Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Bài tập thảo luận thứ năm trách nhiệm dân sự, vi phạm hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.86 KB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TẬP THẢO LUẬN THỨ NĂM:
Trách nhiệm dân sự, vi phạm hợp đồng
Bộ môn: Hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Giảng viên: Đặng Lê Phương Un
Nhóm: 5

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 11 năm 2021

1
1


MỤC LỤC

Vấn đề 1: Bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng gây ra

2
2


Tình huống: Ơng Lại (bác sĩ chun khoa phẫu thuật thẩm mỹ) và bà Nguyễn
thỏa thuận phẫu thuật ngực với 4 yêu cầu: Lấy túi ngực ra, Thâu nhỏ ngực lại, Bỏ
túi nhỏ vào, Không được đụng đến núm vú. Ba ngày sau phẫu thuật, bà Nguyễn
phát hiện thấy núm vú bên phải sưng lên, đau nhức và đen như than. Qua 10 ngày,
vết mổ hở hết phần vừa cắt chỉ, nhìn thấy cả túi nước đặt bên trong và ông Lại tiến
hành mổ may lại. Được vài ngày thì vết mổ bên tay phải chữ T lại hở một lỗ bằng
ngón tay, nước dịch tn ướt đẫm cả người. Sau đó ơng Lại mổ lấy túi nước ra và
may lại lỗ hổng và thực tế bà Nguyễn mất núm vú phải.


Câu 1: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
theo pháp luật Việt Nam? Nêu rõ những thay đổi trong BLDS 2015 so với
BLDS 2005 về Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp
đồng.
Trả lời:
a. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo pháp

luật Việt Nam :


Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ (Điều 351 BLDS 2015)



Trách nhiệm do khơng thực hiện nghĩa vụ giao vật (Điều 356 BLDS 2015)



Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền (Điều 357 BLDS 2015)



Trách nhiệm do khơng thực hiện hoặc khơng được thực hiện một cơng việc
(Điều 358 BLDS 2015)



Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ (Điều 359 BLDS
2015)




Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ (Điều 360 BLDS
2015)

3
3


b. Những thay đổi trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 :


Tại Điều 307 BLDS 2005 chỉ quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà
không nêu căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm
nghĩa vụ (chỉ bao gồm trách nhiệm bồi thường về vật chất, về tinh thần).
Nói cách khác là BLDS 2005 chưa rõ căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại. Nên vì thế, BLDS 2015 đã quy định cụ thể hơn tại Điều
360 BLDS 2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ.
Điều sửa đổi này cho thấy được sự thuyết phục, phù hợp trong thực tiễn khi
giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại.



Bên cạnh đó, BLDS 2015 có bổ sung thêm những điều khoản sau về việc
thực hiện nghĩa vụ : Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ (Điều 352
BLDS 2015); Chậm thực hiện nghĩa vụ (Điều 353 BLDS 2015); Hoãn thực
hiện nghĩa vụ (Điều 354 BLDS 2015); Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa
vụ (Điều 355 BLDS 2015). Điều này cũng cho thấy được Bộ luật nêu cụ thể
hơn và mở rộng ra về những trường hợp sẽ xảy trong quá trình thực hiện
nghĩa vụ.


Câu 2: Trong tình huống trên, có việc xâm phạm tới yếu tố nhân thân của bà
Nguyễn không? Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà
Nguyễn đã hội đủ chưa? Vì sao?
Trả lời:
- Trong tình huống trên, đã có việc xâm phạm tới yếu tố nhân thân của bà
Nguyễn, cụ thể bà đã bị xâm phạm tới quyền được bảo đảm an tồn về tính mạng,
sức khỏe, thân thể.
+Vì căn cứ vào Khoản 3 Điều 33 BLDS 2015 quy định : “Việc gây mê,
mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương

4
4


pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học,
khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải
được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực
hiện”
+Tuy nhiên, bác sĩ là người đã làm sai thỏa thuận ban đầu giữa hai bên, có
việc xâm phạm tới yếu tố nhân thân của bà Nguyễn gây thiệt hại về cơ về
của bà Nguyễn. Vì theo như thỏa thuận ban đầu bà Nguyễn đã nêu rõ trong
4 yêu cầu sẽ không được đụng đến núm vú của bà nhưng do sự tắc trách,
cẩu thả trong cơng việc hay lý do chủ quan nào đó mà bà Nguyễn đã phải đi
phẫu thuật lại nhiều lần đồng thời bị mất một bên núm vú bên phải, điều
này đã xâm phạm tới nhân thân của bà Nguyễn.

-

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Nguyễn đã hội


đủ.
+ Căn cứ vào Điều 360 BLDS 2015 : “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm
nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường tồn bộ thiệt hại, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác” và Khoản 3
Điều 361 BLDS 2015 : “Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị
xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi
ích nhân thân khác của một chủ thể”.
+ Vì ở đây đã có thiệt hại xảy ra là bà Nguyễn là bị mất núm vú bên phải.
Về yếu tố có hành vi vi phạm nghĩa vụ thì ơng Lại đã vi phạm cam kết là
không được đụng đến núm vú của bà Nguyễn nhưng trong quá trình phẫu
thuật đã bất cẩn nên ba ngày sau bà Nguyễn phát hiện thấy núm vú bên phải
sưng lên, đau nhức và đen như than. Điều đó cho thấy ơng Lại đã vi phạm
thỏa thuận giữa ông và bà Nguyễn. Và ở đây, về mối quan hệ nhân quả giữa

5
5


hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra chính là do sự bất cẩn trong khi
phẫu thuật dẫn đến việc mấy ngày sau núm vú bà Nguyễn bị sưng lên, đau
nhức, phải đi làm phẫu thuật lại và bà bị mất một bên núm vú bên phải.

Câu 3: Theo quy định hiện hành, những thiệt hại vật chất nào do vi phạm
hợp đồng gây ra được bồi thường? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời: Cơ sở pháp lý : Khoản 2 Điều 361 BLDS 2015, Khoản 2 Điều 419
BLDS 2015
Khoản 2 Điều 361 BLDS 2015
“Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm
tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu

nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sát”.
Khoản 2 Điều 419 BLDS 2015
“Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ
được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền cịn có thể u cầu người có
nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do khơng hồn thành nghĩa vụ hợp đồng mà
khơng trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.”
Theo quy định hiện hành, những thiệt hại vật chất do vi phạm hợp đồng gây ra
được bồi thường là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài
sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị
mất, bị giảm sút hoặc chi phí phát sinh do khơng hồn thành nghĩa vụ hợp đồng
mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang
lại.

6
6


Câu 4: BLDS có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh
do vi phạm hợp đồng không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
Bộ luật Dân sự có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do
vi phạm hợp đồng.
Thứ nhất, theo quy định tại khoản 3 Điều 361 Bộ luật Dân sự 2015: “Thiệt hại về
tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.” Khi bị xâm
phạm đến các yếu tố nhân thân thì người bị xâm phạm có thể được bồi thường các
tổn thất về tinh thần.
Thứ hai, theo khoản 3 Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại được
bồi thường do vi phạm hợp đồng: “Theo u cầu của người có quyền, Tịa án có
thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền.

Mức bồi thường do Tịa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc”. Theo đó, khi
có tổn thất về tinh thần do vi phạm hợp đồng thì bên có lợi ích bị xâm phạm có thể
yêu cầu được bồi thường.

Câu 5: Theo quy định hiện hành, bà Nguyễn có được bồi thường tổn thất về
tinh thần khơng? Vì sao? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời: Bà Nguyễn được bồi thường tổn thất về tinh thần. Căn cứ vào Khoản 3
Điều 361 BLDS 2015: “Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm
phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân
thân khác của một chủ thể”. Vì khi đã thoả thuận tiến hành cuộc phẫu thuật với
ông Lại, thì bên ơng Lại phải đảm bảo cho bà Nguyễn khi làm ngực xong sẽ khơng
phát sinh bất kì rủi ro nào. Mà ở đây, sau khi làm xong bà Nguyễn gặp rất nhiều
rủi ro như nỗi đau mất đi núm vú bên phải ảnh hưởng đến tinh thần cũng như sức

7
7


khỏe của bà nên vì thế bà Nguyễn phải được bồi thường tổn thất về tinh thần như
Bộ luật đã quy định.

Vấn đề 2: Phạt vi phạm hợp đồng
Bản án 121/ 2011/KDTM-PT ngày 26/12/2011 của Tòa án nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh về “tranh chấp hợp đồng mua bán”
Nguyên đơn: Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Tân Việt.
Bị đơn: Công ty TNHH Tường Long.
Công ty Tân Việt ký kết hợp đồng thương mại với công ty Tường Long về mua
bán vải thành phẩm. Ngay sau khi ký hợp đồng, cơng ty Tân Việt thanh tốn trước
30% đơn hàng gọi là tiền cọc. Sau đó, cơng ty Tường Long giao lô hàng mẫu
thành phẩm đầu tiên trị giá gần 71 triệu đồng. Vì giá nguyên liệu tăng, công ty

Tường Long yêu cầu tăng giá hàng lên. Hai bên khơng thương lượng được, phía
cơng ty Tường Long đã đơn phương chấm dứt hợp đồng. Công ty Tân Việt khởi
kiện yêu cầu Tòa án phạt cọc và phạt vi phạm hợp đồng đối với cơng ty Tân Việt.
Tịa sơ thẩm chấp nhận về yêu cầu của nguyên đơn về phạt vi phạm, không chấp
nhận yêu cầu về phạt cọc. Tòa phúc thẩm chấp nhận yêu cầu phạt vi phạm, không
chấp nhận kháng cáo về phạt cọc của nguyên đơn. Vì cho rằng khơng thỏa điều
kiện về phạt cọc là bên công ty Tường Long không từ chối thực hiện hợp đồng.
Câu 1: Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về phạt vi phạm hợp
đồng.
Trả lời: Về mức phạt vi phạm, tại Khoản 2, Điều 422, BLDS 2005 quy định:
“2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận”.
Và tại Khoản 2, Điều 418, BLDS 2015 quy định:

8
8


“2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy
định khác”.
BLDS 2015 có bổ sung quy định về mức phạt vi phạm trong trường hợp “luật liên
quan có quy định” ngồi trường hợp các bên thỏa thuận so với BLDS 2005. BLDS
2015 bổ sung quy định trên bởi lẽ hiện nay vẫn có quy định khác về mức phạt như
Luật xây dựng (12%), Luật thương mại (8%) có quy định về mức phạt tối đa (các
bên khơng được hồn tồn tự do thỏa thuận)
- Tại Khoản 3, Điều 422, BLDS 2005:
“3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt
vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và
vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thỏa thuận trước về mức bồi thường
thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Trong trường hợp các bên khơng có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi

phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm”.
Và Khoản 3, Điều 418, BLDS 2015:
“3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi
phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa
phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về
việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm
nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm”.
BLDS 2015 đã bỏ quy định “nếu khơng có thỏa thuận trước về mức bồi thường
thiệt hại thì phải bồi thường tồn bộ thiệt hại” của BLDS 2005, quy này được bỏ
đi vì đây là vấn đề bồi thường thiệt hại và đã có quy định khác điều chỉnh (Điều 13
và Điều 360 BLDS 2015).

9
9


Về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, BLDS 2015 vẫn theo
hướng nếu khơng có thỏa thuận cụ thể về việc kết hợp hai chế tài này thì thỏa
thuận phạt vi phạm loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại (có thỏa thuận về
phạt vi phạm mà khơng có thỏa thỏa thuận về sự kết hợp thì chỉ áp dụng phạt vi
phạm).

* Đối với vụ việc thứ nhất
Câu 2: Điểm giống nhau giữa đặt cọc và phạt vi phạm hợp đồng.
Trả lời:
- Về đối tượng thực hiện: là khoản tiền buộc phải nộp cho một bên.
- Về hình thức: đều được lập thành văn bản.
- Về hậu quả pháp lý: bên vi phạm bị mất một khoản tiền (mức phạt vi phạm hoặc
phạt cọc), và không cứ vào thiệt hại thực tế.

- Về mức phạt: phạt cọc và phạt vi phạm đều theo thoả thuận.
- Về phạm vi áp dụng phạt cọc và phạt vi phạm: áp dụng khi có vi phạm nghĩa vụ
hợp đồng.

Câu 3: Khoản tiền trả trước 30% được Tòa án xác định là tiền đặt cọc hay là
nội dung của phạt vi phạm hợp đồng?

10
10


Trả lời:
- Khoản tiền trả trước 30% được Tòa án xác định là tiền đặt tiền cọc
- Đoạn trong bản án cho thấy:
“Xét thấy, theo khoản 3 Điều 4 Hợp đồng kinh tế số 01-10/TL-TV ngày
01/10/2010 các bên đã thỏa thuận: Ngay sau khi kí hợp đồng, bên mua (Cơng ty
Tân Việt) phải thanh tốn trước cho bên bán (Cơng ty Tường Long) 30% giá trị
đơn hàng gọi là tiền đặt cọc, 40% giá trị đơn hàng thanh toán ngay sau khi bên
Cơng ty Tường Long giao hàng hồn tất, 30% cịn lại sẽ thanh tốn trong vịng 30
ngày kể từ ngày thanh toán cuối cùng. Do vậy số tiền thanh toán đợt 1 là 30% giá
trị đơn hàng ( 406.920.000 đồng) được xác định là tiền đặt cọc.”

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến
khoản tiền trả trước 30%.
Trả lời:
Cách giải quyết của Tịa án là chưa hợp lí và thiếu thống nhất trong cách giải
quyết. Về khoản tiền trả trước 30%, Tòa án đã xác định đây là tiền đặt cọc dựa trên
khoản 7 Điều 292 Luật Thương mại và Điều 358 BLDS 2005. Khoản tiền này
dùng để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, sau đó Tịa án lại nhận
định rằng phía bị đơn đã khơng từ chối thực hiện hợp đồng mà hai bên đã đi vào

thực hiện hợp đồng cho nên khoản tiền 30% được xác định là khoản tiền dùng để
thanh toán đợt giao hàng lần thứ nhất. Theo hai bên thỏa thuận thì sau khi ký hợp
đồng, Cơng ty Tân Việt (bên mua) phải thanh tốn trước cho Cơng ty Tường Long
(bên bán) 30% giá trị đơn hàng gọi là tiền đặt cọc, do đó theo quy định tại Khoản
2, Điều 358, BLDS 2005 số tiền 30% trên thuộc về bên bán khi bên mua từ chối
thực hiện hợp đồng nhưng trên thực tế thì hai bên đã đi vào thực hiện hợp đồng

11
11


nên khoản tiền trên phải được trả lại cho bên mua (Công ty Tân Việt) chứ không
được dùng vào việc thanh tốn cho giá trị đơn hàng thứ nhất.
Do đó, các giải quyết nhiều mâu thuẫn như trên của Tòa án đã khiến quyền và lợi
ích hợp pháp của nguyên đơn không được đảm bảo.

* Đối với vụ việc thứ hai
Câu 1: Cho biết điểm giống và khác nhau giữa thỏa thuận phạt vi phạm hợp
đồng và thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Trả lời:
Cơ sở pháp lý: Điều 418, 419 Bộ luật Dân sự 2015; Điều 301, 302 Luật Thương
mại 2005
- Giống nhau:
+ Cả hai đều áp dụng khi có hành vi vi phạm.
+ Mức phạt bồi thường do vi phạm hợp đồng đều có thể do hai bên thỏa thuận.
- Khác nhau:

Phạt vi phạm hợp đồ

12

12


Cơ sở áp dụng

- Chỉ áp dụng khi các b

- Khơng cần có thiệt h

Mục đích chủ yếu

- Xuất phát từ sự dự liệ
- Ngăn ngừa vi phạm

Mức áp dụng chế tài

- Mức phạt vi phạm có

*Tóm tắt Quyết định số 10/2020/KDTM-GĐT ngày 14/8/2020 của Hội đồng
thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
Nguyên đơn: Công ty TNHH Yến Sào Sài Gòn

13
13


Bị đơn: Công Ty Cổ Phần Yến Việt
Tháng 10/2010 công ty của nguyên đơn và bị đơn ký hợp đồng “Phân phối độc
quyền ra phía Bắc”. Cơng ty của bị đơn đồng ý cho công ty nguyên đơn là nhà
phân phối độc quyền trong 10 năm với sản phẩm từ yến mang nhãn hiệu Yến Việt

từ Nghệ An trở ra phía Bắc. Cơng ty Yến Sào nhập 3 lơ hàng để phân phối và thực
hiện các cam kết giữa các bên. Tuy nhiên công ty Yến Việt đã thành lập chi nhánh
tại Hà Nội và thiết lập cửa hàng để phân phối sản phẩm trên thị trường phía Bắc
mà khơng trao đổi với công ty Yến Sào gây thiệt hại nghiêm trọng đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty Yến Sào.
Hai bên chỉ mới ký hợp đồng nguyên tắc , chưa thống nhất về số lượng tiêu thụ cụ
thể vì cần có thời gian thăm dị thị trường. Trước khi ký hợp đồng, công ty Yến
Sào đã biết cơng ty Yến Việt có chi nhánh (cấp phép 16/9/2010) và các cửa hàng
tại khu vực phía Bắc.
Nhận định của Tòa án: (Tại mục 4) Căn cứ theo các điều 300, 301, 302, 303, 304
Luật Thương Mại 2005, Tòa án cấp sơ thẩm và Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân
dân cấp cao tại TPHCM nhận định công ty Yến Sào và cơng ty Yến Việt có thỏa
thuận về bồi thường thiệt hại là khơng đúng.

Câu 2: Theo Tồ án cấp phúc thẩm, thoả thuận được nêu tại mục 4 phần Nhận
định của Toà án trong Quyết định số 10 là thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng
hay thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng? Vì sao?
Trả lời: Theo Tồ án cấp phúc thẩm, thoả thuận được nêu tại mục 4 phần Nhận
định của Toà án trong Quyết định số 10 là thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng , bởi
vì : Tại Điều 11 Hợp đồng nguyên tắc số 02, hai bên đã thỏa thuận: “...nếu trong
quá trình thực hiện Hợp đồng , bên nào vi phạm các điều kiện đã cam kết trong
Hợp đồng thì bên vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên kia số tiền là
10.000.000.000 đồng. Tòa án căn cứ vào điều 300, 301, 302, 303, 304 Luật

14
14


Thương Mại 2005 thì phạt vi phạm hợp đồng là việc các bên thỏa thuận phải trả
một khoản tiền phạt được xác định trước , nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa

vụ hợp đồng bị vi phạm . Tuy nhiên với số tiền 10.000.000.000 đồng đã quá mức
phạt tối đa so với Điều 301 Luật Thương Mại 2005 (mức phạt không quá 8% giá
trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm) . Nếu xác định các bên có thỏa thuận về
bồi thường thiệt hại gồm đủ các yếu tố: có hành vi vi phạm hợp đồng , có thiệt hại
thực tế, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại thực tế,
hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được
hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Câu 3: Theo Tồ giám đốc thẩm (Hội đồng thẩm phán), thỏa thuận được nêu
tại mục 4 phần Nhận định của Toà án trong Quyết định số 10 là thỏa thuận
phạt vi phạm hợp đồng hay thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại do vi phạm
hợp đồng? Vì sao?
Trả lời:
Theo Tồ giám đốc thẩm (Hội đồng thẩm phán), thỏa thuận được nêu tại mục 4
phần Nhận định của Toà án trong Quyết định số 10 là thỏa thuận về mức bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng , bởi vì Căn cứ theo Khoản 1 Điều 302 Luật
Thương Mại 2005: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những
tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”. Do đó việc Ủy
ban Thẩm phán Tồ án nhân dân cấp cao tại TP.HCM buộc công ty Yến Việt bồi
thường 10.000.000.000 đồng là sự thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại.

Câu 4: Cho biết suy nghĩ của anh chị về hướng xác định nêu trên của Hội đồng
thẩm phán?
Trả lời:

15
15


Hướng xác định nêu trên của Hội đồng thẩm phán là khơng thuyết phục, bởi vì :

Căn cứ vào điều 300 Luật Thương Mại 2005: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi
phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong
hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều
294 của Luật này.”. Tại điều 11 Hợp đồng nguyên tắc số 02, hai bên đã thỏa thuận
“...nếu trong quá trình thực hiện Hợp đồng , bên nào vi phạm các điều kiện đã cam
kết trong Hợp đồng thì bên vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên kia
số tiền là 10.000.000.000 đồng”, do đó đây được xác định là sự thỏa thuận về vi
phạm hợp đồng. Nếu Hội đồng thẩm phán xác định được đây là thỏa thuận bồi
thường thiệt hại thì phải nêu rõ giá trị tổn thất là bao nhiêu, khoản lợi trực tiếp mà
bên bị vi phạm là bao nhiêu theo khoản 2 Điều 302 Luật Thương Mại 2005: “ Giá
trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi
phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm
đáng lẽ được hưởng nếu khơng có hành vi vi phạm”. Do đó hai bên chỉ thỏa thuận
vi phạm hợp đồng mà khơng có sự thỏa thuận nào khác , căn cứ theo khoản 3 Điều
418 BLDS 2015 : “...Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng
không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt
hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm” . Vì vậy , trường hợp cả
2 bên chỉ thỏa thuận về phạt vi phạm nên đây được coi là phạt vi phạm chứ khơng
có yếu tố thỏa thuận bồi thường thiệt hại.

Vấn đề 3: Sự kiện bất khả kháng
Câu 1: Những điều kiện để một sự kiện được coi là bất khả kháng? Và cho biết
các bên có thể thỏa thuận với nhau về trường hợp có sự kiện bất khả kháng
khơng? Nêu rõ cơ sở khi trả lời.
Trả lời:


16
16


Căn cứ khoản 1 Điều 156 BLDS 2015:


“Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi
kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường
trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần
thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho
người có quyền, nghĩa vụ dân sự khơng thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp
của mình bị xâm phạm hoặc khơng thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của
mình;”


Sự kiện được coi là bất khả kháng :


Thứ nhất, sự kiện xảy ra một cách khách quan



Thứ hai, sự kiện xảy ra khơng thể lường trước được



Thứ ba, sự kiện xảy ra khơng thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng
mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép




Các bên có thể thỏa thuận với nhau về trường hợp có sự kiện bất khả
kháng. Căn cứ khoản 2 Điều 351: “Trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực
hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì khơng phải chịu trách
nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác.”.

Câu 2: Những hệ quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng không thể thực hiện
được do sự kiện bất khả kháng trong BLDS và Luật thương mại sửa đổi.
Trả lời:

17
17




Hệ quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng không thể thực hiện được do sự
kiện bất khả kháng trong BLDS


Căn cứ khoản 2 Điều 351 về Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa
vụ: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do
sự kiện bất khả kháng thì khơng phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.” →
Theo quy định trên thì trường hợp hợp đồng không thể thực hiện do
sự kiện bất khả kháng thì khơng phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ
trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định
khác.




Căn cứ khoản 2 Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại: “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất
khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.” → Trong quy định
về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng nếu trường hợp hợp đồng
không thể thực hiện do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu
trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác.



Hệ quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng khơng thể thực hiện được do sự
kiện bất khả kháng trong Luật Thương mại


Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm
đối với hành vi vi phạm: “1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách
nhiệm trong các trường hợp sau đây: b) Xảy ra sự kiện bất khả
kháng;” → Theo Luật thương mại thì trong trường hợp hợp đồng
không thể thực hiện do sự kiện bất khả kháng thì bên vi phạm được
miễn trách nhiệm bồi thường.

18
18


Câu 3: Số hàng trên có bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng khơng? Phân tích
các điều kiện hình thành sự kiện bất khả kháng với tình huống trên.

Trả lời:


Số hàng trên bị hư hỏng có thể do sự kiện bất khả kháng



Các điều kiện hình thành sự kiện bất khả kháng với tình huống trên


Điều kiện thứ nhất: Tàu bị gió nhấn chìm dẫn đến hỏng tồn bộ tài
sản ta thấy "gió thổi" ở đây là một sự kiện xảy ra một cách khách
quan.



Điều kiện thứ hai. Đây là sự kiện "không thể lường trước được" do
thế giới khách quan tác động diễn ra ngồi ý chí chủ quan của con
người.



Điều kiện thứ ba. Tàu chìm làm hàng hư hỏng tồn bộ có thật sự
"Khơng thể khắc phục được" tuy nhiên tình huống cũng khơng nói
rõ. Nếu số hàng hư hỏng trên có thể khắc phục được thì đây khơng là
sự kiện bất khả kháng ngược lại, nếu số hàng hư hỏng trên khơng
khắc phục được thì đây là sự kiện bất khả kháng.

Câu 4: Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, anh Văn có phải bồi
thường cho anh Bình về việc hàng bị hư hỏng không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả

lời.
Trả lời:
Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng thì anh Văn khơng phải bồi thường
cho anh Bình về việc hàng bị hư hỏng. Căn cứ vào khoản 2 Điều 351 BLDS 2015
quy định: “ Trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện đúng nghĩa vụ do sự

19
19


kiện bất khả kháng thì khơng phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có
thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.

Câu 5: Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và anh Văn thỏa thuận
bồi thường cho anh Bình giá trị hàng bị hư hỏng thì anh Văn có được u cầu
Cơng ty bảo hiểm thanh tốn khoản tiền này khơng? Tìm câu trả lời nhìn từ
góc độ văn bản và thực tiễn xét xử.
Trả lời:
Bộ luật Dân sự 2015 thì đã bỏ chương quy định về hợp đồng bảo hiểm so với Bộ
luật Dân sự 2005.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 580 BLDS 2005, anh Văn sau khi bồi thường sẽ được
công ty Bảo hiểm thanh toán lại khoản tiền này nếu anh Văn đã làm đúng theo thủ
tục, yêu cầu mà công ty bảo hiểm đưa ra, chấp hành đúng hợp đồng với công ty
bảo hiểm và thiệt hại mà anh Văn bồi thường do sự kiện bất khả kháng.
“2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã bồi thường thiệt hại cho người thứ ba
thì có quyền u cầu bên bảo hiểm phải hồn trả khoản tiền mà mình đã trả cho
người thứ ba, nhưng không vượt quá mức trả bảo hiểm mà các bên đã thỏa thuận
hoặc pháp luật đã quy định.”
Theo “Quyết định số 105/GĐT-DS ngày 30-5-2003 của Tịa dân sự Tịa án tối cao
về việc cơng ty bảo hiểm Bảo Việt hoàn trả lại số tiền mà ơng Khóm đã bồi thường

cho ơng Điền và ơng Trình. Trong sự việc này Tòa dân sự Tòa án tối cao đã đưa ra
hướng giải quyết như sau: “Về việc trả tiền bảo hiểm quy định tại điều 580 BLDS
đối với trường hợp của ơng Khóm thì ơng Khóm khơng cố ý để xảy ra thiệt hại.
Mặt khác theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bảo hiểm về những loại trừ
trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu thì khơng có thỏa thuận nào về việc
Bảo Việt An Giang được từ chối trách nhiệm do tai nạn tàu chìm vì gió bão. Do

20
20


đó, thỏa thuận của ơng Khóm và ơng Trình, ơng Điền là khơng trái pháp luật, có
hiệu lực và ràng buộc cả Bảo Việt An Giang.
*Quyết định số 105/GĐT-DS ngày 30/5/2003. Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối
cao. Hội đồng xét xử Giám đốc thẩm
NHẬN ĐỊNH
Việc ơng Khóm vận chuyển 2600 con vịt cho ơng Điền và ơng Trình vào ngày
16/8/1999 là có thật. Tuy hợp đồng miệng nhưng các bên không tranh chấp về hợp
đồng này. Thỏa thuận này phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 539 BLDS (Hợp
đồng vận chuyển tài sản có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản).
Trong q trình vận chuyển đã có thiệt hại xảy ra. Đêm ngày 16/8/1999 do mưa
gió to, nước chảy mạnh, tàu va vào chân cầu bị chìm. Tổn thất mất và chết 2260
con vịt, chỉ còn lại 340 con. Tổng số thiệt hại các bên xác định là 79.100.000
đồng.
Sự cố chìm tàu và tổn thất đã được chủ tàu là ơng Khóm làm bản tường trình báo
cáo Cơng an huyện Tịnh Biên, Cơng an huyện Tịnh Biên có biên bản giải quyết tai
nạn giao thơng ngày 19/8/1999 và bản tường trình thơng báo tai nạn gửi Bảo Việt
An Giang ngày 17/8/1999. Sự kiện tai nạn thiệt hại do tai nạn gây ra đã được cơ
quan Công an huyện Tịnh Biên xác nhận.
Theo hợp đồng bảo hiểm số 007427 ngày 23-4-1999 (BL 74) ơng Khóm tham gia

bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu với mức trách nhiệm là 100 triệu đồng
tại Bảo Việt An Giang. Về nguyên tắc quan hệ trách nhiệm giữa Bảo Việt An
Giang với ơng Khóm được xác định căn cứ vào hợp đồng bảo hiểm trong đó có
nêu rõ điều kiện bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu, thuyền. Theo phạm vi
trách nhiệm bảo hiểm thì Bảo Việt nhận trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng
hàng hóa, tài sản chuyên chở trên tàu, thuyền được bảo hiểm. Do đó, trong trường
hợp của ơng Khóm, Bảo Việt An Giang phải có trách nhiệm bồi thường mất mát
2260 con vịt là tổn thất do sự kiện bảo hiểm gây ra tối 16-8-1999.

21
21


Những lý do mà Bảo Việt An Giang nêu ra để từ chối việc giải quyết bồi thường
cho ơng Khóm theo Thông báo số 87/1999/TB.BH ngày 04/9/1999 như: “căn cứ
Điều 30 Thể lệ vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa thủy, nội địa quy định, bên vận
chuyển được miễn bồi thường trong trường hợp do thiên tai, địch họa hoặc bất khả
kháng” là khơng đúng và khơng có căn cứ, bởi lẽ việc giải quyết tranh chấp hợp
đồng bảo hiểm phải căn cứ vào quy định tại các điều từ Điều 571 đến 584 BLDS
về hợp đồng bảo hiểm.
Việc trả tiền bảo hiểm quy định tại Điều 580 Bộ luật dân sự. Bên bảo hiểm không
phải trả tiền bảo hiểm trong trường hợp bên được bảo hiểm cố ý để xảy ra thiệt
hại; nếu do lỗi vô ý của người được bảo hiểm, thì bên bảo hiểm khơng phải trả một
phần tiền bảo hiểm tương ứng với mức độ lỗi của bên được bảo hiểm.
Đối với trường hợp của ông Khóm thì ơng Khóm khơng cố ý để xảy ra thiệt hại.
Mặt khác theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bảo hiểm về những loại trừ
trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu (Mục B) thì khơng có thỏa thuận nào
về việc Bảo Việt An Giang được từ chối trách nhiệm do tai nạn tàu bị chìm vì gió
bão. Vì vậy, Bảo Việt An Giang từ chối trách nhiệm là không đúng. Mặt khác,
Điều 549 Bộ luật dân sự vẫn cho phép người vận chuyển và bên thuê vận chuyển

được thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngay cả trong trường hợp bất
khả kháng. Do đó, thỏa thuận giữa ơng Khóm và ơng Trình, ơng Điền là khơng trái
pháp luật, có hiệu lực và ràng buộc cả Bảo Việt An Giang.
Tòa án cấp sơ thẩm và Tịa án cấp phúc thẩm khơng căn cứ vào các quy định của
Bộ luật dân sự về hợp đồng bảo hiểm cũng như thỏa thuận của các bên trong hợp
đồng bảo hiểm, mà đã chấp nhận lý do từ chối trách nhiệm của Bảo Việt An Giang
để bác yêu cầu của ơng Khóm là khơng đúng. Bởi vậy, cần hủy cả hai bản án sơ
thẩm và phúc thẩm giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh An Giang xét xử lại
theo thủ tục sơ thẩm theo hướng buộc Bảo Việt An Giang phải thực hiện trách
nhiệm bồi thường thiệt hại theo cam kết trong hợp đồng bảo hiểm.
Căn cứ vào những nhận định;

22
22


Căn cứ vào khoản 4 Điều 77 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự;
QUYẾT ĐỊNH
- Hủy bản án sơ thẩm số 03 ngày 24-12-1999 của Tòa án nhân dân thành phố Long
Xuyên và bản án phúc thẩm số 74 ngày 29-2-2000 của Tòa án nhân dân tỉnh An
Giang.
- Giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân tỉnh An Giang xét lại vụ án theo thủ tục sơ
thẩm.”

Vấn đề 4: Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
*Tóm tắt Bản án số 133/2021/DS-PT ngày 8/7/2021 của Toà án nhân dân tỉnh
Cà Mau.
Nguyên đơn:
Anh Phan Văn T
Chị Nguyễn Hồng N

Bị đơn:
Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Thanh M
Ngày 01/8/2018 vợ chồng nguyên đơn ký hợp đồng với Công ty do chị Trần Thị
Thúy A là Giám đốc cho Công ty thuê căn nhà làm Trung tâm giảng dạy tiếng anh
và tốn tính nhanh, thời hạn thuê là 3 năm từ ngày 1/10/2018 đến 30/9/2021 và có
giá thuê trong hợp đồng. Sau 1 thời gian hoạt động do diễn biến tình hình dịch
Covid nên phía bị đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà, phía nguyên đơn

23
23


cho rằng có dịch bệnh Covid-19 nhưng bị đơn chưa tận dụng hết khả năng để khắc
phục mà mục đích chuyển đến địa điểm mới tiếp tục kinh doanh cho nên không
xem là bất khả kháng. Theo như bị đơn, thì do dịch bệnh nên khơng có học sinh đi
học, Công ty giải thể cho nên ngày 26/02/2020 gửi Thông báo chấm dứt thuê nhà
trước 03 tháng, bị đơn xác nhận mình thực hiện đúng khoản 9.7 Điều 9 Hợp đồng.
Tuy nhiên, lý do chấm dứt nguyên đơn không chấp nhận. Việc ký hợp đồng được
lập thành văn bản và có cơng chứng chứng thực. Hội đồng xét xử nhận thấy, dịch
Covid-19 xảy ra thì các đương sự khơng lường trước được, trên thực tế dịch bệnh
đã gây ra hậu quả hết sức nặng nề, làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường, ảnh
hưởng đến sản xuất kinh doanh từ đó dẫn đến ảnh hưởng đến thu nhập của mọi
người là sự thật xảy ra mà cụ thể trong vụ án này đã ảnh hưởng đến nguyên đơn,
bị đơn. Hiện tại nhà của nguyên đơn vẫn chưa có người thuê mà ngun đơn cịn
phải đóng tiền vay Ngân hàng; về phía bị đơn, sau khi cả nước thực hiện Chỉ thị
16 vào năm 2020 thì số học sinh đến lớp bị hạn chế dẫn đến doanh thu thấp nhưng
phải chi trả lương nhân viên và các chi phí khác...

Câu 1: Điểm giống và khác nhau giữa sự kiện bất khả kháng và hoàn cảnh
thay đổi khi thực hiện hợp đồng (về sự tồn tại và hệ quả pháp lý của hai

trường hợp này):
Trả lời:
Sự kiện bất khả kháng được quy định trong Điều 156 BLDS 2015.
Hoàn cảnh thay đổi khi thực hiện hợp đồng được quy định trong Điều 420 BLDS
2015.
Giống nhau:
+Đều là sự kiện xảy ra một cách khách quan và con người không thể lường trước
được

24
24


+Không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả
năng cho phép
+Đều gây ra thiệt hại
Khác nhau:
Về định nghĩa
Sự kiện bất khả kháng
một sự kiện được xem sự kiện bất khả kháng nếu hội tụ đủ 03 yếu tố:
- khách quan
- không thể lường trước
- khơng thể khắc phục.
Hồn cảnh thay đổi khi thực hiện hợp đồng
‘Hoàn cảnh thay đổi cơ bản’ khi có đủ 05 điều kiện sau đây :
-Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp
đồng
-Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay
đổi hoàn cảnh
-Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã

khơng được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn tồn khác
-Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà khơng có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ
gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên

25
25


×