Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

QUY ĐỊNH NỘI DUNG, THỂ THỨC, NHIỆM VỤ HƯỚNG DẪN VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP, CHUYÊN ĐỀ VÀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.81 KB, 16 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUY ĐỊNH
NỘI DUNG, THỂ THỨC, NHIỆM VỤ HƯỚNG DẪN VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP, CHUYÊN ĐỀ VÀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Quyết định số …./QĐ- HVNH ngày
Học viện Ngân hàng)

/

/2019 của Giám đốc

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này hướng dẫn việc thực tập tốt nghiệp (hay thực tập cuối khóa),
khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp thuộc chương trình đào tạo đại học và cao
đẳng hệ chính quy của Học viện Ngân hàng (HVNH), bao gồm: Nội dung, hình thức
thực tập tốt nghiệp; Nội dung, hình thức và thời gian làm khóa luận tốt nghiệp, chuyên
đề tốt nghiệp; Nhiệm vụ của giảng viên hướng dẫn; Trách nhiệm của bộ môn và khoa
đối với sinh viên trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp.
2. Quy định này áp dụng đối với sinh viên các khóa đào tạo hệ chính quy ở
trình độ đại học và cao đẳng theo hệ thống tín chỉ.
Điều 2: Giải thích từ ngữ


1. Thực tập tốt nghiệp (hay thực tập cuối khóa) là hoạt động giúp sinh viên tiếp
tục phát kiến thức, mở rộng hiểu biết thực tế gắn với lĩnh vực đào tạo, góp phần đạt
chuẩn đầu ra của ngành đào tạo. Thực tập tốt nghiệp là học phần bắt buộc trong
chương trình đào tạo trình độ đại học, cao đẳng của HVNH.
2. Khóa luận tốt nghiệp là một báo cáo kết quả nghiên cứu chuyên sâu giải
quyết một vấn đề đặt ra trong thực tiễn thuộc lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo.
Khóa luận tốt nghiệp là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo trình độ đại học
áp dụng đối với sinh viên đáp ứng các điều kiện theo quy định của Giám đốc HVNH.
3. Chuyên đề tốt nghiệp là một báo cáo kết quả giải quyết một vấn đề cụ thể đặt
tại đơn vị thực tập tốt nghiệp thuộc lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo. Chuyên đề
tốt nghiệp là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo trình độ đại học, cao đẳng
áp dụng đối với sinh viên khơng làm khóa luận tốt nghiệp.
CHƯƠNG II
HƯỚNG DẪN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Điều 3: Chuẩn đầu ra của thực tập tốt nghiệp
Thực tập tốt nghiệp là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân tại
Học viện Ngân hàng nhằm mục đích:
- Giúp sinh viên gắn kết lý thuyết đã học ở trường với những nghiệp vụ diễn ra
trong thực tế;
1


- Giúp sinh viên bước đầu làm quen với môi trường thực tiễn, rèn luyện tác
phong làm việc chuyên nghiệp, rèn luyện kỹ năng ứng xử trong môi trường làm việc,
kỹ năng thích nghi với cuộc sống sau khi tốt nghiệp.
Điều 4: Yêu cầu của hoạt động thực tập tốt nghiệp
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, sinh viên cần thực hiện:
- Quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu các nghiệp vụ để học hỏi thêm kiến thức, kinh
nghiệm, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp.
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của đơn vị thực cũng như quy định của

HVNH và Khoa trong quá trình thực tập.
- Thường xuyên tham khảo ý kiến của cán bộ, giảng viên hướng dẫn (sau đây
gọi tắt là GVHD).
Điều 5: Quy trình tổ chức và đánh giá kết quả thực tập tốt nghiệp
1. Liên hệ địa điểm thực tập và phân công giảng viên hướng dẫn: Sinh viên
chủ động liên hệ với đơn vị thực tập. Khoa phân công giảng viên hướng dẫn và công
bố các thông tin cần thiết để sinh viên liên hệ với giảng viên (trường hợp sinh viên
không tự liên hệ được đơn vị thực tập thì phải báo cáo ngay với Khoa thơng qua
GVHD để Khoa có hướng hỗ trợ).
2. Chọn chủ đề và xây dựng đề cương Khóa luận tốt nghiệp (KLTN) hoặc
Chuyên đề tốt nghiệp (CĐTN): Sinh viên chọn chủ đề trên cơ sở phù hợp với chuyên
ngành đào tạo và đặc điểm của đơn vị thực tập, đồng thời trao đổi với GVHD về tên
chủ đề, nội dung, yêu cầu trong thực tập và xây dựng đề cương.
3. Thực hiện hoạt động thực tập tại đơn vị: Sinh viên thực hiện các hoạt động
thực tập theo quy định và chỉ dẫn của đơn vị nhận thực tập: quan sát, thực hành, tìm
hiểu về lĩnh vực đã lựa chọn thực tập; thu thập thông tin, trao đổi với giảng viên hướng
dẫn cũng người hướng dẫn tại đơn vị thực tập.
4. Hoàn thành KLTN (CĐTN) và các thủ tục với đơn vị nhận thực tập: Với
sự đồng ý của GVHD, sinh viên hoàn chỉnh KLTN (hoặc CĐTN) và gửi đơn vị nhận
thực tập nhận xét, đánh giá. Sinh viên nộp KLTN (hoặc CĐTN) có nhận xét, đánh giá
và xác nhận của đơn vị thực tập về Khoa.
5. Đánh giá và công bố kết quả: Việc đánh giá và công bố kết quả KLTN và
CĐTN được quy định cụ thể trong Chương III và Chương IV của Quy định này phù
hợp với Hướng dẫn thực hiện Quy chế đào tạo theo tín chỉ của HVNH.
CHƯƠNG III
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Điều 6: Yêu cầu nội dung Khóa luận tốt nghiệp
1. Lời mở đầu: nội dung phần này cần chứng minh được tính cấp thiết của vấn
đề lựa chọn nghiên cứu (có thể bao gồm: những vấn đề mang tính lý thuyết mà chưa
có hoặc khơng có nhiều nghiên cứu trước đó thực hiện; yêu cầu từ thực tiễn kinh tế xã hội đòi hỏi phải giải quyết vấn đề; yêu cầu cụ thể từ đơn vị nhận thực tập với sinh

viên nhằm giải quyết vấn đề còn tồn tại của đơn vị đó). Sinh viên cần làm rõ: sự cần
thiết, tổng quan nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
2


2. Nội dung 1: Trình bày tổng quan nghiên cứu, bao gồm: cơ sở lý luận, các
vấn đề mang tính lý thuyết nền tảng liên quan trực tiếp đến vấn đề và đối tượng, mục
tiêu nghiên cứu. Đây là cơ sở luận để phục vụ cho việc phân tích thực nghiệm tại nội
dung 2.
3. Nội dung 2: Phân tích vấn đề nghiên cứu. Sinh viên cần phải sử dụng các số
liệu có nguồn gốc tin cậy để chứng minh và luận giải thực trạng một cách thuyết phục.
Trong chương này, sinh viên được khuyến khích tiến hành các điều tra thực tế, sử dụng
số liệu sơ cấp từ các cuộc điều tra của sinh viên (như điều tra bảng hỏi, phỏng vấn….)
hay số liệu thứ cấp từ các đơn vị uy tín. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng cho phép sinh
viên phân tích sâu sắc và có thể kết hợp nhiều phương pháp phân tích khác nhau (nhất
là phương pháp định lượng) để tăng tính thuyết phục và tăng giá trị đề tài nghiên cứu
của sinh viên.
4. Nội dung 3: Kết quả nghiên cứu. Từ những vấn đề được nhận định tại nội
dung 2, sinh viên sẽ trình bày kết quả nghiên cứu và đưa ra các giải pháp và kiến nghị
(hoặc đề xuất) để khắc phục những hạn chế, cải thiện thực tiễn; hoặc bổ sung lý luận
cịn thiếu, các thể lệ chế độ, chính sách cịn có những bất cập.
5. Kết luận: Tổng hợp lại các kết luận cơ bản liên quan đến kết quả nghiên cứu
cũng như giá trị đóng góp của khố luận về mặt thực tiễn cũng như lý luận.
6. Sinh viên có thể xây dựng và hồn thành khóa luận với nhiều chương phù
hợp với mơ hình, phương pháp và nội dung nghiên cứu.
7. Các khoa chuyên ngành giới thiệu danh sách các chủ đề gợi ý nghiên cứu
hàng năm và công bố công khai để sinh viên tham khảo và lựa chọn phù hợp.
Điều 7: Tiêu chuẩn cán bộ, giảng viên hướng dẫn Khóa luận tốt nghiệp
1. GVHD phải có trình độ Thạc sĩ trở lên.

2. GVHD phải đảm có năng lực nghiên cứu, am hiểu chuyên môn thuộc ngành
đào tạo.
3. Trưởng Khoa phân công số lượng sinh viên hướng dẫn KLTN cho cán bộ,
giảng viên trong đơn vị: giảng viên có trình độ Tiến sĩ hướng dẫn tối đa 05 sinh
viên/Khóa, có trình độ thạc sỹ hướng dẫn tối đa 02 sinh viên/Khóa. Trường hợp khơng
đủ GVHD, các Khoa mời cán bộ tại các đơn vị khác có đủ trình độ, uy tín trong lĩnh
vực chun mơn đào tạo.
Điều 8: Qui trình giao đề tài Khóa luận tốt nghiệp
1. Đăng ký đề tài làm KLTN
Các Khoa giới thiệu danh sách các chủ đề có thể sử dụng làm KLTN hàng năm
gắn với ngành/ chuyên ngành đào tạo với các tiêu chí chính:
- Tính khoa học, tính thực tiễn và tính mới của đề tài.
- Tính khả thi: Sinh viên có thể hoàn thành đề tài trong thời gian qui định.
- Tính phù hợp: Danh sách các chủ đề phù hợp với chuyên ngành sinh viên
được đào tạo
Sinh viên căn cứ danh sách các chủ đề do Khoa giới thiệu hoặc các chủ đề khác
do sinh viên tìm hiểu để đề xuất làm chủ đề nghiên cứu cho KLTN của mình.
3


2. Giao đề tài làm KLTN
- Mỗi sinh viên được Khoa cử một GVHD. Danh sách GVHD đối với mỗi sinh
viên làm KLTN được các Khoa công bố công khai và lưu trữ tại đơn vị.
- Mỗi đề tài giao cho một sinh viên.
- GVHD Khóa luận tốt nghiệp khơng được là người có quan hệ ruột thịt với
sinh viên (cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột).
- Đối với các đề tài có sử dụng tài liệu thực tế từ các cơ quan, doanh nghiệp,
GVHD có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành các qui định về bảo vệ tài liệu của các
cơ quan, doanh nghiệp cung cấp số liệu này.
Điều 9: Kiểm tra kế hoạch và tiến độ thực hiện Khóa luận tốt nghiệp

1. Định kỳ hàng tuần, sinh viên hoặc nhóm sinh viên phải báo cáo tiến độ và
nội dung thực hiện với giảng viên hướng dẫn.
2. Kết thúc tuần thứ 4, tính từ thời gian bắt đầu làm KLTN. Các Khoa tiến hành
kiểm tra kế hoạch và tiến độ thực hiện đề tài của sinh viên.
3. Các biện pháp và hình thức xử lý:
- Điều chỉnh mục tiêu, phạm vi, nội dung đề tài (nếu phù hợp về mặt thời
gian).
- Thay hoặc bổ sung GVHD.
- Đình chỉ KLTN nếu xét thấy sinh viên khơng có khả năng tiếp tục thực hiện
đề tài hoàn thành đúng hạn.
4. Các trường hợp sinh viên bị Khoa hay GVHD đề nghị đình chỉ KLTN sẽ
được Trưởng Khoa xem xét và đề nghị Giám đốc quyết định cho sinh viên đình chỉ
KLTN. Các sinh viên bị đình chỉ KLTN sẽ nhận điểm 0 là điểm học phần KLTN.
CHƯƠNG IV
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Điều 10: Yêu cầu nội dung Chuyên đề tốt nghiệp
1. Nội dung 1: Giới thiệu đơn vị thực tập và vị trí thực tập, bao gồm các thơng
tin: Q trình hình thành và phát triển; Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh
doanh; Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự; Một số chỉ tiêu hoạt động; Vị trí thực tập.
2. Nội dung 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu tại đơn vị thực tập, đánh giá
tình hình thực tế về chủ đề nghiên cứu tại một đơn vị thực tập cụ thể:
- Trình bày nội dung cơ bản của những quy định liên quan đến các nghiệp vụ tại
đơn vị thực tập và quy định pháp lý của cơ quan Nhà nước đối với vấn đề nghiên cứu
- Quy trình nghiệp vụ liên quan tại đơn vị thực tập.
- Thực trạng nghiệp vụ và kết quả thực hiện nghiệp vụ đó tại đơn vị thực tập.
- Đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu tại đơn vị thực tập, bao gồm: điểm yếu,
điểm mạnh, sự chặt chẽ, đối chiếu với các lý thuyết đã học ở trường... Lý giải nguyên
nhân của các hạn chế.
3. Nội dung 3: Giải pháp với vấn đề nghiên cứu. Dựa trên cơ sở những hạn chế
4



đã đưa ra ở phần trên sinh viên cần đưa ra giải pháp, kiến nghị để cải thiện, gắn với
đơn vị thực tập và các đơn vị có liên quan.
4. Các khoa chuyên ngành giới thiệu danh sách các chủ đề gợi ý nghiên cứu
hàng năm và công bố công khai để sinh viên tham khảo và lựa chọn phù hợp.
Điều 11: Tiêu chuẩn cán bộ, giảng viên hướng dẫn Chun đề tốt nghiệp
1. GVHD phải có trình độ Thạc sĩ trở lên.
2. GVHD phải đảm có sự am hiểu, năng lực chuyên môn thuộc ngành đào tạo.
Điều 12: Qui trình giao đề tài Chuyên đề tốt nghiệp
1. Đăng ký đề tài làm CĐTN
Các Khoa giới thiệu danh sách các chủ đề có thể sử dụng làm KLTN hàng năm
gắn với ngành/ chuyên ngành đào tạo với các tiêu chí chính:
- Tính khoa học và tính thực tiễn của đề tài.
- Tính khả thi (sinh viên có thể hồn thành đề tài trong thời gian qui định).
- Sự phù hợp với các đơn vị nhận thực tập
Sinh viên căn cứ danh sách các chủ đề do Khoa giới thiệu hoặc các chủ đề khác
do sinh viên tìm hiểu tại Cơ quan thực tập để đề xuất làm chủ đề nghiên cứu cho
CĐTN của mình.
2. Giao đề tài làm CĐTN
- Mỗi sinh viên được Khoa cử một GVHD. Danh sách GVHD đối với mỗi sinh
viên làm CĐTN được các Khoa công bố công khai và lưu trữ tại đơn vị.
- GVHD Chun đề tốt nghiệp khơng được là người có quan hệ ruột thịt với
sinh viên (cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột).
- Đối với các đề tài có sử dụng tài liệu thực tế từ các cơ quan, doanh nghiệp,
GVHD có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành các qui định về bảo vệ tài liệu của các
cơ quan, doanh nghiệp cung cấp số liệu này.
Điều 13: Kiểm tra kế hoạch và tiến độ thực hiện Chuyên đề tốt nghiệp
1. Định kỳ sinh viên hoặc nhóm sinh viên phải báo cáo tiến độ và nội dung thực
hiện với giảng viên hướng dẫn.

2. Kết thúc tuần thứ 4 tính từ thời gian bắt đầu làm CĐTN, các Khoa tiến hành
kiểm tra kế hoạch và tiến độ thực hiện đề tài của sinh viên.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Tổ chức thực hiện
1. Quy định này được áp dụng cho sinh viên đại học, cao đẳng chính quy học
theo học chế tín chỉ của Học viện Ngân hàng kể từ năm học 2018-2019.
2. Định kỳ hàng năm, HVNH tổ chức rà sốt, đánh giá q trình thực hiện, bổ
sung và chỉnh sửa đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của HVNH.
GIÁM ĐỐC
5


PHỤ LỤC 1:
QUY CÁCH CHUNG
ĐỐI VỚI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VÀ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
VỀ KẾT CẤU CHUNG
Số phần và chương của mỗi KLTN/CĐTN tuỳ thuộc vào từng ngành và đề tài
cụ thể, nhưng thơng thường bao gồm:
Phần đầu:
[1].

Trang bìa chính

[2].

Trang bìa phụ

[3].


Lời cam đoan của tác giả

[4].

Lời cảm ơn.

[5].

Mục lục

[6].

Danh mục viết tắt

[7].

Danh mục bảng biểu

[8].

Nội dung chính

Phần nội dung:
- Lời mở đầu
- Các chương chính
- Kết luận
Phần cuối:
[9].

Tài liệu tham khảo


[10]. Phụ lục
[11]. Xác nhận của đơn vị thực tập
[12]. Nhận xét của giảng viên hướng dẫn
[13]. Trang bìa sau
I.

VỀ TRÌNH BÀY

KLTN/CĐTN được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210cmx297cm), hệ font
Unicode, kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, giãn dòng ở chế độ 1,5; Lề trên
2.5cm; Lề dưới 2.5 cm; Lề trái 3.5cm; Lề phải 2.0cm.
Mật độ chữ bình thường hoặc mặc định, khơng được nén hoặc kéo dãn khoảng
cách giữa các chữ. Không nên để dòng trống giữa các đoạn trong một trang giấy,
khoảng cách giữa các đoạn văn bản nên đặt 6pt cho cả trên và dưới; Tiêu đề của đoạn
văn nên được sắp xếp đi liền cùng với đoạn văn, tránh trường hợp tiêu đề ở trang này
và đoạn văn bắt đầu từ trang sau.
6


Cách đánh số trang: trang bìa ngồi và trang bìa phụ không đánh số trang. Các
trang từ phần 3 đến phần 9 sẽ được đánh số bằng ký tự La Mã (i, ii, iii...). Các trang
thuộc phần 10, 11sẽ được đánh số Ả-rập (1,2,3,4...). Các trang thuộc phần 12, 13, 14
không cần đánh số trang (phụ lục, tài liệu tham khảo). Như vậy số trang của một
KTLN/CĐTN sẽ được tính dựa vào phần nội dung chính thức (phần 10,11).
Cách đánh số mục: chỉ sử dụng đến mục 3 chữ số (ví dụ 2.3.2), dưới mục chữ
số dùng a, b, c, dấu hoa thị (*), gạch đầu dòng (-), dấu cộng (+) và không dùng các dấu
hay ký tự khác. Tên các chương, các mục cùng cấp độ dùng kiểu chữ thống nhất xuyên
suốt nội dung KLTN/CĐTN.


7


PHỤ LỤC 2:
MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Trang bìa chính
Bìa chính của KLTN đóng bìa cứng, in chữ nhũ đủ dấu tiếng Việt bao gồm các nội
dung trình bày theo mẫu dưới đây:
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA …

Logo
HVNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:........

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A
Lớp:
Khóa học:
Mã sinh viên
Giảng viên hướng dẫn:

Hà Nội, tháng … năm …

Phần gáy của KLTN in chữ nhũ đủ dấu tiếng Việt, bao gồm Tên sinh viên và năm
hồn thành KLTN, ví dụ:
NGUYỄN VĂN A

2019


2. Trang bìa phụ:
Trang bìa phụ của KLTN trình bày các nội dung giống trang bìa cứng nhưng in
giấy thường, khơng in bìa cứng.
3. Lời cảm ơn
Trang này trình bày lời cảm ơn của tác giả tới các cá nhân và đơn vị đã giúp đỡ
trong quá trình thực tập cũng như viết KLTN.
4. Lời cam đoan của tác giả

8


Trang Lời cam đoan trình bày cam kết của tác giả về việc đây là cơng trình của bản
thân tác giả, khơng sao chép. Tác giả cam đoan về tính nghiêm túc, trung thực của số
liệu và các thông tin trong KLTN, trích dẫn đầy đủ và đúng quy định.
5. Mục lục
Trang mục lục dùng để nhận biết kết cấu của KLTN, phần nội dung các chương,
mục được đặt thẳng hàng ở bên trái tương ứng với số trang. Cần liệt kê đầy đủ các
thành phần của chuyên đề. Các tiểu mục được trình bày và đánh số thành nhóm chữ
số, nhiều nhất gồm 03 chữ số, chữ số thứ nhất chỉ số chương, số thứ 2 chỉ số mục và
tiếp tục. VD: 1.1.2.
6. Danh mục viết tắt
Trang này dùng để liệt kê những từ viết tắt được dùng trong chuyên đề và được
chia thành 02 phần: Các từ viết tắt và Nguyên nghĩa. Các chữ viết tắt phải được viết
hoa và sắp xếp theo thứ tự ABC. Trong chuyên đề hạn chế tối đa việc lạm dụng viết tắt
Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

NHNN


Ngân hàng Nhà nước

7. Danh mục bảng biểu và hình minh họa
Trang này liệt kê danh mục những bảng và hình trong KLTN. Cách thức trình bày
như sau:
DANH MỤC BẢNG

Bảng

Trang

Bảng 1.1 ( Tên bảng)

-

Bảng 1.2 ( Tên bảng)

DANH MỤC HÌNH

Hình

Trang

Hình 1.1 ( Tên hình)

-

Hình 1.2 ( Tên hình)

-


8. Nội dung chính
Phần này thể hiện nội dung chính của KLTN, chiếm tỷ trọng lớn nhất và được chia
thành từng chương/phần tùy thuộc vào nội dung của KLTN. Mỗi chương được bắt đầu
bằng một trang mới. Tên chương được viết hoa, in đậm và căn giữa. Nhìn chung,
KLTN cần thể hiện rõ một số nội dung cơ bản sau:
Phần 1: Lời mở đầu (1-2 trang)
Phần mở đầu bao gồm các nội dung sau:
-

Đặt vấn đề: Lý do lựa chọn đề tài làm KLTN

-

Trình bày những kết quả nghiên cứu chính của KLTN

-

Trình bày tính mới của KLTN
9


-

Kết cấu của KLTN
Phần 2: Tổng quan nghiên cứu

Nhìn chung, tổng quan nghiên cứu của KLTN bao gồm một số phần sau:
- Tính cấp thiết của đề tài: đưa ra những động lực giúp sinh viên lựa chọn và
thực hiện đề tài KLTN. Có thể bao gồm: (1) những vấn đề mang tính lý thuyết mà

chưa có (hoặc khơng có nhiều) nghiên cứu trước đó thực hiện; (2) yêu cầu từ thực tiễn
kinh tế - xã hội đòi hỏi phải giải quyết vấn đề; (3) yêu cầu cụ thể từ đơn vị nhận thực
tập với sinh viên nhằm giải quyết vấn đề cịn tồn tại của đơn vị đó.
- Đưa ra vấn đề nghiên cứu của KLTN
- Tổng quan về nền tảng lý thuyết gắn với vấn đề nghiên cứu của KLTN
- Trình bày kết quả của các đề tài/ cơng trình nghiên cứu trước đó về vấn đề
nghiên cứu của KLTN: thông thường bao gồm tên tác giả, năm xuất bản, vấn đề
nghiên cứu, số liệu và phương pháp sử dụng, kết quả nghiên cứu, đồng thời đánh giá
những đóng góp cũng như hạn chế của nghiên cứu đó.
Phần 3: Số liệu sử dụng và phương pháp nghiên cứu
Số liệu sử dụng: Sinh viên trình bày tổng quan về số liệu sử dụng trong KLTN,
bao gồm thông tin về nguồn gốc số liệu, khoảng thời gian và các thuộc tính của số
liệu. Số liệu sử dụng trong KLTN có thể thu thập từ nhiều nguồn, như:
- Sinh viên tự thu thập:
+ Qua nguồn tài liệu của các tổ chức trong nước và quốc tế (như IMF, WB,
GSO,…)
+ Qua các bài báo, tài liệu, cổng dữ liệu (như Cafef, Google finance,…) : cần
ghi rõ nguồn
+ Qua các bên cung cấp dữ liệu chuyên nghiệp (như Stoxplus, Bankscope, …)
+ Qua việc tiến hành khảo sát và phỏng vấn
- Được cung cấp bởi đơn vị nhận thực tập: sinh viên cần nêu rõ tên đơn vị cung
cấp số liệu. Ví dụ: số liệu được cung cấp bởi phòng Khách hàng doanh nghiệp 1, chi
nhánh Hà Nội thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV.
Phương pháp nghiên cứu: là phương pháp và cách thức tiếp cận để giải
quyết vấn đề cần nghiên cứu. Sinh viên có thể lựa chọn từng phương pháp hay kết hợp
cả hai phương pháp dưới đây:
- Phương pháp định lượng: tiếp cận vấn đề theo cách có thể đo lường được trên
các đối tượng nghiên cứu. Cụ thể, sinh viên sử dụng các phương pháp khác nhau (như
mơ hình kinh tế lượng, mơ hình tốn) để lượng hóa, đo lường, phản ánh và diễn giải
các mối quan hệ giữa các nhân tố với nhau.

- Phương pháp định tính: tiếp cận và giải quyết vấn đề nghiên cứu bằng các dữ
liệu mang tính chất giải thích, minh chứng cho kết quả nghiên cứu và sinh viên tìm ra.
Phần 4: Kết quả nghiên cứu
Sinh viên có thể trình bày kết quả nghiên cứu dưới các bước sau:
Phân tích thực nghiệm: với số liệu đang có, sinh viên có thể dùng các mơ
hình kinh tế lượng hay việc tính tốn, phân tích các chỉ số… để phân tích số liệu nhằm
10


giải quyết vấn đề nghiên cứu. Sinh viên cần trình bày số liệu hợp lý, bảng/hình có tiêu
đề phù hợp, có ghi chú, giải thích dưới bảng/hình.
Kết quả phân tích: trình bày những kết quả tìm được thơng qua việc phân tích
thực nghiệm, trả lời được các câu hỏi “đã phát hiện ra những gì?”. Sinh viên chỉ tập
trung vào trình bày các kết quả quan trọng, diễn giải ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc,
trung thực với kết quả nghiên cứu.
Bàn luận kết quả: giải thích rõ kết quả nghiên cứu của KLTN đồng thời nêu ý
nghĩa của các kết quả đó. Sinh viên có thể so sánh kết quả phân tích của KLTN với kết
quả của các nghiên cứu trước đây, cũng như so sánh với các lý thuyết đã được học trên
ghế nhà trường. Từ đó sinh viên có thể đưa ra các giải pháp và kiến nghị (hoặc đề
xuất) để giải quyết vấn đề nghiên cứu; hoặc bổ sung lý luận còn thiếu, các thể lệ chế
độ, chính sách cịn có những bất cập
Phần 5: Kết luận (1-2 trang)
Nhìn chung, phần Kết luận bao gồm những phần chính sau:
- Tóm lược lại nội dung KLTN, bao gồm vấn đề nghiên cứu, số liệu sử dụng, kết
quả nghiên cứu.
- Nêu những kết quả, đóng góp quan trọng nhất của KLTN, qua đó có những gợi
ý, khuyến nghị cho các đơn vị có liên quan.
- Luận bàn về ưu - nhược điểm của KLTN, từ đó có những hướng gợi ý cho các đề
tài sau này.
9. Trang tài liệu tham khảo.

Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý khơng phải của riêng tác
giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục Tài
liệu tham khảo của KLTN.
Sinh viên sử dụng cách trích dẫn chuẩn theo phong cách APA hoặc Havard. Sinh
viên có thể tự làm trích dẫn một cách thủ cơng (manual) hoặc dùng các phần mềm
trích dẫn như EndNotes, RefWork…
10. Phụ lục
Toàn bộ những tài liệu quan trọng cung cấp số liệu trực tiếp cho nội dung chính khơng
nên để trong bài (q dài) mà nên đưa vào phần phụ lục. VD: các báo cáo tài chính,
văn bản quan trọng của cơng ty, các bảng tính dài, kết quả chạy mơ hình bằng phần
mềm thống kê…
11. Xác nhận của đơn vị thực tập
Trang xác nhận của đơn vị thực tập được trình bày như sau:

11


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
VD: Sinh viên Nguyễn Văn A đã hồn thành q trình thực tập tại phịng …
thuộc cơng ty X từ ngày … đến ngày … . Trong thời gian thực tập, sinh viên
A đã thể hiện được năng lực và hồn thành cơng việc được giao…
Xuất sắc
Tốt
Khá
Đáp ứng y.c
Không đáp ứng y.c

Xác nhận của đơn vị thực tập

( Ký ghi rõ họ tên và đóng dấu)

12. Nhận xét của của giảng viên hướng dẫn
Bản nhận xét dành cho giảng viên hướng dẫn in theo mẫu dưới đây, nhưng trống
phần nhận xét để giảng viên tự viết tay. Trang này trình bày như sau:

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
(Đánh giá năng lực chuyên môn, năng lực nghiên cứu của sinh
viên trong quá trình làm KLTN. Đánh giá nỗ lực và hiệu quả
công việc, sự thường xuyên liên lạc của sinh viên với GVHD…)

Giảng viên hướng dẫn
(Ký & ghi rõ họ tên)
12


PHỤ LỤC 3:
MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
1. Trang bìa chính
Bìa chính của CĐTN đóng bìa mềm, bao gồm các nội dung trình bày theo mẫu
dưới đây:
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA …

Logo

HVNH
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:........

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A
Lớp:
Khóa học:
Mã sinh viên
Giảng viên hướng dẫn:

Hà Nội, tháng … năm …

2. Trang bìa phụ:
Trang bìa phụ của KLTN trình bày các nội dung giống trang bìa cứng nhưng in
giấy thường, khơng in bìa cứng.
3. Lời cảm ơn
Trang này trình bày lời cảm ơn của tác giả tới các cá nhân và đơn vị đã giúp đỡ
trong quá trình thực tập cũng như viết KLTN.
4. Lời cam đoan của tác giả
Trang Lời cam đoan trình bày cam kết của tác giả về việc đây là cơng trình của bản
thân tác giả, khơng sao chép. Tác giả cam đoan về tính nghiêm túc, trung thực của số
liệu và các thơng tin trong KLTN, trích dẫn đầy đủ và đúng quy định.
5. Mục lục
Trang mục lục dùng để nhận biết kết cấu của KLTN, phần nội dung các chương,
mục được đặt thẳng hàng ở bên trái tương ứng với số trang. Cần liệt kê đầy đủ các
thành phần của chuyên đề. Các tiểu mục được trình bày và đánh số thành nhóm chữ
13


số, nhiều nhất gồm 03 chữ số, chữ số thứ nhất chỉ số chương, số thứ 2 chỉ số mục và

tiếp tục. VD: 1.1.2.
6. Danh mục viết tắt
Trang này dùng để liệt kê những từ viết tắt được dùng trong chuyên đề và được
chia thành 02 phần: Các từ viết tắt và Nguyên nghĩa. Các chữ viết tắt phải được viết
hoa và sắp xếp theo thứ tự ABC. Trong chuyên đề hạn chế tối đa việc lạm dụng viết tắt
Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

7. Danh mục bảng biểu và hình minh họa
Trang này liệt kê danh mục những bảng và hình trong KLTN. Cách thức trình bày
như sau:
DANH MỤC BẢNG

Bảng

Trang

Bảng 1.1 ( Tên bảng)

-

Bảng 1.2 ( Tên bảng)

DANH MỤC HÌNH


Hình

Trang

Hình 1.1 ( Tên hình)

-

Hình 1.2 ( Tên hình)

-

8. Nội dung của chuyên đề
Phần này thể hiện nội dung chính của chuyên đề, chiếm tỷ trọng lớn nhất và được chia
thành từng chương/phần tùy thuộc vào nội dung của chuyên đề. Nhìn chung, kết cấu
CĐTN gồm các nội dung chính:

Phần 1: Lời mở đầu
Phần mở đầu, khoảng từ 1-2 trang, bao gồm các nội dung sau:
-

Đặt vấn đề (lý do chọn lựa nghiệp vụ thực tập...)

-

Giới thiệu Nghiệp vụ thực tập của sinh viên tại đơn vị thực tập

-

Kết cấu của chuyên đề (các chương hay phần của chuyên đề)

Phần 2: Giới thiệu đơn vị thực tập và vị trí thực tập

Với độ dài khoảng 5-7 trang, bao gồm các thông tin về đơn vị thực tập trực tiếp sau:

-

Quá trình hình thành và phát triển;
Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh;
Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự;
Một số chỉ tiêu hoạt động
14


-

Vị trí thực tập
Phần 3: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu tại đơn vị thực tập

Với độ dài khoảng 20-30 trang, Nội dung 2 đánh giá tình hình thực tế về chủ đề
nghiên cứu tại một đơn vị thực tập cụ thể , tùy vào tình hình thực tế sinh viên thu thập
được để bố trí và viết nội dung. Tuy nhiên có thể làm theo các gợi ý sau:
-

Trình bày nội dung cơ bản của những quy định liên quan đến các nghiệp vụ tại đơn
vị thực tập và quy định pháp lý của cơ quan Nhà nước đối với vấn đề nghiên cứu.
Quy trình chi tiết thực hiện nghiệp vụ và kết quả áp dụng nghiệp vụ đó tại đơn vị
thực tập.
Thực trạng nghiệp vụ và kết quả thực hiện nghiệp vụ đó tại đơn vị thực tập
Đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu tại đơn vị thực tập, bao gồm: điểm yếu, điểm
mạnh, sự chặt chẽ, đối chiếu với các lý thuyết đã học ở trường... và lý giải nguyên

nhân của các vấn đề.

(*) Lưu ý: Sinh viên cần cố gắng mô tả lại nghiệp vụ thực tế tại đơn vị thơng qua việc
tìm hiểu các quy định bằng văn bản của đơn vị, của Nhà nước và đối chiếu với lý thuyết
đã được học tại nhà trường để từ đó có những đánh giá khác biệt.
Phần 4: Giải pháp với vấn đề nghiên cứu
Độ dài khoảng 5-7 trang. Dựa trên cơ sở những hạn chế đã đưa ra ở phần trên sinh
viên cần đưa ra giải pháp, kiến nghị để cải thiện. Trong các giải pháp cần cụ thể, gắn với
đơn vị thực tập và các đơn vị có liên quan.

9. Trang tài liệu tham khảo.
Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý khơng phải của riêng tác
giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục Tài
liệu tham khảo của KLTN.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Sinh viên sử dụng cách tríchĐộc
dẫn
theo
phong
cách APA hoặc Havard. Sinh
lậpchuẩn
– Tự do
– Hạnh
phúc
viên có thể tự làm trích dẫn một cách thủ cơng (manual) hoặc dùng các phần mềm
trích dẫn như EndNotes,
NHẬNRefWork…
XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
10. Phụ lục

Nguyễn Văn A đã hồn thành q trình thực tập tại phịng …
Tồn bộ nhữngVD:
tài Sinh
liệu viên
quan
trọng cung cấp số liệu trực tiếp cho nội dung chính khơng
thuộc cơng ty X từ ngày … đến ngày … . Trong thời gian thực tập, sinh viên
nên để trong bài
(quá
dài)

nên đưa vào phần phụ lục. VD: các báo cáo tài chính,
A đã thể hiện được năng lực và hồn thành cơng việc được giao…
văn bản quan trọng của cơng ty, các bảng tính dài, kết quả chạy mơ hình bằng phần
mềm thống kê…

11. Xác nhận của đơn vị thực tập
Trang xác nhận của đơn vị thực tập được trình bày như sau:

15


Xuất sắc
Tốt
Khá
Đáp ứng y.c
Không đáp ứng y.c

Xác nhận của đơn vị thực tập
( Ký ghi rõ họ tên và đóng dấu)


12. Nhận xét của của giảng viên hướng dẫn
Bản nhận xét dành cho giảng viên hướng dẫn in theo mẫu dưới đây, nhưng trống
phần nhận xét để giảng viên tự viết tay. Trang này trình bày như sau:

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………..
(Đánh giá thái độ làm việc trong quá trình sinh viên viết chuyên đề
Đánh giá nỗ lực và hiệu quả công việc, sự thường xuyên liên lạc của
sinh viên với GVHD…)
Giảng viên hướng dẫn
(Ký & ghi rõ họ tên)

16



×