Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đầu tư chế biến XNK – NSTP Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.58 KB, 47 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra một ngưỡng cửa mới cho nền kinh tế nước
ta. Đây vừa là cơ hội, cũng vừa là thách thức đối với các ngành kinh tế nói chung và
với các doanh nghiệp nói riêng trong nền kinh tế. Không nằm ngoài xu thế đó, ngành
chế biến điều thô cũng chịu nhiều ảnh hưởng không chỉ từ thị trường trong nước mà
còn chịu nhiều áp lực trên thì trường quốc tế. Vì thế, chất lượng sản phẩm và giá cả
hợp lý sẽ là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp giành được lợi
thế trong cạnh tranh. Muốn làm được điều đó các doanh nghiệp cần phải chú trọng
đến công tác quản lý chi phí góp phần hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở đảm bảo chất
lượng sản phẩm.
Công ty TNHH Đầu tư chế biến XNK – NSTP Thái Bình – một doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực gia công chế biến điều thô đã có nhiều biện pháp chiến lược
về quản lý chi phí được thực hiện. Trong đó công cụ kế toán nói chung, kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng có vai trò quan trọng, góp phần
quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, đầy đủ và hiệu quả.
Là một sinh viên chuyên ngành kế toán- Trường đại học Kinh tế quốc dân, qua
thời gian thực tập tại phòng kế toán của công ty TNHH Đầu tư chế biến XNK –
NSTP Thái Bình, nhận thức được vai trò quan trọng của kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm trong công tác kế toán ở doanh nghiệp sản xuất, em đã lựa
chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty TNHH Đầu tư chế biến XNK – NSTP Thái Bình” cho chuyên
đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề được chia làm 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tai công ty
TNHH Đầu tư chế biến XNK – NSTP Thái Bình
1
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
công ty TNHH Đầu tư chế biến XNK – NSTP Thái Bình
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
công ty TNHH Đầu tư chế biến XNK – NSTP Thái Bình
2


CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ
CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP
KHẨU NÔNG SẢN - THỰC PHẨM THÁI BÌNH
1.1 Đặc điểm sản phẩm tại Công ty TNHH Đầu tư chế biến xuất, nhập
khẩu nông sản - thực phẩm Thái Bình
1.1.1 Danh mục sản phẩm
Bảng 1 : Bảng phân loại thành phẩm
Hàng xuất khẩu
Các nước khác Trung Quốc
Hàng tiêu thụ nội địa
STT Mặt hàng STT Mặt hàng STT Mặt hàng
1 W210 18 DW 1 Nguyên NĐ
2 W240 19 DW2 2 Bể NĐ
3 W320 20 CGOT 3 Vụn
4 W450 21 SW2 4 BB2
5 SW240 22 SW3 5 OW1
6 SW320 23 SL 6 OW2
7 LBW240 24 SK1
8 LBW320 25 SK2
9 DW 26 SK3
10 WB 27 TPW
11 WS 28 TP(TPW2)
12 LP 29 TP2
13 SB 30 DWT1
14 SS 31 DWT2
15 SP 32 TPT
16 BB 33 SS2(TPS)
17 SSW mới 34 SB2(TPS)
35 SP2

Bảng 2: Kí hiệu, tên và đơn vị tính của sản phẩm
3
STT MÃ HIỆU TÊN ĐVT
1 W210 Nhân nguyên hạt trắng 210 hạt/pound kg
2 W240 Nhân nguyên hạt trắng 240 hạt/pound kg
3 W320 Nhân nguyên hạt trắng 320 hạt/pound kg
4 W450 Nhân nguyên hạt trắng 450 hạt/pound kg
5 SW240 Nhân nguyên vàng nhẹ 240 hạt/pound kg
6 SW320 Nhân nguyên vàng nhẹ 320 hạt/pound kg
7 LBW240 Nhân nguyên nám mờ 240 hạt/pound kg
8 LBW320 Nhân nguyên nám mờ 320 hạt/pound kg
9 DW Nhân nguyên nám kg
10 WB Nhân bể góc trắng kg
11 WS Nhân bể đôi trắng kg
12 LP Nhân bể tư trắng cộng nám nhẹ cộng
vàng nhẹ
kg
13 SB Nhân bể góc nám kg
14 SS Nhân bể đôi nám kg
15 SP Nhân bể 1/8 không sâu kg
16 BB Nhân vụn mầm không sâu kg
17 SSW mới Nhân nguyên nhiễm nhỏ hơn 1/2 nhân kg
18 DW Nhân nám nhỏ 500 hạt/pound kg
19 DW2 Nhân nguyên nám đậm hơn DW kg
20 CGOT Nhân nguyên có vết cạo gọt kg
21 SW2 Nhân nguyên vàng đậm hơn SW kg
22 SW3 Nhân nguyên vàng đậm hơn SW2 kg
23 SL Nhân nguyên sâu mờ kg
24 SK1 Nhân nguyên sâu 1 chấm đen nhỏ kg
25 SK2 Nhân nguyên 2 chấm sâu đen nhỏ kg

26 SK3 Nhân nguyên 3 chấm sâu đen trở lên kg
27 TPW Nhân nguyên teo trắng kg
28 TP(TPW2) Nhân nguyên teo nám kg
29 TP2 Nhân nguyên teo sâu kg
30 DWT1 Nhân nguyên tím nhạt kg
31 DWT2 Nhân nguyên tím đậm hơn DWT1 kg
32 TPT Nhân nguyên tím toàn bộ nhân kg
33 SS2(TPS) Nhân bể đôi sâu kg
34 SB2(TPB) Nhân bể tư và nhân bể góc sâu kg
35 SP2 Nhân bể 1/8 sâu kg
36 Nguyên NĐ kg
37 Bể NĐ kg
4
38 Vụn kg
39 BB2 kg
40 OW1 kg
41 OW2 kg
1.1.2 Tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm
Công ty áp dụng các tiêu chuẩn của quốc tế và Việt Nam về chất lượng
nhân điều xuất khẩu cũng như nhân điều tiêu thụ trong nước.
1.1.3 Tính chất của sản phẩm
Nhân điều là sản phẩm xuất khẩu, thường chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố như chất lượng hạt điều thô đầu vào, thị trường đầu ra, môi trường
cạnh tranh, yêu cầu chất lượng, yếu tố máy móc thiết bị, tay nghề lao động…
Đặc biệt là những mặt hàng được xuất khẩu sang châu Âu. Nhân điều là loại
sản phẩm dễ hút ẩm, dễ bị nhiễm khuẩn nếu không được bảo quản cẩn thận
bởi vậy quy trình chế biến và bảo quản thành phẩm cũng như nguyên vật liệu
đầu vào, sản phẩm dở dang trong các giai đoạn là rất chặt chẽ và nghiêm ngặt.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu, công nhân
trước khi vào xưởng làm việc đều phải vệ sinh thật sạch hai tay. Nhân điều

cũng là loại sản phẩm dễ bị hao hụt mất mát trong quá trình chế biến như bị
công nhân ăn trực tiếp hoặc lấy đem về do đó việc giám sát chặt chẽ và khoán
lượng sản phẩm là hiệu quả trong quản lý sản xuất.
1.1.4 Loại hình sản xuất
Công ty TNHH Đầu tư chế biến xuất, nhập khẩu nông sản - thực phẩm
Thái Bình được tổ chức hoạt động theo loại hình gia công chế biến điều thô
cho các đơn vị bên ngoài là chủ yếu, ngoài ra cũng có tự tổ chức thu mua và
sản xuất nhân điều nhưng hoạt động này không thường xuyên. Công ty còn
5
nghiên cứu và nhân giống cây Macadamia phục vụ cho kế hoạch mở rộng sản
xuất thêm hạt Macadamia trong thời gian tới.
1.1.5 Thời gian sản xuất
Nhân điều trong công ty được chế biến qua nhiều giai đoạn khép kín và
liên tục luân chuyển từ khâu này sang khâu khác. Thời gian để chế biến nhân
điều tự khâu ban đầu cho đến khi ra được thành phẩm xuất khẩu là ngắn, nói
chung còn phụ thuộc vào trình độ tay nghề của công nhân, số lượng công
nhân trong các phân xưởng. Trung bình thời gian chế biến thường là một
tháng cho một lượng điều thô.
1.1.6 Đặc điểm của sản phẩm dở dang
Do quy trình chế biến hạt điều của công ty trải qua nhiều giai đoạn
khép kín nên trong quá trình chế biến hạt điều có rất nhiều loại sản phẩm dở
dang với khối lượng lớn. Đặc điểm của sản phẩm là dễ hút ẩm, dễ nhiễm
khuẩn nên đòi hỏi trong quá trình sản xuất cũng không được để tồn quá lâu ở
tất cả các khâu trước hết để đảm bảo chất lượng sau để giảm thiểu chi phí bảo
quản, tăng hiệu quả sản xuất và hoạt động.
Một đặc điểm đắc biệt của sản phẩm dở dang trong công ty nữa là sản
phẩm dở dang của giai đoạn này chính là thành phẩm của giai đoạn trước
chuyển sang chưa được chế biến ở giai đoạn đó. Tức là không có thêm bất cứ
khoản chi phí nào so với giai đoạn trước chuyển sang.
Ở giai đoạn 1 không có sản phẩm dở dang. Giai đoạn 2 thì sản phẩm dở

dang là hạt điều chao. Ở giai đoạn 3 thì sản phẩm dở dang là nhân tươi. Ở giai
đoạn 4 thì sản phẩm dở dang là nhân sấy. Ở giai đoạn 5 thì sản phẩm dở dang
là nhân xô và ở giai đoạn 6 thì sản phẩm dở dang là nhân điều bán thành
phẩm.
1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm tại Công ty TNHH Đầu tư chế
biến xuất, nhập khẩu nông sản - thực phẩm Thái Bình
6
1.2.1 Quy trình công nghệ
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty Thái Bình Foods
được khép kín theo từng công đoạn.
7
Sơ đồ 1: Sơ đồ quy trình sản xuất nhân điều
Quy trình công nghệ sản xuất nhân điều của công ty trải qua 5 bước cơ bản:
Bước 1: Xử lý nguyên liệu (chao dầu)
Chức năng của bước này là phân loại nguyên liệu ra từng loại, ngâm,
chao nguyên liệu để điều ra bớt dầu và làm giòn vỏ điều sau đó chuyển vào
công đoạn cắt hạt. Thành phẩm của giai đoạn này là hạt điều chao.
Bước 2: Cắt tách
Chức năng của bước này là cắt tách riêng vỏ và nhân điều ra khỏi nhau.
Thành phẩm của bước này chính là nhân điều tươi.
Bước 3: Sấy
Bước này có chức năng sấy cho nhân điều giòn để bóc vỏ lụa cho dễ.
Thành phẩm của bước này là nhân sấy.
Bước 4: Bóc vỏ lụa
Nhiệm vụ của bước này là bóc tách vỏ lụa để lấy nhân điều. Thành
phẩm của bước này là nhân xô.
Bóc vỏ
lụa
Sấy
Phân loại

Xử lý
nguyên
liệu (chao
dầu)
Cắt tách
Thanh
trùng,
đóng gói
8
Bước 5: Phân loại nhân điều
Mục đích của bước này nhằm phân nhân hạt điều thành nhiều loại theo
các tiêu chuẩn đã được định sẵn đồng thời tiến hành kiểm tra chất lượng sản
phẩm để chuẩn bị cho quá trình thanh trùng và đóng gói. Thành phẩm của
bước này là nhân điều bán thành phẩm.
Bước 6: Thanh trùng và đóng gói nhân điều
Chức năng của bước này là khử trùng hàng hóa diệt sâu bọ, mối mọt
còn sót lại trong nhân điều và tiến hành đóng gói, đóng catton rồi đưa vào
kho thành phẩm bảo quản khô, lạnh và xuất đi nước ngoài. Thành phẩm của
bước này là thành phẩm cuối cùng.
Các thành phẩm mà công ty thu được sau quy trình sản xuất được phân
thành 2 nhóm chính là hàng xuất khẩu và hàng tiêu thụ nội địa. trong đó nhóm
hàng xuất khẩu lại được phân thành 2 nhóm là hàng xuất khẩu sang Trung
Quốc và hàng xuất khẩu sang các nước khác.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức sản xuất trong công ty
Các phân xưởng sản xuất
Phân xưởng 1 Phân xưởng 4
Phân xưởng 2 Phân xưởng 5
Phân xưởng 3 Phân xưởng 6
9

Các phân xưởng
Nhà máy có 6 phân xưởng được phân chia theo 6 chức năng của quy
trình sản xuất. Phân xưởng 1 làm nhiệm vụ xử lý nguyên liệu (chao dầu),
phân xưởng 2 làm nhiệm vụ cắt tách điều thô, phân xưởng 3 có nhiệm vụ sấy
hạt điều, phân xưởng 4 làm nhiệm vụ bóc vỏ lụa để lấy nhân hạt điều, phân
xưởng 5 chịu trách nhiệm phân loại và chuyển sang cho phân xưởng 6 thanh
trùng đóng gói.
Các phân xưởng chịu sự quản lý trực tiếp của ban Giám đốc và có liên
hệ mật thiết với các phòng ban trong công ty. Mỗi phân xưởng có một quản
đốc phụ trách quản lý hoạt động trong phân xưởng mình, quản lý thời gian
làm việc, chất lượng và tiến độ lao động đồng thời chịu trách nhiệm về kết
quả hoạt động cũng như việc báo cáo trực tiếp với cấp trên.
Mỗi phân xưởng hoạt động như một bộ phận khép kín và thành phẩm
của phân xưởng 1 (hạt chao) được chuyển giao sang phân xưởng 2 để cắt tách
lấy nhân, nhân tươi được chuyển giao cho phân xưởng 3 để tiếp tục sấy khô,
thành phẩm của phân xưởng 3 là nhân sấy được chuyển giao sang phân xưởng
4 để bóc vỏ lụa, thành phẩm của phân xưởng 4 (nhân xô) được chuyển giao
cho phân xưởng 5 để phân loại nhân điều theo tiêu chuẩn đã định sẵn và cuối
cùng thành phẩm của phân xưởng 5 (nhân điều bán thành phẩm) được chuyển
sang cho phân xưởng 6 đóng gói và chờ đem xuất khẩu.
Trong mỗi phân xưởng lại được chia ra thành nhiều tổ và mỗi tổ có một
tổ trưởng chịu trách nhiệm quản lý, giám sát các thành viên trong tổ, nhận kế
hoạch sản xuất, nhận và bàn giao nguyên liệu, thành phẩm với quản đốc phân
xưởng và tổ chức thực hiện kế hoạch, định mức đã nhận. Tổ trưởng giám sát
lao động trong tổ, chấm công, ghi nhận khối lượng công việc hoàn thành của
các lao động trong tổ để làm cơ sở cho việc trả lương. Tổ trưởng các tổ cũng
10
chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp tình hình, kết quả hoạt động của tổ với
quản đốc phụ trách tổ mình.
1.3 Quản lý chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Đầu tư chế biến xuất,

nhập khẩu nông sản - thực phẩm Thái Bình
Công ty TNHH Đầu tư chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm
Thái Bình được thành lập trên cơ sở góp vốn đầu tư của Donafoods Đồng Nai
và công ty MWT của Australia. Đứng đầu công ty là Chủ tịch hội đồng thành
viên – người đại diện cho 2 bên chủ đầu tư quản lý giám sát tổng thể toàn bộ
hoạt động của công ty. Ban giám đốc công ty trực tiếp điều hành hoạt động
của công ty. Ban giám đốc bao gồm 4 thành viên, đứng đầu là Giám đốc công
ty và có 3 phó giám đốc chức năng là phó giám đốc công ty, phó giám đốc
sản xuất và phó giám đốc chất lượng. Ban giám đốc công ty có trách nhiệm
quyết định các hoạt động và phương hướng sản xuất kinh doanh tại công ty.
Các quyết định về chi phí về mua sắm TSCĐ với giá trị lớn, sửa chữa lớn
TSCĐ hay các chi phí với mức giá trị lớn, các phương hướng hoạt động của
Công ty trong giai đoạn thuận lợi cũng như khó khăn, ngoài sự phê duyệt của
Ban giám đốc còn phải có sự phê duyệt của chủ tịch Hội đồng quản trị.
Phó giám đốc công ty là người giúp giám đốc quản lý chung trong công ty.
Phó giám đốc quản lý sản xuất là người chịu trách nhiệm quản lý sản
xuất trong công ty.
Phó giám đốc chất lượng là người chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra
chất lượng sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất.
Làm việc dưới Ban giám đốc là các phòng ban chức năng của Công ty,
có trách nhiệm tham mưu cho Ban giám đốc về phương hướng, cách thức
hoạt động sản xuất của công ty. Trong quá trình sản xuất, chức năng của các
phòng ban cơ bản như sau:
11
Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về
công tác kí kết hợp đồng lao động, BHXH, BHYT chỉ đạo công tác nghiệp vụ
cho nhân viên, người lao động. Hướng dẫn thực hiện ký kết hợp đồng lao
động, BHXH, BHYT cho người lao động theo luật định. Giải quyết các vấn
đề chế độ cho người lao động, phối hợp với cán bộ quản lý các phân xưởng để
quản lý lao động. Thực hiện công tác hậu cần, quản lý hồ sơ công nhân, soạn

thảo lưu trữ văn bản của công ty.
Đối với việc quản lý chi phí, phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm
quản lý tốt các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động của phòng, tránh các
khoản chi phí không cần thiết. Lập kế hoạch về người và quản lý về người
nhằm xây dựng lực lượng lao động phù hợp với lượng công việc, giảm thiểu
tối đa chi phí nhân công thừa. Xây dựng các chính sách chi trả lương hợp lý
và tổ chức thực hiện sau khi đã trình lên Ban giám đốc phê duyệt.
Phòng kế toán có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong một
năm giúp giám đốc sử dụng vốn, điều hành vốn và quản lý vốn hiệu quả, hạch
toán kế toán – thống kê theo đúng quy định của pháp luật và chuẩn mực kế toán,
quan hệ với khách hàng, tìm thị trường mua và bán. Định kỳ hoặc khi có những sự
kiện bất thường phòng kế toán có trách nhiệm báo cáo, tham mưu cho giám đốc
những phương án kinh doanh hợp lý, từ đó giám đốc có phương hướng điều hành
hợp lý. Phòng kế toán còn có nhiệm vụ hạch toán lãi lỗ và cuối năm phải nộp báo
cáo tài chính.
Đối với việc quản lý chi phí, đầu kỳ, phòng kế toán có trách nhiệm lập
kế hoạch về chi phí trong kỳ và xây dựng các phương án thực hiện kế hoạch,
trình lên Ban giám đốc xét duyệt, lựa chọn phương án sau đó tổ chức thực
hiện theo kế hoạch đã duyệt. Trong kỳ, phòng kế toán có trách nhiệm hạch
toán chính xác, kịp thời các khoản chi phí phát sinh, xem xét mức độ hợp lý
của các khoản chi phí trước khi xét duyệt với mức kế hoạch đã lập hoặc theo
12
nhu cầu thực tế và báo cáo kịp thời những vấn đề bất thường với Ban giám
đốc để có những biện pháp xử lý kịp thời.
Phòng kế hoạch thị trường là bộ phận nghiên cứu thị trường, theo dõi
thuế xuất nhập khẩu, bàn bạc dự thảo các hợp đồng xuất nhập khẩu, xác định
và giải quyết các nhu cầu của khách hàng có liên quan đến chất lượng, mẫu
mã sản phẩm. Phòng kế hoạch thị trường cũng quyết định việc ký kết và giao
nhận hàng theo hợp đồng và xác định kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm
và dài hạn khác.

Trong việc quản lý chi phí, phòng kế hoạch thị trường cũng có trách
nhiệm quản lý tốt các chi phí phát sinh trong bộ phận mình, giảm thiểu các
chi phí không cần thiết, sử dụng hiểu quả các nguồn lực.
13
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ CHẾ BIẾN
XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN - THỰC PHẨM THÁI BÌNH
2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Đầu tư chế biến xuất,
nhập khẩu nông sản - thực phẩm Thái Bình
2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Đầu tư chế biến
xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Thái Bình chủ yếu là gia công chế biến
cho các đơn vị bên ngoài do đó nguyên vật liệu sử dụng trong công ty là rất ít,
chủ yếu là nguyên vật liệu phụ và nhiên liệu.
Công ty không sử dụng tài khoản hạch toán chi phí nguyên vật liệu
riêng là TK 621 mà hạch toán hết vào tài khoản chi phí sản xuất chung với tài
khoản chi tiết là TK 6272 - Chi phí vật liệu phụ (sẽ được nghiên cứu cụ thể
trong phần kế toán chi phí sản xuất chung)
2.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.1.2.1 Nội dung kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp gồm tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng
và các khoản trích theo lương phần được tính vào chi phí theo tỷ lệ quy định
như bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn
(KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Đây là một khoản mục
chi phí quan trọng. Đối với doanh nghiệp chi phí nhân công trực tiếp là một
trong những khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm của doanh
nghiệp. Đối với người lao động, chi phí nhân công trực tiếp là động lực thúc
đẩy tinh thần làm việc của người công nhân sản xuất, khuyến khích họ không
14

ngừng sáng tạo, sản xuất, nâng cao tay nghề, nâng cao năng suất, chất lượng
giảm giá thành sản phẩm.
Do đặc điểm hoạt động của công ty TNHH Đầu tư chế biến xuất nhập
khẩu nông sản thực phẩm Thái Bình chủ yếu là gia công chế biến nên chi phí
nhân công trực tiếp là khoản chi phí lớn nhất và quan trọng nhất phát sinh
trong quá trình hoạt động của công ty.
Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty TNHH Đầu tư chế biến xuất nhập
khẩu nông sản thực phẩm Thái Bình bao gồm tiền lương, phụ cấp lương, tiền
ăn ca, tiền thưởng và các khoản trích theo lương tính vào chi phí của toàn bộ
công nhân khối sản xuất, các nhân viên đốc công, tổ trưởng các tổ. Chi phí
nhân công trực tiếp được tập hợp chung cho toàn bộ quá trình sản xuất, cuối
tháng mới tiến hành phân bổ cho từng phân xưởng để phục vụ cho việc tính
giá thành tại từng công đoạn.
Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản lượng cho tất cả các cán bộ
công nhân viên trong toàn công ty. Cả công nhân sản xuất lẫn cán bộ quản lý
đều được áp dụng hình thức này. Căn cứ vào tính chất công việc, trình độ tay
nghề, chức vụ, vị trí của từng người mà công ty có các chế độ tính toán khác
nhau. Chẳng hạn như công ty có các chế độ nhân thêm hệ số cho các nhân
viên là tổ trưởng, quản đốc, nhân viên văn phòng, nhân viên quản lý. Tùy vào
từng bộ phận và chức vụ mà các mức hệ số là khác nhau.
Công thức tính tiền lương trong công ty:
- Tiền lương trả theo sản phảm trực tiếp
Công thức:
Tiền lương = Số lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá (tính riêng cho từng công đoạn)
- Tiền lương trả theo sản phẩm gián tiếp
Tiền lương trả theo sản phẩm gián tiếp được áp dụng với công nhân
phục vụ sản xuất bao gồm công nhân vận chuyển vật liệu từ kho đưa vào phân
15
xưởng và vận chuyển thành phẩm từ phân xưởng sản xuất vào kho, công nhân
sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị trong phạm vi phân xưởng sản xuất.

Công thức:
Tiền lương = Tiền lương công nhân x Tỷ lệ % được hưởng của công nhân
trực tiếp sản xuất sản xuất gián tiếp
Ngoài hình thức nêu trên còn có hình thức trả lương theo sản phẩm lũy
tiến, hình thức này thường áp dụng đối với những công việc mang tính chất
khẩn trương. Theo hình thức này tiền lương được lãnh bao gồm 2 phần:
- Phần sản phẩm hoàn thành theo định mức sẽ được hưởng lương
theo đơn giá quy định.
- Phần sản phẩm vượt định mức sẽ được hưởng cao hơn đơn giá
quy định.
Đây là hình thức tiền lương tiên tiến, nó đã thể hiện được nguyên tắc
phân phối theo lao động, khuyến khích tinh thần hăng hái lao động của công
nhân, là nhân tố tích cực làm tăng năng suất lao động, kích thích người lao
động duy trì cường độ làm việc ở mức tối đa nhằm giải quyết kịp thời thời
hạn quy định. Tuy nhiên việc trả lương theo hình thức này cũng làm tăng quỹ
lương của doanh nghiệp, làm tăng chi phí và kéo theo làm giảm thu nhập của
doanh nghiệp.
Tiền lương tính cho cán bộ quản lý trong công ty được tính bằng số tiền
được hưởng trên 1 tấn điều thô nhân với lượng điều thô chế biến trong tháng
sau đó chia cho tổng số người trong bộ phận quản lý rồi nhân với hệ số lương
của cấp bậc quản lý của người đó.
16
Bảng 3: Bảng đơn giá tiền công được áp dụng trong công ty
STT Công đoạn Đơn giá (đ/kg)
1
Xử lý 63
2
Cắt tách
Hạt số 1 3800
Hạt số 2 2950

Hạt số 3 1900
Hạt số 4 1650
3
Sấy nhân 80
4
Bóc vỏ lụa
Hạt số 1 2500
Hạt số 2 3850
Hạt số 3 3200
5
Phân loại 350
6
Thanh trùng đóng gói 60
Về các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất do công ty trả
được tính vào chi phí nhân công trực tiếp, ở công ty TNHH Đầu tư chế biến
xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Thái Bình chỉ bao gồm các khoản là
BHXH (trích vào chi phí 15% trên lương cơ bản), BHYT (trích vào chi phí
2% của lương cơ bản) và KPCĐ (trích vào chi phí 2% lương cơ bản). Tuy
nhiên 2 khoản BHXH và BHYT đều được hạch toán chung vào tài khoản
3383 : BHXH mà không sử dụng tài khoản 3384: BHYT riêng như theo quyết
định 15 của BTC ban hành ngày 20/03/2006.
17
Tổ chức công tác kế toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng
những chứng từ sổ sách sau:
Về chứng từ: công ty sử dụng Bảng chấm công; Bảng chấm công làm
thêm giờ; Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành; Bảng thanh
toán lương, thưởng; Bảng kê trích nộp các khoản theo lương; Giấy chứng
nhận nghỉ ốm hưởng BHXH.
Sổ kế toán sử dụng có: Sổ chi tiết TK 622 – Chi phí nhân công trực
tiếp; Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp; Chứng từ ghi sổ, Sổ cái TK

622
2.1.2.2 Tài khoản sử dụng
- TK 334: Phải trả người lao động
Kết cấu tài khoản
Nợ TK334 Có
- Các khoản tiền lương, tiền
thưởng, BHXH và các khoản
khác đã trả, đã ứng trước cho
người lao động
- Các khoản khấu trừ vào thu
nhập của người lao động
- Các khoản tiền lương, tiền
thưởng, BHXH và các
khoản khác thực tế đã trả
cho người lao động
Số dư bên Có: Các khoản tiền
lương, tiền thưởng còn phải trả cho
người lao động
18

×