Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Giả thuyết thị trường hiệu quả Giả thuyết thị trường hiệu quả là một docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.51 KB, 5 trang )

Giả thuyết thị trường hiệu quả
Giả thuyết thị trường hiệu quả là một giả thuyết của lý thuyết tài chính cho rằng
giá cả trên các thị trường có tính chất đầu cơ, đặc biệt là thị trường chứng khoán
phản ánh đầy đủ mọi thông tin đã biết, hay nói cách khác, phản ánh đầy đủ kỳ
vọng của các nhà đầu tư.
Do đó không thể kiếm được lợi nhuận bằng cách căn cứ vào các thông tin đã biết
hay những hình thái biến động của giá cả trong quá khứ. Có thể nói một cách ngắn
gọn là các nhà đầu tư không thể khôn hơn thị trường. Khái niệm hiệu quả ở đây
được dùng với hàm ý hấp thụ thông tin nhanh chóng chứ không phải các nguồn
lực tạo ra sản lượng tối đa như trong các l
ĩ
nh vực kinh tế học khác. Thông tin cũng
được hiểu là những tin tức có thể ảnh hưởng đến giá cả và không dự đoán trước
được.
Cơ sở lý luận
Từ khi thị trường chứng khoán ra đời, đã có rất nhiều lý thuyết dày công nghiên
cứu phương pháp đầu tư có lợi nhuận cao trên thị trường này như phân tích cơ
bản, phân tích kỹ thuật hay các quy tắc mua sau khi giá tăng 2 ngày; mua khi có
tin xấu, bán khi có tin tốt Tuy vậy kết quả của nó không thỏa mãn mong muốn
của những nhà đầu tư. Một nghiên cứu về hoạt động của những nhà môi giới
chứng khoán đã dẫn đến kết luận rằng tính trung bình, lợi nhuận đem lại từ các
danh mục đầu tư do họ thực hiện cũng không hơn một danh mục đầu tư được lựa
chọn ngẫu nhiên. Những nghiên cứu về xu hướng giá của thị trường chứng khoán
sử dụng số liệu thống kê trong nhiều năm cũng rút ra: chỉ có một điều chắc chắn
đối với giá cổ phiếu là chúng lên xuống rất thất thường. Những điều này đã dẫn
đến một lý thuyết gọi là lý thuyết tấm bia trong việc lựa chọn cổ phiếu để đầu tư:
nhà đầu tư có thể phóng một cái phi tiêu vào bảng danh mục cổ phiếu để chọn; tốt
hơn cả là đa dạng hóa danh mục đầu tư thậm chí mua tất cả các loại cổ phiếu niêm
yết (mua chỉ số chứng khoán). Nói tóm lại, những nghiên cứu trong nhiều thập kỷ
qua đưa đến kết luận không thể kiếm lợi nhuận cao trên thị trường chứng khoán
bằng các quy tắc hay công thức bởi vì nhìn chung nó cũng không tốt hơn một cơ


cấu đầu tư chứng khoán được đa dạng hóa và lựa chọn ngẫu nhiên. Điều này đã
khiến cho các nhà lý thuyết tài chính đi sâu nghiên cứu nhằm tìm ra câu trả lời tại
sao một thị trường tài chính hoạt động tốt lại loại bỏ được tình trạng lợi nhuận quá
cao trong một thời gian dài.
Nội dung
Thị trường hiệu quả (tiếng Anh: effecient market) là nơi mà tại bất kỳ thời điểm
nào, tất cả các thông tin mới đều được những người tham gia thị trường nắm bắt
và tức thì được phản ánh vào trong giá cả thị trường. Ví dụ: tin một công ty dầu
lửa phát hiện ra mỏ dầu mới có trữ lượng lớn được công bố lúc 10 giờ sáng ngày
hôm nay thì ngay lập tức thông tin đó sẽ được phản ánh vào giá cả khiến cho nó
được đẩy lên ở mức thích hợp. Ở Mỹ đã có những nghiên cứu đo lường tốc độ của
sự điều chỉnh giá cả và kết quả là chỉ có thể kiếm được lợi nhuận khi mua chứng
khoán trong vòng 30 giây sau khi thông tin mới được công bố rộng rãi.
Một thị trường "hiệu quả" là nơi có một số lượng khổng lồ những nhà đầu tư tối đa
hóa lợi nhuận một cách khôn ngoan đang cạnh tranh hết sức sôi nổi với nhau và
luôn nỗ lực để dự đoán trước giá trị thị trường tương lai của từng loại chứng
khoán. Đó là nơi mà các thông tin hiện có được "phơi bày" tối đa đối với tất cả
mọi người. Trong một thị trường hiệu quả, cạnh tranh dẫn đến tình trạng giá cả các
loại chứng khoán phản ánh tất cả các loại thông tin: cả những thông tin về những
sự kiện đã xảy ra và cả những thông tin mà thị trường kì vọng sẽ xảy ra trong
tương lai. Nói một cách khác, trong một thị trường hiệu quả, ở bất kì thời điểm
nào, giá cả thực tế của một loại chứng khoán luôn là một dấu hiệu hoàn hảo về giá
trị thật sự của nó. Có rất nhiều ẩn ý của giả thuyết thị trường hiệu quả trên thực tế
khá rõ ràng. Hầu hết các nhà đầu tư hay giao dịch cá nhân đều mua bán cổ phiếu
với sự tự giả định rằng các chứng khoán họ mua đều có giá trị hơn cái giá họ phải
trả, trong khi các chứng khoán mà họ bán lại không có giá trị bằng giá mà họ bán
ra.
Thế nhưng nếu các thị trường là hiệu quả và giá cả hiện tại phản ánh đầy đủ tất cả
các thông tin trên thị trường, thì việc mua và bán cổ phiếu trong nỗ lực "vượt mặt"
thị trường có vẻ giống như là một trò chơi may rủi hơn là một cuộc đấu đòi hỏi kĩ

năng. Ngược lại, hãy giả định rằng, nếu thị trường luôn định giá các loại chứng
khoán sai lầm một cách có hệ thống. Một thị trường như vậy chắc chắn sẽ là một
trò chơi quá dễ dàng đối với các nhà đầu tư thông minh với khả năng phân tích
thật sự. Do vậy. có đến hàng trăm, hàng nghìn những chuyên gia phân tích đang
lùng sục các loại cổ phiếu đang được định giá quá cao hoặc quá thấp. Cơ hội thu
các khoản lợi nhuận phụ thêm sẽ không còn khi các chuyên gia này rút ngắn
khoảng cách giữa giá cả và giá trị.
Nói một cách khác, một số tương đối ít thành viên của thị trường với một khối
lượng khá nhỏ thông tin đúng đắn sẽ là những người quyết định giá cả trên thị
trường. Vấn đề nằm ở chỗ số ít này càng thông minh và nhiệt tình bao nhiêu thì họ
càng có nhiều khả năng hủy hoại lẫn nhau bấy nhiêu, và do đó thị trường sẽ trở
nên ngày càng hiệu quả hơn.
Thuyết thị trường hiệu quả là một trong những giả định đầu tiên nhưng khá tốt
trong việc xác định phương thức giá cả các loại cổ phiếu phản ứng với lại với các
thông tin trong một thị trường tự do. Thực tế việc thông tin được hấp thụ một cách
nhanh chóng vào giá cổ phiếu và việc các cửa sổ cơ hội đầu tư luôn mở ra với cả
thị trường là một trong những luận điểm sắc bén nhất cho việc bảo đảm thị trường
không giao dịch với chi phí bị đẩy lên quá cao. Chính các nhà đầu cơ, ở một khía
cạnh tốt đẹp nào đó, là những người quan trọng giúp giá cả trên thị trường luôn
không đi quá xa khỏi giá trị kinh tế đích thực…
Bước ngẫu nhiên: giải thuyết thị trường hiệu quả đưa ra một phương pháp để phân
tích diễn biến giá cả của những thị trường đầu cơ có tổ chức, theo đó giá cả của thị
trường này lên xuống thất thường và không thể dự kiến trước được như những
bước ngẫu nhiên trong một khoảng thời gian. Các nghiên cứu về chỉ số giá chứng
khoán của toàn bộ thị trường cũng như của một cổ phiếu cho thấy đồ thị diễn biến
của nó cũng giống như đồ thị kết quả tung ngẫu nhiên một đồng xu. Giả thuyết thị
trường hiệu quả giải thích rằng sở dĩ có tình trạng này là do những thông tin mới
ngay tức thì được phản ánh vào trong giá cả đồng thời những thông tin này có tính
không dự đoán trước được nên diễn biến của giá cả cũng vậy.
Tranh luận về giả thuyết thị trường hiệu quả

Nếu tất cả những người tham gia thị trường đều chấp nhận giả thuyết thị trường
hiệu quả thì họ có thể sẽ không quan tâm đến các thông tin mới nữa và khi đó giá
cả sẽ không phản ánh đầy đủ các thông tin này. Tuy vậy những nhà lý thuyết thị
trường hiệu quả lập luận rằng không phải tất cả mọi người đều phản ứng như thế,
hơn nữa nếu có tình trạng đó thì sẽ có những người thu được lợi nhuận thặng dư
dựa trên các thông tin cũ khiến cho nhiều người sẽ cùng hành động tương tự và kết
quả là thị trường lại trở về trạng thái hiệu quả. Tóm lại, thị trường hiệu quả là một
cơ chế tự giám sát và ở trạng thái ổn định.
Tuy vậy giả thuyết thị trường hiệu quả không giải thích được một cách thuyết
phục hiện tượng sau:
Sự sụt giảm mạnh mẽ của giá cả chứng khoán trong những thời điểm nào đó ví dụ
như sự chênh lệch đến 30% trong giá trị cổ phiếu thì các lý thuyết gia của thị
trường hiệu quả không thể đưa ra được lập luận phản bác.
Giả thuyết thị trường hiệu quả tỏ ra đúng với những cổ phiếu riêng rẽ chứ không
hoàn toàn đúng đối với toàn bộ thị trường. Thị trường chứng khoán trong dài hạn
có những biến động tự đảo ngược rõ rệt mà nhiều nhà kinh tế học cho rằng đó là
kết quả của tâm lý chung của hầu hết những người tham gia thị trường. Khi thị
trường bị ảnh hưởng bởi làn sóng tâm lý thì trên góc độ vĩ mô không một nỗ lực
cá nhân nào có đủ nguồn lực để đảo ngược.


×