự kết hợp giữa nam và nữ - sự trường tổn của nòi
giống. Người phụ nữ Thái diện hai lớp váy: vải trắng lót trong và vải
chàm mặc ngồi.
Bên cạnh xửa cỏm thì phụ nữ Thái cịn có xửa chái và xửa luổng.
Trong đó, xửa chái là áo được may bằng vải chàm đen dành cho phụ
nữ có chồng mặc trong những dịp cưới xin, hội hè ; xửa luổng là áo
khốc ngồi, được dùng để các cơ gái khi cịn trẻ tự may cho bản thân
khi về già hoặc dùng để biếu mẹ chồng khi về làm dâu. Đặc biệt, các
cụ già chỉ mặc mặt trái của xửa luổng, chỉ khi nào mất mới mặc mặt
phải.
Phụ nữ dân tộc Thái không thể đi hội nếu thiếu chiếc khăn Piêu bên tay
mình – vật dụng được thêu màu sắc sặc sỡ thể hiện cho tình yêu, sức
mạnh và sự nữ tính.
Ở những dịp hội, “ phụ nữ Thái Trắng thường mặc áo dài màu đen.
Đây là loại áo dài thụng thân thẳng, khơng lượn nách, được trang
trí bằng vải “khít” ở giữa thân có tua vải phủ từ vai xuống ngực,
nách áo trang trí theo lối đáp hai mảng hoa văn trong bố cục hình
tam giác. Phụ nữ chưa chồng búi tóc sau gáy, có chồng búi trên
đỉnh đầu. Họ có loại nón rộng vành. Trong khi đó, phụ nữa Thái
Đen thường mặc áo dài xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú đa
dạng về màu và màu mà mơ-típ hơn Thái trắng.” (nguồn:
)



Nữ giới dân tộc Thái (nguồn: )

Về phần trang phục của nam giới dân tộc Thái, do đã tiếp thu với
người Việt khiến trang phục dần trở nên “Âu hóa”. Dẫu vậy vẫn có thể
tìm thấy trang phục truyền thống cũ của nam giới cũng từng tồn tại.
Quần của nam giới có hai loại là quần dài và quần đùi được may theo
kiểu “chân què”, dùng khâu cạp để thắt dây lưng thay vì dây rút. Ngày
xưa, nam giới người Thái đội khăn tràm chàm đen không phân biệt
người Thái Trắng hay Thái Đen. Thường ngày, họ đội khăn gọi tên là
“đỡ” (chọc). Cịn vào những dịp lễ thì nam giới thường quấn vải đen
“cộm” (khăn pau). Khi mất đi, thân nhân cũng sẽ quấn cho người mất
là nam quanh đầu một sải vải như thế.
b. Dân tộc Tày
Dân tộc Tày là dân tộc đông dân đứng thứ 2 sau dân tộc Kinh ở Việt
Nam. Điều đặc trưng trong trang phục truyền thống của dân tộc này
chính là dùng áo lót trong màu trắng và áo khốc màu chàm bên ngoài
đối với cả nam lẫn nữ. Màu áo được nhuộm từ cây chàm – lồi cây gắn
với sử tích về tình u đẹp và lịng thủy chung của người con gái dân
tộc Tày. Có nhiều dân tộc cùng sử dụng màu chàm nhưng còn thêu họa
tiết bằng nhiều mắc sắc khác. Riêng dân tộc Tày chỉ dùng các màu ngũ
sắc được thêu trên hoa văn mặt chăn hoặc tấm thổ cẩm.


Trang phục truyền thống của dân tộc Tày (nguồn: zing.vn )
Trang phục của người Tày được làm từ sợi bông tự dệt và nhuộm
chàm, thường khơng có thêu thùa hay trang trí họa tiết nhiều. Phụ nữ
mặc quần hoặc váy, áo cánh ngắn màu trắng ở trong, áo khoác dài năm
thân màu chàm bên ngoài, thắt lưng và khăn đội đầu. Nam giới được
chia thành 5 nhóm: Ngạn. Phén, Thổ, Thu Lao và Pa Dí. Nhóm Ngạn

mặc áo ngắn hơn một chút, Phén mặc áo màu nâu, Thổ mặc như
người Thái ở Mai Châu, Thu Lao quấn khăn thành chóp nhọn trên
đỉnh đầu và Pa Dí thì đội mũ hình mái nhà. (nguồn:
)

Trẻ em người Tày (nguồn: )

Do đặc điểm dùng vải màu chàm hoặc trắng để may áo cánh trong mà
các dân tộc khác còn gọi dân tộc Tày là “cần slửa khao” (người áo
trắng) để phân biệt với các dân tộc khác chỉ dùng vải áo màu chàm.
Quần trong trang phục truyền thống của người Tày là quần rộng, đáy


thụng gần đến đầu gối để thuận tiện trong sinh hoạt và lao động trồng
trọt. Người phụ nữ dân tộc Tày đặc biệt thích sử dụng trang sức: vịng
tay, hoa tai, vòng cổ,… bằng bạc cho bản thân và trẻ em để tránh tà,
ma quỉ theo quan điểm tâm linh, tín ngưỡng của dân tộc.
c. Các dân tộc khác của vùng Tây Bắc
Người Lự

(nguồn: )

Để phục vụ đời sống văn hóa của mình, người Lự từ lâu đã biết trồng
bông, nuôi tằm, dệt vải tạo nên nét đặc sắc và độc đáo trong trang phục
truyền thống của dân tộc mình. Đặc biệt là trang phục của người phụ
nữ Lự bao gồm: áo, váy, thắt lưng, khăn đội đầu. Váy của người Lự
thường có hai đến ba lớp được mặc chồng lên nhau, mỗi tầng cách
nhau 3-4 cm theo chiều cao dần. Người dân quan điểm mặc như vậy sẽ
kín đáo và đẹp hơn, có thể dễ dàng thay đổi khi váy ngoài đã cũ. Hoa
văn nổi bật ở thân váy là quả trám cao 10cm, hai bên quả trám là hình

hai người quay đầu vào nhau với đơi tay dang ra. Thắt lưng được may
bằng vải mộc trắng và vòng cổ được làm bằng bạc, sử dụng như một
loại trang sức. Sự độc đáo trong trang phục truyền thống của dân tộc


Lự đã làm nổi bật được nét văn hóa mn màu của 23 dân tộc Lai
Châu nói chung và 54 dân tộc Việt Nam nói chung.
Người Giáy

Đám cưới của dân tộc Giáy trong trang phục truyền thống
(nguồn: )

Bên cạnh tên chính thức được nhà nước cơng nhận trong 54 anh em
dân tộc thì người Giáy cịn có những tên khác là Nhắng, Dắng, Pâu
Thìn, Pù Nà… do đặc điểm tại nơi sinh sống của họ ở nhiều nơi. Ngoài
ra họ cịn có tên Quan Hỏa là Dìn.
Trang phục truyền thống của người Giáy có sự khác biệt giữa nam và
nữ. Nữ giới dân tộc Giáy mặc áo xẻ nách, cổ áo được viền từ cổ đến
phần xẻ nách, từ trái sang phải. Cổ tay cũng được viền áo tương tự và
thường là dùng màu tương phản với màu áo. Trang phục của nữ giới có
màu sắc sặc sỡ nhưng cũng có loại chỉ màu tràm hoặc trắng và khơng
có họa tiết gì cả. Áo xẻ ngực và cúc vải được cài cẩn thận được coi là
trang phục đẹp đẽ, bắt mắt nhất của người phụ nữ dân tộc Giáy. Người
nữ cịn có một loại áo con dùng để mặc trong, ngắn tay, cổ trịn và có
hai túi hai bên dưới. Quần chàm dài đến mắt cá chân, ống rộng được
mặc cùng với áo xẻ nách đặc trưng của dân tộc tạo nên nét đẹp văn hóa
đặc trưng của dân tộc này, có thể đi kèm theo trang sức là vòng cổ bạc.


Trang phục của nam giới có áo cánh là cổ tròn đứng, xẻ ngực, màu

chàm cài cúc vải và thân áo hơi ngắn. Áo của nam có ba túi, hai túi ở
hai vạt áo và một túi bên ngực phải. Quần ống đứng, rộng chừng 3040cm, cạp to và không dùng dây rút. Theo trang phục truyền thống thì
cịn có mũ đội. Một số nhóm nam khơng mặc áo trong xẻ ngực mà xẻ
nách như nữ nhưng vẫn còn một số chi tiết cơ bản để nhận dạng.

CHƯƠNG III: ÁO DÀI VIỆT NAM
Nhắc đến Việt Nam nói chung hay dân tộc Kinh nói riêng, người ta sẽ
nghĩ ngay đến áo dài như quốc phục đại diện cho giống nòi con rồng cháu
tiên trên mảnh đất hình chữ S. Đến nay vẫn chưa ai khẳng định được
chính xác lịch sử của áo dài nhưng khơng thể phủ định được q trình
hình thành của trang phục truyền thống này, hay còn được gọi là áo giao
lĩnh (1744) – kiểu sơ khai ban đầu trước khi được hoàn thiện như áo dài
hiện tại. Có nhận định cảm quan của người Trung Quốc cho rằng áo dài
xuất phát ý tưởng từ sườn xám nhưng sườn xám xuất hiện từ năm 1920,
riêng áo dài đã có từ nghìn năm trước.
Áo giao lĩnh cịn được gọi là áo đối lĩnh, được may rộng, xẻ hai bên
hông, cổ tay rộng, thân dài chấm gót. Thân áo được may bằng 4 tấm
vải kết hợp mặc cùng thắt lưng màu và váy đen. Đây là kiểu áo cổ
chéo gần giống với áo tứ thân. (nguồn: )
Trong thời gian này, đất nước chia thành hai miền Bắc – Nam và có người
cai trị riêng. Nguyễn Phúc Khốt lên ngơi ở miền Nam và chúa Trịnh ở
miền Bắc. Ở miền Bắc, người dân ở đây mặc áo giao lĩnh có nét tương
đồng với người Hán. Do đó, để phân biệt Bắc Nam, vua Nguyễn Phúc
Khoát đã yêu cầu tất cả các phụ tá của mình mặc thêm quần dài ở dưới áo
lụa và đây được coi là bộ áo dài đầu tiên.
Dựa vào cơ sở áo tứ thân, vào thời vua Gia Long, người đã cho phát triển
áo lên thành ngũ thân dành cho quan quyền, giai cấp quý tộc để phân biệt
với các tầng lớp nhân dân lao động khác. Áo được xẻ 4 vạt may thành 2
tà, phía tà trước có thêm 1 tà như lót bên trong, dáng áo rộng có cổ và
được u thích cũng như trở nên phổ biến đến đầu thế kỉ XX.



Áo giao lĩnh (ảnh trên) – kiểu áo sơ khai của áo dài và áo ngũ thân (bên
dưới) thời vua Gia Long. (nguồn: )

Để đi đến thiết kế và kiểu dáng cuối cùng của bộ trang phục truyền thống
của Việt Nam – áo dài (1970 đến nay) – phải đi qua nhiều giai đoạn. Từ
áo dài Lemur (1939) được đặt theo tên tiếng Pháp của họa sĩ Cát Tường,
thiết kế áo gồm vạt sau và trước với vạt trước chấm đất, dáng áo ôm sát
người, tay áo thẳng và cúc ở được mở sang bên mạn sườn eo để tăng thêm
phần nữ tính; đến áo dài cùng tên với họa sĩ Lê Phổ biến thể từ áo Lemur


dựa trên cơ sở áo tứ thân để vẽ lại sau khi thiết kế của bà thôi thịnh hành
vào năm 1943. Áo dài Lê Phổ được đẩy cầu vai, sửa kích cỡ ơm khít cơ
thể phụ nữ Việt Nam, vạt áo chạm đất và có nhiều màu sắc đặc sắc hơn.
Người ta cho rằng thiết kế này khi loại bỏ những nét phương Tây đã trở
nên tinh tế, gợi cảm và đẹp hơn.

Tiền thân gần nhất của tà áo quốc phục Việt Nam phải kể đến áo dài
Raglan, hay còn là áo “giắc lăng” xuất hiện vào năm 1960 của nhà may
Dung ở Đakao, Sài Gòn. “Điểm khác biệt lớn nhất của áo dài Raglan là
áo ơm khít cơ thể hơn, cách nối tay từ cổ chéo xuống một góc 45 độ
giúp người mặc thoải mái linh hoạt hơn. Hai tà nối với nhau bằng
hàng nút bấm bên hông. Đây chính là kiểu áo dài góp phần định hình
phong

cách

cho


áo

dài

Việt

Nam

sau

này .”

(nguồn:

)

Từ 1970 đến nay thì áo dài truyền thống của Việt Nam được hồn thiện và
trở thành quốc phục chính thức của nước nhà. Áo dài được may ôm sát cơ
thể, hàng nút chéo kéo đến mạn sườn tạo cảm giác thoải mái cho người
mặc và được sử dụng bởi nhiều chất liệu vải, màu sắc khác nhau khiến
trang phục dần trở nên phong phú đa dạng hơn.
Theo thời gian, áo dài được cách tân để phù hợp với phong cách hiện đại,
tân thời hơn nhưng vẫn giữ được những nét riêng biệt, đặc trưng của một
bộ quần áo truyền thống của Việt Nam. Bởi vì là quốc phục, áo dài dành
cho tất cả mọi người, không phân biệt tầng lớp bình dân hay quyền quý.
Áo dài dễ mặc và phù hợp cho nhiều dịp lễ, thích hợp cho cả đi đám hội


hay những sự kiện quan trọng cần sự nghiêm trang. Áo dài đa dạng và

phong phú dựa vào màu sắc, họa tiết và hoa văn trên áo để lựa chọn phù
hợp cho từng dịp.

Áo dài trắng truyền thống của Việt Nam
CHƯƠNG IV: DUY TRÌ VÀ GÌN GIỮ NÉT VĂN HĨA TRONG
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG
Việt Nam có 54 anh em dân tộc và điều đó tạo nên khơng gian văn hóa
đặc sắc và đa dạng được thể hiện bằng nhiều hình thức, trong đó trang
phục truyền thống đại diện cả Việt Nam nói chung hoặc từng dân tộc nói
riêng là một cách thể hiện đặc trưng – điểm nhấn khác biệt của nước nhà.
Để có thể giao lưu phát triển cùng các quốc gia khác trên thế giới, trước
tiên phải thể hiện được bản sắc của dân tộc và trang phục truyền thống là
một trong những bản sắc đó.


Mỗi một trang phục truyền thống của từng dân tộc, đặc biệt ở các vùng
cao như Tây Bắc, là một tác phẩm nghệ thuật được thổi hồn bằng nhiều
cách từ chất liệu, họa tiết thêu dệt đến phương thức nhuộm vải (đặc trưng
là màu chàm) thể hiện văn hóa tâm linh, tín ngưỡng và tục lệ phong phú
từng vùng. Trong 30 trên tổng số 54 dân tộc của Việt Nam đã khơng cịn
mặc trang phục truyền thống nữa nhưng việc gìn giữ vẫn là một cuộc cách
mạng cần duy trì để đảm bảo được bản sắc văn hóa dân tộc.
Trang phục truyền thống đa phần đều được thiết kế sao cho phù hợp với
tất cả mọi người với chất liệu đa dạng. Do đó, trang phục truyền thống
cũng được coi là trang phục của người bình dân Việt Nam – ai ai cũng có
thể mặc được và hưởng giá trị tinh thần, văn hóa như nhau.
Nét văn hóa khơng chỉ được thể hiện trong tục lệ địa phương, cách ăn
uống, bày trí mà cịn trong cách ăn mặc. Đi cùng với phát triển kinh tế
nước nhà hiện nay, tiêu biểu là ngành du lịch, nét đẹp trong từng bộ trang
phục truyền thống là cầu nối và tiền đề vững chắc, không kém phần đa

dạng để thu hút nguồn du lịch và để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách.
Từ đó, gìn giữ sẽ song hành của phát triển để đảm bảo cho đất nước
không ngừng đi lên những vẫn duy trì được văn hóa riêng.
Như áo dài được duy trì và phát triển bằng những sản phẩm cách tân phù
hợp với hiện đại và đi lên theo xu hướng quốc tế nhưng vẫn giữ được
những nét đặc trưng mà chỉ quốc phục Việt Nam mới có. Khơng chỉ cách
tân, áo dài truyền thống đủ đẹp và nghiêm trang để có thể đại diện Tổ
quốc để đứng cạnh và giao lưu với các quốc gia khác. Việc cải cách trong
trang phục là một thủ tục cần được nghiên cứu và lưu ý nhiều nếu không
muốn làm mất đi giá trị tinh thần và vẻ đẹp thuần phong mỹ tục vốn có
của một bộ quần áo truyền thống. Phát triển là làm mới những cái cũ dựa
trên cơ sở ban đầu nhưng phải phù hợp và làm ngày càng nổi bật hơn
những nét đẹp của truyền thống Việt Nam.


Trang phục truyền thống đặc sắc của dân tộc Dao Đỏ
(nguồn: )

Du khách nước ngoài trong trang phục áo dài Việt Nam
(nguồn: kenh14 )

PHẦN TỔNG KẾT
Gắn liền với sự khởi nguồn và phát triển của một dân tộc, trang phục là
một yếu tố song hành và thay đổi theo từng giai đoạn. Trang phục truyền
thống chứng kiến bằng những đặc điểm khác nhau thông qua từng sự
kiện. Không đơn giản là một nét văn hóa đặc trưng mà cịn là một di sản
mang giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc. Gìn giữ và bảo tồn trang


phục truyền thống cũng là góp phần lưu giữ văn hóa Việt Nam, đồng thời

phát triển và ngày càng làm nổi bật vẻ đẹp riêng. Dựa vào tính chất là một
quốc gia có nền nơng nghiệp phát triển, các trang phục truyền thống
thường được thiết kế thoải mái, tiện lợi cho lao động và dễ dàng dành cho
tất cả mọi tầng lớp nhân dân trong đó có bình dân. Phát triển trang phục
trong thời buổi hiện đại cũng là một cách gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền
thống vốn có của dân tộc, tuy nhiên cần cẩn trọng và xem xét kĩ trước khi
biến thể.

MỤC LỤC
PHẦN TỔNG QUAN………………………………………………… 2
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Dự kiến những thành quả sau khi nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………. 3
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN…………………. 3
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tiễn


CHƯƠNG II. NGUỒN GỐC CỦA TRANG PHỤC
TRUYỀN THỐNG……………………………………………………. 5
1. Dân tộc Kinh
2. Dân tộc Tây Bắc
CHƯƠNG III. ÁO DÀI VIỆT NAM………………………………... 18
CHƯƠNG IV. DUY TRÌ VÀ GÌN GIỮ NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRONG
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG……………………………….... 22
PHẦN TỔNG KẾT…………………………………………………... 24


Hết.


×