Tải bản đầy đủ (.pdf) (262 trang)

BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC TIỂU THUYẾT TRUNG QUỐC HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 262 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ

TIỂU THUYẾT TRUNG QUỐC HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

Chủ nhiệm nhiệm vụ : TS. Nguyễn Thị Hiền
Cơ quan chủ trì

: Viện Thơng tin Khoa học xã hội

HÀ NỘI - 2020
i



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 13
4 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 14
5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng ........................ 14
6. Kết cấu báo cáo ........................................................................................... 16
Chương I: THÔNG TIN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TIỂU THUYẾT
TRUNG QUỐC NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI ....................................... 17
1.1. Tiểu thuyết Trung Quốc và các khái niệm, thuật ngữ liên quan .............. 17
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết ........................................................................ 17
1.1.1.1. Quan niệm về tiểu thuyết tại Trung Quốc .................................. 18


1.1.1.2. Quan niệm về tiểu thuyết ở Việt Nam ....................................... 21
1.1.2. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan ............................................... 24
1.1.2.1 .Vi hình tiểu thuyết, đoản thiên tiểu thuyết, trung thiên tiểu thuyết,
trường thiên tiểu thuyết ........................................................................... 24
1.1.2.2. Khái niệm tiểu thuyết theo đề tài sáng tác ................................. 26
1.1.2.3. Khái niệm tiểu thuyết theo trào lưu sáng tác ............................. 30
1.1.2.4. Khái niệm tiểu thuyết theo loại hình .......................................... 37
1.2. Thơng tin nghiên cứu về lực lượng sáng tác và số lượng tiểu thuyết ...... 39
1.2.1. Lực lượng sáng tác ............................................................................ 39
1.2.1.1. Các thế hệ nhà văn và nhóm nhà văn theo lứa tuổi ................... 39
1.2.1.2. Nhóm nhà văn phân bố theo khu vực, vùng miền ..................... 43
1.2.1.3. Nhóm nhà văn phân bố theo tỉnh, thành Trung Quốc................ 48
1.3. Thơng tin về tình hình dịch tiểu thuyết Trung Quốc ở Việt Nam............ 62
1.3.1. Tiểu thuyết xuất bản trên giấy........................................................... 62
1.3.2. Tiểu thuyết đăng tải trên mạng ......................................................... 63
TIỂU KẾT 1 ........................................................................................................ 65
Chương II: NGHIÊN CỨU TIỂU THUYẾT TRUNG QUỐC HAI THẬP NIÊN
ĐẦU THẾ KỶ MỚI THEO HƯỚNG LIÊN NGÀNH ....................................... 67
2.1. Nghiên cứu tiểu thuyết trong mối quan hệ với văn hóa học .................... 67
2.1.1. Nghiên cứu chung về mối quan hệ giữa tiểu thuyết và văn hoá ....... 67
i


2.1.2. Nghiên cứu tiểu thuyết trong mối quan hệ với văn hoá vùng ........... 69
2.1.3. Nghiên cứu tiểu thuyết trong mối quan hệ với văn hố từ góc độ sáng
tác của cá nhân nhà văn ............................................................................... 74
2.2. Nghiên cứu tiểu thuyết trong mối quan hệ với điện ảnh ......................... 78
2.3. Nghiên cứu tiểu thuyết trong mối quan hệ với các ngành khoa học khác87
2.3.1. Nghiên cứu tiểu thuyết - chính trị học............................................... 87
2.3.2. Nghiên cứu liên tiểu thuyết – mĩ học ................................................ 90

2.3.3. Nghiên cứu tiểu thuyết - phê bình sinh thái ...................................... 93
2.3.4. Nghiên cứu tiểu thuyết – tôn giáo ..................................................... 95
TIỂU KẾT 2 ........................................................................................................ 96
Chương III: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI, TRÀO LƯU, KHUYNH
HƯỚNG SÁNG TÁC TIỂU THUYẾT TRUNG QUỐC HAI THẬP NIÊN ĐẦU
THẾ KỶ XXI ...................................................................................................... 98
3.1. Nghiên cứu về đề tài sáng tác tiểu thuyết Trung Quốc thế kỷ mới .......... 98
3.1.1. Nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử .......................................................... 98
3.1.1.1. Nghiên cứu chung về tiểu thuyết lịch sử .................................... 99
3.1.1.2. Nghiên cứu trường hợp sáng tác tiểu thuyết lịch sử ................ 102
3.1.1.3. Hội thảo khoa học nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử.................... 104
3.1.2. Nghiên cứu tiểu thuyết đô thị .......................................................... 105
3.1.2.1. Nghiên cứu về sự phát triển của tiểu thuyết đô thị .................. 105
3.1.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm tiểu thuyết đô thị .............................. 108
3.1.3. Nghiên cứu tiểu thuyết nông thôn ................................................... 111
3.1.3.1. Nghiên cứu về sự phát triển của tiểu thuyết nông thôn............ 112
3.1.3.2. Nghiên cứu về hình tượng người nơng dân tiến về thành phố . 116
3.1.4. Nghiên cứu một số đề tài khác của tiểu thuyết ............................... 119
3.1.4.1. Nghiên cứu tiểu thuyết viết về đề tài công nghiệp ................... 119
3.1.4.2. Nghiên cứu tiểu thuyết viết về đề tài phần tử tri thức .............. 120
3.1.4.3. Nghiên cứu tiểu thuyết viết về đề tài quân sự .......................... 121
3.1.4.4. Nghiên cứu tiểu thuyết viết về đề tài quan chức, đề tài giáo dục,
đề tài chủ nghĩa hiện thực, đề tài sát phu, đề tài chống phái hữu ......... 122
3.2. Nghiên cứu trào lưu sáng tác tiểu thuyết Trung Quốc thế kỷ mới ......... 124
3.2.1. Nghiên cứu sự chuyển hướng sáng tác của trào lưu tiểu thuyết tiên
phong ......................................................................................................... 124
3.2.1.1. Nghiên cứu chung về sự chuyển hướng sáng tác ..................... 125
ii



3.2.1.2. Nghiên cứu sự chuyển hướng sáng tác của một nhóm nhà văn
tiên phong .............................................................................................. 128
3.2.1.3. Nghiên cứu sự chuyển hướng sáng tác của cá nhân nhà văn tiên
phong ..................................................................................................... 131
3.2.2. Nghiên cứu trào lưu tiểu thuyết nữ tính .......................................... 134
3.2.2.1. Nghiên cứu tự sự nữ giới trong tiểu thuyết nữ tính ................. 135
3.2.2.2. Nghiên cứu ý thức giới tính trong tiểu thuyết nữ tính ............. 137
3.2.2.3. Nghiên cứu hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết nữ tính ...... 139
3.2.2.4. Nghiên cứu về hướng đi của tiểu thuyết nữ tính ...................... 140
3.2.3. Nghiên cứu trào lưu tiểu thuyết Linglei .......................................... 141
3.2.3.1. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của trào lưu văn học
Linglei ................................................................................................... 141
3.2.3.2. Nghiên cứu về đặc điểm sáng tác của trào lưu tiểu thuyết Linglei
............................................................................................................... 144
3.2.4. Nghiên cứu trào lưu sáng tác tiểu thuyết online ............................. 147
3.2.4.1. Nghiên cứu về sự phát triển của tiểu thuyết online ................. 147
3.2.4.2. Nghiên cứu tiểu thuyết online theo loại hình............................ 151
3.2.4.2. Nghiên cứu đặc điểm tiểu thuyết online .................................. 153
3.3. Nghiên cứu về khuynh hướng sáng tác tiểu thuyết Trung Quốc thế kỷ mới
....................................................................................................................... 156
3.3.1. Nghiên cứu khuynh hướng sáng tác thân thể .................................. 156
3.3.2. Nghiên cứu khuynh hướng sáng tác thông tục................................ 160
3.3.3. Nghiên cứu các khuynh hướng sáng tác khác ................................. 162
TIỂU KẾT 3 ...................................................................................................... 165
Chương IV: TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU, THÔNG TIN VỀ ĐẶC ĐIỂM
NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT VÀ MỘT SỐ TIỂU THUYẾT GIA TRUNG
QUỐC TIÊU BIỂU HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI ........................... 167
4.1. Tổng luận nghiên cứu và thông tin về đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết
Trung Quốc thế kỷ mới ................................................................................. 167
4.1.1. Nghiên cứu nghệ thuật tự sự ........................................................... 167

4.1.1.1. Nghiên cứu loại hình tự sự ....................................................... 167
4.1.1.2. Nghiên cứu kết cấu tự sự.......................................................... 169
4.1.1.3. Nghiên cứu mô thức tự sự ........................................................ 170
4.1.1.4. Nghiên cứu phân mảnh tự sự ................................................... 171
iii


4.1.1.5. Nghiên cứu chuyển hướng tự sự .............................................. 173
4.1.2. Nghiên cứu về không gian và thời gian nghệ thuật......................... 175
4.1.2.1. Nghiên cứu về không gian nghệ thuật...................................... 175
4.1.2.2. Nghiên cứu về thời gian nghệ thuật ......................................... 176
4.1.3. Nghiên cứu về nghệ thuật ngôn từ .................................................. 177
4.1.3.1. Nghiên cứu chung về nghệ thuật ngôn từ ................................ 177
4.1.3.2. Nghiên cứu nghệ thuật tu từ ..................................................... 180
4.1.4. Nghiên cứu về một số đặc điểm nghệ thuật khác............................ 181
4.2. Nghiên cứu về sáng tác của một số tiểu thuyết gia tiêu biểu ................. 182
4.2.1. Nghiên cứu về sáng tác của các tiểu thuyết gia tiên phong ............ 182
4.2.2. Nghiên cứu về sáng tác của các tiểu thuyết gia “tầm căn" ............. 189
4.2.3. Nghiên cứu về sáng tác của các tiểu thuyết gia nữ tính .................. 196
4.2.4. Nghiên cứu về sáng tác của tiểu thuyết gia Linglei ........................ 200
4.2.5. Nghiên cứu về các tiểu thuyết gia khác........................................... 208
TIỂU KẾT 4 ...................................................................................................... 216
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 218
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG TRUNG .............................. 223
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT ................................... 255

iv


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
1. Văn học Trung Quốc giữ vai trò quan trọng trong nền văn học phương Đông.
Không những thế, trong nền văn học thế giới, văn học Trung Quốc nổi lên như một
nền văn học lớn, có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài và gặt hái được nhiều thành
tựu rực rỡ. Văn học Trung Quốc phát triển với nhiều loại hình đa dạng gắn liền với
nhiều tên tuổi tác gia vĩ đại được thế giới biết đến. Việc tìm hiểu văn học Trung Quốc
giúp chúng ta có thêm tri thức về nền văn học này cũng như xác định vị thế của nó.
Cho đến ngày nay, những thành tựu mà văn học Trung Quốc đạt được đã có nhiều giá
trị to lớn đóng góp cho nền văn học thế giới.
2. Tiểu thuyết là một trong những thể loại quan trọng trong sáng tác văn học,
nhất là trong bối cảnh xã hội thế kỷ mới. Hai thập niên đầu thế kỷ XXI chính là bối
cảnh lý tưởng để tiểu thuyết thể hiện sức mạnh của các nhà văn trong phản ánh, khám
phá, sáng tạo. Bối cảnh đó đã tạo cảm hứng cho các tiểu thuyết gia Trung Quốc tìm tịi
con đường riêng của mình trong tình hình chung của thời đại. Trong hai thập niên đầu
thế kỷ XXI, tiểu thuyết Trung Quốc có sự khởi sắc trên nhiều bình diện: nhà văn, tác
phẩm, bạn đọc, hoạt động sáng tác, lý luận phê bình... Sáng tác tiểu thuyết Trung Quốc
phân làm nhiều nhánh, đi theo nhiều hướng với lực lượng nhà văn không ngừng lớn
mạnh. Tiểu thuyết là mảnh đất màu mỡ để các nhà văn Trung Quốc gặt hái thành công,
cũng là một bộ phận quan trọng của văn học Trung Quốc thế kỷ mới với một số đặc
điểm khá nổi bật: lực lượng sáng tác đa dạng, giàu kinh nghiệm; quan niệm sáng tác
rộng mở, phong phú.
3. Trong sự quan tâm của thị trường, của độc giả thế kỷ XXI, tiêu dùng trở
thành một trong những mục đích chủ yếu của sản xuất văn học.1 Tuy nói “thế kỷ mới”
chỉ là một tiêu chí thời gian, nhưng về tâm lý nhân văn, “thế kỷ mới” ẩn dụ một khởi
điểm lịch sử mới. Trong 20 năm đầu thế kỷ mới, văn học Trung Quốc vẫn chịu ảnh
hưởng của dư âm lịch sử 10 năm cuối thế kỷ XX. Tuy nhiên, trình độ của tiểu thuyết
thế kỷ mới đã đạt được nhiều thành tựu hơn trước với thủ pháp biểu hiện nghệ thuật có
nhiều đổi mới, thể hiện qua một loạt tác phẩm tiêu biểu có phong cách đặc biệt. Đồng
thời, tiểu thuyết Trung Quốc thế kỷ mới cũng được điền trống bằng sự trỗi dậy của
truyền thơng mới, từ đó hình thành văn hố giải trí đại chúng. Tốc độ phổ cập và mở

rộng của văn hố truyền thơng ảnh hưởng đến sự đổi mới sáng tác văn học, văn học
quay về dân gian trên cơ sở văn học đại chúng tự phát lại tiến lên một bước thay đổi,

1

Dương Kiếm Long (2010), “Bàn về quan niệm văn học và trào lưu văn học thời kỳ mới đến thế kỷ mới”, Diễn
đàn Giang Hán, số 6, tr.121-126.

1


từ đó mở ra cục diện mới của sáng tác văn học nói chung, sáng tác tiểu thuyết Trung
Quốc nói riêng trong thế kỷ mới.1
4. Từ năm 2000 trở lại đây, tiểu thuyết Trung Quốc sáng tác trong thế kỷ mới
được dịch nhiều ở Việt Nam. Độc giả và giới nghiên cứu văn học Việt Nam đã có
nhiều tranh cãi về các dịng tiểu thuyết ngơn tình, thanh xn, xun khơng, đam mỹ...
Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu đã bàn về sự ảnh hưởng bởi đề tài, phong cách
của tiểu thuyết Trung Quốc đến sáng tác của một số nhà văn Việt Nam.
5. Thơng tin về tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Trung Quốc hai thập niên đầu
thế kỷ XXI có thể cung cấp cho những người quan tâm, các nhà nghiên cứu và các học
giả một bức tranh tổng quan về tình hình sáng tác, diện mạo cũng như đặc điểm của
mảng sáng tác này theo lát cắt thời gian từ năm 2000 đến năm 2020. Xét về phương
diện lịch sử văn học, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng. Vì vậy, nếu
có một đề tài thông tin tổng kết được thành tựu nghiên cứu tiểu thuyết Trung Quốc ở
Việt Nam cũng như ở Trung Quốc sẽ giúp các nhà nghiên cứu nhìn rõ một số vấn đề
và thấy bản thân đang ở đâu. Nhận thấy những vấn đề còn tồn tại, đặc biệt là sự thiếu
vắng những cơng trình thơng tin nghiên cứu chuyên biệt, tập trung, đồng thời cũng
chắt chiu, kế thừa những thành quả nghiên cứu đã có của Việt Nam về tiểu thuyết
Trung Quốc đương đại, chúng tôi mạnh dạn đề xuất đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Tiểu
thuyết Trung Quốc hai thập niên đầu thế kỷ XXI”. Đề tài được thực hiện theo hướng

thông tin về các thành tựu nghiên cứu về tiểu thuyết Trung Quốc trong 20 năm trở lại
đây.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Thực tiễn bối cảnh nghiên cứu tiểu thuyết Trung Quốc hai thập niên đầu thế
kỷ XXI tại Trung Quốc
Có thể thấy rằng, đội ngũ nghiên cứu văn học của Trung Quốc không những
đơng cả về số lượng mà cịn có bề dày và kinh nghiệm nghiên cứu. Hầu hết các nhà
nghiên cứu đều có ít hoặc nhiều cơng trình, bài viết tìm hiểu, đánh giá về tiểu thuyết
Trung Quốc thế kỷ mới. Dưới đây là tổng quan tình hình nghiên cứu theo tuyến cơng
trình nghiên cứu và bài nghiên cứu về tiểu thuyết Trung Quốc hai thập niên đầu thế kỷ
mới.
2.1.1. Công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Trung Quốc thế kỷ mới
Các cơng trình nghiên cứu của Mạnh Phồn Hoa, Dương Khuông Hán, Tạ Hữu
Thuận, Trương Quýnh, Vương Tiên Bái, Vương Ninh, Giang Hồ, Kiều Dĩ Cương,
Trần Hanh, Tôn Cảnh Nghiêu, Tạ Thiên Chấn, Trần Hiểu Minh, Vương Nghiêu Tố,
Từ Khôn, Vương Đức Uy, Trần Siêu, Trương Vị Dân, Bạch Hoa, Trình Quang Vĩ,
Bành Định An, Tống Nhật Vi, Trần Tư Quảng, Hàn Xuân Yến, Vương Xuân Vinh,
1

Vương Hoằng Đồ (2014), Hệ thống tiểu thuyết thế kỷ mới. Quyển đô thị, Nxb. Văn nghệ Thượng Hải.

2


Ngơ Tư Kính, Trần Phúc Dân, Hà Ngơn Hồnh, Chu Cảnh Lôi, Mã Lực, Vương Sơn,
Lý Hồng Chân, Hạ Thiệu Tuấn, Cao Nam, Trương Vĩ, Vương Hướng Phong, Trương
Đông Mai, Trương Đại Hải, Tôn Thiệu Tiên, v.v… đều tập trung nghiên cứu về tiểu
thuyết Trung Quốc sáng tác trong thế kỷ mới. Trong số đó, Mạnh Phồn Hoa, Tạ Hữu
Thuận, Vương Tiên Bái, Dương Khuông Hán, Trương Quýnh, Vương Ninh, Trương
Vị Dân, Lơi Đạt, Hà Ngơn Hồnh … liên tục cơng bố nhiều cơng trình nghiên cứu mới

đáng tin cậy.
Hai mươi năm đầu thế kỷ mới là chặng đường sáng tác quan trọng của văn học
Trung Quốc nói chung, tiểu thuyết Trung Quốc nói riêng. Đây là giai đoạn có nhiều
hiện tượng văn học, trào lưu văn học cần được nghiên cứu. Một số vấn đề của tiểu
thuyết được các nhà nghiên cứu chú ý nghiên cứu như sáng tác sử thi hoá, tiểu thuyết
lịch sử, tự sự hiện thực, nhóm tiểu thuyết gia theo lứa tuổi và khu vực.1
Bức tranh tổng quan về tiểu thuyết thế kỷ mới được nhà nghiên cứu Lơi Đạt tìm
hiểu ở các khía cạnh: đoản thiên tiểu thuyết, trung thiên tiểu thuyết, nghiên cứu chuyên
đề, nghiên cứu tiểu thuyết gia, tiểu thuyết phản tư lịch sử, tiểu thuyết viết về tầng lớp
dưới, tiểu thuyết nơng thơn, tiểu thuyết tình cảm đơ thị, tiểu thuyết phần tử tri thức,
tiểu thuyết nữ tính (hiện trạng phát triển, diễn ngơn nữ tính, tự sự văn hố). Các tiểu
thuyết gia cụ thể được tác giả đề cập đến có Hoa Phi Vũ, Lưu Tinh Long, Phương
Phương, Trì Tử Kiến, Thiết Ngưng, Mạc Ngơn, Giả Bình Ao.2
Hà Ngơn Hồnh tổng kết một cách có hệ thống sự phát triển các thể loại văn
học Trung Quốc trong 10 năm đầu thế kỷ XXI. Trong bộ tổng tập này, tuyển tập tiểu
thuyết do tác giả Trần Hiểu Minh chịu trách nhiệm biên soạn gồm hai tập đã thâu tóm
gần như tồn bộ sáng tác tiểu thuyết Trung Quốc trong 10 năm đầu thế kỷ mới.3
Mạnh Phồn Hoa là nhà nghiên cứu có tâm huyết theo đuổi các vấn đề của văn
học Trung Quốc đương đại, trong đó có nghiên cứu về tiểu thuyết tân tả thực, tiểu
thuyết tầm căn, tiểu thuyết tiên phong… và các sáng tác mới của một số tiểu thuyết gia
như Giả Bình Ao, A Lai, Trương Vĩ, Diêm Liên Khoa, Thiết Ngưng, Quan Nhân Sơn,
Lý Sư Giang, Trần Trung Thực, v.v…4 Năm 2017, Mạnh Phồn Hoa có tuyển tập bài
viết nghiên cứu và đánh giá cụ thể về một số nhà văn và tác phẩm trong bối cảnh văn
hóa Trung Quốc thế kỷ mới. Những bài viết đó thể hiện sự kiên trì theo đuổi lý tưởng
văn chương và giá trị quan của tác giả.5 Ngoài ra, Mạnh Phồn Hoa cịn có tuyển tập bài
nghiên cứu về các cuốn tiểu thuyết viết về hiện thực đời sống Trung Quốc thế kỷ mới.
Bài viết Chúng ta đều sống trong câu chuyện đó tìm hiểu và đánh giá về tiểu thuyết
1

Thiệu Yến Quân (2016), Nghiên cứu tiểu thuyết 10 năm đầu thế kỷ mới, Nxb. Đại học Bắc Kinh.

Lôi Đạt (2014), Tổng quan về văn học thế kỷ mới, Nxb. Văn nghệ Bắc Nhạc.
3
Hà Ngơn Hồnh (2015), Tổng tập văn học Trung Quốc thế kỷ XXI (2001-2010), Nxb. Đại học Sư phạm Nam
Kinh.
4
Mạnh Phồn Hoa (2008), Thông luận văn học đương đại Trung Quốc, Nxb. Nhân dân Liêu Ninh.
5
Mạnh Phồn Hoa (2017), Đánh giá văn học thế kỷ mới: nhà văn và tác phẩm, Nxb.KHXH Trung Quốc.
2

3


Quan hệ kinh điển của Mạc Hồi Thích. Đây là cuốn tiểu thuyết viết về đời sống hàng
ngày của con người mà đối tượng tự sự là một nhóm tri thức, cũng là nhóm nhân sĩ trẻ
thành cơng. Trong bài Ấn tượng về tiểu thuyết của Lý Tiểu Giang, tác giả cho rằng, Lý
Tiểu Giang xây dựng khá thành công hình tượng cơng nơng binh và đã làm rõ một số
vấn đề lớn trong đời sống hàng ngày.1 Bên cạnh đó, Mạnh Phồn Hoa cịn có nhiều bài
viết khác nghiên cứu về tiểu thuyết Trung Quốc thế kỷ mới đăng trên các tạp chí
chuyên ngành văn học của Trung Quốc như Bình luận Văn học, Bình luận Tiểu thuyết,
Nghiên cứu Văn nghệ…
Vương Tiên Bái khái quát tình hình sáng tác văn học Trung Quốc 5 năm đầu
thế kỷ XXI, đề cập đến tiểu thuyết của Vương Mông là kiểu sáng tác theo kinh nghiệm
cá nhân và kí ức lịch sử; Hàn Thiếu Công theo đuổi sáng tác câu chuyện ẩn sau ngơn
ngữ theo khuynh hướng sáng tác tầm căn. Ngồi ra, tác giả cịn tìm hiểu về một tiểu
thuyết như : Củ cà rốt trong suốt (Vương An Ức), Phế đơ (Giả Bình Ao), Đàn hương
hình (Mạc Ngơn), Điện thoại cầm tay (Lưu Chấn Vân), Trương Cư Chính (Hùng
Chiêu Chính), Trạm dịch xa xôi (Trương Nhất Cung), Người đàn bà tắm (Thiết
Ngưng), Tác nữ (Trương Kháng Kháng), Hai mươi hai đêm mùa xn (Từ Khơn), Hễ
sướng thì hét lên (Trì Lợi).2

Trương Qnh có cơng trình nghiên cứu khá đồ sộ với nhiều bài nghiên cứu về
tác phẩm của nhà văn thuộc các thế hệ của văn học hiện đại, đương đại Trung Quốc
như Ba Kim, Đinh Linh, Lương Bân, Ngụy Nguy, Lý Anh, Vương Mông, Tưởng Tử
Long, Trương Hiền Lượng, Trương Nhất Cung, Chu Khắc Cần, Cao Hiểu Thanh, Đới
Hậu Anh. 3
Tác giả Hà Kiến Quân nghiên cứu về hiện trạng của tiểu thuyết kỷ thực trong
thị trường văn hoá đương đại, triển khai ở các khía cạnh: khái niệm tiểu thuyết kỉ thực,
ngữ cảnh và tư thế nhập thế của tiểu thuyết kỉ thực, nghệ thuật của tiểu thuyết kỉ thực,
giá trị của tiểu thuyết kỉ thực, trào lưu phát triển của tiểu thuyết kỉ thực trong thế kỷ
mới.4
Ngoài các cơng trình nghiên cứu chun biệt về tiểu thuyết Trung Quốc thế kỷ
mới tại Trung Quốc cịn có một số lượng lớn các Luận án Tiến sĩ, Luận văn Thạc sĩ
nghiên cứu về tiểu thuyết Trung Quốc mang tính hệ thống và chuyên sâu từng mảng
vấn đề hay nghiên cứu cụ thể về tác giả, tác phẩm. Luận án Tiến sĩ, Luận văn Thạc sĩ
nghiên cứu về tiểu thuyết Trung Quốc thế kỷ mới có ở hầu hết các trường Đại học tại
Trung Quốc, tiêu biểu có Đại học Thượng Hải, Đại học Lan Châu, Đại học Sư phạm
1

Mạnh Phồn Hoa (2004), Phong cảnh văn học, Nxb. Đại học Hà Nam.
Vương Tiên Bái (2006), Báo cáo điều tra một số tình hình sáng tác văn học từ thế kỷ mới đến nay, Nxb. Văn
nghệ Xuân Phong.
3
Trương Quýnh (2005), Nghiên cứu văn học Trung Quốc đương đại, Nxb. Văn hoá Nghệ thuật.
4
Hà Kiến Quân (2015), Nghiên cứu tiểu thuyết kỉ thực thế kỷ mới, Nxb. Đại học Phúc Đán.
2

4



Sơn Đông, Đại học Sư phạm Trùng Khánh, Đại học Sư phạm Thẩm Dương, Đại học
Sư phạm Tây Bắc, Đại học Sư phạm Giang Tây, Đại học Sư phạm Nội Mông, Đại học
Giang Nam, Đại học Sơn Đông, Đại học Sư phạm Hồ Nam, Đại học Liêu Ninh, Đại
học Sư phạm Thiên Tân, Đại học Cát Lâm, Đại học Diên An, Đại học Sư phạm Sơn
Tây, Đại học Quảng Châu, Đại học Dân tộc Quảng Tây, Đại học Sư phạm Đông Bắc...
2.1.2. Bài viết nghiên cứu về tiểu thuyết Trung Quốc thế kỷ mới
Ngồi những cơng trình nghiên cứu chun sâu về tiểu thuyết Trung Quốc, trên
các tạp chí chuyên ngành và nhiều tờ báo của Trung Quốc cũng có những bài riêng lẻ
nghiên cứu về tiểu thuyết Trung Quốc thế kỷ mới. Các báo, tạp chí đăng tải các bài
nghiên cứu về tiểu thuyết Trung Quốc thế kỷ mới tại Trung Quốc tương đối phong phú
và đa dạng, tiêu biểu có các tạp chí Văn đàn phương Nam, Bình luận Nhà văn đương
đại, Tranh luận Văn nghệ, Nghiên cứu văn học Trung Quốc đương đại, Văn học
phương bắc, Nghiên cứu Văn học, Bình luận Tiểu thuyết, Bình luận Văn học, Văn đàn
đương đại, Tân Hoa văn trích, Giới học thuật, Nghiên cứu Văn nghệ, Bình luận
Dương Tử giang, Bình luận Nhà văn đương đại, Trường thành, Văn học Dân tộc,
Thưởng thức Danh tác, Bình luận Văn học mới, Văn học Thượng Hải, Nghiên cứu Lý
luận Văn nghệ, Văn học đương đại, Văn học thời đại, Văn học gia Thanh niên...; các
báo Văn nghệ, Học báo Khoa học xã hội, Nhật báo Hồ Bắc... Nghiên cứu cụ thể về
tiểu thuyết Trung Quốc thế kỷ mới gồm một số mảng vấn đề sau đây:
2.1.2.1. Nghiên cứu về khái niệm tiểu thuyết và các thuật ngữ liên quan
Các nhà nghiên cứu Tống Lê Hoa, Đinh Phàm, Vương Khánh Hoa, Lí Kiếm
Quốc, Lưu Đăng Các, Tử Nãi Vi, Trình Lệ Phượng, Trương Hưng Long, Viên Văn
Xuân, Lý Văn, Vương Hiểu Đông, Điêu Lệ Anh, Từ Tập Qn, Trần Linh, Ngơ Bồi
Hiền, Dương Chí Lan, Vương Hiểu Đông, Tiêu Dương, Chu Hải Ba, Giá Trọng Minh,
Lý Hưng Dương, Vương Hoa, Tần Thục Quyên, Cù Hoa Binh... có các bài viết đăng
tải trên tạp chí chuyên ngành văn học của Trung Quốc tìm hiểu về khái niệm tiểu
thuyết, vi hình tiểu thuyết, đoản thiên tiểu thuyết, trung thiên tiểu thuyết, trường thiên
tiểu thuyết, đối chiếu khái niệm tiểu thuyết phương Đông – phương Tây, tiểu thuyết
lịch sử, tiểu thuyết nông thôn, tiểu thuyết đô thị, tiểu thuyết nữ tính, tiểu thuyết Linglei,
tiểu thuyết tiên phong, tiểu thuyết tầm căn...

2.1.2.2. Nghiên cứu về lực lượng sáng tác và tình hình phát triển của tiểu thuyết
Trung Quốc thế kỷ mới
Các nhà nghiên cứu của Trung Quốc như Giá Trọng Minh, Vương Hoằng Đồ,
Dương Dương, Vương Tiên Bái, Nghê Vĩ, Vương Mẫn, Lung Hinh Duyệt, Quan Kiếm
Hoa, Đặng Triêu Hủ, Vương Tuyền, Lưu Vân Lan, Chu Trọng Mưu, Mộ Phương, Lưu
Kính Vĩ, Lý Thanh Hà, Vương Bằng, Phan Đình, Dị Thiên Kiều, Bàng Tại Khâm,
Đồn Hiểu Lỗi, Lưu Á Nam, Thẩm Chân Như... tìm hiểu về các thế hệ nhà văn và
5


nhóm nhà văn theo lứa tuổi, khu vực, bao gồm các thế hệ nhà văn lão thành, thế hệ nhà
văn tuổi trung niên, thế hệ nhà văn mới sinh và các nhóm nhà văn thuộc các vùng miền
như vùng Tây Bắc, Đông Bắc; các tỉnh Thiểm Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam, Hà Nam,
Sơn Tây, Thiên Tân, Hà Bắc, Hồ Nam, Quảng Tây, Giang Tây, Hồ Bắc, Thượng Hải,
Bắc Kinh...
2.1.2.3. Nghiên cứu tiểu thuyết Trung Quốc trong mối liên hệ với các ngành khoa
học xã hội khác
Đi theo hướng nghiên cứu này có các học giả tiêu biểu như Lơi Đạt, Vương
Xuân Lâm, Lôi Minh, Tôn Thắng Kiệt, Hàn Tuyết Mai, Trương Học Hân, Mã Thạc,
Chu Chí Cường, Lưu Vĩ Vân, Tơ Hiểu Phương, Chu Chí Hùng, Lý Hưng Dương,
Phượng Viên, Bạch Đoan Tuyết, Đàm Quế Lâm, Âu Phương Diễm, Chu Bí, Diêu Hiểu
Lơi, Giá Trọng Minh...
Mảng nghiên cứu này tập trung tìm hiểu về mối quan hệ giữa tiểu thuyết Trung
Quốc hai thập niên đầu thế kỷ XXI với đa nguyên văn hoá, sinh thái văn hoá, văn hoá
vùng biên giới, văn hoá truyền thống, bản chất văn hoá, văn hố đại chúng, văn hố đơ
thị, văn hố nơng thơn, văn hoá vùng, giao lưu văn hoá, văn hoá thương nghiệp hiện
đại; mối quan hệ giữa tiểu thuyết với điện ảnh qua việc chuyển thể tiểu thuyết thành
phim; mối quan hệ giữa tiểu thuyết với bối cảnh thời đại chính trị, mục tiêu chính trị,
xã hội lồi người; mối quan hệ giữa tiểu thuyết và phong cách thẩm mỹ, dạng thức
thẩm mỹ, thước đo thẩm mỹ, giá trị thẩm mỹ. Ngoài ra, một số bài viết nghiên cứu về

mối quan hệ giữa tiểu thuyết với tinh thần tôn giáo; mối quan hệ giữa tiểu thuyết với
trào lưu sinh thái, phê bình sinh thái.
2.1.2.4. Nghiên cứu về đề tài tiểu thuyết Trung Quốc thế kỷ mới
Nghiên cứu về tài sáng tác tiểu thuyết Trung Quốc thế kỷ mới gồm các tuyến
bài viết: nghiên cứu tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử, đô thị, nông thôn, công nghiệp,
quân sự, phần tử tri thức, quan chức, giáo dục...
Tuyến bài viết nghiên cứu về tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn chiếm số
lượng nhiều nhất, với các tác giả tiêu biểu như Chu A Mẫn tổng thuật nghiên cứu về
tiểu thuyết nông thơn thế kỷ mới; Trương Kỉ tìm hiểu về biểu hiện của tiểu thuyết
nông thôn thế kỷ mới; Vương Ái Quân, Từ Đức Minh, Thịnh Thuý Cúc, Cốc Hiển
Minh nghiên cứu về tự sự của tiểu thuyết nông thôn thế kỷ mới; Vương Hạ Uyên
nghiên cứu về tiểu thuyết hương thổ đăng trên tờ Văn học Nhân dân; Triệu Doãn
Phương, Quách Báo Lượng, Đại Ba, Tào Bân, Lưu Lan Tuệ, Trương Lệ Quân, Lý
Hiểu Phong... tìm hiểu về sự phát triển của tiểu thuyết hương thổ từ thập niên 90 của
thế kỷ XX đến nay.
Nghiên cứu tiểu thuyết viết về đề tài cơng nghiệp có bài viết của Khương Hoa
tìm hiểu về góc nhìn nhân tính trong ý thức nghịch lý của tiểu thuyết viết về đề tài
6


công nghiệp; La Quyên nghiên cứu về sự thay đổi của tiểu thuyết viết về đề tài công
nghiệp từ thế kỷ mới đến nay; Trần Vệ Lơ tìm hiểu về hình tượng nhân vật, đánh giá
loại hình chủ đề và làm rõ góc độ chuyển hướng tự sự của tiểu thuyết trường thiên thế
kỷ mới viết về đề tài công nghiệp; Vu Văn Phu nghiên cứu về tiểu thuyết viết về đề tài
công nghiệp trong mối quan hệ với tiến trình cơng nghiệp hố Trung Quốc.
Các tác giả Vương Giao, Dương Tân Cương, Hàn Hiểu Cần, Lỗ Mỹ Nghiêm,
Trương Quân Phủ tìm hiểu về tiểu thuyết viết về đề tài phần tử trí thức ở các khía cạnh:
ý thức thân phận, tiến trình sáng tác, khuynh hướng giá trị, tự sự... Về đề tài quân sự,
các tác giả Hoàng Quốc Vinh, Chu Mẫn Giai, Quách Lực, Thạch Phương khai thác ở
các góc độ tự sự, tình hình sáng tác, hình tượng nhân vật.... Một số tác giả khác như

Thịnh Hiểu, Phó Vân Huy, Bào Trác, Ngơ Khả, Trịnh Phi, Vương Vệ bình, Lỗ Mỹ
Nghiên, Trương Bảo Đệ, Liêu Di, Lưu Hủ nghiên cứu về tiểu thuyết viết về đề tài Tây
Tạng, quan chức, giáo dục...
2.1.2.5. Nghiên cứu về trào lưu sáng tác tiểu thuyết Trung Quốc thế kỷ mới
Các tuyến bài viết nghiên cứu về trào lưu sáng tác tiểu thuyết thế kỷ mới gồm:
trào lưu sáng tác tiểu thuyết tiên phong, tiểu thuyết nữ tính, tiểu thuyết Linglei, tiểu
thuyết online, tiểu thuyết tầm căn...
Các tác giả Vương Tiên Bái, Diệp Lập Văn, Hứa Hào, Vương Diễm, Dương
Kim Ngọc, Hác Khôi Phong, Vương Xuân Lâm, Dương Lâm, Trương Hiểu Phong,
Trương Lệ Quân, Mao Lê, Quan Tụ, Vương Tông, Đổng Lôi... nghiên cứu về sự
chuyển hướng chung trong sáng tác của trào lưu tiểu thuyết tiên phong. Một số tác giả
khác như Hồ Hiểu Đan, Tạ Nhất Đan, Vương Diễm, Khương Vĩnh Triết, Lý Văn Na,
Phùng Siêu, Hà Huỳnh, Lý Cương, Vương Tình Phi, Thơi Văn Hoa, ng Dũng,
Dương Tuấn Quốc... nghiên cứu sự chuyển hướng trong sáng tác của một nhóm nhà
văn hay cá nhân nhà văn tiên phong.
Tiểu thuyết nữ tính là mảng được nhiều nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc
chú ý từ thập niên 60, 70 của thế kỷ XX và tiếp tục được nghiên cứu trong hai thập
niên đầu thế kỷ mới. Mảng nghiên cứu về tự sự nữ giới trong tiểu thuyết nữ tính Trung
Quốc thế kỷ mới có các bài viết của tác giả Thái Hạo Vi, Lương Siêu Cao, Tào Hiểu
Hoa, Viên Miện Miện, Hồ Ảnh Di. Bên cạnh đó, các tác giả Lưu Tinh Tinh, Mai Lệ,
Lý Tiểu Giang, Trần Thục Mai, Vương Xuân Vinh, Trương Y, Tôn Bác Nhã, Hạ Mẫn,
Ngô Thiến nghiên cứu về ý thức giới tính trong tiểu thuyết nữ tính Trung Quốc thế kỷ
mới. Tiếp cận tiểu thuyết nữ tính Trung Quốc thế kỷ mới từ góc độ hình tượng nhân
vật có các tác giả Trương Bồi, Vương Ngân Bình, Vu Táp, Long Kỳ Lâm, Tào Hiểu
Hoa, Kiều Đức Mẫn... Ngoài ra, Triệu Thụ Cần, Long Vịnh Hi, Vương Hi, Tiêu Mẫn,
Sử Lê Quyên, Vương Khản tìm hiểu về hướng sáng tác của tiểu thuyết nữ tính Trung
Quốc thế kỷ mới.
7



Trào lưu Linglei gây tiếng vang trên văn đàn Trung Quốc vào những năm cuối
thế kỷ XX, sau đó dần dần thoái trào và một số nhà văn chuyển hướng sáng tác nhưng
trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, tiểu thuyết Linglei vẫn tiếp tục được các nhà
nghiên cứu nghiên cứu ở các khía cạnh: sự hình thành và phát triển tiểu thuyết Linglei;
đặc điểm sáng tác của tiểu thuyết Linglei. Các tác giả quan tâm đến mảng tiểu thuyết
Linglei có Hứa Tiểu Đình, Cao Xn Hà, Trình Chấn Hồng, Ngô Dũng, Chu Lợi Huy,
Giả Lỗ Hoa, Khanh Sĩ Đồng, Dương Hiểu Lâm...
Tiểu thuyết online bắt đầu thịnh hành từ thập niên 90 của thế kỷ XX nhưng bắt
đầu phát triển nở rộ vào hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Âu Dương Hữu Quyền là học
giả tiên phong trong nghiên cứu văn học mạng Trung Quốc nói chung, tiểu thuyết
online nói riêng. Tiếp nối Âu Dương Hữu Quyền, các nhà nghiên cứu khác như Dương
Tân Mẫn, Lưu Soái Trì, Lật Dương, Thạch Tiểu Hàn, Giang Vũ, Khương Vân Phong,
Trương Vận, Trần Hiểu Hàm, Hạ Dư Phi, Vương Văn, Chung Vệ, Lâm Huy, Lưu
Bình, Trương Phúc Quý, Trương Hoan, Tăng Tú Minh... nghiên cứu về sự phát triển
của tiểu thuyết online Trung Quốc thế kỷ mới. Nghiên cứu tiểu thuyết online theo loại
hình có các tác giả: Chu Chí Hùng, Ngọc Bình, Vương Tường, Lí Cải Đình, Tất Ngạn
Hoa, Vương Chân, Lý Chính Sâm, Tơn Mẫn, Đường Phác Quả, Diêu Đình Đình...
Ngồi ra, các tác giả Hồ Ảnh Di, Tôn Quân, Cao Mai Viên, Vương Hoa, Lưu Diễm
Phong, Chu Chí Hùng, Đào Hằng, Quan Vi, Nhậm Tuấn Hoa, Dư Dĩnh Di, Lưu Sối
Trì, Tạ Na Na... nghiên cứu về đặc điểm của tiểu thuyết online Trung Quốc thế kỷ mới.
2.1.2.6. Nghiên cứu về khuynh hướng sáng tác tiểu thuyết Trung Quốc thế kỷ mới
Nghiên cứu khuynh hướng sáng tác tiểu thuyết Trung Quốc thế kỷ mới được
chia theo các tuyến bài viết: nghiên cứu về khuynh hướng sáng tác thân thể; khuynh
hướng sáng tác tiểu thuyết thông tục; khuynh hướng sáng tác chủ nghĩa hiện thực;
khuynh hướng sáng tác cổ điển; khuynh hướng sáng tác thơng tin hố; khuynh hướng
sáng tác ngụ ngơn hố, sự kiện hố, Âu hố...
Các tác giả Trương Hoằng, Lý Dung, Đổng Lệ Mẫn, Điền Kiến Dân, Trương
Hiểu Hồng, Dương Kinh Kiến, Giá Ngọc Cao, Lý Tú Bình... nghiên cứu về khuynh
hướng sáng tác thân thể ở các khía cạnh: xây dựng nhân vật, cải tạo kĩ nữ, sáng tác
thân thể qua cách nhìn ngoại tại và nội tại, tự sự thân thể...

Tuyến bài viết nghiên cứu về khuynh hướng sáng tác tiểu thuyết thông tục có số
lượng lớn hơn các tuyến bài viết nghiên cứu về các khuynh hướng sáng tác khác. Các
tác giả tiêu biểu cho mảng nghiên cứu này có Phó Dật Trần, Lý Ngộ Xuân, Chu Nhất
Phàm, Thang Triết Thanh, Vương Huỳnh, Lưu Bang Khuê, Thái Lăng.
Ngoài ra, Hoàng Mộng Na, Tất Văn Quân nghiên cứu về khuynh hướng sáng
tác chủ nghĩa hiện thực; Tôn Tiên Khoa, Thân Hân Hân nghiên cứu về khuynh hướng
cổ điển trong sáng tác tiểu thuyết; Dịch Hồng Đan nghiên cứu về sáng tác theo khuynh
8


hướng thơng tin hố; Cao Vĩnh Trung tìm hiểu về tiểu thuyết sáng tác theo khuynh
hướng ngụ ngơn hố; Từ A Bình bàn về tiểu thuyết sáng tác theo khuynh hướng sự
kiện hố; Dương Dương tìm hiểu về tiểu thuyết sáng tác theo khuynh hướng cá nhân
hoá; Trâu Lý bàn về khuynh hướng sáng tác Âu hoá của Chu Lập Ba...
2.1.2.7. Nghiên cứu về đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết Trung Quốc thế kỷ mới
Nghiên cứu về đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết Trung Quốc thế kỷ mới có
số lượng lớn và dàn trải. Các tuyến bài viết chính tập trung ở mảng nghiên cứu nghệ
thuật tự sự; không gian và thời gian nghệ thuật; nghệ thuật ngôn từ; nghệ thuật tu từ...
Nghiên cứu nghệ thuật tự sự tiểu thuyết có các bài viết của Phương Tích Cầu,
Lưu Cưu, Chu Vĩnh Thọ, Trương Kế Hồng, Trương Học Mẫn, Triệu Hiểu Phương,
Chu Lập Dân, Vu Khả Thuận, Cao Viên, Diệp Lập Văn, Hồng Trị Cương, Hồ Đức Tài,
Vu Khả Thuận, Truyền Nguyên Phong, Vương Tư Viêm, Hồ Văn Tĩnh... Nghiên cứu
về phân mảnh tự sự có các tác giả Lưu Hải Quân, Chu Dương Phàm, An Xu Viện, Tôn
Oánh, Du Dật Lệ, Diệp Á Nam. Bên cạnh đó, Lý Dũng, Cơ Á Nam, Lý Dũng, Chu
Tân Dân, Tạ Hữu Thuận, Lý Vân Lôi, Cảnh Hân Duyệt, Tạ Cương, Vương Đạt Mẫn,
Trình Quang Vĩ... nghiên cứu về chuyển hướng tự sự trong tiểu thuyết Trung Quốc thế
kỷ mới.
Nghiên cứu về không gian và nghệ thuật tiểu thuyết Trung Quốc thế kỷ mới có
các bài viết của Chu Băng, Lục Hân, Hà Thanh Chí, Dương Nhân Đạt, Miêu Biến Lệ,
Tơ Tĩnh, Từ Nghiên, Lý Ngộ Xn, Triệu Khơn. Ngồi ra, các tác giả Trương Vệ

Trung, Trịnh Lệ Na, Tiêu Lê, Chúc Mẫn Thanh, Diệp Lập Văn, Vương Bân Bân, Mao
Tinh Tinh, Lưu Minh Dương, Trâu Lý, Trương Tiền Cảnh, Lưu Quốc Huy, Hồng Trị
Cương. Nghiên cứu về nghệ thuật tu từ có tiểu thuyết có các tác giả Vương Bân Bân,
Lâm Giai Hải. Ngoài ra, Lý Đan nghiên cứu về đặc trưng tư tưởng của tiểu thuyết;
Vương Xuân Lâm tìm hiểu về phương thức biểu hiện nghệ thuật của tiểu thuyết...
2.1.2.8. Nghiên cứu sáng tác của một số tiểu thuyết gia tiêu biểu của Trung Quốc
thế kỷ mới
Nghiên cứu sáng tác của các tiểu thuyết gia Trung Quốc thế kỷ mới là mảng bài
viết có số lượng lớn nhất và có sự góp mặt của hầu hết các nhà nghiên cứu văn học
Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng tập trung tìm hiểu sáng của các tiểu
thuyết gia tiêu biểu như Mạc Ngôn, Vương Mông, Mã Nguyên, Tàn Tuyết, Dư Hoa,
Trương Vĩ, Hàn Thiếu Công, Triệu Thụ Lý, A Thành, Trần Trung Thực, Trương Hiền
Lượng, Lâm Bạch, Như Chí Quyên, Vệ Tuệ, Miên Miên, Xuân Thụ, Cửu Đan, An Ni
Bảo Bối, Hải Nam, Chu Văn, Vương Sóc, Lý Nhĩ, Diêm Liên Khoa...
2.2. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Trung Quốc tại Việt Nam
Tại Việt Nam, có một số nhà nhà nghiên cứu về văn học Trung Quốc gặt hái
được nhiều thành tựu như GS Lê Huy Tiêu, Trần Minh Sơn, Nguyễn Khắc Phi, Phạm
9


Tú Châu, Nguyễn Thị Tịnh Thy, Trần Lê Hoa Tranh... Đi theo hướng nghiên cứu về
nữ tiểu thuyết gia, Trần Minh Sơn xuất bản cơng trình Phê bình văn học Trung Quốc
đương đại (Nxb. KHXH, 2004) tuyển chọn và dịch các bài nghiên cứu về các nữ tiểu
thuyết gia tiêu biểu như Băng Tâm, Đinh Linh, Trần Nhiễm, Lâm Bạch, Từ Khôn, Hải
Nam, Thiết Ngưng, Trương Tân Hân, Vương An Ức và rút ra kết luận “tiểu thuyết nữ
quyền chủ nghĩa đạt được nội hàm văn hóa xã hội và tính nhân văn sâu sắc…”.1 Trong
cơng trình Tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ đổi mới (1976 – 2000) (Nxb. Đại học Quốc
Gia Hà Nội, 2006), tác giả Lê Huy Tiêu cho rằng, “một trong những thành tựu của văn
học đương đại Trung Quốc là sự xuất hiện đông đảo các nhà văn nữ. Đó là Tơng Phác,
Trương Khiết, Thẩm Dung, Vương An Ức, Thiết Ngưng, Trì Lợi, Phương

Phương…”.2 Ngồi ra, tác giả đã giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của một
số nữ tiểu thuyết gia Trung Quốc thời kỳ đầu như Trương Khiết, Thẩm Dung, Tông
Phác; đánh giá về tiểu thuyết của Miên Miên, Vệ Tuệ, qua đó rút ra một số đặc điểm
của trào lưu tiểu thuyết thế hệ mới.
Một số dịch giả, học giả Việt Nam đã theo sát, cập nhật thông tin về đời sống
sáng tác của các nữ tiểu thuyết gia Trung Quốc, thể hiện qua nhiều bài viết hay bài
dịch đăng trên báo Văn nghệ, tạp chí Phê bình văn học và một số trang web. Đó là
những thơng tin về tác giả, tác phẩm cụ thể, được nhắc đến nhiều nhất là Quách Tiểu
Lộ, Trương Duyệt Nhiên, Ngô Đạm Như, Vệ Tuệ, Miên Miên, Bì Bì, Cửu Đan, Thiết
Ngưng, Vương An Ức, v.v… Một số bài viết, bài dịch của Nhuệ Anh cũng có bàn đến
khái niệm “viết bằng thân thể”, “tư nhân hóa sáng tác”, những ngịi bút “hot”... đăng
tải trên blog cá nhân Nhuệ Anh; my.opera,com; evan.vnexpre, v.v… Tác giả Phan Văn
Các đã đề cập đến sáng tác của các nữ tác gia như Trần Lương, Lâm Bạch, Hải Nam
và cho rằng, “tiểu thuyết của họ chú trọng đến tính chất tư nhân hóa và đặc trưng nhân
tính…”3 Đồng thời, ơng cịn chỉ ra các đặc điểm của sự cách tân trong yếu tố nội dung
và nghệ thuật sáng tác của các tác giả nói trên.
Tiểu thuyết của Mạc Ngôn được các nhà nghiên cứu Việt Nam bàn đến nhiều
nhất. Trong bài “Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Mạc Ngơn” (Tạp chí Văn học
nước ngồi, số 4, năm 2003), Lê Huy Tiêu đã khái quát đặc trưng nghệ thuật trong tiểu
thuyết của Mạc Ngôn là thủ pháp lạ hóa nhưng tác giả chưa đi sâu làm rõ bản chất
người nông dân trong các sáng tác của Mạc Ngôn. Nghiên cứu khá sâu về tiểu thuyết
của Mạc Ngôn là tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy với cơng trình “Tự sự kiểu Mạc Ngôn”
(Nxb. Văn học, 2013). Tác giả đã nghiên cứu từ người kể chuyện, điểm nhìn, nghệ
thuật tổ chức thời gian, kết cấu cho đến ngôn ngữ, giọng điệu tự sự trong 11 cuốn tiểu
1

Trần Minh Sơn (2004), Phê bình văn học Trung Quốc đương đại, Nxb. KHXH, tr. 298.
Lê Huy Tiêu (2006), Tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ đổi mới (1976 – 2000), Nxb. Đại học Quốc Gia Hà Nội,
tr. 226.
3

Phan Văn Các (2002). “Tiểu thuyết Trung Quốc cuối thế kỷ XX”, Báo Văn nghệ, số 49.
2

10


thuyết của Mạc Ngôn để làm rõ nghệ thuật tự sự điêu luyện trong tiểu thuyết của Mạc
Ngôn. Tác giả không chỉ vận dụng lý thuyết tự sự học đơn thuần mà còn kết hợp cả thi
pháp học hiện đại và những thành tựu lý luận khá đặc thù của Trung Quốc để soi chiếu
vào những tác phẩm phức tạp của Mạc Ngơn, từ đó, cắt nghĩa những thành cơng và
hạn chế trong tiểu thuyết của nhà văn này một cách khách quan và thuyết phục. Tác
giả đã phân tích tiểu thuyết Mạc Ngơn dưới ánh sáng của lí thuyết trần thuật học,
khám phá giá trị triết mỹ trong sáng tác của Mạc Ngơn, đồng thời cũng có những đóng
góp nhất định vào việc làm phong phú thêm lý thuyết trần thuật học. Bài viết “Tiểu
thuyết Mạc Ngôn với độc giả Việt Nam” (Báo Văn Nghệ, số 32, năm 2003) của tác giả
Hồ Sĩ Hiệp khẳng định đề tài nông thơn là một trong những đề tài chính trong tiểu
thuyết của Mạc Ngơn. Bài viết chỉ mang tính khái qt, chưa đi sâu khám phá vấn đề.
Giáo sư Phùng Văn Tửu trong “Tiểu thuyết trên đường đổi mới nghệ thuật” (Nxb Tri
Thức, năm 2010), đã khai thác chủ thể tự sự ở ngôi thứ nhất ảo trong “Rừng xanh lá
đỏ” của Mạc Ngơn. Tác giả cho rằng, ngịi bút của Mạc Ngơn sắc sảo, nhưng thường
cố tình sa đà vào những cảnh xác thịt nhiều khi không cần thiết kéo dài đến thế. Ngồi
ra, tác giả chưa khai thác hình ảnh người nông dân trong thời kỳ kinh tế thị trường.
Luận văn thạc sĩ “Cái kì trong tiểu thuyết Mạc Ngơn” của Võ Thị Bích Dun (Đại
học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011) đã đề cập đến con người và làng quê
Cao Mật như những hình tượng nghệ thuật đậm chất kì ảo. Tuy vậy, Luận văn không
đề cập đến nét đặc sắc của Mạc Ngôn khi viết về đề tài nông thôn. Trong chuyên luận
“Tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ cải cách mở cửa” (Nxb Giáo Dục Việt Nam, năm
2011), tác giả Lê Huy chú trọng tìm hiểu về thế giới nghệ thuật của Mạc Ngơn
nhưng chưa đối sánh mảng đề tài nông thôn của Mạc Ngôn với các nhà văn Trung
Quốc đương thời.

2.3. Kết quả nghiên cứu của chủ nhiệm đề tài đã thực hiện liên quan đến đề tài
+ Bài viết “Một số vấn đề về văn học nữ quyền Trung Quốc” (Thông tin Khoa
học xã hội, số 12/2010) tìm hiểu về văn học nữ tính Trung Quốc. Hình thành từ những
năm 1970 và phát triển thành một dòng văn học độc lập khoảng một thập niên sau
đó, với chủ thể sáng tác là nữ giới và nội dung, đề tài, chủ đề của tác phẩm miêu tả về
cuộc sống nữ giới, văn học nữ tính đã làm nên diện mạo mới cho văn đàn Trung Quốc
đương đại. Bài viết làm rõ quá trình hình thành, phát triển của văn học nữ tính Trung
Quốc cũng như về lĩnh vực lý luận phê bình dịng văn học này.
+ Bài tổng thuật “Văn học Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ mới” (Văn học
nước ngoài, số 9/2011) khẳng định đề tài nơng thơn chiếm vị trí quan trọng của tiểu
thuyết thế kỷ mới. Trong những năm đầu thế kỷ mới, nhiều nhà văn hướng về làng quê
phản ánh quá trình trưởng thành gian khổ của người nông dân trong giai đoạn chuyển
giao thế kỷ. Nhiều tác phẩm không chỉ viết về đời sống vật chất mà còn quan tâm đến
11


trạng thái tinh thần, nhân cách văn hóa của người nông dân, đặt trọng tâm vào giá trị
và xung đột tinh thần trong bước chuyển đổi của người nông dân Trung Quốc từ
truyền thống đến hiện đại.
+ “Tình hình sáng tác văn học Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI” (Thông
tin Khoa học xã hội, số7/2014) khảo sát văn học Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI
trong mối quan hệ với văn học thế kỷ trước có thể thấy, tiểu thuyết thế kỷ XXI vừa
tiếp tục kế thừa đặc trưng của trào lưu lịch sử chủ đạo, vừa có sự thay đổi theo giai
đoạn và bối cảnh văn hóa mới. Phần lớn các nhà văn đều ý thức được “bản sắc” của đề
tài và phương pháp sáng tác khiến tiểu thuyết thế kỷ XXI “tự điều chỉnh” và ngày càng
chín muồi.
+ Bài viết “Tiểu thuyết tiên phong Trung Quốc và quá trình chuyển hướng sáng
tác của các tiểu thuyết gia” (Thông tin Khoa học xã hội, số11/2019). Bắt đầu từ thập
niên 1980, tiểu thuyết tiên phong Trung Quốc trải qua hai cao trào và hai giai đoạn
phát triển chủ yếu, sau đó đi vào thối trào nhưng lại được phục hưng từ những năm

1990 đến nay. Trong giai đoạn phục hưng, một số tiểu thuyết gia tiên phong (nổi bật là
Dư Hoa, Tô Đồng, Mạc Ngôn, Lâm Bạch và một số nhà văn “thời đại tân sinh”, “hậu
70”) đã có sự chuyển hướng trong sáng tác: quay về tự sự truyền thống, khai thác sáng
tác dân gian, phản ánh đời sống hiện thực và sáng tác tự giác. Bài viết tìm hiểu quá
trình hình thành, phát triển của tiểu thuyết tiên phong Trung Quốc và sự chuyển hướng
sáng tác của các tiểu thuyết gia theo trào lưu này.
+ Bài viết “Vài nét về trào lưu văn học Linglei tại Trung Quốc” (Thông tin
Khoa học xã hội, số 9/2020). Trong văn học cổ đại, hiện đại Trung Quốc vẫn có một
số tác phẩm xa rời văn học chính thống, được gọi là tác phẩm văn học “Linglei”.
Nhưng văn đàn “Linglei” chỉ thực sự nở rộ và được coi là một hiện tượng văn học khi
xuất hiện tiểu thuyết của Vệ Tuệ, Miên Miên, Cửu Đan, Xuân Thụ... vào những năm
cuối thế kỷ XX. Hình thành và phát triển trong một thời gian ngắn, văn học “Linglei”
lưu lại một số tác phẩm vẫn tiếp tục gây tranh cãi trong giới nghiên cứu văn học trong
và ngoài Trung Quốc. Bài viết sơ lược quá trình hình thành và phát triển của trào lưu
văn học “Linglei” trong dòng văn học Trung Quốc đương đại và tìm về một vài dấu
vết văn học “Linglei” trong văn học cổ đại, hiện đại Trung Quốc cũng như tìm hiểu về
sáng tác của một số tiểu thuyết gia “Linglei” tiêu biểu trong văn học đương đại Trung
Quốc.
+ Nhiệm vụ cấp Bộ: “Văn học nữ quyền Trung Quốc hiện nay” (Nguyễn Thị
Hiền thực hiện năm 2009-2010).
+ Nhiệm vụ cấp Bộ: “Đời sống hiện thực được phản ánh trong văn học Trung
Quốc 2001-2010” (Nguyễn Thị Hiền thực hiện năm 2011-2012).
+ Đề tài cơ sở: “Văn học nữ quyền Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI”
12


(Nguyễn Thị Hiền thực hiện năm 2013).
+ Đề tài cấp cơ sở: “Hiện tượng Mạc Ngôn trong đời sống văn học Trung
Quốc” (Nguyễn Thị Hiền thực hiện năm 2014).
+ Đề tài cơ sở: “Nghiên cứu tiểu thuyết Trung Quốc trên tạp chí “Bình luận

Văn học” của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc từ năm 2000 đến năm 2015 – Tổng
luận các vấn đề” (Nguyễn Thị Hiện thực hiện năm 2018).
Ngoài các kết quả nghiên cứu về tiểu thuyết Trung Quốc nêu trên, cho đến nay,
tại Việt Nam, chưa có cơng trình nào tiến hành tổng quan về tình hình nghiên cứu tiểu
thuyết Trung Quốc hai thập niên đầu thế kỷ mới.
Như trên cho chúng ta thấy, các bài nghiên cứu về tiểu thuyết Trung Quốc thế
kỷ mới tương đối phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều bài nghiên cứu chuyên sâu.
Thành tựu nghiên cứu về văn học Trung Quốc nói chung, tiểu thuyết Trung Quốc nói
riêng những năm gần đây rất có ý nghĩa đối với đề tài. Nhóm thực hiện đề tài đã dựa
vào kết quả nghiên cứu văn học Trung Quốc tại Việt Nam, các nguồn tư liệu nghiên
cứu của Trung Quốc để xây dựng đề cương cho đề tài mang tính thơng tin về thành tự
nghiên cứu. Từ tổng quan tình hình nghiên cứu văn học Trung Quốc tại Việt Nam cho
thấy, các nhà nghiên cứu Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ khoảng trống nghiên cứu tiểu
thuyết Trung Quốc tại Việt Nam hai thập niên đầu thế kỷ XXI.
Từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay, thực tiễn cho thấy sự bùng nổ của
nghiên cứu văn học Trung Quốc tại Trung Quốc dưới ảnh hưởng của các xu hướng
nghiên cứu mới, tập đại thành những nghiên cứu về đối tượng nghiên cứu truyền thống
theo những lý thuyết mới. Những nghiên cứu này được xuất bản ở trong và ngoài
Trung Quốc bằng nhiều thứ tiếng khác nhau (trong đó chủ yếu là tiếng Trung Quốc)
trên các tạp chí chuyên ngành, các chuyên khảo, trong các hội nghị hội thảo… Tuy
nhiên, những nghiên cứu đánh giá, tổng kết thành tựu nghiên cứu tiểu thuyết Trung
Quốc mới được khai thác ở một chừng mực hữu hạn tại Việt Nam. Chính vì vậy, nhóm
tác giả mạnh dạn thực hiện đề tài cấp Bộ “Tiểu thuyết Trung Quốc hai thập niên đầu
thế kỷ XXI”. Đồng thời, đó cũng là tiền đề thơi thúc nhóm tác giả tìm hiểu và đóng
góp tiếng nói nghiên cứu về tiểu thuyết Trung Quốc từ nay về sau.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng qt
Hệ thống hóa và tổng hợp thơng tin tư liệu nhằm làm rõ thành tựu nghiên cứu
và sáng tác tiểu thuyết Trung Quốc trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI.
3.2. Mục tiêu cụ thể

- Thông tin nghiên cứu về những vấn đề chung của tiểu thuyết Trung Quốc những
năm đầu thế kỷ XXI gồm các khái niệm liên quan đến tiểu thuyết, lực lượng sáng tác,
số lượng tiểu thuyết xuất bản tại Trung Quốc và tình hình dịch tiểu thuyết Trung Quốc
13


tại Việt Nam.
-Thơng tin về tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Trung Quốc hai thập niên đầu thế kỷ
XXI theo trong mối quan hệ với văn hố, điện ảnh, chính trị, tơn giáo, phê bình sinh thái.
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài, trào lưu, khuynh hướng sáng tác tiểu
thuyết Trung Quốc hai thập niên đầu thế kỷ XXI.
- Tổng luận nghiên cứu, thông tin về đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết và một số tiểu
thuyết gia Trung Quốc tiêu biểu hai thập niên đầu thế kỷ XXI.
* “Tiểu thuyết Trung Quốc hai thập niên đầu thế kỷ XXI” là một đề tài chủ
yếu mang tính thơng tin khoa học: thông tin về các thành tựu nghiên cứu tiểu thuyết
Trung Quốc; tổng hợp thông tin tư liệu và nghiên cứu về đề tài, trào lưu, khuynh
hướng sáng tác, đặc điểm nghệ thuật cũng như một số tiểu thuyết gia tiêu biểu của
Trung Quốc trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI; cung cấp thơng tin về tình hình dịch
thuật tiểu thuyết Trung Quốc tại Việt Nam.
4 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng thông tin nghiên cứu:
Bài viết, cơng trình nghiên cứu về tiểu thuyết Trung Quốc hai thập niên đầu thế
kỷ XXI
4.2. Phạm vi thông tin nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: thông tin về thành tựu nghiên cứu tiểu thuyết Trung Quốc
Phạm vi địa lí: Việt Nam và Trung Quốc đại lục
Phạm vi thời gian: 2 thập niên đầu thế kỷ XXI
Phạm vi tư liệu: các cơng trình, bài nghiên cứu về tiểu thuyết Trung Quốc trên
www.cnki.net (kho dữ liệu của Trung Quốc đại lục); sách, báo, tạp chí tiếng Trung
online và tư liệu tiếng Trung Quốc lưu trữ tại Việt Nam (chủ yếu tại Thư viện Quốc

gia và Thư viện Khoa học xã hội).
5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
Tiểu thuyết Trung Quốc là một mảng sáng tác phong phú và đa dạng. Cho nên,
đề tài sử dụng cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu sau:
- Cách tiếp cận lịch sử - logic: là cách phản ánh thơng tin trong tư duy q trình
lịch sử - cụ thể của sự vật với những chi tiết trong sự vận động phát triển theo logic
vốn có của nó. Cách tiếp cận này giúp phản ánh tiểu thuyết Trung Quốc tiểu thuyết
Trung Quốc hai thập niên đều thế kỷ XXI được ghi nhận theo tiến trình lịch sử, tức là
theo quá trình phát sinh, phát triển của tiểu thuyết Trung Quốc cùng với sự phát triển
trong nhận thức của giới nghiên cứu văn học Trung Quốc về tiểu thuyết Trung Quốc
cũng như sự vận động phát triển vốn có của thực thể tiểu thuyết, bao gồm cả cái phổ
biến chung của quốc tế và cái đặc thù của Trung Quốc. Đồng thời, cách tiếp cận lịch
sử - logic còn giúp đề tài phản ánh bản chất, tính tất yếu của vấn đề của tiểu thuyết
14


Trung Quốc trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI trong logic của sự phát triển, vận động
của tiểu thuyết nói chung, tiểu thuyết Trung Quốc nói riêng.
- Cách tiếp cận liên ngành: Tiểu thuyết Trung Quốc là một bộ phận trong văn
học Trung Quốc nên đề tài sử dụng cách tiếp cận liên ngành để có thể cung cấp thông
tin, phản ánh vấn đề của tiểu thuyết trong mối quan hệ với các ngành khoa học xã hội
khác. Cách tiếp cận này giúp đề tài phản ánh được vấn đề trong nghiên cứu tiểu thuyết
Trung Quốc hai thập niên đầu thế kỷ XXI một cách đầy đủ và toàn diện.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: trên cơ sở nguồn thông tin đã thu
thập được, đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để đưa ra các nhận
định nhằm giải quyết các nội dung trong đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thông tin: Nghiên cứu thông tin là căn cứ vào vấn đề
nhất định, gia cơng tư duy và nghiên cứu phân tích tầng sâu khối lượng lớn thông tin
liên quan để giải quyết vấn đề. Phương pháp nghiên cứu thông tin là một phương pháp
nghiên cứu mới. Đó là phương pháp nghiên cứu khoa học tận dụng chức năng hệ

thống nghiên cứu thông tin. Căn cứ vào nguyên lý lý thuyết thông tin, lý thuyết hệ
thống, phương pháp thông tin thông qua thu thập, chuyển tải, xử lý và gia công chỉnh
lý thông tin để thu được tri thức và ứng dụng nó trong thực tiễn để đạt được mục tiêu
mới. Phương pháp phân tích thơng tin gồm phương pháp liên tưởng thơng tin, tổng
hợp thơng tin, dự đốn thơng tin và đánh giá thơng tin. Trình tự áp dụng phương pháp
nghiên cứu thông tin để thực hiện đề tài “Tiểu thuyết Trung Quốc hai thập niên đầu thế
kỷ XXI” gồm các bước sau:
Bước 1.Thu thập thông tin. Thu thập thông tin là thu thập các số liệu thống kê
liên quan đến nội dung của đề tài, tiến hành tổng hợp, so sánh từng nhóm tư liệu có
liên quan đến nội dung nghiên cứu. Đề tài dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thu thập
được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ và chứng minh
giả thuyết. Sau khi đã thu thập, khảo sát được nguồn tài liệu, tác giả tiến phân loại tài
liệu thành tài liệu chính thức và tài liệu khơng chính thức, tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ
cấp. Các nguồn tài liệu thứ cấp gồm: sách, bài tạp chí, luận án, luận văn, báo cáo đề tài
khoa học, bài tham luận hội thảo, văn bản quy phạm pháp luật, bài viết trên internet...
Bước 2. Phân tích tài liệu nghiên cứu: dựa trên các dẫn chứng (luận chứng) để
đưa ra một cái nhìn tổng quan nghiên cứu về tiểu thuyết Trung Quốc từ năm 2000 đến
năm 2020.
Bước 3. Viết các báo cáo khoa học dựa trên nội dung đã tổng hợp từ các nguồn
tài liệu khai thác được. Sản phẩm của bước 3 gồm 13 báo cáo là sản phẩm trung gian.
Bước 4: Tổng hợp vấn đề và tiến hành viết báo cáo tổng hợp kết quả nghiên
cứu, báo cáo tóm tắt, báo cáo chắt lọc, báo cáo kiến nghị của đề tài "Tiểu thuyết Trung
quốc hai thập niên đầu thế kỷ XXI”.
15


6. Kết cấu báo cáo
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và kiến nghị và Phụ lục, phần nội dung của đề tài
gồm 4 chương:
Chương 1: Thông tin nghiên cứu về những vấn đề chung của tiểu thuyết Trung

Quốc những năm đầu thế kỷ XXI
Chương 2: Nghiên cứu tiểu thuyết Trung Quốc hai thập niên đầu thế kỷ XXI
theo hướng liên ngành
Chương 3: Tình hình nghiên cứu về đề tài, khuynh hướng, trào lưu sáng tác tiểu
thuyết Trung Quốc hai thập niên đầu thế kỷ XXI
Chương 4: Tổng luận nghiên cứu, thông tin về đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết
và một số tiểu thuyết gia Trung Quốc tiêu biểu hai thập niên đầu thế kỷ XXI

16


Chương I
THÔNG TIN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TIỂU THUYẾT
TRUNG QUỐC NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
1.1. Tiểu thuyết Trung Quốc và các khái niệm, thuật ngữ liên quan
Có nhiều quan điểm khác nhau về tiểu thuyết nói chung, tiểu thuyết Trung Quốc nói
riêng. Bên cạnh đó, đi liền với khái niệm tiểu thuyết cịn có nhiều thuật ngữ liên quan như
dưới đây:
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết
Trên thế giới, nhiều nhà lý luận, nhà văn như: Bakhtin ở Nga, Lucas ở
Hungari,… đã đưa ra những định nghĩa khá nổi tiếng về tiểu thuyết và nhiều từ điển
như: Funk and wagralcs Slandard refrence Encyclopdia, ở Mỹ (1863), Grand larousse
enecylopédique, ở Pháp (1964), Oxford English Dictionnary, ở Anh (1967) cũng đã có
những định nghĩa về tiểu thuyết. Mỗi định nghĩa đều có nội hàm, quan niệm riêng
khơng hồn tồn thống nhất với nhau. Ở một số ngôn ngữ phương Tây, từ tiểu thuyết
có nguồn gốc từ tiếng Latinh, mang nghĩa chuyện mới (novel). Theo lý luận văn học
hiện đại, tiểu thuyết là một “phạm trù lịch sử”. Tiểu thuyết luôn luôn biến động và
chưa định hình. Nó xuất hiện vào một thời điểm nhất định của lịch sử văn học, sau đó
biến đổi và dần dần được thay thế. Khó thể có một định nghĩa cố định về tiểu thuyết vì
tiểu thuyết luôn luôn phát triển và biến đổi. Theo M.Bakhtin: “Tiểu thuyết là thể loại

văn chương duy nhất đang biến chuyển và chưa định hình (…) Nịng cốt thể loại của
tiểu thuyết chưa hề rắn lại và chúng ta chưa thể dự đoán được hết những khả năng
uyển chuyển của nó”. Luận giải cho điều này, Bakhtin viết: “Đó là thể loại duy nhất
nảy sinh và được nuôi dưỡng bởi thời đại mới của lịch sử thế giới và vì thế mà thân
thuộc sâu sắc với thời đại ấy, trong khi đó thì các thể loại lớn khác chỉ được thời đại
mới kế thừa ở dạng đã hoàn tất (…) do đó nó phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản hơn, nhạy
bén hơn bản thân hiện thực. Chỉ kẻ biến đổi mới hiểu được sự biến đổi”. Chính bản
chất năng động đặc biệt của tiểu thuyết đã quyết định cách thế tồn tại cũng như xu thế
phát triển đặc biệt khơng kém của nó trong lịng các thể loại văn học khác: “nó lấn át
thể loại này, thu hút thể loại kia vào trong cấu trúc của mình, biện giải lại và sắp xếp
lại trọng tâm cho chúng (…) Vào những thời đại mà tiểu thuyết thống ngự, hầu hết các
thể loại ít hay nhiều đều bị “tiểu thuyết hóa” (…) bắt đầu vang âm một cách mới, khác
hẳn âm hưởng của chúng ở những thời đại mà trong nền văn học lớn chưa có tiểu
thuyết”1. Tiểu thuyết là một thể loại văn học có khả năng khái quát tổng hợp cao nhất
những hiện tượng của đời sống. Chính khả năng tổng hợp này đã khiến cho tiểu thuyết
1

M.Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, tr.23

17


có khả năng miêu tả cuộc sống như một thực tại cùng thời cho dù đề tài và chất liệu có
thể lấy từ q khứ. Vì thế, tiểu thuyết cũng là một thể loại không đứng yên mà luôn
luôn biến đổi như quan niệm của M.Bakhtin.
1.1.1.1. Quan niệm về tiểu thuyết tại Trung Quốc
Tiểu thuyết là thuật ngữ vốn có của Trung Quốc, có lịch sử lâu đời, nội hàm
phức tạp. Từ thế kỷ XX, tiểu thuyết dần dần trở thành tiêu điểm nghiên cứu văn học cổ
đại Trung Quốc, mà hệ thống nghiên cứu học thuật đó chính là dùng thuật ngữ “tiểu
thuyết” văn học hiện đại làm hạt nhân, dùng nội hàm hiện đại làm cơ sở.1

Tiểu thuyết cổ đại Trung Quốc manh nha hình thành trong thần thoại, truyền
thuyết, truyện ngụ ngôn, văn học sử truyện... Thời Đơng Tây Tấn và Nam Bắc Triều
bắt đầu có tiểu thuyết Chí quái và Dật sự (chuyện kể bên lề về danh nhân). Thuật ngữ
tiểu thuyết xuất hiện từ Tiên Tần, Lưỡng Hán trong sách Trang Tử. Tề vật luận; Trang
tử. Ngoại vật thiên, sách Tuân Tử. Chính danh... 2, sách Hán thư. Nghệ văn chí (Ban
Cố)... Khái niệm tiểu thuyết được giới nghiên cứu văn học Trung Quốc quan tâm và có
nhiều quan điểm khác nhau. Tồn tại từ thời nhà Hán cho đến nay, khái niệm tiểu
thuyết Trung Quốc đã có nhiều thay đổi. Trong lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ
đầu, khái niệm tiểu thuyết là hạt nhân của quan niệm tiểu thuyết và quyết định nhận
thức về đặc tính, chức năng... của tiểu thuyết. 3
Tiểu thuyết Trung Quốc ln gắn với chính trị - xã hội, kinh tế, văn hóa, tồn tại
lưỡng cực: một cực chở đạo (khai thác khía cạnh cơng lợi), một cực giải trí (khai thác
thẩm mỹ), tạo thành hai trục tọa độ quan niệm về tiểu thuyết.4
Trong văn học Trung Quốc, tên gọi tiểu thuyết có từ sớm nhằm phân biệt với
hai thể loại khác là đại thuyết và trung thuyết. Đại thuyết là kinh sách của thánh nhân
(như Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Thi...) mang nặng tính giáo dục, tư tưởng, triết học.
Trung thuyết do các hiền triết, sử gia, nho sĩ… thực hiện như Sử ký của Tư Mã Thiên.
Còn tiểu thuyết, vốn chỉ những câu chuyện vụn vặt, đời thường. Những chuyện ấy
cùng với cổ tích và ngụ ngôn là những mầm mống của tiểu thuyết phương Trung Hoa.
Tiêu biểu như Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng…
Thuật ngữ tiểu thuyết và truyện ở Trung Quốc đã có từ rất sớm nhưng người ta
thường dùng thuật ngữ truyện, mà không chọn thuật ngữ tiểu thuyết. Trong thiên
Ngoại ở sách Trang Tử đã nói đến tiểu thuyết như những đạo lý vụn vặt trong sinh
hoạt. Cịn trong thiên Nghệ văn chí của Ban Cố đời Đơng Hán thì xem tiểu thuyết là
1

Tống Lê Hoa (2020), “Đối chiếu Đông – Tây khái niệm “tiểu thuyết” cổ đại Trung Quốc, Bình luận Văn học,
số 1, tr.176-185.
2
Đàm Phàm, Vương Khánh Hoa (2011), “Khảo về tiểu thuyết”, Bình luận văn học, số 6, tr.155-163.

3
Lý Kiếm Quốc (2001), “Quan điểm về tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ đầu và giới định khoa học về khái niệm
tiểu thuyết Trung Quốc“, Học báo Đại học Vũ Hán, số 5, tr.598-605.
4
Lưu Đăng Các (2011), “Tọa độ văn hóa về quan điểm tiểu thuyết Trung Quốc”, Học báo Đại học Nhân dân
Trung Quốc, số 3.

18


những chuyện đơm đặt của hạng quan bé, những chuyện nghe được từ đầu đường xó
chợ. “Nội dung đó khác xa với khái niệm tiểu thuyết ngày nay, nhưng có một hạt nhân
đáng chú ý: tiểu thuyết bắt đầu từ những sự việc trong sinh hoạt, đời thường. Có việc
mới có truyện, có chuyện mới có người kể thành truyện, có truyện thì mới có tiểu
thuyết”1.
Giới học thuật Trung Quốc có rất nhiều quan điểm khác nhau về tiểu thuyết cổ
đại Trung Quốc. Tìm kiếm cơ sở căn cứ của các nhà nghiên cứu cho thấy, phần lớn họ
đều dựa vào khái niệm và đặc trưng văn thể của tiểu thuyết và đó là điều kiện cần để
giới định tiểu thuyết nhưng khơng phải là điều kiện đủ bởi có sự khác biệt mới mẻ
giữa đặc trưng văn thể, tiểu thuyết với văn học sử truyện, câu chuyện ngụ ngôn. Khi
giới định văn thể tiểu thuyết có thể đạt tới tiêu chuẩn lý luận.2
Xuất phát từ ba phương diện chủ thể sáng tác, nội dung tự sự, thời gian phát
triển có thể hiểu chính xác khái niệm tiểu thuyết Dương Châu. Nhóm tiểu thuyết gia
Dương Châu có sự kế thừa và sáng tạo ý tưởng và tinh thần văn hoá Dương Châu và
đặc trưng cơ bản của văn hoá Dương Châu khác với chủ thể thẩm mỹ trong lịch sử văn
hoá ở các vùng khác. Nội dung tự sự của tiểu thuyết Dương Châu thể hiện không gian
địa lý Dương Châu, khơng gian xã hội đơ thị Dương Châu, hình thành từ thời Đường
và phát triển vào thời Minh, Thanh.3
Sách Nghệ văn chí đời Hán có ghi 15 loại tiểu thuyết gia, nhưng thất truyền hết,
khơng biết trong đó nói gì. Vào đời Tấn thuật ngữ tiểu thuyết thịnh hành (tiểu thuyết

đời Hán phần nhiều là do người đời Tấn nguỵ tạo) thì tiểu thuyết có nghĩa là lời nói
câu chuyện đầu đường cuối ngõ. Hồ Ứng Lân đời Minh nêu tiểu thuyết gồm 6 loại:
Chí qi, truyền kì, tạp lục, tùng thoại, biện đính, châm quy. Sách Tứ khố đề yếu chia
tiểu thuyết làm ba loại: tự thuật tạp sự, kí lục dị văn và chuế tập toả ngữ, nói chung đặc
trưng khơng mấy liên quan đế khái niệm tiểu thuyết thời nay. Có thể nói thời trung đại
người Trung Quốc cũng chưa có khái niệm tiểu thuyết rõ ràng. Các tiểu thuyết lớn như
Tam quốc diễn nghĩa ban đầu được gọi là bình thoại, Tây du kí, Thuỷ hử truyện, Hồng
lâu mộng được gọi bằng tiểu thuyết là câu chuyện về sau. Khái niệm tiểu thuyết mang
nội dung hiện đại ở Trung Quốc được bắt đầu từ Lương Khải Siêu, người sau khi xuất
dương Nhật Bản về, tiếp nhận khái niệm tiểu thuyết ở Nhật Bản, đề xướng khẩu hiệu
“tiểu thuyết cứu quốc”.4
Phương Tây và Trung Quốc có sự khác biệt lớn trong quan niệm về tiểu thuyết
và lịch sử hình thành khái niệm tiểu thuyết cổ đại Trung Quốc rất phức tạp, khiến cho
1

Trần Đình Sử (2004), Lý luận văn học, Tác phẩm và thể loại, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.200.
Từ Nãi Vi (2002), “Giới định tiểu thuyết Trung Quốc cổ đại”, Học báo Học viện Sư phạm Nam Thông, số 2,
tr.65-69.
3
Trương Hưng Long (2016), “Giải thích lý luận giới định khái niệm tiểu thuyết Dương Châu”, Nghiên cứu tiểu
thuyết Minh Thanh, số 3, tr.17-31.
4
Trần Đình Sử (2004), Lý luận văn học, Tác phẩm và thể loại, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội
2

19


×