Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

Hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.93 KB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

HUỲNH TIỂU CƯƠNG

HÀNH VI NGÔN NGỮ THU HÚT SỰ CHÚ Ý

TRONG TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 8229020

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Lập


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
kì cơng trình nào khác. Các cơng trình trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Quy Nhơn, tháng 7 năm 2019
Học viên

Huỳnh Tiểu Cương


ii

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối
với TS. Nguyễn Văn Lập, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q
trình nghiên cứu, hồn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã tham gia giảng dạy, những nhà
khoa học đã góp nhiều ý kiến q báu giúp tơi hồn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Khoa Ngữ văn, Phòng Đào tạo Sau đại học,
Trường Đại học Quy Nhơn đã có những hướng dẫn cụ thể và tạo điều kiện
giúp tơi hồn thành luận văn.
Tơi cũng xin cảm ơn tất cả bậc anh chị, bạn bè đồng nghiệp và gia đình
đã động viên, ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập
và hồn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận văn chắc khơng tránh khỏi những
thiếu sót nhất định, vì thế tơi mong nhận được sự góp ý q báu của thầy cô
và bạn đọc.
Quy Nhơn, tháng 7 năm 2019
Học viên

Huỳnh Tiểu Cương


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Trong cuộc sống hằng ngày giao tiếp là hoạt động quan trọng và đặc biệt

của con người được thực hiện bởi phương tiện đặc biệt đó là ngơn ngữ.
Nghiên cứu cơ chế hoạt động của ngôn ngữ thông qua những hiện tượng ngôn

ngữ cụ thể trong giao tiếp là một vấn đề thời sự đối với các nhà ngôn ngữ học,
nhằm hướng tới sự hồn thiện trong việc sử dụng ngơn ngữ.
Ngơn ngữ có vai trò đặc biệt và quan trọng, là một hiện tượng xã hội đặc
biệt, là phương tiện giao tiếp và cũng chính là cầu nối đặc biệt kết nối cộng
đồng. Mỗi cá nhân muốn đạt được hiệu quả tốt trong giao tiếp cần phải hiểu và
làm chủ được ngôn ngữ của mình, bao gồm cả những quy tắc ứng xử của ngôn
ngữ. Trước đây, các nhà ngôn ngữ học chỉ chú trọng vào nghiên cứu cấu trúc nội
tại của ngôn ngữ, nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ với những công thức định
sẵn. Nhưng trong thực tế cuộc sống, ngôn ngữ chỉ thật sự phát huy hết khả năng
của mình và được hiểu một cách đúng nhất khi nó được đặt trong những hoàn
cảnh cụ thể và được thực hiện trực tiếp thông qua hành vi ngôn ngữ.
Các nhà Ngữ dụng học hiện đại đã nghiên cứu ra rằng, mọi giao tiếp bằng
ngôn ngữ đều thể hiện hành vi của người tham gia giao tiếp như: hành vi cảm
ơn, hành vi hỏi, hành vi chào hỏi, hành vi chào từ biệt, hành vi tạm biệt, hành

vi mời, hành vi thu hút sự chú ý,... mỗi hành vi ngôn ngữ đều có một nghi
thức thể hiện riêng. Sử dụng ngơn ngữ đúng với nghi thức thể hiện của nó
giúp ngơn ngữ được hiểu đúng và đạt được hiệu quả cao nhất trong giao tiếp.
Các nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu và đạt được những kết quả đáng kể
về lí thuyết hành vi ngơn ngữ nói chung cũng như nghi thức lời nói tiếng Việt
nói riêng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về các hành vi ngơn ngữ vẫn chưa thật
sự hồn thiện và đi sâu. Đặc biệt hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý trong


2
tiếng Việt, bước đầu đã có những nghiên cứu cơ bản nhưng vẫn chưa đi sâu
vào nghiên cứu và phân tích chi tiết. Hành vi ngơn ngữ thu hút sự chú ý trong
tiếng Việt là một hành vi phổ biến, xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi ở cả dạng nói
và viết. Nhưng chưa có cơng trình nghiên cứu nào thật sự đi sâu vào hành vi
này, đặc biệt chưa có cơng trình nào phân tích cụ thể cách sử dụng hành vi thu

hút sụ chú ý tạo ra phép lịch sự trong giao tiếp. Hành vi ngôn ngữ thu hút sự
chú ý thể hiện các sắc thái giao tiếp rất đa dạng dặc biệt là thái độ lịch sự với
người đối thoại. Xuất phát từ lí do đó chúng tôi chọn đề tài “Hành vi ngôn
ngữ thu hút sự chú ý trong tiếng Việt” để nghiên cứu.
2.

Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý trong

tiếng Việt” chúng tôi hướng tới mục tiêu:
+

Xác định biểu thức ngữ vi tương ứng với hành vi ngôn ngữ thu hút sự

chú ý. Xác định các thành tố của biểu thức ngữ vi và vai trò của chúng trong
việc biểu đạt hành vi thu hút sự chú ý.
+
Xem xét vấn đề lịch sự trong quá trình sử dụng hành vi ngôn
ngữ thu
hút sự chú ý của người Việt.
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Dựa trên lí thuyết ngữ dụng học, đối tượng nghiên cứu của luận văn là các
hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý trong các tác phẩm văn học cụ thể, trong lời
ăn tiếng nói hằng ngày. Đối tượng nghiên cứu là hành vi ngôn ngữ thu hút sự
chú ý được xem xét dưới góc nhìn ngữ dụng, luận văn sẽ tìm hiểu và phân tích
chi tiết ở hai phương diện hành vi ngơn ngữ và lịch sự trong giao tiếp.

3.


Lịch sử vấn đề
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp vô cùng quan trọng trong đời sống

của con người. Để sử dụng tốt được loại phương tiện đặc biệt này các nhà


3
nghiên cứu đã đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề xoay quanh ngôn ngữ từ rất lâu.
Ở các nước có nền văn hóa văn học lâu đời như Hy Lạp, Ấn Độ, Trung
Quốc,... các nhà triết gia từ trước cơng ngun đã bước đầu đi vào tìm hiểu về
ngơn ngữ. Nhưng trong những giai đoạn này ngôn ngữ không được nghiên
cứu từ góc độ bản thể của nó, mà ngơn ngữ chỉ được nghiên cứu ở góc độ triết
học, tôn giáo,... Về sau này việc nghiên cứu ngôn ngữ đã được nhiều người
quan tâm hơn nhưng phạm vi nghiên cứu vẫn chưa được mở rộng. Các
nhà nghiên cứu vẫn chủ yếu tập trung vào các vấn đề cấu trúc của ngơn ngữ.
Chứ chưa có sự mở rộng sang hướng ngữ dụng học.
Đến năm 1916, lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ bước sang một trang mới
khi F. De Saussure – giáo sư ngôn ngữ học người Thụy Sĩ xuất bản cuốn
“Giáo trình ngơn ngữ học đại cương”. Lần đầu tiên các vấn đề về ngôn ngữ
học được đề cập một cách đầy đủ và có hệ thống. Nhưng lí thuyết về hành vi
ngôn ngữ vẫn chưa thật sự xuất hiện trong giáo trình của ơng.
Mãi đến năm 1962, khi tác phẩm “How to do things with words” của
Austin ra đời, lí thuyết về hành vi ngơn ngữ mới xuất hiện.


Việt Nam, hành vi ngôn ngữ và các vấn đề ngữ dụng học bắt đầu phát

triển trong những năm 70, 80 của thế kỉ XX. So với thế giới chúng ta đi sau
họ rất nhiều. Nhưng ngành Ngữ dụng học của nước ta cũng đã đạt được rất
nhiều thành tựu đáng kể. Các cơng trình nghiên cứu của các giáo sư đầu

ngành như: Đỗ Hữu Châu, Diệp Quan Ban, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức
Dân,... về các vấn đề ngữ dụng học, hành vi ngôn ngữ,... làm cơ sở khoa học
quan trọng để nghiên cứu về các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt.
Lí thuyết hành vi ngơn ngữ được tác giả Đỗ Hữu Châu nghiên cứu khá
hoàn chỉnh trong cuốn “Đại cương ngôn ngữ học, tập 2”, tác giả Nguyễn
Đức Dân cũng đã đưa ra những vấn đề lí thuyết hành vi ngôn ngữ căn bản
trong cuốn “Ngữ dụng học”.


4
Vận dụng cơ sở lí thuyết hành vi ngơn ngữ, một số tác giả đã có những
cơng trình nghiên cứu về những vấn đề cụ thể của hành vi ngôn ngữ:
TS. Nguyễn Văn Lập trong “Nghi thức lời nói tiếng Việt trên cơ sở lý
thuyết hành vi ngôn ngữ so sánh với tiếng Anh” , đã đề cập đến nghi thức lời
nói thể hiện hành vi thu hút sự chú ý nhưng chỉ giới thiệu sơ lược cùng với
các nghi thức lời nói khác của tiếng Việt. Nhưng đây cũng là cơ sở để làm
sáng tỏ vấn đề chúng tôi đang nghiên cứu.
Bên cạnh đó, cịn có một số luận văn thạc sĩ và khóa luận tốt nghiệp
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hành vi ngôn ngữ: Phan Thị Thúy nghiên
cứu về “Hành vi mời và hồi đáp lời mời trong tiếng Việt”, Nguyễn Thị Bắc
nghiên cứu về “Hành vi ngôn ngữ cảm ơn và xin lỗi trong lời nói tiếng Việt”,
Nguyễn Thị Lan Anh với “Các hành vi cầu khiến trong tiếng Việt”,...
Bên cạnh các khóa luận, luận văn, luận án cũng đã có rất nhiều những
bài viết liên quan đăng trên tạp chí “Ngơn ngữ và đời sống” như “Hành động
ngơn ngữ trì hỗn trong tiếng Việt” của tác giả Lê Thị Hiền.
Thành công của các luận văn, luận án và các cơng trình liên quan đã giúp
chúng tơi có thêm tri thức, kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu, tạo điều
kiện thuận lợi khi đi vào nghiên cứu hành vi ngôn ngữ.
Đề tài này của chúng tơi kế thừa và tiếp nối các cơng trình nghiên cứu đi
trước. Hành vi thu hút sự chú ý mặc dù đã được nghiên cứu nhưng chỉ mới bước

đầu, chưa đi sâu, chưa hình thành được một hệ thống hồn chỉnh. Trên cơ sở kế
thừa thành cơng của các tác giả đi trước, chúng tôi tiếp tục phát triển đề tài
“Hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý trong tiếng Việt” một cách đầy đủ hơn.

4.

Nhiệm vụ và phạm vi

nghiên cứu 4.1 Nhiệm vụ
nghiên cứu
Trên cơ sở lí thuyết về hành vi ngôn ngữ và hội thoại chúng tôi tập trung
vào nhiệm vụ: xác định đặc trưng cơ bản và phân loại các hành vi ngôn ngữ thu


5
hút sự chú ý. Từ cơ sở phân loại hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý chúng tôi
phân tích hành vi ngơn ngữ trên phương diện lịch sự trong văn hóa giao tiếp
của người Việt. Từ đó, đưa ra cái nhìn tổng quan về cách sử dụng hành vi
ngôn ngữ thu hút sự chú ý sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Các hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp vô cùng phong phú. Nhưng luận
văn của chúng tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu một hành vi ngôn ngữ cụ thể là
hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý trong hội thoại hằng ngày dưới hình thức
cặp thoại, song thoại.
Nghiên cứu cụ thể hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý trong các đoạn hội
thoại của tác phẩm văn học ở các giai đoạn khác nhau để có cái nhìn tổng
quát về sự thay đổi của hành vi qua các giai đoạn lịch sử.
5.

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận văn này chúng tôi đã sử dụng các phương

pháp nghiên cứu sau:
+

Phương pháp phân tích tổng hợp: Chúng tơi sử dụng phương pháp

phân tích để xem xét, phân tích đoạn thoại để nghiên cứu câu thoại chứa hành
vi thu hút sự chú ý. Trên cơ sở đó, tìm ra câu thoại cụ thể chứa hành vi thu
hút sự chú ý, khái quát lại thành các biểu thức và phân loại các dạng hành vi
thu hút sự chú ý.
+

Phương pháp thống kê: Dùng phương pháp thống kê tư liệu chứa

hành vi thi hút sự chú ý trong các tác phẩm văn học. Sử dụng kết quả thống
kê làm cơ sở cho việc khảo sát và phân loại.
+

Phương pháp hệ thống hóa: Trên cơ sở tư liệu đã được phân tích tổng

hợp, chúng tơi xem xét các mặt đồng nhất và đối lập để có thể hệ thống hóa
các vấn đề thuộc hành vi thu hút sự chú ý: các đặc trưng của hành vi thu hút
sự chú ý, phân loại hành vi thu hút sự chú ý, các vấn đề lịch sự với hành vi
thu hút sự chú ý.


6
6.


Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài “Hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý trong tiếng Việt” đã được

nghiên cứu bước đầu ở phương diện nghi thức lời nói. Ở đề tài này chúng tôi
đi sâu nghiên cứu đối tượng dưới góc nhìn hành vi ngơn ngữ. Chúng tơi hệ
thống hóa và đưa ra cái nhìn tổng qt, hồn chỉnh hơn về đối tượng nghiên
cứu. Kết quả nghiên cứu của đề tài phần nào sẽ làm sáng tỏ hơn, hiểu sâu hơn
về hành vi ngơn ngữ nói chung và hành vi thu hút sự chú ý trong tiếng Việt
nói riêng.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ phần nào: trong quá trình thực hành giao
tiếp, giúp nhận diện và sử dụng hành vi ngôn ngữ một cách phù hợp và đạt
hiệu quả, trong việc giảng dạy lý thuyết hành vi ngơn ngữ nói chung và hành
vi thu hút sự chú ý trong tiếng Việt nói riêng.
7.

Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục,
nội dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương: Chương
1: Những vấn đề chung
Chương 2: Hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý trong tiếng Việt
Chương 3: Hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý với vấn đề lịch sự trong
giao tiếp của người Việt


7

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGƠN NGỮ

1.1.1 Hành vi ngơn ngữ
Trong đời sống hằng ngày con người thực hiện nhiều hành động (hành
vi) khác nhau, được chia ra làm hai loại cơ bản là hành động vật lí như: đi,
đứng, quét nhà, nấu nướng, viết, đóng bàn,...Và hành động tinh thần như: suy
nghĩ, tư duy, lo lắng,... Trong số các hành động của con người có một loại
hành động đặc biệt được thực hiện nhờ phương tiện là ngơn ngữ, đó là hành
động ngơn ngữ (hành vi ngơn ngữ, hành động nói).
Năm 1955, tai trường đại học tổng hợp Harvard Mĩ J.L Austin, nhà triết
học người Anh đã trình bày 12 chun đề. Nói về vấn đề hành động bằng lời
nói như thế nào. Đến năm 1962, các chuyên đề này được tập hợp lại và xuất
bản thành sách với nhan đề How to do things with words. Có thể xem cơng
trình của J.L Austin là nền tảng cho việc nghiên cứu và phát triển hành vi
ngôn ngữ.
Không giống với các nhà lôgic và nhà ngôn ngữ học cùng thời chỉ quan
tâm đến những câu khảo nghiệm xem chúng là đối tượng nghiên cứu cơ bản,
với việc đánh giá về mặt ngữ nghĩa của câu theo tiêu chuẩn lôgic đúng – sai.
Nhưng J.L Austin nhận thấy có những phát ngơn khác, mặc dù rất giống với
phát ngơn khảo nghiệm (constatifs) về mặt hình thức nhưng không thể đánh
giá nội dụng theo tiêu chuẩn đúng – sai lơgic.
Ví dụ: Trời ơi!
Bây giờ là mấy giờ rồi?
Tôi cá với anh là Việt Nam sẽ vô địch!
Theo tiêu chuẩn lôgic đúng – sai chúng được xem là những câu giả –
khẳng định hoặc những câu vô nghĩa. Nhưng J.L Austin cho rằng những phát
ngôn này không phải là phát ngôn giả – khẳng định, cũng không vô nghĩa.


8
Những phát ngôn này được phát ngôn ra nhằm làm một việc gì đó như để hỏi,
để bộc lộ cảm xúc, để cá cược... của người nói. J.L Austin gọi những phát

ngôn như vậy là phát ngôn ngữ vi (performatives, performatifs). Phát ngôn
ngữ vi là những phát ngôn mà khi chúng ta nói chúng ra cũng chính là chúng
ta đang thực hiện việc được biểu thị trong phát ngôn.
Nhờ phân biệt phát ngôn khảo nghiệm và phát ngôn ngữ vi, J.L Austin
đã phát hiện ra bản chất hành động của ngơn ngữ. Khi chúng ta nói năng là
chúng ta hành động, Chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt bằng
một phương tiện đặc biệt đó là ngơn ngữ.
Theo J.L Austin, hành vi ngơn ngữ có ba loại lớn (Theo cách dịch của tác
giả Đỗ Hữu Châu): hành vi tạo lời (acte locutoire), hành vi mượn lời (acte
perlocutoire), hành vi ở lời (acte illocutoire).
Hành vi tạo lời (acte locutoire): là hành vi sử dụng các yếu tố của
ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu... để tạo ra một phát
ngơn về hình thức và nội dung [8, tr.88]. Để thực hiện các hành vi tạo lời thì
bản thân người nói phải nắm chắc được hình thức và ý nghĩa của các yếu tố
của ngơn ngữ (từ vựng, cú pháp).
Hành vi mượn lời (acte perlocutoire): là những hành vi mượn phương
tiện ngơn ngữ, nói đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả
ngồi ngơn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói [8,
tr.88]. Sẽ có rất nhiều hiệu quả khác nhau ở các nhân vật giao tiếp khác nhau.
Vì hiệu quả giao tiếp cịn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc điểm của từng
nhân vật giao tiếp như: nghề nghiệp, tâm lí, quê quán, xã hội,...Nên hiệu quả
của hành vi mượn lời là không thể tính hết được.
Ví dụ: Khi nghe dự báo thời tiết “ngày mai sẽ có mưa to”. Người đi làm
bằng xe máy và ở xa cơ quan sẽ có thái độ khơng vui. Cịn người ở gần cơ
quan và đi làm bằng xe ơ tơ có thể sẽ cảm thấy vui vì cuối cùng trời cũng đã


9

dễ chịu hơn. Người nông dân sẽ cảm thấy hạnh phúc vì vụ mùa bao ngày khơ

hạn cuối cùng cũng đã được tưới tắm. Nhưng các bác thợ xây sẽ cảm thấy rất
bực tức vì sẽ khơng thể làm việc vì trời mưa....
Hành vi ở lời (acte illocutoire): Là những hành vi người nói thực hiện
ngay khi nói năng. Hiệu lực của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có
nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngơn ngữ tương ứng với chúng ở người
nhận [8, tr.89]. Trong hoạt động giao tiếp bình thường, các phát ngơn kế tiếp
nhau của các nhân vật giao tiếp không chỉ liên kết với nhau về nội dung giao
tiếp mà còn phải liên kết với nhau về hành vi ở lời. Trong quá trình giao tiếp
các nhân vật giao tiếp luân phiên thực hiện các hành vi ở lời. Chuỗi các hành
vi ở lời trong giao tiếp có tính quy ước mà quy tắc vận hành của chúng được
mọi người trong cộng đồng ngơn ngữ chấp nhận và tn theo.
Ví dụ: Hành động hỏi, yêu cầu hay ra lệnh sẽ đòi hỏi một hành động nào
đó được thực hiện. Nếu người nghe khơng thực hiện sẽ bị coi là thiếu lịch sự,
nó trở thành một nguyên tắc giao tiếp bất thành văn trong công đồng xã hội.
SP1: Mấy giờ rồi Lan?
SP2: Tám giờ rồi.
Theo O. Ducrot, hành vi ở lời khác với hành vi tạo lời và hành vi mượn
lời ở chỗ “Chúng ta có thể thay đổi tư cách pháp nhân của người đối thoại.
Chúng đặt người nói và người nghe vào nghĩa vụ và quyền lợi mới so với tình
trạng của họ trước khi thực hiện hành vi ở lời đó” [8, tr. 90] Ví dụ, khi ra lệnh
cho ai đó, chúng ta phải chịu trách nhiệm về các lệnh của mình và đặt ngay
người nghe vào tình trạng phải thực hiện (hay khơng thực hiện, nếu khơng
thực hiện thì ít ra là cảm thấy áy náy) lệnh của chúng ta.
Việc phát hiện ra hành vi ở lời là một thành tựu mới, một đóng góp vơ
cùng quan trọng của J.L Austin trong việc nghiên cứu ngôn ngữ theo chức
năng giao tiếp. Khác với hành vi mượn lời, hành vi ở lời có tính quy ước và
có thể chế dù những quy ước và thể chế của chúng không hiển ngôn mà quy


10


tắc vận hành chúng được mọi người trong cộng đồng ngơn ngữ tn theo một
cách khơng tự giác. Vì vậy, nắm được ngôn ngữ, chúng ta không chỉ nắm
được âm, từ ngữ, câu.. mà còn nắm được quy tắc điều khiển hành vi ở lời của
ngơn ngữ đó. Chính là chúng ta nắm được các quy tắc để có thể thực hiện các
hành vi như chào, mời, hứa, hỏi, xin,... phù hợp với ngữ cảnh, đúng lúc, đúng
chỗ để hành vi nói ra đạt hiệu quả cao nhất.
1.1.2 Phân loại hành vi ngôn ngữ
Các hành vi ngôn ngữ được thực hiện trong thực tiễn giao tiếp vô cùng
phong phú và đa dạng. Việc phân loại các hành vi ngôn ngữ trong truyền
thống nghiên cứu ngữ dụng học gặp khơng ít khó khăn, có nhiều nhà nghiên
cứu cho rằng khơng thể phân loại được các hành vi ngôn ngữ. Hiện nay vẫn
chưa đi đến được thống nhất trong việc phân loại các hành vi ngơn ngữ, vẫn
cịn tồn tại rất nhiều cách phân loại khác nhau. Trong đó có hai cách phân loại
tiêu biểu và có phần đầy đủ nhất, là cách phân loại của Austin và Searle.
Trong luận văn này chúng tôi chọn cách phân loại của Austin và Searle làm
cơ sở nghiên cứu.
Trước J.L Austin, Wittgenstein đã nói tới các hành vi ngơn ngữ với thuật
ngữ trị chơi ngơn ngữ. Ơng đã liệt kê hàng loạt hành vi ngơn ngữ nhưng ông
lại cho rằng không thể phân loại được chúng. Dựa vào sự liệt kê các hành vi
ngôn ngữ của Wittgenstein, Austin đã thử nghiệm thực hiện việc phân loại các
hành vi ngôn ngữ. Và đã phân các hành vi ngôn ngữ ra thành 5 phạm trù:
+

Phán xử (verditives): Đây là những hành vi đưa ra những lời phán

xét, đánh giá về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên nhưng chứng cớ hiển
nhiên hoặc những lí lẽ vững chắc như: phân tích, đánh giá, phân loại, nêu đặc
điểm, miêu tả,...
+


Hành xử (exercitives): Đây là những hành vi đưa ra những quyết định

thuận lời hay chống lại một chuỗi hành động nào đó như: van xin, giới thiệu,
ra lệnh, chỉ huy, khuyến cáo, đặt hàng, khẩn cầu, biện hộ, đặt tên, cảnh cáo,...


11
+

Cam kết (commissives): Là những hành vi ràng buộc người nói vào

một chuỗi những hành động nhất định như: đảm bảo, thề nguyền, hứa hẹn,
giao ước,...
+

Trình bày (expositives): Là những hành vi dùng để trình bày các quan

niệm, dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng các từ như: phủ định, khẳng định,
nhân nhượng, phản bác, trả lời, chối, báo cáo,...
+

Ứng xử (behabitives): Đây là những hành vi phản ứng cách xử sự của

người khác, đối với các sự kiện có liên quan, chúng cũng là cách biểu hiện
thái độ đối với các hành vi hay số phận của người khác: cảm ơn, xin lỗi, khen
ngợi, chào mừng, thách thức, phê phán, ban phước, nguyền rủa, nghi ngờ,...
Bảng phân loại của Austin về cơ bản là phân loại từ vựng các động từ
ngữ vi. Nhưng chính Austin lại nhận thấy rằng bảng phân loại của mình cịn
nhiều thiếu sót, chưa được hồn thiện. Tiếp sau Austin cũng có rất nhiều nhà

nghiên cứu khác đi theo hướng phân loại của ông như Vendler (1972),
Ballmer và Brennenstuhl (1981) hay Weirzbicka (1987). Các nhà nghiên cứu
này đã kế thừa và bổ sung vào bảng phân loại của Austin, Vendler đã thêm hai
phạm trù mới đó là phạm trù thao tác và phạm trù nghi vấn, Ballmer và
Brennenstuhl đã tập hợp 4.800 động từ nói năng chia thành 600 nhóm thuộc
24 kiểu phân phối trong 8 phạm trù, Weirzbicka đã dùng ngôn ngữ ngữ nghĩa
do chính mình tạo nên để giải nghĩa 270 động từ nói năng sau đó quy chúng
về 37 nhóm.
Đến Searle, ông đã chỉ ra được những hạn chế trong phân loại các động
từ ngữ vi của Austin. Searle cho rằng Austin vì khơng định ra các tiêu chí
phân loại nên dẫn đến kết quả phân loại có khi dẫm đạp lên nhau. Ông cho
rằng trước tiên cần phải đi phân loại các hành vi ở lời chứ không phải phân
loại các động từ gọi tên chúng. Searle đã đưa ra 12 điểm khác biệt giữa các
hành vi ngôn ngữ dùng làm tiêu chí phân loại như sau:


12
+

Đích ở lời (the point of the illocution): một miêu tả phải hướng tới sự

cung cấp một sự diễn biến sự vật vốn có của nó.
+
Hướng khớp ghép lời với hiện thực mà lời đề cập đến (direction
of fit).

+
+

Trạng thái tâm lí thể hiện (expressed psychological states).


Sức mạnh mà đích tại lời thể hiện (the strength with which the

illocutionary point is presented).
+

Mối tương tác về tư cách quan hệ giữa người nói và người nghe

(relevance of the relative status of S and H).
+
+

Hướng hành vi tại lời (orientation).

Câu hỏi và trả lời là hai thành phần của một cặp kế cận (adjacency

pair) cịn sai bảo (commands) thì khơng.
+
+

Nội dung mệnh đề (propositional content).

Hành vi có thể thực hiện chỉ bằng ngôn ngữ hay được thực hiện kèm

với hành vi khác không phải là hành vi ngôn ngữ.
+

Những khác biệt giữa các hành động được thực hiện địi hỏi phải có

những thiết chế ngồi ngơn ngữ với những hành động khơng địi hỏi như vậy.

+
Hành động có động từ ngữ vi và hành động khơng có động từ
ngữ vi.
+

Phong cách thực hiện hành vi ở lời.

Trong 12 tiêu chí trên thì Searle chỉ dùng 4 tiêu chí quan trọng nhất để
phân lập năm loại hành vi ngơn ngữ. Đó là các tiêu chí: đích ở lời, hướng
khớp ghép, trạng thái tâm lí và nội dụng mệnh đề. Tiêu chí đích ở lời tương
ứng với điều kiện căn bản, tiêu chí trạng thái tâm lí và tiêu chí nội dung mệnh
đề là điều kiện thỏa mãn, tiêu chí hướng khớp ghép địi hỏi hiện thực phải
diễn ra phù hợp với với lời phải có hướng khớp ghép hiện thực – lời.
Với 4 tiêu chí trên Searle đã phân lập năm loại hành vi ở lời. Đó là:


+

Tái hiện (representatives): Hành vi này trước đó được Searle gọi tên

là xác tín (assertive). Đích ở lời là miêu tả lại một sự tình đang được nói đến.


13
Hướng khớp ghép ở đây là lời – hiện thực (lời phải phù hợp với hiện thực),
trạng thái tâm lí là niềm tin của mình vào mệnh đề. Nội dung mệnh đề là một
mệnh đề theo tiêu chí đúng sai.
Ví dụ: SP1: Hơm qua, Lan đến nhà mình.
SP1 xác nhận sự việc “Lan đến nhà mình” xảy ra vào hơm qua.
Nhóm hành vi tái hiện gồm một số hành vi tiêu biểu như: miêu tả, kể,

xác nhận, khẳng định, thông báo, báo cáo, mách,...
+

Điều khiển (directives): Đích ở lời là đặt người nghe vào trách nhiệm

phải thực hiện một hành động trong tương lai; hướng khớp ghép là thế giới
hiện thực – lời (hiện thực phải phù hợp với lời); trạng thái tâm lí là bày tỏ
mong ước của người nói muốn người nghe thực hiện một việc; nội dung
mệnh đề là hành động tương lai của người nhận. Nhóm hành vi điều khiển
gồm: yêu cầu, đề nghị, mời, khuyên, ra lệnh, sai,...
Ví dụ: Ngày mai, sang nhà tớ chơi nhé!
Người nói đặt người đối thoại vào trách nhiệm hồi đáp lời mời sang
hoặc không sang nhà vào ngày mai.
+

Cam kết (commissives): Đích ở lời là trách nhiệm phải thực hiện một

hành động trong tương lai mà người nói bị ràng buộc; hướng khớp ghép là thế
giới hiện thực – lời (hiện thực phải phù hợp với lời); trạng thái tâm lí là ý định
của người nói và nội dung mệnh đề là hành động tương lai của người nói.
Ví dụ: Ngày mai, mình sẽ đến.
Người nói tự đặt mình vào trách nhiệm thực hiện hành động “đến”
vào tương lai “ngày mai”.
Nhóm cam kết gồm một số hành vi như: hứa, đe dọa,...
+

Biểu cảm (expressives): Đích ở lời là bày tỏ trạng thái tâm lí phù hợp

với hành vi ở lời. Hướng khớp ghép là lời - hiện thực (lời phải phù hợp với
hiện thực). Trạng thái tâm lí được thay đổi tùy theo từng loại hành vi, từng



14
hồn cảnh và tình huống cụ thể được nêu ra trong nội dung mệnh đề. Nội
dung mệnh đề là hành động hoặc tính chất nào đó có tư cách là nguồn gây ra
cảm xúc của người phát.
Ví dụ: A! Chợ xn vui q!
Thơng qua phát ngơn người nói bày tỏ trạng thái tâm lí của mình.
Nhóm biểu cảm gồm: khen, chê, phê bình, cảm ơn, xin lỗi,...
+

Tun bố (declarations): Đích ở lời là nhằm đưa ra sự ăn khớp giữa

nội dung mệnh đề với thế giới hiện thực (nội dung mệnh đề trở nên có hiệu
lực). Do vậy mà hướng khớp ghép vừa là lời – hiện thực, vừa là hiện thực –
lời; nội dung mệnh đề là một mệnh đề.
Ví dụ: Chúng ta kết thúc cuộc họp tại đây.
Người nói bằng phát ngơn của mình làm cho nội dung “kết thúc cuộc
họp” trở nên có hiệu lực.
Nhóm tuyên bố gồm một số hành vi ngôn ngữ như: tuyên bố, tuyên án,
buộc tội,...
Qua hai cách phân loại, chúng tôi nhận thấy cách phân loại của Searle đã
bộc lộ nhiều ưu điểm hơn. Ơng đã căn cứ vào những tiêu chí phân loại cụ thể
chứ không chỉ là sự phân loại dựa vào trực giác, cảm tính như phương thức
phân loại từ vựng. Hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý mà chúng tôi nghiên
cứu theo phân loại của Searle thuộc nhóm Điều kiện và Biểu cảm. Nhóm điều
kiện là hành vi có đích ở lời là đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện một
hành động trong tương lai, hướng khớp ghép hiện thực – lời, trạng thái tâm lí
là sự mong muốn của người nói, nội dung mệnh đề là hành động tương lai của
người nhận. Nhóm biểu cảm là hành vi có đích ở lời là người nói thơng qua

phát ngơn của mình để bày tỏ trạng thái tâm lí, hướng khớp ghép là lời – hiện
thực, trạng thái tâm lí được thay đổi tùy theo từng loại hành vi, từng hồn
cảnh và tình huống cụ thể được nêu ra trong nội dung mệnh đề. Nội dung


15
mệnh đề là hành động hoặc tính chất nào đó có tư cách là nguồn gây ra cảm
xúc của người phát.
1.1.3 Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngơn ngữ gián tiếp
Hành vi ngơn ngữ dựa vào hình thức diễn đạt được chia làm hai loại
hành vi ngôn ngữ trực tiếp (direct speech act) và hành vi ngôn ngữ gián tiếp
(indirect speech act).
Hành vi ngôn ngữ trực tiếp là hành vi ngơn ngữ được thực hiện đúng với
đích ở lời, đúng với điều kiện sử dụng của chúng. Mục đích nói và hình thức
từ ngữ thống nhất với nhau. Nói cách khác, hành vi ngơn ngữ trực tiếp là
hành vi được thực hiện ở những phát ngơn có quan hệ trực tiếp giữa một cấu
trúc và một chức năng. Câu nghi vấn được dùng để hỏi, câu cảm thán dùng để
cảm ơn, câu trần thuật được dùng để nhận định,... được gọi là hành vi ngơn
ngữ trực tiếp.
Ví dụ: Tơi cảm ơn chị rất nhiều!
Khi người nói phát ngơn ra thành lời cũng chính là lúc hành vi cảm ơn
được thực hiện (thuộc nhóm hành vi biểu cảm). Đây là hành vi cảm ơn trực tiếp.

Trong giao tiếp thực tế, một phát ngơn thường khơng chỉ có một đích ở
lời mà đại bộ phận các phát ngơn được xem như là thực hiện đồng thời một số
hành vi cùng một lúc. Khi nào có quan hệ gián tiếp giữa cấu trúc và chức
năng thì có hành vi ngơn ngữ gián tiếp. Một câu nghi vấn được dùng để hỏi
thì đó là hành vi ngơn ngữ trực tiếp, nhưng câu nghi vấn được dùng để thu hút
sự chú ý, để chào hỏi thì đó là một hành vi ngơn ngữ gián tiếp.
Ví dụ: Bác đi chợ à?

Chú Năm đó phải không?
Hai phát ngôn trên ở dạng nghi vấn nhưng khơng hồn tồn dùng để hỏi.
Câu hỏi chỉ nhằm mục đích thu hút sự chú ý và mục đích chính là để chào
hỏi. Vậy, đây chính là hành vi ngơn ngữ gián tiếp. Để sử dụng và nhận diện


16
được hành vi ngơn ngữ gián tiếp chúng ta có thể dựa vào hoàn cảnh giao tiếp,
vào lẽ thường, khả năng suy luận và các quy tắc điều khiển hành vi ngơn ngữ.
Một hành vi ngơn ngữ gián tiếp có thể thực hiện thông qua những hành vi ở
lời khác nhau.
Ví dụ: Hành vi chào hỏi có thể thực hiện thông qua hành vi hỏi, khen ngợi:

-

Anh đi đâu đấy?

-

Áo mới của chị đẹp quá.

Vấn đề hành vi ngôn ngữ gián tiếp là vấn đề lí thú, sâu rộng và vẫn đang
là địa hạt nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học. Trong thực tế giao tiếp
hành vi ngôn ngữ gián tiếp thường xuyên được sử dụng và mang lại hiệu quả
cao trong giao tiếp. Tùy vào hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp mà
người nói sẽ có cách sử dụng cho phù hợp. Trong luận văn này khi nghiên
cứu hành vi thu hút sự chú ý trong tiếng Việt, chúng tôi rất chú ý đến cách thu
hút chú ý gián tiếp, nó tạo nên sự phong phú cho tiếng Việt và đạt được hiệu
quả trong giao tiếp.
1.2 BIỂU THỨC NGỮ VI VÀ PHÁT NGÔN NGỮ VI

1.2.1 Biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi
1.2.1.1 Biểu thức ngữ vi
Trong q trình giao tiếp bằng ngơn ngữ, biểu thức ngơn ngữ giúp người
nói thực hiện hành động ngơn ngữ được gọi là biểu thức ngữ vi. Biểu thức
ngữ vi là những thể thức hay cơng thức nói năng đặc trưng cho một hành vi
ngơn ngữ. Có bao nhiêu hành vi ngôn ngữ (trừ những trường hợp được sử
dụng gián tiếp) thì có bấy nhiêu biểu thức ngữ vi, nhờ có biểu thức ngữ vi mà
chúng ta nhận biết được các hành vi ngôn ngữ. Biểu thức ngữ vi chính là dấu
hiệu về ngữ pháp và ngữ nghĩa của các hành vi ngơn ngữ.
Thực tế trong q trình giao tiếp, các hành vi ngôn ngữ của con người rất
phong phú, đa dạng và còn thay đổi rất phức tạp. Các hành vi ngơn ngữ cịn


17

phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: hồn cảnh giao tiếp, thói quen
giao tiếp, đặc trưng ngơn ngữ của dân tộc, phong tục tập quán,...Nhưng nhìn
chung hành vi ngơn ngữ vẫn có những cơng thức nhất định và được sử dụng
một cách linh hoạt. Tùy theo cách sử dụng và thay đổi của môi trường giao
tiếp theo thời gian mà chúng sẽ biến đổi cho phù hợp. Tương ứng với hành vi
ngơn ngữ thì biểu thức ngữ vi cũng khơng ngừng thay đổi và có những dấu
hiệu ngữ vi giúp chúng tâ nhận biết các biểu thức ngữ vi.
+

Kết cấu đặc trưng: Là kiểu cấu trúc các từ ngữ, công thức khái

quát của các biểu thức ngữ vi.
Ví dụ: Biểu thức ngữ vi ở hành vi thu hút sự chú ý có kiểu kết cấu
“xin lỗi .... làm ơn...”, “xin lỗi, phiền....”, “thưa...”, “bẩm...”,..
+


Từ ngữ đặc thù: Là những từ ngữ chuyên dùng trong các biểu

thức ngữ vi. Những từ ngữ này dùng để tổ chức các kết cấu và nhờ chúng để
ta biết được hành vi nào đang thực hiện.
Ví dụ: Những từ ngữ đặc thù của hành vi thu hút sự chú ý là: này,
ơi, ê, đâu, ạ, bớ, alo, kìa, đấy, đây...
+

Ngữ điệu: Mỗi hành vi ngơn ngữ có ngữ điệu riêng của mình.

Cùng một tổ chức từ vựng, ngữ pháp cụ thể nhưng nếu được phát âm với
những ngữ điệu khác nhau sẽ cho các biểu thức ngữ vi khác nhau ứng với
những hành vi ngôn ngữ khác nhau.
+ Trật tự các từ ngữ trong phát ngôn cũng là những dấu hiệu ngữ
vi. Ví dụ: Anh ấy khơng đi. => Hành vi ngơn ngữ trình bày.
Anh ấy đi khơng? => Hành vi ngơn ngữ hỏi.
Hai biểu thức ngữ vi chứa các từ ngữ giống nhau nhưng được sắp xếp
theo trật tự khác nhau, do đó tạo thành các biểu thức ngữ vi khác nhau.
Mỗi biểu thức ngữ vi với dấu hiệu ngữ vi của mình đặc trưng cho một
loại hành động ngơn ngữ. Trong thực tế giao tiếp, người ta có thể sử dụng
biểu thức ngữ vi để thực hiện hành vi ngôn ngữ mà nó đặc trưng.


18
Ví dụ: SP1: Mấy giờ rồi?
SP2: Mười giờ rồi ạ!
Biểu thức ngữ vi ở SP1 chứ dấu hiệu đặc trưng của hành vi ngôn
ngữ hỏi “mấy”. Biểu thức ngữ vi này được dùng để nhận được câu trả lời về
thời gian ở SP2. Hành vi ngôn ngữ trong trường hợp này được thực hiện một

cách trực tiếp, hành vi ngôn ngữ hỏi có hiệu lực ở lời trực tiếp.
Nhưng trong một số trường hợp, vì nhiều lí do khác nhau, người ta có
thể sử dụng biểu thức ngữ vi vốn đặc trưng cho hành vi ngôn ngữ này để thực
hiện một hành vi ngơn ngữ khác.
Ví dụ: Học sinh đi học muộn
SP1 (thầy): Mấy giờ rồi?
SP2 (học sinh): Con xin lỗi thầy! Con quên cài báo thức ạ.
Biểu thức ngữ vi ở SP1 sử dụng các dấu hiệu đặc trưng của hành vi
ngôn ngữ hỏi. Nhưng trong cuộc hội thoại phát ngơn của SP1 khơng nhằm
mục đích hỏi mà nhằm một mục đích khác “phê bình”. Hành vi ngơn ngữ phê
bình trong trường hợp này được thực hiện một cách gián tiếp thông qua hành
vi ngôn ngữ hỏi. Hành vi ngơn ngữ hỏi có hiệu lực ở lời gián tiếp của hành vi
ngơn ngữ “phê bình”’.
1.2.1.2 Động từ ngữ vi
Các hành vi ngôn ngữ được biểu thị, gọi tên bằng các động từ gọi là
động từ nói năng. Trong các động từ nói năng có những động từ đặc biệt,
những động từ có thể được thực hiện trong chức năng ngữ vi – thực hiện
trong chức năng ở lời. Động từ này được gọi là động từ ngữ vi (performative
verbs): “ Động từ ngữ vi là những động từ mà khi phát âm chúng ra cùng với
biểu thức ngữ vi (có khi khơng cần có biểu thức ngữ vi đi kèm) là người nói
thực hiện ln cái hành vi ở lời do chúng biểu thị” [8, tr.97].


19
GS.TS.Đỗ Hữu Châu đã có một so sánh hết sức rõ ràng và chi tiết giữa
hai động từ “ rửa” và “hứa” để chúng ta thấy được sự khác nhau giữa động từ
nói năng và động từ ngữ vi. Động từ “rửa” trong “ tơi rửa tay” thì hành động
chưa được thực hiện trong lời nói vì muốn “rửa tay” thì phải dùng nước, xà
phịng,... Tay của chúng ta khơng thể sạch bằng lời nói mà phải bằng hành
động cụ thể. Ngược lại, với động từ “hứa” khi nói “ Tơi hứa mai tơi sẽ đến”

thì hành động “hứa” đã được thực hiện ngay khi từ “hứa” được phát ngôn ra.
Và ở đây cũng cần chú ý hành vi hứa chỉ được thực hiện bằng lời nói, khơng
thể thực hiện bằng hành động phi ngôn ngữ.
Theo Austin động từ ngữ vi chỉ được dùng trong chức năng ngữ vi (có
hiệu lực ngữ vi) khi nó được dùng ở ngơi thứ nhất, thời hiện tại, thể chủ động
và thức thực thi.
Ví dụ: Mình khun cậu nên ở lại.
Trong ví dụ trên động từ “khuyên” được xem là động từ ngữ vi vì hành
động “khuyên” được thực hiện ngay khi từ “khuyên” được phát ngôn ra.
Nhưng trong trường hợp “Lan khuyên cô ấy nên ở lại” thì động từ “khun”
khơng phải là động từ ngữ vi mà chỉ dùng như động từ miêu tả thông thường.
Trong thực tế sử dụng, động từ ngữ vi được xem là một động từ nói năng
nhưng khơng phải động từ nói năng nào cũng là động từ ngữ vi. Nguyễn Đức
Dân đã đưa ra thêm một yêu cầu để động từ nói năng thực hiện chức năng ngữ vi
đó là: “ Bổ ngữ của động từ ngữ vi phải ở ngơi thứ hai” [10, tr.38].

Ví dụ: Xin lỗi chị, làm ơn đỡ hộ tôi thùng hàng này.


phát ngôn này, hành vi xin lỗi để thu hút sự chú ý được thực hiện ngay

khi đưa ra phát ngơn. Nhưng nếu nói “ Tơi xin lỗi chị ấy,...” thì người nói chỉ
đang thơng báo về việc đã xin lỗi để nhờ giúp đỡ từ người thứ ba điều gì đó.

Trong tiếng Việt có rất nhiều động từ nói năng có thể dùng với chức
năng ngữ vi như: Xin, khuyên, yêu cầu, hứa, mời, cam đoan, phê bình, đề


20


nghị,...Nhưng bên cạnh đó cũng có những động từ khơng thể dùng với chức
năng ngữ vi như: Hứa hẹn, xin xỏ, nhờ vả, nhạo báng, đe dọa, đả kích,...Các
động từ nói năng biểu hiện các hành vi ngơn ngữ thơng qua các phát ngôn
ngữ vi và biểu thức ngữ vi. Nhờ các biểu thức ngữ vi mà chúng ta nhận diện
được các phát ngôn ngữ vi.
1.2.2 Phát ngôn ngữ vi
Theo GS.TS Đỗ Hữu Châu, phát ngôn ngữ vi là phát ngơn – sản phẩm
của hành vi ở lời nào đó khi hành vi này được thực hiện một cách trực tiếp,
chân thực. Phát ngơn ngữ vi có một kết cấu lõi đặc trưng cho hành vi ở lời tạo
ra nó. Lõi đó được gọi là biểu thức ngữ vi. Theo Austin: “Phát ngôn ngữ vi là
những phát ngôn mà khi người ta nói chúng ra thì đồng thời người ta thực
hiện ngay cái việc được biểu thị trong phát ngôn” [8, tr88].
Ví dụ: Hột vịt lộn đây!
Bánh mì nóng đây!
Lời rao khuyết lệnh khi được phát ngơn ra thì nó đã thực hiện việc thu
hút sự chú ý của người đi đường về phía người bán hàng.
Austin đã phân biệt hai loại phát ngông ngữ vi: Phát ngôn ngữ vi tường
minh và phát ngôn ngữ vi nguyên cấp.
+

Phát ngôn ngữ vi tường minh là những phát ngơn có động từ ngữ vi

dùng theo hiệu lực ngữ vi.
Ví dụ: Em chào anh Hai!
Mình hứa sẽ về dự đám cưới cậu.
+

Phát ngơn ngữ vi nguyên cấp là những phát ngôn ngữ vi khơng có

động từ ngữ vi.

Ví dụ: Anh Hai! (Hành vi chào thu hút sự chú ý)
Mình sẽ về dự đám cưới cậu. (Hành vi hứa)
Trong thực tế sử dụng có những phát ngôn ngữ vi trùng với biểu thức
ngữ vi và có những phát ngơn ngữ vi lớn hơn biểu thức ngữ vi. Có nghĩa là


21
ngồi cái lõi là biểu thức ngữ vi cịn có những thành phần mở rộng. Có thể là
thành phần nêu lí do, giải thích...
Ví dụ: Em có thời gian khơng? Mình đi xem phim nhé.
Phát ngơn trên có lõi là một biểu thức ngữ vi “Mình đi xem
phim nhé” và thành phần mở rộng “em có thời gian khơng”.
Từ trước đến nay thành phần mở rộng trong các phát ngôn ngữ vi ít
được chú ý. Tuy nhiên, đây lại là thành phần rất quan trọng đem lại hiệu quả
cao trong quá trình giao tiếp. Trong hành vi “thu hút sự chú ý” phần mở rộng
trong một số trường hợp cũng được sử dụng để tăng hiệu quả sử dụng của
hành vi.
1.3 HỘI THOẠI
1.3.1 Các đơn vị hội thoại
Hai chức năng cơ bản quan trọng nhất của ngôn ngữ là phương tiện giao
tiếp và phương tiện tư duy. Hai chức năng này của ngôn ngữ thường xuyên
được sử dụng trong hội thoại. “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên,
phổ biến của ngơn ngữ, nó cũng là cơ sở của các hoạt động ngôn ngữ khác”
[8, tr. 201]. Trong giao tiếp hội thoại ln có sự hồi đáp giữa người nói và
người nghe, khơng chỉ nguời nói và người nghe tác động lẫn nhau mà lời của
từng người cũng có tác động đến bản thân họ. Hội thoại có thể diễn ra giữa
hai người (song thoại), ba người (tam thoại), nhiều người (đa thoại). Dạng cơ
bản nhất của hội thoại là song thoại.
Lí thuyết hội thoại Thụy Sĩ - Pháp đã cho rằng, hội thoại là một tổ chức
tôn ti như một tổ chức đơn vị cú pháp. Bao gồm các đơn vị cấu trúc như sau:

+ Cuộc thoại
+ Đoạn thoại
+ Cặp thoại
+ Tham thoại
+ Hành vi ngôn ngữ


×