Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Kawasaki là bệnh gì? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.03 KB, 6 trang )

Kawasaki là bệnh gì?

Kawasaki - một tên bệnh khá lạ với nhiều người dân VN. Triệu chứng căn
bệnh thế nào và tầm nguy hiểm ra sao? TS-BS Vũ Minh Phúc
(ảnh) - trưởng
khoa tim mạch Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) - cho biết:
- Bệnh do ông Kawasaki phát hiện lần đầu tiên ở Nhật. Đây là nhóm bệnh viêm
mạch máu kích thước trung bình. Trước đây ở nước ta còn gọi là bệnh da niêm hạch.
* Nguyên nhân gây bệnh là gì, thưa bác sĩ?
- Đến nay, các nhà khoa học thế giới vẫn chỉ đưa ra giả thuyết rằng sau bệnh
nhiễm trùng nào đó dẫn đến trẻ mắc Kawasaki. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh
cũng chưa rõ. Bệnh thường xảy ra ở em bé dưới 3 tuổi và xuất hiện nhiều tại khu vực
châu Á.
* Bệnh này có hiếm gặp ở nước ta?
- Từ năm năm gần đây, riêng Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận 70-80 trẻ mắc
Kawasaki mỗi năm.
* Triệu chứng của bệnh như thế nào?
- Thường bé sốt rất cao: 39-40 độ, liên tục 4-5 ngày. Nếu không điều trị, có
trường hợp kéo dài 2-3 tuần lễ. Bên cạnh sốt, em bé bị phát ban toàn thân, mắt đỏ do
viêm kết mạc mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ như trái dâu tây, viêm loét ở họng, sưng lòng bàn
tay bàn chân.
Khi trẻ sốt đến cuối tuần lễ thứ hai đầu tuần lễ thứ ba mà không điều trị, trẻ sẽ
bị bong tróc da ở đầu ngón tay ngón chân, nổi hạch ở cổ. Một số em bé có những triệu
chứng khác ít gặp hơn: tiêu chảy, ói mửa, sưng túi mật, bị triệu chứng như viêm màng
não, co giật, viêm cơ tim, bị viêm tắc giãn các mạch vành. Có bé bị sưng khớp, một số
bị suy thận. Trong tất cả những triệu chứng này có khi không trị cũng sẽ qua đi.
Tuy nhiên, đặc biệt nguy hiểm là khi để bệnh lâu trẻ bị biến chứng viêm tắc
mạch vành dẫn đến giãn mạch vành. Từ đây sẽ dẫn đến triệu chứng trẻ bị nhồi máu cơ
tim như người lớn. Biến chứng này rất nguy hiểm và có thể bị tử vong.
* Mùa nào hay xuất hiện bệnh và cách phòng ngừa như thế nào?
- Trẻ bị mắc bệnh này rải rác quanh năm. Vì chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nên


chưa biết cách phòng bệnh. Một số trẻ sẽ tự hết bệnh nhưng một số khác bị biến chứng
nguy hiểm. Tuy nhiên có thể phòng biến chứng bằng cách khi trẻ bị phát ban, sốt nên
đưa đến khám bác sĩ chuyên khoa nhi ngay.
Hiện nay, tại các bệnh viện có ngừa biến chứng giãn mạch vành bằng cách tiêm
thuốc Gamma Globulin. Thuốc này có hiệu quả khoảng 80% với điều kiện tiêm trước
ngày thứ 10 của bệnh. Lưu ý sau khi tiêm thuốc này ba tháng, trẻ không được chích
ngừa. Song song đó, trẻ cũng được dùng thuốc chống tắc mạch.
Kawasaki - căn bệnh lạ gây nguy hiểm cho trẻ
Khởi phát cấp tính, với triệu chứng sốt cao, mắt đỏ, bong rộp ở miệng,
bong da ở đầu ngón tay, chân Nếu những biểu hiện này xuất hiện ở trẻ dưới 5
tuổi thì rất có khả năng là bệnh kawasaki. Bệnh có thể dẫn đến biến chứng nhồi
máu cơ tim, gây đột tử tức thì.
Bác sĩ Vũ Minh Phúc - Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng I (TP
HCM) - cho biết bệnh kawasaki do một bác sĩ người Nhật có tên Kawasaki tìm ra.
Bệnh có ở trẻ dưới 5 tuổi và rất hiếm gặp, bình quân mỗi năm Bệnh viện Nhi đồng I
chỉ tiếp nhận khoảng vài chục trường hợp. Bệnh khởi phát cấp tính, với những triệu
chứng điển hình là: sốt cao kéo dài; phát ban đỏ khắp cơ thể; hai mắt đỏ, môi đỏ, lưỡi
đỏ rực; bong rộp ở miệng; bong rộp ở đầu các ngón tay, ngón chân; nổi hạch ở cổ; có
thể kèm theo sưng và đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân Ngoài ra còn có những triệu chứng
ít gặp hơn như: rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, ói mửa); trẻ có thể bị đau bụng; vàng da;
túi mật to; gan to Bệnh có thể gây biến chứng lên tim mạch, làm cho tim to, nhịp tim
nhanh, suy tim. Nhưng nguy hiểm nhất là biến chứng làm viêm tắc và giãn mạch vành,
có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, gây đột tử tức thì cho trẻ. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị
sưng khớp, viêm màng não, hay viêm phổi, viêm ruột. Xét nghiệm cho thấy bạch cầu
trong máu tăng cao, siêu âm tim thấy mạch vành bị giãn ra
Bác sĩ Vũ Minh Phúc cho biết, đến nay, thế giới vẫn chưa tìm ra nguyên nhân
gây bệnh kawasaki ở trẻ em. Tuy nhiên, một số giả thuyết cho rằng bệnh kawasaki có
liên quan đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm siêu vi ở những trẻ có cơ thể đặc biệt.
Thuốc đắt
Để chữa bệnh kawasaki, cần chống sưng, chống viêm bằng thuốc Aspirin, và

truyền gamma globulin liên tục từ 10 đến 12 giờ. Đây là loại thuốc có giá thành tương
đối cao, bình quân cứ một kg trọng lượng cơ thể thì tốn 1 triệu đồng thuốc gamma
globulin (trẻ 10 kg thì 10 triệu đồng, 20 kg thì 20 triệu đồng). Cũng có một số trường
hợp phải sử dụng đến liều gamma globulin thứ hai, hoặc phải dùng đến các thuốc ức
chế miễn dịch. Mục đích của việc sử dụng gamma globulin là để ngăn chặn bệnh gây
biến chứng lên tim mạch cho trẻ.
Bác sĩ Tăng Chí Thượng - Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng I - cho biết, việc sử
dụng thuốc gamma globulin cho trẻ mắc bệnh kawasaki được cân nhắc rất kỹ lưỡng,
thường phải thông qua Hội đồng Thuốc và điều trị của bệnh viện, sau khi có chẩn đoán
bệnh chính xác. Đây là một loại bệnh hiếm, khó chẩn đoán, đòi hỏi bác sĩ phải có kinh
nghiệm.
Theo bác sĩ Minh Phúc, quan trọng là phát hiện bệnh và đưa trẻ đến bệnh viện
sớm, vì nếu được điều trị trong vòng 10 ngày kể từ khi trẻ mắc bệnh thì mới có thể
ngừa được các biến chứng ở tim. Sau 10 ngày thì hiệu quả ngăn ngừa biến chứng sẽ
giảm xuống. Nếu bệnh tiến triển tốt, thì khoảng 48 giờ sau điều trị, bệnh sẽ lui dần, trẻ
hết sốt và có thể về nhà. Tuy nhiên, một khi trẻ đã mắc bệnh kawasaki thì cần phải
được tái khám suốt đời. Đối với những trường hợp bệnh không gây biến chứng, thì sau
khi xuất viện về uống thuốc Aspirin trong khoảng 6 tuần thì ngưng. Đối với những
trường hợp bệnh gây biến chứng, thì phải được chụp mạch vành để theo dõi dưới sự
chỉ định của bác sĩ.
Bác sĩ Minh Phúc lưu ý, đối với những trẻ sử dụng thuốc gamma globulin, cần
tạm ngưng tiêm ngừa văcxin phòng bệnh ít nhất là 3 tháng, đặc biệt là những văcxin
sống như: sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, vì gamma globulin đã làm giảm tác dụng của
văcxin.

×