Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
…………………….............................
TÊN BÀI DẠY: LƯỢC ĐỒ TRÍ NHỚ
Mơn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: …. Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm lược đồ trí nhớ.
- Phân biệt được các dạng lược đồ trí nhớ.
- Nêu được vai trị của lược đồ trí nhớ trong cuộc sống.
- Vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân học sinh.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập
+ Giao tiếp và hợp tác:
Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày
thơng tin, thảo luận nhóm.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo
: Vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân
quen đối với cá nhân học sinh.
- Năng lực Địa lí
+ Nhận thức khoa học Địa lí
: Nhận thức thế giới theo quan điểm khơng gian về vị trí
phân bố của các đối tượng địa lí.
+ Tìm hiểu Địa lí : Sử dụng các cơng cụ của Địa lí học (tranh ảnh, video, văn bản…) để hình
thành lược đồ trí nhớ.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Xây dựng được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng
địa lí thân quen đối với cá nhân học sinh.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn
trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt
trong học tập.
- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau, yêu quê hương, đất
nước.
- Trung thực : Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các
hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm:
Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm).
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Lược đồ gợi ý.
- Hình ảnh và lược đồ trong SGK
2. Đối với học sinh
- Vở ghi
- Thiết bị điện tử.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động
a. Mục tiêu
- Kết nối vào bài học
b. Nội dung
- HS quan sát một số bức ảnh giáo viên sẽ cho xuất hiện trên slide, sau đó đốn nội dung chính
của bức ảnh đó.
c. Sản phẩm
- Câu trả lời cá nhân của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
*Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Ngay từ ngày còn bé, được bố mẹ đưa đi học, em nhớ rõ con đường từ nhà đến trường.
Rồi bố mẹ đưa đến các nơi em thích: cửa hàng kem, hiệu sách thiếu nhi, đến nhà các bạn cùng
lớp.... Nếu có đi một mình, em cũng khơng bị lạc.
- Tại sao em lại không bị lạc?
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS trả lời câu hỏi tình huống.
*Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
*Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
Tại sao em lại không bị lạc? Vì trong đầu, trong trí nhớ của em đã hình thành một hình
ảnh về khơng gian đó, được gọi là lược đồ trí nhớ.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu về lược đồ trí nhớ
a. Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm lược đồ trí nhớ.
- Phân biệt được các dạng lược đồ trí nhớ.
b. Nội dung
- Thực hiện hoạt động cá nhân và nhóm để hồn thiện nhiệm vụ học tập.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh.
- Báo cáo làm việc nhóm bằng kết quả phiếu học tập.
- Hướng dẫn điền tên các địa danh trên hình 3.3.
+ Ở địa phận lãnh thổ Việt Nam điền: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
+ Biển tiếp giáp nước ta là Biển Đông
+ Trong Hà Nội điền: Hồ Gươm, Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, thành Thăng Long
+ Trong Đà Nẵng điền: Bà Nà Hills, bãi biển Mỹ Khê, Cù Lao Chàm
+ Trong TP HCM điền: Chợ Bến Thành, bến Nhà Rồng, nhà thờ Đức bà.
+ Tên các quốc gia tiếp giáp nước ta: Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc (trên đất liền), Trung
Quốc và Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và Đài
Loan (tiếp giáp trên biển)
d. Cách thức tổ chức
*Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1 – Cặp đơi: Dựa vào hình 3.1, 3.2
và thơng tin SGK,
- Lược đồ trí nhớ là gì?
- Vai trị của lược đồ trí nhớ là gì?
- Điểm khác nhau giữa lược đồ trí nhớ và
các dạng lược đồ mà chúng ta đã học?
- Có mấy dạng lược đồ trí nhớ?
Nhiệm vụ 2 – Cá nhân: Tìm hiểu về các dạng lược đồ trí nhớ.
Dựa vào thơng tin SGK, em hãy cho biết có những dạng lược đồ trí nhớ nào?
- Phân biệt 2 dạng lược đồ trí nhớ?
Nhiệm vụ 3 - Cặp đôi
- Hãy điền lên lược đồ trống Việt Nam tên các quốc
gia và biển tiếp giáp nước ta, ba thành phố là Hà
Nội, Đà Nẵng và thành phố HCM. Ở mỗi thành phố
hãy liệt kê ba địa danh nổi tiếng mà em biết thông
qua xem ở tivi hay nghe đài, đọc sách, báo...
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân\ nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
*Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- HS trả lời câu hỏi.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại
nội dung học tập.
*Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần
học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh
- Chuẩn kiến thức:
1. Lược đồ trí nhớ
- Lược đồ trí nhớ là phương tiện (tranh phác họa phong cảnh, sơ đồ…) để mô tả hiểu biết của
cá nhân về một địa phương.
- Có 2 dạng lược đồ tư duy:
+ Lược đồ trí nhớ về khơng gian xung quanh ta.
+ Lược đồ trí nhớ về khơng gian rộng lớn hơn hoặc nơi ta chưa đến.
2.2. Tìm hiểu cách xây dựng lược đồ trí nhớ.
a. Mục tiêu
- Biết được cách xây dựng lược đồ trí nhớ.
- Vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân học sinh.
b. Nội dung
- Tìm hiểu các điều cần chú ý khi xây dựng lược đồ trí nhớ.
- Thực hành: Vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân
học sinh.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh.
- Phương pháp đánh giá: Vấn đáp và thực hành.
d. Cách thức tổ chức
*Bước 1: Giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1- Cặp đơi
Dựa vào hình 3.4 em hãy cho biết:
- Cho biết trên đường di chuyển có tất cả
bao nhiêu điểm mốc từ gốc xuất phát
đến điểm kết thúc?
- Xác định phương hướng từ điểm mốc số
1 đến số 2, và từ số 2 đến số 3.
- Từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc
cần bỏ qua mấy bến xe buýt?
- Chúng ta cần lưu ý điều gì nếu cần
chuyển tuyến xe buýt để đến được được
điểm kết thúc hành trình?
Nhiệm vụ 2
Từ kết quả phân tích hình 3.4 và thơng tin
SGK, em hãy cho biết để xây dựng lược đồ
trí nhớ cần chú ý những điểm nào?
Nhiệm vụ 3: Thực hành xây dựng lược đồ
trí nhớ
Hãy vẽ một lược đồ trí nhớ theo khơng gian
từ nhà đến trường. Gợi ý các đối tượng cần
vẽ:
- Đường làng hoặc đường ô tô
- Sông, suối, hồ, cây, cửa hàng, chợ, nhà
cao tầng....
Lưu ý: Các em hãy dựa vào không gian thực
tế từ nhà tới trường và lựa chọn các đối
tượng địa lí phù hợp để vẽ lược đồ.
*Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân.
Lược đồ gợi ý
*Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc
- Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung
*Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần
học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh
- Chuẩn kiến thức:
2. Cách xây dựng lược đồ trí nhớ
- Lược đồ bắt đầu từ vị trí điểm đứng của người vẽ (mốc xuất phát)
- Hệ thống các kí hiệu sử dụng trong lược đồ rất đơn giản và dễ nhớ.
Trong lược đồ cần có một số địa hình, địa vật được dùng để làm các mốc để xác định phương
hướng, đường đi, địa điểm đến.
2.3. Tìm hiểu cách sử dụng sơ đồ trí nhớ trong cuộc sống và học tập
a. Mục tiêu
- Ý nghĩa của lược đồ trí nhớ trong cuộc sống và học tập.
- Biết cách sử dụng lược đồ trí nhớ trong cuộc sống và học tập.
b. Nội dung
- Tìm hiểu ý nghĩa của lược đồ trí nhớ trong cuộc sống và học tập dựa trên kĩ thuật THINK
-PAIR – SHARE.
- Thực hành: Xây dựng lược đồ trí nhớ dựa vào sơ đồ du lịch Vườn quốc gia Ba Vì.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh.
- Lược đồ trí nhớ học sinh tự vẽ.
d. Cách thức tổ chức
*Bước 1: Giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1 – Cặp đôi: Dựa vào thông tin
SGK, em hãy trao đổi để tìm hiểu về ý nghãi
của lược đồ trí nhớ trong cuộc sống và hcoj
tập?
- Cá nhân: 1p30’
- Cặp đôi: 1p30’
Nhiệm vụ 2:
Quan sát hình 3.5
hãy lựa chọn các
địa điểm danh
thắng mà em
muốn đến và tạo
ra một lược đồ trí
nhớ để đi từ trụ
sở vườn quốc gia
Ba Vì đến những
địa điểm danh
thắng đã chọn.
*Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân.
*Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc
- Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung
*Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần
học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh
- Chuẩn kiến thức:
3. Sử dụng sơ đồ trí nhớ trong cuộc sống và học tập.
- Trong cuộc sống: Lược đồ trí nhớ phong phú giúp chúng ta sử dụng không gian sống hiệu quả
hơn.
- Trong học tập: Lược đồ trí nhớ giúp việc học Địa lí trở nên thú vị hơn, từ đó giúp học sinh
nắm chắc kiến thức và nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống đa dạng hơn.
3. Hoạt đông luyện tập
a. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức đã học trong bài
b. Nội dung
- Sử dụng trị chơi “VỊNG QUAY ĐỊA LÍ” để củng cố các kiến thức tronng bài
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời cá nhân của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
*Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh:
- Giáo viên giới thiệu trị chơi VỊNG
QUAY ĐỊA LÍ
- Phổ biến luật và hướng dẫn cách chơi
- Trò chơi gồm 4 câu hỏi:
Câu 1: Hãy kể tên một số đối tượng địa lí
mà em thường xuyên nhìn thấy trên đường
từ nhà tới trường.
Câu 2: Kể tên các dạng lược đồ trí nhớ?
Câu 3: Khi vẽ lược đồ trí nhớ, thường bắt
đầu ở vị trí nào?
Câu 4: Vai trị của lược đồ trí nhớ trong
học tập Địa lí?
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS dựa vào kiến thức đã học trong bài để tra lời câu hỏi.
*Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
*Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Nội dung
- Vẽ lược đồ trí nhớ.
c. Sản Phẩm
- lược đồ trí nhớ hcoj sinh tự vẽ.
d. Cách thức tổ chức
*Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Sử dụng lược đồ trí nhớ, hãy vẽ khơng gian của địa bàn (làng, xã, khu phố, thơn, xóm…)
nơi em đang ở:
- Bắt đầu từ nhà em
- Các đối tượng tự nhiên, địa hình, địa vật em nhớ rõ (sơng, suối, cây ven đường…)
- Các đối tượng kinh tế, văn hóa, xã hội mà em thấy thân quen (đường giao thông, cửa hàng,
thư viện, công viên, nhà cao tầng…)
- Ghi chú những địa điểm, con đường em cho là cần nhớ.
Em có thể sử dụng các dạng, các loại kí hiệu và màu sắc để lược đồ trở nên sinh động và
hấp dẫn hơn.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS vẽ lược đồ trí nhớ.
*Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
*Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
5. Rút kinh nghiệm