Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Nhiều rủi ro trong cầm cố chứng khoán docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.77 KB, 4 trang )

Nhiều rủi ro trong cầm cố
chứng khoán
Kênh chứng khoán có thể mất ổn định nếu đòn bẩy tài chính bị lạm dụng.
Nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính lúc này gặp rủi ro cao vì thị trường
hiện điều chỉnh quá nhanh, mặt khác lại phải chịu lãi vay ở đỉnh 18%-20%.
Đòn bẩy tài chính ở kênh chứng khoán hiện không còn xa lạ với nhà đầu tư.
Phổ biến nhất là hình thức ứng tiền trước và cho vay cầm cố chứng khoán.
Bên cạnh việc tạo dòng tiền nhanh thì dạng đòn bẩy này đang được xem là
yếu tố kích thị trường lên quá nhanh, đồng thời tạo bẫy rủi ro với nhà đầu tư
nhỏ.

Nhiều hình thức cầm cố

Sau tết, khi chỉ số Vn-Index xoay quanh mốc 500 điểm nên nhiều công ty
chứng khoán (CTCK) quay lại cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay cầm cố
chứng khoán. Đi tiên phong là các CTCK có cổ đông lớn là ngân hàng đứng
phía sau.

Hình thức cho vay cũng rất phong phú, không dừng lại ở các cổ phiếu dẫn
dắt thị trường mà cả nhóm cổ phiếu trị giá thấp cũng được xem xét. Không
chỉ vậy, để thu hút nhà đầu tư đến vay, nhiều CTCK đã nâng tỉ lệ cho vay
lên 50% giá trị cổ phiếu thế chấp.

Nhiều CTCK còn linh hoạt áp dụng đòn bẩy tài chính thông qua việc ứng
trước tiền bán chứng khoán cho nhà đầu tư khi chứng khoán chưa về tài
khoản. Ở việc này, tùy thuộc vào nhà đầu tư có tài khoản giao dịch thế nào
mà CTCK ứng tiền nhanh hay chậm.

Tuy nhiên, các hình thức đòn bẩy tài chính nêu trên hiện đều được hầu hết
các CTCK thực hiện cho nên ngày càng khó thu hút nhà đầu tư tham gia. Vì
thế, hiện nay nhiều CTCK lớn vận dụng đòn bẩy tài chính lắt léo hơn thông


qua nhiều trung gian.


Nhà đầu tư nhỏ sẽ gặp rủi ro cao nếu quá lạm dụng việc xoay
đồng tiền từ các hình thức của đòn bẩy tài chính. Ảnh minh họa: M.THẢO

Theo một nhà đầu tư nguyên là lãnh đạo một CTCK ở TP.HCM thì cách tiện
nhất là CTCK chọn một ngân hàng gửi tiền, rồi ngân hàng đó dùng khoản
tiền này cho nhà đầu tư vay. Dài dòng hơn chút là CTCK cho công ty khác
vay hay cho lãnh đạo chủ chốt một công ty vay tiền, rồi từ đó các công ty,
người đầu tàu này lập ra một công ty mới để cho nhà đầu tư vay kinh doanh
chứng khoán.

Dao sắc

Từ đầu năm đến nay, mặc dù thông tin về kinh tế vĩ mô không có gì sáng
sủa, thậm chí chính sách tiền tệ đang có những biến chuyển không tốt khiến
lãi suất méo mó nhưng kênh chứng khoán vẫn đi lên. Có nhiều phiên giao
dịch ít thông tin tốt hỗ trợ nhưng vấn đề thanh khoản trên hai sàn cực kỳ tốt
khi có tới bốn, năm ngàn tỉ đồng rót vào.

Trước diễn biến như vậy, một số chuyên gia chứng khoán cho rằng kênh huy
động vốn đang bị đòn bẩy tài chính kích lên quá nhanh. Vì theo tính toán
chưa được kiểm chứng thì số tiền đổ vào thị trường nếu không dùng đòn bẩy
thì con số chỉ xấp xỉ hơn 1.000 tỉ đồng.

Về việc này, chuyên gia chứng khoán Nguyễn Ngọc Trường Chinh cho rằng
một khi thị trường chứng khoán bị đòn bẩy tài chính kích mạnh thì sẽ có tác
động xấu và xét về dài hạn là không bền vững.


Do dùng tiền từ đòn bẩy sẽ dẫn đến việc mua nhanh, bán nhanh chứng khoán
để trả nợ, từ đó có thể làm kênh chứng khoán phát triển không ổn định.
Ngoài ra, trong ngắn hạn các nhà đầu tư nhỏ rất dễ sảy chân vì khi quay
đồng vốn nhanh bằng đòn bẩy thì lúc thị trường điều chỉnh chắc chắn rút ra
không kịp.

“Tỉ lệ rủi ro khi sử dụng đòn bẩy tài chính lúc này đang ở mức báo động vì
thị trường hiện nay điều chỉnh lên xuống khá nhanh, mặt khác lãi suất cho
vay cầm cố chứng khoán đang ở đỉnh 18%-20%” - giám đốc một quỹ đầu tư
phân tích.

×