Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ CÔNG VIỆC CỦA CÔNG TY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.16 KB, 34 trang )

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
VIỆT - HÀN

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ CÔNG
VIỆC CỦA CÔNG TY

Sinh viên thực hiện

: LÊ NHẬT QUANG
TRẦN THỊ HỒNG

Lớp

: 17IT1

Giảng viên hướng dẫn : NGUYỄN THANH BÌNH

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2020


ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
VIỆT - HÀN

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH


ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ CÔNG VIỆC
CỦA CÔNG TY


Đồ án chuyên ngành 1
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2020

i


Đồ án chuyên ngành 1

LỜI CẢM ƠN
Ở nước ta hiện nay , việc áp dụng vi tính hố trong việc quản lý tại các công ty, cơ
quan đang rất phổ biến và trở nên cấp thiết. Nhưng một vấn đề đặt ra trong việc quản lý là
làm thế nào để chuẩn hố cách xử lý dữ liệu ở các cơng ty, cơ quan, bởi trăm công ty,
trăm cơ quan là trăm cách xử lý khác nhau, ở đây chúng em muốn đề cập tới tầm quan
trọng của việc phân tích vấn đề trong quản lý tiến độ công việc ứng dụng vào vi tính.
Với mong muốn giúp các bạn hiểu được tầm quan trọng của việc phân tích và phát triền
phần mềm một hệ thống thơng tin tự động hố trong lĩnh vực quản lý. Chúng em đã cố
gắng và mạnh dạn phát triển đề tài quản lý tiến độ công việc của công ty này.. Mặc dù rất
cố gắng để hồn thành cơng việc, xong thời gian có hạn và kinh nghiệm kiến thức chưa
nhiều nên việc phát triền phần mềm cịn có nhiều thiếu xót cần được bổ xung .Vì vậy,
chúng em mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cơ và bạn bè để đề tài ngày càng
hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Bình đã tận tình chỉ bảo
hướng dẫn chúng em hồn thành mơn đồ án này.

ii



Đồ án chuyên ngành 1

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN___________________________________________________________ii
MỤC LỤC______________________________________________________________iii
PHẦN 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI______________________________1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài_______________________________________________1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài__________________________________________1

1.3.

Đối tượng nghiên cứu_________________________________________________2

1.4.

Phương pháp thực hiện đề tài___________________________________________2

1.5.

Kết cấu báo cáo đồ án_________________________________________________2

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN
VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN CỦA_________________________________3

CÔNG TY_______________________________________________________________3
2.1.

2.2.

2.3.

Cơ sở lý luận về phân tích thiết kế hệ thống thơng tin________________________3
2.1.1.

Quy trình phân tích thiết kế hệ thống thơng tin_______________________3

2.1.2.

Các phương pháp phân tích thiết kế hệ thống________________________4

2.1.3.

Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin bằng UML______________________6

Tổng quan về quản lý dự án____________________________________________7
2.2.1.

Các khái niệm cơ bản___________________________________________7

2.2.2.

Các giai đoạn của dự án_________________________________________9

2.2.3.


Qui trình quản lý dự án________________________________________10

Giải pháp xây dựng hệ thống thông tin quản lý dự án trên website, desktop

application của cơng ty____________________________________________________12
PHẦN 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THƠNG TIN QUẢN LÝ DỰ ÁN_14
3.1.

Phân tích và đặc tả yêu cầu hệ thống thông tin quản lý dự án_________________14
iii


Đồ án chuyên ngành 1

3.2.

3.3.

3.4.

3.1.1.

Yêu cầu chức năng____________________________________________14

3.1.2.

Yêu cầu phi chức năng_________________________________________14

Biểu đồ Use Case (Use Case Diagram)___________________________________15

3.2.1.

Mô tả quy trình quản lý dự án:__________________________________15

3.2.2.

Xác định các tác nhân:_________________________________________16

3.2.3.

Vẽ biểu đồ Usecase___________________________________________17

Đặc tả và hiện thực hóa Usecase________________________________________18
3.3.1.

Usecase “Đăng nhập”_________________________________________18

3.3.2.

Usecase “Đăng xuất”__________________________________________19

3.3.3.

Usecase “Quản lý người sử dụng”________________________________20

3.3.4.

Usecase “Phân quyền”_________________________________________21

3.3.5.


Usecase “Cập nhật thông tin dự án”______________________________22

3.3.6.

Usecase “Cập nhật các nhân viên tham gia”________________________24

3.3.7.

Usecase “Cập nhật các công việc”________________________________26

3.3.8.

Usecase “Cập nhật các công việc chịu trách nhiệm”__________________27

Biểu đồ lớp đối tượng (Class Diagram)__________________________________29

PHẦN 4. XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ CÔNG VIỆC CỦA CÔNG
TY____________________________________________________________________30
4.1 Phát triển Desktop application_______________________________________30

iv


Đồ án chuyên ngành 1

PHẦN 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay cơng nghệ thông tin đã đi vào đời sống, đi vào các doanh nghiệp với một

phương thức hoạt động hoàn toàn mới mẻ, sáng tạo và nhanh chóng, tiết kiệm được nhiều
thời gian, cơng sức mà khơng mất đi sự chính xác, cịn làm cho cơng việc được thuận lợi
và phát triển lên rất nhiều. Đặc biệt, nó đã đánh dấu một bước ngoặt trong việc áp dụng
tin học vào trong hệ thống quản lý, doanh nghiệp có thể thu thập, xử lý, phổ biến thơng
tin, một cách nhanh chóng, chính xác và có hiệu quả.
Với đề tài quản lý tiến độ cơng việc của một cơng ty thì chúng em phải sẽ hồn
thiện và phát triển mơ hình quản lý dự án, trên cơ sở đó xây dựng hệ thống thơng tin quản
lý dự án mang lại hiệu quả công việc cho công ty, phải phát triển cho phù hợp với hoạt
động công ty, tận dụng cơ sở dữ liệu nhân sự và thiết lập phong cách làm việc khoa học
tập trung đem lại hiệu quả cao.

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Thứ nhất, hệ thống hóa kiến thức một số lý luận về phân tích và thiết kế hệ thống

thơng tin trong doanh nghiệp như: khái niệm, phân loại, phương pháp phân tích thiết kế
hệ thống.
Thứ hai, hệ thống hóa kiến thức lý luận cơ bản về mơ hình quản lý dự án nói chung
của cơng ty
Thứ ba tiến hành phát triển quản lý dự án trên website, app desktop công ty nhằm
tạo ra một hệ thống thông tin quản lý dự án phù hợp và mang tính thiết thực đối với hoạt
động quản lý dự án đem lại hiệu quả trong công việc.

1


Đồ án chuyên ngành 1


1.3.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:
Thứ nhất, dự án và các thơng tin về dự án, quy trình quản lý dự án, những người

tham gianvà có ảnh hưởng đến hoạt động quản lý dự án.
Thứ hai, các kiến thức để làm website, app desktop

1.4.

Phương pháp thực hiện đề tài
Bài báo cáo đồ án này được thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương

pháp nghiên cứu như phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp, việc phân tích thiết kế hệ
thống thông tin tiến hành theo phương pháp hướng đối tượng và thiết kế dự án ở app
desktop và website

1.5.

Kết cấu báo cáo đồ án
Báo cáo được chia làm bốn phần chính.
Phần 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài, nêu ra tính cấp thiết của đề tài, đồng thời đặt

ra mục tiêu cụ thể cần giải quyết trong đề tài, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương
pháp thực hiện đề tài.
Phần 2: Hệ thống hóa kiến thức lý luận cơ bản về phân tích và thiết kế hệ thống
thơng tin trong cơng ty.
Phần 3: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý dự án website công ty dựa

trên kết quả phân tích từ những phần trước tiến hành phân tích thiết kế hệ thống thơng tin
Phần 4: Xây dựng đề tài quản lý dự án trên website , desktop application

2


Đồ án chuyên ngành 1

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
THƠNG TIN VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN CỦA
CÔNG TY
2.1.

Cơ sở lý luận về phân tích thiết kế hệ thớng thơng tin

2.1.1. Quy trình phân tích thiết kế hệ thớng thơng tin
Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống dù được phát triển bởi nhiều tác
giả khác nhau, có nhiều điểm, thuật ngữ, quy ước khác nhau, nhưng tựu trung lại các
phương pháp luận này đều định ra các giai đoạn cơ bản cho quá trình phát triển dự án:
Khảo sát hiện trạng và xác lập dự án.
Qua quá trình khảo sát từ sơ bộ đến chi tiết hệ thống hiện tại ta phải có được các
thơng tin về hệ thống qua đó đề xuất được các phương án tối ưu để dự án mang tính khả
thi cao nhất. Khảo sát thường được tiến hành qua bốn bước:
- Bước 1: Khảo sát và đánh giá hiện trạng hoạt động của hệ thống cũ. Tìm hiểu các
hoạt động của hệ thống hiện tại nhằm xác định các thế mạnh và các yếu kém của nó.
- Bước 2 : Đề xuất mục tiêu cho hệ thống mới. Xác định phạm vi ứng dụng và các
ưu nhược điểm của hệ thống dự kiến. Cần xác định rõ lĩnh vực mà hệ thống mới sẽ làm,
những thuận lợi và những khó khăn khi cải tiến hệ thống
- Bước 3 : Đề xuất ý tưởng cho giải pháp mới có cân nhắc tính khả thi. Phác hoạ
các giải pháp thoả mãn các yêu cầu của hệ thống mới đồng thời đưa ra các đánh giá về

mọi mặt ( Kinh tế, xã hội, thuận tiện...) để có thể đưa ra quyết định lựa chọn cuối cùng.
- Bước 4 : Vạch kế hoạch cho dự án cùng với dự trù tổng quát. Xây dựng kế hoạch
triển khai cho các giai đoạn tiếp theo. Dự trù các nguồn tài nguyên (Tài chính, nhân sự,
trang thiết bị...) để triển khai dự án.
Phân tích hệ thớng : Xác định chức năng nghiệp vụ là bước đầu tiên của phân tích
hệ thống. Để phân tích u cầu thơng tin của tổ chức ta phải biết được tổ chức thực hiện
3


Đồ án chuyên ngành 1

những nhiệm vụ, chức năng gì. Từ đó tìm ra các dữ liệu, các thơng tin được sử dụng và
tạo ra trong các chức năng cũng như những hạn chế, các ràng buộc đặt lên các chức năng
đó. Tất cả mọi hệ thống đều phải sử dụng một cơ sở dữ liệu của mình, đó có thể là một cơ
sở dữ liệu đã có hoặc một cơ sở dữ liệu được xây dựng mới. Cũng có những hệ thống sử
dụng cả cơ sở dữ liệu cũ và mới. Việc phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu cho một hệ thống
có thể tiến hành đồng thời với việc phân tích và thiết kế hệ thống hoặc có thể tiến hành
riêng. Vấn đề đặt ra là cần xây dựng một cơ sở dữ liệu giảm được tối đa sự dư thừa dữ
liệu đồng thời phải dễ khơi phục và bảo trì.
Thiết kế hệ thớng: Sau giai đoạn phân tích, khi các yêu cầu cụ thể đối với hệ
thống đã được xác định, giai đoạn tiếp theo là thiết kế cho các yêu cầu mới. Công tác thiết
kế xoay quanh câu hỏi chính: Hệ thống làm cách nào để thỏa mãn các yêu cầu đã được
nêu trong Đặc Tả Yêu Cầu? Một số các công việc thường được thực hiện trong giai đoạn
thiết kế: Nhận biết form nhập liệu tùy theo các thành phần dữ liệu cần nhập, nhận biết
reports và những output mà hệ thống mới phải sản sinh, thiết kế forms (vẽ trên giấy hay
máy tính, sử dụng cơng cụ thiết kế), nhận biết các thành phần dữ liệu và bảng để tạo
database, ước tính các thủ tục giải thích q trình xử lý từ input đến output. Kết quả giai
đoạn thiết kế là Đặc Tả Thiết Kế (Design Specifications). Bản Đặc Tả Thiết Kế Chi Tiết
sẽ được chuyển sang cho các lập trình viên để thực hiện giai đoạn xây dựng phần mềm.
Xây dựng hệ thống: Đây là giai đoạn viết lệnh (code) thực sự, tạo hệ thống. Từng

người viết code thực hiện những yêu cầu đã được nhà thiết kế định sẵn. Cũng chính
người viết code chịu trách nhiệm viết tài liệu liên quan đến chương trình, giải thích thủ
tục (procedure) mà anh ta tạo nên được viết như thế nào và lý do cho việc này. Để đảm
bảo chương trình được viết nên phải thoả mãn mọi yêu cầu có ghi trước trong bản Đặc Tả
Thiết Kế Chi Tiết, người lập trình cũng đồng thời phải tiến hành thử nghiệm phần chương
trình của mình.
2.1.2. Các phương pháp phân tích thiết kế hệ thống
Phương pháp hướng cấu trúc
Đặc trưng của phương pháp hướng cấu trúc là phân chia chương trình chính tành
nhiều chương trình con, mỗi chương trình con nhằm đến thực hiện một công việc xác
4


Đồ án chuyên ngành 1

định. Cách thực hiện của phương pháp hướng cấu trúc là phương pháp thiết kế từ trên
xuống (top-down). Phương pháp này tiến hành phân rã bài toán thành các bài toán nhỏ
hơn, rồi tiếp tục phân rã các bài toán con cho đến khi nhận được bài tốn có thể cài đặt
được ngay sử dụng các hàm ngơn ngữ lập trình hướng cấu trúc.
Phương pháp hướng đối tượng
Cách tiếp cận hướng đối tượng là một lối tư duy theo cách ánh xạ các thành phần
trong bài tốn vào các đối tượng ngồi đời thực. Với cách tiếp cận này, một hệ thống được
chia tương ứng thành các thành phần nhỏ gọi là các đối tượng, mỗi đối tượng bao gồm
đầy đủ cả dữ liệu và hành động liên quan đến đối tượng đó. Các đối tượng trong một hệ
thống tương đối độc lập với nhau và phần mềm sẽ được xây dựng bằng cách kết hợp các
đối tượng đó lại với nhau thơng qua các mối quan hệ và tương tác giữa chúng.
Một số khái niệm cơ bản trong hướng đối tượng bao gồm:
- Đối tượng (object): một đối tượng biểu diễn một thực thể vật lý, một thực thể
khái niệm hoặc một thực thể phần mềm.
- Lớp (class): là mơ tả một nhóm đối tượng có chung các thuộc tính, hành vi và các

mối quan hệ. Như vậy, một đối tượng là thể hiện của một lớp và một lớp là một định
nghĩa trừu tượng của đối tượng.
- Thành phần (component): là một phần của hệ thống hoạt động độc lập và giữ một
chức năng nhất định trong hệ thống.
- Gói (package): là một cách tổ chức các thành phần, phần tử trong hệ thống thành
các nhóm. Nhiều gói có thể được kết hợp với nhau trở thành một hệ thống con
(subsystem).
- Kế thừa: trong phương pháp hướng đối tượng, một lớp có thể sử dụng lại các
thuộc tính và phương thức của một hay nhiều lớp khác. Kiểu quan hệ này gọi là quan hệ
kế thừa, và được xây dựng dựa trên mối quan hệ kế thừa trong bài toán thực tế.
Các phương pháp hướng đối tượng:
- Phương pháp HOOD (Hierarchical Object Oriented Design) là một phương pháp
được lựa chọn để thiết kế các hệ thống thời gian thực. Những phương pháp này lại yêu
5


Đồ án chuyên ngành 1

cầu các phần mềm phải được mã hố bằng ngơn ngữ lập trình ADA. Do vậy phương pháp
này chỉ hỗ trợ cho việc thiết kế các đối tượng mà khơng hỗ trợ cho các tính năng kế thừa
và phân lớp.
- Phương pháp RDD (Responsibility Driven Design) dựa trên việc mơ hình hố hệ
thống thành các lớp. Các công việc mà hệ thống phải thực hiện được phân tích và chia ra
cho các lớp của hệ thống. Các đối tượng trong các lớp của hệ thống trao đổi các thông báo
với nhau nhằm thực hiện công việc đặt ra. Phương pháp RDD hỗ trợ cho các khái niệm về
lớp, đối tượng và kế thừa trong cách tiếp cận hướng đối tượng.
- Phương pháp OMT (Object Modelling Technique) là một phương pháp được xem
là mới nhất trong cách tiếp cận hướng đối tượng. Phương pháp này đã khắc phục được
một số nhược điểm của các phương pháp tiếp cận hướng đối tượng trước mắc phải.
Trên mặt lý thuyết ta thấy cách tiếp cận hướng đối tượng có các bước phát triển

hơn so với tiếp cận hướng chức năng. Nhưng trong thực tế việc phân tích và thiết kế hệ
thống theo cách tiếp cận hướng đối tượng gặp rất nhiều khó khăn vì chưa có nhiều các
cơng cụ phát triển hỗ trợ cho việc thiết kế hướng đối tượng. Chính vì vậy cách tiếp cận
này vẫn chưa được phát triển rộng rãi.
2.1.3. Phân tích thiết kế hệ thớng thơng tin bằng UML
UML (Unifield Modeling Language) là một ngôn ngữ mơ hình hố thống nhất có
phần chính bao gồm những ký hiệu hình học, được các phương pháp hướng đối tượng sử
dụng để thể hiện và miêu tả các thiết kế của một hệ thống. Nó là một ngơn ngữ để đặc tả,
trực quan hoá, xây dựng và làm sưu liệu cho nhiều khía cạnh khác nhau của một hệ thống
có nồng độ phần mềm cao. UML có thể được sử dụng làm công cụ giao tiếp giữa người
dùng, nhà phân tích, nhà thiết kế và nhà phát triển phần mềm.
Các bước phân tích thiết kế hướng đối tượng được xây dựng trên biểu đồ các kí
hiệu UML, đây là ngơn ngữ mơ hình hóa thống nhất được xây dựng để mơ hình hóa q
trình phát triển hệ thống phần mềm hướng đối tượng. Phân tích thiết kế hướng đối tượng
chia làm hai pha: pha phân tích và pha thiết kế.
Pha phân tích:
6


Đồ án chuyên ngành 1

- Xây dựng Biểu đồ use case: Dựa trên tập yêu cầu ban đầu, người phân tích tiến
hành xác định các tác nhân, use case và các quan hệ giữa các use case để mô tả lại các
chức năng của hệ thống. Một thành phần quan trọng trong biểu đổ use case là các kịch
bản mô tả hoạt động của hệ thống trong mỗi use case cụ thể.
- Xây dựng biểu đồ lớp: Xác định tên các lớp, các thuộc tính của lớp, một số
phương thức và mối quan hệ cơ bản trong sơ đồ lớp.
- Xây dựng biểu đồ trạng thái: Mô tả các trạng thái và chuyển tiếp trạng thái trong
hoạt động của một đối tượng thuộc một lớp nào đó.
Pha thiết kế:

- Xây dựng các biểu đồ tương tác (biểu đồ cộng tác và biểu đồ tuần tự): mô tả chi
tiết hoạt động của các use case dựa trên các scenario đã có và các lớp đã xác định trong
pha phân tích.
- Xây dựng biểu đồ lớp chi tiết: tiếp tục hoàn thiện biểu đồ lớp bao gồm bổ sung
các lớp còn thiếu, dựa trên biểu đồ trạng thái để bổ sung các thuộc tính, dựa trên biểu đồ
tương tác để xác định các phương thức và mối quan hệ giữa các lớp.
- Xây dựng biểu đồ hoạt động: Mô tả hoạt động của các phương thức phức tạp
trong mỗi lớp hoặc các hoạt động hệ thống có sự liên quan của nhiều lớp.
- Xây dựng biểu đồ thành phần: xác định các gói, các thành phần và tổ chức phần
mềm theo các thành phần đó.
- Xây dựng biểu đồ triển khai hệ thống: xác định các thành phần và các thiết bị cần
thiết để triển khai hệ thống, các giao thức và dịch vụ hỗ trợ.

2.2.

Tổng quan về quản lý dự án

2.2.1. Các khái niệm cơ bản

7


Đồ án chuyên ngành 1

Khái niệm quản lý dự án:
Quản lý dự án là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ chức và quản
lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời
gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ
thể của dự án và các mục đích đề ra. Dự án là tổng thể những chính sách, hoạt động và chi
phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một

thời gian nhất định.
Hay nói cách khác, quản lý dự án là một quá trình hoạch định (planning), tổ chức
(organizing), lãnh đạo (leading/directing) và kiểm trả (controlling) các công việc và
nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu đã định. (Cao Hào Thi, 2008, Quản lý dự án, Trung
tâm Viện Công Nghệ Châu Á tại Việt Nam.)
Các tiêu chuẩn đánh giá việc quản lý dự án
Thành quả
Yêu cầu về
thành quả
Mục tiêu

Chi phí
Ngân sách
cho phép

Thời hạn
quy định
Thời gian

Hình 2.2 Các tiêu chuẩn đánh giá việc quản lý dự án
Một dự án thành cơng có các đặc điểm sau (Cao Hào Thi, 2008, Quản lý dự án,
Trung tâm Viện Công Nghệ Châu Á tại Việt Nam.):
- Hoàn thành trong thời gian quy định (Within Time)
- Hồn thành trong chi phí cho phép (Within Cost)
8


Đồ án chuyên ngành 1

- Đạt được thành quả mong muốn (Design Performance)

- Sử dụng nguồn lực được giao một cách hiệu quả (Effective) và hữu hiệu
(Efficiency).
2.2.2. Các giai đoạn của dự án
Dự án chia làm 4 giai đoạn chính là Xây dựng ý tưởng, Phát triển, Thực hiện và
Kết thúc. Bảng 2.1 sau đây mô tả các giai đoạn của dự án và nội dung, công việc của từng
giai đoạn.

Giai đoạn
Xây dựng ý tưởng

Nội dung
Công việc
Xác định bức tranh toàn Khảo sát tập hợp số liệu.
cảnh về mục tiêu và kết quả Xác định yêu cầu.
cuối cùng của dự án, Đánh giá rủi ro.
phương pháp thực hiện.

Phát triển

Dự án nguồn lực.

So sánh lựa chọn dự án.
Là giai đoạn chi tiết xem Thành lập nhóm dự án và cấu
dự án cần được thực hiện trúc tổ chức.
như thế nào.

Lập kế hoạch tổng thể.

Tập trung vào cơng tác Phân tích và lập bảng chi tiết
thiết kế và lập kế hoạch.


công việc.
Lập kế hoạch thời gian.
Lập kế hoạch ngân sách
Lập kế hoạch nguồn lực cần
thiết.
Lập kế hoạch chi phí.

Thực hiện

Xin phê chuẩn trực tiếp.
Tổ chức triên khai các So sánh, đánh giá lựa chọn
9


Đồ án chun ngành 1

Kết thúc

nguồn lực.
Hồn thành dự án

cơng cụ thiết bị, kỹ thuật.
Hoàn thành sản phẩm.
Bàn giao dự án.
Báo cáo, lưu trữ hồ sơ.
Giải phóng nguồn lực.

Đánh giá dự án.
Bảng 2.1 Bảng mô tả các giai đoạn của dự án


2.2.3. Qui trình quản lý dự án
Các dự án thường bao gồm một số quy trình liên kết với nhau. Các quy trình này
lặp đi lặp lại và diễn ra trong từng giai đoạn của vòng đời dự án và tác động lẫn nhau.
Hình 2.3 mơ tả mối quan hệ giữa các quy trình.
Khởi tạo

Lập kế hoạch

Thực
hiện

Kiểm soát

Kết thúc
Hình 2.3 Các quy trình trong quản lý dự án
Cả 5 quy trình quản lý dự án đều hoạt động tại từng giai đoạn vịng đời dự án,
nhưng mỗi quy trình hoạt động có mức độ khác nhau tùy theo mỗi giai đoạn. Chẳng hạn
như sự lặp lại của quá trình khởi tạo tiến hành ở phần đầu mỗi giai đoạn nhằm tập trung
vào yêu cầu và mục tiêu nghiệp vụ trong giai đoạn đó. Các quy trình này là :
Khởi tạo : Sự cấp phép dự án hay một giai đoạn nào đó
10


Đồ án chuyên ngành 1

Lập kế hoạch : Sàng lọc các mục tiêu của dự án và lựa chọn phương án tốt nhất để
đạt được các mục tiêu đó
Thực thi kế hoạch : Quản lý, phân bổ các nguồn lực để thực hiện kế hoạch.
Kiểm soát : Giám sát và xem xét mức độ tiến hành trên cơ sở nguyên tắc nhằm xác

định những điểm khác biệt so với kế hoạch đã đề ra để thực hiện các hoạt động cần thiết
nhằm hiệu chỉnh, đảm bảo dự án đi đúng hướng, đáp ứng các mục tiêu của dự án ban đầu.
Kết thúc : Đạt được ký kết hoàn tất và đưa dự án hoặc giai đoạn đó đến một kết
thúc theo thứ tự.

2.3 Giải pháp xây dựng hệ thống thông tin quản lý dự án trên website, desktop
application của công ty
Việc sử dụng website, desktop application nội bộ tạo liên kết thơng tin, đưa ra các
chuẩn hóa có cấu trúc giúp cho việc chia sẻ và tìm kiếm dữ liệu dễ dàng, tạo điều kiện cho
việc thống kê.
Website hay desktop application nội bộ là một website hoặc desktop application
được bảo vệ, phân quyền và giới hạn truy cập chỉ bởi các nhân viên bên trong tổ chức,
doanh nghiệp. Website, desktop application cho phép người sử dụng chia sẻ tài liệu, lịch
làm việc và các thông tin bên trong doanh nghiệp. Đây là một giải pháp có thể áp dụng và
tiến hành trong thực tiễn quản lý dự án của công ty. Giải pháp này tiết kiệm thời gian và
chi phí đem lại hiệu quả trong cơng việc
Hình 2.9 dưới đây mô tả website nội bộ phục vụ cho việc quản lý dự án của cơng
ty trong đó tích hợp các chức năng quản lý thông tin nhân sự, quản lý bản tin, quản lý
công việc, tiến độ và tài liệu của dự án.

11


Đồ án chun ngành 1

Hình 2.9 Mơ tả website nội bộ quản lý dự án

12



Đồ án chuyên ngành 1

PHẦN 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THƠNG TIN
QUẢN LÝ DỰ ÁN
3.1.

Phân tích và đặc tả yêu cầu hệ thống thông tin quản lý dự án

3.1.1. Yêu cầu chức năng
Quản lý người sử dụng: Cho phép người quản trị tạo lập các vai trò trong dự án,
tạo lập các người sử dụng và gán vai trò tương ứng cho họ.
Lập kế hoạch cho dự án: Cho phép tạo ra các dự án và gán người quản trị cho
từng dự án và những người tham gia dự án đó. Sau khi tạo lập dự án xong cho phép tạo
lập các nhiệm vụ trong dự án và thiết lập mối quan hệ giữa các nhiệm vụ.
Cơ chế nhắc việc: Người dùng đăng nhập vào hệ thống với tài khoản của mình sẽ
được hệ thống thơng báo các công việc phải làm, các sự kiện trong ngày để người dùng
khơng phải mất thời gian đi tìm cơng việc mình phải làm. Nếu cơng việc q hạn sẽ có
thơng báo màu để người làm và người quản lý dự án có biện pháp giải quyết.
Cập nhật kết quả cơng việc: Sau khi thực hiện cơng việc người làm có thể cập
nhật tiến độ và kết quả công việc cho hệ thống biết.
Tạo báo cáo dự án: Hệ thống sẽ tạo ra các báo cáo dự án và xuất ra cho người có
vai trị được xem.
3.1.2. u cầu phi chức năng
Hệ thống sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
MySQL hoàn tồn miễn phí, ổn định và an tồn. MySQL đưa ra tính năng bảo mật đặc
biệt chắc chắn dữ liệu sẽ được bảo mật tuyệt đối. Bên cạnh đó MySQL có khả năng chèn
dữ liệu nhanh, và hỗ trợ mạnh cho các chức năng chuyên dụng của website như tìm kiếm
văn bản nhanh. Do đó, MySQL là lựa chọn tốt nhất khi xây dựng một hệ thống thông tin
trên website và desktop application
Hệ thống sử dụng cơ sở dữ liệu tập trung: Cơ chế điều khiển tập trung, độc lập dữ

liệu, giảm bớt dư thừa, cơ cấu vật lý phức tạp đối với khả năng truy cập, toàn vẹn, hồi
phục, điều khiển tương tranh, biệt lập và an toàn dữ liệu.
Chương trình có tính tái sử dụng, khả năng tiến hóa cao.
Tốc độ truy xuất, xử lý nhanh, hiệu quả với lượng dữ liệu lớn.
Giao diện đẹp, thân thiện với người dùng.

13


Đồ án chuyên ngành 1

3.2.

Biểu đồ Use Case (Use Case Diagram)

3.2.1. Mơ tả quy trình quản lý dự án:
Người quản lý dự án là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các quá trình
xây dựng và phát triển sản phẩm bao gồm nguồn nhân lực tài nguyên và tiến độ sản xuất.
Quản lý là người chịu trách nhiệm cao nhất dự án, thơng thường là giám đốc hoặc trưởng
phịng kinh doanh.
Sau khi giám đốc duyệt dự án, quản lý tiến hành lập dự án và cập nhật các thông
tin chung về dự án vào hệ thống bao gồm tên dự án, loại dự án, kích cỡ dự án, mục tiêu,
ngày bắt đầu, ngày kết thúc, tình trạng cơng khai. Sau đó quản lý cập nhật các nhân viên
tham gia dự án và các công việc cần làm của dự án cùng với người chịu trách nhiệm.
Thông tin về công việc bao gồm tên công việc, ngày bắt đầu, ngày kết thúc, người chịu
trách nhiệm. Hệ thống cho phép quản lý tra cứu theo dõi dự án của mình thơng qua tiến
độ dự án.
Các nhân viên được cập nhật các cơng việc cần làm mà nhân viên đó chịu trách
nhiệm bao gồm việc thay đổi thông tin về công việc đó và chia nhỏ cơng việc. Nhân viên
có thể cập nhật phần trăm hồn thành cơng việc.

Mặt khác, hệ thống phải có nhiệm vụ kết xuất các báo cáo, danh sách gửi quản lý
giúp quản lý theo dõi các hoạt động của dự án:
 Danh sách dự án đang tiến hành.
 Danh sách dự án ngừng hoạt động.
 Danh sách dự án hoàn thành trong tháng.
 Danh sách dự án đúng tiến độ và trễ tiến độ phân loại theo từng loại dự án và theo
kích cỡ dự án.

3.2.2. Xác định các tác nhân:
Thơng qua mơ tả quy trình quản lý dự án, các tác nhân tác động lên hệ thống thông
tin quản lý dự án là:
 Quản lý dự án
 Trưởng phòng ban
 Nhân viên

14


Đồ án chuyên ngành 1

Dựa vào các tác nhân đã được xác định, bảng mô tả Usecase của hệ thống
thông tin quản lý dự án được xây dựng như sau (xem Bảng 3.1):
Tác nhân
Người sử dụng
Quản lý dự án

Ca sử dụng
Đăng nhập
Đăng xuất
Quản lý người dùng

Cập nhật thông tin dự án

Mô tả Usecase

Phân quyền người sử dụng.
Cập nhật các thông tin chung về
dự án vào hệ thống bao gồm tên
dự án, loại dự án, kích cỡ dự án,
mục tiêu, ngày bắt đầu, ngày kết
thúc, tình trạng cơng khai.
Cập nhật các nhân viên Cập nhật các nhân viên và vai trò
tham gia dự án
trong dự án.
Cập nhật các công việc
Cập nhật các công việc cần làm
của dự án và người chịu trách
nhiệm.
Xem báo cáo tiền độ công Kiểm tra các dự án đang tiến
việc
hành, ngừng hoạt động, hoàn
thành trong tháng, đúng tiến độ và
trễ tiến độ.

Trưởng phịng
ban

Cập nhật các cơng việc cần Chỉ cho phép thêm, cập nhật, xóa
làm
và chia nhỏ cơng việc mà nhân
viên đó chịu trách nhiệm.

Phân cơng cơng việc cho Cập nhật các nhân viên và vai trò
nhân viên trong phòng ban trong dự án.
Xem báo cáo tiền độ cơng Kiểm tra các cơng việc nhóm
việc
đang tiến hành, xem tiến độ cơng
việc trong phịng ban.

Nhân viên

Nhận cơng việc và báo Nhận công việc được phân công
cáo tiến độ công việc
và báo cáo tiến độ công việc theo
ngày, theo tuần.

Bảng 3.1 Bảng mô tả Usecase hệ thống thông tin quản lý dự án
3.2.3. Vẽ biểu đồ Usecase

15


Đồ án chuyên ngành 1

Hình 3.1 Biểu đồ Usecase hệ thống thông tin quản lý dự án

16


Đồ án chuyên ngành 1

3.3.


Đặc tả và hiện thực hóa Usecase

3.3.1. Usecase “Đăng nhập”
a) Tóm tắt
Usecase này mơ tả người sử dụng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án. Khi một
người sử dụng muốn dùng hệ thống phải đăng nhập vào hệ thống với một đặc quyền cho
trước.
b) Dịng sự kiện
b.1) Dịng sự kiện chính
Usecase này bắt đầu khi một người sử dụng yêu cầu đăng nhập vào hệ thống.
Người sử dụng nhập tài khoản cá nhân do công ty cấp, nhập mật khẩu. Nếu đăng nhập
thành công, hệ thống hiển thị màn hình chính.
b.2) Dịng sự kiện phụ
Nếu tài khoản hoặc mật khẩu sai thì hệ thống sẽ hiển thị một thơng báo lỗi.Người
sử dụng có thể chọn trở về đầu dịngsự kiện chính hoặc hủy bỏ đăng nhập, lúc này
usecase kết thúc.
c) Post Condition
Nếu đăng nhập thành công, hệ thống sẽ tạo ra một phiên làm việc cho người sử
dụng và mở màn hình chính của hệ thống. Ngược lại, trạng thái không đổi.

17


Đồ án chuyên ngành 1

Hình 3.2 Biểu đồ tuần tự của Usecase “Đăng nhập”
3.3.2. Usecase “Đăng xuất”
a) Tóm tắt
Usecase này bắt đầu khi người sử dụng muốn thoát khỏi hệ, kết thúc phiên làm

việc.
b) Dòng sự kiện
Người sử dụng chọn chức năng đăng xuất trên màn hình chính. Hệ thống lưu phiên
làm việc của người sử dụng, đóng màn hình chính, trở về màn hình đăng nhập.
c) Post Condition
Nếu usecase thành cơng, q trình đăng xuất được đóng. Ngược lại, trạng thái hệ
thống giữ ngun khơng đổi.

Hình 3.3 Biểu đồ tuần tự của Usecase “Đăng xuất”

3.3.3. Usecase “Quản lý người sử dụng”
a) Tóm tắt
Usecase này bắt đầu khi Admin muốn quản lý thông tin người sử dụng. Usecase
cho phép thực hiện các thao tác thêm, sửa đổi, xóa thơng tin người sử dụng.
18


Đồ án chuyên ngành 1

b) Dòng sự kiện
Usecase bắt đầu khi Admin truy cập vào trang chức năng quản lý người sử dụng.
Sau khi Admin chọn chức năng thêm/xóa /sửa người sử dụng thì các dịng sự kiện phụ
dưới đây được thực hiện:
Thêm người dùng: Admin nhập các thông tin cá nhân của người dùng. Hệ thống
kiểm tra tính hợp lệ của thông tin Admin nhập vào. Nếu hợp lệ hệ thống sẽ thêm một
người dùng mới vào hệ thống.
Sửa thông tin người dùng: Admin lựa chọn người sử dụng và sửa đổi thơng tin.
Xóa người dùng: Admin lựa chọn người sử dụng cần xóa. Hệ thống chuyển thơng
tin người sử dụng cần xóa sang danh sách người sử dụng cũ, xóa quyền truy cập hệ thống.
c) Các yêu cầu đặc biệt

Khơng có.
d) Điều kiện tiên quyết
Admin đăng nhập thành công.
e) Post Condition
Nếu usecase thành công, hệ thống cập nhật những thay đổi liên quan đến người
dùng. Nếu usecase thất bại, hệ thống sẽ thông báo lỗi.

19


×