Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Hoàn thiện Kế toán Xuất khẩu hàng hoá tại Công ty Xuất nhập khẩu Intimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.71 KB, 86 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát
triển, xu hướng mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế giữa các quốc gia
ngày càng trở nên cấp thiết, là điều kiện thiết yếu nhằm phát triển nền kinh tế
quốc dân. Nhờ có các mối quan hệ hợp tác này mà hàng hoá được phân phối
đồng đều giữa các quốc gia. Đối với một đất nước thuần tuý nông nghiệp như
Việt Nam, việc mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế góp phần thúc đẩy công nghệ
kỹ thuật trong nước, tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lớn lao động trong
lĩnh vực nông nghiệp nhờ vào lượng hàng nông thuỷ hải sản và thủ công mỹ
nghệ xuất khẩu hàng năm. Tuy nhiên, đi cùng với mở rộng giao lưu kinh tế
quốc tế cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, thể hiện ở các tranh chấp cục bộ
diễn ra thường xuyên trong những năm vừa qua.
Trong nước, việc gia nhập WTO nhìn chung là tích cực, thể hiện ở chỉ
số đầu tư nước ngoài không ngừng tăng lên trong những năm vừa qua, tình
hình kinh tế phát triển mạnh, đặc biệt trong năm 2008 vừa qua, khi nền kinh
tế toàn cầu đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng thì Việt Nam vẫn duy trì
con số tăng trưởng, ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới,
do đó xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn duy trì.
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động tiềm ẩn nhiều nguy
cơ, rủi ro do thời gian luân chuyển thường dài hơn so với kinh doanh nội địa.
Đặc biệt là đối với việc xuất khẩu các mặt hàng nông - thuỷ - hải sản như Việt
Nam hiện nay, việc kéo dài thời gian lưu kho lưu bãi là một yếu tố rủi ro rất
lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này. Do đó các doanh
nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải có phương thức quản lý sao cho giảm
thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí nhất, do đó tạo lợi nhuận lớn nhất cho doanh
nghiệp.
Vũ Lê Thương Kế Toán 47C
Chuyên đề tốt nghiệp
Sau một thời gian thực tập tại Công ty Xuất nhập khẩu Intimex, em
nhận thấy việc kinh doanh Xuất khẩu là hoạt động hết sức quan trọng không


chỉ mang ý nghĩa kinh tế cho Công ty mà còn mang ý nghĩa xã hội to lớn, góp
phần tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động nông nghiệp, thủ công
nghiệp trong nước, góp phần mang văn hoá Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Đây cũng là hoạt động đem lại doanh thu chính cho Công ty trong thời gian
qua, do đó công tác kế toán Xuất khẩu cũng hết sức được chú trọng nhằm
cung cấp đầy đủ, chính xác mọi thông tin đến cho quản lý để kịp thời có các
quyết định phù hợp. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, với sự đan xen
phức tạp giữa các loại hình quản lý, công tác kế toán xuất khẩu nói riêng và
công tác kế toán nói chung đã không tránh khỏi những bất cập so với yêu cầu
thực tiễn. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác Kế toán Xuất khẩu tại
Công ty, em chọn đề tài “Hoàn thiện Kế toán Xuất khẩu hàng hoá tại Công ty
Xuất nhập khẩu Intimex”.
Chuyên đề được chia làm ba phần chính:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU
INTIMEX
Chương 2: THỰC TẾ KẾ TOÁN PHẦN HÀNH XUẤT KHẨU
HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ
TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU
INTIMEX
Do thời gian thực tập không nhiều và kiến thức còn hạn chế nên chuyên
đề này sẽ không tránh khỏi sai sót và hạn chế. Em mong nhận được ý kiến
đóng góp của các thầy cô và các anh chị Kế toán trong phòng Tài chính - Kế
toán Công ty Xuất nhập khẩu Intimex để em hoàn thành chuyên đề này.
Vũ Lê Thương Kế Toán 47C
Chuyên đề tốt nghiệp
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn Phạm Thị
Thuỷ và các anh chị trong phòng Tài chính - Kế toán Công ty Xuất nhập khẩu
Intimex đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Vũ Lê Thương Kế Toán 47C

Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX
1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Xuất nhập khẩu Intimex
Công ty xuất nhập khẩu Intimex tiền thân là công ty Xuất nhập khẩu Nội
thương và hợp tác xã được thành lập theo quyết định số 58NT/QĐ ngày
10/08/1979 của Bộ Nội thương nay là Bộ Thương mại. Nhiệm vụ ban đầu của
Công ty là trao đổi hàng hoá nội thương với các nước Xã hội chủ nghĩa nhằm
bổ sung nguồn hàng trong nước, phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu
dùng. Trải qua quá trình phát triển, sau một số lần thay đổi tổ chức và tên gọi,
từ năm 2000 đến nay công ty được đổi tên thành Công ty Xuất nhập khẩu
Intimex. Qua 30 năm hoạt động, Công ty đã vượt qua nhiều khó khăn thử
thách mới xác lập được vị thế trên thị trường và phát triển trên quy mô như
ngày hôm nay.
Hiện nay Intimex là một trong những công ty hàng đầu về kinh doanh
xuất nhập khẩu. Số lao động tính đến thời điểm tháng 09/2008 là 1.310 người
trong đó có gần 70% là lao động mới tuyển dụng, được đào tạo cơ bản, có
trình độ chuyên chuyên môn, kĩ thuật phù hợp với yêu cầu phát triển của
Công ty.
Trải qua 30 năm trưởng thành và phát triển, Công ty đã thiết lập mối
quan hệ với hơn 100 quốc gia trên thế giới, tạo nhiều uy tín trên thương
trường quốc tế và là công ty đứng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản
như cà phê, hạt tiêu, cao su. Ngoài ra công ty còn xuất khẩu mạnh các mặt
hàng thuỷ sản và các mặt hàng chế biến khác.
- Giai đoạn 1979 - 1985
Đây là giai đoạn đất nước vừa hoà bình, bước đầu xây dựng Chủ nghĩa
xã hội, do đó Công ty gặp không ít khó khăn cả về tiềm lực và điều kiện bên
ngoài. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, không có phương tiện bến bãi, phương
Vũ Lê Thương Kế Toán 47C
Chuyên đề tốt nghiệp

tiện vận tải và thông tin liên lạc còn thiếu thốn. Do mới thành lập nên số
lượng đối tác còn rất hạn chế, Công ty gặp không ít trở ngại trong việc tiêu
thụ hàng hoá. Tuy nhiên, nhờ có đội ngũ nhân viên nhiệt tình và có nhiều kinh
nghiệm nên trong giai đoạn này Công ty đã mạnh dạn đề xuất với Bộ Nội
thương và Nhà nước cho Intimex được thực hiện theo cơ chế tự cân đối. tự
trang trải trong kinh doanh và trong thời gian đó, Công ty cũng được sự hỗ trợ
của Nhà nước thông qua các chính sách ưu đãi của thời kì bao cấp nên công
việc kinh doanh của Công ty có phần nào diễn ra hết sức thuận lợi.
- Giai đoạn 1986 - 1995
Đây là giai đoạn phát triển rất mạnh mẽ của Công ty xuất nhập khẩu
Intimex với cơ sở vật chất và thị trường trải dài từ Bắc vào Nam. Cụ thể đó là
các mặt hàng bột giặt, diêm, cà phê là các sản phẩm có chất lượng cao đầu
tiên của phía Bắc được khách hàng chấp nhận, Intimex từ chỗ quan hệ với các
thị trường truyền thống như : Liên Xô, Ba Lan, nay đã đặt chân vào thị trường
mới, xác lập quan hệ đổi hàng với hầu hết các nước Xã hội chủ nghĩa trong
khối SEV.
Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn chứng kiến sự sụp đổ của Liên Xô
(1991), do đó Công ty cũng bị ảnh hưởng từ sự kiện này. Đến năm 1995, Bộ
Thương mại sắp xếp lại doanh nghiệp tách Tổng Công ty Nội thương và hợp
tác xã Intimex thành hai đơn vị Intimex Hà Nội và Intimex Thành phố Hồ Chí
Minh đo đó gây ra không ít khó khăn cho Công ty.
- Giai đoạn 1996 - 2003
Năm 1996, hoạt động kinh doanh của Công ty bắt đầu áp dụng cơ chế
khoán gọn góp phần phát huy tính chủ động sáng tạo, năng động trong kinh
doanh, phá vỡ cơ chế quan liêu bao cấp, góp phần đưa Công ty theo sát thị
trường.
Vũ Lê Thương Kế Toán 47C
Chuyên đề tốt nghiệp
Đây là giai đoạn khôi phục phần nào những mặt hạn chế của giai đoạn
trước và cũng là giai đoạn tăng trưởng phát triển. Đi cùng với sự tăng trưởng

nhanh về kinh tế, Công ty cũng đồng thời lớn mạnh về quy mô và lĩnh vực
kinh doanh. Hiện nay công ty đã tạo dựng cho mình một nền tảng vững chắc
với địa bàn kinh doanh trải dài từ Bắc vào Nam, thêm vào đó là kinh nghiệm
đã tích luỹ được qua nhiều năm, Công ty đã có một cơ cấu nguồn hàng xuất
nhập khẩu dồi dào, Công ty luôn tìm cách đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu,
sẵn sàng đương đầu với những khó khăn thử thách.
- Giai đoạn 2004 - nay
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế trong cả nước, trong giai đoạn
này công ty cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Cùng với việc duy trì và
phát triển lĩnh vực kinh doanh nội địa trong đó chủ yếu là hoạt động kinh
doanh siêu thị và phân phối bán buôn nhằm phát triển thành một hệ thống
thống nhất mang thương hiệu Intimex. Đến nay, Công ty đã khai trương và
đưa vào sử dụng một số siêu thị tại Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Đà Nẵng
và sẽ tiếp tục mở rộng trên phạm vi trên cả nước trong thời gian tới.
Thực hiện chủ trương sắp xếp đổi mới doanh nghiệp của Nhà nước về
chuyển đổi công ty Intimex sang hoạt động theo hình thức Công ty mẹ - Công
ty con, năm 2005, Công ty Xuất nhập khẩu Intimex đã tiến hành Cổ phần hoá
03 công ty con và trong năm 2006, 03 công ty con Cổ phần hoá đã chính thức
đi vào hoạt động, đó là:
 Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Intimex Hà Nội
 Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
 Công ty xuất nhập khẩu Intimex
Tình hình kinh doanh của công ty trong những năm đầu là khá thuận lợi,
tuy nhiên, cho đến cuối năm 2007, sang 2008 đến nay, do ảnh hưởng của cuộc
Vũ Lê Thương Kế Toán 47C
Chuyên đề tốt nghiệp
khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới, do đó trong giai đoạn này cũng gặp
không ít khó khăn thể hiện ở bảng số liệu sau:
Biểu số 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
-Hệ số thanh toán ngắn hạn cuối năm
(= TSLĐ/Nợ ngắn hạn)
0.95 1,72 1.92
- Hệ số thanh toán nhanh cuối năm
=( TSLĐ- Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn
hạn
0.52 1.38 0.95
Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Hệ số Nợ/ Tổng tài sản cuối năm 59.63
%
57.45% 57.23%
Hệ số Nợ/ Vốn chủ sở hữu cuối năm 79,63% 80,37% 76.55%
Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
- Vòng quay hàng tồn kho 6,83 11,62 9,56
- Doanh thu thuần/ Tổng tài sản 2,54 2,52 2,37
Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi
- Hệ số lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu
thuần
-0,75% 0,087% -0,26%
- Hệ số lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản -1,89% 0,22% -0,62%
- Hệ số lợi nhuận từ HĐKD/ Doanh thu
thuần
-0,78% 0,082% -0,29%
Nguồn: Báo cáo tài chính 2006,2007,2008
Qua bảng số liệu trên cho thấy trong những năm vừa qua, tình trạng
kinh tế của Công ty đang gặp khó khăn. Đấy cũng là điều dễ hiểu, do trong
năm vừa qua nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào khủng hoảng đặc biệt trong
năm 2008. Tuy nhiên trong thời kì khó khăn như hiện nay, đạt được kết quả
như trên (đảm bảo khả năng thanh toán, cân đối cơ cấu vốn) cho thấy Công ty

đã rất cố gắng khắc phục được tình trạng khó khăn hiện nay.
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của Công ty
Vũ Lê Thương Kế Toán 47C
Chuyên đề tốt nghiệp
- Kinh doanh xuất khẩu
Duy trì và đảm bảo sự phát triển ổn định lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu,
thực hiện định hướng chú trọng nâng cao toàn diện chất lượng của hoạt động
xuất khẩu. Tiếp tục định hướng chiến lược đa dạng hoá các mặt hàng xuất
khẩu, đồng thời tập trung xây dựng các mặt hàng chủ lực mới, trước hết đẩy
mạnh xuất khẩu mặt hàng thuỷ hải sản và tinh bột sắn.
- Kinh doanh nhập khẩu
Duy trì hoạt động nhập khẩu tương ứng với sự phát triển của xuất khẩu,
tạo ra lợi nhuận hỗ trợ cho xuất khẩu. Tăng tỷ trọng nhập trong cơ cấu xuất
nhập khẩu nhưng vẫn đảm bảo không giảm lượng xuất khẩu.
Gắn việc tăng trưởng nhập khẩu với việc phát triển kinh doanh nội địa
nhất là trong hoạt động bán buôn. Chú trọng phát triển kinh doanh trang thiết
bị máy móc vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất tiêu dùng, phục vụ hoạt
động bán buôn bán lẻ của Công ty.
- Kinh doanh nội địa
Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh nội địa, tăng trưởng tỷ trọng
doanh thu nội địa trong cơ cấu doanh thu.
Trên cơ sở bán lẻ để phát triển hoạt động bán buôn, coi phát triển bán
buôn là nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển kinh doanh nội địa.
- Hoạt động sản xuất
Sản xuất nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá qua đó nâng cao giá trị
hàng hoá xuất khẩu phục vụ cho kinh doanh nội địa và xuất khẩu.
1.2.2. Đặc điểm nghành nghề kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu
Công ty Xuất nhập khẩu Intimex là một trong những công ty hàng đầu

trên toàn quốc, Công ty phát triển mạnh mẽ chức năng kinh doanh xuất nhập
Vũ Lê Thương Kế Toán 47C
Chuyên đề tốt nghiệp
khẩu, đặc biệt là kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Đây vốn là mặt
hàng xuất khẩu truyền thống và là thế mạnh của Công ty trong thời gian qua.
Ngoài ra Công ty còn được phép tổ chức kinh doanh thương mại, bao gồm cả
xuất nhập khẩu và bán buôn, bán lẻ hàng hoá trên thị trường nội địa, nuôi
trồng và chế biến thuỷ hải sản, chế biến nông sản… Bên cạnh đó, Công ty còn
được phép tổ chức sản xuất, gia công, lắp ráp,liên doanh, liên kết, hợp tác và
đầu tư với các tổ chức trong và ngoài nước để sản xuất hàng hoá phục vụ cho
nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Xuất khẩu
Công ty Xuất nhập khẩu Intimex là một trong những nhà xuất khẩu hàng
đầu của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng nông sản như tiêu
đen, cà phê, cao su, hạt điều, lạc, tinh bột sắn, gạo, chè, quế hồi… thuỷ sản,
thủ công mỹ nghệ, may mặc. bột giặt… Công ty đã thiết lập quan hệ với nhiều
đối tác trên thế giới và rất nổi tiếng về các sản phẩm với chủng loại đa dạng,
hình thức phong phú và có chất lượng cao.
Nông sản
Ngoài các mặt hàng truyền thống như cà phê, tiêu, cao su, chè… để mở
rộng thị trường cũng như đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, đáp ứng nhu cầu
thị trường trong những năm gần đây Công ty tiến hành kinh doanh cả các mặt
hàng như Cơm dừa với doanh thu đem lại lên tới 1855 tấn đạt hơn 1,8 triệu
USD.
Thuỷ hải sản
Các sản phẩm thuỷ sản chủ yếu của Công ty là tôm, cá (tươi sống và
đông lạnh), mực, cua, ghẹ… được khai thác tại các biển và một phần nuôi
trồng tại ao, hồ, đầm.
Vũ Lê Thương Kế Toán 47C
Chuyên đề tốt nghiệp

Để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu thuỷ hải sản, ngoài việc mua từ các
nhà cung cấp bên ngoài, tiện cho việc chủ động trong việc cung cấp hàng hoá
cho xuất khẩu, công ty còn trực tiếp thực hiện việc sản xuất chế biến tại các
nhà máy chế biến thuỷ hải sản ở Hải Phòng, Thanh Hoá. Đồng thời công ty
còn có quan hệ gần gũi với các công ty trong cả nước tạo thành hệ thống khép
kín từ khâu đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, làm lạnh tới đóng gói.
Thị trường xuất khẩu thuỷ hải sản chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung
Quốc, Hồng Kông, Đài Loan… Bên cạch đó Intimex còn một hệ thống siêu
thị nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thuỷ hải sản nội địa.
Thủ công mỹ nghệ
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ mà công ty Intimex kinh doanh bao gồm:
Gốm sứ, mây tre đan, hàng sơn mài, hàng thêu ren, hoa khô, hoa gỗ và các
hàng trang trí thủ công khác với các thị trường chủ yếu như Châu Âu, Nhật
Bản, Singapore, Hàn Quốc…
May mặc, bột giặt
Công ty đã liên kết với công ty VICO Hải Phòng và gia công bột giặt
LIX xuất khẩu vào thị trường Trung Đông một khối lượng lớn bột giặt thông
qua chương trình đổi đầu lấy lương thực
- Nhập khẩu
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty là nguyên vật liệu, máy
móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng tiêu dùng, và các mặt hàng khác.
Nguyên vật liệu: Bột giấy, giấy tráng láng, thép, đồng, nhôm, PVC, hạt
nhựa, sợi, nguyên vật liệu sản xuất thức ăn gia súc…
Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải: Máy xúc đào, ôtô, xe tải, máy dò,
máy chiếu, máy gia công gỗ, máy bơm, phụ tùng ôtô, phụ tùng xe máy, thiết
bị thí nghiệm, cáp điện,…
Vũ Lê Thương Kế Toán 47C
Chuyên đề tốt nghiệp
Hàng tiêu dùng: Hàng gia dụng, hàng thực phẩm chế biến…
Các bạn hàng chủ yếu trong kinh doanh nhập khẩu của công ty cũng chủ

yếu là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông,…
- Sản xuất
Nông sản: Việc sản xuất hàng nông sản của Công ty Xuất nhập khẩu
Intimex chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu chủ động trong mặt hàng xuất khẩu
như Nhà máy tinh bột sắn ở Thanh Chương - Nghệ An, Xí nghiệp chế biến
nông sản xuất khẩu tại Đông Hưng- Nghệ An, Xí nghiệp chế biến nông sản
xuất khẩu tại khu công nghiệp Bình Chuẩn- Bình Dương, Xí nghiệp kinh
doanh tổng hợp Intimex Hồ Chí Minh, Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp
Intimex Đồng Nai
Thuỷ hải sản: Công ty tiến hành nuôi trồng thuỷ hải sản nhằm phục vụ
nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Các nhà máy được
xây dựng ở Quảng Ninh, Thanh Hoá, Diễn Kim- Nghệ An… hàng năm cung
cấp cho công ty một nguồn hàng vững chắc phục vụ nhu cầu xuất khẩu và
phân phối trong nước.
- Dịch vụ viễn thông:
Trung tâm dịch vụ viễn thông hiện nay là một trong những đại lý uỷ
quyền cấp một đầu tiên của Viettel Mobile về thuê bao, hoà mạng điện thoại
di động 098, điện thoại cố định 178.
Intimex cũng đã chính thức kí hợp đồng với Viettel kinh doanh các dịch
vụ:
- Truy cập Internet gián tiếp 1278
- Truy cập Internet băng thông rộng ADSL, Internetphone, Internetcard,
- Truy cập Internet trực tiếp Leased Line,
- Dịch vụ viễn thông Internet: PC to phone.
Vũ Lê Thương Kế Toán 47C
Chuyên đề tốt nghiệp
Hiện nay trung tâm đã mở các đại lý uỷ quyền cấp hai tại một số tỉnh
thành phố trên cả nước như: Lào Cai, Thái Bình, Bắc Ninh, Nghệ An, Đà
Nẵng,Thành phố Hồ Chí Minh,…
- Thương mại

Hiện nay trung tâm đang mở một hệ thống siêu thị trên toàn quốc mang
tên Intimex nhằm phân phối các mặt hàng nhập khẩu và nội địa phục vụ nhu
cầu tiêu dùng trên toàn quốc.
- Đầu tư: Hạ tầng kĩ thuật khu công nghiệp, nhà ở và các dây chuyền sản
xuất, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng.
Thị trường hoạt động
Thị trường nội địa
Công ty Xuất nhập khẩu Intimex đã xây dựng được một hệ thống các đại
lý phân phối trên toàn quốc. Mạng lưới tiêu thụ nội địa được tổ chức khoa học
và rộng khắp chủ yếu hướng tới các thị trường như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Thanh Hoá… Các mặt hàng kinh
doanh chủ yếu trên thị trường này gồm hàng nông thuỷ hải sản, may mặc, xe
gắn máy và các mặt hàng tiêu dùng khác.
Hiện nay Intimex đã xây dựng cho mình một hệ thống siêu thị rộng khắp
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước. Riêng ở Hà Nội
đã có tới 7 siêu thị trực thuộc trung tâm thương mại Intimex, Hải Phòng có 2
trung tâm thương mại mang tên Intimex, và các tỉnh thành phố khác…
Thị trường xuất nhập khẩu
Hiện nay Intimex đang có quan hệ giao dịch với hơn 100 quốc gia trên
thế giới trong khu vực và trên thế giới. Trong đó các thị trường xuất khẩu chủ
yếu bao gồm: các nước châu Âu, Mỹ, Nhật, Hồng Kông, Singapore…
Vũ Lê Thương Kế Toán 47C
Chuyên đề tốt nghiệp
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Xuất nhập khẩu
Intimex
Công ty Xuất nhập khẩu Intimex là Công ty nhà nước hoạt động theo
hình thức Công ty mẹ- Công ty con, được tổ chức theo mô hình sau:
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức Công ty Xuất nhập khẩu Intimex
Vũ Lê Thương Kế Toán 47C
BAN GIÁM ĐỐC

Các phòng kinh
doanh
Các chi nhánh và
đơn vị trực thuộc
Các công ty cổ
phần
-Công ty Cổ
phần SX&TM
Intimex,
-Công ty Cổ
phần Sài Gòn
Intimex,
-Công ty Cổ
phần XNK
Intimex.
-Phòng Nghiệp vụ
kinh doanh 1,
- Phòng nghiệp vụ
kinh doanh 2,
-Phòng nghiệp vị
kinh doanh 3,

- Phòng nghiệp vụ
kinh doanh 6.
-Chi nhánh
Intimex Hải
Phòng,
-Chi nhánh
Intimex Nghệ
An,

-Chi nhánh
Intimex Đà
Nẵng,
-Chi nhánh
Intimex Đồng
Nai,
-XN TS Thanh
Hoá,
-Chi nhánh
Intimex Quảng
Ninh,
-Trung tâm
thương mại
Intimex,
-Trung tâm dịch
vụ viễn thông,
-Nhà máy TS
Hoằng Trường,
-XN KDTH
Đồng Nai,
-BĐH dự án
Diễn Kim
-Trại nuôi Điệp
Vân Đồn.
-Phòng kinh tế
tổng hợp,
-Phòng tài chính
kế toán,
-Phòng tổ chức
cán bộ,lao động

tiền lương
-Phòng hành
chính quản trị,
-Phòng xây dựng
cơ bản.
-Phòng thông tin
và tin học
Các phòng quản lý
Chuyên đề tốt nghiệp
Vũ Lê Thương Kế Toán 47C
Chuyên đề tốt nghiệp
Trong đó:
- Phòng tổ chức cán bộ tiền lương:
+ Giúp tổ chức sắp xếp và thực hiện các chế độ đối với cán bộ,
+ Liên hệ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan tổ chức lao động để giả quyết
các chính sách về tiền lương, đào tạo cán bộ và nâng cao nghiệp vụ cho cán
bộ công nhân viên trong công ty.
- Phòng tài chính kế toán
Giúp giám đốc tổ chức hạch toán kinh doanh các hoạt động của công ty,
có trách nhiệm giao vốn và hạch toán các hợp đồng xuất nhập khẩu, thực hiện
và chấp hành tốt các quy định về sổ sách, chứng từ bảng biểu theo quy định
của Nhà nước.
- Văn phòng:
+ Tổng hợp và dự thảo các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty,
+ Cùng với phòng tài chính kế toán thực hiện các công tác định mức kĩ
thuật,
+ Quản lý và đề xuất các biện pháp giải quyết thủ tục cho công ty và
giao dịch với các công ty Nhà nước giải quyết các hạn nghạch cho công ty,
+ Quản lý có hiêu quả công tác giao nhận, kinh doanh đối ngoại.
- Phòng quản trị:

Giúp giám đốc trong công tác tổ chức hoạt động kinh doanh quản lý tài
sản và phục vụ cơ quan quản lý các loại công văn, giấy tờ, quản lý tài sản, đồ
dùng văn phòng, cơ sở vật chất của công ty.
- Phòng thông tin tin học:
+ Có nhiệm vụ quản lý và lưu trữ các dữ liệu nội bộ của cơ quan trong
các thiết bị điện tử,
Vũ Lê Thương Kế Toán 47C
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Cung cấp kịp thời thông tin khi cần thiết.
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh số 1,2,3,6
Bốn phòng kinh doanh 1,2,3,6 có nhiệm vụ tổ chức hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại và dịch vụ tổng hợp theo điều
lệ và giấy phép kinh doanh của công ty.
1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán
1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Do hoạt động kinh doanh của công ty Intimex là đa nghành nghề, địa bàn
hoạt động kinh doanh rộng với hệ thống chi nhánh khắp nơi nên việc tổ chức
hạch toán của công ty là theo hình thức phân tán. Tại mỗi đơn vị thành viên
công ty đều có phòng kế toán riêng tương đối hoàn chỉnh theo hoạt động của
đơn vị, lên báo cáo quyết toán nộp cho phòng kế toán theo định kì, dưới sự
hướng dẫn của kế toán trưởng. Tại văn phòng của công ty có phòng kế toán
tập trung thực hiện việc tổng hợp tài kiệu kế toán kế toán từ các phòng kế toán
tại các đơn vị trực thuộc gửi lên đồng thời trực tiếp hạch toán kế toán các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Văn phòng công ty từ đó lập báo cáo tổng hợp
chung cho toàn công ty.
Để thực hiện tốt công việc của mình, công ty luôn tuyển thêm những cán
bộ trẻ, có năng lực để thay thế dần các nhân viên kém năng lực hoặc đã đến
tuổi nghỉ hưu, giảm dần số nhân viên có trình độ trung cấp và sơ cấp.
Để đáp ứng nhu cầu quản lý chung của công ty, bộ máy kế toán của công
ty được tổ chức một cách tập trung. Bộ máy kế toán của công ty xuất nhập

khẩu Intimex bao gồm 14 thành viên bao gồm một kế toán trưởng, một kế
toán tổng hợp và 12 nhân viên kế toán được tổ chức thành các phần hành theo
mô hình sau:
Vũ Lê Thương Kế Toán 47C
Chuyên đề tốt nghiệp
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng: Đứng đầu phòng kế toán là Kế toán trưởng có trách
nhiêm điều hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch
toán kế toán đồng thời hướng dẫn, đôn đốc cụ thể hóa kịp thời các chế độ,
chính sách, quy định tài chính của Nhà nước và của Bộ Tài chính. Kế toán
trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc và có trách nhiệm, quyền
hạn theo quy định của pháp luật.
Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp số liệu kế toán tổng hợp và
kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp số liệu báo cáo của các chi nhánh gửi lên, báo
Vũ Lê Thương Kế Toán 47C
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp

Kế
Toán
xuất
khẩu
Kế
toán
nhập
khẩu
Kế
toán
tiền
gửi

ngoại
tệ
Kế toán
tiền
lương và
các
khoản
trích
theo
lương
Kế
toán
tiền
gửi
VND
vay
vốn
Kế
toán
công
nợ
phải
trả
Kế
toán
tài
sản
cố
định,
thuế

Kế
toán
doanh
thu bán
hàng,
công
nợ phải
thu
kế
toán
vật
tư,
hàng
hoá
Thủ
quỹ
Kế
toán
tiền
mặt
Kế
toán
chi phí,
giá
thành,
dự án
Chuyên đề tốt nghiệp
cáo với Kế toán trưởng và ban Giám đốc, giám sát hoạt động của các kế toán
viên khác.
Kế toán xuất khẩu: Có nhiêm vụ theo dõi, ghi sổ bao gồm cả xuất khẩu

trực tiếp và uỷ thác. Căn cứ vào bộ chứng từ xuất khẩu hàng hoá kế toán phần
hành xuất khẩu tiến hành kiểm tra tính hợp lý hợp lệ, phân loại sắp xếp chứng
từ, vào sổ kế toán, theo dõi lên sổ báo cáo hàng xuất khẩu, lưu chứng từ.
Kế toán nhập khẩu: Có nhiệm vụ theo dõi và ghi sổ các nghiệp vụ nhập
khẩu hàng hoá. Căn cứ vào bộ chứng từ nhập khẩu hàng hoá. Căn cứ vào bộ
chứng từ nhập khẩu, kế toán tiến hành kiểm tra, phân loại và ghi sổ các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh, lưu chứng từ theo quy định.
Kế toán tiền và vay vốn ngân hàng: Đây là nghiệp vụ phát sinh với khối
lượng lớn nhất trong hầu hết các doanh nghiệp, bao gồm các nghiệp vụ phát
sinh bằng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Đồng thời nghiệp vụ này cũng có
mối quan hệ mật thiết với các phần hành khác. Căn cứ vào giấy báo Nợ, báo
Có của Ngân hàng, kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính theo dõi dòng
tiền của doanh nghiệp.
Kế toán doanh thu bán hàng và công nợ phải thu: Với hệ thống mạng
lưới phân phối lớn, lĩnh vực kinh doanh tương đối rộng, việc theo dõi doanh
thu bán hàng được doanh nghiệp theo dõi theo từng đơn đặt hàng, sau khi có
hoá đơn bán hàng, kế toán tiến hành theo dõi công nợ, vào cuối mỗi kì kế toán
tiến hành phân loại nợ để xác định tình hình công nợ của công ty.
Kế toán tài sản cố định và lien doanh: Có trách nhiệm phản ánh tình hình
biến động về số lượng cũng như chất lượng và giá trị của tài sản cồ định cũng
như giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng, thanh lý và sửa chữa tài sản.
Kế toán thuế: Có trách nhiêm cập nhật số thuế phát sinh sau mỗi nghiệp
vụ, giao dịch phát sinh thuế, lên báo cáo cuối quý, năm, quyết toán thuế với
cơ quan thuế Nhà nước.
Vũ Lê Thương Kế Toán 47C
Chuyên đề tốt nghiệp
Thủ quỹ: Có trách nhiệm quản lý tiền mặt, ngoại tệ , ngân phiếu tại quỹ
của công ty, có trách nhiệm thu chi theo số tiền ghi trên phiếu thu chi, phát
hiện tiền giả do khách hàng trả và bồi thường nếu có mất mát xẩy ra.
Mỗi kế toán đều có nhiệm vụ riêng, tuy nhiên, có các nhiệm vụ sau:

Phản ánh các chứng từ, ghi chép các nghiệp cụ kinh tế phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh một cách đầy đủ, trung thực, kịp thời theo đúng
nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ quy định,
Thu thâp, phân loại và xử lý thông tin về hoạt động nghiên cứu cũng hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty,
Tổng hợp số liệu, lập hệ thống báo cáo tài chính cung cấp cho các đối
tượng sử dụng liên quan,
Thực hiện việc kiểm tra, giám sát, chấp hành các chế độ quản lý kinh tế
nói chung và chế độ kế toán nói riêng,
Tham gia phân tích thông tin kế toán tài chính, đề xuất kiến nghị nhằm
hoàn thiện hệ thống kế toán tài chính,
Ngoài ra hệ thống kế toán của công ty còn tiến hành tham gia lưu trữ hồ sơ
tài chính kế toán theo quy định của Nhà nước.
4.1.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Hiện nay công ty xuất nhập khẩu Intimex đang sử dụng phần mềm kế
toán máy Fast Accouting 2006 với hình thức và chu trình theo hình thức Nhật
kí chung. Hàng ngày, từ các chứng từ gốc, sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp
lý và đầy đủ thủ tục phê duyệt, kế toán từng phần hành sẽ nhập chứng từ của
mình vào máy tính. Máy tính sẽ tự động đưa các thông tin này vào sổ chi tiết
và sổ tổng hợp. Cuối tháng, căn cứ vào số liệu đã được máy tính xử lý ở từng
phần hành, kế toán tổng hợp sẽ tiến hành tổng hợp trên máy vi tính và chương
Vũ Lê Thương Kế Toán 47C
Chuyên đề tốt nghiệp
trình sẽ tự động cho ra các Sổ tổng hợp, Sổ chị tiết, Bảng cân đối phát sinh,
các Báo cáo kế toán.
Sơ đồ 1.3: Mô hình phần mềm kế toán
Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản thống nhất theo quyết
định số 15/2006/QĐ- BTC của Bộ Tài chính về việc áp dụng chế độ kế toán
mới, để phục vụ cho yêu cầu quản lý thông tin chi tiết và chính xác của từng
phòng kinh doanh và từng hoạt động kinh doanh.

Vũ Lê Thương Kế Toán 47C
Chứng từ gốc
Kế toán kiểm tra và phân
loại chứng từ
Nhập chứng từ vào máy
tính
Máy tính đưa ra sản
phẩm
Sổ cái, Sổ
tổng hợp
Sổ chi tiết
Bảng tổng
hợp chi
tiết
Báo cáo kế
toán
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
THỰC TẾ KẾ TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY
XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX
2.1. Đặc điểm hoạt động xuất khẩu tại Công ty Xuất nhập khẩu Intimex
2.1.1. Đặc điểm hàng hoá xuất khẩu
Thu gom hàng hoá trong nước tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là nhiệm vụ
đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu. Đối tượng xuất khẩu
chủ yếu của công ty Intimex chủ yếu là các mặt hàng nông sản và thủ công
mỹ nghệ. Hiện nay, Công ty xuất nhập khẩu Intimex xuất khẩu các loại mặt
hàng sau:
- Hàng nông sản: Cà phê, cao su, chè, hạt tiêu, lạc nhân, tinh bột sắn,
gạo, cơm dừa, …
- Hàng thuỷ sản: tôm, cá (tươi sống và đông lạnh), mực, ngao, cua, ghẹ,

… Số thuỷ sản này chủ yếu được cung cấp từ các nguồn cung cấp bên ngoài
và hiện nay công ty cũng đã xây dựng cho mình một số nhà máy chế biến thuỷ
sản ở Thanh Hoá và Hải Phòng nhằm chủ động trong nguồn cung cấp hàng
hoá.
- Hàng thủ công mỹ nghệ: Chủ yếu bao gồm hàng gốm sứ, hàng mây tre
đan, hàng sơn mài, túi thêu, túi đính cườm, hàng thêu ren, thảm, hoa khô, hoa
gỗ,… Đây đều là các mặt hàng có chất lượng cao mẫu mã phong phú nên rất
được sự ưa chuộng của nhiều người tiêu dùng trên toàn thế giới.
- May mặc, bột giặt: Đây cũng là lĩnh vực hoạt động mang lại doanh thu
khá cao cho công ty trong thời gian qua với thị trường chủ yếu là EU, Mỹ, LB
Nga, Canada,…
Trong số các loại mặt hàng trên, nông sản là mặt hàng chủ lực của công
ty. Trong hơn 30 năm qua, công ty Intimex đã xây dựng cho mình một thị
Vũ Lê Thương Kế Toán 47C
Chuyên đề tốt nghiệp
trường rộng lớn với mạng lưới kinh doanh phủ rộng trên mọi miền đất nước
và hàng trăm đối tác trên hơn 100 quốc gia trên thế giới. Do đặc điểm của
nước ta là một nước nông nghiệp, do đó việc xuất khẩu hàng nông sản đã tạo
ra công ăn việc là cho hàng nghìn lao động trong nước, góp phần giải quyết
nạn thất nghiệp trong nước.
2.1.2. Đặc điểm thị trường xuất khẩu
Ngay từ ngày đầu thành lập, Công ty xuất nhập khẩu Intimex đã xác định
phương trâm kinh doanh của mình là xuất khẩu hàng hoá nhằm góp phần đẩy
mạnh giao lưu hợp tác với các nước tiên tiến trên thế giới, Công ty đã tiến
hành khảo sát thị trường của nhiều nước trên thế giới, tham gia nhiều hội chợ
quốc tế nhằm quảng bá thương hiệu, tích cực cải thiện công tác chăm sóc
khách hàng.
Là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vưc xuất khẩu, Intimex
đã tạo cho mình một uy tín lớn trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Công ty đã khẳng định được sự tin cậy của thương hiệu Intimex với các bạn

hàng khó tính trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, EU, Singapore, … cũng như
trong khu vực. Trong những năm vừa qua, mặc dù nền kinh tế đang gặp nhiều
khó khăn, đặc biệt là khủng hoảng kinh tế trong năm 2008 và đầu năm 2009
này nhưng kim nghạch xuất khẩu của Intimex vẫn giữ ở mức cao. Đạt được
điều này là nhờ công ty đã xây dựng cho mình được uy tín cao đối với các bạn
hàng trên thế giới.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu chủ yếu của công ty là hoạt động xuất khẩu trực
tiếp và xuất khẩu uỷ thác mà Intimex là bên nhận uỷ thác. Hàng hoá xuất
khẩu chủ yếu của công ty thường là theo giá FOB. Việc thanh toán của công
ty chủ yếu là phương thức tín dụng chứng từ hoặc phương thức nhờ thu.
Vũ Lê Thương Kế Toán 47C
Chuyên đề tốt nghiệp
Trong những năm qua, công ty đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm thị
trường và khách hàng xuất khẩu, các phòng ban nghiệp vụ không ngừng cử
nhân viên đi khảo sát thị trường nước ngoài để tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của
nhà tiêu dùng nước ngoài để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu đó. Đồng thời
các nhân viên này cũng tiến hành tìm kiếm đối tác mới để mở rộng thị trường
xuất khẩu. Sau đó công ty ký kết hợp đồng kinh tế với bạn hàng nước ngoài
thông qua hình thức đàm phán trực tiếp. Hợp đồng kinh tế phải được kí kết
theo đúng quy định của pháp luật hiện hành dựa trên nguyên tắc bình đẳng,
các bên cùng có lợi. Trong hợp đồng phải ghi rõ ràng, đầy đủ các nội dung
theo quy định và nội dung mà hai bên đã thoả thuận, đồng thời phải có chữ kí
đại diện hợp pháp của hai bên tham gia giao dịch. Hợp đồng xuất khẩu được
lập bằng hai thứ tiếng, thông thường là tiếng Việt và tiếng Anh, mỗi thứ tiếng
lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản làm cơ sở pháp lý của sự kí kết cà
thực hiện hợp đồng.
Trên cơ sở giấy tờ, số liệu đựoc xác nhận và giấy phép xuất khẩu, nhân
viên phòng nghiệp vụ chuyển sang Phòng Kế toán. Nhân viên kế toán đem ra
Ngân hàng tiến hành các thủ tục đề nghị đối tác mở thư tín dụng đồng thời

kiểm tra thư tín dụng có phù hợp với điều kiện ghi trong hợp đồng đã kí
không. Là bên bán nên công ty thường yêu cầu bên mua ứng trước 70% giá trị
hợp đồng. Việc thu mua hàng hoá được thực hiện ngay sau khi xác định L/C
hoàn toàn phù hợp.
Trong trường hợp hợp đồng với đối tác nước ngoài có quy định rõ việc
kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu được thực hiện bởi công ty giám định
thì công ty cần làm các thủ tục chứng nhận số lượng, chất lượng, phẩm chất,
quy cách của hàng hoá đó. Khi kết thúc kiểm tra, chất lượng hàng hoá đảm
bảo quy định, công ty lập hai bản chứng nhận đã kiểm tra chất lượng lô hàng
xuất khẩu theo tiêu chuẩn, một bản bằng tiếng Việt và một bản bằng tiếng
Anh. Sau đó công ty đưa hàng lên để đóng gói, ghi mã kí hiệu hoặc từ kho của
Vũ Lê Thương Kế Toán 47C
Chuyên đề tốt nghiệp
đơn vị thu mua, đóng gói hàng vào container để đưa tới cảng xếp hàng theo
quy định trong hợp đồng.
Tuỳ theo hợp đồng kí kết mà công ty có thể thuê phương tiện vận tải cho
lô hàng xuất khẩu. Công ty thường mua bảo hiểm cho hàng hoá nhằm giảm
thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển cũng như lưu kho bãi, bao gồm các
bước sau:
Khai và nộp tờ khai hải quan:
Tờ khai hải quan: Đại diện công ty khai báo chi tiết về hàng hóa lên tờ
khai để cơ quan hải quan kiểm tra thủ tục và giấy tờ. Đồng thời tờ khai hải
quan phải được xuất trình cùng với một số giấy tờ như:
 Hoá đơn thương mại, Hoá đơn thuế GTGT;
 Hợp đồng mua bán hàng hoá (hợp đồng ngoại và bản dịch hợp
đồng);
Xuất trình hàng hoá
Nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính
Sau khi thực hiện các thủ tục hải quan, công ty đã có đầy đủ các điều
kiện pháp lý để xuất khẩu hàng hoá cho đối tác nước ngoài.

2.2. Kế toán giá vốn hàng xuất khẩu
Khi hàng hoá được xác định là tiêu thụ, kế toán Công ty tiến hành phản
ánh giá vốn hàng hoá đã tiêu thụ. Hàng hóa của công ty mua về có thể nhập
kho hoặc có thể xuất khẩu trực tiếp cho đối tác nước ngoài. Thông thường, khi
có khách hàng nước ngoài đặt hàng và tiến hành kí kết hợp đồng ngoại thì
công ty mới tiến hành thu mua hàng hoá trong nước để tiết kiệm các chi phí
kho bãi, và hàng hoá xuất khẩu chủ yếu của công ty chủ yếu là hàng nông sản
do đó việc xuất khẩu trực tiếp sẽ đảm bảo được chất lượng của hàng hoá.
Chính vì vậy, số lượng hàng hoá tồn tại kho của công ty thường không lớn.
Vũ Lê Thương Kế Toán 47C
Chuyên đề tốt nghiệp
Mặt khác, khi mua hàng hoá để xuất khẩu thì chi phí mua hàng được tính
ngay vào lô hàng đó nên cuối mỗi kì kế toán, công ty thường tiến hành phân
bổ chi phí thu mua cho hàng hoá cho hàng xuất khẩu. Tuy nhiên trong trường
hợp hàng hoá được đem xuất khẩu thẳng không nhập kho, kế toán vẫn lập
Phiếu nhập kho và Phiếu xuất kho.
Giá vốn hàng xuất khẩu được tính như sau:
Giá vốn hàng xuất khẩu = Giá mua hàng hoá + Chi phí phát sinh trong
quá trình xuất khẩu
Trong đó chi phí phát sinh trong quá trình xuất khẩu bao gồm:
 Chi phí quản lý hàng hoá
 Lãi Ngân hàng, chi phí Ngân hàng
 Phí giao nhận, phí giám định
 Phí kiểm dịch
 Phí vận tải nội
 Phí bảo hiểm cho hàng hoá
 Các chi phí phát sinh khác
Các chi phí này được kế toán công ty tính toán trước để tính ra giá vốn
hàng bán. Nếu trong quá trình xuất khẩu hàng hoá có phát sinh thêm thì kế
toán tiến hành điều chỉnh.

Ví dụ: Ngày 16/01/2009, công ty tiến hành xuất bán 114,829 tấn cà phê
R2S13 sang Anh cho công ty ARMJARO TRADING LIMITED, địa chỉ 16
CHARLES STREET, LONDON WIJ 5DS ( theo hợp đồng kinh tế
CSP06516-001 ký ngày 07/01/2009).
Việc tính giá vốn của lô hàng cà phê như sau:
Đơn giá mua 26,500,000 đ/ tấn, Thuế VAT 1,325,000 đ/ tấn
Vũ Lê Thương Kế Toán 47C

×