Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu Độ phong phú loài trong rừng nhiệt đới ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.05 KB, 5 trang )

Độ phong phú loài trong rừng nhiệt đới

Các loài trong rừng nhiệt đới
Các rừng rậm nhiệt đới có hơn một nửa số loài của thế giới, mặc dù chỉ chiếm 7% bề mặt đất
của trái đất. Độ phong phú loài tương đối của quần xã sinh vật rừng nhiệt đới thay đổi nhóm loài,
và các kiến thức khoa học về độ phong phú loài của một số bậc phân loại vẫn còn giới hạn.
Thực vật
Thông tin đầy đủ nhất hiện có về rừng nhiệt đới là các thông tin về các loài thực vật. Vùng tân
nhiệt đới (trung và nam Mỹ) ước tính có khoảng 86.000 loài thực vật có mạch, vùng nhiệt đới và
nửa khô hạn châu Phi có 30.000 loài, vùng Madagascar có 8200 loài, vùng nhiệt đới châu á bao
gồm cả New Guinea và vùng nhiệt đới Austrailia có khoảng 45.000 loài . Xét chung, vùng nhiệt
đới chiếm 2/3 con số ước tính 250.000 loài thực vật có mạch của thế giới . Theo số liệu của
Alwyn Gentry, Norman Myers ước tính rằng 2/3 số loài thực vật nhiệt đới được tìm thấy ở các
rừng nhiệt đới ẩm (các rừng rậm rụng lá và thường xanh). Như vậy, khoảng 45% các loài thực
vật mạch gỗ của thế giới được tìm thấy trong các rừng rậm nhiệt đới .
Động vật có xương sống
Tỷ lệ số loài động vật có xương sống ở cạn tìm thấy trong các rừng nhiệt đới có thể so sánh với
con số này của thực vật. Số loài chim của rừng nhiệt đới ước tính là 2600, trong đó 1300 loài tìm
thấy ở vùng tân nhiệt đới, 400 loài ở vùng nhiệt đới châu Phi, 900 loài ở vùng nhiệt đới châu á.
Con số này xấp xỉ 30% tổng số loài toàn cầu . Tỷ lệ này thấp hơn so với thực vật, nhưng không
bao gồm các loài chim tìm thấy ở rừng nhiệt đới mà không hoàn toàn phụ thuộc vào nơi cư trú
này . Bruce Beehler cho rằng 78% các loài chim không phải ở biển của New Guinea là tồn tại ở
các rừng mưa, mặc dù nhiều loài có thể cũng sống ở cả những nơi cư trú khác nữa .
Động vật không xương sống
Độ phong phú tương đối của các loài động vật không xương sống trong rừng nhiệt đới hầu hết
vẫn chưa được biết chắc chắn. Cho tới gần đây, tính đa dạng tương đối của nhóm động vật chân
khớp của vùng nhiệt đới so với vùng ôn đới vẫn được coi là tương tự đối với những nhóm sinh
vật đã biết như thực vật có mạch hoặc chim. Tuy nhiên, khám phá của Terry Erwin về độ phong
phú rất lớn của các loài bọ cánh cứng trong tán rừng của một rừng nhiệt đới ẩm đã cho thấy độ
phong phú tương đối của động vật chân khớp trong vùng nhiệt đới là lớn hơn rất nhiều . Khoảng
30 triệu loài động vật chân khớp, chiếm 96% tổng số loài trên trái đất, có thể tồn tại trong các


rừng nhiệt đới .
Phần trăm các loài trên thế giới
Tỷ lệ các loài của rừng nhiệt đới trên tổng số các loài của thế giới không thể ước lượng được
chính xác bởi lẽ tổng số loài của một số đơn vị phân loại và nhóm sinh thái lớn có nhiều tiềm
năng, bao gồm côn trùng, giun tròn và động vật không xương sống đáy biển, vẫn chưa được biết
rõ. Tuy vậy, một nửa số loài động vật có xương sống và thực vật có mạch là tồn tại trong rừng
nhiệt đới và nếu độ phong phú rất lớn về loài của nhóm động vật chân khớp trong quần xã sinh
vật này là một chỉ số thì ít nhất 50%, thậm chí đến 90% tổng số loài của thế giới là được tìm thấy
trong các rừng kín nhiệt đới .
Khái niệm và các đặc trưng chủ yếu của nông nghiệp sinh thái đô thị ở TP.HCM
PGS.TS. VŨ XUÂN ĐỀ
Sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn ngoại thành, vốn là một bộ phận trong tổng thể kinh tế của
thành phố. Với xu thế công nghiệp hóa và mở rộng đô thị hóa, diện tích sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp
dần, mà ở một thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, thì nguy cơ của sự phát triển mặt bằng đô thị
dạng khối liên tục và quá lớn, là điều rất dễ xẩy ra. Do đó, hậu quả về mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm
môi trường thêm trầm trọng, là khó tránh khỏi.
Để góp phần thực hiện chiến lược “phát triển bền vững”, đáp ứng các nhu cầu về nông sản phẩm cao cấp và
chất lượng cảnh quan – môi trường sinh thái, để phục vụ cuộc sống ngày càng nâng cao của đô thị; đề tài
“Nghiên cứu xây dựng các mô hình nông nghiệp sinh thái phù hợp trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh”, được Viện Kinh Tế TP đặt ra nghiên cứu.
Đề tài đang tiếp tục thực hiện. Nội dung bài viết theo tiêu đề trên, trước hết chỉ xin giới thiệu một số khái
niệm và các đặc trưng chủ yếu của nông nghiệp sinh thái đô thị ở TP.Hồ Chí Minh, qua nghiên cứu đã xây
dựng được.
1. Một số khái niệm cơ bản.
Để có cơ sở ứng dụng vào nghiên cứu đề tài; trong đó, việc xây dựng khái niệm nông nghiệp sinh thái đô
thị, cần làm rõ một số khái niệm cơ bản có liên quan như: sinh thái, hệ sinh thái và hệ sinh thái nông
nghiệp.
Sinh thái, hiểu một cách đơn giản là trạng thái sống, dạng sống, kiểu sống. Nó là môn khoa học về quan
hệ của sinh vật hoặc nhóm sinh vật với môi trường xung quanh. Nội dung của sinh thái học, chủ yếu nghiên
cứu đặc điểm các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật và sự thích nghi của chúng với

các điều kiện ngoại cảnh; nghiên cứu nhịp điệu sống của cơ thể liên quan với các chu kỳ ánh sáng (ngày –
đêm), các chu kỳ địa lý của trái đất – chủ yếu chế độ vũ - nhiệt; nghiên cứu điều kiện hình thành quần thể
và những đặc điểm cơ bản trong mối quan hệ nội bộ quần thể như: mật độ phân bố, sinh trưởng, sinh sản,
tử vong… và giữa quần thể với môi trường thể hiện sự biến động – điều chỉnh số lượng cá thể trong quần
thể; nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của các quần xã, mối quan hệ giữa các loài, quá trình biến đổi của các
quần xã theo không gian và thời gian qua các loại diễn thế (succession); nghiên cứu sự chuyển hóa vật chất
và năng lượng trong quần xã, giữa quần xã và ngoại cảnh thể hiện qua các chuỗi và lưới thức ăn; nghiên
cứu những nhân tố vô cơ cần thiết cho sinh vật tham gia vào chu trình sinh địa hóa trong thiên nhiên và từ
đó xác định rõ mối tương tác giữa các nhân tố làm nâng cao năng suất sinh học của các quần xã sinh vật.
Ứng dụng các kiến thức sinh thái học vào việc nghiên cứu bảo vệ, sử dụng và phát triển tài nguyên. Mọi
hoạt động kinh tế – xã hội đều có quan hệ tới môi trường; nếu sử dụng tài nguyên một cách tùy tiện và bất
chấp các quy luật, thì có thể đạt được một số yêu cầu trước mắt nhưng sẽ gây ra hậu quả lâu dài đến nguồn
tài nguyên và môi trường sống.
Tất cả các sinh vật ở khu vực nhất định tác động qua lại với môi trường vật lý (vô sinh) bằng các dòng năng
lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng, với sự đa dạng về loài và chu trình tuần hoàn vật chất trong mạng lưới,
được gọi là hệ sinh thái hay hệ thống sinh thái. Ví dụ: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng nhiệt
đới ẩm mưa mùa, hệ sinh thái rừng úng phèn, hệ sinh thái đầm lầy, hệ sinh thái san hô đáy biển…
Ngoài các hệ sinh thái tự nhiên – mà đặc điểm tính chất của nó không có hay ít có sự can thiệp của con
người, còn có hệ sinh thái nhân tạo, tức các hệ sinh thái do con người đã tác động làm nó biến đổi đi hoặc
do con người tạo ra, như các hệ sinh thái nông nghiệp – ruộng lúa, vườn cây ăn trái, rừng cây công
nghiệp, ruộng rau màu, cánh đồng cỏ chăn nuôi…
Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái tương đối đơn giản về thành phần và thường đồng nhất về cấu trúc,
cho nên khó bền vững. Tuy nhiên, năng suất sinh vật (rễ, thân , lá, quả…) và năng suất kinh tế của ruộng
vườn là mục đích hoạt động chủ yếu của con người, lại phụ thuộc vào hệ thống các nhân tố vô sinh như
thời tiết-khí hậu, bao gồm: bức xạ mặt trời, nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ không khí, gió, lượng khí O
2
,
CO
2
… và các yếu tố vô cơ khác; các nhân tố hữu sinh như đất, nước, bao hàm các chất hữu cơ, động vật và

hệ vi sinh vật trong đất; các yếu tố quần thể sinh vật bao gồm cây trồng, vật nuôi, các loài cỏ dại, côn trùng,
nấm bệnh…; và hệ thống các biện pháp kỹ thuật canh tác từ giống, làm đất, gieo trồng, chăm sóc, bón
phân, phòng chống và diệt trừ sâu bệnh hại, đến thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản phẩm
trên từng hệ sinh thái nông nghiệp đó.
Hệ sinh thái đô thị: Các đặc trưng của đô thị, thường là hầu hết hoặc đại bộ phận các tạo phẩm tự nhiên
được thay thế bằng tạo phẩm văn hóa, tức các vật chất nhân tạo; tăng dân số với mật độ dân cư cao, cùng
với các hoạt động kinh tế – xã hội thường xuyên liên tục, chủ yếu công – thương nghiệp, giao thông và xây
dựng, là những đặc trưng phổ biến ở các đô thị. Qua đó, hệ sinh thái tự nhiên nguyên thủy của nó đã bị biến
đổi hoàn toàn và tạo nên hệ sinh thái mới – hệ sinh thái đô thị. Các yếu tố sinh thái tự nhiên trong hệ sinh
thái này, cũng bị tác động chi phối bởi các nhân tố đô thị làm thay đổi ở những mức độ khác nhau và
thường theo chiều hướng bất lợi. Theo Horbert (CHLB Đức), như: thời gian chiếu sáng giảm 5 – 15%,
lượng bức xạ mặt trời ít hơn 6 – 37%; nhiệt độ không khí trung bình/năm tăng 1 – 2
o
C và thậm chí những
ngày nắng nóng có thể cao hơn 2 – 9
o
C; độ ẩm không khí mùa đông giảm 2%, mùa hè giảm 8 – 10% và
những ngày nắng to giảm 30%; tốc độ gió giảm trung bình 10 – 20%, lượng tuyết ít hơn 5%. Song, lượng
mưa cao hơn tới 20% so với vùng ngoài tương đồng địa hình và vị trí địa lý. Ngoài ra, mực nước ngầm ở
các thành phố cũng ngày càng sâu thêm; đất bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng; không khí bị ô nhiễm bởi
nhiều loại khí độc hại như SO
2
, CO, CO
2
, HF… và tiếng ồn tăng cao.
Các hệ sinh thái nông nghiệp phân bố ở vùng đô thị hoặc vùng cận đô thị, chịu ảnh hưởng chi phối và thích
nghi với điều kiện hoàn cảnh sinh thái đô thị, được gọi là hệ sinh thái nông nghiệp đô thị.
2. Xây dựng khái niệm nông nghiệp sinh thái đô thị.
Sinh thái nông nghiệp là khái niệm tự thân nó chỉ mới nói lên quan hệ giữa các đối tượng sản xuất nông
nghiệp với môi trường xung quanh. Hay nói cách khác, đó là nhu cầu điều kiện sinh thái của cây trồng –

vật nuôi; hoặc sự thích nghi của sinh vật đối với hoàn cảnh sống. Bấy lâu nay, người ta thường phân vùng
sinh thái nông nghiệp, về cơ bản theo nghĩa này. Ví dụ: Đồng bằng sông Cửu Long có sáu vùng sinh thái
nông nghiệp, dựa trên cơ sở chế độ thủy văn – tưới tiêu của hệ thống Sông Tiền và Sông Hậu, dưới tác
động ảnh hưởng của triều Biển Đông và địa hình bề mặt; đó là vùng phù sa nước ngọt ven Sông Tiền và
Sông Hậu, vùng đất phù sa nhiễm mặn ven Biển Đông, vùng Bán đảo Cà Mau, vùng đất trũng Tây Sông
Hậu, vùng Tứ giác Long Xuyên và vùng Đồng Tháp Mười (Lê Phú Khải, 1996). Tương tự, ở phạm vi một
địa phương hẹp như Thành phố Hồ Chí Minh, đề tài cũng đã dựa vào điều kiện thổ nhưỡng, địa hình và ảnh
hưởng của chế độ thủy văn và thủy lợi để phân vùng ngoại thành ra làm bảy vùng sinh thái nông nghiệp.
Trong khi đó, khái niệm nông nghiệp sinh thái vừa dựa trên nền sinh thái nông nghiệp, tức các đối tượng
sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên, vừa dựa vào phương thức canh tác tiên tiến với đòi hỏi chẳng
những có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, mà còn phải đảm bảo sạch về mặt môi trường… để phát
triển bền vững. Nông nghiệp sinh thái đô thị, nói chung phát triển trong điều kiện sinh thái cảnh khắc
nghiệt hơn, nhưng yêu cầu hiệu quả và chất lượng sản phẩm lại cao hơn so với ở những nơi bình thường.
Dưới đây, bước đầu có thể đưa ra khái niệm về nông nghiệp sinh thái đô thị.
Nông nghiệp sinh thái đô thị là nông nghiệp phát triển trên vùng đô thị hoặc gần vùng đô thị. Nó phải thích
ứng với hoàn cảnh sinh thái đô thị và phát huy các lợi thế của điều kiện vật chất – kỹ thuật đô thị để ngày
càng hoàn thiện các chức năng sinh thái mà nó tham gia vào các chu trình cân bằng và chức năng cung
ứng, nhằm thỏa mãn nhu cầu không chỉ là những nông sản hàng hóa sạch, chất lượng cao và đa dạng, mà
còn là các sản phẩm văn hóa, tinh thần và đáp ứng nhu cầu nghĩ dưỡng của thị dân.
Theo khái niệm này, nội dung và ý nghĩa của nông nghiệp sinh thái đô thị đã được đề cập một cách khá
toàn diện và sát với thực tiễn. Không gian phân bố của nó cũng sẽ thích ứng với từng điều kiện cụ thể về
quy mô đất đai ở đô thị và xét trên bình diện rộng, nó đảm bảo được sự kết nối hài hòa giữa hệ sinh thái đô
thị với các hệ sinh thái tự nhiên và nông thôn. Nông nghiệp sinh thái đô thị khai thác hợp lý tiềm năng cảnh
quan thiên nhiên và nhân tạo để phát triển đa dạng. Nông nghiệp sinh thái đô thị sử dụng cao hàm lượng
khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giữ gìn tốt môi
trường sinh thái – sản xuất sạch, không làm thoái hóa đất bằng thay thế các kỹ thuật phân bón và nông
dược…; phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp với phương thức sản xuất nông nghiệp hiện đại. Từ đó,
trình độ quản lý, tổ chức sản xuất và am hiểu khoa học – kỹ thuật và công nghệ trong canh tác của nông
dân, ngày càng nâng cao và dân trí cũng tương ứng với mặt bằng dân trí đô thị; đảm bảo việc làm ổn định
cho nông dân trong quá trình CNH, ĐTH và có cơ sở để nâng cao thu nhập tương ứng với thị dân…

3. Các đặc trưng chủ yếu của nông nghiệp sinh thái đô thị ở TP.Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở khái niệm nông nghiệp sinh thái đô thị như đã trình bày; đối chiếu với thực tế và xu hướng phát
triển, có thể dự liệu định hình nền nông nghiệp sinh thái đô thị ở TP.Hồ Chí Minh có một số đặc trưng chủ
yếu, như sau:
1/ Đặc trưng về loại hình và phân bố, gồm:
- Dạng nhà – vườn, với diện tích vườn hẹp khoảng 500 tới 1.000m
2
ở các khu dân cư, có khả năng tồn tại
và phát triển khá phổ biến tại các quận mới, kể cả các khu vực gần các trung tâm.
- Vườn, hình thành theo dạng các lô, thửa hoặc dạng VAC rộng 3-4 ngàn m
2
đến hàng ha, phân bố chủ yếu
ở các quận xa trung tâm và các huyện ven.
- Các khu vườn diện tích lớn 5 – 10 ha liên kế thành vùng tương đối tập trung, kéo dài theo ven các sông
lớn Sài Gòn, Đồng Nai.
- Một số cánh đồng không lớn, không liên tục, tồn tại ở các huyện ven đô.
- Các khu, khoảnh rừng và các ao – đầm trên vùng đất phèn mặn và ngập mặn, từ cận Nam tới cực Nam
Thành phố.
2/ Đặc trưng về phân dị điều kiện sinh thái giữa các vùng ở ngoại thành gắn với vị trí địa lý, chức năng đô
thị, kinh nghiệm sản xuất truyền thống của các quận mới và huyện ven, đã và tiếp tục dịch chuyển cơ cấu
để hình thành các vùng nông nghiệp sinh thái, như: vùng cây hoa kiểng, vùng cây ăn trái rải rác và xen các
vườn hoa đặc chủng (ngâu, lài, phong lan…), vùng cây ăn trái tập trung kinh doanh đa dạng, vùng rau thực
phẩm các loại và các vùng chăn nuôi cung cấp thịt, sữa, thủy sản…
3/ Trình độ và hàm lượng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, với những sản phẩm đa dạng có năng
suất và sản lượng cao, chất lượng tốt và an toàn, phù hợp nhu cầu thị trường Thành phố; đặc biệt cung cấp
và chuyển giao các công nghệ về giống, về kỹ thuật canh tác, về bảo quản và chế biến hiện đại… cho vùng
Nam Bộ, sẽ là đặc trưng về vai trò trung tâm của nông nghiệp sinh thái đô thị ở TP.Hồ Chí Minh.
4/ Không gian đô thị mới, được phối trí hài hòa với những khoảng xanh nông nghiệp sinh thái xen kẽ, hệ
thống các mô hình có cấu trúc tầng tán hợp lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển và do vậy, cảnh quan – môi
trường sinh thái được cải thiện. Đó, vừa là mục tiêu cũng vừa là đặc trưng kỳ vọng của nông nghiệp sinh

thái đô thị ở TP.Hồ Chí Minh.
5/ Đặc trưng về lực lượng lao động, gồm cả nông dân và thị dân tham gia sản xuất nông nghiệp, có trình độ
kỹ thuật và tay nghề phù hợp với yêu cầu sản xuất và dịch vụ nông nghiệp hiện đại. Hoạt động đó, vừa là
mục tiêu hiệu quả kinh tế, cũng vừa là thú vui của người dân thành phố, khi nhu cầu và mức sống ngày
càng nâng cao.

×