Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Thực tập tại các tổ chức hành nghề công chứng về nhóm việc công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, mượn vay tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.86 KB, 18 trang )

Mẫu số 04
HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN
VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC

NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP
Đợt thực tập: “Thực tập tại các tổ chức hành nghề cơng chứng về nhóm việc cơng
chứng hợp đồng mua bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, mượn vay tài sản.”

MỤC LỤC
Trang

PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................1
TĨM TẮT Q TRÌNH THỰC TẬP TẠI VĂN PHỊNG CƠNG CHỨNG CƠNG LÝ TRÀ VINH VỀ NHĨM VIỆC CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN, CHUYỂN
NHƯỢNG TÀI SẢN..........................................................................................................2
1.1 Quá trình thực tập tại Văn phịng cơng chứng Cơng Lý - Trà Vinh...........................2
Phần 2................................................................................................................................. 3
KỸ NĂNG CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN, CHUYỂN NHƯỢNG TÀI SẢN. 3
2.1 Tóm tắt nội dung việc công chứng, kết quả hoạt động nghiên cứu hồ sơ và các kết
quả hoạt động khác liên quan đến q trình tham gia giải quyết việc cơng chứng.......3
2.1.1 Tóm tắt nội dung việc cơng chứng...................................................................3
2.1.2 Kết quả hoạt động nghiên cứu hồ sơ và các kết quả hoạt động khác liên quan
đến quá trình tham gia giải quyết việc công chứng..................................................4
2.1.2 .1 Kỹ năng trong việc nhận diện, xác định, hướng dẫn hồ sơ.......................4
2.1.2.2 Hồ sơ mua bán tài sản, chuyển nhượng nhà, đất.......................................5
2.1.2.2.1 Phiếu yêu cầu công chứng ( Điểm a, khoản 1 Điều 40 Luật Công
chứng)................................................................................................................5
2.1.2.2.2 Dự thảo hợp đồng, giao dịch (Điểm b, khoản 1 Điều 40 Luật Công
chứng)................................................................................................................6
2.1.2.2.3 Giấy tờ tùy thân (Điểm c, khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng)...........8



2.1.2.2.4 Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài
sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng và các
điều kiện để nhà đất trở thành đối tượng của hợp đồng mua bán, chuyển
nhượng.( Điểm d, khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng ).....................................9
2.1.2.2.5 Bản sao các giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng (Điểm d, khoản
1 Điều 40 Luật Công chứng)............................................................................10
2.1.3 Kỹ năng trong việc tiếp xúc, tư vấn, kiểm tra, đánh giá hồ sơ mua bán chuyển
nhượng tài sản........................................................................................................11
2.1.3.1 Kỹ năng trong việc tiếp xúc, tư vấn, nhận diện nhu cầu công chứng.......11
2.1.4 Kỹ năng trong việc kiểm tra, xem xét, đánh giá hồ sơ công chứng mua bán,
chuyển nhượng tài sản............................................................................................12
2.1.5 Kỹ năng trong việc nhận diện chủ thể và xác định năng lực hành vi của chủ
thể khi công chứng hợp đồng mua bán chuyển nhượng tài sản..............................13
2.1.5.1 Nhận diện chủ thể....................................................................................13
2.1.5.2 Xác định năng lực hành vi.......................................................................13
2.2 Ý kiến đề xuất, kiến nghị hoàn thiện phần việc và xây dựng pháp luật...................14
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................16


PHẦN MỞ ĐẦU
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản là hoạt động diễn ra
thường xuyên và rất quan trọng trong quá trình hoạt động và hành nghề của công chứng
viên. Trên cơ sở thực tế tại đơn vị thực tập Văn phịng Cơng chứng Cơng Lý - Trà Vinh,
đa số khách tìm đến văn phịng chủ yếu cũng chỉ để công chứng hợp đồng, giao mua bán,
chuyển nhượng tài sản. và tài sản cũng rất đa dạng và phong phú. Riêng đối với tài sản là
đất đai thì pháp luật qui định về đất đai ở Việt Nam được qui định “Đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền
sử dụng đất cho người sử dụng đất…”1, Do đó đất đai theo qui định Luật đất đai buộc

chủ sở hữu phải đăng ký quyền sử dụng.
Nhận đề sự thông báo cũng như hướng dẫn của Học Viên, đợt thực tập lần thứ hai
tại Văn phịng Cơng chứng Cơng Lý - Trà Vinh, học viên được tiếp cận các nhóm việc
như “Cơng chứng hợp đồng mua bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, mượn vay tài sản”.
Nhưng quan trọng hơn học viên nhận thấy có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận việc
“Cơng chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất”. Trong suốt quản thời gian thực tập tại văn phịng Cơng chứng
Cơng Lý - Trà Vinh, học viên được tiếp cận và hướng dẫn của các anh chị công chứng
viên hướng dẫn và các em nhân viên thư ký nghiệp vụ về công việc này thường xuyên
hơn so với các cơng việc khác trong nhóm việc “Cơng chứng hợp đồng mua bán, tặng
cho, cho thuê, trao đổi, mượn vay tài sản”.
Xuất phát từ lẽ đó, học viên mạnh dạng chọn công việc “Công chứng hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”
để làm cơ sở báo cáo kết thúc đợt thực tập 2 gửi về Học viện Tư Pháp, là cơ sở đánh giá
nhận xét, kết quả thực tập của học viên.

1

Điều 4 Luật Đất đai năm 2013

1


Phần 1
TĨM TẮT Q TRÌNH THỰC TẬP TẠI VĂN PHỊNG CƠNG CHỨNG CƠNG
LÝ - TRÀ VINH VỀ NHĨM VIỆC CƠNG CHỨNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN,
CHUYỂN NHƯỢNG TÀI SẢN
1.1 Quá trình thực tập tại Văn phịng cơng chứng Cơng Lý - Trà Vinh.
Tại Văn phịng Cơng chứng Cơng Lý - Trà Vinh, tại địa chỉ số 02, Đường Lê
Thánh Tôn, P1, Tp Trà Vinh, Trà Vinh để nộp hồ sơ xin thực tập đợt 2, về nhóm việc cơng

chứng hợp đồng mua bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, mượn vay tài sản.
Ngày đầu tiên 08/11/2021 Kỹ năng nhận diện và xác định, hướng dẫn hồ sơ khi
tiếp nhận hồ sơ công chứng yêu cầu công chứng.
Ngày thứ hai 09/11/2021, Kỹ năng trong việc tiếp xúc, tư vấn, kiểm tra, đánh giá
hồ sơ mua bán, chuyển nhượng tài sản.
Ngày thứ ba 10/11/2021, Kỹ năng trong việc nhận diện chủ thể và xác định năng
lực hành vi của chủ thể khi công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản.
Ngày thứ tư 11/11/2021, Hồn tất hồ sơ cơng chứng và lưu trữ
Ngày thứ năm 12/11/2021 Các cơng khác trong nhóm việc nhóm việc cơng chứng
hợp đồng mua bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, mượn vay tài sản. Xin hồ sơ thực tế đã
cơng chứng hồn thiện.

2


Phần 2
KỸ NĂNG CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN, CHUYỂN NHƯỢNG TÀI SẢN

2.1 Tóm tắt nội dung việc cơng chứng, kết quả hoạt động nghiên cứu hồ sơ và các kết
quả hoạt động khác liên quan đến quá trình tham gia giải quyết việc cơng chứng.
2.1.1 Tóm tắt nội dung việc cơng chứng
Vào ngày 27/05/2021 Văn phịng cơng chứng Cơng lý - Trà Vinh có tiếp nhận u
cầu cơng chứng với nội dung yêu cầu công chứng là “Công chứng hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” nhưng
văn phòng chỉ ghi nhận vắt tắt là “Hợp đồng chuyển nhượng” trên phiếu yêu cầu công
chứng theo mẫu số 01/PYC.
* Bên chuyển nhượng (Người yêu cầu công chứng thứ nhất)
Người u cầu cơng chứng Ơng: Thạch Ngọc Thuận, sinh năm 1981
Số CMND: 334 154 308 ; Cấp ngày 11/06/2014 ; Tại công an tỉnh Trà Vinh.
Địa chỉ thường trú:ấp Ô Rồm, xã Châu Điền, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà vinh

Về việc yêu cầu công chứng hơp đồng chuyễn nhượng quyền sử dung đất theo giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số CO
104527 số vào sổ cấp GCN số CS07714 do Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Trà Vinh
cấp ngày 12/07/2018 cụ thể:
Thửa đất số: 553; Tờ bản đồ số:41; Địa chỉ thửa đất: Ấp Ô Rồm, xã Châu Điền,
huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Diện tích 104,5m 2 (Một trăm linh bốn phẩy năm mét
vng). Hình thức sử dung: Sử dụng riêng. Mục đích sử dụng: Đất ở 100m2, đất trồng
cây lâu năm 4,5m2 . Thời hạn sử dụng: Đất ở: Lâu dài; Đất trồng cây lâu năm thời hạn sử
dụng đến ngày 16/02.2066. Nguồn gốc sử dụng: Nhận chuyển nhượng đất được Công
nhận QSDĐ như giao đất không thu tiền sử dụng đất 4,5m2.
* Bên nhận chuyển nhượng (Người yêu cầu công chứng thứ hai):
Bà: Võ Thị Nga, sinh năm 1964
CMND số: 334 421 020; Cấp ngày 27/03/2020; Tại Công an tỉnh Trà Vinh
Địa chỉ thường trú: Phạm Ngũ Lão, khóm 4, Phường 1, Thành phố Trà Vinh, tỉnh
Trà Vinh.
Với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 20.000.000 (hai mươi triệu đồng).

3


* Tại văn phịng cơng chứng Cơng lý -Trà vinh ông cung cấp các giấy tờ sau:
1/ Phiếu yêu cầu cơng chứng ( theo mẫu của văn phịng);
2/ Bản sao Chứng minh nhân dân của ông Thạch Ngọc Phước; Riêng Bản sao
Chứng minh nhân dân của vợ ông Thạch Ngọc Thuận là bà Thạch Thi Trơn ( Vp Công
chứng Công Lý - Trà Vinh không yêu cầu)
3/ Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn của ông Thạch Ngọc Thuận và vợ là bà Thạch
Thị Trơn (không yêu cầu)
4/ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất của ông Thạch Ngọc Thuận
5/ Bản sao Sổ hộ khẩu bên chuyển nhượng

6/ Bản sao Chứng minh nhân dân bên nhận chuyển nhượng là bà Võ Thị Nga.
7/ Bản sao Giấy chứng nhận kết hơn hoặc giấy tờ xác nhận tình trạng hơn nhân.
(Văn phịng cơng chứng Cơng Lý - Trà Vinh khơng yêu cầu)
8/ Sổ hộ khẩu bên nhận chuyển nhượng.
2.1.2 Kết quả hoạt động nghiên cứu hồ sơ và các kết quả hoạt động khác liên
quan đến quá trình tham gia giải quyết việc công chứng
2.1.2 .1 Kỹ năng trong việc nhận diện, xác định, hướng dẫn hồ sơ
Đây là bước vô cùng quan trọng trong hoạt động công chứng. Thực hiện tốt bước
này sẽ là cơ sở để các bước tiếp theo được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện và đúng
pháp luật. Bước tiếp nhận hồ sơ công chứng phải đảm bảo đạt tới 02 mục tiêu: xác định
yêu cầu công chứng và xác định hồ sơ công chứng. Để làm được điều đó địi hỏi cơng
chứng viên ngồi kiến thức pháp luật tốt cịn phải có những kĩ năng nghề nghiệp nhất
định để khi tiếp nhận yêu cầu công chứng có thể xác định chính xác loại việc cơng chứng,
từ đó mới xác định được chính xác các giấy tờ có trong hồ sơ, sao cho khơng địi hỏi q
u cầu cần có để tránh phiền tối, khó khăn cho người yêu cầu công chứng nhưng vẫn
đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn pháp lý về hồ sơ cho giao dịch.
Việc tư vấn của công chứng viên phải được thực hiện trên cơ sở các quy định của
pháp luật và bảo đảm nguyên tắc tơn trọng ý chí tự nguyện ,sự thỏa thuận giao kết hợp
đồng , giao dịch của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Trong một số trường hợp
thông qua việc giao tiếp với người yêu cầu công chứng, công chứng viên phát hiện ra sự

4


gian dối của khách hàng. Theo quy định tại Điều 40 Luật Công chứng hồ sơ yêu cầu công
chứng gồm2.
2.1.2.2 Hồ sơ mua bán tài sản, chuyển nhượng nhà, đất
2.1.2.2.1 Phiếu yêu cầu công chứng ( Điểm a, khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng)
Hiện tại cho đến hôm nay chưa có văn bản nào chính thức nói rõ việc này, nhưng
đóng vai trị là cơng chứng viên đang hoạt động tại tổ chức hành nghề cơng chứng thì cần

lưu ý đây là thành phần hồ sơ cứng theo qui định của pháp luật hiện hành được qui định
tại điểm a khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng năm 2014 bắt buộc phải có phiếu u cầu
cơng chứng trong hồ sơ nhằm mục đích xác định thời hạn cơng chứng và xác lập quan hệ
pháp lý giữa người yêu cầu công chứng và công chứng viên kể từ khi công chứng viên
tiếp nhận phiếu yêu cầu công chứng. Đối với phiếu yêu cầu công chứng được tạo lập trên
nguyên tắc lý thuyết đã được học, thì phiếu u cầu cơng chứng phải được lấy từ hai bên.
Để đảm bảo các vấn đề pháp lý phát sinh dẫn đến vô hiệu hợp đồng, giao dịch. Ví như ta
chỉ ghi nhận phiếu yêu cầu công chứng của bên bán, bên chuyển nhượng thì bên mua, bên
nhận chuyển nhượng sẽ gặp khó khăn khi chúng ta thực sự khơng có bất cứ căn cứ nào để
khẳng định bên bán, bên nhận chuyển nhượng nếu họ gặp khó khăn về ngơn ngữ tiếng
việt, chữ viết tiếng việt, .. nói rõ hơn là khơng biết đọc, không biết viết tiếng việt. Mà hậu
quả là Công chứng viên chứng nhận hợp đồng, chứng nhận giao dịch sẽ phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng.
Khi tiếp nhận yêu cầu công chứng việc đầu tiên Công chứng viên phải xác định
xem yêu cầu đó có thuộc thẩm quyền cơng chứng của mình khơng. Công chứng viên căn
cứ vào Điều 42 và Điều 54 Luật Công chứng 3, Điều 5 của Nghị Định 23/2015/NĐ-CP
ngày 16/02/2015 của Chính phủ qui định “Về cấp bản sao từ bản gốc, chứng thực bản
sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch,..”4.
* Thực tế tại văn phịng cơng chứng cơng Lý -Trà Vinh và kết quả nghiên cứu hồ
sơ công chứng hợp đồng chuyển nhượng, số công chứng 2655 quyển số 03/2021
TP/SCC/HĐGD, phát hành ngày 27/05/2021, đây là hồ sơ yêu cầu công chứng về hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở Cầu Kè, Trà Vinh thuộc thẩm quyền của văn
phòng Công chứng Công Lý - Trà Vinh căn cứ theo Điều 42 Luật Công chứng.
Nhưng thực tiễn tại Văn phong công chứng Công Lý - Trà Vinh chỉ yêu cầu ghi
nhận phiếu u cầu cơng chứng từ một phía là bên bán, cịn phía bên chuyển nhượng tài
2

Điều 40 Luật Công chứng năm 2014

3


Điều 42, 54 Luật Công chứng năm 2014

4

Điều 5 của Nghị Định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ qui định “Về cấp bản sao từ bản gốc, chứng thực bản sao từ bản chính,
chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch,..”.

5


sản thì bỏ qua khơng u cầu ghi nhận. Về nguyên tắc thì rất rủi ro, nhưng cho đến hiện
tại chưa có phát sinh vụ việc nào liên quan đến vấn đề này. Theo pháp luật qui định thì
bản chính văn bản công chứng và các giấy tờ khác trong hồ sơ cơng chứng phải được lưu
trữ ít nhất là 20 năm tại trụ sở của tổ chức hành nghề cơng chứng; Trường hợp lưu trữ
ngồi trụ sở thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của Sở Tư pháp 5. Từ đó cho thấy việc yêu
cầu người yêu cầu công chứng hai bên chủ thể tham gia hợp đồng giao dịch là cần thiết để
đảm bảo an toàn vững chắc căn cứ chứng minh bên còn lại tham gia hợp đồng giao dịch
tại thời điểm biết đọc, biết viết và hiểu rõ tiếng Việt. Riêng đối với các trường hợp khơng
biết đọc biết viết tiếng Việt thì pháp luật cơng chứng cũng có qui định cụ thể và chi tiết về
vấn đề này. Việc ghi nhận của Công chứng viên tiếp nhận phiếu yêu cầu công chứng nên
để người u cầu cơng chứng tự ghi, và tích vào các ơ vng chứa nội dung giấy tờ của
mình, có như vậy cơng chứng viên có thể thơng qua đó khẳng định chắc chắn rằng người
u cầu cơng chứng có khả đọc hiểu được tiếng Việt. Có lẽ vấn đề này rất ít xảy ra tranh
chấp đối với văn phịng, nên công chứng viên sẽ không nghỉ đến việc này.
2.1.2.2.2 Dự thảo hợp đồng, giao dịch (Điểm b, khoản 1 Điều 40 Luật Công
chứng)
Xuất phát từ thực tiễn các vấn đề mua bán tài sản có giá trị mà chỉ thực hiện bằng
lời nói và giấy tay thì có rất nhiều vụ việc tranh chấp về vấn đề này. Từ đó mà hợp đồng
mua bán tài sản xuất hiện là một hình thức ký kết quan trọng, hay bắt buộc trong hợp

đồng mua bán hàng hóa, chuyển nhường nhà, đất, mua bán tài sản,.. được qui chiếu tại
các căn cứ pháp luật như Luật Thương mại, Luật đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh
bất động sản,… Hình thức hợp đồng, giao dịch bằng văn bản góp phần hạn chế rất lớn
trong việc các bên xảy ra tranh chấp. Hiện nay, đối với giao dịch chuyển nhượng quyền sử
dụng, quyền sở hữu bất động sản pháp luật qui định bắt buộc phải được lập thành hợp
đồng và có chứng nhận của cơng chứng. Nhằm đảm bảo an tồn pháp lý cho các bên tham
gia giao dịch thì hợp đồng do các bên tự soạn, cơng chứng viên sẽ rà sốt các thỏa thuận
xem có vi phạm pháp luật, trái với đạo đức xã hội không, cho nên cần phải xem xét nội
dung hợp đồng đã rõ ràng chưa, chặt chẽ, dễ hiểu, dễ thực hiện, .. đảm bảo quyền lợi các
bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Từ đó, cơng chứng viên đưa ra ý kiến, nếu xét thấy
chưa phù hợp thì yêu cầu điều chỉnh lại, hoặc người yêu cầu cơng chứng có u cầu soạn
dự thảo hợp đồng thì cơng chứng viên thực hiện việc u cầu đó và có tính phí dịch vụ
soạn thảo6. Tên gọi hợp đồng mua bán tải sản phải phù hợp với đối tượng và nội dung của
hợp đồng. Hợp đồng được công chứng do pháp luật qui định hay dó các bên tự nguyện
yêu cầu. Nếu do pháp luật qui định thì thường thì đểu có mẫu do cơ quan có thẩm quyền
5
6

Điều 64 Luật Cơng chứng năm 2014.
Nguyễn Trí Hịa, Học viện Tư Pháp, Giáo trình kỹ năng hành nghề cơng chứng tập 3, NXB. Tư Pháp, Hà Nội, 2020, trang 195.

6


hướng dẫn ban hành, nếu công chứng theo yêu cầu hợp đồng dân sự thì cơ bản nội dung
phải theo qui định tại Điều 398 Bộ Luật dân sự 2015. Các điều khoản trong hợp đồng
không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội7.
Không vi phạm pháp luật có nghĩa là khơng vi phạm các điều cấm của các Luật
hiện hành như Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Kinh doanh bất động sản, …. Các
Nghị định, Thông tư, Quyết định, .. của Chính phủ qui định về hàng quốc cấm, hàng hóa

cấm lưu thơng, dịch vụ thương mai cấm thực hiện, dịch vụ thương mại hạn chế kinh
doanh. Vấn đề này Cơng chứng viên phải tìm hiểu rõ và nghiên cứu nắm vững khi công
chứng hợp đồng giao dịch mua bán tài sản.
Không trái đạo đức xã hội là không được thỏa thuận những công việc đi ngược lại
với phong tục tập quán thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Cơ bản nội dung của hợp đồng phải đảm bảo các nội dung như đối tượng của hợp
đồng giao dịch mua bán tài sản này là gì, như tình huống Học viện yêu cầu là kim cương.
Số lượng, chất lượng, của tài sản. Giá trị của tài sản cũng như phương thức thanh toán.
Thời gian, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng. Quyền và nghĩa vụ các bên tham
gia hợp đồng. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và phương thức giải quyết tranh chấp ra
sao. Những nội dung này không thể thiếu khi giao kết hợp đồng mua bán tài sản mà pháp
luật đã qui định8.
* Thực tế tại văn phịng cơng chứng cơng Lý -Trà Vinh và kết quả nghiên cứu hồ
sơ công chứng hợp đồng chuyển nhượng, số công chứng 2655 quyển số 03/2021
TP/SCC/HĐGD, phát hành ngày 27/05/2021.
Tại Văn phịng Cơng chứng Cơng Lý - Trà Vinh, để đảm bảo việc công chứng hợp
đồng trở nên nhanh gọn, rút ngắn được thời gian giao kết hợp đồng thường người yêu cầu
công chứng nhờ văn phịng soạn sẵn hợp đồng theo mẫu có sẵn và nhân viên thư ký giúp
việc căn cứ mẫu có sẵn và thay đổi thông tin chủ thể, đối tượng, các thơng tin khác liên
quan đến hợp đồng, giao dịch. Chính việc này tạo điều kiện thuận lợi giúp Công chứng
viên kiểm soát được nội dung văn bản theo đúng qui định pháp luật, đảm bảo không trái
với đạo đức xã hội, nội dung của hợp đồng rõ ràng hơn, chặt chẽ hơn, dễ thực hiện, đảm
bảo quyền lợi các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Nhưng bên cạnh đó việc thể hiện ý
chí cũng như nguyện vọng của các bên phần nào hạn chế thể hiện thực sự trên nội dung
hợp đồng. Có nhiều vấn đề mà các bên giao kết tự thỏa thuận ngầm với nhau, chính điều
này sẽ dẫn đến tranh chấp phát sinh sau này khi các bên giao kết tự thỏa thuận với nhau
ngoài hợp đồng.
7

Điều 46 Luật Công chứng năm 2014


8

Điều 398 Bộ Luật Dân sự năm 2015

7


Kết quả nghiên cứu hồ sơ công chứng 2655 quyển số 03/2021 TP/SCC/HĐGD,
phát hành ngày 27/05/2021 học viên nhận thấy Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ thường
chỉ quan tâm đến việc người cầu công chứng cần làm phần việc gì, xong là nhận hồ sơ
đầy đủ và đưa nhân viên thư ký nghiệp vụ soạn thảo theo mẫu có sẵn, ít khi hỏi đến việc
người u cầu cơng chứng có soạn sẵn dự thảo hợp đồng hay chưa. Có lẽ do người yêu
cầu công chứng và công chứng viên thường ngầm hiểu nhau nên phần việc này thường
được bỏ qua.
2.1.2.2.3 Giấy tờ tùy thân (Điểm c, khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng)
Giấy tờ tùy thân là các loại giấy tờ được qui định tại Nghị Định số 05/1999 ngày
03/02/1999 của Chính phủ qui định về chứng minh nhân được qui định là một loại giấy tờ
tùy thân9. Nghị Định 136/20027/NĐ-CP ngày 17/08/2007 của Chính phủ về xuất cảnh,
nhập cảnh của công dân Việt Nam qui định Hộ chiếu được sử dụng thay thế giấy chứng
minh nhân dân10. Nghị Định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản
sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp
đồng giao dịch tại Điều 24, Điểu 36 khi qui định về thủ tục chứng thực chữ ký, thủ tục
chứng thực hợp đồng, giao dịch điều có qui định, người u cầu cơng chứng phải xuất
trình “ Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu” 11. Căn cứ vào những qui định trên thì có thể
hiểu chứng minh nhân và hộ chiếu là giấy tờ tùy thân. Lưu ý là còn hạn sử dụng.
Chứng minh công an nhân dân cũng là giấy tờ tùy thân, nhưng chỉ phục vụ cho
mục đích là khi làm cơng vụ, khơng phục vụ cho mục đích trong các giao dịch dân sự.
được qui định tại Nghị Định 59/2008/NĐ-CP ngày 08/5/200812. Riêng Chứng minh sĩ
quan quân đội, thì Nghị Định 130/2008/NĐ-CP ngày 19/12/2008 của chính phủ về giấy

chứng minh sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam có qui định chứng minh sĩ quan qn
đội có thể xuất trình khi được thực hiện các giao dịch dân sự, cụ thể ở khoản 2 Điều 6
Nghị định này, nhưng không qui định chứng minh sĩ quan quân đội nhân Việt Nam là giấy
tờ tùy thân của sĩ quan quân đội 13. Bên cạnh đó, giấy chứng nhận Cơng nhân viên quốc
phòng, Thẻ nhà báo, Thẻ đảng viên, các loại thẻ tổ chức chính trị xã hội,…. Tùy tình
huống hợp đồng, giao dịch cũng được vận dụng, điều này luật không qui định cấm nhưng
nếu vận dụng thì q thống. Căn cước công dân được qui định tại Khoản 1 Điều 20 Luật
căn cước công dân năm 2014, “ Thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của Công dân
9

Nghị Định số 05/1999 ngày 03/02/1999 của Chính phủ qui định về chứng minh nhân được qui định là một loại giấy tờ tùy thân

.

10

Nghị Định 136/20027/NĐ-CP ngày 17/08/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của cơng dân Việt Nam qui định Hộ chiếu được sử dụng
thay thế giấy chứng minh nhân dân
11
Điều 24, 36 Nghị Định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực
chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch.
12
Nghị Định 59/2008/NĐ-CP ngày 08/5/2008 của Chính phủ quy định về giấy chứng minh công an nhân dân.
13

Nghị Định 130/2008/NĐ-CP ngày 19/12/2008 của Chính phủ quy định về giấy chứng minh sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam.

8



Việt Nam có giá trị minh chứng về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực
hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam”14. Như vậy, căn cước công dân được phép luật
công nhận là giấy tờ tùy thân được sử dụng cho tất cả mọi giao dịch trên lãnh thổ Việt
Nam.
* Thực tế tại văn phòng công chứng công Lý -Trà Vinh và kết quả nghiên cứu hồ
sơ công chứng hợp đồng chuyển nhượng, số công chứng 2655 quyển số 03/2021
TP/SCC/HĐGD, phát hành ngày 27/05/2021.
Thực hiện kiểm tra, đối chiếu, nhận diện, giấy tờ giả, …hiện tại chưa có trang bị
máy soi và phóng đại. Việc kiểm tra này chủ yếu bằng kinh nghiệm và mắt thường, việc
này ít nhiều cũng gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của người tham gia hợp đồng, giao
dịch. Đặc biệt là hiện nay xuất hiện rất nhiều đối tượng làm giả các loại giấy tờ hết sức
tinh vi, nếu không được sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ thì cơng chứng viên rất khó phát
hiện.
Kết quả nghiên cứu hồ sơ công chứng 2655 quyển số 03/2021 TP/SCC/HĐGD,
phát hành ngày 27/05/2021 học viên nhận thấy các giấy tờ tùy thân của ông Thạch Ngọc
Thuận và bà Võ Thị Nga đảm bảo trong thời hạn sử dụng theo qui định pháp luật.
2.1.2.2.4 Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản
mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng và các điều kiện để nhà
đất trở thành đối tượng của hợp đồng mua bán, chuyển nhượng.( Điểm d, khoản 1 Điều
40 Luật Công chứng )
Thực tế trong hoạt động công chứng đang tồn tại hai dạng hợp đồng mua bán tài
sản và hợp đồng chuyển nhượng. Cả hai hợp đồng này cơ bản bản chất đều giống nhau.
Phần lớn công chứng hợp đồng mua bán tài sản đối tượng hợp đồng thường là tài sản.
Còn hợp đồng chuyển nhượng chủ yếu sử dụng khi đối tượng giao dịch là quyền sử dụng
đất. Bởi vì pháp lý về đất đai ở Việt Nam được qui định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng
đất cho người sử dụng đất…”15, Do đó đất đai theo qui định Luật đất đai buộc chủ sở hữu
phải đăng ký quyền sử dụng.
Vấn đề rất quan trọng vì Công chứng viên phải xác định được đối tượng hợp đồng
là tài sản được phép giao dịch và phải có giấy tờ về quyền sở hữu, sử dụng hoặc giấy tờ

khác thuộc sở hữu hợp pháp đối với bên bán. Vậy tài sản thế nào là hợp pháp, là những tài
sản khơng phải do phạm tội mà có được như tham nhũng, rữa tiền, buôn lậu,.. các loại tài
14

Khoản 1 Điều 20 Luật căn cước công dân năm 2014

15

Điều 4 Luật Đất đai năm 2013

9


sản khác thuộc diện cấm giao dịch, tài sản thuộc diện thu hồi, giải tỏa, … tài sản đang thế
chấp, cầm cố bị hạn chế giao dịch. Xong tất cả những tài sản trước khi giao dịch phải có
giấy tờ theo qui định ví như xe máy, xe ơ tơ, nhà ở, đất ở,…. Được đăng ký quyền sở hữu.
quyền sử dụng,.. Trường hợp quyền tài sản thì phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu
này thuộc bên bán. Ngồi ra nếu là vật thì vật đó phải được xác định rõ và tồn tại tại thời
điểm giao kết hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
* Thực tế tại văn phịng cơng chứng cơng Lý -Trà Vinh và kết quả nghiên cứu hồ
sơ công chứng 2655 quyển số 03/2021 TP/SCC/HĐGD, phát hành ngày 27/05/2021 học
viên nhận thấy văn phòng cần sớm trang bị thiết bị công nghệ cũng như tham gia các lớp
tập huấn về nhận diện các giấy tờ giả. Việc giả mạo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
được các đối tượng giả tạo rất tinh vi, rất khó phát hiện với mắt thường và khơng có dụng
cụ cơng nghệ hỗ trợ.
Việc phối, kết hợp với các cơ quan ban nghành liên quan có thể sẽ khơng chặc chẽ,
khơng kịp thời và chính xác thời gian, ví như 08 giờ ngày hơm nay cơng chứng viên liên
hệ thì chưa có hồ sơ tranh chấp tại Tòa án, nhưng đến 14h cùng ngày thì hồ sơ tranh chấp,
hoặc đơn yêu cầu ngăn chặn được thực hiện tại Tòa án. Kết quả cuối cùng tranh chấp vẫn
xảy ra, công chứng viên vẫn không thể phòng ngừa được vấn đề này.

2.1.2.2.5 Bản sao các giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng (Điểm d, khoản 1
Điều 40 Luật Công chứng)
Đây là vấn đề khá phức tạp, vì thường tùy vào từng loại đối tượng giao dịch, chủ
thể hợp đồng, giao dịch, và các yếu khách quan khác thường có những qui định khác nhau
tùy từng địa phương, ví như việc xác nhận trực tiếp sản xuất đất lúa và có thu nhập từ
hoạt động sản xuất ấy. Pháp luật còn bỏ ngỏ rất nhiều vấn đề, anh khơng quản lý được thì
anh ban hành văn bản anh cấm, hoặc anh yêu cầu xác nhận,.. gây rất nhiều khó khăn cho
người dân tham gia hợp đồng, giao dịch16. Ngồi các giấy tờ khác thì thường gặp nhất đối
với chủ thể tham gia giao dịch là cá nhân thì cần có các loại giấy tờ như giấy đăng ký kết
hơn, giấy xác nhận tình trạng hơn nhân, sổ hộ khẩu. Qui định về sổ hộ khẩu đã được bỏ kể
từ ngày 01/07/2021 Luật Cư trú 2020 có hiệu lực, qui định bỏ nhiều nhóm việc hành
chính liên quan đến hộ khẩu17.
* Thực tế tại văn phòng công chứng công Lý -Trà Vinh và kết quả nghiên cứu hồ
sơ công chứng hợp đồng chuyển nhượng, số công chứng 2655 quyển số 03/2021
TP/SCC/HĐGD, phát hành ngày 27/05/2021, gồm các giấy tờ như sổ hộ khẩu của ông
16

Điều 3 Thông tư 33/2017/TT- BTNMT, ngày 29/09/2017, Qui đinh chi tiết Nghị Định số 01/ 2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa
đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất
đai.
17
Khoản 4 Điều 3 Luật Cư trú năm 2020

10


Thạch Ngọc Thuận, sổ hộ khẩu của bà Võ Thị Nga được cấp theo mẫu HK08 ban hành
theo Thông tư số 36/2014/TT- BCA ngày 19/09/2014; Riêng bên ông Thạch Ngọc Thuận
là bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất tuy nguồn gốc đất được nhận tặng cho từ em
ruột là ông Thạch Ngọc Thắng, nhưng trước thời gian nhận tặng cho tài sản ơng Thạch

Ngọc Thuận đã có vợ là bà Thạch Thị Trơn, vấn đề này công chứng viên chưa làm rõ, vì
trước khi kết hơn vợ chồng ơng Thạch Ngọc Thuận và bà Thạch Thị Trơn có thể đã xác
lập văn bản thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng. Cịn về phía bà Võ Thị Nga cơng
chứng viên càng khơng làm rõ vấn đề tình trạng hơn nhân của bà. Vấn đề này do chưa có
sự thống nhất từ giữa các địa phương quản lý. Cụ thể ở Trà Vinh thì khơng cần phải
chứng minh và kiểm sốt nguồn gốc tài sản ở đầu vào, mà chỉ thực hiện kiểm soát ở đầu
ra khi chuyển dịch tài sản trên thì lúc này mới bắt buộc bà Võ Thị Nga phải chứng minh
là tài sản riêng của bà, hoặc nếu là tài sản chung thì bà phải cùng chồng của bà thực hiện
hợp đồng, giao dịch đối với tài sản mà bà Võ Thị Nga nhận chuyển nhượng từ ông Thạch
Ngọc Thuận nếu có.
2.1.3 Kỹ năng trong việc tiếp xúc, tư vấn, kiểm tra, đánh giá hồ sơ mua bán
chuyển nhượng tài sản.
2.1.3.1 Kỹ năng trong việc tiếp xúc, tư vấn, nhận diện nhu cầu công chứng.
Công chứng viên cần có kiến thức pháp luật chuyên sâu đối với nhiều ngành luật
khác nhau, nhưng quan trọng nhất là kiến thức pháp luật về dân sự, đất đai, nhà ở, hơn
nhân gia đình, hộ tịch, kiến thức về đầu tư… Kĩ năng tư vấn, nắm bắt nhanh chóng, chính
xác u cầu công chứng. Khi đến các tổ chức hành nghề cơng chứng, người u cầu cơng
chứng thường có mong muốn việc cơng chứng của mình được giải quyết một cách nhanh
chóng an tồn và thuận tiện nhất. Một số người lại có tâm lý e ngại, dè chừng, đối phó với
cán bộ cơng chứng vì họ xem đó là cơ quan áp dụng pháp luật. Một số khác thì xem đó là
cơ quan làm dịch vụ nên họ bỏ tiền ra thì họ phải được thỏa mãn tất các yêu cầu, dù đó là
u cầu khơng đúng với quy định của pháp luật; Và nhiều người đến cơ quan công chứng
nhưng chưa thực sự hiểu rõ về chức năng ,nhiệm vụ của cơ quan công chứng cũng như
thiếu kiến thức đối với lĩnh vực mình u cầu cơng chứng. Kỹ năng công chứng hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vì vậy, khi tiếp xúc với người u cầu cơng chứng,
cơng chứng viên phải thật sự, bình tĩnh, chủ động để có thể nắm bắt được yêu cầu của họ
một cách cụ thể, chính xác. Ngay từ khi tiếp xúc, nghe người u cầu cơng chứng trình
bày u cầu cơng chứng của họ, công chứng viên phải xác định xem u cầu cơng chứng
của họ có phù hợp với quy định của pháp luật hay khơng? Có vi phạm đạo đức xã hội hay
không? Công chứng viên phải rèn luyện khả năng nhận biết tâm lý người yêu cầu công

chứng theo theo giới tính, tuổi tác, trình độ, nghề nghiệp..; Có phương pháp đặt câu hỏi
11


hoặc gợi ý để người u cầu cơng chứng trình bày cụ thể, rõ ràng yêu cầu công chứng của
họ; Ln kiên nhẫn lắng nghe, tránh sự nóng nảy cắt ngang trong khi người u cầu cơng
chứng đang trình bày. Với những người có trình độ nhận thức hạn chế như người già,
thành phần lao động chân tay.. thì cơng chứng viên cần phải cố gắng hiểu được yêu cầu,
mục đích thật sự của họ là gì vì những người này có khi khơng hiểu những thuật ngữ pháp
lý trong giao tiếp. Cơng chứng viên có thể hỏi các nội dung chính để người u cầu cơng
chứng xác nhận lại chính xác u cầu cơng chứng của họ, bởi nếu chỉ nghe họ nói mà
khơng hiểu được mục đích thật sự sẽ dẫn đến giải quyết việc công chứng không đúng với
ý chí của họ. Cơng chứng viên cũng có thể giải thích cho người u cầu cơng chứng
những quy định của pháp luật liên quan đến giao dịch mà họ mà họ muốn thực hiện, về
quyền và nghĩa vụ của họ khi tham gia giao dịch, đặc biệt là những giao dịch có khả năng
phát sinh rủi ro cho người yêu cầu công chứng.
2.1.4 Kỹ năng trong việc kiểm tra, xem xét, đánh giá hồ sơ công chứng mua
bán, chuyển nhượng tài sản.
Tại khoản 3 Điều 40 Luật Công chứng qui định “ Công chứng kiểm tra giấy tờ
trong hồ sơ công chứng” nhưng phải kiểm tra như thế nào đến nay vẫn chưa có văn bản
nào hướng dẫn cụ thể, mà thực tế công chứng viên phải thực hiện việc kiểm tra ấy bằng
chính kinh nghiệm hành nghề của mình và có những đánh giá khác nhau giữa các công
chứng viên đang hoạt động tại các tổ chức hành nghề công chứng. Bằng trực diện công
chứng viên chỉ có thể kiểm tra về số lượng, hình thức,.. của các loại giấy tờ. Đối chiếu
giữa bản chính với bản sao theo qui định tại khoản 2 Điều 40 Luật Công chứng. “Bản sao
.. là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính
và khơng phải chứng thực” Vì thế cơng chứng viên phải đối chiếu từng loại giấy tờ.
Trong hồ sơ công chứng hợp đồng, giao dịch tuyệt nhiên không thể thiếu hai loại giấy tờ
như giấy tờ tùy thân và giấy tờ chứng minh quyền chủ sở hữu của cá nhân đối với tài sản
đó. Riêng đối với giấy tờ tùy thân thì chứng minh nhân và căn cước có hình và dấu vân

tay nên việc xác định và nhận diện chủ thể sẽ khơng gặp nhiều khó khăn, cịn hộ chiếu chỉ
có hình mà khơng có dấu vân tay, việc này thật sự gây rất nhiều khó khăn cho công chứng
viên trong việc nhận diện. Tuy nhiên hiện nay Bộ công an đang thực hiện cấp thẻ căn
cước công dân, vấn đề này học viên cho rằng sẽ góp phần hạn chế việc làm giả mạo các
giấy tờ tùy thân.
Đối với các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng phải đăng ký
hiện nay các đối tượng cũng làm giả rất tinh vi, nhưng với kinh nghiệm cũng như được
tiếp xúc nhiều công chứng viên vận dụng linh hoạt vào việc kiểm tra và xem xét. Bên
cạnh đó cơng chứng viên vận dụng mối quan hệ cần thiết để liên kiểm tra việc chuyển
12


dịch có đang bị cấm hoặc hạn chế hay khơng từ các cơ quan như Thi hành án, tòa án, địa
phương nơi có bất động sản. Cịn vấn đề cập nhật lên hệ thống tra cứu dữ liệu công chứng
hiện nay chưa được xử lý hoàn thiện và đầy đủ có một số nơi áp một số nơi chưa thực
hiện. Cụ thể ở Trà Vinh chủ yếu khi hoàn tất hồ sơ thì hình như khơng có phần mền để
cập nhật việc chuyển dịch lên hệ thống để công chứng viên tra cứu.
2.1.5 Kỹ năng trong việc nhận diện chủ thể và xác định năng lực hành vi của
chủ thể khi công chứng hợp đồng mua bán chuyển nhượng tài sản
2.1.5.1 Nhận diện chủ thể
Tìm hiểu về vấn đề chủ thể cùa hợp đồng, Công chứng viên phải xét đến hai tiêu
chí, thứ nhất là tư cách của chủ thể có đủ điều kiện để thực hiện giao dịch mà pháp luật
qui định, tư cách chủ thể các bên giao dịch có hiệu lực khi người tham gia giao dịch có
năng lực hành pháp luật vi dân sự. Thứ hai là các bên chủ thể tham giao giao dịch hợp
đồng mua bán tài sản họ có thật sự tự nguyện hay chịu sự ép buộc hay uy hiếp nào khác
không18. Bên cạnh đó năng lực hành vi dân sự của cá nhân chủ thể tham gia giao dịch
cũng được qui định chi tiết ở các Điều 16 và Điều 24 Bộ Luật dân sự năm 2015. Chi tiết
hơn đối với các trường hợp hạn chế năng lực hành vi dân sự.
2.1.5.2 Xác định năng lực hành vi
Kĩ năng kiểm tra hồ sơ yêu cầu công chứng , năng lực hành vi của chủ thể. Sau khi

xác định yêu cầu công chứng, công chứng viên cần xác định được các giấy tờ cần có
trong hồ sơ u cầu cơng chứng. Cùng với việc tiếp nhận yêu cầu công chứng, công
chứng viên tiến hành tiếp nhận và kiểm tra các giấy tờ do người u cầu cơng chứng xuất
trình và thơng báo kết quả cho người yêu cầu công chứng biết, các giấy đã đủ chưa? Nếu
chưa đủ thì cần cung cấp thêm những giấy tờ gì? Các giấy tờ này đã hợp pháp chưa?…
Công chứng viên cần hướng dẫn một cách chi tiết, đầy đủ để hạn chế việc người yêu cầu
công chứng phải đi lại nhiều lần.
Việc xác định hành vi năng lực của các chủ thể khi giao kết hợp đồng, giao dịch có
cơng chứng là trách nhiệm của cơng chứng viên, vì đến nay chưa có văn bản hay qui định
cụ thể nào về việc xác định, nên từng công chứng viên tùy thực tế mà vận dụng khác nhau
để phát hiện ra những biểu hiện bất thường của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Việc yêu cầu chủ thể các bên tham gia hợp đồng, ký vào từng trang, ghi rõ họ tên vào hợp
đồng trước mặt công chứng viên là qui định bắt buộc của pháp luật. Chính lúc này cơng
chứng viên sẽ xem xét và quan sát biểu hiện của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
2.2 Ý kiến đề xuất, kiến nghị hoàn thiện phần việc và xây dựng pháp luật
18

Điều 117 Bộ Luật Dân sư năm 2015

13


Việc công chứng hồ sơ mua bán, chuyển nhượng tài sản thì phiếu u cầu cơng
chứng là một văn bản rất quan trọng, trong đó thể hiện ý chí, nguyện vọng, cũng như tất
cả thông tin về chủ thể, đối tượng cần, và trách nhiệm của từng cá nhân tham gia hợp
đồng giao dịch, chính vì lẽ đó việc cần sớm có qui định chi tiết rõ ràng, phiếu yêu cầu
công chứng phải được thể hiện và ghi nhận từ hai phía. Với qui định pháp luật hiện nay
thì việc xác lập phiếu yêu cầu công chứng bắt buộc phải có trong hồ sơ cơng chứng,
nhưng chưa qui định cụ thể nên mỗi nơi làm mỗi kiểu mang tính cảm tính và tự phát hoặc
chiếu lệ. Cho nên dẫn đến việc văn phòng đã đánh máy tất cả chừa mỗi phần ký tên vào

phiếu yêu cầu để người yêu cầu cơng chứng ký tên vào thơi, thường có rất nhiều trường
hợp khách hàng không biết đọc biết viết nhưng cố gắng lắm họ sẽ ký được tên và viết ra
được tên của chính bản thân mình trên hồ sơ. Xuất phát từ các vấn đề trên học viên đề
xuất phiếu u cầu cơng chứng phải được chính người u câu công chứng thực hiện,
người người nhận hồ sơ hạn chế soạn sẵn, và phải được ghi nhận việc yêu cầu công chứng
từ các bên tham gia hợp đồng giao dịch.
Nhận diện giấy tờ thật giả đây là vấn đề nang giải đối với công chứng viên, tuy
được tập huấn thường xuyên về vấn đề này, nhưng chỉ bằng kinh nghiệm của bản thân thì
khơng thể nào phát hiện được các giấy tờ giả, nhưng cạnh đó cơng chứng lại phải chịu
trách nhiệm trước người yêu cầu công chứng, trước pháp luật về vấn đề này. Sớm có giải
pháp về phần mềm phục vụ cho nhu cầu tra cứu hồ sơ nhằm kiểm tra hạn chế rủi ro đối
với công chứng viên và người yêu cầu công chứng.
Vấn đề nhận diện chủ thể và năng lực hành vi dân sự, sớm cập nhật hệ thông dữ
liệu dân cư, và dữ liệu sức khỏe cá nhân dân, hệ thống dữ liệu tài sản,… liên kết chúng lại
với nhau. Lúc này công chứng viên chỉ cần tra cứu mã số định danh thì tất cả dữ liệu đầy
đủ và chính xác đối với các bên yêu cầu công chứng sẽ cung cấp đầy đủ và chính xác.
Cơng chứng viên chỉ cần in ra và cập nhập vào hồ sơ công chứng hợp đồng, giao dịch của
mình làm cơ sở chứng cứ.

14


LỜI CẢM ƠN
Với thời gian rất ngắn vừa phải trải qua đợt thực tập thứ nhất kết thúc ngày
05/11/2021. Ngày 08/11/2021 học viên bắt đầu vào đợt thực tập mới, đợt thực tập thứ hai
với yêu cầu thực tập về nhóm việc như “cơng chứng hợp đồng mua bán, tặng cho, cho
thuê, trao đổi, mượn vay tài sản” Chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận
cũng như thời gian dành cho việc tập trung quan sát, theo dõi, cũng sự truyền đạt từ Công
chứng viên hướng dẫn hỗ trợ chưa chuyên sâu hơn. Tuy nhiên xuất phát thực tiễn gặp
nhiều khó khăn ấy, bằng sự cố gắng của bản thân và sự hỗ trợ của giáo viên, giảng viên

học viện Tư pháp, bạn bè chung lớp Cơng chứng viên Hậu Giang khóa 24 đã trợ giúp học
viên, cũng như tiếp thêm động lực hoàn thành tốt đợt thực tập lần thứ hai này. Bên cạnh
đó bằng sự giúp đỡ của các em nhân viên thư ký nghiệp vụ dành rất nhiều thời gian giải
thích thêm và hướng dẫn về việc thực tập của học viên.
Bằng sự cảm ơn gửi đến tất cả vì sự hỗ trợ cao quý.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
[1] Quốc hội (2015), Bộ Luật dân sự năm 2015
[2] Quốc hội (2014), Luật công chứng năm 2014.
[3] Quốc hội (2013), Luật đất đai năm 2013
[4] Thông tư 33/2017/TT- BTNMT, ngày 29/09/2017, Qui đinh chi tiết Nghị Định số 01/
2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định
chi tiết thi hành Luật đất đai sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn
thi hành Luật đất đai.
[5] Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày 29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP
ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản
chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
[6] Nghị Định số 05/1999 ngày 03/02/1999 của Chính phủ qui định về chứng minh nhân
được qui định là một loại giấy tờ tùy thân.
[7] Nghị Định 136/20027/NĐ-CP ngày 17/08/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập
cảnh của công dân Việt Nam qui định Hộ chiếu được sử dụng thay thế giấy chứng minh
nhân dân
[8] Nghị Định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc,
chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch.
[9] Nghị Định 59/2008/NĐ-CP ngày 08/5/2008 của Chính phủ quy định về giấy chứng

minh công an nhân dân.
[10] Nghị Định 130/2008/NĐ-CP ngày 19/12/2008 của Chính phủ quy định về giấy
chứng minh sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam.
Giáo trình
[11] Nguyễn Trí Hịa, Học viện Tư Pháp, Giáo trình kỹ năng hành nghề công chứng tập 3,
NXB. Tư Pháp, Hà Nội, 2020, trang 195.

16



×