Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Phân tích tài chính và định giá công ty cổ phần tập đoàn thiên long (TLG) – ngành hàng cá nhân và tiêu dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.11 KB, 59 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
NHĨM 13
Đề tài: “Phân tích tài chính và định giá cơng ty Cổ phần Tập
đồn Thiên Long (TLG) – Ngành hàng Cá nhân và Tiêu
dùng”



Báo cáo tài chính

Thiên Long Group

MỤC LỤC

DANH SÁCH HÌNH VẼ............................................................................................. ii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU....................................................................................... iii
CHƯƠNG 1. TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG CƠNG TY................................................. 1
CHƯƠNG 2. TĨM TẮT VỀ THỊ TRƯỜNG CƠNG TY ĐANG HOẠT ĐỘNG...2
2.1. KHÁCH HÀNG................................................................................................. 2
2.2. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH................................................................................. 2
2.3. SẢN PHẨM THAY THẾ................................................................................... 2
2.4. KÊNH PHÂN PHỐI........................................................................................... 3
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
TRONG QUÁ KHỨ VÀ TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG CỦA CÔNG TY
TRONG TƯƠNG LAI................................................................................................. 4
3.1. TỶ SỐ THANH KHOẢN................................................................................... 4
3.2. TỶ SỐ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG.................................................................... 7


3.3. TỶ SỐ ĐÒN CÂN NỢ....................................................................................... 9
3.4. TỶ SỐ KHẢ NĂNG SINH LỢI....................................................................... 11
3.5. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN............................................................................ 15
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH.............................................. 19
4.1. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG............................................................................... 19
4.2. SO SÁNH VỚI TRUNG BÌNH NGÀNH......................................................... 32
CHƯƠNG 5. ƯỚC TÍNH CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TRUNG BÌNH WACC......35
CHƯƠNG 6. ĐỊNH GIÁ CƠNG TY........................................................................ 37
6.1. ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU......................................Error! Bookmark not defined.
6.2. ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP......................................................................... 40
CHƯƠNG 7. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 42

iii


DANH SÁCH HÌNH VẼ

Hình 3.1. Tỷ lệ thanh khoản của Thiên Long...................................................... 6
Hình 3.2. Tỷ số địn cân nợ............................................................................... 10
Hình 3.3. Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu........................................................... 12
Hình 3.4. Tăng trưởng lợi nhuận....................................................................... 14
Hình 3.5. Cơ cấu doanh thu của Thiên Long..................................................... 17
Hình 3.6. Doanh thu của Thiên Long................................................................ 17
Hình 4.1. Cơ cấu tài sản của TLG..................................................................... 20
Hình 4.2. Cơ cấu nguồn vốn của TLG.............................................................. 24
Hình 4.3. Cơ cấu nợ phải trả của TLG.............................................................. 25
Hình 4.4. Lợi nhuân của TLG năm 2016-2018................................................. 28
Hình 4.5. Cơ cấu chi phí của TLG.................................................................... 29
Hình 4.6. Lưu chuyển tiền tệ của TLG.............................................................. 31
Hình 6.1. Thơng tin giao dịch........................................................................... 38

Hình 6.2. Biểu đồ P/B và ROE......................................................................... 40


DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Một số chỉ số tài chính của doanh nghiệp........................................... 4
Bảng 3.2. Phân tích tỷ số thanh khoản hiện tại................................................... 4
Bảng 3.3. Phân tích tỷ lệ thanh khoản nhanh...................................................... 5
Bảng 3.4. Phân tích vịng quay tồn kho............................................................... 7
Bảng 3.5. Vòng quay tài sản............................................................................... 8
Bảng 3.6. Vòng quay tài sản cố định................................................................... 9
Bảng 3.7. Tỷ số đòn cân nợ............................................................................... 10
Bảng 3.8. Tỷ số nợ trên vốn cổ đông................................................................ 11
Bảng 3.9. Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu.......................................................... 11
Bảng 3.10. ROA................................................................................................ 13
Bảng 3.11. ROE................................................................................................ 14
Bảng 4.1. Bảng cân đối kế toán........................................................................ 19
Bảng 4.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh............................................. 26
Bảng 6.1. Số liệu chung.................................................................................... 38


Báo cáo tài chính

Thiên Long Group

CHƯƠNG 1. TĨM TẮT HOẠT ĐỘNG CƠNG TY
Thiên Long (tên chính thức: Cơng ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long, tên tiếng Anh:
Thienlong Group) là cơng ty chun về văn phịng phẩm, dụng cụ mỹ thuật của Việt Nam.
Công ty được thành lập vào năm 1981 tại thành phố Hồ Chí Minh, tiền thân là Cơ sở bút bi
Thiên Long. Tập đoàn Thiên Long kinh doanh 4 nhóm sản phẩm chính: (1) Bút viết (nhãn

hàng Thiên Long và Bizner) - đây là nhóm sản phẩm chính của TLG, chiếm hơn 65% thị phần
trong nước, đóng vai trị là nhóm sản phẩm chủ lực, tạo nền tảng trong quá trình phát triển của
TLG. Bên cạnh thương hiệu bút viết Thiên Long, cịn có bút cao cấp nhãn hàng Bizner dành
cho giới doanh nhân và người có thu nhập cao; (2) Dụng cụ văn phòng (Nhãn hàng
Flexoffice) - đây là nhóm sản phẩm được TLG tập trung đầu tư nhiều nhất trong những năm
gần đây, với những sản phẩm như bìa, file, bút lơng bảng…nhằm đem đến nhiều chủng loại
đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng;(3) Dụng cu hoc sinh (nhãn hàng Điểm 10) - bao gồm
các nhóm sản phẩm như bảng học sinh, phấn, thước kẻ, chuốt bút chì, gơm, hồ dán, compa,
kéo, tập…; (4) Dụng cụ học sinh (Nhãn hàng Colokit) - bao gồm các sản phẩm phục vụ cho
bộ môn mỹ thuật, sáng tạo như sáp nặn, sáp màu, màu nước…đạt tiêu chuẩn chất lượng cao
của Châu Âu.

Nhóm 13

Trang 6


CHƯƠNG 2. TĨM TẮT VỀ THỊ TRƯỜNG CƠNG TY ĐANG HOẠT ĐỘNG
2.1. KHÁCH HÀNG
Việt nam là một nước đang phát triển với dân số khoảng hơn 96 triệu dân. Ngày nay
khi thế giới ngày càng phát triển nhu cầu của người dân ngày càng tăng lên người ta dần dần
chú trọng đến việc nâng cao trình độ kiến thức vì vậy số lượng bút dùng cho việc ghi chép khi
học là rất lớn. Thiên Long đã tiến hành nghiên cứu rất kĩ để có được sự phục vụ hợp lý tận
tình nhất. Khách hàng Thiên Long chủ yếu gồm phụ huynh, học sinh, các cá nhân làm trong
lĩnh vực giáo dục từ cấp bậc mầm non, tiểu học, trung học, phổ thông tới Cao đẳng, Đại học
và các tổ chức kinh doanh ở mọi mức quy mô trên lãnh thổ Việt Nam và hơn 50 quốc gia ở
khắp 6 châu lục. Hiện tại, Thiên Long vẫn đang chiếm khoảng 65% thị phần của thị phần của
thị trường bút viết trong nước (theo báo cáo nghiên cứu của AC Nielsen Việt Nam) và 30% thị
phần dụng cụ văn phòng.
2.2. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Hiện tại trên thị trường Thiên Long có hai đối thủ cạnh tranh chính là Cơng ty Bến
Nghé và Cơng ty cổ phần văn phịng phẩm Hồng Hà. Cơng ty Bến Nghé là công ty đứng thứ 2
trong ngành với thị phần bút bi khoảng 14% cạnh tranh trực tiếp với Thiên Long trong mặt
hàng bút viết trên địa bàn toàn quốc. Lợi thế của Bến Nghé là một nhãn hiệu bút bi xuất hiện
sớm trên thị trường Việt Nam nên họ có kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh và có
khách hàng trung thành. Tuy nhiên Cơng ty Bến Nghé đã đa dạng hóa ngành nghề kinh
doanh: chăn nuôi, lương thực, sản xuất mũ bảo hiểm, không tập trung vào ngành kinh doanh
truyền thống, các hoạt động quảng bá cho sản phẩm của doanh nghiệp cũng rất hạn chế. Cơng
ty cổ phần văn phịng phẩm Hồng Hà là cơng ty có lịch sử phát triển trên 50 năm, tuy nhiên
sản phẩm bút bi của công ty xuất hiện muộn (1999). Đây không phải là mặt hàng chủ lực của
công ty, chiếm khoảng 2% thị trường bút bi, thị trường tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh thành phía
Bắc. Hồng Hà chủ yếu sản xuất giấy vở, bút máy (thị phần bút máy là 18%), tuy nhiên bút bi
khơng phải là dịng sản phẩm lớn nhất của cơng ty. Chính nhờ đó, Cơng ty Thiên Long đã đạt
mức tăng trưởng kỷ lục trong 10 năm trở lại đây.
2.3. SẢN PHẨM THAY THẾ
Có thể thấy, cơng nghệ đã trở thành một phần hiển nhiên trong cuộc sống. Với một
chiếc smartphone, ipad hay laptop, với những thao tác đơn giản bạn đã có thể làm tất cả. Bây
giờ hầu hết công việc của tôi đều giải quyết trên các thiết bị điện tử. Chúng giúp việc ghi chép
của con người trở nên dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Chúng đang thay đổi
nhiều thói quen ghi chép của con người. Nhiều người thích học tập và xử lý công việc bằng
cách viết tay, ghi


chú hơn đánh máy, nhưng việc luôn phải mang theo sổ và bút sẽ là thách thức với những
người bận rộn và phải di chuyển liên tục. Thì giờ đây, cơng nghệ phát triển đến mức những
chiếc stylus đã có thể thay thế bút viết truyền thống nhưng cho trải nghiệm viết như thật, cùng
với màn hình lớn thay thế cho mặt giấy nhưng cho không gian ghi chú, sử dụng smartphone
thoải mái hơn rất nhiều. Các thông tin cũng hầu hết được đánh máy và được tự động lưu trên
các công cụ lưu trữ đám mây như Google.doc, Powerpoint online… nhằm tránh rủi ro dữ liệu
bị mất và giúp việc xử lý sau đó dễ dàng hơn. Do đó, các sản phẩm bút viết của Thiên Long

đang đối mặt với thách thức lớn và đang dần bị thay thế bởi các công cụ ghi chép thông minh.
2.4. KÊNH PHÂN PHỐI
Thiên Long đã xây dựng và phát triển một hệ thống kênh phân phối sâu rộng tại thị
trường nội địa. Mạng lưới phân phối từ Bắc tới Nam, với hơn 60.000 điểm bán lẻ, đảm bảo
đưa sản phẩm của Thiên Long đến với người tiêu dùng trên khắp 63 tỉnh thành trong cả nước.
Ngồi ra, Thiên Long cịn xây dựng những kênh bán hàng khác như kênh bán hàng trực tiếp
cho trường học, các doanh nghiệp (B2B), siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng, nhà
sách và kênh bán hàng qua mạng nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng, đón đầu xu thế phân
phối và tiêu dùng hiện đại. Bên cạnh đó, Thiên Long tiếp tục đầu tư phát triển thị trường xuất
khẩu, đưa sản phẩm mang nhãn hiệu FlexOffice và Colokit đến hơn 50 quốc gia ở khắp 6
châu lục.


CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG
QUÁ KHỨ VÀ TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG CỦA CÔNG TY TRONG TƯƠNG LAI
Bảng 3.1. Một số chỉ số tài chính của doanh nghiệp
2016

2017

2018

Tỷ số thanh khoản hiện thời

2.5

2.3

2.4


Tỷ số thanh khoản nhanh

1.4

1.2

1

Vòng quay tồn kho

2.86

3.02

2.61

Vòng quay tài sản

1.56

1.59

1.59

Tỷ số nợ

33.2

32.4


29.3

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu

49.78

47.98

41.46

11.1

10.7

10.3

ROA(%)

17.34

17.09

16.4

ROE(%)

25.98

25.29


23.2

EPS(đồng)

5.514

4833

4031

Tỷ số thanh khoản(lần)

Tỷ số hiệu quả hoạt động

Tỷ số đòn cân nợ(%)

Tỷ số khả năng sinh lợi
Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên doanh
thu (%)

3.1. TỶ SỐ THANH KHOẢN
Bảng 3.2. Phân tích tỷ số thanh khoản hiện tại
2016

Tài sản
ngắn hạn
Nợ ngắn
hạn

2017


2018

2016-2017

2017-2018

+/-

%

+/-

%

1025111

1091968

1176632

66857

6.52

84664

7.75

413094


474575

495903

61481

14.88

21328

4.49

2.48

2.30

2.37

-0.18

Tỷ số
thanh
khoản
hiện tại

0.07


Tỷ số thanh khoản nhằm đo lường xem một công ty có đủ nguồn lực để trả các khoản

nợ ngắn hạn khi đến hạn hay không và khả năng đáp ứng các yêu cầu đột xuất về tiền mặt
trong quá trình hoạt động. Một số tỷ số được sử dụng để đánh giá khả năng thanh khoản của
doanh nghiệp là tỷ số thanh khoản hiện tại và tỷ số thanh khoản nhanh. Tỷ số thanh khoản
hiện tại đo lường tỷ số giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn trong cùng kỳ, phản ánh khả
năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Về mặt lý thuyết, tỷ số
này càng cao thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng tốt. Theo kết quả trên, năm 2016
cơng ty có 2.48 đồng tài sản lưu động cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Sang năm 2017, tỷ số này là
2.3 đồng tài sản lưu động cho 1 đồng nợ ngắn hạn, giảm so với năm 2016 và năm 2018 là
2.37 đồng tài sản lưu động cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Năm 2017, tỷ số giảm 0.18 lần do nợ
ngắn hạn tăng thêm 14.48% còn tài sản ngắn hạn chỉ 6.52% do doanh nghiệp sử dụng tiền từ
vay ngắn hạn để đầu tư máy móc, thiết bị, mở rộng hoạt động kinh doanh, có thêm nhiều đối
tác làm tăng khoản phải thu. 2018, tỷ số này tăng lên 2.4, mặc dù nợ ngắn hạn tăng 4.49%
nhưng tài sản ngắn hạn tăng thêm 7.75% làm tỷ số tăng 0.1 lần so với 2017. Tỷ số thanh
khoản hiện tại tăng có thể cho thấy khả năng thanh khoản của công ty đang được cải thiện
hoặc công ty đã quản lý vốn lưu động tốt hơn. Dưới góc độ của chủ nợ, tỷ số này lớn hơn 1
cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh tốn nợ khi đến hạn, rủi ro không cao khi cho doanh
nghiệp vay. Tỷ lệ thanh khoản hiện tại chấp nhận được thay đổi từ ngành này sang ngành khác
và thường từ 1,5% đến 3% cho các doanh nghiệp “khỏe mạnh”. Ta thấy Thiên Long dao động
trong khoảng này nên có thể xem là cơng ty sử dụng hiệu quả tài sản hiện tại của mình, cho
thấy sức mạnh tài chính trong ngắn hạn tốt.
Bảng 3.3. Phân tích tỷ lệ thanh khoản nhanh
2016
Tài sản
ngắn hạn
Tồn kho
Nợ ngắn
hạn

2017


2018

2016-2017

2017-2018

+/-

%

+/-

%

1025111

1091968

1176632

66857

6.52

84664

7.75

460698


517176

684484

56478

12.26

167308

32.35

413094

474575

495903

61481

14.88

21328

4.49

1.37

1.21


0.99

-0.16

Tỷ lệ
thanh
khoản
nhanh

-0.22


Hình 3.1. Tỷ lệ thanh khoản của Thiên Long
Tuy nhiên tỷ số này chưa thể kết luận tính thanh khoản của doanh nghiệp vì các tài sản
lưu động khác nhau có mức độ thanh khoản khác nhau. Ví dụ khi cần tiền mặt để trả nợ thì tài
sản lưu động cao do hàng tồn kho cao cũng không hiệu quả vì số hàng tồn kho khơng phải lúc
nào cũng chuyển thành tiền được. Với lý do này, chúng ta tiếp tục sử dụng tỷ số thanh khoản
nhanh cho phép đánh giá kỹ lưỡng hơn về khả năng của doanh nghiệp để trả các khoản nợ
hiện tại. Tỷ số này cho ta biết cơng ty có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản tương
đương tiền (trừ hàng tồn kho) để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn. So với tỷ số
thanh khoản hiện thời, giá trị của tài sản lưu động tính trên 1 đồng nợ ngắn hạn giảm từ 2.5
xuống 1.4(năm 2016), từ 2.3 xuống 1.2(năm 2017) và từ 2.4 xuống 1(năm 2018). Tỷ số thanh
khoản nhanh biến động khá lớn giảm gần 50% so với tỷ số thanh khoản hiện tại tức là hàng
tồn kho đóng góp rất lớn vào tài sản ngắn hạn, điều này có thể gây ảnh hưởng đến doanh
nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ thanh tốn nợ của mình. Năm 2017 tỷ số thanh khoản nhanh
giảm 0.16 lần so với 2016 do tài sản ngắn hạn tăng 6.52% nhưng tồn kho tăng 12.26% và nợ
ngắn hạn tăng 14.88%. Năm 2018, tỷ số thanh khoản nhanh giảm 0.22 lần so với năm 2017 do
tài sản ngắn hạn tăng 7.75% nhưng nợ ngắn hạn tăng 4.49% và tồn kho tăng đến 32.35%.
Nguyên nhân do giá nguyên liệu tăng bởi ảnh hưởng của giá dầu thế giới nên doanh nghiệp
dự trữ nguyên vật liệu cũng như hàng hóa để đáp ứng nhu cầu khách hàng làm tồn kho chiếm

tỷ trọng tăng lớn trong tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên dù vậy, tỷ số thanh khoản nhanh vẫn lớn
hơn và bằng 1 trong năm 2018 cho thấy doanh nghiệp vẫn có đủ khả năng thanh tốn các
khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường.


3.2. TỶ SỐ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
Bảng 3.4. Phân tích vòng quay tồn kho
2016

Tồn kho
Giá vốn
hàng bán

2017

2018

2016-2017

2017-2018

+/-

%

+/-

460698

517176


684484

56478

12.26

167308

1315992

1563851

1789107

247859

18.83

225256

2.86

3.02

2.61

0.17

%

32.3
5
14.4
0

Vòng
quay tồn

-0.41

kho
Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho luân chuyển trong kỳ. Hệ số
vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của công ty. Hệ số này lớn
cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh, hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều và ngược lại. Hệ
số vòng quay hàng tồn kho được xem là cao hay thấp cịn tùy thuộc vào tính chất ngành nghề
và trung bình của ngành, khơng phải càng cao càng tốt và ngược lại. Từ năm 2016 đến 2017,
vòng quay hàng tồn kho tăng từ 2.86 tới 3.02 do giá vốn hàng bán tăng 18.83% trong khi hàng
tồn kho chỉ tăng 12.3%. Do ảnh hưởng của giá dầu thế giới làm giá nguyên vật liệu tăng cùng
với đó, đa số được nhập khẩu từ nước ngoài làm tăng giá vốn hàng bán. Từ năm 2017 tới
2018, vòng quay hàng tồn kho giảm vì giá vốn hàng bán chỉ tăng 14.4% trong khi tồn kho
tăng 32.35%. Lượng hàng tồn kho tăng đến từ việc mở rộng cơ cấu sản phẩm, chuyên nghiệp
hoạt động trưng bày và đẩy mạnh xuất khẩu, cùng với đó là dự trữ nguyên vật liệu do giá
tăng. Từ năm 2018, số lượng chủng loại sản phẩm của Thiên Long tăng lên đáng kể nhằm đáp
ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, dẫn đến yêu cầu với hàng tồn kho tăng. Ngoài ra, hoạt
động xuất khẩu tiếp tục được đẩy mạnh để tăng tỷ trọng doanh thu xuất khẩu trong cơ cấu
doanh thu Tập đoàn. Một trong các yếu tố cạnh tranh hàng đầu trên thị trường quốc tế là khả
năng cung ứng hàng cho đối tác trong thời gian ngắn nhất với chất lượng đảm bảo nhất. Do đó
Thiên Long đã trữ sẵn một phần hàng hóa để có thể xuất hàng ngay khi cần. Tuy nhiên, Công
ty luôn thực hiện công tác quản trị rủi ro chặt chẽ, đảm bảo lượng hàng tồn kho nằm ở mức an
tồn cho phép.

Kỳ lưu kho bình quân của hàng tồn kho lần lượt là 122.2, 114.1 và 122.6 ngày. Với
một công ty sản xuất như Thiên Long thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng đáng kể bằng chứng là


trong tài sản lưu động hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao nhất. Việc dự trữ tồn kho làm doanh
nghiệp


phát sinh một số chi phí như chi phí tồn kho, có thể xảy ra hư hỏng, thất thốt hàng hóa trong
q trình dự trữ. Mặc dù vậy, doanh nghiệp vẫn dự trữ một lượng hàng tồn kho cần thiết để có
thể đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của khách hàng- đây là chiến lược của Thiên Long. Chỉ số
này cho ta biết thời gian cần thiết để doanh nghiệp tiêu thụ số hàng tồn kho bình quân trong
kỳ, nếu quá lớn có thể làm doanh nghiệp bị “giam” vốn do không tiêu thụ được. Trong 3 năm
qua, kỳ lưu kho bình quân đã giảm đáng kể so với những năm trước đó, từ 155 ngày giảm
xuống chỉ cịn 123 ngày. Qua đó cho thấy doanh nghiệp đã quản trị hiệu quả tồn kho của
mình.
Bảng 3.5. Vịng quay tài sản
2016

2017

2018

2016-2017
+/-

2017-2018
%

+/-


%

Tài sản

1384312

1568517

1794660

184205

13.31

226143

14.42

Doanh

2162316

2497401

2855776

335085

15.50


358375

14.35

1.56

1.59

1.59

0.03

thu
Vòng

0,00

quay tài
sản
Vòng quay tổng tài sản đánh giá hiệu quả sử dụng tồn bộ tài sản của doanh nghiệp
khơng phân biệt tài sản ngắn hạn hay dài hạn, cho thấy 1 đồng tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu. Chỉ số này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao
và ngược lại. Dựa vào bảng ta thấy, vòng quay tài sản của công ty cứ 1 đồng tài sản tham gia
vào quá trình kinh doanh tạo ra trong 3 năm lần lượt là 1.56 ,1.59 và 1.59 đồng doanh thu. Hệ
số tăng cho thấy Thiên Long dần dần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của mình, đem lại
nhiều doanh thu hơn. Năm 2017, vòng quay tài sản tăng 0.03 lần so với 2016 do tài sản chỉ
tăng 13.31% còn doanh thu tăng 15.5%. Năm 2018, vòng quay tài sản không thay đổi do mức
tăng doanh thu và tài sản xấp xỉ nhau. Nguyên nhân vòng quay hàng tài sản năm 2018 vẫn giữ
được mức cao (1.59) mặc dù tổng tài sản tăng cao là sự tăng trưởng của doanh thu. Để ứng

phó với các biến động trên thị trường thế giới, đặc biệt là giá nhựa, hóa chất, bao bì tăng,
Thiên Long đã tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất, chủ động nguyên vật liệu đầu vào và mở
rộng chuỗi giá trị một cách kiên trì và hiệu quả. Ngồi ra, Cơng ty đã triển khai đồng bộ các
hoạt động trọng tâm trong năm 2018 như: đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển sản phẩm, nâng
cao năng lực đội ngũ nhân sự, tiếp tục phát triển hệ thống phân phối, mở rộng thị trường xuất
khẩu, tăng cường hoạt động marketing và hỗ trợ bán hàng,... Nhờ đó, Thiên Long đã giữ vững
tốc độ tăng trưởng doanh thu 14,3% so với năm trước và đạt được tỷ lệ lãi trên 10%.


Bảng 3.6. Vòng quay tài sản cố định
2016
Tài sản
Doanh
thu

2017

2018

2016-2017

2017-2018

+/-

%

+/-

%


1384312

1568517

1794660

184205

13.31

226143

14.42

2182722

2516070

2869290

333348

15.27

353220

14.04

1.577


1.604

1.599

0.027

Vòng
quay tài
sản cố

-0.005

định
Bên cạnh vòng quay tổng tài sản, vòng quay tài sản cố định cho biết hiệu quả sử dụng
tài sản cố định của doanh nghiệp. Hệ số này cũng cần thiết để xác định vì Thiên Long là một
doanh nghiệp sản xuất nên việc đầu tư vào máy móc, thiết bị là khơng thể thiếu. Hệ số này
tính tốn hiệu quả của việc doanh nghiệp đầu tư vào máy móc, thiết bị tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu. Ta thấy tỷ số này tương đối ổn định qua 3 năm. Một trong những chiến lược phát
triển của doanh nghiệp là tăng cường đầu tư vào R&D, máy móc, thiết bị hiện đại để cải thiện
sản phẩm ngày càng tốt hơn, nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước
ngoài. Với 1 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn, trung bình doanh nghiệp thu được 1.6 đồng
doanh thu. Con số này được nhà đầu tư và chủ nợ sử dụng để xem xét công ty đã sử dụng thiết
bị, máy móc để tạo ra doanh số tốt như thế nào. Nhà đầu tư có thể sử dụng con số này để đo
lường lợi tức gần đúng cho khoản đầu tư của họ, đặc biệt với Thiên Long là một công sản
xuất nơi thường dùng tiền để đầu tư mua thiết bị lớn và đắt tiền. Mặt khác, các chủ nợ muốn
đảm bảo rằng cơng ty có thể tạo ra đủ doanh thu từ một thiết bị mới để trả lại khoản vay mà
họ đã sử dụng để mua nó. Qua đó, có thể thấy doanh nghiệp đã sử dụng khá hiệu quả tài sản
cố định mà mình đang sở hữu để tạo ra doanh thu. Tuy chỉ số này có vẻ chưa cao lắm nhưng
ngay từ đầu Thiên Long đã xác định việc đầu tư này là để phát triển trong dài hạn nên dự báo

trong tương lai tỷ số này sẽ tiếp tục tăng trưởng.
3.3. TỶ SỐ ĐÒN CÂN NỢ


Bảng 3.7. Tỷ số đòn cân nợ
2016
Nợ

2017

2018

2016-2017

2017-2018

+/-

%

+/-

%

460086

508562

525991


48476

10.54

17429

3.43

1384312

1568517

1794660

184205

13.31

226143

14.42

33.24%

32.42%

29.31%

-0.81%


Tài
sản
Tỷ số
nợ

-3.11%

2000000
1800000
1600000
1400000
1200000
1000000
800000
600000
400000
200000
0

34.00%
33.24%

33.00%
32.42%

32.00%
31.00%
30.00%
29.31%
29.00%

28.00%
27.00%

201620172018
Nợ

Tài sản

Tỷ số nợ

Hình 3.2. Tỷ số địn cân nợ
Tỷ số nợ cho ta biết được bao nhiêu phần trăm tài sản có được là từ đi vay, nói lên
được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Đây là thước đo rủi ro tài chính của một
doanh nghiệp, rủi ro mà tổng tài sản có thể khơng đủ để trả hết các khoản nợ mà công ty phải
trả. Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự bền vững tài chính trong dài hạn của doanh
nghiệp. Mặc dù tỷ lệ nợ rất thấp là tốt vì tài sản của cơng ty đủ để đáp ứng các nghĩa vụ của
nó, nhưng điều đó cho thấy một nguồn tài chính như nợ vay lại không được khai thác hiệu
quả. Tỷ lệ nợ cao lại cho thấy sự rủi ro đối với cả chủ nợ và nhà đầu tư. Do rủi ro cao nên
cơng ty có thể khơng nhận được sự cho vay hay đầu tư nào cả. Năm 2017, tỷ số nợ giảm
0.81% từ 33.34% còn 32.42% do tài sản tăng nhiều hơn nợ với mức tăng 13.31%. Năm 2018,
tỷ số tiếp tục giảm từ 32.42% xuống còn 29.31%. Đây là một tín hiệu tốt cho doanh nghiệp
khi tỷ số nợ ngày càng giảm dần, tức là tỷ lệ vốn chủ sở hữu tăng dần. Một phần nguyên vật


liệu của Thiên Long phải nhập khẩu từ nước ngoài nên công ty phải vay ngoại tệ (cụ thể là
USD), do đó rủi ro tỷ giá là


không tránh khỏi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây cơng ty có thể chủ động một số
ngun vật liệu nên thay vì hồn tồn vay ngắn hạn và dài hạn, cơng ty có tiến hành phát hành

thêm cổ phiếu để huy động vốn. Một lợi điểm của cách làm này là với khoản vốn có được từ
việc phát hành cổ phiếu, công ty không bắt buộc phải trả lãi vay như các khoản vay ngắn hạn
và dài hạn.
Bảng 3.8. Tỷ số nợ trên vốn cổ đông
2016

2017

2018

2016-2017

2017-2018

+/-

%

+/-

%

Nợ

460086

508562

525991


48476

10.54

17429

3.43

Vốn chủ sở hữu

924226

1059955 1268668

135729

14.69

208713

19.69

49.78%

47.98%

-1.80%

Tỷ số nợ trên vốn cổ
đông


41.46%

-6.52%

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu thể hiện cơ cấu vốn của công ty đến từ các chủ nợ và nhà đầu tư.
Công ty càng sử dụng nhiều nợ, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu càng cao. Vì vậy, có thể sử dụng
chỉ số này để đánh giá mức độ sử dụng đòn bẩy của doanh nghiệp. Năm 2017, tỷ lệ nợ trên
vốn chủ sở hữu của Thiên Long là 47.98% giảm 1.8% so với năm 2016 do vốn chủ sở hữu
tăng 16.49%, nợ chỉ tăng 10.54%. Năm 2018, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của Thiên Long là
41.46% giảm 6.52% so với 2017, trong đó nợ chỉ tăng 3.43% còn vốn chủ sở hữu tăng đến
19.69%. Trong 3 năm, tỷ lệ này giảm dần cho thấy doanh nghiệp dần ổn định hơn về mặt tài
chính.
3.4. TỶ SỐ KHẢ NĂNG SINH LỢI
Bảng 3.9. Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu
2016
Doanh thu

2017

2018

2016-2017

2017-2018

+/-

%


+/-

%

2182722

2516070

2869290

333348

15.27

353.220

14.04

240073

268058

294384

27985

11.66

26326


9.82

11.00%

10.65%

10.26%

-0.34%

Lợi nhuận
ròng sau
thuế
Tỷ lệ lợi
nhuận trên
doanh thu

-0.39%


3500

11.20%

3000

11.00%

10.99%


2500

10.80%
10.65%

2000

10.60%

1500

10.40%
10.24%

1000
500

10.20%
10.00%

0

9.80%
201620172018
Doanh thu

Lợi nhuận rịng

Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu


Hình 3.3. Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh khả năng sinh
lời của toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số trên cho biết về mức lợi nhuận được tạo ra
trên mỗi đồng doanh thu. Tỷ số này càng cao cho thấy khả năng sinh lợi từ doanh thu càng
cao và ngược lại. Từ năm 2016 đến năm 2018, ROS của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên
Long giảm nhẹ, từ 11% (năm 2016) giảm còn 10.65% (năm 2017) và 10.26% (năm 2018),
với một đồng doanh thu thuần công ty đạt được sẽ thu được 0.1031 đồng(2018) lợi nhuận sau
thuế. Nguyên nhân do doanh thu tăng trưởng với mức lớn hơn lợi nhuận rịng, có thể do
doanh nghiệp có giá vốn hàng bán cao hay chi phí hoạt động lớn nên làm giảm lợi nhuận. Như
đã đề cập, trong các năm giá nguyên vật liệu tăng làm tăng giá vốn hàng bán. Bên cạnh đó,
việc doanh nghiệp tăng cường đầu tư cho các hoạt động marketing nhận diện thương hiệu và
mở rộng thị trường cho cả nội địa và xuất khẩu làm tăng chi phí hoạt động. Có thể thấy, mặc
dù cơng ty kinh doanh có lời nhưng dường như vấn đề chi phí của Thiên Long là một điều cần
lưu ý khi chi phí chiếm tới gần 90% doanh thu thuần. Cộng với việc ROS của công ty giảm
trong 3 năm cho thấy doanh nghiệp cần kiểm sốt chi phí tốt hơn. Bằng chứng là sự tăng
trưởng doanh thu của công ty nằm trong khoảng từ 14% đến 15% nhưng lợi nhuận của công
ty chỉ dao động từ 10% đến 11%. Tuy nhiên khi so sánh với doanh nghiệp cùng ngành như
Hồng Hà với ROS= 5% thì mức biên lợi nhuận ln được duy trì lớn hơn 10% của Thiên
Long là một kết quả khá ổn.


Bảng 3.10. ROA
2016
Tài sản

2017

2018

2016-2017


2017-2018

+/-

%

+/-

%

1384312

1568517

1794660

184205

13.31

226143

14.42

240073

268058

294384


27985

11.66

26326

9.82

17.34%

17.09%

16.40%

-0.25%

Lợi
nhuận
ròng
ROA

-0.69%

ROA là một trong những tỷ lệ được sử dụng để đo lường và đánh giá hiệu quả của tài
sản, thể hiện tương quan giữa lợi nhuận mà cơng ty đạt được với chính tài sản của nó. Tỷ lệ
này cho biết cơng ty hoạt động tốt như thế nào bằng cách so sánh lợi nhuận (thu nhập rịng)
mà Cơng ty tạo ra với số vốn mà Công ty đã đầu tư vào tài sản. Lợi nhuận càng cao cho thấy
công ty sử dụng các nguồn lực càng hiệu quả. Cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp đang phát
triển theo hướng giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tăng tỷ trọng tài sản dài hạn. Với một

doanh nghiệp sản xuất như Thiên Long, việc sử dụng nhiều vốn để đầu tư vào tài sản cố
định(tài sản dài hạn) là điều chắc chắn. Vậy nên, chúng ta xem xét chỉ số này để xem doanh
nghiệp thu được bao nhiêu lợi nhuận từ 1 đồng đầu tư vào tài sản. Từ năm 2016 đến năm
2018, tỉ số lợi nhuận rịng trên tổng tài sản của Cơng ty Cổ phần Thiên Long (TLG) dao động
trong khoảng từ 16% đến 17% với 17.34% (năm 2016) giảm còn 17.09% (năm 2017) và
16.39% (năm 2018). ROA có xu hướng giảm lý do vì mặc dù lợi nhuận rịng có tăng qua từng
năm nhưng mức tăng không lớn, thấp hơn mức tăng của tài sản. Nguyên nhân do Thiên long
thực hiện dự án đầu tư dây chuyền sản xuất đầu bút và chiến lược đẩy mạnh tự động hoá, liên
tục nhập các máy móc và thiết bị từ nước ngồi… để tăng năng suất, tính chính xác và chất
lượng của sản phẩm. Ngồi ra, doanh nghiệp còn đẩy mạnh các hoạt động marketing, mở rộng
các điểm phân phối bán hàng làm tăng chi phí khiến lợi nhuận thu được khơng cao. Theo
doanh nghiệp, trong dài hạn các hoạt động này sẽ giúp công ty có đủ sức mạnh cạnh tranh,
phát triển bền vững trong điều kiện thị trường ngày càng gay gắt và xu hướng tiêu dùng thay
đổi nhanh chóng.
ROE và ROA là các chỉ số quan trọng để đo lường hiệu quả hoạt động của công ty.
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đo lường doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp, trong khi lợi nhuận trên tài sản (ROA) cho chúng ta biết
doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu lợi nhuận từ tổng số tài sản đầu tư vào kinh doanh.


Bảng 3.11. ROE
2016
Vốn chủ
sở hữu

2017

2018

2016-2017


2017-2018

+/-

%

+/-

%

924226

1059955

1268668

135729

14.69

208713

19.69

240073

268058

294384


27985

11.66

26326

9.82

25.98%

25.29%

23.20%

-0,69%

Lợi
nhuận
rịng
ROE

-2.09%

Thiên Long có ROE trong 3 năm lần lượt là 25.98%, 25.29% và 23.2% nghĩa là trong
năm 2018, công ty đã tạo ra lợi nhuận 23.2% trên mỗi đồng được đầu tư bởi các cổ đông,
tương tự cho 2 năm còn lại. Nhiều nhà đầu tư chun nghiệp tìm kiếm ROE ít nhất 15% vì
doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính theo tiêu chuẩn Quốc tế lẫn Việt Nam thì ROE tối thiểu
lớn hơn 15%. Ở đây có thể thấy Thiên Long đã đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, ROE giảm dần
cũng giống như ROA phía trên do lợi nhuận rịng có tăng qua từng năm nhưng mức tăng

không lớn, thấp hơn mức tăng của vốn chủ sở hữu. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng doanh
nghiệp đã đạt mức ROE khá cao so với các năm trước đó. Tuy nhiên, nếu một cơng ty đang sở
hữu một khoản vay lớn, ROE có thể cao một cách giả tạo do nợ làm giảm đi vốn chủ sở hữu
(Vốn chủ sở hữu
= Tài Sản – Nợ Phải Trả). Kết hợp với tỷ số nợ phía trên chỉ khoảng 29% trong năm 2018 cho
thấy ROE cao do vốn chủ sở hữu tăng. Để có vốn đầu tư máy móc, thiết bị, doanh nghiệp đã
phát hành cổ phiếu để huy động vốn làm tăng vốn chủ sở hữu lên.
30.00%
25.00%

11.50%
11.10%

11.00%
10.70%

20.00%

10.50%

15.00%
10.00%
10.00%

9.80%
9.50%

5.00%
0.00%


9.00%
201620172018
ROA

ROE

Tăng trưởng lợi nhuận


Hình 3.4. Tăng trưởng lợi nhuận


EPS là lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phiếu thường đang lưu hành trên thị
trường. Trong năm 2017, doanh nghiệp phát hành thêm 750000 cổ phiếu ESOP và 11493584
cổ phiếu mới dưới hình thức phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ thặng dư vốn cổ phần.
Do đó, chỉ tiêu lãi cơ bản trên cổ phiếu của năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2016
đã được trình bày lại từ 5.514 đồng/cổ phiếu thành 4.242 đồng/cổ phiếu. So với EPS trong
năm 2017 là 4833, ta thấy lợi nhuận thu được trên 1 cổ phiếu trong 2017 cao hơn, chứng tỏ
doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả làm tăng lợi nhuận. Trong năm 2018, doanh nghiệp phát
hành 15166597 cổ phiếu mới dưới hình thức phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ lợi
nhuận sau thuế chưa phân phối làm EPS của năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm
2017 được trình bày lại từ 4833 đồng/cổ phiếu cịn 3671 đồng/cổ phiếu. So với EPS trong
năm 2018 là 4031 đồng/cổ phiếu, ta thấy lợi nhuận thu được trên 1 cổ phiếu tăng dần dù
lượng cổ phiếu cũng tăng. Một công ty có tỷ lệ thu nhập trên mỗi cổ phiếu cao có khả năng
tạo ra một khoản cổ tức đáng kể cho các nhà đầu tư. Tỷ lệ cao cho thấy khoản đầu tư đó có giá
trị tiềm năng, tùy thuộc vào giá thị trường của cổ phiếu. Ở các sàn VN-INDEX, HNX,
UPCOM thì các doanh nghiệp được niêm yết đều có mệnh giá cổ phiếu là 10.000 VNĐ. Mà
chỉ số ROE cần đạt 15% để được cho là doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính, cho nên EPS
cần đạt 1.500 và duy trì trong nhiều năm, mang xu hướng tăng. Điều này thì TLG cũng đã đáp
ứng đầy đủ, EPS của TLG luôn lớn hơn 1.500 đồng và có nhiều năm bền vững. Qua đó, cổ

phiếu của TLG là cổ phiếu xứng đáng để nắm giữ dài hạn vì là một doanh nghiệp tốt.
3.5. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
Năm 2018, Thiên Long Group được biết đến là công ty văn phịng phẩm có mức tăng
trưởng doanh thu cao nhất trong khu vực ASEAN và xếp thứ 13 trong 40 cơng ty văn phịng
phẩm doanh số tăng trưởng cao nhất thế giới, theo báo cáo phân tích của cơng ty nghiên cứu
Plimsoll thực hiện năm 2018.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Technavio, giai đoạn 2015-2019, nhu cầu văn
phòng phẩm ở Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng với CAGR 10%. Thị trường văn phòng phẩm
ngày càng đòi hỏi sự đa dạng, kích thích việc đầu tư phát triển sản phẩm mới. Là một quốc
gia đang phát triển, với tỷ lệ dân cư thu nhập trung bình chiếm đa số, người dân Việt có xu
hướng u thích các sản phẩm bút viết cơ bản, giá thành thấp. Còn đối với tầng lớp thu nhập
cao và các doanh nghiệp, họ sẽ chi tiêu nhiều hơn cho các dòng sản phẩm văn phòng phẩm
cao cấp. Thị trường Việt Nam đầy tiềm năng vì 85% người dân thuộc độ tuổi 5 – 64, độ tuổi
đi học, đi làm với nhu cầu dùng văn phịng phẩm cao. Hình thức giáo dục đổi mới theo hướng
tăng cường hoạt động trải nghiệm thực tế là cơ hội để Thiên Long phát triển các sản phẩm mỹ
thuật, ứng dụng sáng tạo. Bên cạnh đó, người tiêu dùng hiện tại chú trọng chất lượng và mẫu
mã hơn là


giá thành sản phẩm. Thiên Long luôn tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và độ an
toàn, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh khơng chỉ trong nước mà còn tại các thị trường xuất khẩu.
Trước biến động về giá nguyên vật liệu, như đã phân tích, cơng ty vẫn bao hàm rủi ro
giảm biên lợi nhuận khi giá dầu thô và giá nhựa biến động mạnh. Cũng vì vậy mà Thiên Long
đã kiên trì đầu tư vào R&D nâng cao năng lực sản xuất để có thể chủ động nguyên vật liệu
đầu vào. Hiện nay, Thiên Long đã sản xuất để tự đáp ứng được 95% nhu cầu khn và 55%
nhu cầu mực của tồn công ty. Điểm đáng chú ý là năm 2018, Thiên Long đã có thể dần tự
sản xuất đầu bút theo công nghệ Thụy Sỹ giúp giảm giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh
của sản phẩm. Tỷ lệ tự động hóa trong sản xuất của Thiên Long cũng đã vượt mốc 75% vào
năm 2018, một con số vượt trội so với các doanh nghiệp cùng ngành. Dự báo trong tương lai,
với thế mạnh về hệ thống phân phối ngày càng mở rộng khơng chỉ trong nước mà cả nước

ngồi và cơ cấu sản phẩm đa dạng, nhiều phân khúc, khả năng đáp ứng nhanh, Thiên Long sẽ
tiếp tục phát triển hơn nữa, mở rộng sang các thị trường tiềm năng như Nam Á, Trung
Đông,..và vươn lên số 1 khu vực châu Á.
Hiện Thiên Long đang có hơn 550 sản phẩm khác nhau đến từ 4 nhóm ngành hàng
chính, bao gồm bút viết, dụng cụ văn phòng, dụng cụ học sinh và dụng cụ mỹ thuật. Trong đó,
Thiên Long hiện đang dẫn đầu thị trường bút viết nội địa với thị phần hơn 60%. Dù tốc độ
tăng trưởng doanh thu của Thiên Long vẫn duy trì ở mức cao trong những năm gần đây, tuy
nhiên tốc độ tăng trưởng của sản phẩm chủ lực là bút viết đã có sự chững lại do thị trường dần
đi vào giai đoạn bão hòa. Trong tương lai doanh nghiệp kỳ vọng có thể mở rộng ra những sản
phẩm và dịch vụ mới. Nếu như bút bi chịu sự cạnh tranh gay gắt thì các phân khúc còn lại như
dụng cụ học sinh hay dụng cụ mỹ thuật, Thiên Long đang có lợi thế lớn và đây là phân khúc
thị trường đầy tiềm năng, doanh nghiệp sẽ tiếp tục đầu tư phát triển. Bên cạnh sản phẩm
truyền thống, trong vài năm trở lại đây Thiên Long còn đẩy mạnh sản phẩm phân khúc cao
cấp với biên độ lợi nhuận cao hơn so với phân khúc phổ thông.


Hình 3.5. Cơ cấu doanh thu của Thiên Long
Bên cạnh năng lực sản xuất, Thiên Long còn sở hữu nội lực tài chính vững mạnh. Đây
là một trong số ít doanh nghiệp trên sàn gần như khơng có nợ vay dài hạn(2018). Dù sử dụng
nguồn vốn ngắn hạn nhưng vẫn duy trì tăng trưởng đã cho thấy được doanh nghiệp đã cân đối
nguồn vốn hiệu quả. Tỷ lệ ROE của Thiên Long hằng năm đều duy trì ở mức cao và trên 25%
trong 3 năm gần nhất.

Hình 3.6. Doanh thu của Thiên Long


×