ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP.HCM
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
LÝ THUYẾT VÀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
I. THÔNG TIN TỔNG QUÁT:
1. Mục tiêu và yêu cầu của môn học:
• Mục tiêu nhiệm vụ của môn học là trang bị cho sinh viên những kiến thức khoa
học căn bản để nắm được bản chất của quan hệ thương mại quốc tế trên 3 khía
cạnh sau:
- Dựa trên cơ sở lý thuyết thương mại quốc tế, giải thích được nguyên nhân vì
sao mậu dịch phát sinh giữa các quốc gia, mô thức thương mại quốc tế thường
được áp dụng như thế nào, lợi ích của nó ra sao ?.
- Hiểu được môi trường hoạt động của thương mại quốc tế (kể cả môi trường sản
xuất và môi trường tài chính liên quan) bao gồm những vấn đề cơ bản gì ?
Trong đó, chính sách thương mại quốc tế mà các quốc gia thường áp dụng như
thế nào để có thể đạt được lợi ích kinh tế tối đa.
- Về mặt thực tiễn, hiểu rõ các xu hướng phát triển chính của thương mại quốc tế
ngày nay, nhận thức được lợi ích của vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế và liên hệ
với trường hợp Việt Nam.
• Yêu cầu sinh viên sau khi nghiên cứu môn học này phải nắm vững các vấn đề lý
thuyết căn bản (như: lý thuyết về lợi thế so sánh, lý thuyết mới về cạnh tranh, các
công cụ của chính sách thương mại quốc tế, vấn đề kết hợp chính sách tự do hóa
thương mại với tự do hóa tài chính và đầu tư, các định chế hợp tác kinh tế quốc
tế, vấn đề mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế…) để làm cơ sở học tiếp một số môn
học có liên quan về sau, như: Quản trị kinh doanh quốc tế; Quản trị tài chính quốc
tế; Quản trị đầu tư quốc tế…
2. Số đơn vị học trình: 3.
3. Phân bổ thời gian: 45 (45 tiết lý thuyết, chia ra: lên lớp 35 tiết, thảo luận các chuyên
đề 10 tiết).
4. Các kiến thức căn bản cần học trước: Kinh tế vi mô; Kinh tế vĩ mô.
5. Hình thức giảng dạy chính của môn học: giảng viên giảng lý thuyết, sinh viên chia
nhóm nghiên cứu tiểu luận và tổ chức thảo luận.
6. Giáo trình, tài liệu tham khảo:
• Tài liệu chính: Bài giảng Lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế (Tiến sĩ
Nguyễn Văn Sơn biên soạn).
• Tài liệu tham khảo:
- Hoàng Thị Chỉnh, Nguyễn Phú Tụ, Nguyễn Hữu Lộc: Giáo trình Kinh tế Quốc
tế. NXB Giáo dục, 1998.
- Paul R. Krugman, Maurice Obstfeld: Kinh tế học quốc tế – Lý thuyết và chính
sách, tập I (Những vấn đề về thương mại quốc tế) – bản dịch. NXB Chính trị
quốc gia, 1996.
- Dương Phú Hiệp và các tác giả: Toàn cầu hóa kinh tế. NXB Khoa học Xã hội,
2001.
- John H. Jackson: Hệ thống thương mại thế giới – Luật và chính sách về các
quan hệ kinh tế quốc tế. Dịch giả: Phạm Viêm Phương, Huỳnh Văn Thanh.
NXB Thanh Niên, 2001.
- Thomas L. Friedman: Chiếc Lexus và cây ô liu (The Lexus and the olive tree).
Dịch giả: Lê Minh. NXB Khoa học xã hội, 2005.
- Dominick Salvatore: International Economics, 3rd Edition. Macmillan
Publishing Company, 1990.
- James R.Markusen, James R. Melvin et all: International Trade – Theory and
Evidence. McGraw-Hill International Editions, 1995.
- Bernard Hoekman, Aaditya Mattoo, Philip English: Development, Trade, and
the WTO – A handbook. The World Bank, 2002.
• Các website tham khảo:
- (Bộ Kế hoạch & Đầu tư Việt Nam).
- (Bộ Ngoại giao Việt Nam).
- (Bộ Thương mại Việt Nam).
- (Vietnam Trade Office in the US).
- (APEC – Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái
Bình Dương).
- (ASEAN – Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á).
- (IMF – Quỹ tiền tệ quốc tế).
- (OECD – Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế).
- (UNCTAD – Diễn đàn của Liên Hiệp Quốc về thương
mại và phát triển).
- (World Bank – Ngân hàng thế giới).
- (ADB – Ngân hàng phát triển Châu Á).
- (WTO – Tổ chức thương mại thế giới).
7. Các công cụ hỗ trợ: Projector…
2
II. NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC:
Chương 1: Tổng quan về thương mại quốc tế.
1. Số tiết dự kiến: 2 tiết.
2. Mục tiêu: Cung cấp cái nhìn toàn diện về hoạt động thương mại quốc tế để phân bổ
kế hoạch nghiên cứu cho phù hợp.
3. Chi tiết các đề mục của chương:
• Khái niệm thương mại quốc tế.
• Đặc điểm của thương mại quốc tế.
• Tầm quan trọng của thương mại quốc tế.
• Mục tiêu, nhiệm vụ của môn lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế.
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (đặt trong mối liên hệ hợp lý và không trùng
lắp với một số môn học khác).
4. Kiến thức cốt lõi cần nắm vững:
• Bản chất của thương mại quốc tế.
• Đặc điểm và tầm quan trọng của thương mại quốc tế.
5. Phương pháp dạy và học: giảng lý thuyết (sử dụng projector), thảo luận.
6. Tài liệu: Bài giảng Lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế.
7. Câu hỏi thảo luận: tài liệu đã dẫn (cuối chương 1).
Chương 2: Lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế.
1. Số tiết dự kiến: 3 tiết.
2. Mục tiêu: Tìm hiểu nguyên nhân; mô thức; và lợi ích của thương mại quốc tế theo
quan điểm của các lý thuyết cổ điển.
3. Chi tiết các đề mục của chương:
• Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith.
• Qui luật lợi thế so sánh của David Ricardo.
• Lý thuyết chi phí cơ hội của Haberler.
4. Kiến thức cốt lõi cần nắm vững:
• Mô thức thương mại quốc tế và lợi ích của thương mại quốc tế theo lý thuyết lợi
thế tuyệt đối và lợi thế so sánh.
• Cách xác định lợi thế so sánh theo chi phí cơ hội và lợi ích của thương mại quốc
tế theo chi phí cơ hội không đổi.
5. Phương pháp dạy và học: giảng lý thuyết (sử dụng projector), thảo luận.
6. Tài liệu: Bài giảng Lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế.
3
7. Câu hỏi thảo luận: tài liệu đã dẫn (cuối chương 2).
Chương 3: Lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế.
1. Số tiết dự kiến: 7 tiết.
2. Mục tiêu:
• Tìm hiểu nguyên nhân; mô thức; và lợi ích của thương mại quốc tế theo quan
điểm của các lý thuyết hiện đại.
• Nắm được những nội dung cơ bản của lợi thế cạnh tranh và phân biệt rõ lợi thế so
sánh với lợi thế cạnh tranh.
• Nghiên cứu nguyên nhân và cách thức di chuyển các nguồn lực kinh tế quốc tế.
3. Chi tiết các đề mục của chương:
• Lý thuyết chuẩn về mậu dịch quốc tế.
• Lý thuyết H – O (Heckscher – Ohlin) và bổ sung của Samuelson (lý thuyết H – O
– S).
• Bổ sung của một số lý thuyết mới:
- Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Lợi thế cạnh tranh của ngành.
- Chu kỳ sống của sản phẩm (Product Life-cycle) của Raymond Vernon.
- Lợi thế cạnh tranh quốc gia theo mô hình kim cương của Micheal Porter.
- Lợi thế cạnh tranh quốc gia theo mô hình của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF –
World Economic Forum).
4. Kiến thức cốt lõi cần nắm vững:
• Mô thức và lợi ích của thương mại quốc tế theo lý thuyết chuẩn và lý thuyết H –
O – S trong điều kiện chi phí cơ hội gia tăng.
• Bản chất của lợi thế cạnh tranh (các cấp doanh nghiệp, ngành, quốc gia) và cách
thức nâng cao lợi thế cạnh tranh.
• Tính qui luật về sự di chuyển nguồn lực kinh tế quốc tế và mối quan hệ giữa sự di
chuyển nguồn lực đầu tư quốc tế với sự chuyển dịch lợi thế so sánh của các quốc
gia.
5. Phương pháp dạy và học: giảng lý thuyết (sử dụng projector), thảo luận.
6. Tài liệu: Bài giảng Lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế.
7. Câu hỏi thảo luận: tài liệu đã dẫn (cuối chương 3).
Chương 4: Các công cụ của chính sách thương mại quốc tế.
1. Số tiết dự kiến: 3 tiết.
4
2. Mục tiêu: Tìm hiểu các hàng rào mậu dịch (thuế quan, phi thuế quan) và tác dụng
điều tiết thương mại quốc tế của chúng.
3. Chi tiết các đề mục của chương:
• Chính sách thương mại quốc tế và hàng rào mậu dịch.
• Thuế quan:
- Phân tích tác động của thuế quan đối với thương mại quốc tế.
- Thuế suất danh nghĩa và tỷ suất bảo hộ hữu hiệu.
• Các hàng rào phi thuế quan:
- Giới hạn về số lượng (quota, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, qui định hàm lượng
nội địa của sản phẩm, cartel quốc tế).
- Các biện pháp làm tăng sức cạnh tranh về giá (bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu).
- Các hàng rào kỹ thuật…
4. Kiến thức cốt lõi cần nắm vững: bản chất và tác dụng của thuế quan và các công cụ
phi thuế quan.
5. Phương pháp dạy và học: giảng lý thuyết (sử dụng projector), thảo luận.
6. Tài liệu: Bài giảng Lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế.
7. Câu hỏi thảo luận: tài liệu đã dẫn (cuối chương 4).
Chương 5: Chính sách bảo hộ mậu dịch.
1. Số tiết dự kiến: 3 tiết.
2. Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung, phương thức và ý nghĩa tác dụng của chính sách bảo
hộ mậu dịch để thấy rõ tính tất yếu phải loại bỏ dần chính sách này trong đời sống
thương mại quốc tế.
3. Chi tiết các đề mục của chương:
• Từ mậu dịch tự do đến chủ nghĩa bảo hộ.
• Nội dung cơ bản của chính sách bảo hộ mậu dịch:
- Khái niệm bảo hộ mậu dịch.
- Lượng hóa mức độ bảo hộ mậu dịch.
• Các xu hướng bảo hộ mậu dịch:
- Đối với các quốc gia đang phát triển.
- Đối với các quốc gia công nghiệp phát triển.
• Tác dụng của chính sách bảo hộ mậu dịch:
- Lợi ích.
- Những tác hại.
5
4. Kiến thức cốt lõi cần nắm vững: bản chất và các xu hướng của chính sách bảo hộ
mậu dịch.
5. Phương pháp dạy và học: giảng lý thuyết (sử dụng projector), thảo luận.
6. Tài liệu: Bài giảng Lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế.
7. Câu hỏi thảo luận: tài liệu đã dẫn (cuối chương 5).
Chương 6: Chính sách tự do hóa thương mại.
1. Số tiết dự kiến: 6 tiết.
2. Mục tiêu:
• Tìm hiểu nội dung, phương thức và tác dụng của chính sách tự do hóa thương
mại.
• Nắm vững các vấn đề kết hợp tự do hóa thương mại với tự do hóa tài chính và
đầu tư để phát huy tối đa hiệu quả của chính sách tự do hóa thương mại.
3. Chi tiết các đề mục của chương:
• Nội dung cơ bản của chính sách tự do hóa thương mại:
- Tự do hóa thương mại là gì ?.
- Lượng hóa mức độ tự do hóa thương mại.
- Tác dụng của chính sách tự do hóa thương mại.
- Yêu cầu phối hợp chính sách tự do hóa thương mại với tự do hóa tài chính và
đầu tư.
• Phối hợp với chính sách công nghiệp:
- Tại sao phải phối hợp chính sách tự do hóa thương mại với chính sách công
nghiệp ?
- Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu.
- Kết hợp với sản xuất thay thế nhập khẩu.
• Phối hợp với chính sách đầu tư quốc tế:
- Các hình thức đầu tư quốc tế.
- Tác dụng của đầu tư quốc tế đối với việc phát triển thương mại quốc tế.
- Một số biện pháp điều chỉnh hoạt động đầu tư quốc tế.
• Phối hợp với chính sách tài chính quốc tế:
- Vai trò cơ bản của chính sách tài chính quốc tế là tạo môi trường tốt cho hoạt
động thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế.
- Cán cân thanh toán quốc tế là công cụ chính để thực hiện chính sách tài chính
quốc tế.
6
- Một số biện pháp điều chỉnh hoạt động tài chính quốc tế.
4. Kiến thức cốt lõi cần nắm vững: bản chất, tác dụng của chính sách tự do hóa thương
mại và vấn đề kết hợp chính sách tự do hóa thương mại với tự do hóa tài chính và
đầu tư.
5. Phương pháp dạy và học: giảng lý thuyết (sử dụng projector), thảo luận.
6. Tài liệu: Bài giảng Lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế.
7. Câu hỏi thảo luận: tài liệu đã dẫn (cuối chương 6).
Chương 7: Các xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa.
1. Số tiết dự kiến: 4 tiết.
2. Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung kinh tế, lợi ích và tác hại của các xu hướng toàn cầu
hóa, khu vực hóa để điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế cho phù hợp.
3. Chi tiết các đề mục của chương:
• Tính tất yếu khách quan của toàn cầu hóa:
- Khái niệm, nội dung kinh tế của toàn cầu hóa.
- Với lực lượng cơ bản là các Công ty đa quốc gia, toàn cầu hóa là một xu hướng
không thể đảo ngược.
• Lợi ích và tác hại của toàn cầu hóa:
- Lợi ích.
- Những tác hại.
• Mâu thuẫn giữa toàn cầu hóa với khu vực hóa và cách điều hòa:
- Khu vực hóa là gì ?
- Mâu thuẫn cơ bản giữa toàn cầu hóa với khu vực hóa.
- Cách thức điều hòa mâu thuẫn.
4. Kiến thức cốt lõi cần nắm vững:
• Nội dung kinh tế và tác dụng của các xu hướng của toàn cầu hóa, khu vực hóa.
• Mâu thuẫn cơ bản và cách điều hòa mâu thuẫn giữa toàn cầu hóa với khu vực
hóa.
5. Phương pháp dạy và học: giảng lý thuyết (sử dụng projector), thảo luận.
6. Tài liệu: Bài giảng Lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế.
7. Câu hỏi thảo luận: tài liệu đã dẫn (cuối chương 7).
Chương 8: Các định chế kinh tế thế giới và sự hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
1. Số tiết dự kiến: 7 tiết.
2. Mục tiêu:
7
• Nắm được nội dung cơ bản của các định chế hợp tác kinh tế quốc tế phổ biến và
một số tổ chức kinh tế quốc tế tiêu biểu.
• Từ đó, tìm hiểu tình hình thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam để điều
chỉnh các hành vi ứng xử cho phù hợp.
3. Chi tiết các đề mục của chương:
• Vấn đề mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế.
• Các định chế hợp tác kinh tế phổ biến trên thế giới.
- Hiệp định thương mại song phương (BTA).
- Hiệp định thương mại khu vực (RTA – vài trường hợp tiêu biểu, như: NAFTA,
APEC).
- Liên minh khu vực (các trường hợp EU, ASEAN – AFTA).
- Hiệp định thương mại đa phương (MTA – tìm hiểu hệ thống GATT/WTO).
• Tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
- Không ngừng mở rộng hợp tác song phương (trường hợp tiêu biểu: Hiệp định
thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ).
- Tích cực tham gia các tổ chức kinh tế khu vực (gia nhập ASEAN và thực hiện
hội nhập AFTA, gia nhập APEC…).
- Quá trình gia nhập WTO.
• Cơ hội và thách thức trong quá trình đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam.
- Bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay.
- Cơ hội từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Những thách thức trong quá trình đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế sắp tới.
4. Kiến thức cốt lõi cần nắm vững:
• Nội dung cơ bản của hiệp định thương mại song phương, hiệp định thương mại
khu vực, liên minh khu vực, hiệp định thương mại đa phương.
• Các qui chế thúc đẩy tự do hóa thương mại của WTO.
• Cơ hội và thách thức trong quá trình đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam.
5. Phương pháp dạy và học: giảng lý thuyết (sử dụng projector), thảo luận.
6. Tài liệu: Bài giảng Lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế.
7. Câu hỏi thảo luận: tài liệu đã dẫn (cuối chương 8).
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP:
8
1. Kiểm tra giữa học kỳ: 40% điểm, hình thức nghiên cứu và thuyết trình tiểu luận theo
nhóm.
2. Thi cuối học kỳ: 60% điểm, hình thức thi viết (90 phút).
QUI ĐỊNH LÀM TIỂU LUẬN:
DANH MỤC ĐỀ TÀI (có thể thay đổi, bổ sung tùy yêu cầu thực tế):
(1) Tính qui luật về sự chuyển dịch lợi thế so sánh của các nước đang phát triển.
Minh họa với trường hợp Việt Nam.
(2) Mối quan hệ giữa phát triển thương mại quốc tế với sự di chuyển nguồn lực kinh
tế quốc tế. Minh họa với trường hợp Việt Nam.
(3) Vấn đề cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế. Các giải pháp cơ bản cho nền kinh tế Việt Nam.
(4) Vai trò của thương mại quốc tế trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. Minh
họa với trường hợp Việt Nam.
(5) Xu hướng bảo hộ mậu dịch hiện nay trên thế giới và các giải pháp khai thông môi
trường thương mại toàn cầu.
(6) Vấn đề kết hợp tự do hóa thương mại với tự do hóa tài chính và đầu tư.
(7) Tính tất yếu không thể đảo ngược của các xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa.
(8) Các định chế hợp tác kinh tế phổ biến trên thế giới.
(9) Vấn đề hội nhập AFTA của Việt Nam.
(10) Vấn đề gia nhập WTO của Việt Nam.
QUI TRÌNH THỰC HIỆN (trên cơ sở thời gian biểu 9 tuần lễ x 5 tiết):
(1) Tuần lễ 1: Phân nhóm sinh viên, đăng ký đề tài nghiên cứu.
(2) Tuần lễ 2: Duyệt đề cương nghiên cứu và sắp xếp lịch thuyết trình.
(3) Tuần lễ 3 trở đi: Các nhóm tiến hành nghiên cứu và lập báo cáo.
(4) Tuần lễ 5 – 9: Mỗi tuần 2 nhóm thuyết trình, thời gian 45 phút/nhóm.
IV.GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY
1. Nguyễn Văn Sơn
Tiến sỹ kinh tế chuyên ngành Kinh tế, quản lý và kế hoạch hóa kinh tế quốc dân. Bảo vệ
luận án tại Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh.
12/1985 – 06/2004 : Trưởng phòng Kế hoạch – Kinh doanh Công ty Lương thực Tp.Hồ
Chí Minh.
07/2004 đến nay : Giảng viên Đại Học Mở bán công TP. Hồ Chí Minh.
Lĩnh vực chuyên sâu : Kinh tế đối ngoại, Lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế,
Quản trị kinh doanh quốc tế.
9
Các tài liệu đã xuất bản :
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo Việt nam. NXB Thống kê,
2000.
- Giới thiệu về thị trường Futures và Option. NXB Thống kê, 2000 (Đồng tác
giả).
- Kinh doanh toàn cầu ngày nay. NXB Thống kê, 2000 (Đồng tác giả).
2. Đinh Thị Liên.
Thạc sỹ kinh tế chuyên ngành Thương mại và phát triển, Trường Đại học Newcastle,
Australia.
1998 – 1999 : Nhân viên kinh doanh Công ty Thương nghiệp tổng hợp Cần Thơ.
1999 – 2002 : Cán bộ tín dụng Ngân hàng công thương Cần Thơ.
Từ năm 2004 : Giảng viên Trường Đại học Mở – Bán công Tp. Hồ Chí Minh
Lĩnh vực chuyên sâu : Phương pháp nghiên cứu, Lý thuyết và chính sách thương mại
quốc tế, Nghiệp vụ ngoại thương.
Tham gia đề tài nghiên cứu cấp trường “Nâng cao chất lượng dịch vụ của các phòng
ban trong trường”. Chủ nhiệm: Ths Nguyễn Thành Nhân.
10