Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Các bước xông hơi giải cảm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.84 KB, 5 trang )

Các bước xông hơi giải cảm

Bà con ta vẫn thường hay áp dụng phương pháp xông hơi mỗi khi bị cảm
cúm đột ngột do thời tiết. Có nhiều bài thuốc dùng để xông hơi và thường có tác
dụng rất tốt, người bệnh cảm thấy nhẹ nhõm và khỏi bệnh.

Các bài thuốc này rất phổ biến, dễ kiếm ngay trong vườn nhà, cách thức tiến
hành cũng đơn giản. Tuy nhiên khi bị sốt cao, co giật (nhất là trẻ em và người cao
tuổi) mà nguyên nhân của sốt là do một nhiễm khuẩn nào đó (như viêm họng, ho, chấn
thương, nhiễm trùng ) thì không nên tuỳ tiện xông hơi mà phải đi khám bệnh ở cơ sở
y tế.

Sau đây xin giới thiệu các bước tiến hành xông hơi:



Chuẩn bị dược liệu:
Lá tre khoảng 40 - 50g; kinh giới 40 - 50g (nếu là hoa thì dùng 10 - 15g); hoắc
hương, tía tô, lá chanh, lá long não, cây cứt lợn mỗi loại 30 - 40g, tỏi 2 - 3 củ, địa liền
tươi 20 - 30g. Cho dược liệu vào nồi, đổ nước, đun sôi kỹ đến khi có mùi thơm.

Cách xông:
Ở các gia đình, khi đã nấu dược liệu sôi có mùi thơm thì mang vào nhà tắm,
dùng vải trùm kín người hoặc đầu, mở vung nồi dược liệu để bay hơi vào người. Thời
gian xông 5 - 15 phút, khi nào mồ hôi ra đều toàn thân thì dừng xông.
Sau xông hơi thì lau khô bằng khăn ấm, ẩm, rồi lau bằng khăn khô, thay quần
áo sạch; sau đó nên ăn 1 bát cháo hành hoặc uống nước ấm hoặc thuốc, nghỉ ngơi, đảm
bảo thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông

Công dụng của các dược liệu dùng xông hơi


Lá tre:
Tính hàn, vị cay, nhạt, ngọt, vào kinh tâm và kinh phế, giúp giải nhiệt, thanh
tâm, tiêu đờm. Chỉ định: Làm thuốc ra mồ hôi, sát khuẩn, chữa viêm nhiễm, phù
thũng, cảm sốt. Liều dùng ngày dùng 20 - 30g dưới dạng thuốc sắc (uống hoặc xông).

Sả:
Chữa cảm cúm, sốt: 10 - 20g cả cây, nấu nước xông. Nó còn được dùng chữa
chàm mặt (rễ giã nát, vắt lấy nước chấm vào vùng bị chàm), đầy bụng, nôn mửa, trung
tiện kém.

Tía tô:
Tính ôn, vị cay, mùi thơm, vào kinh phế và kinh tỳ. Lá tía tô làm ra mồ hôi,
chữa cảm mạo giảm đau, chữa ho, đầy hơi, kém tiêu hóa, nôn mửa, đau bụng do thực
tích. Ngày dùng 3-6g hay 3-10g dưới dạng thuốc sắc.

Hương nhu:
Dùng toàn cây trừ rễ, hái về phơi hay sấy khô. Hái cây lúc ra hoa hoặc 1 số hoa
đã kết quả. Tính hơi ôn, vào kinh phế và kinh vị. Tác dụng: Thanh nhiệt giải biểu,
hành khí, chỉ thống trường, trừ thấp; chữa cảm mạo, nhức đầu, ra mồ hôi. Thường
dùng chữa cảm nắng, sốt, nhức đầu, đau bụng đi ngoài. Dùng khô hay tươi tùy theo
bệnh. Dùng tươi thì vò, vắt lấy nước, khô thì sắc hay tán bột. Ngày 3 -8g hay 4 - 12g
dưới dạng thuốc sắc hay hãm.

Những vị thuốc này rất dễ kiếm, tuy nhiên cần lựa chọn chính xác tránh nhầm
lẫn với các cây thuốc khác trong vườn nhà. Tuân thủ liều lượng đã chỉ định ở trên,
xông hơi đúng cách và phải rửa sạch thuốc trước khi đun.

×