Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Trên cơ sở phân tích quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia, hãy bình luận về hành vi tôn tạo, bồi đắp các cấu trúc địa lý của Trung Quốc tại Trường Sa và những vấn đề pháp lý đặt ra liên quan đến quy chế pháp lý của các cấu trúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 24 trang )

A. MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh các quốc gia đang nỗ lực mở rộng lãnh thổ, chiếm giữ không
gian phát triển, đặc biệt là khơng gian biển thì vấn đề xây dựng các đảo, cơng trình,
thiết bị nhân tạo đã và đang được các quốc gia quan tâm và thực hiện. Bởi lẽ, các đảo,
cơng trình, thiết bị nhân tạo được xây dựng hợp pháp trên biển sẽ mang lại nhiều lợi
ích cho QGVB trong việc bảo vệ và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài
phán. Tuy nhiên, một thực tế đáng lo ngại đó chính là việc bồi đắp, mở rộng các đảo
đá nhỏ, hay các bãi ngầm, rạn san hơ, bãi cạn lúc chìm lúc nổi để biến chúng thành đảo
nhân tạo đang được một số quốc gia thực hiện với mục đích duy trì, củng cố yêu sách
về chủ quyền đối với các vùng biển xung quanh các “đảo” này, đặc biệt là ở các đảo và
vùng biển đang có tranh chấp và chồng lấn. Thực trạng đó đã và đang được Trung
Quốc tiến hành với quy mô rất lớn tại khu vực biển Đông, đặc biệt là tại quần đảo
Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Liên quan đến vấn đề này, nhóm 1 xin
chọn đề tài: “Trên cơ sở phân tích quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc quyền
chủ quyền quốc gia, hãy bình luận về hành vi tơn tạo, bồi đắp các cấu trúc địa lý
của Trung Quốc tại Trường Sa và những vấn đề pháp lý đặt ra liên quan đến quy
chế pháp lý của các cấu trúc này”. Bài viết sẽ làm rõ các quy chế pháp lý, điều kiện
xây dựng, lắp đặt, sử dụng, khai thác các đảo, thiết bị, cơng trình nhân tạo; quy chế
pháp lý, quyền và nghĩa vụ của các quốc gia đối với đảo, cơng trình và thiết bị nhân
tạo theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982. Đồng thời, phân tích và làm rõ
tác động từ thực trạng tơn tạo, bồi đắp các cấu trúc địa lý của Trung Quốc tại Trường
Sa.
A. NỘI DUNG
1.

Quy chế pháp lý của vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia và các đảo,
thực thể khác thuộc quần đảo Trường Sa

1.1.

Quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia


1.1.1. Vùng tiếp giáp lãnh hải
Theo quy định tại Điều 33 của Công ước Luật biển năm 1982, vùng tiếp giáp

lãnh hải là vùng biển nằm phía ngồi và tiếp liền với lãnh hải, có chiều rộng khơng
vượt q 24 hải lí tính từ đường cơ sở của QGVB. Như vậy, về mặt vị trí, vùng tiếp
1


giáp lãnh hải là vùng biển nằm giữa một bên là các vùng biển thuộc chủ quyền quốc
gia và một bên là nhóm các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của
QGVB. Do đó, vùng tiếp giáp lãnh hải có ý nghĩa như “vùng đệm” giữa vùng biển
thuộc lãnh thổ quốc gia và những vùng biển nằm bên ngoài lãnh thổ của QGVB.
Tại vùng tiếp giáp lãnh hải, các quốc gia khơng có chủ quyền mà tại đây chỉ tồn
tại một số quyền chủ quyền riêng biệt và hạn chế nhằm ngăn ngừa và trừng trị đối với
những vi phạm trong 04 lĩnh vực hải quan, y tế, thuế khóa và nhập cư theo Điều 33
Cơng ước Luật biển năm 1982. Như vậy, hồn tồn có thể nhận thấy rằng, ngoài 4 lĩnh
vực kể trên, thẩm quyền tài phán trong vùng tiếp giáp lãnh hải, về mặt nguyên tắc, vẫn
thuộc về quốc gia mà tàu mang cờ. Điều này thể hiện rõ nét bản chất của vùng tiếp
giáp lãnh hải với tư cách là một vùng biển “tiếp nối” giữa lãnh thổ quốc gia với vùng
lãnh thổ thuộc quyền chủ quyền, có sự “chuyển giao” về quy chế pháp lý và là nơi
QGVB chỉ thực hiện các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự trên lãnh thổ của mình trước
khi tàu thuyền nước ngoài đi vào và rời khỏi lãnh thở q́c gia.
Bên cạnh đó, vùng tiếp giáp lãnh hải đồng thời là một bộ phận của vùng đặc
quyền kinh tế; chính vì thế, tại vùng biển này đồng thời được hưởng thêm cả quy chế
của vùng đặc quyền kinh tế (hay còn gọi là “quy chế kép”). Đối với các quốc gia khác,
trong vùng tiếp giáp lãnh hải, bởi đây không phải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc
gia nên các quốc gia khác đều được hưởng các quyền tự do cơ bản như tự do hàng hải,
tự do hàng không, tự do đặt dây cấp và ống dẫn ngầm.
1.1.2. Vùng đặc quyền kinh tế
Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng biển nằm ở phía ngồi và tiếp liền với lãnh

hải, có chiều rộng khơng vượt q 200 hải lí tính từ đường cơ sở của QGVB, được đặt
dưới chế độ pháp lý riêng biệt quy định trong phần V của Công ước Luật biển năm
1982. Xét về quy chế pháp lý, đây là một vùng biển mà trong đó tồn tại song song cả
quyền chủ quyền, quyền tài phán của QGVB cũng như quyền tự do biển cả của các
quốc gia khác. Điều này thể hiện rõ nét sự dung hòa và cân bằng về quyền và lợi ích
giữa các quốc gia trong vùng đặc quyền kinh tế. Cụ thể:
* Quyền chủ quyền và quyền tài phán của QGVB:
- Điều 56 Công ước Luật biển năm 1982 quy định, trong vùng ĐQKT, QGVB
có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lí các tài nguyên
2


thiên nhiên, sinh vật cũng như không sinh vật ở vùng nước bên trên đáy biển, ở đáy
biển và trong lòng đất dưới đáy biển cũng như các hoạt động khác nhằm thăm dị và
khai thác vùng này vì mục đích kinh tế. QGVB thi hành các biện pháp thích hợp để
khai thác, quản lý và bảo tồn nhằm duy trì các nguồn lợi sinh vật trong vùng ĐQKT
khơng bị khai thác quá mức.
- QGVB có đặc quyền trong việc cho phép xây dựng và triển khai các đảo nhân
tạo hay các cơng trình thiết bị trong vùng ĐQKT. Tính đặc quyền được thể hiện ở
việc, chỉ QGVB mới được quyền xây dựng các đảo nhân tạo, các thiết bị công trình
trong vùng ĐQKT của mình, các quốc gia khác muốn xây dựng, lắp đặt đảo nhân tạo,
thiết bị công trình trong vùng ĐQKT phải xin phép và được sự cho phép của QGVB;
Nếu như trong trường hợp cho phép quốc gia khác xây dựng đảo nhân tạo, thiết bị
công trình trong vùng biển của mình, QGVB có toàn quyền đưa ra các quy định, luật
lệ điều chỉnh việc xây dựng, khai thác, sử dụng những công trình, thiết bị này. Thêm
vào đó, QGVB cũng có quyền tài phán đặc biệt đối với vấn đề này; quyền tài phán này
của QGVB không chỉ mở rộng đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị và cơng trình đặt
trong vùng ĐQKT mà còn đối với cả các đảo nhân tạo, các cơng trình thiết bị đặt trên
đáy biển và lịng đất dưới đáy biển của vùng1.
- QGVB có toàn quyền cho phép nghiên cứu khoa học biển trong vùng ĐQKT

của mình. Các quốc gia muốn nghiên cứu khoa học biển trong vùng ĐQKT phải xin
phép và được sự đồng ý của QGVB. Bên cạnh đó, QGVB có quyền xây dựng và ban
hành các quy định, luật lệ điều chỉnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong vùng
ĐQKT của mình, đồng thời có quyền áp dụng các biện pháp thích hợp để xử lý trong
trường hợp quốc gia khác vi phạm các quy định mà mình đã ban hành2.
- Công ước Luật biển năm 1982 cũng công nhận cho QGVB quyền tài phán về
lĩnh vực bảo vệ và giữ gìn mơi trường biển tại các Điều 56, 208, 210, 211 của Công
ước. Quốc gia ven biển có quyền ban hành các quy định, luật lệ để ngăn ngừa, hạn chế
và chế ngự ô nhiễm đối với môi trường biển phát sinh từ hoạt động của tàu thuyền, từ
các đảo nhân tạo, thiết bị công trình cũng như bất kì hoạt động nào liên quan đến đáy
biển, vùng lòng đất dưới đáy biển thuộc quyền chủ quyền của mình.

1

Điều 56, 60 Công ước Luật biển năm 1982.

2

Điều 56, 246 Công ước Luật biển năm 1982

3


* Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế:
Trong vùng ĐQKT, tất cả các quốc gia dù có biển hay khơng có biển đều được
hưởng ba quyền tự do cơ bản, đó là quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt
dây cáp và ống dẫn ngầm. Và các quyền tự do khác như quyền truy đuổi hay quyền
khám xét tàu thuyền... được áp dụng tại vùng ĐQKT trong chừng mực không làm ảnh
hưởng đến việc thực thi quyền chủ quyền và quyền tài phán của QGVB. Ngoài các
quyền tự do trên, các quốc gia khác có thể tham gia khai thác lượng cá dư thừa trong

vùng ĐQKT của QGVB khi quốc gia này công bố có lượng cá dư thừa trên cơ sở các
thỏa thuận với QGVB và tuân theo các thể thức do QGVB quy định.
1.1.3. Vùng thềm lục địa
Theo đó, Khoản 1 Điều 76 Công ước Luật biển năm 1982 đã quy định, thềm lục
địa của quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh
hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phận kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc
gia cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến vị trí cách đường cơ sở dùng để tính
chiều rộng lãnh hải 200 hải lý khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng
cách gần hơn.
* Quyền của QGVB: TLĐ không phải là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia nên
theo quy định tại Điều 77 của Công ước, QGVB không thực hiện chủ quyền mà chỉ có
những quyền chủ quyền thể hiện qua thẩm quyền riêng biệt về thăm dò và khai thác tài
nguyên thiên nhiên tại vùng này. Các quyền chủ quyền của QGVB đối với TLĐ mang
tính chất đặc quyền; điều này có nghĩa rằng không một quốc gia nào có quyền tiến
hành thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên ở TLĐ của QGVB, nếu không được sự
cho phép của quốc gia này, kể cả trong trường hợp QGVB không thăm dò hay không
khai thác tài nguyên thiên nhiên của TLĐ.
QGVB không chỉ có quyền chủ quyền đối với tài nguyên của TLĐ mà còn đối
với cả chính TLĐ. Công ước Luật biển năm 1982 quy định: “Quốc gia ven biển có đặc
quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kỳ vào mục đích gì” và
“quốc gia ven biển có quyền được khai thác lòng đất dưới đáy biển bằng cách đào
đường hầm, bất kể độ sâu của các vùng nước ở nơi ấy là bao nhiêu”. (Điều 81, 85)
Bên cạnh đó, QGVB cịn có các qùn tài phán đới với các đảo nhân tạo, các
thiết bị, cơng trình trên thềm lục địa, quyền tài phán về nghiên cứu khoa học biển,
4


qùn tài phán về bảo vệ và gìn giữ mơi trường biển tương tự như trong vùng đặc
quyền kinh tế nhằm ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm do các hoạt động liên quan đến đáy
biển thuộc quyền tài phán quốc gia.

* Quyền của các quốc gia khác:
Quy chế pháp lý của TLĐ cũng khẳng định, các quyền của QGVB đối với TLĐ
không đụng chạm đến chế độ pháp lý của vùng nước ở phía trên hay của vùng trời trên
vùng nước này. Do đó, QGVB thực hiện các quyền của mình đối với thềm lục địa
khơng được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền tự do biển cả của các quốc gia
khác đã được Luật biển quốc tế thừa nhận (điều 78 Công ước Luật biển năm 1982).
Tất cả các quốc gia đều có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, quyền lắp
đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa. Tuy nhiên, tuyến đường đi của ống
dẫn hoặc cáp cần có sự thỏa thuận của quốc gia ven biển. Đặc biệt, khi đặt các dây cáp
và ống dẫn ngầm, các quốc gia phải tính đến các dây cáp và ống ngầm đã được đặt từ
trước, đặc biệt họ cần lưu ý không làm hại đến khả năng sửa chữa các đường dây cáp
và ớng dẫn đó. Ngồi ra, trong điều kiện khi quốc gia ven biển thi hành các biện pháp
hợp lý nhằm thăm dò thềm lục địa, khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa
và ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm do ống dẫn ngầm gây ra, quốc gia ven biển
có quyền hạn chế quyền lắp đặt hệ thống ống dẫn ngầm của các quốc gia khác (điều 79
Công ước Luật biển năm 1982).
1.2.

Quy chế pháp lý của các đảo, thực thể khác thuộc quần đảo Trường Sa
Trên thực tế về mặt thuật ngữ, người ta thường gọi Trường Sa là quần đảo, tuy

nhiên, trên phương diện pháp lý do Trường Sa không đáp ứng đủ các tiêu chí của
“quần đảo” theo Điều 46.b Cơng ước Luật biển 1982. Trường Sa khơng thể có thềm
lục địa (TLĐ) và vùng đặc quyền kinh tế (ĐQKT) riêng. Việc hoạch định đường cơ sở
tại đây cũng không thể thực hiện tương tự như đối với quốc gia quần đảo quy định tại
Điều 46 Công ước. Các vùng biển thuộc quần đảo này phụ thuộc vào quy chế pháp lí
của các đảo và thực thể khác trong đó. Đây cũng là quan điểm chính thức của Việt
Nam, Philippines và đa số quan điểm của các học giả pháp lí nổi tiếng.
Theo Điều 121 Công ước Luật biển 1982, một đảo muốn có các vùng biển: lãnh
hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng ĐQKT và TLĐ thì đảo đó phải là: một vùng đất tự


5


nhiên, có nước bao bọc, ở trên mặt nước khi thủy triều lên và thích hợp cho con người
đến ở hay cho một đời sống kinh tế riêng.
Quần đảo Trường Sa nằm ở khu vực Biển Đông, phần lớn là những bãi cát
không thể trồng trọt; vào khoảng chục đảo khác là do những mỏm đá tạo thành. 3 Trong
Vụ kiện Biển Đơng4, Tịa kết luận rằng tất cả các thực thể trên quần đảo Trường Sa và
bãi Scarborough hoặc là bãi lúc nổi lúc chìm hoặc là đảo đá. Khơng có bất kỳ thực thể
nào là đảo với đầy đủ các vùng biển (islands with full entitlements). 5 Điều này có
nghĩa: Một, các bãi lúc nổi lúc chìm sẽ có quy chế pháp lý của vùng biển mà bãi đó
thuộc về. Hai, khơng một đảo nào ở Trường Sa có thể có vùng ĐQKT và TLĐ, mà chỉ
có lãnh hải rộng tối đa 12 hải lý và vùng tiếp giáp lãnh hải rộng tối đa 12 hải lý tính từ
ranh giới ngồi của lãnh hải.
UNCLOS có quy định về quy chế pháp lý của các thực thể thường thấy ở trên
biển, bao gồm bãi san hô (Điều 6), bãi lúc nổi lúc chìm (Điều 13), đảo nhân tạo, cơng
trình và kiến trúc nhân tạo (Điều 60 và 80), và đảo (Điều 121). Trong đó, bãi san hơ,
bãi lúc nổi lúc chìm và đảo là các thực thể tự nhiên.
1.2.1. Quy chế các đảo
Các vùng đất tự nhiên là phần kéo dài của lãnh thổ đất liền và nhô lên trên mặt
biển được Công ước Luật biển chia thành các loại sau: 1) Quần đảo là tổng thể các đảo
kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên
khác có liên quan với nhau đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa
lí, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mặt lịch sử (Điều 46. b); 2) Đảo là
vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt
nước (khoản 1 Điều 121); 3) Đảo đá không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho
đời sống kinh tế riêng thì khơng có vùng ĐQKT và TLĐ (khoản 3 Điều 121); 4) Bãi
cạn lúc nổi lúc chìm là vùng đất nhơ cao tự nhiên có biển bao quanh, khi thuỷ triều
xuống thấp thì lộ ra, khi thuỷ triều lên cao thì ngập nước (khoản 1 Điều 13). Các vùng

3

Xem: Monique Chemillier - Gendreau, Chủ quyền trên hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa, NXB Chính trị Quốc gia,

1998.
4

Xem: The South China Sea Arbitration (The Republic of Philippines v. The People's Republic of China), https://pca-

cpa.org/en/cases/7/, truy cập lần cuối ngày 10/10/2021
5

Xem: Arbitral Tribunal, PCA Case No 2013-19, South China Sea Arbitration, Philippines v. China, 12/7/2016, p.643 –

648

6


đất hồn tồn bị chìm ngập dưới biển được xác định là một phần của đáy biển và
khơng có bất kì vai trị gì trong hoạch định các vùng biển. Như vậy, việc sử dụng các
khái niệm “đảo, đảo đá, bãi cạn, cồn san hô và bãi ngầm” thuộc quần đảo Trường Sa
chỉ mang tính tương đối, khơng theo nghĩa của Cơng ước Luật biển mà theo thói quen
ngơn ngữ thông thường.
Theo quy định của Công ước Luật biển, chỉ những “vùng đất” thuộc quần đảo
Trường Sa không bị ngập dưới mực nước biển mới có hiệu lực trong hoạch định các
vùng biển. Nếu đó là bãi cạn lúc nổi lúc chìm thì có thể được sử dụng để xác định
đường cơ sở khi chúng ở cách một hòn đảo khoảng cách không vượt quá chiều rộng
của lãnh hải. Đối với những “vùng đất” cao hơn mặt biển ngay cả khi thuỷ triều lên
cao, chúng có thể được hưởng quy chế của đảo hoặc đảo đá khi không đủ điều kiện

cho người đến ở hay khơng có đời sống kinh tế riêng.
Đến nay, chưa có một tài liệu nghiên cứu nào xác định chính xác số lượng các
cấu trúc ở Trường Sa. Đa số các tài liệu cho rằng Trường Sa hầu như bao gồm các đảo,
đá nằm ở khu vực trung tâm Biển Đơng, mỗi đảo có diện tích rất nhỏ, cằn cỗi, thời tiết
khắc nghiệt, bão tố nhiều, khơng thích hợp cho con người đến ở và cho đời sống kinh
tế riêng nên xung quanh các đảo này chỉ có thể có nội thuỷ và lãnh hải, khơng có vùng
ĐQKT và TLĐ như quy định tại khoản 3 Điều 121 Cơng ước Luật biển. Theo cố vấn
pháp lí của Bộ ngoại giao Philippines, “quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp hồn
tồn là đá san hơ và nó chỉ có các cây tràm, cây bụi và thực vật cằn cỗi mọc thưa thớt.
Khu vực này hồn tồn khơng thể đáp ứng cho con người đến ở”;6 một học giả Trung
Quốc kết luận, những đảo này “rõ ràng là quá bé để cho phép sử dụng lâu dài”7.
Trong bản tranh tụng do Philippines gửi lên Tòa trọng tài theo Phụ lục VII vụ
Philippines – Trung Quốc, theo quan điểm của nước này, bãi Vành Khăn, Cỏ Mây, Xu
Bi, Ga Ve, Ken Nan (bao gồm cả Tư Nghĩa) là các bãi nửa nổi nửa chìm; Scarborough,
Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập chỉ là đá và tất cả những cấu trúc này đều khơng có
vùng ĐQKT và TLĐ riêng. Phán quyết của Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục
VII đã đưa ra kết luận rằng “khơng có cấu trúc nổi nào ở Trường Sa có khả năng duy
trì sự cư trú của con người hoặc có một đời sống kinh tế riêng, do đó, theo Điều 121

6

Xem: Coquia J.R (1990)., “Maritime Boundary Problems in the South China Sea”, U.B.C.L. Review, tr. 117 - 120

7

Xem: Tao Cheng (1975), “Dispute over the South China Sea Islands”, Texas International Law Journal, tr. 267

7



(3), các cấu trúc như vậy khơng có vùng ĐQKT và TLĐ”.8 Kết luận này đã được tất cả
các thẩm phán thơng qua trên cơ sở phân tích những quy định của UNCLOS, thực tiễn
quốc tế cũng như những tư liệu do Tòa thu thập và Philippines cung cấp. Trước khi có
phán quyết cuối cùng của Tịa, một số quốc gia trong khu vực cũng đã bày tỏ quan
điểm về việc không thừa nhận các thực thể ở Trường Sa đáp ứng đủ các điều kiện để
có vùng ĐQKT và TLĐ riêng. Đệ trình chung của Malaysia và Việt Nam cũng như đệ
trình riêng của Việt Nam năm 2009 lên CLCS chỉ thể hiện TLĐ kéo dài từ lãnh thổ
của hai nước mà khơng tính đến các đảo tại Hồng Sa, Trường Sa. Indonesia trong
công hàm gửi LHQ đáp lại đệ trình mở rộng TLĐ của Việt Nam – Malysia đã bày tỏ
quan điểm rằng: “những cấu trúc xa xôi hẻo lánh hoặc rất nhỏ ở biển Đông không phù
hợp để có vùng ĐQKT và TLĐ của chính chúng”.9
Như vậy, các đảo đá trong quần đảo Trường Sa đều có diện tích rất nhỏ, cằn
cỗi, thời tiết khắc nghiệt, bão tố nhiều, khơng thích hợp cho con người đến ở và cho
đời sống kinh tế riêng nên xung quanh các đảo này chỉ có thể có nội thuỷ và lãnh hải
rộng 12 hải lí, khơng có vùng ĐQKT và TLĐ (theo khoản 3 Điều 121 Công ước Luật
biển). Đây cũng là quan điểm của chính thức của Việt Nam về quy chế các đảo trong
hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
1.2.2. Quy chế các bãi đá ngầm, bãi cạn lúc nổi lúc chìm:
Bãi cạn lúc nổi lúc chìm khơng thể bị chiếm hữu, trừ trường hợp chúng nằm
trong khu vực lãnh hải của QGVB và không được xem là lãnh thổ đất liền. Do đó, các
bãi cạn lúc nổi lúc chìm khơng có vùng lãnh hải riêng khi chúng nằm ngoài giới hạn
của lãnh hải của một đảo hoặc lục địa.10 Các bãi cạn lúc nổi lúc chìm chiếm phần lớn
trong những cấu tạo tự nhiên tại Trường Sa. Do vậy mà việc xác định vai trị của
chúng là cơng việc hết sức quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề này đã được quy định rất rõ
ràng tại Điều 13 Công ước 1982

8

Xem: Arbitral Tribunal, PCA Case No 2013-19, South China Sea Arbitration, Philippines v. China, 12/7/2016, p.626


9

Xem: Note Verbale from the Republic of Indonesia to the Secretary – General of the United Nations, No.480/POL-

703/VII/10 (8 July 2010)
10

Xem: Sovereignty over Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks and South Ledge (Malaysia v Singapore), 2008

ICJ Rep 12, các đoạn 291-9. Trong đó ICJ phân biệt Middle Rocks với South Ledge, South Ledge được phân loại là bãi
cạn lúc chìm lúc nổi; trích dẫn đi kèm với thảo luận chính thức tại Maritime Delimitation and Territorial Questions
between Qatar and Bahrain (Qatar v Bahrain), 2001 ICJ Rep 40, các đoạn 205-6.

8


Theo khoản 2 Điều 13 Công ước Luật Biển, quốc gia chỉ có thể thực hiện chủ
quyền của mình trên các bãi cạn này mà khơng hề có chủ quyền, quyền chủ quyền hay
quyền tài phán đối với các vùng biển bao quanh.
Cũng theo khoản 1 Điều 13 Công ước, trong trường hợp khoảng cách giữa bãi
cạn lúc nổi lúc chìm với các đảo thuộc Trường Sa có khoảng cách bằng hoặc ít hơn 12
hải lý, ngấn nước triều thấp nhất ở trên bãi cạn có thể được dùng để vạch đường cơ sở
để tính chiều rộng lãnh hải của các đảo nếu trên các bãi cạn đó có đèn biển hoặc các
cơng trình nổi thường xun. Có thể thấy rằng rất ít các bãi cạn lúc nổi lúc chìm thuộc
Trường Sa được xếp vào trường hợp này.
Trong Vụ kiện Biển Đơng, Tịa có kết luận quan trọng rằng: bãi lúc nổi lúc
chìm khơng thể là đối tượng thủ đắc lãnh thổ. Luật pháp quốc tế về thụ đắc lãnh thổ
chỉ áp dụng với đất liền và đảo (gồm cả đảo đá). Một thực thể ở trạng thái tự nhiên là
bãi lúc nổi lúc chìm sẽ khơng thể trở thành lãnh thổ thuộc chủ quyền quốc gia dù được
cải tạo một cách nhân tạo thành một thực thể luôn nổi.

1.2.3. Quy chế các đảo nhân tạo, cơng trình, thiết bị nhân tạo trên biển
Hiện tại, có 3 loại đảo, cơng trình và thiết bị nhân tạo ở trong và xung quanh
quần đảo Trường Sa và các vùng lân cận là: 1) Các thiết bị nhân tạo nổi tạm thời như
giàn khoan dầu (khi chúng khơng cịn hoạt động, các giàn khoan này sẽ được tháo dỡ
và loại bỏ); 2) Các cơng trình, thiết bị nhân tạo gắn kết tạm thời hoặc vĩnh viễn với đảo
tự nhiên như đường băng sân bay; 3) Các đảo nhân tạo được xây dựng trên các loại đá
tự nhiên và các rạn san hô vĩnh cửu.11
Các cơng trình nhân tạo nhìn chung khơng được coi là đảo vì chúng rõ ràng
khơng phải là các vùng đất được hình thành một cách tự nhiên. Cả Cơng ước 1958 về
Lãnh hải và Công ước Luật biển năm 1982 đều không ghi nhận quy chế đảo cho các
công trình thuộc loại này. Vấn đề quy chế của các đảo nhân tạo, thiết bị và cơng trình
nhân tạo trên biển được quy định trong Công ước Luật biển 1982 như sau: Trong vùng
ĐQKT của mình, QGVB có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép và quy định việc
xây dựng, khai thác và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và cơng trình nhân tạo
dùng vào các mục đích được trù định ở Điều 56 hoặc các mục đích khác. Như vậy,
11

Xem: Keyuan Zou (2011), Tác động của các đảo nhân tạo đối với tranh chấp quần đảo Trường Sa,

, truy cập lần cuối ngày 10/10/2021

9


Công ước 1982 chỉ đề cập đến việc xây dựng các cơng trình nhân tạo trong vùng
ĐQKT (Điều 60.1). Cơng ước khẳng định các đảo nhân tạo, các thiết bị và cơng trình
nhân tạo khơng được hưởng quy chế đảo, khơng có lãnh hải riêng và sự có mặt của
chúng khơng có ảnh hưởng đến việc hoạch định lãnh hải, vùng ĐQKT hoặc TLĐ (Điều
60.8). Công ước cho phép QGVB khi cần có thể lập ra xung quanh các đảo nhân tạo,
các thiết bị hoặc cơng trình những khu vực an tồn với kích thước hợp lý; trong các

khu vực này, QGVB có thể áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo đảm an toàn hàng
hải, cũng như an toàn của các đảo nhân tạo, các thiết bị và cơng trình (Điều 60.4).
Như vậy, Cơng ước Luật biển năm 1982 chỉ ghi nhận hiệu lực pháp lý của một
số cơng trình nhân tạo nằm ngay sát và liên kết với bờ biển thành một chỉnh thể thống
nhất. Trong trường hợp xây dựng ở ngồi khơi xa bờ, những cơng trình này sẽ khơng
ảnh hưởng đến việc xác định và mở rộng các vùng biển.12
Một trong những vấn đề phức tạp là việc xây dựng các cơng trình nhân tạo trên
các bãi cạn lúc chìm lúc nổi. Về mặt pháp lý, các bãi cạn lúc chìm lúc nổi khơng thể có
quy chế pháp lý của đảo, cho dù ở đó có cơng trình nhân tạo thường xun nhơ trên
mặt biển. Các cơng trình nhân tạo được xây dựng gắn với bờ biển hoặc trên các bãi cạn
lúc chìm lúc nổi mà khoảng cách của chúng với lục địa hoặc một đảo tự nhiên khơng
q 12 hải lý thì chúng có vai trò trong việc xác định đường cơ sở thẳng dùng để tính
chiều rộng của lãnh hải của QGVB theo khoản 4 Điều 7 UNCLOS. Ngược lại, nếu
cơng trình nhân tạo được xây dựng ở lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng ĐQKT và TLĐ
thì QGVB chỉ được thiết lập vùng an tồn khơng q 500m. Và dĩ nhiên các cơng trình
nhân tạo, sẽ khơng có bất kỳ vai trị gì trong q trình phân định biển vì chúng khơng
có lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng ĐQKT và TLĐ theo quy định tại Điều 60 khoản 8
của UNCLOS.
2.

Bình luận về tính hợp pháp của hành vi tơn tạo, bồi đắp các cấu trúc địa lý
của Trung Quốc tại Trường Sa
Từ khoảng cuối năm 2013 đầu năm 2014, Trung Quốc bắt đầu tăng cường tiến

hành các hoạt động tôn tạo, bồi đắp các cấu trúc địa lý mà nước này đang chiếm đóng
trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm hiện thực hóa yêu sách “đường
12

Xem: Nguyễn Toàn Thắng (2015), “Hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa và vấn đề


giải quyết tranh chấp ở Biển Đông”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Xây dựng các cơng trình nhân tạo trên Biển
Đơng và tác động đối với hồ bình, an ninh, kinh tế, thương mại của khu vực, Hồ Chí Minh.

10


lưỡi bò (đường đứt khúc 9 đoạn)” phi lý ở Biển Đông. Trung Quốc đã tiến hành các
hoạt động nạo vét, lấn biển để bồi đắp, cải tạo trên diện rộng các cấu trúc địa lý, huy
động một lượng lớn máy móc, trang thiết bị để đồng loạt đẩy mạnh xây dựng 13 nhằm
mở rộng diện tích các vị trí Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam. Khơng
chỉ vậy, Trung Quốc cịn cắt phá các rạn san hơ nhằm thay đổi trạng thái nguyên bản
của các thực thể ấy, với ý định biến chúng thành các đảo nhân tạo nhằm khẳng định
chủ quyền phi pháp, từng bước hiện thực hóa u sách của mình.14
Những thực thể Trung Quốc chiếm được một cách phi pháp ở Trường Sa của
Việt Nam chỉ là những bãi đá chìm, hay bãi cạn lúc chìm lúc nổi, có rất ít thực thể
được xem là đảo. Tuy nhiên, Trung Quốc đã ồ ạt xây dựng các đảo nhân tạo trên các
đảo/bãi đá còn đang tranh chấp với tốc độ bồi đắp chóng mặt, những thực thể đó đang
trở thành đảo nhân tạo có diện tích lớn hơn nhiều tất cả các đảo/đá tự nhiên ở Trường
Sa, phá vỡ tình trạng tự nhiên và gia tăng thêm căng thẳng trên Biển Đông.
Hành vi tôn tạo, bồi đắp các cấu trúc địa lý của Trung Quốc đã đi ngược lại với
Công ước Luật biển 1982; làm thay đổi tính chất tự nhiên của các thực thể địa lý, phá
hủy môi trường và hệ sinh thái biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình quản lý
xung đột và giải quyết tranh chấp với các quốc gia liên quan trong khu vực.
2.1.

Hành vi của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam với quần đảo
Trường Sa
Theo luật pháp quốc tế, Trung Quốc khơng có quyền xây dựng các đảo nhân tạo

trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bởi lẽ, vào năm 1988 và năm 1995, Trung

Quốc đã sử dụng vũ lực tấn cơng, chiếm đóng 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa chủ
quyền của Việt Nam. Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm chiếm quần đảo Trường
Sa của Việt Nam là trái pháp luật quốc tế, vì chủ quyền của một quốc gia đối với lãnh
thổ có được bằng hành động sử dụng vũ lực để xâm lược không được thừa nhận theo
pháp luật quốc tế. Đó là hành động đơn phương vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối

13

Trung Quốc huy động nhiều máy móc các loại, ví dụ như tàu vận tải cơng suất lớn, tàu quốc Thiên Kình  mở luồng, hút

phun cát, cấp tập xây dựng trên bãi đá Huy Gơ (“Cận cảnh hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc ở Trường
Sa”,  truy cập lần cuối ngày 10/10/2021)
14

Xem: South China Sea: China’s Unprecedented Spratlys Building Program, />
china-sea-chinas-unprecedented-spratlys-building-program/, truy cập lần cuối ngày 10/10/2021

11


với quần đảo Trường Sa và do đó khơng có giá trị pháp lý. 15 Do vậy, hành vi xây dựng
các đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa là hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế, đặc
biệt là UNCLOS 1982.
Các hành động san lấp, bồi đắp và cải tạo trên diện rộng tại các cấu trúc địa lý ở
Hoàng Sa và đặc biệt ở bảy cấu trúc địa lý mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở
Trường Sa là hành vi tiếp nối các hành động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc đối
với chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.
2.2.

Hành vi của Trung Quốc vi phạm nghĩa vụ giữ nguyên hiện trạng của các

vùng biển đang có tranh chấp
Các thực thể bị Trung Quốc bồi đắp và cải tạo ở Trường Sa đang nằm trong khu

vực có tranh chấp chủ quyền. Điều 74 và 83 của UNCLOS 1982 đòi hỏi rằng trong các
khu vực có các yêu sách EEZ hoặc TLĐ mở rộng mâu thuẫn nhau thì các bên tranh
chấp: "trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, sẽ thực hiện mọi nỗ lực để tham gia vào các
dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn và trong giai đoạn chuyển tiếp này, không gây
phương hại cho hay cản trở việc đi đến các thỏa thuận cuối cùng."
Như đã phân tích ở phần 1, UNCLOS đã phân định quy chế riêng biệt đối với
đảo được hưởng quy chế vùng ĐQKT (200 hải lý) và TLĐ trong khi các bãi đá, bãi
cạn lúc nổi lúc chìm sẽ có thể được hưởng tiêu chuẩn tối đa là vùng lãnh hải 12 hải lý.
Ngoài ra, đối với các đảo nhân tạo thì Điều 121 của UNCLOS quy định rất rõ ràng:
“Các đảo nhân tạo, các thiết bị và cơng trình khơng được hưởng quy chế của các đảo.
Chúng khơng có lãnh hải riêng và khơng có tác động gì đối với việc hoạch định ranh
giới lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế hoặc TLĐ”.
Bằng các hoạt động nạo vét biển, sử dụng tàu cuốc để cắt những mảng san hô,
đổ cát xây đảo quy mô lớn, Trung Quốc đang cố gắng làm thay đổi tình trạng tự nhiên
của các cấu trúc, dần dần xóa đi bản chất tự nhiên ban đầu của những thực thể này, từ
đó làm cơ sở để tiếp tục đưa ra các yêu sách vùng biển. Tuy nhiên, hoạt động nhân tạo
của con người không làm thay đổi bản chất pháp lý của các cấu trúc tự nhiên, khơng
có giá trị trong việc chuyển hóa “bãi cạn”, “đá” thành “đảo”. Điều này đã được Tòa
trọng tài khẳng định trong vụ Philippines hiện Trung Quốc, theo đó “… việc quy định
15

Xem: Trung Quốc bồi đắp, tôn tạo trái phép các cấu trúc địa lý trên Biển Đông: Đấu tranh của Việt Nam và phản ứng

của cộng đồng quốc tế, truy cập lần cuối ngày 10/10/2021

12



“cấu tạo tự nhiên” trong định nghĩa về bãi cạn lúc chìm lúc nổi và đảo cho thấy rằng
bản chất pháp lý của những cấu trúc nêu trên phải được xác định theo điều kiện tự
nhiên của những cấu trúc đó. Vì vậy, sự tác động của con người khơng biến một phần
đáy biển thành bãi cạn lúc chìm lúc nổi, cũng khơng thể biến một bãi cạn lúc chìm lúc
nổi trở thành đảo. Theo quy định của UNCLOS, một bãi cạn sẽ luôn là bãi cạn, không
phụ thuộc vào quy mơ cải tạo hoặc của những cơng trình xây dựng trên bãi cạn đó”.
Vì vậy, hoạt động cải tạo của Trung Quốc khơng được tịa tính đến trong việc xác định
quy chế pháp lý của các cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa, Tòa căn cứ vào trạng thái
tự nhiên của những cấu trúc trước khi Trung Quốc thực hiện hoạt động tôn tạo, bồi đắp
và xây dựng để xác định đó là đảo đá hay bãi cạn lúc chìm lúc nổi. 16
2.3.

Hành vi của Trung Quốc vi phạm nghĩa vụ khơng làm trầm trọng thêm tình
trạng tranh chấp
Theo quy định của luật quốc tế, hịa bình giải quyết tranh chấp quốc tế là nghĩa

vụ bắt buộc đối với mọi quốc gia. Các nước cần nỗ lực trên tinh thần thiện chí để giải
quyết tranh chấp, đồng thời kiềm chế mọi hành động làm căng thẳng tình hình và có
thể dẫn đến xung đột vũ trang.
Điều 33 Hiến chương LHQ quy định: “các bên tham gia tranh chấp trước tiên
phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra,
trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng các tổ chức hoặc các hiệp định khu
vực, hoặc bằng các biện pháp hịa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình”. Đối với
các tranh chấp trên biển, Công ước Luật biển 1982 thường được viện dẫn với tính chất
là ĐƯQT đa phương, đồng thời chứa đựng các quy phạm tập quán quốc tế, điều chỉnh
tương đối toàn diện các vấn đề pháp lý liên quan đến khai thác, sử dụng và hoạch định
các vùng biển.
Là thành viên của Hiến chương LHQ cũng như Cơng ước Luật biển 1982 Trung
Quốc có nghĩa vụ tn thủ các quy định của luật quốc tế, giải quyết mọi xung đột,

tranh chấp, mâu thuẫn trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Đối với các tranh
chấp ở biển Đông, Trung Quốc cần giải quyết bằng biện pháp hịa bình, khơng sử dụng
vũ lực và khơng có hành động làm phức tạp thêm tình hình. Hoạt động đơn phương
của Trung Quốc trong việc xây dựng quy mô lớn ở quần đảo Trường Sa đã phá vỡ
16

Xem: Arbitral Tribunal, PCA Case No 2013-19, South China Sea Arbitration, Philippines v. China, 12/7/2016, p.305

13


nguyên trạng biển Đông, đe dọa tự do hàng hải được ghi nhận trong Cơng ước Luật
biển 1982.
Tịa xem xét liệu việc Trung Quốc tiếp tục hoạt động xây dựng đảo sau khi
Philippines khởi kiện có vi phạm nghĩa vụ không mở rộng hay làm trầm trọng tranh
chấp khi tranh chấp đó đang được một cơ quan tài phán quốc tế xem xét giải quyết.
Tòa cho rằng luật quốc tế quy định nghĩa vụ không mở rộng hay làm trầm trọng tranh
chấp khi cơ quan tài phán đang xem xét giải quyết. 17 Hành vi của một bên trong tranh
chấp có thể làm trầm trọng tranh chấp theo ba cách: (1) tiếp tục thực hiện những hành
vi đang bị cáo buộc vi phạm quyền của bên còn lại trong tranh chấp, theo cách làm cho
vi phạm bị cáo buộc nghiêm trọng thêm, (2) có hành vi làm giảm hiệu quả thực tế của
phán quyết sẽ được đưa ra hoặc gây khó khăn đáng kể cho việc thực thi phán quyết, và
(3) có hành vi gây tổn hại đến tính tồn vẹn của tiến trình giải quyết tranh chấp bằng
việc gây khó khăn cho cơ quan tài phán xem xét vụ việc, hay có hành vi khiến cho tiến
trình giải quyết tranh chấp khơng cịn hiệu quả giải quyết tranh chấp trên thực tế.18
Việc Trung Quốc tiếp tục hoạt động xây dựng đảo sau khi Philippines khởi kiện
và trong giai đoạn Tòa trọng tài đang xem xét đã làm trầm trọng tranh chấp do hoạt
động này tạo ra “tình trạng đã rồi” (fait accompli) tại Đá Vành Khăn khiến cho việc
thực hiện phán quyết khó khăn hơn và khơng thể trả lại hiện trạng ban đầu trước cải
tạo, tiếp tục gây ra tổn hại không thể khắc phục cho môi trường biển, và phá hủy bằng

chứng về tình trạng tự nhiên của các thực thể.19
2.4.

Hành vi của Trung Quốc vi phạm pháp luật quốc tế về giữ gìn và bảo vệ mơi
trường biển
Trung Quốc đang vi phạm Điều 192 và 123 của UNCLOS, về bảo vệ môi

trường biển. Điều 192 quy định rằng: "Các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn mơi
trường biển", Các quốc gia có nghĩa vụ vụ phải chủ động có biện pháp bảo vệ, gìn
giữ , và không được làm xấu đi môi trường biển; bảo đảm các hoạt động trong phạm vi
thẩm quyền của mình tơn trọng mơi trường của nước khác và mơi trường ở vùng biển
quốc tế. Nghĩa vụ này yêu cầu chủ động ngăn chặn hoặc ít nhất giảm thiểu tác động

17

Xem: Arbitral Tribunal, PCA Case No 2013-19, South China Sea Arbitration, Philippines v. China, 12/7/2016, p.1174

18

Xem: Arbitral Tribunal, PCA Case No 2013-19, South China Sea Arbitration, Philippines v. China, 12/7/2016, p.1176

19

Xem: Arbitral Tribunal, PCA Case No 2013-19, South China Sea Arbitration, Philippines v. China, 12/7/2016, p.1181

14


tiêu cực đến môi trường khi tiến hành các hoạt động xây dựng quy mô lớn. 20 Hoạt
động xây dựng đảo quy mô lớn của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa đã gây ra tổn

hại đến môi trường, do đó vi phạm nghĩa vụ ở Điều 192.
Bên cạnh đó, Trung Quốc sử dụng máy móc cơng suất lớn, nạo vét trên diện
rộng vùng đáy biển để lấy đất, đá bồi đắp cho các cấu trúc địa lý đã gây ra ảnh hưởng
hết sức nghiêm trọng về mặt môi trường, phá hủy các rạn san hô, làm ô nhiễm môi
trường sinh thái, phá hủy mơi trường sống của các lồi sinh vật biển, trong đó có cả
các sinh vật quý hiếm, ở khu vực này.... Khi tiến hành các hoạt động, Trung Quốc
khơng có biện pháp để bảo vệ hệ sinh thái và mơi trường sống của các lồi bị đe dọa vi
phạm nghĩa vụ theo khoản 5 Điều 194 Công ước quy định: “Các biện pháp được thi
hành theo đúng phần này bao gồm các biện pháp cần thiết để bảo vệ và gìn giữ các hệ
thống sinh thái hiếm hoi hay mỏng manh cũng như điều kiện cư trú của các loài và
các sinh vật biển khác đang thối hóa, có nguy cơ hay đang bị hủy diệt”. Hoạt động
xây dựng đảo của Trung Quốc bằng kỹ thuật hút phun đã phá hủy hệ sinh thái và nơi
cư trú của các loài sinh vật nên đã vi phạm nghĩa vụ theo Cơng ước.
Việc Trung Quốc khơng có bất kỳ nỗ lực nào để hợp tác hay phối hợp với các
quốc gia xung quanh Biển Đông khi thực hiện hoạt động xây dựng đảo đã vi phạm
nghĩa vụ hợp tác theo Điều 197 và Điều 123. Việc khơng có hợp tác hay phối hợp với
các nước khác thể hiện qua việc Philippines và các quốc gia xung quanh Biển Đơng đã
có phản đối với hoạt động xây dựng đảo của Trung Quốc. 21 Điều 197 quy định về hợp
tác trên phạm vi thế giới hay khu vực. Trong khi Điều 123 địi hỏi các quốc gia quanh
một biển kín hay nửa kín phải "phối hợp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ đối
với việc bảo vệ và bảo tồn môi trường biển".
Như vậy, hành động đơn phương của Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ của họ
với UNCLOS qua việc nạo vét hàng trăm triệu tấn cát và san hô từ đáy biển và đổ lên
các rạn san hô vốn là môi trường tối quan trọng cho cá đẻ trứng mà khơng có bất cứ
đánh giá nào của các chuyên gia độc lập về tác động của những hoạt động trên đối với
môi trường Biển Đông và không có sự phối hợp hoặc tham vấn nào với các QGVB
khác trong khu vực này theo quy định của Điều 206 UNCLOS.

20


Xem: Arbitral Tribunal, PCA Case No 2013-19, South China Sea Arbitration, Philippines v. China, 12/7/2016, p.941

21

Xem: Arbitral Tribunal, PCA Case No 2013-19, South China Sea Arbitration, Philippines v. China, 12/7/2016, p.984

15


3.

Những giải pháp cho Việt Nam trước hành vi của Trung Quốc

3.1.

Lưu giữ những bằng chứng thực thể tự nhiên
Diễn giải từ điều 121 khoản 1 và 2 của UNCLOS, chỉ có đảo được hình thành

một cách tự nhiên mới được hưởng quy chế vùng ĐQKT 200 hải lý và TLĐ.
Theo điều 60 khoản 8 của UNCLOS 1982, đảo nhân tạo không được hưởng quy
chế lãnh hải và vùng ĐQKT, cũng như không ảnh hưởng tới việc phân định biển. Tuy
nhiên, Việt Nam cần phải lưu giữ những bằng chứng về tình trạng tự nhiên của những
thực thể này trong quần đảo Trường Sa trước khi Trung Quốc tiến hành xây dựng và
cải tạo các đảo. Bởi vì, trong những tranh chấp pháp lý có thể phát sinh trong tương lai
giữa Việt Nam và Trung Quốc, nếu Việt Nam không chứng minh được tình trạng tự
nhiên của các thực thể đảo vào thời kì trước khi các hoạt động cải tạo của Trung Quốc,
điều này có thể gây nguy hiểm cho những tranh biện pháp lý và những bất lợi cho Việt
Nam trước tịa án quốc tế. Việt Nam có thể thông qua ảnh chụp vệ tinh để lưu giữ
những bằng chứng này.
Ngoài ra, Việt Nam cần phải tiến hành khảo sát địa lý và lưu giữ các bằng

chứng về tình trạng của các thực thể tự nhiên tại Trường Sa để chứng minh tình trạng
ban đầu mang tính tự nhiên của các quần đảo trước khi Trung Quốc tiến hành các hoạt
động cải tạo, phịng khi có thể phát sinh các tranh chấp pháp lý trước các cơ quan tài
phán giữa Việt Nam và Trung Quốc trong tương lai.
3.2.

Tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp chính trị, ngoại giao, giải pháp song
phương và xem xét việc bảo vệ quyền lợi pháp lý trước cơ quan tài phán quốc
tế
Việt Nam cần duy trì thực hiện phản đối đầy đủ các hoạt động của Trung Quốc

trên các quần đảo trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông thông qua các kênh chính
thức như Phát ngơn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, các thư từ trả lời chính thức của các
cơ quan Nhà nước Việt Nam gởi đến các cơ quan Nhà nước Trung Quốc… và các
kênh khơng chính thức như trả lời của cấp cao Việt Nam trước báo giới quốc tế và khu
vực… Việc phản đối đối với các hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc như xây dựng
đảo ở Trường Sa và một loạt các hoạt động khác của Trung Quốc, khẳng định rằng
Việt Nam không thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo trong khu vực
tranh chấp, hành vi “đảo hóa” nói trên của Trung Quốc khơng có giá trị về mặt pháp lý
16


để Trung Quốc tuyên bố mở rộng các vùng biển và hiện trạng của các đảo trong khu
vực tranh chấp sẽ không được xem là các bằng chứng pháp lý trong việc củng cố chủ
quyền của Trung Quốc.
Việt Nam có thể tìm kiếm một giải pháp song phương với Trung Quốc nhìn từ
thực tiễn giải quyết tranh chấp trong quá khứ đó là hiệp định song phương giữa Việt
Nam và Trung Quốc đối với việc phân định Vịnh Bắc Bộ, như Hiệp định hợp tác nghề
cá Việt Nam – Trung Quốc. Nhìn chung, Hiệp định đã đem lại rất nhiều kết quả tích
cực như tăng cường hợp tác giữa hai nước, giảm bớt đáng kể các xung đột về nghề cá,

chia sẻ và khai thác nguồn lợi hải sản một cách hịa bình…
Đối với hành vi của Trung Quốc, Việt Nam có thể tham khảo các nội dung khởi
kiện của Philippines. Mặc dù Trung Quốc không chấp nhận thẩm quyền của tòa án
quốc tế đối với các tranh chấp chủ quyền, Việt Nam sẽ phải dựa vào một số thủ tục
giải quyết tranh chấp của UNCLOS để có thể đơn phương đưa Trung Quốc ra tòa.
Philippines là nước đầu tiên kiện Trung Quốc lên Toà Trọng tài thường trực (PCA)
của LHQ ở The Hague (La Haye). Những nội dung khởi kiện bao gồm đối tượng tranh
chấp ở Trường Sa là quần đảo hay các đảo đơn lẻ, các quyền được hưởng của các thực
thể ở quần đảo Trường Sa, Philippines khởi kiện Trung Quốc vì liên quan đến nghĩa
vụ bảo vệ môi trường biển, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp; Trung Quốc vận
hành tàu thuyền có tạo ra nguy hiểm cho an toàn hàng hải cũng như làm trầm trọng
hóa và mở rộng tranh chấp.
3.3.

Việt Nam nên nỗ lực cùng các bên tranh chấp kêu gọi cộng đồng ASEAN và
Trung Quốc thông qua Bộ quy Tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC)
Trong vấn đề Biển Đông, ASEAN và Trung Quốc đã thông qua Tuyên bố về

ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) từ 19 năm nay (từ năm 2002) và đã tham vấn
về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) được 9 năm (từ năm 2012).
Hiện tại, việc thiếu đi một Bộ Quy tắc Ứng xử, việc thiếu đi một tiến trình
ngoại giao, đã dẫn đến các bên tranh chấp đối đầu với nhiều đụng độ và căng thẳng
hơn trong khu vực. ASEAN và Trung Quốc là những đối tác chiến lược quan trọng
chia sẻ lợi ích chung về hồ bình, ổn định ở khu vực. Các bên có thể chứng minh với
thế giới rằng họ có thể tự giải quyết các vấn đề mà không cần sự can thiệp của các
cường quốc hay cơ chế bên ngồi. Điều này khơng chỉ duy trì được vai trò trung tâm
17


của ASEAN trong quản lý an ninh khu vực mà còn là bằng chứng cho “một mối quan

hệ tốt” của phía Trung Quốc với các nước láng giềng.
Hiện tại, đồng thời với việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, ASEAN và
Trung Quốc cần thiết phải đẩy nhanh đàm phán nhằm sớm thơng qua hồn tất COC.
COC cần phải là một công cụ pháp lý ràng buộc điều chỉnh ứng xử của các bên ở Biển
Đông, không chỉ nhằm ngăn ngừa, mà còn quản lý và giải quyết các vụ việc xảy ra và
góp phần tạo dựng mơi trường thuận lợi cho việc giải quyết toàn diện và lâu dài các
tranh chấp trên Biển Đông.
B. KẾT LUẬN
Việc Trung Quốc tôn tạo, bồi đắp các cấu trúc địa lý trên quần đảo Trường Sa
thời gian vừa qua rõ ràng là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với
quần đảo này, vi phạm luật pháp quốc tế, hủy hoại mơi trường, sinh thái biển, làm
phức tạp tình hình, đe dọa an ninh, an toàn hàng hải trên Biển Đơng, ảnh hưởng
nghiêm trọng tới hịa bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy,
hành động này của Trung Quốc đã phải đối mặt với sự phản đối quyết liệt của Việt
Nam, Philippines...và phản ứng mạnh mẽ của ASEAN và cộng đồng quốc tế, đặc biệt
là các nước lớn. Ngồi những nỗ lực tìm kiếm giải pháp pháp lý, Việt Nam cần đồng
thời nỗ lực đàm phán song phương với Trung Quốc trong việc đề xuất những giải pháp
nhằm quản lý xung đột tạm thời để đạt được một kết quả cùng có lợi cho tất cả các
bên.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
1. Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật biển Quốc tế, NXB Tư
pháp
2. LHQ (1982), Công ước LHQ về Luật biển
3. Trường ĐH Luật Hà Nội, Phân định các vùng biển trong luật quốc tế và thực
tiễn phân định các vùng biển của Việt Nam và các nước trong khu vực, Đề tài

nghiên cứu Khoa học cấp Bộ (TS. Nguyễn Toàn Thắng chủ biên), 2016
4. Trường ĐH Luật Hà Nội, Giải quyết tranh chấp trên biển theo quy định của
luật quốc tế và Công ước luật biển năm 1982, Kỷ yếu hội thảo quốc tế, 2015.
5. Nguyễn Toàn Thắng (2015), “Hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở quần đảo
Trường Sa và vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế
Xây dựng các cơng trình nhân tạo trên Biển Đơng và tác động đối với hồ bình, an
ninh, kinh tế, thương mại của khu vực, Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Bá Diến (2015), “Những tác động tiêu cực của hoạt động đảo hố phi
pháp các thực thể ngầm trên Biển Đơng của Trung Quốc”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế
Xây dựng các cơng trình nhân tạo trên Biển Đơng và tác động đối với hồ bình, an
ninh, kinh tế, thương mại của khu vực, Hồ Chí Minh.
7. Trần H.D.Minh, Các khía cạnh pháp lý về đảo nhân tạo trong vùng đặc quyền
kinh tế theo UNCLOS, />8. Trần H.D.Minh, Phán quyết ngày 12.7.2016 trong Vụ kiện Biển Đông: Hoạt
động xây dựng đảo và cải tạo đảo của Trung Quốc ở Trường Sa & Liên hệ
Việt Nam, />9. Vũ Hải Đăng (2015), Hành vi “đảo hoá” của Trung Quốc đang huỷ hoại
nghiêm trọng môi trường Biển Đông, .
10. Keyuan Zou (2011), Tác động của các đảo nhân tạo đối với tranh chấp quần
đảo Trường Sa,

19


11. Lê Quý Quỳnh, Trần Thị Phương Thảo (2015), Trung Quốc bồi đắp, tôn tạo trái
phép các cấu trúc địa lý trên Biển Đông: Đấu tranh của Việt Nam và phản ứng của
cộng đồng quốc tế,
12. Trung Quốc huy động nhiều máy móc các loại, ví dụ như tàu vận tải cơng suất
lớn, tàu quốc Thiên Kình mở luồng, hút phun cát, cấp tập xây dựng trên bãi đá Huy
Gơ (“Cận cảnh hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc ở Trường
Sa”,  />Tài liệu tham khảo Tiếng Anh
13. Monique Chemillier - Gendreau, Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và

Trường Sa, NXB Chính trị Quốc gia, 1998.
14. The South China Sea Arbitration (The Republic of Philippines v. The People's
Republic of China), />15. Arbitral Tribunal, PCA Case No 2013-19, South China Sea Arbitration,
Philippines v. China, 12/7/2016
16. Coquia J.R (1990)., “Maritime Boundary Problems in the South China Sea”,
U.B.C.L. Review, tr. 117 – 120
17. Tao Cheng (1975), “Dispute over the South China Sea Islands”, Texas
International Law Journal, tr. 267
18. Note Verbale from the Republic of Indonesia to the Secretary – General of the
United Nations, No.480/POL-703/VII/10 (8 July 2010)
19. Sovereignty over Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks and South
Ledge (Malaysia v Singapore), 2008 ICJ Rep 12
20. South China Sea: China’s Unprecedented Spratlys Building Program,
/>21. James Hardy (2014), China building airstrip-capable island on Fiery Cross
Reef, IHS Jane's Defence Weekly, .

20


PHỤ LỤC

Hình 1: Bảy cấu trúc địa lý tại Trường Sa đang bị biến đổi thành các “đảo nhân tạo”

Hình 2: Hình ảnh vệ tinh mơ tả tuyến đường băng và các các cơng trình khác trên bãi
đá Chữ Thập
21


Hình 3: Hình ảnh vệ tinh mơ tả hệ thống radar tại bãi đá Châu Viên


Hình 4: Hình ảnh vệ tinh đảo nhân tạo tại bãi Gaven

22


Hình 5: Hình ảnh vệ tinh đảo nhân tạo trên Bãi Tư Nghĩa

Hình 6: Ảnh vệ tinh Gạc Ma Tương quan giữa diện tích đảo nhân tạo và diện tích toàn
bộ rạn đá

23


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ĐQKT

Exclusive economic zone

Vùng Đặc quyền kinh tế

ĐƯQT

Treaty


Điều ước quốc tế

LHQ

United Nations

Liên hợp quốc

QGVB

Coastal State

QGVB

UNCLOS
TLĐ

United Nations Convention on
the Law of the Sea
Continental Shelf

24

Công ước LHQ về Luật biển
Thềm lục địa



×