Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Bệnh tự miễn chung (Phần 2) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.9 KB, 5 trang )

Bệnh tự miễn chung
(Phần 2)

Đại thực bào và bạch cầu đa nhân trung tính
Đại thực bào và bạch cầu đa nhân trung tính lưu thông trong giòng máu và phát
hiện ra các chất, vật lạ đối với cơ thể. Khi gặp dị nguyên như vi khuẩn, chúng bao lấy
và tiêu diệt. Đại thực bào và bạch cầu đa nhân trung tính tiêu diệt kháng nguyên lạ nhờ
tạo ra các phân tử độc như phân tử oxygen trung gian phản ứng. Nếu sản phẩm của
các phân tử gây độc không được kiểm soát thì không chỉ các dị nguyên bị tiêu diệt mà
các mô chung quanh đại thực bào và bạch cầu đa nhân trung tính cũng bị tiêu hủy. Ví
dụ như những người bị bệnh tự miễn có tên là u hạt Wegener, các đại thực bào và bạch
cầu đa nhân trung tính tác động quá mức gây tổn thương các mạch máu tạo ra các phân
tử gây độc và góp phần làm tổn hại mạch máu. Còn trong bệnh viêm khớp dạng thấp,
các phân tử oxygen trung gian hoạt động và các phân tử gây độc khác được các bạch
cầu đa nhân trung tính và đại thực bào hoạt động quá mức làm tổn tương khớp. Các
phân tử gây độc góp phần tạo viêm biểu hiện bằng sưng, nóng và góp phần làm tổn
thương khớp.



Đại thực bào đến bao lấy vi khuẩn và giải phóng các phân tử gây độc (oxygen
trung gian hoạt động) phá vỡ và tiêu diệt vi khuẩn.

Hình trên bên trái: một virus đang tấn công tế bào thần kinh. Hình dưới bên
phải: một tế bào T cùng thụ thể tế bào T đang nhận diện một mảnh virus (kháng
nguyên) trên hệ MCH của tế bào thần kinh bị nhiễm virus.

Tuy nhiên, để tế bào T đáp ứng với dị nguyên trên hệ MCH phải cần đến một
phân tử khác nằm trên tế bào đại diện kháng nguyên gởi tín hiệu thứ phát đến tế bào T.
Phân tử tương ứng trên bề mặt tế bào T nhận diện tín hiệu thứ phát này. Hai loại phân
tử thứ hai của tế bào đại diện kháng nguyên và tế bào T này được gọi là các phân tử


đồng kích thích.
Có một số tập hợp phân tử đồng kích thích tham gia trong việc tương tác với tế
bào đại diện kháng nguyên cùng với tế bào T. Khi các MCH, thụ thể của tế bào T, các
phân tử đồng kích thích được tương tác với nhau thì tế bào T sẽ được kích hoạt để hoạt
động theo một số cách.
Các cách hoạt động đó gồm có hoạt hóa, dung nạp hay chết tế bào T. Các bước
nhỏ hơn sẽ tùy thuộc vào sự tác động và cách tương tác của các thành phần trong phân
tử đồng kích thích. Do các tương tác là đáp ứng chính yếu của hệ miễn dịch nên các
nhà nghiên cứu đặt nặng nghiên cứu để tìm ra các phương cách điều trị mới nhằm
kiểm soát hoặc ngưng sự tấn công của hệ tự miễn trên chính các mô và cơ quan của cơ
thể.

Một tế bào đại diện kháng nguyên (ví dụ như đại thực bào) và dị nguyên trên hệ
MCH được các thể tế bào T nhận diện. Ngoài ra các phân tử đồng kích thích trên tế
bào đại diện kháng nguyên và tế bào T tương tác nhau.

Kháng nguyên lạ trên hệ MCH
Cytokines và Chymokines

Sau khi có sự kết hợp (tương tác) giữa MHC và thụ thể tế bào T, hoặc có sự
tương tác giữa các phân tử đồng kích thích, tế bào T đáp ứng bằng cách chế tiết ra các
cytokines và chemokines. Cytokines là các protein bao quanh các tế bào hệ miễn dịch
để được kích hoạt, trưởng thành hay sẽ chết đi. Chúng cũng ảnh hưởng đến các mô của
hệ thống phi miễn dịch. Ví dụ như một số cytokines có thể cấu tạo nên thành lớp dày
sừng của da và biểu hiện ở người xơ cứng bì.

Sau khi các tế bào đại diện kháng thể và tế bào T tương tác với nhau qua MHC,
thụ thể tế bào T và các phân tử đồng kích thích thì tế bào T được hoạt hóa sẽ gởi các
tính hiệu cytokines đến các tế bào khác.


Các tế bào T khác
Tế bào T hoạt hóa
Các tính hiệu cytokines
Chemokines là các phân tử cytokines nhỏ có thể thu hút các tế bào hệ miễn
dịch. Quá sản cytokines gây ra viêm và xâm lấn cơ quan đích và biểu hiện ở các bệnh
tự miễn. Ví dụ như quá sản cytokine ở khớp của người bị viêm khớp dạng thấp gây ra
hậu quả là xâm chiếm không gian khớp bằng cách phá hủy các tế bào của hệ miễn dịch
như đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính, tế bào T.

×