Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính dài hạn trong kiểm toán Báo cáo Tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.49 KB, 73 trang )

Chuyờn thc tp chuyờn ngnh GVHD: TS. Nguyn Th Phng Hoa
Trờng Đại học kinh tế quốc dân
KHOA Kế toán
------------
chuyên đề
thực tập chuyên ngành
Đề tài:
hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục đầu t
tài chính dài hạn trong kiểm toán báo cáo tài chính
do công ty tnhh dịch vụ t vấn tài chính kế toán
và kiểm toán (AASC) thực hiện
Sinh viờn thc hin : V èNH THI
Mó s sinh viờn : CQ 484044
Chuyờn ngnh : KIM TON
Khoỏ : 48
Giỏo viờn hng dn : TS. NGUYN TH PHNG HOA
hà nội - 05/2010
V ỡnh Thỏi - Lp: Kim toỏn 48C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Thủ tục kiểm toán.........................................................................................................................24
Vũ Đình Thái - Lớp: Kiểm toán 48C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Quy trình kế toán ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm toán.....................................
Bảng 1.2 Bảng xác định mức trọng yếu ban đầu do KTV Công ty AASC thực hiện tại
khách hàng ABC..........................................................................................................
Bảng 1.3 Trích bảng phân mức trọng yếu cho từng khoản mục do KTV Công ty
AASC thực hiện tại khách hàng ABC..........................................................................
Bảng 1.4 Chương trình kiểm toán chung các khoản đầu tư tài chính dài hạn của Công


ty AASC.....................................................................................................................
Bảng 1.5 Trích chương trình kiểm toản khoản đầu tư tài chính của Công ty AASC áp
dụng tại khách hàng ABC (tham chiếu phụ lục)...........................................................
Bảng 1.6 Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nôi bộ đối với khoản mục đầu tư tài
chính dài hạn của KTV Công ty AASC thực hiện tại Công ty ABC.............................
Bảng 1.7 Trích giấy tờ làm việc K1/3 của Công ty AASC - tổng hợp số liệu phân tích
Bảng 1.8 Trích giấy tờ làm việc K1/4 của Công ty AASC - phân tích biến động phát
sinh đầu tư tài chính dài hạn Công ty ABC..................................................................
Bảng 1.9 Trích giấy tờ làm việc K1/1 của Công ty AASC - tổng hợp tài khoản...........
Bảng 1.10 Trích giấy tờ làm việc K 1/2 của Công ty - kiểm tra chi tiết phát số phát
sinh..............................................................................................................................
Bảng 1.11 Trích giấy làm việc K1/5 của Công ty AASC - chi tiết đối tượng góp vốn............
Bảng 1.12 Trích giấy tờ làm việc K1/6 của Công ty AASC - thư xác nhận vốn góp
của Công ty TNHH DHL với Công ty..........................................................................
Bảng 1.13 Trích giấy tờ làm việc K1/25 của Công ty AASC - tổng hợp kết quả công
việc kiểm toán TK 222.................................................................................................
Bảng 1.14 Trích giấy tờ làm việc K2/9 của Công ty AASC - danh sách chi tiết đơn vị là
Công ty con, Công ty liên kết do Tổng Công ty Bưu chính gửi Công ty ABC.....................
Bảng 1.15 Trích mẫu giấy tờ làm việc K2/10 của Công ty AASC - tổng hợp kết quả
kiểm tra chứng từ.........................................................................................................
Bảng 1.16 Trích giấy tờ làm việc K2/12 của Công ty AASC - tổng hợp kết quả công
việc TK 221, 223.........................................................................................................
Vũ Đình Thái - Lớp: Kiểm toán 48C

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
LỜI NÓI ĐẦU
Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2006,
nền kinh tế nước ta chính thức bước vào thời kỳ hội nhập, các doanh nghiệp trong
nước đứng trước nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro buộc các
doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực kinh doanh, mở

rộng qui mô sản xuất nhằm cạnh tranh với các doanh ngiệp nước ngoài.
Trên thực tế, nếu như doanh nghiệp Việt Nam chỉ tập trung vào ngành lĩnh
vực hoạt động của mình với nguồn vốn sẵn có thì muốn đạt được sự phát triển vượt
bậc trong một quãng thời gian ngắn là rất khó, một giải pháp mở cho các doanh
nghiệp Việt Nam có thể thực hiện được chính là thu hút vốn qua các kênh đầu tư.
Theo đó một mối quan hệ tài chính giữa nhà đầu tư và đơn vị tiếp nhận vốn được
hình thành. Mối quan hệ này có thể là đầu tư vào Công ty con, đầu tư vào Công ty
liên kết hay đồng kiểm soát…Chính điều này tạo nên sự phức tạp trong khoản mục
đầu tư tài chính, đặc biệt là các khoản mục đầu tư tài chính dài hạn.
Xem xét vấn đề đầu tư tài chính dài hạn dưới góc độ của một nhà quản lý, một
người làm công tác kiểm toán nhằm đảm bảo chất lượng thông tin tài chính trên thị
trường đầu tư, kiểm toán viên các Công ty kiểm toán tại Việt Nam còn gặp nhiều hạn
chế trong việc kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính dài hạn do những phức tạp và
rủi ro trong các quan hệ đầu tư gây ra.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề kiểm toán khoản mục đầu tư tài
chính dài hạn nêu trên, qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn
Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC), em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện quy
trình kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính dài hạn trong kiểm toán Báo cáo
Tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
(AASC) thực hiện” để hoàn thành chuyên đề thực tập chuyên ngành của mình. Kết
cấu chuyên đề thực tập chuyên nghành do em thực hiện bao gồm các nội dung
chính sau:
Vũ Đình Thái - Lớp: Kiểm toán 48C
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
Chương 1: Thực trạng qui trình kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính dài
hạn trong kiểm toán Báo cáo Tài chính do Công ty AASC thực hiện
Chương 2: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản
mục đầu tư tài chính dài hạn trong kiểm toán Báo cáo Tài chính do Công ty AASC
thực hiện

Tuy đã có nhiều cố gắng song do thời gian ngắn và sự eo hẹp về tài liệu tham
khảo nên chuyên đề vẫn còn nhiều thiếu sót. Mong thầy cô giáo đóng góp ý kiến để
chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến cô giáo hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa và các anh chị trong
phòng kiểm toán 2 Công ty AASC đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện chuyên đề
này.
Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Vũ Đình Thái
Vũ Đình Thái - Lớp: Kiểm toán 48C
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
CHƯƠNG 1:
THỰC TRẠNG QUI TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ
TÀI CHÍNH DÀI HẠN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DO CÔNG TY KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN
1.1 Mục tiêu kiểm toán các khoản mục đầu tư tài chính dài hạn trong kiểm
toán Báo cáo Tài chính do Công ty kiểm toán AASC thực hiện
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200, khoản 11 xác định:
“Mục tiêu kiểm toán Báo cáo Tài chính là giúp cho kiểm toán viên và Công ty
kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng Báo cáo Tài chính đó có được lập trên cơ sở
chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật
liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý các khía cạnh trọng yếu hay không”.
Mục tiêu của kiểm toán Báo cáo Tài chính (BCTC) còn giúp cho đơn vị được
kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của
chất lượng thông tin tài chính của đơn vị.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và theo kết cấu tài khoản theo
Quyết định 15 năm 2006 của Bộ Tài chính, các khoản đầu tư tài chính dài hạn bao
gồm: đầu tư vào Công ty con; vốn góp liên doanh; đầu tư vào Công ty liên kết; đầu tư
dài hạn khác (cổ phiếu, trái phiếu và các khoản đầu tư khác). Đi kèm với các khoản

mục này, kiểm toán viên (KTV) khi kiểm toán các khoản đầu tư tài chính dài hạn cần
chú trọng tới khoản mục dự phòng giảm giá các khoản đầu tư dài hạn, một khoản
mục có ý nghĩa với nhà đầu tư quan tâm tới rủi ro cũng như khả năng sinh lời từ các
khoản đầu tư của đơn vị.
Nắm được tính chất đa dạng của loại hình đầu tư kể trên nên khi tiến hành
kiểm toán các khoản mục đầu tư tài chính dài hạn do Công ty AASC thực hiện,
trưởng nhóm kiểm toán sẽ thực hiện lập danh sách các mục tiêu kiểm toán và phân
nhiệm công việc cho trợ lý kiểm toán.
Cần chú ý thêm rằng tại Công ty kiểm toán AASC, các tài khoản thuộc cùng
một nhóm tính chất hoặc nhóm đối ứng tài khoản sẽ do một KTV và một trợ lý thực
Vũ Đình Thái - Lớp: Kiểm toán 48C
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
hiện, trưởng nhóm kiểm toán chỉ thực hiện lập kế hoạch và xem xét giám sát công
việc của các cá nhân trong nhóm đảm bảo thực hiện chương trình kiểm toán đúng
tiến độ và là một phần của kiểm soát chất lượng trong soát xét 3 cấp. Ví dụ, các tài
khoản tiền mặt, tiền gửi và khoản chi phí bán hàng, quản lý do một KTV thực hiện
các khoản doanh thu, giá vốn hàng bán hàng hệ thống tài khoản trong tính giá thành
sản phẩm do một KTV khác thực hiện…
Theo logic đó, các khoản đầu tư tài chính dài hạn sẽ do một KTV thực hiện và
một trợ lý có kinh nghiệm tùy thuộc vào khối lượng công việc và mức độ phức tạp
(trọng yếu) của khoản mục được kiểm toán.
Các mục tiêu do trưởng nhóm kiểm toán lập và đưa cho KTV phụ trách nhóm
khoản mục này chỉ là các mục tiêu kiểm toán chung còn việc xây dựng các mục tiêu
kiểm toán đặc thù sẽ do người đảm nhận chi tiết xây dựng và ghi lại trên giấy tờ làm
việc của Công ty kiểm toán AASC. Sở dĩ có sự chia tách trong xây dựng mục tiêu
kiểm toán tại AASC là vì trưởng nhóm dựa vào loại hình kinh doanh của đơn vị, dựa
vào hồ sơ kiểm toán năm trước (nếu đó là khách hàng cũ) hoặc dựa vào cam kết của
nhà quản lý đơn vị được kiểm toán cũng như phán đoán chủ quan, dựa vào thông tin
thu thập được về khách hàng đưa ra. Đối với mục tiêu kiểm toán đặc thù, do tính

chất, khối lượng phát sinh của công việc hay mục đích sử dụng số liệu mà mục tiêu
kiểm toán đặc thù của Công ty kiểm toán AASC đối với các khoản đầu tư tài chính
thay đổi theo năm kiểm toán đối với cùng một khách hàng.
Ví dụ, mục tiêu kiểm toán chung được xây dựng dựa theo đánh giá qui trình
kế toán.
Bảng 1.1 Quy trình kế toán ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm toán
Vũ Đình Thái - Lớp: Kiểm toán 48C
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
Qui trình công nghệ kế toán
Yêu cầu quản lý và phương hướng cơ bản
của kiểm toán
Phương pháp Chức năng
Hình thức
cơ bản
Mục tiêu cơ bản của kiểm soát và quản lý
Chứng từ
-Thông tin về nghiệp vụ phát
sinh
-Minh chứng cho nghiệp vụ
phát sinh
Bản chứng
từ
-Ghi đúng số lượng đơn giá và giá tiền.
-Tuân thủ thủ tục chứng từ
-Liên kết với các bước sau (chuyển sổ)
Tính
giá
-Phản ánh giá trị thực của tài
sản

-Tập hợp chi phí theo loại
sản phẩm dịch vụ
Sổ chi tiết
-Phân loại đối tượng tính giá
-Phản ánh giá trị thực của tài sản dịch vụ
theo nguyên tắc hoạt động liên tục.
-Phân bổ chi phí chung cho sản phẩm
hàng hóa dịch vụ
Đối ứng tài
khoản
-Phân loại tài sản và vốn
-Phản ánh vận động của tài
sản về vốn qua từng nghiệp
vụ.
Sổ tổng hợp
-Phân loại đúng yêu cầu của quản lý.
-Định khoản và ghi sổ đúng, cộng dồn số
dư và chuyển khoản chính xác
Tổng hợp cân
đối kế toán
-Khái quát các quan hệ tài
chính
-Cân đối tổng thể hoặc bộ
phận
Bảng tổng
hợp
-Phân định quyền sở hữu (tài sản) và
nghĩa vụ (vốn) với quan hệ hợp đồng
(ngoài bảng)
-Cân đối tài sản với vốn, thu và chi (và số

dư)
-Chuyển đúng số dư hoặc số phát sinh vào
khoản mục tương ứng
Mục tiêu kiểm toán chung đối với kiểm toán các khoản đầu tư tài chính được
đưa ra là:
- Các khoản tài chính có tồn tại thuộc về doanh nghiệp và được hạch toán
chính xác (tính hiện hữu, chính xác, quyền và nghĩa vụ).
- Các phương pháp tính giá phù hợp với các chuẩn mực kế toán là cơ sở làm
kiểm toán (phân loại và trình bày, đánh giá)
- Các khoản cổ tức, tiền lãi và các khoản thu nhập khác cũng như các giá trị
lời lãi được hạch toán (tính đầy đủ, chính xác)
Điều này được hiểu là:
-Tính có thật (hiện hữu): Đề cập tới sự tồn tại của các khoản đầu tư cũng như
các nghiệp vụ phát sinh, sự tồn tại hoặc phát sinh về việc lập BCTC, đơn vị đưa vào
Vũ Đình Thái - Lớp: Kiểm toán 48C
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
BCTC các số liệu (số dư cuối kỳ) có đúng số liệu hoạch toán trên sổ kế toán hay
không? Những xác nhận của KTV đề cập đến các chỉ tiêu tài sản nợ, tài sản có trong
bảng cân đối kế toán có thực sự phát sinh trong kỳ kế toán.
- Quyền và nghĩa vụ: Những xác nhận của KTV đề cập đến việc tài sản được
phản ánh trên BCTC có thuộc quyền sở hữu của đơn vị hay không? Các khoản nợ có
phải là nghĩa vụ của đơn vị vào ngày thành lập báo cáo hay không? Các khoản doanh
thu chưa thực hiện được ghi nhận có thực sự dựa trên cơ sở pháp lý và chuẩn mực
hiện hành để ghi nhận thuộc quyền và nghĩa vụ của đơn vị hay không?
- Tính đầy đủ (trọn vẹn): Nói về khả năng bỏ qua các khoản mục đáng lý ra
phản ánh đựa vào BCTC. Một hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả sẽ
đảm bảo rằng mọi nghiệp vụ liên quan tới các khoản đầu tư tài chính dài hạn đều
được ghi nhận và phản ánh trên hệ thống tài khoản, sổ kế toán, BCTC, nếu đánh giá
của KTV qua các thử nghiệm về kiểm soát cho thấy sự yếu kém không hiệu quả, thì

KTV phải tăng qui mô thử nghiệm cơ bản.
- Tính đúng kỳ: Mục tiêu này nhằm xác minh đảm bảo rằng các nghiệp vụ
phát sinh tăng giảm trong kỳ đơn vị, không có sự nhầm lẫn hay cố ý hạch toán trùng
lặp các nghiệp vụ từ kỳ trước chuyển sang, đảm bảo rằng các nghiệp vụ phát sinh của
tháng đầu của niên độ kế toán sau không bị hạch toán nhầm lẫn hoặc cố ý sang kỳ sau
và ngược lại, đảm bảo các khoản doanh thu, thu nhập và các khoản chi phí nếu không
tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kỳ kế toán sẽ không có ảnh hưởng nghiệm trọng đến
kết quả kinh doanh và Báo cáo kết quả kinh doanh.
- Phân loại và trình bày: Yêu cầu đơn vị khi hạch toán các nghiệp vụ phát sinh
phù hợp với các tài khoản đã đăng ký, thu nhập chi phí phát sinh ở khâu nào lĩnh vực
nào (ví dụ như doanh thu từ các khoản đầu tư tài chính dài hạn, chi phí liên quan đến
việc góp vốn…) cần được hạch toán vào tài khoản cấp 2 bắt buộc, đơn vị có thể đăng
ký tài khoản cấp 3, cấp 4 theo sự phê duyệt của Bộ Tài chính. Ví dụ: Hệ thống các
chi nhánh của Công ty Bảo hiểm Bảo Minh sử dụng hệ thống phần mềm kế toán bảo
hiểm chuyên dụng, theo dõi cả quản trị nhân lực, hay hệ thống tài khoản cấp 3 trong
Vũ Đình Thái - Lớp: Kiểm toán 48C
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
các đơn vị Bưu điện Viễn thông được đăng ký sử dụng và khác biệt với hệ thống tài
khoản của các doanh nghiệp phổ biến (theo Quyết định 15 hay 48).
Đối với kế toán các khoản đầu tư tài chính dài hạn, việc phân loại và trình bày
hợp lý, trung thực phù hợp với hệ thống chuẩn mực hay pháp luật hiện hành có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong kiểm toán BCTC hợp nhất.
- Tính đúng đắn trong việc tính giá: KTV phải kiểm tra để khẳng định rằng,
phương pháp định giá mà đơn vị áp dụng với loại tài sản (trong xác định giá trị vốn
góp) phù hợp với các chuẩn mực kế toán được chấp nhận và qui định của nhà nước,
tính nhất quán và có căn cứ hợp lý trong lựa chọn phương pháp tính giá trong góp
vốn và phân chia lợi tức từ hoạt động đầu tư.
Tóm lại, giống như mọi tiêu chuẩn kiểm toán các loại doanh nghiệp khác nhau
kiểm toán các phần hành khác nhau, KTV đưa ra các mục tiêu cần thực hiện là giúp

cho chính KTV và Công ty kiểm toán rút ta được ý kiến xác nhận rằng BCTC có
được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ hiện hành, có tuân thủ pháp luật liên quan,
có phản ánh trung thực và hợp lý các khía cạnh trọng yếu hay không.
1.2. Đặc điểm kế toán các nghiệp vụ đầu tư tài chính dài hạn của khách hàng
được kiểm toán có ảnh hưởng đến kiểm toán BCTC do Công ty AASC thực hiện
1.2.1 Khái quát đặc điểm chung của các khoản đầu tư tài chính dài hạn ảnh
hưởng tới kiểm toán BCTC do công ty AASC thực hiện
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn, bản thân nó cũng là các khoản đầu tư mà
về bản chất, đó là các hoạt động đầu tư vốn vào các lĩnh vực kinh doanh khác ngoài
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích mở rộng cơ hội thu
lợi nhận cao và hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Nói cách khác, đó là hình thức doanh
nghiệp tận dụng mọi nguồn vốn, tài sản nhàn rỗi hoặc sử dụng kém hiệu quả và cơ
hội kinh doanh trên thị trường để tham gia vào quá trình kinh doanh, ngoài hoạt động
sản xuất kinh doanh của đơn vị mình nhằm mục đích thu được lợi nhuận tối đa trong
kinh doanh (Giáo trình Đầu tư tài chính, NXB thống kê năm 2009).
Trong một đơn vị kinh doanh cụ thể, hoạt động đầu tư tài chính dài hạn được
cụ thể hóa theo hình thức đầu tư, được doanh nghiệp theo dõi và quản lý bởi hệ thống
Vũ Đình Thái - Lớp: Kiểm toán 48C
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
tài khoản kế toán và các sổ sách, chứng từ, hợp đồng để hướng tới hiệu quả trong
hoạt động kiểm soát.
Việc doanh nghiệp theo dõi và kiểm soát các hoạt động đầu tư tài chính dài
hạn của mình qua hệ thống tài khoản, sổ sách, chứng từ kế toán là căn cứ tạo nên cơ
sở dẫn liệu trong doanh nghiệp được Công ty AASC kiểm toán. KTV của Công ty
AASC trong quá trình thực hiện công việc sẽ bám sát theo cơ sở dẫn liệu, dựa theo
đặc điểm theo dõi vào kiểm soát của doanh nghiệp đối với khoản mục mà xây dựng
mục tiêu kiểm toán.
Các khoản mục đầu tư tài chính dài hạn sẽ được lưu lại trong thời gian dài hơn
một năm, do vậy trong các cuộc kiểm toán hàng năm mức nguyên giá không cần phải

kiểm tra lại tuy nhiên để đảm bảo các khoản đầu tư tài chính dài hạn được mua trong
các giai đoạn trước vẫn chưa được thanh lý nhưng không được vào số một cách đúng
đắn thì phải kiểm tra sự tồn tại của các khoản đầu tư quan trọng trong tại các thời
điểm ghi trong Bảng Cân đối kế toán. Khi doanh nghiệp thực tế có các cổ phiếu, trái
phiếu hoặc các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác thì KTV phải kiểm tra thực tế các
chứng khoán đó, khi các khoản đầu tư này được một bên thứ ba độc lập với doanh
nghiệp nắm giữ trên danh nghĩa của doanh nghiệp thì phải kiểm tra sự tồn tại của
chúng bằng cách lấy xác nhận của bên thứ ba.
Các khoản tăng đầu tư tài chính dài hạn quan trọng thường được ghi trong
biên bản các cuộc họp quan trọng của doanh nghiệp do các khoản đầu tư đó được coi
là các hoạt động thông thường của doanh nghiệp. Tài liệu về các chứng nhận cổ
phiếu hoặc hợp đồng liên doanh phải nằm trong hồ sơ của doanh nghiệp, đối với các
khoản đầu tư tài chính dài hạn bằng hình thức góp vốn liên doanh thì BCTC đã kiểm
toán của bên liên doanh phải được sự dụng để tính toán lại thu nhập hoặc chi phí cho
liên doanh trong năm của doanh nghiệp.
Việc cần thiết tạo ra một khoản mục dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài
chính dài hạn phải được KTV xem xét một cách cụ thể với các khoản đầu tư quan
trọng, bằng chứng về việc cần thiết đó có thể được thu thập bằng cách tham khảo các
Vũ Đình Thái - Lớp: Kiểm toán 48C
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
BCTC đã được kiểm toán và giá của các trái phiếu cho đến thời điểm ghi trong Bảng
Cân đối kế toán.
1.2.2 Ảnh hưởng kế toán các khoản mục đầu tư tài chính dài hạn tại các doanh
nghiệp khác nhau tới kiểm toán BCTC do công ty AASC thực hiện
Hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành bốn chế độ kế toán là:
+ Quyết định 12/2001/QĐ-BTC (13-03-2001) - Chế độ kế toán các đơn vị
ngoài công lập: Giáo dục, Y tế, Văn hóa, Thể thao.
+ Quyết định 15/2006/QĐ-BTC (20-03-2006) - Chế độ kế toán doanh nghiệp
thay thế Quyết định 1141

+ Quyết định 19/2006/QĐ-BTC (30-3-2006) - Chế độ kế toán hành chính sự
nghiệp
+ Quyết định 48/2006/QĐ-BTC (14-09-2006) - Chế độ kế toán doanh nghiệp
nhỏ và vừa thay thế Quyết định 144
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều lựa chọn thực hiện một trong số các
Chế dộ kế toán trên, dù việc thực hiện trong thực tế có thể khác đi đôi chút nếu doanh
nghiệp đề nghị Bộ Tài chính xem xét việc thay đổi trong hạch toán và đề nghị này
được Bộ Tài chính thông qua, tuy nhiên nội dung kế toán vẫn bám theo Chế độ đã
chọn.
Hiện tại khoản mục đầu tư tài chính dài hạn chỉ được phản ánh trên hệ thống
sổ sách kế toán tại các doanh nghiệp lựa chọn Chế độ kế toán 15, 19 và 48/2006/QĐ-
BTC, đối với các đơn vị hách toán theo Chế độ kế toán 12/2001/QĐ-BTC thì không
có khoản mục này, do vậy trong chuyên đề thực tập này em chỉ đề cập tới các doanh
nghiệp hạch toán theo một trong ba quyết định nêu trên.
* Ảnh hưởng của kế toán khoản đầu tư tài chính dài hạn trong doanh
nghiệp áp dụng Chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC tới kiểm toán
BCTC do Công ty AASC thực hiện
Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng để phản ánh hoạt động đầu tư tài chính dài
hạn bao gồm:
+ TK 221 - Đầu tư vào Công ty con
Vũ Đình Thái - Lớp: Kiểm toán 48C
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
+ TK 222 - Góp vào Công ty liên doanh
+ TK 223 - Đầu tư vào Công ty liên kết
+ TK 228 - Đầu tư dài hạn khác
+ TK 229 - Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư dài hạn
Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 07, 08 và 25,
theo đó doanh nghiệp khi thực hiện đầu tư vào Công ty liên kết hay góp vốn liên
doanh sẽ ghi nhận giá trị vốn góp theo cách thức sau:

Đối với khoản đầu tư vào Công ty liên kết:
- Phương pháp giá gốc: sau ngày đầu tư, nhà đầu tư được ghi nhận cổ tức, lợi
nhuận được chia từ lợi nhuận sau thuế của công ty liên kết vào doanh thu hoạt động
tài chính theo nguyên tắc dồn tích (không bao gồm khoản cổ tức, lợi nhuận của kỳ kế
toán trước khi khoản đầu tư được mua). Các khoản khác từ Công ty liên kết mà nhà
đầu tư nhận được ngoài cổ tức và lợi nhuận được chia được coi là phần thu hồi của
các khoản đầu tư và được ghi giảm giá gốc khoản đầu tư. Phương pháp giá gốc được
áp dụng trong kế toán khoản đầu tư vào Công ty liên kết khi lập và trình bày BCTC
riêng của nhà đầu tư.
Như vậy KTV khi tiến hành thực hiện xác nhận về giá trị vốn góp hoàn toàn
có thể sử dụng BCTC đã được kiểm toán của bên liên kết, giá trị xác nhận là nguyên
giá vốn góp ban đầu sau khi trừ đi các khoản thu hồi ngoài cổ tức và lợi nhuận, điều
này được hiểu là KTV sẽ phải phối kết hợp kiểm tra chi tiết phát sinh Có TK 223 để
xác minh được tính đúng đắn của số dư cuối kỳ.
Việc ghi giảm nguyên giá vốn góp theo cách trên sẽ làm thay đổi tỷ lệ vốn góp
thực tế, vì vậy KTV cần đánh giá lại tỷ lệ vốn góp tại thời điểm cuối năm.
- Phương pháp vốn chủ sở hữu: vào cuối mỗi kỳ kế toán, khi lập và trình bày
BCTC hợp nhất, giá trị ghi sổ của khoản đầu tư được điều chỉnh tăng hoặc giảm
tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư trong lãi hoặc lỗ của Công ty liên kết sau
ngày đầu tư. Cổ tức, lợi nhuận được chia từ Công ty liên kết được ghi giảm giá trị ghi
sổ của khoản đầu tư vào Công ty liên kết trên báo cáo tài chính hợp nhất.
Vũ Đình Thái - Lớp: Kiểm toán 48C
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
Khác với hình thức ghi sổ trên, KTV muốn xác minh nguyên giá vốn góp còn
lại tới thời điểm 31/12 cần phải đi từ thông báo cổ tức, lợi nhuận được chia hoặc lỗ
đầu tư.
Thủ tục xác nhận giá trị vốn góp cuối năm giữa hai bên không có nhiều ý
nghĩa điều này đồng nghĩa với KTV phải dựa vào số dư trên BCTC đã được kiểm
toán năm trước kết hợp với kiểm tra các thông báo chia cổ tức mới cho được kết quả

kiểm toán có chất lượng.
Một số trường hợp, bên đầu tư nhận được thông báo tạm thời về chia cổ tức,
bên đầu tư muốn dùng cổ tức thu được để tiếp tục đầu tư và được bên liên kết chấp
nhận, bên đầu tư ghi nhận tăng dư Nợ TK 223. Trong trường hợp này KTV gủi thư
xác nhận sẽ không nhận được số khớp đúng với bên liên kết hoạch toán vì theo
Thông tư 161/2007/TT-BTC bên liên kết sẽ ghi nhận sau khi gửi thông báo chia cổ
tức chính thức cho bên đầu tư. Tóm lại trong trường hợp này thủ tục gửi thư xác nhận
không cho hiệu quả tối đa.
Sau cùng, khi KTV thực hiện kiểm toán khoản mục đầu tư vào Công ty liên
kết cần chú ý đến việc ghi nhận lãi, lỗ trong hoạt động đầu tư vì vấn đề này đặc biệt
liên quan đến kiểm toán BCTC hợp nhất, chứa đựng rủi ro kiểm toán cao do thực
hiện sử dụng số liệu từ các BCTC riêng, tích lũy rủi ro kiểm toán từ nhiều cuộc kiểm
toán. Thông thường KTV Công ty AASC sẽ tiến hành thực hiện lập BCTC hợp nhất
cùng lúc với đơn vị được kiểm toán nhằm hạn chế rủi ro kiểm toán xuống mức thấp
nhất.
Đối với khoản mục góp vốn liên doanh: đối với loại hình này có nhiều hình
thức liên doanh hơn, bao gồm:
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh hoạt động kinh
doanh được đồng kiểm soát (hay còn được gọi là hoạt động kinh doanh đồng
kiểm soát).
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản được đồng
kiểm soát (hay còn được gọi là tài sản đồng kiểm soát).
+ Cơ sở kinh doanh kiểm soát được thành lập bởi các bên góp vốn liên doanh
Vũ Đình Thái - Lớp: Kiểm toán 48C
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
Đối với mỗi hình thức liên doanh khác nhau KTV khi thực hiện các thử
nghiệm trên hệ thống chứng từ khác nhau:
+ Đối với hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh hoạt động kinh
doanh, KTV cần chú ý tới thời điểm ghi nhận tăng doanh thu, chi phí tài chính, cơ sở

phân chia có được thực hiện cam kết giữa hai bên không, KTV kiểm tra các bảng
phân chia giữa hai bên, đảm bảo việc phân chia được thực hiện chính xác về mặt số
học, tính lại tỷ lệ góp vốn hai bên.
+ Đối với hình thức liên doanh tài sản đồng kiểm soát, vì khoản mục này có
liên quan đến kiểm toán khoản mục tài sản nên khi thực hiện kiểm toán, KTV phụ
trách khoản mục đầu tư tài chính dài hạn nên kết hợp với KTV phụ trách phần hành
này. Cần chú ý rằng tài sản đem góp vốn vẫn phải trích khấu hao bình thường vì vậy
một cách để kiểm tra tính đúng đắn trong xác định quyền sở hữu tài sản là kiểm tra
bảng khấu hao của khách hàng, thu thập Biên bản kiểm kê tài sản, đối chiếu mã tài
sản giữa hai tài liệu với nhau nhằm phát hiện ra sai phạm trọng ghi nhận khoản đầu

+ Đối với hình thức góp vốn vào cơ sở kinh doanh kiểm soát, cơ sở này cũng
có tư cách pháp nhân và muốn hoạt động cần đăng ký kinh doanh với Sở Kế hoạch và
Đầu tư, vì vậy bằng chứng kiểm toán tốt nhất có thể thu thập đối với khoản mục này
là xác nhận vốn góp thực tế trong giấy đăng ký kinh doanh.
Ảnh hưởng của kế toán khoản đầu tư tài chính dài hạn trong doanh nghiệp
áp dụng Chế độ kế toán theo quyết định 19/2006/QĐ-BTC tới kiểm toán BCTC do
Công ty AASC thực hiện
Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng để phản ánh hoạt động đầu tư tài chính dài
hạn bao gồm:
+ TK 221 Đầu tư tài chính dài hạn
+ TK 229 Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn
Tài khoản cấp 2:
+ TK 2211 Đầu tư chứng khoán dài hạn
+ TK 2212 Vốn góp
Vũ Đình Thái - Lớp: Kiểm toán 48C
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
+ TK 2218 Đầu tư tài chính dài hạn khác
Như vậy, dễ dàng nhận thấy trong đơn vị hành chính sự nghiệp so với đơn vị

hạch toán theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC có sự khác biệt trong hệ thống tài
khoản, không đa dạng và yêu cầu chi tiết theo tỷ lệ vốn góp mà cụ thể theo loại hình
của vốn được đem sử dụng.
KTV Công ty AASC khi kiểm toán các đơn vị này (theo nhu cầu đơn vị và
được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền) tập trung vào chất lượng hệ thống
kiểm soát nội bộ hơn là kiểm tra tỷ lệ vốn góp như trường hợp đơn vị theo Quyết
định 15/2006/QĐ-BTC, các thử nghiệm kiểm soát được thiết kế nhằm xác định mục
đích, tính hợp lý của khoản đầu tư, đảm bảo mọi nguồn tài sản của đơn vị được đem
đầu tư đều có sự phê duyệt và đánh giá hiệu quả đầu tư.
Ảnh hưởng của kế toán khoản đầu tư tài chính dài hạn trong doanh nghiệp
áp dụng Chế độ kế toán theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC tới kiểm toán BCTC do
Công ty AASC thực hiện
Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng để phản ánh hoạt động đầu tư tài chính dài
hạn bao gồm:
+ TK 221 Đầu tư tài chính dài hạn
+ TK 229 Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn
Tài khoản cấp 2:
+ TK 2212 Vốn góp liên doanh
+ TK 2213 Đầu tư vào Công ty liên kết
+ TK 2218 Đầu tư tài chính dài hạn khác
Doanh nghiệp hạch toán theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC áp dụng không
đầy đủ các chuẩn mực số 07, 08, không áp dụng chuẩn mực số 25.
Khi đầu tư vào Công ty liên kết, doanh nghiệp ghi nhận giá trị vốn góp theo
phương pháp vốn chủ sở hữu, thủ tục kiểm toán do KTV thực hiện cho bằng chứng
có độ tin cậy cao là gửi xác nhận.
Khi đầu tư góp vốn liên doanh, doanh nghiệp cũng ghi nhận vốn góp theo
phương pháp vốn chủ sở hữu:
Vũ Đình Thái - Lớp: Kiểm toán 48C
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa

- Trường hợp bên góp vốn liên doanh góp vốn bằng tài sản, nếu bên góp vốn
liên doanh đã chuyển quyền sở hữu tài sản thì bên góp vốn liên doanh chỉ được hạch
toán phần lãi hoặc lỗ có thể xác định tương ứng cho phần lợi ích của các bên góp vốn
liên doanh khác. Vấn đề KTV cần hướng tới là việc hạch toán phần lãi hoặc lỗ này
giữa các bên, KTV sẽ thiết kế các thử nghiệm nhằm xác minh lợi ích doanh nghiệp
khách hàng trong liên doanh, có khớp đúng với tỷ lệ vốn góp thực tế hay không. KTV
cần xác minh lại giá trị tài sản đem góp vốn liên doanh thông qua Biên bản bàn giao,
Biên bản đánh giá chất lượng, Biên bản đánh giá giá trị còn lại của tài sản...
- Trường hợp bên góp vốn liên doanh bán tài sản cho liên doanh nếu bên góp
vốn liên doanh đã chuyển quyền sở hữu tài sản và tài sản này được liên doanh giữ lại
chưa bán cho bên thứ ba độc lập thì bên góp vốn liên doanh chỉ được hạch toán phần
lãi hoặc lỗ có thể xác định tương ứng cho phần lợi ích của các bên góp vốn liên
doanh khác. Nếu liên doanh bán tài sản này cho bên thứ ba độc lập thì bên góp vốn
liên doanh được ghi nhận phần lãi, lỗ thực tế phát sinh từ nghiệp vụ bán tài sản cho
liên doanh. Trong trường hợp này, KTV Công ty AASC sẽ kiểm tra việc ghi nhận
doanh thu tương ứng với giá trị tài sản đã góp, kiểm tra xem doanh nghiệp còn hay
không còn trích khấu hao cho tài sản đó.
Do lược bớt một số khoản mục nên số lượng ngiệp vụ được giảm bớt đi, nếu
đánh giá thấy số lượng nghiệp vụ phát sinh không nhiều, KTV có thể dự tính phương
án kiểm tra toàn bộ các khoản mục đầu tư tài chính dài hạn.
1.3 Quy trình kiểm toán các khoản mục đầu tư tài chính dài hạn trong kiểm
toán BCTC do Công ty kiểm toán AASC thực hiện
Để minh họa cho chuyên đề thực tập em xin trình này thực trạng kiểm toán
khoản mục đầu tư tài chính dài hạn trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Dịch
vụ tư vấn Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện tại khách hàng là Công ty ABC.
Thông thường kiểm toán khoản mục đầu tư dài hạn trong kiểm toán BCTC do
Công ty AASC tiến hành được thực hiện qua các giai đoạn sau:
- Chuẩn bị kiểm toán
- Thực hiện kiểm toán
Vũ Đình Thái - Lớp: Kiểm toán 48C

14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
- Kết thúc kiểm toán.
1.3.1 Chuẩn bị kiểm toán
Trong giai đoạn này, KTV AASC thực hiện các công việc sau:
- Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán
- Lựa chọn đội ngũ KTV
- Ký kết hợp đồng kiểm toán
- Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng kiểm toán
- Xác định mức trọng yếu
- Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết
1.3.1.1 Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán
Đối với Công ty AASC, một trong những Công ty kiểm toán đầu tiên tại Việt
Nam lại càng hiểu sâu sắc hơn về vấn đề “chấp nhận khách hàng”, KTV của Công ty
AASC rất thận trọng trong việc tiếp nhận khách hàng, vì sự đánh giá không đúng đắn
sẽ đem lại rủi ro cho chính KTV và thiệt hại cho Công ty AASC.
Khi kiểm toán một khách hàng mới, Công ty AASC sẽ thu thập thông tin ban
đầu về đơn vị, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh lý do kiểm toán hoặc nhu cầu kiểm
toán (kiểm toán vốn, kiểm toán BCTC hợp nhất, kiểm toán BCTC giữa niên độ…)
tùy vào nhu cầu của khách hàng mà Công ty AASC sẽ đánh giá về khả năng đáp ứng,
thực hiện cuộc kiểm toán.
Sau khi xác định đủ năng lực thực hiện đơn đặt hàng, KTV đại diện Công ty
AASC sẽ tiến hành trao đổi sơ bộ về quản lý tài chính kế toán để đi đến quyết định
có thực hiện đơn đặt hàng hay không?
Thực tế đối với Công ty ABC, khách hàng lần đầu được kiểm toán bởi AASC,
đại diện Công ty AASC - trưởng phòng kiểm toán sẽ trực tiếp gặp khách hàng, sau
khi trao đổi về tính liên tục trong hoạt động của doanh nghiệp, nhu cầu kiểm toán,
công khai BCTC được kiểm toán, trưởng phòng kiểm toán sau đó sẽ tiến hành đề
xuất qua phòng Tổng Giám đốc Công ty AASC và bộ phận tổng hợp để xúc tiến hợp
đồng kiểm toán.

Vũ Đình Thái - Lớp: Kiểm toán 48C
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
Qua quá trình đánh giá Công ty AASC đưa ra nhận xét ban đầu về ABC: Công
ty ABC đang tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục thu được lợi nhuận và
đang có nhu cầu công khai hóa BCTC rộng rãi để có thể thu hút thêm nguồn vốn, mở
rộng hơn nữa qui mô sản xuất kinh doanh với những thông tin đó, AASC đánh giá
khách hàng ABC là một khách hàng tiềm năng và quyết định tiếp nhận kiểm toán tại
ABC cho BCTC kết thúc ngày 31 tháng 13 năm 2009.
Đối với khách hàng thường niên của Công ty AASC, vịêc đánh giá khả năng
chấp nhận kiểm toán lại tiến hành dễ dàng hơn, bộ phận phòng kiểm toán phụ trách
kiểm toán khách hàng này năm trước sẽ tự quyết trong đánh giá, nếu chấp nhận thì
trưởng phòng xúc tiến hợp đồng kiểm toán, nếu không chấp nhận tiếp tục kiểm toán,
lãnh đạo phòng phải đưa ra các thông tin giải trình về lý do từ chối cho Phó Tổng
Giám đốc phụ trách phòng. Các thông tin cập nhật này sẽ được bổ sung vào hồ sơ
chung và tiến hành theo dõi.
1.3.1.2 Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên
Như đã đề cập mối quan hệ giữa khách hàng và Công ty kiểm toán AASC là
mối quan hệ hết sức đặc biệt bị chi phối bởi các chuẩn mực kiểm toán, không giống
với bất kỳ ngành nghề nào khác, KTV độc lập phải đạt được các yêu cầu theo Nghị
định số 133 năm 2004 của Chính phủ. Tại Công ty kiểm toán AASC, tất cả các KTV
đều phải liệt kê danh sách tất cả các Công ty mà KTV mua cổ phần vào Công ty này,
đây là căn cứ để lãnh đạo phòng kiểm toán xắp xếp nhân sự trong đoàn kiểm toán
hợp lý để vừa đảm bảo được chất lượng của cuộc kiểm tóan, vừa hạn chế được rủi ro
gây thiệt hại cho KTV và Công ty AASC.
Tuy nhiên, việc góp vốn của KTV vào một doanh nghiệp nào đó có thể thường
xuyên thay đổi nên để đảm bảo chắc chắn tính độc lập của các thành viên trong đoàn
kiểm toán, Công ty AASC thiết kế bảng hỏi về tính độc lập của KTV.
Sau khi tiến hành đánh giá tính độc lập trên cơ sở bảng hỏi về tính độc lập của
KTV, phòng kiểm toán phụ trách thực hiện đơn đặt hàng sẽ lập danh sách thành viên

đoàn kiểm toán theo kết cấu: trưởng đoàn (là KTV lâu năm có kinh nghiệp, là một
phần của soát xét chất lượng kiểm toán 3 cấp tại Công ty AASC, đồng thời là người
Vũ Đình Thái - Lớp: Kiểm toán 48C
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
ký Báo cáo Kiểm toán), trưởng nhóm (trực tiếp soát xét giám sát tiến độ thực hiện
các thành viên trong nhóm và cũng tham gia trực tiếp kiểm toán, phụ trách khoản
mục trọng yếu), KTV có trình độ và trợ lý kiểm toán.
* Tại Công ty ABC: thực hiện kiểm toán BCTC ngày 31/12/2009 của Công ty
ABC do nhân viên phòng kiểm toán 2 thực hiện. Cụ thể, trưởng phòng phòng kiểm
toán 2 phân công như sau:
- Trưởng đoàn : Hoàng Thúy Nga
- Trưởng nhóm : Nguyễn Mai Thanh
- KTV : Lý Thu Hương
- KTV : Nguyễn Minh Châu
- Trợ lý kiểm toán : Lý Thu An
Trong đó trưởng đoàn kiểm toán Hoàng Thúy Nga là một KTV lâu năm có
kinh nghiệm, đã có chứng chỉ CPA và là chuyên viên thẩm định giá, các thành viên
còn lại trong đoàn (trừ trợ lý kiểm toán) đều có chứng chỉ CPA và có chuyên môn
cao; Trưởng nhóm kiểm toán viên Nguyễn Mai Thanh là một KTV có trình độ và
kinh nghiệm kiểm toán nhiều Công ty cổ phần cũng như Công ty TNHH trong nhiều
lĩnh vực ngành nghề kinh doanh khác nhau.
1.3.1.3 Ký kết hợp đồng kiểm toán
Hợp đồng kiểm toán do phòng tổng hợp xây dựng kiểu mẫu sẵn, các điều
khoản bổ sung hoặc thay đổi sẽ do từng phòng kiểm toán quyết định (như điều chỉnh
thời gian, hiệu lực hợp đồng, giá phí dịch vụ kiểm toán).Về mặt nguyên tắc quản lý
của Công ty AASC, khi hợp đồng đựơc ký kết, bộ phận phòng kiểm toán mới bắt đầu
thực hiện chương trình kiểm toán, song nhiều trường hợp Công ty ký kết hợp đồng
khi đang thực hiện chương trình kiểm toán. Trong hợp đồng kiểm toán của Công ty
AASC sẽ đưa ra phạm vi, mục tiêu kiểm toán, điều khoản về giá trị, phương thức

thanh toán, quyền và trách nhiệm của mỗi bên và các giới hạn hiệu lực và thời hạn
hợp đồng, điều khoản xử lý tranh chấp.
Vũ Đình Thái - Lớp: Kiểm toán 48C
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
1.3.1.4 Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng được kiểm toán
Đối với khách hàng mới kiểm toán lần đầu (ABC) KTV Công ty AASC tiến
hành thu thập tất cả các tài liệu pháp lý của khách hàng, đồng thời gửi danh mục tài
liệu cần cung cấp làm cơ sở cho thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết.
Công ty ABC hoạt động theo giấy đăng ký kinh doanh số 0106000918 ngày
26/12/2007 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp.
Vốn điều lệ : 8.122.000.000.000 VNĐ
Điện thoại : 0438.686.868
Emai :
Trụ sở hoạt động kinh doanh: Số 5 Phạm Hùng – Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Ngành nghề hoạt động kinh doanh:
-Kinh doanh các dịch vụ Bưu chính, chuyển phát nhanh trong và ngoài nước;
-Thành lập, quản lý, khai thác mạng lưới các dịch vụ Bưu chính trên toàn
quốc, các dịch vụ Bưu chính công ích;
- Hợp tác với các doanh nghiệp Viễn thông để cung cấp các dịch vụ Viễn
thông;
- Mua bán vật tư, thiết bị xe máy;
- Xuất, nhập khẩu thiết bị Bưu chính Viễn thông;
- Kinh doanh xuất bản phẩm, bất động sản, cho thuê văn phòng;
- Xây dựng công trình Bưu chính Viễn thông…
Chính sách kế toán áp dụng trong Công ty ABC: áp dụng theo Chế độ kế toán
doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo quyết định 15/2006 của Bộ Tài chính ngày
20/3/2006 và các qui định cụ thể áp dụng cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam (VNPT) và các đơn vị thành viên ban hành theo quyết định số 2608/QĐ –
KTTKTC ngày 22/12/2006 của Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt

Nam. Chế độ kế toán này được Bộ Tài chính Việt Nam chấp thuận tại Công văn số
16145/BTC – CĐKT ngày 20/12/2006 về việc chấp thuận chế độ kế toán đối với Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việ Nam, văn bản số 2074/TCKT về việc hướng đẫn lập
Vũ Đình Thái - Lớp: Kiểm toán 48C
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
Báo cáo quyết toán năm 2008 ban hành ngày 31/12/2008 của Tổng Công ty Bưu
chính Việt Nam.
Niên độ kế toán: từ ngày 01/01 đến 31/12.
Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam Đồng (VNĐ)
Hình thức sở kế toán: Công ty sử dụng hình thức sổ nhật ký chung trên máy vi
tính.
Cơ sở lập BCTC: BCTC được lập theo nguyên tắc giá gốc.
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên giá
trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.
Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định: theo phương pháp giá gốc, khấu hao trích
theo phương pháp đường thẳng, thời gian trích khấu hao như sau:
+ Máy móc, thiết bị : 03 - 12 năm
+ Nhà cửa, vật kiến trúc : 03 - 35 năm
+ Phương tiện vận tải : 03 - 25 năm
+ Thiết bị văn phòng: 03 - 05 năm
+ Phần mềm quản lý : 03 năm
Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính dài hạn:
+ Khoản đầu tư vào Công ty con do Công ty ABC nắm quyền kiểm soát được
ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc.
+ Khoản đầu tư vào Công ty liên kết do Công ty ABC góp vốn ghi nhận theo
nguyên tắc giá gốc.
Cơ sở hợp nhất BCTC: BCTC hợp nhất của Công ty được lập trên cơ sở
BCTC riêng của Công ty và BCTC của Công ty con do Công ty kiểm soát (Công ty
con) được lập đến ngày 31 tháng 12 hàng năm. Việc kiểm soát đạt được khi Công ty

có khả năng kiểm soát các chính sách tài chính và hoạt động của các Công ty nhận
đầu tư nhằm thu lợi ích từ hoạt động của các Công ty này.
BCTC của các Công ty con được lập cho cùng năm tài chính với Công ty
trong trường hợp cần thiết BCTC của các Công ty con được điều chỉnh để các chính
sách kế toán được áp dụng tại Công ty và các Công ty con là giống nhau.
Vũ Đình Thái - Lớp: Kiểm toán 48C
19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
Tổng quan về tổ chức của Công ty ABC:
- Khối hạch toán phụ thuộc
- Khối hách toán độc lập
- Khối các Công ty con
+ Công ty Cổ phần Du lịch
+ Công ty Cố phần chuyển phát nhanh Bưu điện
- Khối các Công ty liên kết
+ Công ty Cổ phần Bảo hiểm
+ Công ty Cổ phần truyền thông quảng cáo Bưu chính
Qua tìm hiều sơ bộ về tổ chức Công ty ABC, KTV Công ty AASC đánh giá
được số lượng các Công ty con, Công ty liên kết. Xác định được bên có liên quan,
trưởng nhóm kiểm toán yêu cầu trợ lý kiểm toán dự thảo thư xác nhận vốn góp để dự
phòng Công ty ABC chưa thực hiện xác nhận công nợ cuối năm. Chi tiết nhu cầu sử
dụng thư xác nhận sẽ được KTV trình bày trên giấy tờ làm việc khi tiến hành thực
hiện chương trình kiểm toán.
Đối với khoản mục đầu tư tài chính dài hạn, hệ thống tài khoản Công ty ABC
sử dụng như sau:
- Tài khoản cấp 1:
TK 221 Đầu tư vào Công ty con
TK 222 Vốn góp liên doanh
TK 223 Đầu tư vào Công ty liên kết
TK 228 Đầu tư dài hạn khác

- Tài khoản cấp 2:
TK 2211 Công ty Cổ phần Du lịch
TK 2212 Công ty Cổ phần chuyển phát nhanh Bưu điện
TK 2221 Công ty TNHH DHL – VNPT
TK 2222 Công ty Cổ phần truyền thông quảng cáo Bưu chính
TK 2231 Công ty Cổ phần Bảo hiểm
TK 2231 Công ty Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Bưu điện Hà Tĩnh
TK 2281 Công ty Công ty CP truyền thông quảng cáo đa phương tiện
TK 2282 Công ty Cổ phần đầu tư quốc tế VNPT-G
Vũ Đình Thái - Lớp: Kiểm toán 48C
20
Chuyờn thc tp chuyờn ngnh GVHD: TS. Nguyn Th Phng Hoa
1.3.1.5 Xỏc nh mc trng yu
Tin thõn l Cụng ty k toỏn u tiờn ti Vit Nam do B Ti chớnh lp, sau 19
nm hot ng, Cụng ty kim toỏn AASC ó tớch ly cho mỡnh nhng kinh nghim
ỏnh giỏ riờng cú i vi vic xỏc nh mc trng yu ca tng khon mc, kt hp
vi s h tr ca phn mn tin hc, mc trng yu do Cụng ty AASC thit lp trong
mi cuc kim toỏn cú c s ỏng tin cy hn, gúp phn nng cao cht lng kim
toỏn.
Cụng ty AASC xõy dng mc trng yu ban u theo tiờu chớ ỏnh giỏ mc
nh hng ti Bỏo cỏo kt qu kinh doanh ca cỏc khon mc doanh thu, li
nhun trc thu, n ngn hn, tng ti sn, tỏi sn lu ng v u t ngn hn,
lng húa mc nh hng ny Cụng ty s dng h thng t l phn trm cao nht
v thp nht nh hng ti Bỏo cỏo kt qu kinh doanh.
Bng 1.2 Bng xỏc nh mc trng yu ban u do KTV Cụng ty AASC thc
hin ti khỏch hng ABC
Bảng tính mức độ trọng yếu
Khoản mục Tỷ lệ % Số tiền Ước tính mức trọng yếu
Thấp
nhất

Cao
nhất
Tối thiểu Tối đa
vnd vnd vnd
Lợi nhuận trớc thuế 4 8 101.408.468.850 4.056.338.754 8.112.677.508
Doanh thu 0 1 3.122.095.514.801 12.488.382.059 24.976.764.118
TSLĐ và ĐTNH 2 2 613.596.085.080 9.203.941.276 12.271.921.702
Nợ ngắn hạn 2 2 2.417.590.137.419 36.263.852.061 48.351.802.748
Tổng tài sản 1 1 8.305.054.689.203 66.440.437.514 83.050.546.892
----------------------------- ------------------- ------------------- -------------------
Mức ớc lợng 4.056.338.754 8.112.677.508
Lựa chọn mức trọng yếu là 4.056.338.754
Do Cụng ty ABC l khỏch hng mi ca Cụng ty AASC nờn m bo cht
lng cuc kim toỏn cng nh hn ch c ri ro kim toỏn, KTV Nguyn Mai
Thanh la chn mc trng yu thp nht l 4.056.338.754 VN
V ỡnh Thỏi - Lp: Kim toỏn 48C
21

×