Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Truyện ngắn xuân diệu trước năm 1945 từ góc nhìn thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.03 KB, 74 trang )

11

Chương 1
XUÂN DIỆU VÀ TRUYỆN NGẮN TRỮ TÌNH VIỆT NAM 1930-1945
1.1. Truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945
1.1.1. Quan niệm về truyện ngắn và truyện ngắn trữ tình
1.1.1.1. Quan niệm về truyện ngắn
Truyện ngắn là một thể loại hết sức gần gũi và có nhiều ý nghĩa đối với
sự phát triển toàn diện và vững chắc của văn học, cũng như đối với sự rèn
luyện mài dũa ngòi bút của các nhà văn. Truyện ngắn là một khái niệm quen
thuộc. Từ điển thuật ngữ văn học ghi nhận truyện ngắn là “tác phẩm tự sự cỡ
nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện
của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn.
Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ”.
Các nhà văn, với trải nghiệm thực tế của mình, đã đưa ra những cảm nhận cụ
thể và một số đúc kết đa dạng. Aimatov đã phát biểu: “Truyện ngắn giống
như một thứ tranh khắc gỗ, lao động nghệ thuật ở đây địi hỏi chặt chẽ, cơ
đúc, các phương tiện phải được tính tốn một cách tinh tế, nét vẽ phải chính
xác. Đây là một việc vơ cùng tinh tế. Xoay xỏa trên một mảnh đất hẹp, đó
chính là chỗ để cho truyện ngắn phân biệt với các thể tài khác” [54, tr.146].
Nhấn mạnh đến chi tiết, Nguyễn Công Hoan cho rằng: “Truyện ngắn không
phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết” [66, tr.186].
Các nhà nghiên cứu, lý luận đều thống nhất nhận diện truyện ngắn ở
những tiêu chí cốt lõi sau:
Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Hình thức “nhỏ”, “ngắn” là dấu
hiệu đầu tiên để người đọc nhận diện truyện ngắn. Dung lượng truyện ngắn
kéo dài từ vài chục chữ đến khoảng 20000 chữ. Truyện ngắn khơng có tham
vọng ơm vào mình một hiện thực rộng lớn, hồnh tráng. Ngắn ở đây đồng


12



nghĩa với hàm súc, tinh lọc. Nguyên tắc chung nhất của truyện ngắn không
cho phép dồn ép hoặc nhồi nhét rút gọn nội dung của một truyện dài, hoặc
một hình thức tương đương như thế, thành một truyện ngắn. Như vậy, ngắn
gọn trong truyện ngắn là cái ngắn gọn tinh lọc và chặt chẽ.
Bên cạnh đặc điểm “ngắn”, các nhà nghiên cứu cịn khu biệt truyện
ngắn ở tính chất giới hạn trong việc phản ánh đời sống và ở hiệu quả nghệ
thuật mà nó tạo ra khi so sánh với một thể loại gần gũi là tiểu thuyết. Cùng
thuộc về loại hình tự sự hư cấu, truyện ngắn gần gũi tiểu thuyết ở chỗ nó cũng
có khả năng phản ánh hầu hết các phương diện của đời sống như đời tư, thế sự
hay sử thi. Truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát
hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con
người. Vì thế, trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp.
Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã
hội, ý thức xã hội, hoặc trạng thái tồn tại của con người. Cốt truyện của truyện
ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn định. Nếu tiểu thuyết
là cuộc đời trong sự trọn vẹn của nó, truyện ngắn lại là mặt cắt của dịng đời.
Cốt truyện của truyện ngắn có thể nổi bật, hấp dẫn, nhưng chức năng của nó
nói chung là để nhận ra một điều gì. Cái chính của truyện là gây ra một ấn
tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người. Kết cấu của truyện ngắn địi hỏi
phải có sự chặt chẽ, sao cho chủ đề tập trung, tư tưởng thống nhất và thấm sâu
vào toàn bộ các bộ phận của tác phẩm, kể cả những chi tiết nhỏ nhất, để có thể
tạo nên hiệu quả nghệ thuật duy nhất, từ đó tạo nên một ấn tượng sâu đậm
trong lịng người đọc. Chi tiết là yếu tố rất quan trọng trong truyện ngắn. Chi
tiết góp phần tạo dựng cảnh trí, khơng khí, tình huống và khắc họa hành động,
tính cách, tâm tư nhân vật. Nhà văn Nguyên Ngọc khẳng định “Truyện ngắn
có thể có cốt truyện, thậm chí cốt truyện li kì, gay cấn, kể được. Truyện ngắn
cũng có thể chẳng có cốt truyện gì cả, khơng kể được



13

nhưng truyện ngắn khơng thể nghèo chi tiết. Nó sẽ như nước lã” [29, tr.33].
Chi tiết trong truyện ngắn thường cơ đúc và có dung lượng lớn. Cùng lối hành
văn mang nhiều ẩn ý, chúng tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết.
Chi tiết đắt giá có thể nâng tác phẩm lên đến “cấp độ tượng trưng, tạo sức ám
ảnh” [66, tr.84]. Tóm lại, với những đặc điểm cơ bản vừa nêu, có thể khẳng
định truyện ngắn là một thể loại dân chủ, gần gũi với đời sống hằng ngày, lại
súc tích, dễ đọc, có tác dụng và ảnh hưởng kịp thời trong đời sống.
1.1.1.2. Quan niệm về truyện ngắn trữ tình
Truyện ngắn trữ tình được các tác giả đề cập đến với những tên gọi,
định nghĩa khác nhau. Truyện ngắn trữ tình cũng là tên gọi quen thuộc trong
nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu bàn về vấn đề này. Có thể kể đến là:
Truyện ngắn một số vấn đề nghề nghiệp - Vương Trí Nhàn (Sổ tay truyện
ngắn, Nxb Tác phẩm mới, 1980), Về chất thơ trong truyện ngắn - Nguyễn
Kiên (03/1996), Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thể loại - Bùi Việt
Thắng (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000), Luận án tiến sĩ “Ba phong cách
truyện ngắn trữ tình trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945: Thạch
Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh” của Phạm Thị Thu Hương (1995), Luận án tiến
sĩ “Các loại hình cơ bản của truyện ngắn hiện đại (Trên cơ sở tư liệu truyện
ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945)” của Nguyễn Văn Đấu (2001).
Về thuật ngữ “trữ tình”, Từ điển thuật ngữ văn học giải thích: “Trữ tình
phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là
con người tự thấy mình qua những ấn tưởng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của
mình đối với thế giới và nhân sinh. Phương thức trữ tình cũng tái hiện các
hiện tượng của đời sống, như trực tiếp miêu tả thiên nhiên hoặc thuật lại ít
nhiều sự kiện tương đối liên tục... nhưng sự tái hiện này khơng mang mục
đích tự thân, mà tạo điều kiện để chủ thể bộc lộ cảm xúc, chiêm nghiệm, suy
tưởng của mình. Tác phẩm trữ tình thể hiện tâm trạng do đó nó thường khơng



14

có cốt truyện, hiểu theo nghĩa chặt chẽ của từ này và dung lượng của nó
thường ngắn (vì một trạng thái tâm trạng không thể kéo dài)” [32, tr.373].
Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn phân chia truyện ngắn thành hai dạng
“Nhìn vào thực tế: có truyện có cốt truyện thật đầy đủ, các khâu thắt nút, cao
trào, mở nút. Ngược lại có truyện gần như thơ, rất khó tóm tắt được cốt
truyện” [54, tr.147]. Ông chỉ ra, truyện ngắn trữ tình là một xu hướng phát
triển của truyện ngắn hiện đại: “Thêm nhiều truyện ngắn trữ tình, bên cạnh
những truyện ngắn có cốt truyện sắc nhọn như đã quen biết” [54, tr.154].
Đồng thời, ơng nhấn mạnh đó là “loại truyện ngắn gần với thơ, chỉ cốt tạo ấn
tượng, ngoài ra khơng quan tâm gì đến nhân vật, cốt truyện gì hết” [54,
tr.150]. Năm 1996, Nguyễn Kiên cũng có những lời bàn gián tiếp về truyện
ngắn trữ tình trong bài Về chất thơ trong truyện ngắn. Sau khi khẳng định
“Sự thâm nhập của thơ vào truyện ngắn là một yếu tố tự nhiên, gây kích
thích, thuộc quy luật vận động nội tại của nghệ thuật”, nhà văn đã nhắc đến
loại truyện ngắn “Từ ý tưởng nghệ thuật đến giọng điệu, hơi văn... đều hòa
hợp và cùng mang cái phẩm chất trữ tình gần với thơ” [40, tr.297].
Bùi Việt Thắng trong cơng trình Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và
thực tiễn thể loại cho rằng: “Truyện ngắn tâm tình là truyện ngắn thiên về
tính trữ tình, gần với thơ, trong truyện ta cảm nhận được tâm thức hoặc nhân
cách nhân vật hơn là ý nghĩa của câu chuyện” [65, tr.136]. Tác giả Bùi Việt
Thắng nêu lên những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn tâm tình là tính tự sự
giảm dần, tính trữ tình tăng lên “Tính phi cốt truyện: truyện ngắn trữ tình
khơng kể lại được vì cốt truyện khơng tiêu biểu, nếu có thì đó lại là cốt truyện
bên trong - tức cốt truyện tâm lý diễn tả những tâm trạng điển hình của nhân
vật... Cấu trúc của truyện rất lỏng lẻo - sự lỏng lẻo cố ý để làm cho truyện co
dãn linh hoạt phù hợp với việc thể hiện các sắc thái tâm lý, tình cảm của con
người” [65, tr.136-137].



15

Trong luận án “Ba phong cách truyện ngắn trữ tình trong văn học Việt
Nam giai đoạn 1930-1945 (Thạch Lam-Thanh Tịnh-Hồ Dzếnh)”, Phạm Thị
Thu Hương cho rằng“Truyện ngắn trữ tình đã đưa vào văn xuôi nghệ thuật
Việt Nam một chất thơ man mác, bàng bạc rất riêng. Truyện ngắn trữ tình
mang lại cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, sâu lắng, sau những trang
viết tràn trề hiện thực của các nhà văn hiện thực” [37, tr.7]. Có thể coi đây là
cơng trình đầu tiên có nhiều đề xuất mới mẻ, có những nhận định về đặc trưng
loại hình truyện ngắn trữ tình khá sâu sắc.
Năm 2001, với luận án “Các loại hình cơ bản của truyện ngắn hiện đại
(Trên cơ sở cứ liệu truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945)” Nguyễn Văn
Đấu cho rằng “Truyện ngắn - trữ tình hóa là truyện về thế giới đời sống đã
được nội cảm hóa đậm nét, là truyện tâm hồn, tình cảm, truyện về sự giác
ngộ, thức tỉnh niềm vui, nỗi buồn của con người trước cuộc sống” [21,
tr.107].
Khi tìm hiểu đặc trưng truyện ngắn trữ tình, Nguyễn Thị Duyên cho
rằng đối tượng của truyện ngắn trữ tình là “thiên nhiên gợi cảm xúc, cảm giác
nhẹ nhàng” [18, tr.10] và “con người với cảm xúc, tâm tư biến chuyển nhẹ
nhàng [18, tr.15]. Theo tác giả, truyện ngắn trữ tình có ba kiểu kết cấu thường
gặp là: kết cấu hồi tưởng, kết cấu cảnh tình tương ứng, kết cấu lắp ghép. Về
trần thuật, “ Truyện ngắn trữ tình khá tiêu biểu cho loại truyện để đọc - tức là
chỉ thấy thú vị khi đọc, cịn khi kể thì sự hấp dẫn của nó khơng cịn nữa” [21,
tr.36], điểm nhìn trần thuật mang đậm dấu ấn chủ quan, nhịp điệu trần thuật
khoan thai, giọng điệu trần thuật sâu lắng thiết tha và biểu cảm... Từ quan
niệm về truyện ngắn trữ tình nêu trên, có thể thấy đặc trưng của truyện ngắn
trữ tình như sau:
Truyện ngắn trữ tình gần với thơ, mang đậm chất thơ.



16

Trong truyện ngắn trữ tình, tính chủ quan của người nghệ sĩ sáng tạo
thể hiện tương đối đậm nét.
Về bút pháp nghệ thuật: hướng nội, tuân theo nguyên tắc miêu tả và
xây dựng nhân vật, thường chú trọng miêu tả đời sống bên trong-thế giới nội
tâm, đặc biệt là thế giới của cảm xúc, cảm giác với những rung động tinh vi
nhất.
Nhân vật truyện ngắn trữ tình thường khơng được tập trung khắc họa
thành những tính cách điển hình mà chủ yếu được khám phá, tái hiện thế giới
nội tâm với những cảm giác.
Về cốt truyện: truyện ngắn trữ tình thường phi cốt truyện hoặc chỉ có
cốt truyện tâm lý giàu sức gợi.
Kiểu kết cấu truyện: theo nguyên tắc đối lập (ánh sáng - bóng tối, buồn
- vui, quá khứ - hiện tại, làng (nông thôn) - phố (thành thị), ấm - lạnh...) có kết
cấu gần với cấu tứ của thơ trữ tình.
Ngơn ngữ: câu văn mượt mà, giàu hình ảnh, đậm chất nhạc, chất thơ.
Với những đặc trưng nổi bật như trên, chúng ta có thể thấy với sự góp
mặt của mình, truyện ngắn trữ tình đã tạo ra dịng chảy riêng của mình và làm
phong phú thêm cho thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam, đồng thời đóng
góp những gương mặt tiêu biểu, các nhà văn tài năng cho nền văn học dân
tộc.
1.1.2. Truyện ngắn trữ tình 1930-1945 trong tiến trình văn học Việt Nam
hiện đại
Truyện ngắn hiện đại nói chung và truyện ngắn giai đoạn 1930-1945
nói riêng phát triển thành nhiều dòng, nhiều khuynh hướng văn học. Khảo sát
truyện ngắn giai đoạn này ta thấy có ba khuynh hướng (loại hình) văn học tiêu
biểu được các nhà nghiên cứu định danh, đó là: truyện ngắn - kịch hóa, truyện

ngắn - trữ tình hóa và truyện ngắn - tiểu thuyết hóa. Trong đó, truyện ngắn -


17

kịch hóa, là tác phẩm tự sự kể lại câu chuyện là nòng cốt là một hành động
của nhân vật đang tự diễn ra trong môi trường xung đột giàu kịch tính. Đại
diện tiêu biểu là Nguyễn Cơng Hoan. Khuynh hướng thứ hai truyện ngắn –
tiểu thuyết hóa, là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ nhưng có cấu trúc “phức hợp”.
Truyện thường tập trung vào việc phân tích, lý giải q trình đời sống, tính
cách và thân phận con người. Đại diện là Nam Cao. Và khuynh hướng thứ ba
truyện ngắn - trữ tình hóa, là tác phẩm tự sự thuật lại một câu chuyện để tạo ra
ấn tượng về thế giới đang tồn tại trong tâm tưởng con người. Đại diện cho
khuynh hướng này là những tên tuổi đã từng được định danh như: Thạch
Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh...
Về vị trí của dịng truyện ngắn trữ tình, chúng tơi đồng tình với ý kiến
của Phạm Thị Thu Hương khi đưa ra nhận định rất đúng đắn: “Nếu xét trong
lịch sử của dịng truyện ngắn trữ tình thì có thể nhận thấy nó chỉ thực sự phát
triển khi văn chương Tự lực văn đoàn và thơ của phong trào Thơ mới đạt đến
những thành tựu rực rỡ. Phần lớn truyện ngắn trữ tình thường xuất hiện sau
1936, từ năm 1936-1945 truyện ngắn trữ tình mới thực sự trở thành một dòng
với số lượng tác giả, tác phẩm đáng kể và trong phong cách đã có sự định
hình” [37, tr.160]. Về đóng góp đặc sắc của dịng truyện ngắn trữ tình, theo
tác giả luận án “Truyện ngắn trữ tình đã đưa vào văn xuôi nghệ thuật Việt
Nam một chất thơ man mác, bàng bạc rất riêng. Truyện ngắn trữ tình mang
lại cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, sâu lắng sau những tràn trề hiện
thực của các nhà văn hiện thực” [37, tr. 160].
Như vậy, có thể thấy, văn chương của Tự lực văn đoàn và Thơ mới đạt
đến những thành tựu rực rỡ đã tạo đà cho truyện ngắn trữ tình phát triển mà
tác giả tiêu biểu nhất cho dịng truyện này chính là Thạch Lam. Từ đó có thể

nhìn nhận mạch truyện này khởi nguồn và đạt được những thành tựu đặc sắc
trong giai đoạn 1930-1945.


18

Đến giai đoạn 1945-1954, truyện ngắn trữ tình có phần chững lại do
giai đoạn này truyện ngắn theo phong cách sử thi và thể loại kí phát triển
mạnh hơn. Từ 1955-1975 và những năm tám mươi của thế kỉ XX, thể loại
truyện ngắn nghiêng sang truyện ngắn thơ.
Cuối thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI, thể loại truyện ngắn nói
chung và truyện ngắn trữ tình có xu hướng phát triển mạnh trở lại với những
tên tuổi như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bản, Linh
Vang, Mai Linh và đặc biệt là cây bút trẻ Nguyễn Ngọc Tư.
Nói tóm lại, dịng truyện ngắn trữ tình ngày càng khẳng định được vị
thế và vai trị của mình trong dịng truyện ngắn Việt Nam nói riêng và làm
phong phú thêm các thể loại văn học nói chung. Chỗ đứng của truyện ngắn trữ
tình đang ngày càng củng cố trong lòng bạn đọc.
1.2. Truyện ngắn Xuân Diệu trong truyện ngắn trữ tình Việt Nam giai
đoạn 1930-1945
1.2.1. Xuân Diệu - nhà thơ viết truyện ngắn
Trong những năm đầu thế kỷ XX, cùng với sự biến đổi của xã hội, trên
văn đàn Việt Nam, ngoài những cây bút cũ - những nhà Nho, xuất hiện một
thế hệ những người cầm bút mới - những thanh niên trí thức Tây học. Những
nhà văn, nhà thơ này là những người đi tiên phong, đặt nền móng cho q
trình hiện đại hóa văn học nước nhà - Xuân Diệu là một trong những người
ấy. Ngay từ thuở còn đi học, Xuân Diệu là một người “u thơ vơ hạn, rất mê
thích văn học... tơi nhìn miệng ông giáo Quốc văn đọc, say mê uống từng lời
du dương êm ái” [4, T3, tr.175- 176]. Xuân Diệu làm thơ và gởi in báo bài thơ
đầu tiên Với bàn tay ấy (1935). Một năm sau, Xuân Diệu được Thế Lữ giới

thiệu là “một nhà thi sĩ mới” trên báo Ngày nay. Kể từ ngày ấy, Xuân Diệu
hiện diện với đời, in đậm trong tâm tưởng mọi người trong ngôi vị của một
nhà thơ - một thi sĩ mới, nhà thơ của tình u và lịng khát khao giao cảm


19

với đời. Chất thơ có sẵn trong huyết quản Xuân Diệu, trở thành dòng chảy
tưởng chừng như duy nhất. Nhưng Xn Diệu khơng chỉ làm thơ mà cịn viết
văn - thứ văn xuôi ngọt ngào giàu chất thơ, ở một đôi tác phẩm ta tưởng như
là một kiểu thơ không có xuống dịng.
Năm 1939, Xn Diệu tập hợp các truyện ngắn đăng trên báo Ngày nay
cho xuất bản thành tập Phấn thông vàng. Vừa mới ra đời, tập truyện ngắn đã
gây xơn xao bởi tính chất trữ tình tràn đầy chất thơ và kết cấu mới lạ của nó.
Nguyễn Bao viết: “ “Phấn thông vàng” và “Trường ca” ra đời song song với
hai tập thơ xuất sắc “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió”. Đó là những bài
văn xi, thấm đượm chất trữ tình” [4, T2, tr.34] và là sự tiếp nối mạch thơ
nhưng được diễn tả cụ thể hơn.
Sự xuất hiện của truyện ngắn Xuân Diệu không chỉ biểu hiện tài năng
nghệ thuật, sự tiếp nối mạch cảm xúc dâng trào trong thơ, mà cịn đánh dấu
q trình chuyển hướng tìm tịi một phương pháp thể hiện mới, một hướng đi,
một con đường cho riêng mình. Xn Diệu khơng đi theo những hướng đã có.
Theo ơng tất cả chỉ là “cái cớ để cởi mở tấm lòng”. Những trang truyện ngắn
đầu tay của Xuân Diệu là kiểu “Truyện ý tưởng”, “... Truyện ư? Một tí truyện
ở ngồi cũng đủ gợi trăm chuyện trong cõi sống bên trong. Tâm hồn người có
biết bao là chuyện!” [1, tr.8]. Nếu thơ Xuân Diệu mang đến cho độc giả
những ấn tượng đặc biệt chiếm vị trí hàng đầu thì truyện ngắn khơng như vậy.
Vì sao? Liệu có phải do số lượng tác phẩm q ít chưa đủ để thẩm định hay
cịn vấn đề khác tế nhị hơn? Theo chúng tơi, có lẽ do lối viết văn “khác
người” của ông. Khác từ hành văn đến ý tưởng “Ở đây chỉ có ít đời và rất

nhiều tâm hồn, hợp lại thành bao nhiêu nghĩ ngợi bâng khng, khơng cốt để
giải trí người ta, mà trái lại, để xui trí người thêm bận vẩn vơ lưởng vưởng”
[1, tr.7].


20

Con người Xuân Diệu dường như sinh ra để làm thơ. Một trái tim giàu
có, chân thật, sơi nổi, hết sức nhạy cảm. Nhưng con người ấy không thể
không đến với truyện ngắn. Vì đấy là một tâm hồn rất đỗi thèm khát tri âm tri
kỷ, không chỉ giới tao nhân mặc khách, mà với tất cả mọi người. Thơ có thể
tác động thấm thía vào lịng người, nhưng cơ đúc q, kín q, khó nói được
nhiều. Truyện ngắn cho phép nói đầy đủ hơn, cặn kẽ, chi tiết và mạch lạc,
sáng sủa hơn. Vả lại có phải lúc nào cũng có thể làm thơ được đâu, Xn Diệu
ln ln muốn lên tiếng với đời, giao tiếp với đời.
Xuân Diệu tìm đến truyện ngắn để giãi bày tình cảm, khi thơ không đủ
dung lượng chứa đựng những cảm xúc. Tập truyện ngắn đầu tay Phấn thông
vàng được xem là tập tùy bút tâm tình (tác giả gọi là “truyện ý tưởng”). Xen
vào đấy một ít truyện ngắn: Người học trị tốt, Cái hỏa lò, Đứa ăn mày, Tỏa
nhị kiều. Tập truyện ngắn Phấn thông vàng được xem là một áng văn thật đẹp,
lời trau ý chuốt chứa đầy thơ, mang tính trữ tình và thể hiện hình ảnh cái tơi
trữ tình Xuân Diệu đắm say sự sống mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu. Nguyễn
Đăng Mạnh trong bài Vài cảm nghĩ về văn xuôi Xuân Diệu viết: “Tôi không
muốn tách bạch văn Xuân Diệu với thơ Xuân Diệu. Văn hay thơ thì vẫn là
hình ảnh phập phồng nóng hổi của một trái tim đắm say sự sống, mùa xuân,
tuổi trẻ và tình yêu” [50, tr.5]. Nguyễn Đăng Mạnh nhấn mạnh đến sự xuất
hiện của một tài năng nghệ thuật và lưu ý đến độ chín của ngơn từ, đến cả
hương vị và nhạc điệu của lời văn mang đậm chất thơ. Như vậy, với tập
truyện ngắn Phấn thông vàng ta thấy rõ nhất về sự “cộng hưởng” giữa thơ và
truyện ngắn trong sáng tác Xuân Diệu. Sự “cộng hưởng” ấy thể hiện ở các

phương diện sau:
Truyện ngắn Xuân Diệu là sự phát triển những tứ thơ của ông. Thơ
Xuân Diệu hay truyện ngắn Xuân Diệu cũng có hàng lọat bài nói về vẻ đẹp
hùng mạnh, tràn đầy sức sống của thanh niên, cái tuổi “Ngực nở (…), những


21

bắp thịt nổi (…), sức lực vạm vỡ, chắc chắn, phồng trịn” [1, tr.70]. Một cái tứ
khác cũng ln ln trở đi trở lại trong thơ cũng như văn Xuân Diệu: tình u
thì lớn, tự thấy giàu có đến thừa thãi, mà kẻ tiếp nhận thì chẳng ra sao. Xuân
Diệu gọi là tình yêu lớn gặp người yêu nhỏ (Sợ). Đúng như ơng nói: “Người
ta khổ vì thương khơng phải cách – Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người”
(Dại khờ). Đôi mắt long lanh, chân thật, Xuân Diệu nâng trái tim nóng hổi của
mình trên hai bàn tay trân trọng, vồn vã chào mời trong cái thế giới những kẻ
cần tiền hơn là cần tình. Người ta từ chối. Tình u trở thành đơn phương.
Nhưng tình u của lồi thông trên bãi biển rắc nhị vàng vào trời đất mênh
mơng (Phấn thơng vàng). Nói đến tình u trong thơ và văn, Xuân Diệu thuộc
vào số những người đầu tiên đưa vào văn chương ta quan niệm tình yêu là sự
hòa hợp tuyệt đối giữa linh hồn và thể xác, coi đó là lí tưởng của tình u. Vì
vậy, thơ văn tình yêu của Xuân Diệu thời kì này vừa bộc lộ những khát khao
lành mạnh của nhịp sống trần thế vừa không kém phần thanh tao thơ mộng.
Điều ấy tạo ra ở Xuân Diệu, mỗi khi cảm hứng mùa xuân và tình yêu nổi dậy,
một nhãn quan riêng về thế giới, khiến trời đất, cỏ cây, sông núi hiện lên với
một vẻ đẹp thật tình tứ và đầy tính sắc dục, nhìn phấn thơng vàng tỏa bay
trong gió, ơng thấy “ái tình tản mạn ơm ấp khơng gian” (Phấn thông vàng).
Khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa thơ và truyện ngắn Xn Diệu
khơng có nghĩa xem chúng hồn tồn là một. Truyện ngắn vẫn có nhiều khả
năng thuật tả chuyện đời cặn kẽ hơn thơ. Cho nên cái phần gắn bó với đời và
hiểu biết về đời của Xuân Diệu được thể hiện đầy đủ hơn, đậm nét hơn trong

truyện ngắn. Nhưng “đời” trong con mắt Xuân Diệu ngày trước thực ra chỉ
giới hạn trong môi trường chật hẹp và tù túng của những tầng lớp tư sản, tiểu
tư sản nên càng yêu đời, càng thấy ngán cho đời. Các nhân vật trong Tỏa nhị
kiều hít thở trong bầu trời khơng khí của cái “đời” ấy. “Đời ao tù. Đời là một


22

cái ao phẳng lặng. Con người hiền như một hột cơm, sống nhạt nhịa vơ nghĩa
và trống rỗng giữa cuộc đời”. Đây là quan niệm nghệ thuật con người bị đời
đánh lưới. “Tôi là con nai bị chiều đánh lưới – Chẳng biết đi đâu đứng sầu
bóng tối” (Khi chiều giăng lưới). Trong Thương vay, hình ảnh bà lão quê
nghèo khổ một mình thui thủi trên bóng tối của con đường vắng. Sống là một
cuộc độc hành dài ngày, lê thê giữa mê cung đời. Trên con đường độc hạnh
đó, con người chưa hề nhận rõ khuôn mặt của hạnh phúc.
Tóm lại, truyện ngắn Xn Diệu nằm trong dịng chảy hiện thực trữ
tình, một dịng phụ lưu trong sáng tác thơ văn của ông hướng về những kiếp
người mờ mờ nhân ảnh, sống mà như khơng hề có mặt ở đời. Và những sinh
mệnh nhỏ bé tội nghiệp cần được yêu thương mà bị đời hắt hủi. Người ta
chán, người ta đuổi đi… Những linh hồn bơ vơ, tương lai mù mịt… (Chó
hoang, Mèo hoang, Đứa ăn mày, Truyện cái giường)…
Với tư cách một người làm thơ, một thi sĩ đầy kinh nghiệm; Xuân Diệu
cho thấy rất nhiều kỹ thuật thơ được vận dụng trong truyện ngắn. Chẳng hạn
như kỹ thuật cấu tứ. Toàn bài xoay quanh một trung tâm, một thứ hạt nhân tư
tưởng – hình tượng của tác phẩm. Người viết phải làm cho cái hạt nhân ấy nở
ra, phát triển lên, biến hóa thành nhiều lớp lang với những màu sắc và giọng
điệu khác nhau. Nhiều bài trong tập truyện Phấn thông vàng viết theo lối ấy,
lại thêm giọng điệu trữ tình, đầy tính nhạc, chúng thực sự là những bài thơ
văn xuôi: Phấn thông vàng, Cái giây, Cái giây khơng đứt, Sợ, Thư tình mùa
thu,…

Kỹ thuật thơ còn giúp Xuân Diệu điểm xuyết trong bài viết của mình
những chi tiết, những hình ảnh đẹp, vừa ngụ nhiều ý nghĩa, vừa đầy chất thơ,
chất nhạc như những nhãn tự trong bài thơ cổ điển. Hình ảnh ấy thường đặt ở
phần kết thúc của truyện ngắn khiến cho lời văn đã hết mà dư ba còn mãi. Kết
thúc truyện ngắn Phấn thông vàng “Và khi những bước chân hồi hộp của


23

chàng trai chạy đến cuối rừng, chàng suýt mê ngã trên cỏ xanh, vì thấy trên
trời bao la, phấn thơng vàng đương bay lan trong tám hướng của cõi đời” [1,
tr.22]. Kết thúc của Truyện cái giường là sự vương vấn “Lửa hồng ở đâu? Ta
nhớ rừng xanh! Ta nhớ cây! Ta muốn về quê hương, quê hương chung của
muôn vật, mn lồi, ở đó tất cả đều như nhau, khơng phân biệt gì nửa. Lửa
hồng ở đâu? Lửa hồng ở đâu?” [1, tr.196].
1.2.2. Cách nhìn cuộc sống và con người trong truyện ngắn Xuân Diệu
1.2.2.1. Cách nhìn cuộc sống vừa tươi mát, mới mẻ; vừa hiu hắt, lụi tàn
Xuân Diệu nhìn cuộc sống trẻ trung, xanh non qua các giác quan rộng
mở. Cái đẹp của thế giới, của con người, của tình yêu phải là cái tươi nguyên,
mới mẻ đầu tiên. Xn Diệu hay nói đến tình thứ nhất, Xuân đầu, Đêm thứ
nhất, thanh tân, trinh bạch, mới nụ, ban sơ... Với ông, trời đất đẹp là đẹp ở cái
tươi mới, trẻ trung. Thiên nhiên luôn hiện lên với vẻ đẹp thật tình tứ. Ơng
nhìn “tạo vật đương tắm ái tình (...) Cây cối đu đưa, lá tre nhỏ sột soạt, làu
nhàu (...) những chiều khơi trêu lơi lả (...) Phong cảnh đương khối lạc” [1,
tr.65]. Nhìn phấn thơng bay trong gió, ơng thấy “ái tình tản mạn ơm ấp khơng
gian” [1, tr.18-19]. Gió trong văn Xn Diệu là gió mùa thu “lẻn vào lịng
người rất giỏi” [1, tr.176], hoa trong thơ, văn ơng khó phân biệt được là hoa
hay những thiếu nữ đa tình, “hoa ái tình dễ nở dưới ánh mặt trăng” [1, tr.86].
Thế giới trong văn Xuân Diệu là thế giới của sự sống tràn trề, mạnh mẽ,
hăng say và đầy rạo rực. Xuân Diệu nhìn mọi sự vật, sự việc trong đời không

đứng yên mà ln ln vận động, từ ngọn gió cho đến ánh trăng, từ con
đường cho đến hàng cây: “bóng trăng trong cũng thở những ý điếm đàng, và
trên nước chóa vịng vàng, tựa hồ một thân thể đang tắm” [1, tr.69]... Tất cả
phải bùng lên trong khát khao được sống, được giao cảm. Sự sống tuôn chảy
dạt dào trong thơ, văn Xuân Diệu. Tâm hồn nhà văn chan hòa, đắm đuối với
thiên nhiên. Ở đâu có cảnh, ở đó có tình, và chỉ có khác là cái tình ấy


24

khơng chỉ vơ biên, tuyệt đích, mà cịn nơng sâu khác nhau. Khi thì “Chiều ở
đây đẹp lắm! Có tiếng sóng đến gần nhà. Có gió vào trong phịng, và có mùa
thu giăng màn trước cửa sổ. Biển đã bắt đầu đổi tiếng, sóng thu đã reo lên” [1,
tr.176], lúc lại “hoa ái tình dễ nở dưới ánh mặt trăng, nhưng thế nào rồi cũng
phải soi ánh mặt trời mới có những màu rực rỡ nguy nga” [1, tr.86].
Mặt khác, Xuân Diệu cũng giống như bao người khác cùng thời, khi
khơng thỏa mãn được ước vọng của mình thường vỡ mộng, nếu khơng tự
đánh lừa mình bằng ảo vọng, cũng rơi vào đường cùng của sự hoài nghi, mặc
cảm... Trong con mắt và tâm tưởng của nhà văn lúc bấy giờ cái gì cũng mang
một vẻ buồn man mác, buồn thê lương; đâu đâu cũng tràn ngập bóng tối của
sự cùng đường. Một không gian hiu hắt và tràn ngập bóng tối. Cái nhìn về
cuộc sống như thế, khơng phải chỉ có ở Xn Diệu, mà cịn có ở những nhà
văn khác như Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh. Với những nhà văn này, tất
cả khung cảnh hiện thực của cuộc sống thường có sức gợi cảm đặc biệt. Đó là
những nỗi buồn đến nao lịng trước vẻ đìu hiu, phẳng lặng đến đơn điệu, mỏi
mịn của nó. Khung cảnh ấy không phải là những mảng sống bề bộn, xô bồ,
dữ dội, gay cấn của đời sống hiện thực như trong sáng tác của các nhà văn
hiện thực. Nếu như có lúc Xn Diệu muốn “Tắt nắng, buộc gió” thì nay sự
đứng lại ấy khơng cịn ý nghĩa gì cả. Trái lại càng làm tổn thương tâm hồn thi
sĩ. Nếu trong truyện ngắn Thạch Lam, biểu hiện sự nghèo nàn, giá lạnh của

cuộc sống, của biết bao số phận nghèo khó thì ngược lại trong truyện ngắn
Xn Diệu, cuộc sống chỉ là sự kéo dài lay lắt sự sống một cách vơ vọng, mịn
mỏi. “Con đường Nam Giao thẳng mà không bằng; tôi khởi sự đi trong ánh
sáng và tôi tới lần trong bóng tối... tơi khơng biết đời bên trong và khơng hay
đời bên ngồi... Hồng hơn... Ễnh ương lên... Tiếng ảo não, hơi phồng, như
trong ấy có sự gắng sức, tiếng rậm, và nhiều, và thê lương như sự chết, làm
sơi bóng hồng hơn” [1, tr.26-27].


25

Cách nhìn cuộc sống của Xuân Diệu biểu hiện rõ trong cảm nhận về
không gian và thời gian. Không gian thường gặp trong truyện ngắn của Xuân
Diệu là không gian hiu hắt, không gian về chiều mà ngay cả trong Phấn thông
vàng, không gian ấy cũng đượm vẻ buồn... Đến Tỏa nhị kiều, Truyện cái
giường, không gian ấy như đặc quánh lại, trì trệ một cách đáng sợ, sống trong
bầu khơng khí ấy, thời gian như ngừng trơi. Nói như Lưu Khánh Thơ trong
Xuân Diệu - nỗi ám ảnh thời gian, thời gian trong văn xuôi nghệ thuật trước
1945 của Xuân Diệu mang yếu tố lưỡng tri.
Theo chúng tôi, để những trang văn ấy của Xuân Diệu còn hiện diện
với đời chính là ở chỗ nhà văn nhìn thẳng vào cuộc đời, vào hiện thực xã hội
Việt Nam thời bấy giờ - cuộc sống của người dân nô lệ, mất nước. Chỉ khác
một điều, Xn Diệu khơng hướng ngịi bút của mình về phía cảm quan hiện
thực, mà hướng về cảm quan lãng mạn. Như vậy khơng có nghĩa là Xuân
Diệu thoát ly hiện thực. Yếu tố hiện thực được Xuân Diệu phản ánh qua tâm
trạng, cảm xúc chủ quan, qua tâm hồn nhạy cảm của Xuân Diệu. Đó là hiện
thực đã được nhà văn chiêm nghiệm, nên nó có giá trị biểu cảm, đủ sức lay
động lòng người.
1.2.2.2. Cách nhìn con người giàu tính nhân văn
M. Gorki từng nói “Văn học là nhân học”, văn học nghiên cứu về con

người như một sản phẩm tuyệt vời của tạo hóa, như là “tổng hòa các mối
quan hệ xã hội”. Văn học luôn đặt con người trong các mối quan hệ với thiên
nhiên, với xã hội để tìm hiểu và khám phá. Và cũng chỉ khi được đặt trong
mối quan hệ gần gũi và rộng lớn ấy, con người mới hiện lên rõ nét, trọn vẹn
như nó vốn có trong cuộc đời. Điều này đã khơi nguồn cho cảm hứng lãng
mạn trong văn học.
Xuân Diệu là một thi sĩ đi theo khuynh hướng lãng mạn, chịu ảnh
hưởng nhiều của chủ nghĩa nhân văn thời Phục Hưng – là chủ nghĩa đại diện


26

cho tiếng gọi của con người tự do, không chịu khuất phục trước sức mạnh vật
chất nào. Một mặt, sáng tác Xuân Diệu bày tỏ cái tôi cá nhân của mình, một
mặt Xn Diệu vẫn nói hộ tình cảm, những nỗi niềm của con người. Trong
truyện ngắn, cách nhìn con người của Xuân Diệu chịu ảnh hưởng nhiều của
nghệ thuật lãng mạn “nhân vật ước lệ... chỉ có tâm trạng là rõ nét, cịn khn
mặt thì mờ nhạt”. Trên nền của bức tranh hiện thực cuộc sống là những số
phận con người nghèo khổ, bất hạnh. Con người trong truyện ngắn Xuân Diệu
là những con người cô đơn, nhỏ bé, tội nghiệp có tên hoặc khơng tên; có gia
đình hoặc khơng gia đình, là những kiếp người hèn mọn bị cuộc đời xô đẩy
vào những cảnh ngộ éo le. Dù sướng hay khổ, dù hạnh phúc hay bất hạnh,
mỗi nhân vật là một số phận trong cuộc đời này. Lòng nhân từ của nhà văn
mở rộng đón nhận và cảm thương đến nhiều số phận, nhiều cảnh đời. Này là
người già không nơi nương tựa “Bà lão về đâu. Một ổ rơm nép bên đường hay
một cái chòi lạc giữa những bụi cây. Về một túp lều xa hay không về một túp
lều nào cả?” [1, tr.33-34], hay Đứa ăn mày cơ đơn, lạc lồi, bơ vơ, khơng
được gia đình chăm sóc, “Bao giờ lịng thương cũng có dun cớ ở trên đời
cùng cực, đau đớn, khốn khổ, rách rưới cơ đơn này mà những kẻ nghèo đói là
những trang anh hùng cắn chặt hai hàm răng ngậm giữ lấy đau thương” [1,

tr.34]. Theo Hà Minh Đức: Sự thương cảm trong văn chương của Xn Diệu
có cội nguồn từ tình cảm của tác giả với quê hương Tùng Giản trong tuổi ấu
thơ. “Ơi cái phố chợ bề ngồi đơng đảo náo nhiệt, nhưng bên trong những gia
đình, cuộc đời mỗi người có những gay cấn khổ đau mà chắc chắn tuổi nhỏ
tơi nào có thơng hiểu được... Rồi nhà bà Ôn túp lều rách tả tơi bán bánh canh
ngọt, mỗi khi gió thổi mạnh thì những tấm tranh che tạm bợ trên mái nhà tung
lên như muốn bay. Vạn Gò Bồi nơi chôn nhau cắt rốn của tôi là như vậy. Song
mỗi lần xuống nằm chuyến đò đêm để đi Quy Nhơn học là lịng tơi thương
nhớ Gị Bồi khơn nguôi” [26, tr.66].


27

Xn Diệu có chủ đích khi xây dựng nhân vật – con người trong truyện
ngắn của mình “kể gì cái truyện! Chàng này, nàng kia, hay ơng nọ có hệ trọng
đâu... Trong phần nhiều “truyện” của tơi, vai chính khơng phải là một người,
mà là một nỗi lịng một tình ý, hay một con vật, một đồ dùng” (Thay lời tựa).
Là một thi sĩ mang tâm hồn lãng mạn, Xuân Diệu khát khao mọi cái
phải trọn vẹn, đẹp tuyệt đích - Xn Diệu vất vả đi tìm cái đời “khơng tưởng”
ấy ngay ở trong xã hội “như một vũng ao tù”. Thi sĩ thất vọng, cảm thấy bơ
vơ, lạc lõng giữa cuộc đời như lũ “chó mèo hoang”. Rồi đến một lúc nào đó
lại mất phương hướng, chẳng biết đi đâu như bà lão trong Thương vay “Về
đâu? Một ổ rơm nép bên đường, hay một cái chòi lạc giữa những bụi cây? Về
một túp lều xa hay không về túp lều nào cả? Trên vùng hẻo lánh kia, còn nhà
cửa nào nửa!... Về đâu? Ngừng lại nơi đâu?” [1, tr.33-34].
Xuân Diệu nhận ra đời bắt đầu từ một cái gì đó có sẵn, cứ nghĩ cuộc đời
“trải chiếu hoa” để đón nhận những tâm hồn lãng mạn như ơng, thế nhưng
cuộc đời lại đi theo chiều ngược lại. Trong Người học trị tốt, Xn Diệu vẽ
nên hình ảnh cậu học trị chăm chỉ - ơng tri huyện Tư. Anh ta suốt ngày cắm
cúi vào bài vở, trở thành một con mọt sách. Để đổi lấy kì nào, năm nào cũng

đỗ đầu khóa, chàng Tư “bóp nghẹn thương nhớ”, “bóp nghẹn thanh xuân”,
dẹp đi mọi vui thú và cơ thể ngày càng còm cõi, xanh ẻo như tàu lá. Ngày trở
thành ông huyện Tư cũng là khi chàng “hết muốn mọi thứ”, “ái tình đã ngoan
ngỗn vâng theo chịu nén một bề, đã tàn rồi, không nở lại nữa”. Xuân Diệu
ngán ngẫm: “Thanh xuân đã qua bên cạnh chàng, trong khi chàng nhắm mắt
không trông thấy mặt trời ngày ngày phân phát ánh tươi đẹp và tình yêu mến.
Chàng tự đày mình trong sự học hành, trong sự chinh phục ngôi thứ, bằng cấp
và chỗ làm; và khi chàng thành công là lúc chàng thất bại hơn. Trời ơi, chủ
nhật xn hát ngồi kia, sao ơng huyện Tư năm nay mới hăm ba tuổi đầu
không chạy ra đuổi vài con bướm?” [1, tr.53].


28

Cũng trong tập Phấn thơng vàng, Xn Diệu có Thân thể - thiên truyện
ngắn đượm chất trữ tình, ngợi ca vẻ cường tráng của tuổi thanh niên “Mình
mẩy của tuổi thanh xuân đang nở nang bối rối; trí não đã ngủ dần theo lời ru,
để cho thân thể một mình tự nghe... Những ngày hè oi ả thường cho ta một
cảm giác hoan lạc ẩn trong sự lười biếng, mệt mề. Huống chi đêm trăng này,
một đêm của mùa sinh sản”. Xuân Diệu thiết tha kêu gọi mọi bạn đọc “ráng
lùi lại thời kỳ tự phá”, “giữ cho lâu những bắp thịt của ngực nở, của tay cứng,
của chân vặm”. Với Xuân Diệu, muốn tận hưởng trọn vẹn hạnh phúc ở đời,
con người cần trẻ trung, khỏe mạnh cả về thân thể, phải “thức nhọn” mọi giác
quan mà thâu nhận. Cái đẹp của con Người tình ái – Tuổi trẻ là tối cao.
1.2.3. Truyện ngắn Xuân Diệu - truyện ngắn của một nghệ sĩ đi tìm cái đẹp
1.2.3.1. Quan niệm của Xuân Diệu về cái đẹp
Các nhà văn, nhà thơ lãng mạn Việt Nam ảnh hưởng sâu sắc quan điểm
thẩm mĩ của văn học lãng mạn phương Tây, đặc biệt Baudelaire, Valéry,
Gautier... Họ cho rằng, nghệ thuật muốn đẹp, muốn kỳ diệu, cần phải thoát ly
cuộc sống, thoát ly cái hữu ích, vụ lợi của sinh hoạt trần tục. Họ chủ trương

nghệ thuật phải tách rời với thực tiễn chính trị, kinh tế, đạo đức. Nhiệm vụ
của văn học là tìm kiếm cái đẹp: “Tìm cái đẹp trong thiên nhiên là nghệ thuật.
Tìm cái đẹp trong nghệ thuật là phê bình” (Hồi Thanh). Thế Lữ tun ngơn:
“Tơi chỉ là một người khách si tình/ Ham vẻ đẹp mn hình, mn vẻ/ Mượn
lấy bút nàng Li Tao tôi vẽ/ Và mượn cây đàn ngàn phím tơi ca” (Cây đàn
mn điệu).
Là một trí thức Tây học chịu ảnh hưởng nhiều của tư tưởng, văn hóa
Pháp và cả văn hóa truyền thống; văn chương Xuân Diệu có sự kết hợp hai
yếu tố cổ điển và hiện đại, thể hiện trong tư tưởng và tình cảm thẩm mĩ. Qua
văn, thơ chứng tỏ Xuân Diệu là một nghệ sĩ theo khuynh hướng lãng mạn.
Những người nghệ sĩ như ông luôn khát khao vươn tới cái đẹp, cái tuyệt đích.


29

Ý tưởng vươn tới cái đẹp của Xuân Diệu có một giá trị nhân văn cao cả - văn
tức là người, qua văn hiểu người. Và chỉ với phạm trù này thơi, chúng ta có
thể đánh giá cao Xn Diệu - người nghệ sĩ làm đẹp cho đời.
Dựa vào sáng tác truyện ngắn của ơng, chúng ta có thể thấy được quan
niệm về cái đẹp hoàn thiện của Xuân Diệu. Trước 1945, Xuân Diệu còn rất
trẻ, yêu đời, ham sống - sống với đời bằng tâm hồn lãng mạn của một thi sĩ,
nhìn thẳng cuộc đời, đối diện sự thật, Xuân Diệu chuyển hướng cảm xúc vào
thế giới thiên nhiên xung quanh. Xuân Diệu nhìn đời bằng vẻ đẹp riêng - vẻ
đẹp lãng mạn “Chàng đi trên đường thơ, hái những bông hoa gặp dưới bước
chân, những hương sắc nẩy ra bởi ánh sáng của lịng chàng” [59, tr.9].
Chính con mắt nhìn đời ấy của Xuân Diệu cho ta biết quan niệm về cái
đẹp của ông: cái đẹp nảy sinh trong con mắt của kẻ si tình; cái đẹp ở trong
thiên nhiên: một rừng thông vàng của “chiều với rừng lặng lẽ; nhưng sắc vàng
phảng phất âm thanh, nắng là một sự hiển hiện rõ rệt và điều hòa, tưởng có
thể gõ vào khơng khí ở trên đầu để nghe sự lặng im rung rinh, xao xuyến” [1,

tr.14]; một màu hoa đẹp của hoa thông vàng trong Phấn thông vàng, một
phong cảnh “thanh tao”, “khoái lạc” trong Thân thể; một vẻ đẹp thiên tạo của
Suối cá vàng “Suối là con mắt, suối ngó lên trời, suối thay màu sắc, khi sáng
như ngày, khi tối như đêm” [1, tr.107], Suối tóc đẹp “Suối là một dịng tóc trơi
dài; một dịng tóc óng ả, mịn màng, và mãi mãi tuôn đưa, thao thao bất tuyệt”
[1, tr.113].
Khơng những vậy, cái đẹp cịn thể hiện trong nghệ thuật: một bức vẽ,
một bài văn, bài thơ - chứ cái đẹp không bắt đầu từ trong cuộc đời khốn khó.
Cái đẹp phải ở nơi đẹp, nên chàng họa sĩ trong Phấn thông vàng chọn một
thời khắc đẹp nhất trong ngày, một địa điểm lý tưởng để gợi nguồn cảm hứng
“Dừng chân đã được một chốc, nhìn lên trời và ngắm chung quanh, họa sĩ


30

nghe trong lòng thơ thới. Linh hồn chàng nở dãn, lập tức cái giá đặt xuống đất
khung vải để vừa tầm, và hộp màu mở ra. Chàng bắt đầu họa” [1, tr.14].
Có thể nói, quan niệm về cái đẹp của Xuân Diệu trong truyện ngắn là
cái đẹp toàn mĩ, hoàn hảo nhưng trừu tượng, mơ hồ. Cái đẹp ấy có thể thấy, có
thể cảm được nhưng lại xa vời, quen mà lạ; được chắt lọc quá kĩ càng nên
thiếu cái đời thường của cuộc sống xung quanh. Cũng phải thôi, vì cái đẹp ấy
được nẩy sinh, hiện hình trên mảnh đất tâm hồn lãng mạn - được nuôi sống
bằng những ảo vọng. Vì thế, cái đẹp của thiên nhiên, của nghệ thuật lọt vào
tầm ngắm của Xuân Diệu đều trở nên đẹp, quyến rũ lạ thường. Say với cảnh,
với người, với đời; Xn Diệu đơi chỗ có nói q lên sự thật để cho thỏa lịng
mình. Nhưng điều đó nào có hề gì, Xn Diệu là một người nghệ sĩ làm đẹp
cho đời. Ở điểm này, Xuân Diệu có phần giống Thạch Lam trong quan niệm
về cái đẹp “cái đẹp ln có mặt ở mọi nơi”.
Nhà văn khơng chỉ là người thưởng thức mà cịn phải là người có
nhiệm vụ làm cho nó đẹp hơn. Chỉ có khác là Thạch Lam hướng cái đẹp ấy về

ngay giá trị đạo đức “nâng đỡ cái tốt” trong cuộc đời. Riêng Xuân Diệu, phải
trải qua một quá trình tìm kiếm mới nhận thấy được: cái đẹp khơng chỉ có
trong thiên nhiên, trong nghệ thuật, mà cịn có trong cuộc đời bình thường
nhất.
1.2.3.2. Hành trình đi tìm cái đẹp của Xuân Diệu
Xuân Diệu đến với cái đẹp từ trong cảm xúc, trong thiên nhiên, trong
nghệ thuật. Nhưng để có được một quan niệm đầy đủ về cái đẹp, Xuân Diệu
phải trải qua một quá trình nhận đường, tìm kiếm. Và hành trình đi tìm cái đẹp
của ơng là hành trình tìm về với bản ngã của mình. Bởi lẽ, biết thưởng thức
cái đẹp, say với cái đẹp và làm ra cái đẹp là một tư chất đáng quí của con
người. Trong sáng tác nghệ thuật, người nghệ sĩ trong hồn cảnh cụ thể đều
tìm cho mình một hình thức sáng tạo riêng, xuất phát từ một trái tim để đến


31

với nhiều trái tim. Xuân Diệu tâm sự “cả yêu lẫn thương đều là tiếng nói của
con tim... hình như trong thơ yêu nhiều hơn và trong văn cảm thương lại rõ
hơn” [3, tr.7]. Đọc thơ và truyện ngắn Xuân Diệu, người đọc ghi nhận được
những giây phút cảm xúc mãnh liệt của ông. Nếu như trong thơ, cảm xúc là
những rung động chợt loé sáng, xuất thần tuy không nhiều lời, nhưng cũng đủ
sức gợi cảm nơi người đọc: “Cái bay không đợi cái trôi; Từ tôi phút trước,
sang tơi phút này...” (Đi thuyền). Thì trong truyện ngắn từ “phút trước sang tôi
phút này” được thể hiện đầy đủ hơn, hình ảnh hơn và cũng ấn tượng khơng
kém. Trong Thương vay, chỉ nhìn cái bóng của bà cụ thơi mà thấy “khổ hết
chín phần mười”, thấy cả quá khứ và hiện tại, thấy cả tổ tiên, dịng tộc,
“Khơng, khơng phải bằng giấy. Ấy một người bằng thịt, bằng xương - thịt khô
và xương gầy- vớỉ một lịch sử chắc chắn khổ sở hết chín phần mười, với chút
sống cịn sót giữa lịng, như hịn lửa nhỏ cịn lấp dưới tro” [1, tr.33]. Như vậy,
dù sáng tác thơ hay truyện ngắn, tác phẩm của Xuân Diệu đều là những trang

văn bộc bạch tâm hồn thi sĩ. Khi thơ không đủ chỗ để giãi bày, truyện ngắn
xuất hiện. Chính vì thế, trong thơ và truyện ngắn của Xuân Diệu, nhiều
ý tưởng trùng nhau, đứng cạnh bên nhau và bổ sung cho nhau. Bài thơ đầu
tiên trong tập Thơ thơ, Xuân Diệu viết: “Là thi sĩ, nghĩa là ru với gió - Mơ
theo trăng và vơ vẩn cùng mây” (Cảm xúc). Bài thơ thể hiện hình ảnh người
nghệ sĩ - thi sĩ đi tìm cái đẹp trong cuộc đời với một phong thái rất nghệ sĩ rất Xuân Diệu. Hình ảnh ấy một lần nữa được xuất hiện trong truyện Phấn
thông vàng “Họa sĩ mê mẩn làm sao! Rừng thông to lớn, chân cây vững trồng,
tiếp nhau không hết. Buổi chiều vàng (...) họa sĩ nghe trong lòng thơ thới.
Linh hồn chàng nở dãn (...) Chàng bắt đầu hoạ” [1, tr.13].
Xuân Diệu đến với cuộc đời bằng một tâm hồn của một thi sĩ yêu đời,
đắm cảnh. Với những kiến thức tiếp thu được trong nhà trường Tây học, cái
nhìn thẩm mĩ của ơng về cuộc đời thêm hương sắc và có vẻ đẹp riêng. Hình


32

ảnh một người họa sĩ trong Phấn Thông vàng bày tỏ lịng mình qua những
bức vẽ, chàng tìm đến nơi đẹp nhất, nơi đó “Rừng đẹp, hình thơng bóng nắng
sẵn sàng làm khung cho một cảnh tự tình” [1, tr.14]. Họa sĩ thấy cảnh đẹp,
nhưng quái ác thay, không thể làm chàng khỏi cô đơn; chàng “lại buồn rầu
thêm”. Rõ ràng cái đẹp mơ hồ, trừu tượng không thể là cái đẹp hoàn hảo, mĩ
mãn. Theo Xuân Diệu, cái đẹp chỉ thật đẹp, thật hoàn hảo khi cái đẹp ấy gắn
với cuộc đời, làm đẹp cho đời, mang lại ý nghĩa cho đời. Cái đẹp ấy chỉ thật
sự đẹp khi nhận được chân lí cuộc đời – cái đẹp hướng thiện, làm giàu cho đời
“Chỉ sợ ta nghèo, không đủ tình để phung phí” [1, tr.21]. Chàng họa sĩ đã tìm
thấy được lịng mình, tìm thấy cái đẹp khi gắn lịng mình với đời sống “Trên
trời bao la, phấn thơng vàng đương bay lan trong tám hướng của cõi đời” [1,
tr.22].
Người họa sĩ trong Phấn thông vàng phải chăng là hình ảnh của người
nghệ sĩ Xuân Diệu? Và hành trình của người nghệ sĩ ấy đi tìm cái đẹp, cũng là

hành trình của Xn Diệu đi tìm cái đẹp? Đó là quá trình trưởng thành về
nhận thức và tư tưởng của con người: cái đẹp ở quanh ta, cái đẹp khơng chỉ có
ở cái cao thượng, mơ hồ, mà ở trong những điều nhỏ nhặt nhất; bình thường
nhất; cái đẹp khơng chỉ ở màu sắc, hương thơm mà cịn ở tấm lòng biết chia
sẻ, rung động, biết yêu, biết ghét, biết căm thù. Hành trình đi tìm cái đẹp của
Xuân Diệu là hành trình đi tìm cái đẹp chân thực; cái đẹp ẩn chứa cái thiện.
Xuân Diệu đi tìm cái đẹp trong tự nhiên, trong nghệ thuật đồng thời lại tìm
thấy vẻ đẹp trong cuộc sống. Một số phận, một cuộc đời của má, của bà lão,
của lũ chó mèo hoang và của cả cái giường... bỗng như được thoát thai, đổi
đời qua ngòi bút hướng thiện của Xuân Diệu.
Xuân Diệu vừa là người nghệ sĩ, vừa là nhà nhân đạo. Hành trình đi tìm
cái đẹp của Xn Diệu khơng giống như một số cây bút văn xuôi khác, chẳng
hạn như Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân đi tìm cái đẹp, nhưng là cái đẹp khá cầu


33

kỳ, cái đẹp mang màu sắc truyền thống (những nét văn hóa của cái ăn, cái
chơi, cái học như: “Phở”, “Chén trà sương”, nét chữ, thả thơ,...). Đọc Vang
bóng một thời, ta thấy Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ tài hoa, kỳ công trau
chuốt những vẻ đẹp cho đời. Nhưng dù có đẹp, có sang thì vẫn khơng dấu
được sự tiếc nuối quá khứ. Xuân Diệu chỉ phác họa sơ nét tạo dáng vẻ đẹp và
trang trí nó bằng tâm hồn – chính tâm hồn nhà thơ làm cho cái đẹp trở nên
hồn mĩ, gắn với thời đại nó tồn tại. Trong Thương vay, Xn Diệu có nhắc
đến hình ảnh của một bà cụ “Bà già hay hiện hình của sự đau khổ? Nghèo như
vậy, sao lại làm thinh mà đi, gặp khách khơng đón xin tiền? Cũng khơng nói,
cũng không rên, cũng không ngừng. Cứ tha đôi chân vào mất trong tối” [1,
tr.33]. Rõ ràng cái đẹp trong cuộc sống là vô tận, nhà văn phải là người mang
cái đẹp để trang điểm cho đời, làm cho cuộc đời có ý nghĩa hơn.
Đến với tập truyện ngắn của Xuân Diệu, chúng tơi nhận thấy đó là tập

truyện ngắn của một tâm hồn con người yêu đời, đắm cảnh. Truyện ngắn của
Xuân Diệu mang tâm hồn lãng mạn của một nhà thơ, của một nghệ sĩ dành cả
cuộc đời mình đi tìm cái đẹp. Người nghệ sĩ ấy làm đẹp cho đời qua những
trang văn bằng cảm nhận của chính mình. Truyện ngắn Xuân Diệu thấm đẫm
chất nhân văn và mang màu sắc văn chương.

Chương 2
KẾT CẤU, CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
XUÂN DIỆU
2.1. Kết cấu tâm trạng trong truyện ngắn Xuân Diệu


34

Kết cấu là cách kiến trúc tác phẩm, là sự tổ chức không chỉ ở bề mặt mà
bao hàm cả sự liên kết bên trong sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự là một
chỉnh thể nghệ thuật mang tính khái qt, như một cơng trình kiến trúc hợp lý
và hợp mục đích tối đa. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, kết cấu chính là
“tồn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm” [32, tr.156]. Xét ở cấp
độ tác phẩm, kết cấu bao gồm việc tổ chức hình tượng, tổ chức trần thuật,
khơng gian - thời gian nghệ thuật, cốt truyện, sự kiện, chi tiết... nhằm bộc lộ
tốt tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Điều đó có nghĩa là mọi phương diện tổ chức
tác phẩm đều nằm trong “tầm ngắm” của kết cấu, tất cả phối hợp với nhau
một cách hữu cơ để tạo tính hình tượng và chiều sâu nội dung tác phẩm. Tìm
hiểu kết cấu một tác phẩm là tiếp cận một “cơ thể sống”, một “sinh mệnh”, là
cơ hội đánh giá tài năng và phong cách nhà văn.
Trên hành trình đổi mới kết cấu, truyện ngắn Việt Nam chặng đường
1932-1945 phần nhiều từ bỏ lối kết cấu truyền thống để xây dựng lối kết cấu
mới: kết cấu theo quy luật tâm lý. Tâm lý nhân vật là yếu tố quyết định kết
cấu của tác phẩm. Kết cấu tâm lý cho phép tác phẩm có thể bắt đầu ở bất cứ

đoạn nào, khơng cần tuân theo trật tự thông thường của câu chuyện kể.
Truyện ngắn Xuân Diệu, là truyện ngắn tự sự - trữ tình. Các yếu tố tự
sự được liên kết khơng theo kết cấu thông thường của một tác phẩm tự sự, chủ
yếu phụ thuộc vào cảm xúc, tâm trạng, ý tưởng của người viết. Chính cảm
xúc, tâm trạng, ý tưởng của Xuân Diệu tạo cho truyện ngắn của ông một kết
cấu riêng - đó là một kiểu kết cấu tâm trạng theo dòng hồi tưởng, hồi ức/hồi
cố của nhân vật trữ tình và kết cấu theo dịng suy tưởng của nhà văn.
2.1.1. Kết cấu theo dòng hồi tưởng
Là một người thường xuyên hoài niệm về quê hương, về tuổi thơ; Xuân
Diệu cả trong thơ lẫn văn luôn trở đi trở lại với ký ức, ký ức của những kỷ
niệm vừa ngọt ngào tươi đẹp, vừa pha ý vị xót xa. Đó có thể là quá khứ của


35

một miền quê, một gia đình, hay đơn giản là một con người, một lát cắt mỏng
manh của một đoạn đời. Rất nhiều truyện ngắn Xuân Diệu gắn liền với nỗi
nhớ, niềm thương về những điều đã cũ, đã qua, đã xưa – Phấn thơng vàng, Sợ,
Cái hỏa lị, Đứa ăn mày, Thương vay, Tỏa nhị kiều,...
Dịng hồi niệm đưa con người về với miền ký ức tuổi thơ gắn liền với
những kỷ niệm bên gia đình, trong tình thân xóm giềng, trong tình cảm bạn
bè, cùng với những ngày tháng cắp sách đến trường, với những ông giáo làng
và những món ăn quen thuộc. Trong những ngày tháng ấy, con người được tận
hưởng tuổi thơ ngọt ngào nhưng pha chút xót xa.
Ký ức về những bữa cơm gia đình gắn liền với miền quê nghèo. Trong
Tỏa nhị kiều, ấn tượng của nhân vật “tôi” về những bữa cơm chiều thường
mang đến con người cảm giác buồn bã, ngao ngán “cơm mai rồi cơm chiều,
rút cục mỗi ngày hai bữa cơm”. Khung cảnh buổi chiều ở miền quê nghèo
hiện về rất rõ trong ký ức của “tôi” “những khi xế trưa, nắng ngả vào bếp nhà
tôi. Lửa tắt, than lạnh, chỉ đôi con ruồi lơ thơ đậu dưới đất thỉnh thoảng bay

lên kêu vo vo. Nắng vàng phai lặng, chán nản làm sao!” [1, tr.165]. Một bức
họa đồng quê quen thuộc, bình dị, thơ mộng, gợi cảm, mang cốt cách Việt
Nam. Nhịp điệu chậm, giàu hình ảnh và nhạc điệu gợi khung cảnh thiên nhiên
đượm buồn. Bức tranh miền quê nghèo lúc ngả về chiều mang vẻ trầm buồn
hiu hắt, con người luôn quẩn quanh, tẻ nhạt “nỗi nhạt nhẽo của ngày này tiếp
theo ngày nọ”.
Ký ức về “má” như một phần đời khơng thể thiếu trong dịng hồi niệm
về tuổi thơ. Trong Cái hỏa lị, hình ảnh về “má” được nhà văn khắc họa bằng
những chi tiết chân thực, cảm động. “Má” với cuộc sống gia đình khơng hạnh
phúc, tuy có chồng, có con nhưng phải ăn nhờ, ở đậu nhà ngoại. Để rồi khi tận
mắt chứng kiến cuộc sống của má ở bên nhà ngoại, Siêu mới thấy hết sự khổ
cực của má “Thức ăn là một chén muối vừng (...) chắc mặn muối lắm, vì


×