Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Sở hữu chéo giữa các ngân hàng thương mại tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.48 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

BÀI TẬP NHĨM
MƠN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2
ĐỀ TÀI: SỞ HỮU CHÉO – LỢI ÍCH, BẤT LỢI VÀ THỰC TRẠNG
TẠI CÁC NHTM Ở VIỆT NAM
Lớp:

Ngân hàng thương mại 2 (219)_3

Giảng viên hướng dẫn:

ThS. Khúc Thế Anh

Nhóm sinh viên:

Lê Ngọc Ánh

11160501

Hoàng Hà Giang

11171152

Nguyễn Khánh Huyền

11177082

Lương Thị Phương Hiền


11177084

Vũ Văn Lộc

11172862

Lê Vũ Hồng Nhung

11173592

Nguyễn Thị Thanh Thùy

11174595

Đàm Tiến Thành

11174232

Vũ Thị Thanh Xuân

11175356

Hà Nội, tháng 3 năm 2020


Contents
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. 3
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 4
TỔNG QUAN VỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG ............... 5


I.
1.

Khái niệm và phân loại sở hữu chéo ........................................................................ 5

2.

Nguyên nhân hình thành sở hữu chéo ..................................................................... 5

3.

Lợi ích của sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng.................................................. 7

4.

Bất lợi của sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng .................................................. 8

II. THỰC TRẠNG SỞ HỮU CHÉO TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT
NAM .................................................................................................................................. 11
Các quy định pháp lý về sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng ....................... 11

1.

2.

1.1.

Quy định về thành lập, sở hữu, đầu tư và cấp tín dụng.............................. 11

1.2.


Quy định về quản trị doanh nghiệp, giám sát và công bố thông tin .............. 13

1.3.

Quy định về kiểm sốt tình trạng sở hữu chéo ............................................... 15

Thực trạng sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng ............................................... 16
2.1. SHC của các NHTM Nhà nước và NHTM nước ngoài tại các NHLD và
NHTMCP................................................................................................................... 16
2.2.

SHC giữa các NHTMCP ................................................................................. 19

III. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG SỞ
HỮU CHÉO ...................................................................................................................... 20
1.

Đánh giá sự ra đời của Thông tư 36/2014/TT-NHNN ........................................... 20

2.

Đề xuất giải pháp .................................................................................................... 22

KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 25

2



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA ĐẦY ĐỦ

1

SHC

Sở hữu chéo

2

NHTM

Ngân hàng thương mại

3

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

4

NHTMNN

Ngân hàng thương mại nhà nước


5

TCTD

Tổ chức tín dụng

6

NHLD

Ngân hàng liên doanh

7

IFC

International Finance Corporation (Cơng ty Tài chính
quốc tế)

8

BTMU

Ngân hàng Tokyo – Mitsubishi UFJ

9

OCB


NHTMCP Phương Đông

10

VOF

VinaCapital Vietnam Opportunity

11

ACB

NHTMCP Á Châu

3


MỞ ĐẦU

Theo nghiên cứu những năm gần đây, một vấn đề nổi trội thu hút sự chú ý của
những nhà chuyên gia và hoạch định chính sách chính là vấn đề về hiện tượng cơ cấu
sở hữu chéo liên quan đến hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam. Đây
là vấn đề mà hệ thống NHTM Việt Nam đang trong q trình tái cơ cấu tồn diện nhằm
cải thiện hiệu quả hoạt động, đảm bảo an toàn và phát triển bền vững trong bối cảnh hội
nhập mới. Sở hữu chéo được coi là hiện tượng hồn tồn bình thường đối với các quốc
gia có nền kinh tế phụ thuộc vào vốn tín dụng. Tuy nhiên, cũng như nhiều hiện tượng
kinh tế khác, sở hữu chéo tự nó khơng tốt khơng xấu. Nói cách khác, sở hữu chéo chứa
đựng cả những lợi ích và bất lợi. Cho dù, sở hữu chéo tuy có thể đem lại cho ngân hàng
nhiều lợi ích chung từ khối liên minh sở hữu, thế nhưng nếu như trong bối cảnh các
hoạt động giám sát, thanh tra, cịn chưa phát triển thì sẽ tạo ra những tác động tiêu cực

làm giảm hiệu quả của nền kinh tế nói chung và ngành tài chính ngân hàng nói riêng.
Ngồi ra, sở hữu chéo cịn là một trong những nguyên nhân quan trọng có thể dẫn đến
các tác động tiêu cực cho hệ thống ngân hàng như khiến hoạt động tài chính nội bộ bị
“méo mó”, làm nguồn vốn của những dự án đầu tư chưa minh bạch, hoặc phục vụ mục
đích thao túng các hoạt động kinh doanh tài chính.
Bài viết của nhóm dưới đây chủ yếu là tập trung phân tích về tổng quan về sở
hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng, những lợi ích và bất lợi các tác động của sở hữu
chéo đến hoạt động của hệ thống NHTM, trên cơ sở đó sẽ phân tích thực trạng của sở
hữu chéo tại các NHTM Việt Nam từ đó, đề xuất một số các biện pháp nhằm hạn chế
các ảnh hưởng bất lợi của sở hữu chéo.

4


I.
TỔNG QUAN VỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG
1. Khái niệm và phân loại sở hữu chéo
Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ
phần của nhau. Sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp là tạo ra mối liên kết giữa các
công ty với phương thức xâm nhập sâu vào hoạt động kinh doanh, quản trị của nhau
thông qua việc mua cổ phần của nhau. Do sở hữu cổ phần lẫn nhau giữa các công ty
và cùng chịu ảnh hưởng của một ngân hàng chung nên các doanh nghiệp trong liên
minh sở hữu chéo thường có chiến lược kinh doanh như nhau, phát huy khả năng hợp
tác, giúp đỡ, đặc biệt là khi gặp khó khăn về tài chính. Và chính vì có sự khác biệt
giữa hoạt động của doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh thông thường và hoạt
động của các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại mà nội dung sở hữu chéo trong
lĩnh vực ngân hàng cũng có những nét đặc trưng cơ bản. Theo đó, sở hữu chéo trong
hệ thống các ngân hàng bắt nguồn từ sở hữu chéo trong hệ thống doanh nghiệp với
đặc trưng là có sự tham gia của Ngân hàng thương mại vào hệ thống sở hữu cổ phần
giữa các thành viên trong liên minh sở hữu chéo với nhau. Chính vì vậy, sở hữu chéo

trong ngân hàng là việc một hay nhiều ngân hàng nắm giữ cổ phần của nhau thơng
qua mua bán cổ phần hoặc có thể đầu tư vào ngân hàng khác thông qua công ty con
hoặc ủy thác đầu tư qua một bên trung gian.
Phân loại sở hữu chéo trong lĩnh vực Ngân hàng: gồm 4 loại
-

Sở hữu của các ngân hàng trong nước và nước ngồi tại các ngân hàng liên
doanh
Cổ đơng tại các ngân hàng là các công ty quản lý quỹ
Sở hữu của các NHTM Nhà nước tại các NHTM cổ phần
Sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần

2. Nguyên nhân hình thành sở hữu chéo
2.1. Từ nhu cầu tăng vốn của Ngân hàng
Nhằm bảo đảm các ngân hàng từ khi thành lập và đi vào hoạt động có đủ lượng
vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình, Chính phủ các nước thường quy
định mức vốn điều lệ tối thiểu và theo lộ trình nhất định mà các ngân hàng phải đạt
được. Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng nóng, ngân hàng có diễn biến bất
lợi và phức tạp, thực trạng các ngân hàng còn yếu kém, các nhà đầu tư tiềm năng từ đó
sẽ hạn chế đầu tư vào ngân hàng. Xuất phát từ chính những khó khăn này, các NHTM
đã thực hiện nhiều biện pháp để đáp ứng được yêu cầu mà Chính phủ đã đề ra, trong
đó việc thiết lập một liên minh sở hữu chéo là cần thiết. Trong liên minh này, NHTM
có thể cho vay một doanh nghiệp thuộc quyền kiểm soát của ngân hàng đó và sử dụng
chính vốn vay được để đầu tư ngược lại bằng cách mua cổ phần phát hành mới của
ngân hàng. Do nguồn vốn dùng để cho vay doanh nghiệp có thể đến từ nguồn vốn huy
5


động từ nền kinh tế của NHTM nên lượng vốn dùng cho hoạt động này đủ để đáp ứng
quy định của Chính phủ về vốn điều lệ tối thiểu.

Thiếu năng lực quản trị ở các ngân hàng đi vay khiến các ngân hàng lớn
cho vay muốn tham gia vào hoạt động quản trị để giám sát
Nếu thiếu vắng các nguồn nhân lực quản lý cấp cao, đặc biệt là nguồn nhân lực
về quản lý tài chính tại các NHTM có quy mơ nhỏ, khiến cho các NHTM lớn có tiềm
lực về tài chính khi cho vay thường sẽ muốn tham gia vào hoạt động quản trị của các
ngân hàng nhằm giám sát được cả việc sử dụng vốn lẫn hoạt động kinh doanh của
ngân hàng đó. Điều này có thể thực hiện bằng việc nắm giữ cổ phần, tham gia vào ban
quản trị, ban giám sát của ngân hàng. Mục tiêu của ngân hàng cho vay chủ yếu là để
bảo đảm nguồn vốn đó được sử dụng đúng mục đích, đem lại hiệu quả và xây dựng
được mối quan hệ giữa những người tham gia thực hiện hoạt động tín dụng. Đồng
thời, việc các ngân hàng nắm giữ cổ phần tại các doanh nghiệp mà do chính mình cấp
vốn tín dụng sẽ giảm tình trạng thơng tin bất cân xứng đến mức tối thiểu, đạt được lợi
thế cạnh tranh so với các chủ nợ khác, giảm rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của
Ngân hàng
2.2.

Các ngân hàng lớn có nhu cầu mở rộng đầu tư để đa dạng hóa kinh doanh
và giảm thiểu rủi ro
Các ngân hàng lớn, có tiềm lực về tài chính thường có nhu cầu mở rộng đầu tư
sang các lĩnh vực khác trong điều kiện kinh doanh thuận lợi nhằm đa dạng hóa hoạt
động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro cũng như huy động được một lượng vốn ổn định
cho các phương án đầu tư của mình.Và một trong các biện pháp mà các doanh nghiệp
lớn thường áp dụng chính là thành lập một ngân hàng mới hoặc mua cổ phần để sở
hữu, kiểm soát phần lớn một ngân hàng đang hoạt động. Thông qua ngân hàng trong
liên minh sở hữu chéo, các doanh nghiệp trong ngân hàng sẽ dễ tiếp cận được nguồn
vốn với quy mơ lớn và chi phí vốn rẻ hơn so với phải tiếp cận với các ngân hàng
ngoài.
2.4. Áp lực trong việc phải cung cấp nguồn vốn trung và dài hạn cho các doanh
nghiệp khi thị trường vốn kém phát triển.
2.3.


Ngun nhân vĩ mơ là chính sách tiền tệ nới lỏng trong giai đoạn 2006-2010.
Ngoại trừ sáu tháng cuối năm 2008, NHNN ln duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức từ
5%-7,5%, trong cả giai đoạn 2005-2009, khiến lãi suất huy động của các ngân hàng
được duy trì ở mức thấp tương ứng trong giai đoạn này. Đây chính là nguyên nhân
khiến cho tín dụng của nền kinh tế bùng nổ. Tăng trưởng tín dụng nóng khiến cho các
doanh nghiệp khó tiếp cận vốn ngân hàng. Do đó để đáp ứng được nhu cầu vay vốn
qui mô lớn, các doanh nghiệp cần liên kết hoặc sở hữu ngân hàng để đảm bảo việc
cung ứng vốn không bị gián đoạn. Khi nhu cầu tín dụng của một nhóm doanh nghiệp
q lớn, việc sở hữu một ngân hàng sẽ khó đáp ứng đủ nhu cầu, dẫn đến các ngân
hàng phải liên kết với nhau thành nhóm và ràng buộc bởi quan hệ sở hữu.
6


Một số NHTMNN phải tham gia đầu tư vốn vào các NHTMP nhằm mục
đích hỗ trợ phát triển và mở rộng mạng lưới theo yêu cầu của NN
Thực hiện sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý Nhà nước mà một số ngân hàng
thuộc sở hữu Nhà nước đã thực hiện đầu tư vốn vào các NHTM hoặc ngân hàng liên
doanh với các mục đích khác nhau như hỡ trợ ngân hàng mới thành lập phát triển hoặc
mở rộng mạng lưới hoạt động. Từ nhiều năm trước khi việc thành lập hệ thống ngân
hàng cổ phần được áp dụng, sự hiện diện của những ngân hàng quốc doanh nhằm mục
đích hạn chế những hoạt động vượt ra ngồi khung pháp lý (nếu có) cũng như những
yếu kém ban đầu từ phía các ngân hàng cổ phần mới được thành lập. Các ngân hàng
quốc doanh lớn đã chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh, quản trị thậm chí chia sẻ cả nguồn
nhân lực với tất cả các ngân hàng họ góp vốn.
2.5.

3. Tác động tích cực của sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng
3.1. Hỗ trợ việc xây dựng liên minh chiến lược và chia sẻ rủi ro giữa các
NHTM

Các ngân hàng trong liên kết sở hữu hợp tác chặt chẽ với nhau tạo ra lợi thế
tổng hợp về nguồn lực kinh tế, những giá trị mới trên cơ sở hợp tác cùng nhau chia sẻ
những lợi ích cũng như rủi ro chung. Trong đó, một hay nhiều ngân hàng trong liên
minh sở hữu chéo sẽ có vai trị đứng ra như một người đảm bảo rủi ro cho những ngân
hàng còn lại. Việc các ngân hàng nắm giữ cổ phần tạo ra mối quan hệ chặt chẽ về sở
hữu và kiểm soát đồng thời tạo ra hiệu ứng về mức độ tin cậy đối với bản thân ngân
hàng và sau đó là với tổ chức tài chính bên ngồi liên minh. Bên cạnh đó, sở hữu chéo
giúp các ngân hàng có thể chia sẻ, nắm bắt được các thơng tin về tổ chức, quản trị,
cũng như hiệu quả tài chính lẫn nhau. Từ đó, ngân hàng giảm được đáng kể tình trạng
bất cân xứng thơng tin trong hoạt động tín dụng của mình qua đó giúp tăng cường
chức năng giám sát của ngân hàng và giảm được chi phí giao dịch cho nền kinh tế.
3.2.

Giúp các NH huy động được nguồn vốn dài hạn có tính ổn định cao

Các doanh nghiệp trong liên kết sở hữu có vai trị như một khách hàng ổn định
và đầy tiềm năng cho ngân hàng. Các doanh nghiệp này là những người có khả năng
đầu tư thêm vào ngân hàng khi ngân hàng phát hành cổ phần mới nhằm duy trì tỷ lệ sở
hữu và quyền kiểm soát. Hơn nữa, do đồng thời là chủ sở hữu doanh nghiệp nên rủi ro
tín dụng mà doanh nghiệp này gặp phải sẽ ảnh hưởng đến ngân hàng khơng chỉ trong
vai trị chủ nợ mà cịn là chủ sở hữu. Chính vì vậy, có khả năng là ngân hàng sẽ tăng
cường trách nhiệm giám sát của mình đối với hoạt động của doanh nghiệp.
3.3.

Phịng ngừa được những cuộc thâu tóm và sáp nhập từ các tổ chức khác
giúp ổn định quyền hoạt động

Các thành viên trong liên kết sở hữu bổ sung chiến lược cho nhau giúp loại trừ
được sự can thiệp từ bên ngoài, hạn chế các mâu thuẫn hay tranh chấp không mong
7



muốn, cùng phối hợp chống lại các hành vi thâu tóm, sáp nhập từ đối thủ. Theo Adams
(1999): “Mục đích chính của hệ thống sở hữu chéo có lẽ là để nhằm chống lại nguy cơ
bị thâu tóm thù địch bởi các nhóm đối thủ cạnh tranh.” Bên cạnh đó, khi phải đối diện
với nguy cơ bị thâu tóm, nhà quản lý thường chỉ hướng đến những hoạt động ngắn hạn
và trước mắt. Sở hữu chéo là một “bình phong” hữu hiệu đối với sự thâu tóm tạo nên
sự bình ổn trong quản trị doanh nghiệp. Các chính sách tài chính, chính sách quản trị
khơng phải chịu nhiều áp lực trong việc tạo ra lợi nhuận trước mắt cho các nhà đầu tư.
Từ đó ngân hàng có thể theo đuổi những mục tiêu có khả năng sinh lời trong dài hạn.
Trong tình huống mà các nhà quản lý khơng gặp áp lực về cạnh tranh trong thị trường
vốn, họ sẽ thực hiện tốt hơn các hoạt động kinh doanh của mình theo các chính sách đã
được đặt ra.
3.4.

Giảm chi phí huy động vốn do giảm áp lực chi trả cổ tức

Nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại sẽ được chia thành hai phần, một là để trả cổ tức,
phần còn lại sẽ được dùng để tái đầu tư. Thông qua sở hữu chéo, ngân hàng sẽ bớt được
gánh nặng phải chi trả cổ tức, do tăng phần lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, qua đó làm
giảm chi phí huy động vốn.
3.5.

Góp phần nâng cao năng lực quản trị, mở rộng quy mô, thị phần

Sở hữu chéo giúp tạo ra được nguồn lực dùng chung cho các đối tác trong liên
kết sở hữu như nguồn vốn, khách hàng, quản trị. Và các đối tác có thể tận dụng của
nhau hoặc chia sẻ cho nhau những lợi ích, lợi thế chung. Nếu trong liên minh sở hữu
chéo này có sự tham gia của các tổ chức tài chính nước ngồi sẽ mang lại những lợi
thế trong hoạt động kinh doanh cho ngân hàng trong nước như nguồn vốn dồi dào từ

bên ngồi, chia sẻ cơng nghệ thơng tin, nguồn nhân lực. Qua đó giúp mở rộng quy mơ,
thị phần, góp phần nâng cao năng lực quản trị.

4. Tác động tiêu cực của sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng
4.1. Tăng vốn ảo, vi phạm các quy định về vốn thực và tín dụng của NN
Bản chất sở hữu chéo là việc một doanh nghiệp nắm giữ cổ phiếu của chính nó
thơng qua việc nắm giữ cổ phiếu của doanh nghiệp có liên quan. Vì vậy, các ngân hàng
có thể “lách luật” thông qua việc vay vốn từ ngân hàng này góp cho ngân hàng kia và
ngược lại. Ví dụ như thơng qua sở hữu chéo thì cổ đơng của ngân hàng A có thể vay
tiền ngân hàng B thơng qua một cơng ty đầu tư tài chính của mình để góp vốn vào ngân
hàng A và ngược lại hoặc là ngân hàng A đầu tư vào ngân hàng B, ngân hàng B đầu tư
vào ngân hàng C và ngân hàng C lại quay lại đầu tư vào ngân hàng A. Chính điều này
đã tạo ra luồng vốn tưởng là góp thật vào hệ thống nhưng thực chất lại là vốn vay lẫn
8


nhau giữa các ngân hàng. Hoạt động đi vay này đã tạo ra tình trạng tăng vốn ảo trong
các ngân hàng.
Bên cạnh đó, sở hữu chéo giúp cho ngân hàng đánh giá khơng đúng tài sản “Có”
rủi ro, qua đó làm tăng hệ số CAR một cách không thực chất. Trong thực tế, nhiều ngân
hàng đã cho vay một phần vốn đáng kể để đầu tư chứng khoán và bất động sản, thông
qua các công ty con, công ty liên kết. Tình trạng sở hữu chồng chéo làm cho việc đánh
giá mục đích cuối cùng của các khoản cho vay khơng hề dễ dàng, do đó khoản vay có
thể được xếp vào nhóm ít rủi ro hơn. Rủi ro bị đánh giá thấp hơn cũng đồng nghĩa với
việc hệ số an tồn vốn CAR khơng phản ánh đúng thực chất. Và sở hữu chéo cũng làm
vơ hiệu hóa các quy định về giới hạn tín dụng, góp vốn, mua cổ phần, quy định tách
bạch ngân hàng đầu tư ra khỏi hoạt động của ngân hàng thương mại,... Các chỉ số khơng
chính xác lại dẫn đến sai lệch cả về quản trị ngân hàng cũng như việc giám sát đối với
hệ thống tài chính. Điều này là đặc biệt nguy hiểm vì những rủi ro trong lĩnh vực ngân
hàng tài chính khi bùng phát thì có sức lan tỏa rất rộng và hậu quả nghiêm trọng cho

toàn bộ nền kinh tế.
4.2.

Khuyến khích tình trạng độc quyền, làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các
ngân hàng.

Khi các ngân hàng sở hữu cổ phần của nhau sẽ tạo thành một mạng lưới liên kết
mà từ đó dễ nảy sinh độc quyền. Khi mức độ liên kết giữa các ngân hàng trong liên
minh sở hữu chéo càng tăng thì các biện pháp mang tính độc quyền sẽ tăng lên. Liên
minh ngân hàng này có thể đủ sức mạnh để chi phối lãi suất, tỷ giá,… Vì vậy sở hữu
chéo khiến mục tiêu tối đa hóa giá trị cho ngân hàng dần mờ nhạt đi, mà lại hướng vào
mục tiêu phục vụ lợi ích của một nhóm người nhất định. Sở hữu chéo có thể giúp tăng
cường sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các đối tác trong liên kết sở hữu nhưng trong nhiều trường
hợp thì nó lại tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau. Sự phụ thuộc có thể làm cho các đối tác
khơng có nhiều động lực phát triển, giảm tính năng động và sáng tạo, và khơng thích
cạnh tranh. Điều này dẫn đến hệ quả là năng suất giảm, tăng chi phí, và giảm sức cạnh
tranh của nền kinh tế. Sự phụ thuộc cũng tạo ra sức ỳ lớn khi nhà cung cấp chậm cải
tiến công nghệ, mẫu mã và chất lượng sản phẩm, trong khi nhà phân phối lại không đa
dạng hóa được nguồn cung cấp.
4.3.

Khó xác định chính xác con số nợ xấu của các NH

Thực tế hiện nay có rất nhiều “đại gia” đầu tư vào các ngân hàng rồi sau đó lại
dùng các doanh nghiệp liên quan của mình đi vay vốn từ ngân hàng để kinh doanh. Nếu
giám sát khơng chặt chẽ, dịng tiền có thể chuyển cho vay các dự án sân sau do chính
những người chi phối hoặc chủ ngân hàng làm chủ. Lúc này nguồn lực rõ ràng không
được đánh giá, giám sát đầy đủ, dễ dẫn đến nợ xấu. Và việc xác định chính xác nợ xấu
và việc xử lý nợ xấu cịn khó khăn hơn nhiều do mối quan hệ phức tạp của sở hữu chéo.
9



Nợ xấu tăng cao của hệ thống ngân hàng tạo ra rủi ro mang tính hệ thống vì vấn đề
thanh khoản và khả năng trả nợ của một ngân hàng có thể kéo theo hàng loạt các ngân
hàng khác.
4.4.

Ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động quản trị của ngân hàng

Sở hữu chéo làm cho mức độ sở hữu và kiểm sốt của các cổ đơng nhỏ hoặc cổ
đơng khơng tham gia vào liên minh sở hữu chéo bị suy giảm. Bên cạnh đó, khi các ngân
hàng sở hữu cổ phiếu của nhau thì người giám sát hoạt động của ngân hàng là những
người quản lý chứ không phải người nắm cổ phần trực tiếp của ngân hàng (A) nắm giữ
cổ phần của ngân hàng kia (B). Sự giám sát thiếu hiệu quả của ban kiểm sốt và cổ đơng
sẽ tạo điều kiện cho nhà quản lý lơ là mục tiêu gia tăng lợi nhuận tối đa cho các cổ đông.
Hệ quả là các ngân hàng có sở hữu chéo thường hoạt động khơng vì mục tiêu tối đa hố
lợi nhuận cho cổ đông mà thường là cho quyền lực của nhà quản lý. Hành vi này sẽ
khiến cho hiệu quả kinh doanh của ngân hàng bị sụt giảm và để duy trì lợi nhuận các
ngân hàng lại càng có xu hướng cấu kết ngầm, gây ảnh hưởng xấu đến phúc lợi chung
của xã hội.
4.5.

Giảm tỷ trọng cổ phiếu có tính thanh khoản cao

Các cổ đông sở hữu chéo thông thường nắm giữ cổ phần của nhau trong một thời
gian dài và ít khi được giao dịch trên thị trường chứng khốn khiến tỷ trọng cổ phiếu
có tính thanh khoản cao giảm xuống. Bên cạnh đó, nếu lượng cổ phiếu nắm giữ bởi
các cổ đông này quá lớn và phần cổ phiếu tự do chuyển nhượng cịn lại ít thì cổ phiếu
đó rất dễ là đối tượng của các hoạt động lạm dụng, thao túng thị trường, làm cho thị
trường của cổ phiếu bị biến động mạnh. Với thị trường chứng khốn thiếu hiệu quả

như vậy sẽ khơng thể khuyến khích các nhà đầu tư bên ngoài, cũng như hạn chế mức
độ tham gia tích cực của các nhà đầu tư dài hạn. Điều này gây khó khăn trong doanh
nghiệp trong việc huy động vốn sau này.
4.6.

Khiến hoạt động tài chính nội bộ bị “méo mó”

Sở hữu chéo bị lạm dụng và biến tướng thành sự lũng đoạn để thiết kế bộ máy
lãnh đạo DN và NH tham gia sở hữu chéo chỉ bao gồm những “người trong cuộc” và
họ có quyền, có cách chi phối, vơ hiệu hóa các cơ chế kiểm sốt nội bộ và kiểm tốn
bên ngồi, khiến hoạt động tài chính nội bộ bị méo mó nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ
phá sản của DN và NH đồng thời đe dọa đổ vỡ lớn cho hệ thống chung.

10


THỰC TRẠNG SỞ HỮU CHÉO TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TẠI
VIỆT NAM
1. Các quy định pháp lý về sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng
1.1. Quy định về thành lập, sở hữu, đầu tư và cấp tín dụng.
1.1.1. Quy định về tỷ lệ sở hữu của cổ đơng, nhóm cổ đông:
II.

Các cơ quan quản lý Nhà nước thường đưa ra các quy định khống chế tỷ lệ sở
hữu tối đa của một cổ đơng và nhóm cổ đơng có liên quan, bao gồm cả tổ chức và cá
nhân đối với cổ phần của NHTM. Các cổ đơng và nhóm cổ đơng có liên quan là các tổ
chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với tổ chức, cá nhân khác thuộc các
nhóm như: NHTM khác và các doanh nghiệp mà NHTM nắm giữ từ một tỷ lệ cổ phần
nhất định trở lên; các cá nhân thuộc ban quản trị, ban kiểm soát, và ban điều hành tại
chính ngân hàng, tại các NHTM khác, và các doanh nghiệp mà NHTM nắm giữ từ một

tỷ lệ cổ phần nhất định trở lên; NHTM khác và các doanh nghiệp hiện đang nắm giữ cổ
phần tại NHTM. Việc quy định này áp dụng không chỉ với tỷ lệ sở hữu cổ phần mà còn
liên quan đến tỷ lệ sở hữu quyền biểu quyết. Trên cơ sở đó, tùy vào mức độ sở hữu là
thấp hay cao, hình thức sở hữu là gián tiếp hay trực tiếp mà Nhà nước quy định mức độ
khống chế sở hữu nhất định.
Cơ quan quản lý Nhà nước cũng quy định mức độ khống chế sở hữu nhất định
tùy thuộc vào loại hình sở hữu là thuộc sở hữu Nhà nước, tư nhân hay nước ngồi và
ngành nghề là tài chính hay phi tài chính. Luật Các tổ chức tín dụng đã có nhiều quy
định nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, không cho phép một hoặc một
số cá nhân, tổ chức có thể thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng. Cụ thể theo điều
55 của Luật các tổ chức tín dụng 2010:“Một cổ đơng là cá nhân khơng được sở hữu
quá 5% vốn điều lệ, một cổ đông là tổ chức không được sở hữu quá 15% vốn điều lệ
(trừ một số trường hợp đặc biệt), cổ đông và người có liên quan của cổ đơng đó khơng
được sở hữu quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Cổ đơng lớn của một tổ
chức tín dụng và người có liên quan của cổ đơng đó khơng được sở hữu cổ phần từ 5%
trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác”. Đây là những quy định nhằm hạn
chế khả năng lũng đoạn của các cá nhân, tổ chức có thể kiểm sốt được hoạt động của
các ngân hàng thương mại thông qua việc nắm giữ số lượng lớn cổ phần tại ngân hàng.
Quy định này rất chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế.
1.1.2. Quy định về đầu tư góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại:
Cơ quan quản lý Nhà nước quy định NHTM chỉ được phép sử dụng vốn điều lệ
và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần vào một số ngành nghề nhất định theo quy định
của Nhà nước; giới hạn mức góp vốn, mua cổ phần tối đa của NHTM; giới hạn tỷ lệ
vốn góp, mua cổ phần trên vốn điều lệ của doanh nghiệp mà NHTM được phép đầu tư.
Việc quy định này khơng chỉ đối với NHTM mà cịn đối với các công ty con, công ty
11


liên kết của NHTM. Cơ quan quản lý Nhà nước yêu cầu các NHTM tách bạch hoạt động
đầu tư với các hoạt động huy động và cho vay truyền thống của NHTM thông qua việc

yêu cầu NHTM phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện
các hoạt động của ngân hàng đầu tư; thậm chí hạn chế hoặc cấm hồn tồn các hoạt
động của ngân hàng đầu tư đối với NHTM mà chỉ cho phép ngân hàng đầu tư thực hiện
các nghiệp vụ này. Cụ thể, theo Luật các tổ chức tín dụng quy định:
-

-

Theo khoản 2, điều 103: “Ngân hàng thương mại phải thành lập hoặc mua lại
công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh sau đây: Bảo
lãnh phát hành chứng khốn, mơi giới chứng khốn; quản lý, phân phối chứng
chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán
cổ phiếu; cho thuê tài chính; bảo hiểm”.
Theo khoản 4, điều 103: “Ngân hàng thương mại được thành lập, mua lại công
ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản,
kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín
dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh tốn, thơng tin tín dụng”.

Tuy nhiên, việc góp vốn, mua cổ phần của NHTM phải tuân thủ các giới hạn quy
định tại Điều 129, Luật Các tổ chức tín dụng, cụ thể:
-

-

Theo khoản 2 của điều luật này: “Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân
hàng thương mại vào các doanh nghiệp, kể cả các công ty con, công ty liên kết
của ngân hàng thương mại đó khơng được vượt q 40% vốn điều lệ và quỹ dự
trữ của ngân hàng thương mại”
Đồng thời cũng cấm việc sở hữu chéo thông qua khoản 5 của điều luật này: “Tổ
chức tín dụng khơng được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức

tín dụng khác là cổ đơng, thành viên góp vốn của chính tổ chức tín dụng đó”.

1.1.3. Quy định về cấp tín dụng
Cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra các quy định cấm hoặc hạn chế trường hợp
NHTM cấp tín dụng đối với một số đối tượng. Tùy vào mức độ sở hữu là thấp hay
cao, hình thức sở hữu là gián tiếp hay trực tiếp mà Nhà nước quy định mức độ khống
chế tín dụng nhất định. Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng quy định cụ thể về những
trường hợp khơng được cấp tín dụng. Cụ thể theo khoản 1 điều này, “ Tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi khơng được cấp tín dụng đối với những tổ
chức, cá nhân sau đây:
-

Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban
kiểm sốt, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và
các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngồi, pháp nhân là cổ đơng có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội
đồng quản trị, thành viên Ban kiểm sốt của tổ chức tín dụng là cơng ty cổ phần,
12


-

pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là cơng ty
trách nhiệm hữu hạn;
Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng
thành viên, thành viên Ban kiểm sốt, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám
đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương”.

Các TCTD cũng khơng được cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở bảo đảm
cho các đối tượng trên. Ngoài ra khoản 4, điều 126, Luật các tổ chức tín dụng cịn quy

định: “Tổ chức tín dụng khơng được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh chứng khốn mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm sốt”.
Để đảm bảo an tồn trong hoạt động ngân hàng của TCTD, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài và nhằm tránh xung đột lợi ích, Điều 127, Luật các tổ chức tín dụng quy
định về những trường hợp hạn chế cấp tín dụng. Theo khoản 1, điều 127: “Tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi khơng được cấp tín dụng khơng có bảo đảm,
cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây:
-

-

-

Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngồi; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngồi;
Kế tốn trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Chủ tịch
và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của
Ban kiểm sốt, Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh tương đương của quỹ
tín dụng nhân dân;
Cổ đơng lớn, cổ đơng sáng lập;
Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 126 của
Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;
Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng;
Các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ
chức tín dụng nắm quyền kiểm soát

1.2. Quy định về quản trị doanh nghiệp, giám sát và công bố thông tin
1.2.1. Quy định về thành phần của ban quản trị và điều hành
Cơ quan quản lý Nhà nước cũng đã có quy định về ban điều hành của NHTM

nhằm hạn chế tình trạng sở hữu chéo có thể xảy ra. Luật các Tổ chức tín dụng đã có
các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành, thành
viên ban kiểm soát, các quy định về tiêu chuẩn đối với thành viên độc lập của hội
đồng quản trị.
Theo khoản 1, điều 50, Luật các tổ chức tín dụng: “Thành viên Hội đồng quản
trị, thành viên Hội đồng thành viên phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

13


Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này;
Có đạo đức nghề nghiệp;
Có bằng đại học trở lên;
Có ít nhất 03 năm là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc
có ít nhất 05 năm là người quản lý, người điều hành của doanh nghiệp hoạt động
trong ngành tài chính, ngân hàng, kế tốn, kiểm tốn hoặc của doanh nghiệp
khác có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình tổ
chức tín dụng tương ứng hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận
nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế tốn, kiểm tốn”.

-

Thêm vào đó, theo khoản 2 của điều này cũng quy định: “ Thành viên độc lập
của Hội đồng quản trị phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều
này và các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
-

-

-


-

-

Không phải là người đang làm việc cho chính tổ chức tín dụng hoặc cơng ty con
của tổ chức tín dụng đó hoặc đã làm việc cho chính tổ chức tín dụng hoặc cơng
ty con của tổ chức tín dụng đó trong 03 năm liền kề trước đó;
Khơng phải là người hưởng lương, thù lao thường xun của tổ chức tín dụng
ngồi những khoản phụ cấp của thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo
quy định;
Khơng phải là người có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em và vợ, chồng của
những người này là cổ đơng lớn của tổ chức tín dụng, người quản lý hoặc thành
viên Ban kiểm sốt của tổ chức tín dụng hoặc cơng ty con của tổ chức tín dụng;
Khơng trực tiếp, gián tiếp sở hữu hoặc đại diện sở hữu từ 1% vốn điều lệ hoặc
vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của tổ chức tín dụng; khơng cùng người
có liên quan sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết
trở lên của tổ chức tín dụng;
Khơng phải là người quản lý, thành viên Ban kiểm sốt của tổ chức tín dụng
tại bất kỳ thời điểm nào trong 05 năm liền kề trước đó”.

Ngồi ra các khoản 3,4,5 của điều 50 cũng quy định về những tiêu chuẩn, điều
kiện đối với thành viên của Ban kiểm soát, những người nắm giữ chức vụ cao như tổng
giám đốc( giám đốc), Phó tổng giám đốc( Phó giám đốc).
Đồng thời Luật Các tổ chức tín dụng cũng bổ sung quy định về các trường hợp
không cùng đảm nhiệm chức vụ nhằm tránh xung đột lợi ích, lạm dụng quyền ảnh hưởng
của mình để ra những quyết định xung đột với lợi ích của TCTD(điều 34). Ngoài ra,
Luật này cũng quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của người quản lý, điều hành TCTD,
trách nhiệm cơng khai các lợi ích liên quan( điều 38,39).
1.2.2. Quy định về quyền biểu quyết cổ đông:


14


Một khuôn khổ quản trị ngân hàng tốt cần phải bảo vệ quyền lợi của cổ đông,
cho dù các cổ đơng này có đưa ra các quyền biểu quyết trực tiếp, hay thông qua người
đại diện. Luật các tổ chức tín dụng cũng đã đưa ra những quy định về quyền biểu quyết
của cổ đông ưu đãi và cổ đông phổ thông:
-

-

Theo khoản 3, điều 52 của luật này: “Cổ đơng sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có
các quyền như cổ đông phổ thông, trừ quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ
đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.”
Theo khoản 1, điều 53 của luật này: “ Cổ đông phổ thông có quyền tham dự và
phát biểu ý kiến trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền
biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền; mỗi cổ phần phổ
thơng có một phiếu biểu quyết”.

1.2.3. Quy định về minh bạch hóa các thơng tin trong ngân hàng thương mại:
Trong các yếu tố quyết định mức độ minh bạch và hiệu quả của thị trường tài
chính, thơng tin ln đóng một vai trị quan trọng. Khi có thơng tin chính xác, cơ quan
quản lý nhà nước và cổ đơng có thể giám sát hoạt động của NHTM dễ dàng và chính
xác hơn, từ đó phát hiện sớm những vấn đề trong quản trị và điểu hành của các ngân
hàng. Các ngân hàng thương mại phải thực hiện các báo cáo hàng quý, bán niên, và
thường niên về tình hình hoạt động của ngân hàng đồng thời công bố các thông tin trọng
yếu trên các thông tin thông tin đại chúng và gửi tới cơ quan quản lý của Nhà nước có
vai trị thu thập, kiểm tra, và xây dựng cơ sở dữ liệu cho toàn hệ thống. Cụ thể:
-


-

-

1.3.

Theo khoản 1, điều 141, Luật các tổ chức tín dụng: “Tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài phải thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp
luật về kế toán, thống kê và báo cáo hoạt động nghiệp vụ định kỳ theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước”.
Theo khoản 3, điều 141, Luật các tổ chức tín dụng: “Cơng ty con, cơng ty liên kết
của tổ chức tín dụng có trách nhiệm gửi báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động
của mình cho Ngân hàng Nhà nước khi được yêu cầu”.
Theo khoản 4, điều 141, Luật các tổ chức tín dụng: “Trong thời hạn 90 ngày, kể
từ ngày kết thúc năm tài chính, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngồi phải gửi Ngân hàng Nhà nước các báo cáo hàng năm theo quy định của
pháp luật”.
Quy định về kiểm soát tình trạng sở hữu chéo

Sở hữu chéo tại hệ thống NHTM với mức độ lớn có thể gây ra những ảnh hưởng
tiêu cực cho sự an toàn và ổn định của hệ thống. Cần phải có những quy định chặt chẽ
để kiểm sốt tình trạng sở hữu chéo. Sự ra đời của Thông tư 36/2014/TT-NHNN và

15


Thơng tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi của TT36 góp phần vào việc hạn chế tình trạng
sở hữu chéo đang xảy ra. Cụ thể:
Theo khoản 3, điều 20, Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định:

-

-

-

“Ngân hàng thương mại chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu tối đa khơng q hai
(02) tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức tín dụng khác là cơng ty con
của ngân hàng thương mại đó;
Ngân hàng thương mại chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu của một tổ chức tín
dụng khác dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức tín dụng khác
đó;
Ngân hàng thương mại không được cử người tham gia hội đồng quản trị tại tổ
chức tín dụng mà ngân hàng thương mại đã mua, nắm giữ cổ phiếu, trừ trường
hợp tổ chức tín dụng đó là cơng ty con của ngân hàng thương mại hoặc ngân
hàng thương mại tham gia tái cơ cấu, xử lý tổ chức tín dụng yếu kém theo chỉ
định của Ngân hàng nhà nước”

2. Thực trạng sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng
2.1. SHC của các NHTM Nhà nước và NHTM nước ngoài tại các NHLD và
NHTMCP
2.1.1. Trước Thông tư 36/2014/TT-NHNN
Sở hữu chéo trong hệ thống các NHTM tại Việt Nam bắt nguồn từ khi NHTMNN
sở hữu một phần vốn tại các NHTMCP nhằm hỗ trợ các NHTMCP. Do đó, tình trạng
sở hữu chéo ngày càng chằng chịt giữa các NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, các quỹ
tài chính, NHTM nước ngồi…

Nguồn: Tổng hợp từ BCTN của các NH năm 2013
16



Qua sơ đồ trên ta có thể dễ dàng nhận thấy ngoại trừ Agribank thì các NHTMNN
khác đã thực hiện cổ phần hóa với tỉ lệ sở hữu của Nhà nước là 64,463% tại Vietinbank,
95,76% tại BIDV và 77,1% tại Vietcombank. Vietcombank là Ngân hàng đầu tiên thực
hiện cổ phần hóa, vào thời điểm trước thơng tư 36 cũng là đơn vị sở hữu nhiều vốn tại
nhiều NHTMP khác nhất, cụ thể, VCB đã nắm giữ 8,19% cổ phần của Eximbank, 4,3%
cổ phần của Saigonbank, 9,59% cổ phần tại MB bank và 5,06% tại OCB. So với năm
2012, nhìn chung tỉ lệ sở hữu của VCB tại các ngân hàng này đã giảm ít nhiều song vẫn
cịn khá lớn, mặt khác do cũng là một cổ đông lớn nên VCB có quyền chi phối trực tiếp
vào các hoạt động kinh doanh cũng như công tác quản trị tại các ngân hàng này.
Đối với Vietinbank vào thời điểm đó là cổ đơng chính tại NHLD Indovina khi
nắm giữ 50% cổ phần tại ngân hàng này. Tương tự, BIDV cũng có cổ phần tại 3 NHLD
là VID Public (50%), Lào – Việt (65%) và Việt – Nga (50%). Trong khi đó, Agribank
vừa nắm giữ cổ phần tại NHLD (Vinasiam Bank – 34%) vừa nắm giữ cổ phần tại
NHTMCP trong nước (Maritime Bank – 15%)
Trong khi các NHTMNN có sở hữu cổ phần tại các NHLD, NHTMCP thì bản
thân các NHTMNN này cũng được các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu một phần và trở
thành những nhà đầu tư chiến lược. Chẳng hạn, VCB được sở hữu 15% bởi Mizuho,
IFC và BTMU lần lượt nắm giữ 8,03% và 19,73% cổ phần tại Vietinbank. Điều này
chứng tỏ rằng mục tiêu thu hút các nhà đầu tư nước ngoài chiến lược khi cổ phần hóa
tại các NHTMNN dù chưa hẳn thành cơng nhưng cơ bản cũng đã đạt được. Tuy nhiên,
trong điều kiện Nhà nước sở hữu một phần vốn khá lớn tại các ngân hàng này thì việc
các nhà đầu tư này phát huy được vai trị và khả năng của mình dường như gặp khó
khăn hơn.
Nói chung, tình trạng sở hữu chéo giữa các NHTMNN và các NHTMCP và
NHLD vào thời điểm trước thông tư 36 chủ yếu dưới dạng kim tự tháp và không quá
phức tạp. Các NHTMNN tham gia sở hữu cổ phần tại các NHTMCP có một phần
nguyên nhân mang tính lịch sử, chẳng hạn như trường hợp Eximbank được sở hữu một
phần bởi VCB là do Chính phủ đã sử dụng NHTMNN này để “giải cứu” một số
NHTMCP gặp khó khăn tài chính trước đó với tư cách là cổ đông nhà nước. Tuy nhiên,

một số trường hợp khác cũng là do NHTMNN chủ động sở hữu các NHTMCP.

2.1.2. Sau Thông tư 36/2014/TT-NHNN

17


Nguồn: Tổng hợp từ BCTN của các NH năm 2018
Sau thông thư 36 việc sở hữu chéo của các ngân hàng thương mại được siết chặt.
Mục đích là nhằm hạn chế việc đầu tư dàn trải, dẫn đến không kiểm sốt hết rủi ro của
các tổ chức tín dụng. Đồng thời thực hiện đa dạng hóa các doạt động đầu tư nhưng phải
đảm bảo có hiệu quả, duy trì vốn tự có ở mức đảm bảo các tỉ lệ an toàn. Cụ thể điều 18
quy định “ngân hàng thương mại và công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương
mại phải tuân thủ giới hạn góp vốn, mua cổ phần nhằm phù hợp với quy định tại luật
TCTD” . Theo đó NHTM mua , nắm giữ cổ phiếu tối đa không quá 2 TCTD khác và
nắm giữ cổ phiếu của một TCTD không quá 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết.
Trong nhóm 4 NHTM nhà nước đẫ thực hiện nghiêm túc thông tư 36. Năm 2016
Viettinbank đã bán gần 17 triệu cổ phiếu tương đương với 5,48% cổ phần tại
Saigonbank giảm tỷ lê sở hữu xuống còn 4,91%. 19/4/2019 Viettinbank đã đấu giá
thành công 15 triệu cổ phiếu cịn lại tương đương với 4,91% chính thức thối vốn tại
SGB. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đang nắm giữ cổ phần của 2
ngân hàng liên doanh là NH liên doanh Lào Việt và ngân hàng liên doanh Việt Nga với
tỷ lệ cổ phần lần lượt là 65% và 50%. Ngân hàng phát triển nông thôn Việt Nam
(Agribank ) cũng nắm giữ cổ phần tại HB Bank thơng qua cơng ty con chứng khốn
Agribank với tỷ lệ cổ phần 4,47%. Ngân hàng Vietcombank cũng thoái vốn tại 2 ngân
hàng MBBank và Eximbank từ tháng 11 12 năm 2018 xuống còn 4,98% 4,82% để đảm
bảo yêu cầu của thông tư 36. Vietcombank chỉ giảm một tỷ lệ vừa đủ để xuống dưới
5% khơng cịn là cổ đơng lớn mà chỉ là khoản đầu tư vì xét thấy đầu tư MBB và
Eximbank vẫn là một khoản đầu tư tiềm năm. Trước viettinbank thì Vietcombank cũng
đã thối vốn toàn bộ số cổ phần tại SGB để phù hợp với thông tư 36 không sở hữu quá

2 TCTD. Sau thơng tư 36 thì NHNN cũng giảm cổ phần tại các NHTM để thu hút liên
kết từ các NH nước ngồi. Sở hữu chéo giữa các cổ đơng chiến lược nước ngoài tại các
NHTM nhà nước. Trong thời gian qua, NHNN đã thực hiện việc nới giới hạn vốn ngoại
tại các NHTM từ 20% lên 30 %, nhằm mục đích thu hút vốn và kỹ năng quản trị từ các
định chế tài chính có kinh nghiệm trên thị trường ngân hàng quốc tế.

18


2.2.

SHC giữa các NHTMCP

So với cơ cấu sở hữu chéo giữa các NHTMNN và NHLD, NHTMCP thì cấu trúc
sở hữu giữa các NHTMCP có phần phức tạp hơn do khó xác định được chủ sở hữu sau
cùng. Do đó nhóm thuyết trình đã chọn nhóm 3 ngân hàng có cấu trúc sở hữu phức tạp
hàng đầu để phân tích là Sacombank, Eximbank và ACB.
2.2.1. Trước Thông tư 36/2014/TT-NHNN

Nguồn: Tổng hợp từ BCTN của các NH năm 2013
Eximbank được sở hữu bởi NHTMNN Vietcombank (8,195%), NHLD
Sumitomo (15%) và VOF (5,023%), NHTMCP ACB (20%) và cũng đứng ra sở hữu
9,58% cổ phần của Sacombank. Phức tạp hơn, Sacombank cũng có 5% cổ phần do ACB
sở hữu thông qua công ty cổ phần đầu tư tài chính Á Châu, ngồi ra ACB cịn sở hữu
6,1% cổ phần của Kienlongbank và 10,8% của NH Đại Á (đã sáp nhập vào HD Bank
11/2013). Qua những phân tích trên chúng ta có thể thấy rõ sự phức tạp trong cấu trúc
sở hữu của nhóm 3 ngân hàng trên. Có thể nói nhờ sở hữu chéo mà các Ngân hàng đã
“lách” qua khung kiểm tra, giám sát của NHNN và một số chừng mực, quy định pháp
luật vì vậy khiến cho các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động của các ngân
hàng đã dần trở nên khơng cịn hiệu lực.


2.2.2. Sau thơng tư 36/2014/TT-NHNN

19


Nguồn: Tổng hợp từ BCTN của các NH năm 2018
So sánh với cấu trúc sở hữu giữa các NHTMCP trước thơng tư 36 của NHNN ta
có thể thấy rõ sự khác biệt ở đây. Eximbank hiện tại chỉ chịu sở hữu của 2 cổ đông lớn
nhất là NH Sumitomo (15%) và ACB (1,04%) thay vì 4 Ngân hàng như trước đó. Cịn
tỉ lệ sở hữu của Standard Chatered tại ACB cũng giảm từ 15% xuống còn 5,02%.

KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH
TRẠNG SỞ HỮU CHÉO
1. Đánh giá sự ra đời của Thông tư 36/2014/TT-NHNN
III.

Với việc ra đời Thông tư 36, các ngân hàng đang nắm giữ cổ phần tại nhiều
TCTD khác có thêm động lực để thối phần vốn vượt q tỷ lệ Thơng tư 36 quy định.
Ngoài việc đáp ứng đầy đủ thời hạn của NHNN, việc thoái vốn sẽ giúp các ngân hàng
này sớm thu hồi được khoản vốn đã đầu tư từ lâu mà khơng ít trong số đó được đánh
giá là kém hiệu quả. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường chứng khoán chưa thực sự
khởi sắc trở lại, cổ phiếu ngân hàng vẫn trong tình trạng kém hấp dẫn nên việc thối
vốn là khơng dễ. Một biện pháp khác để đáp ứng với yêu cầu của Thông tư 36, đó là
tăng vốn điều lệ. Các ngân hàng có thể cải thiện vốn điều lệ thông qua hai con đường:
kêu gọi nhà đầu tư góp thêm vốn thơng qua phát hành thêm cổ phiếu và thực hiện mua
bán, sáp nhập (M&A). Trong đó, biện pháp dễ nhất hiện nay là M&A.
Hoạt động M&A giữa các TCTD đã góp phần gián tiếp làm giảm mức độ sở hữu
chéo nhờ hiện tượng pha loãng tỷ lệ sở hữu cổ phần.


Năm

Tổ chức trước M&A

2011

NHTMCP Sài Gịn,
NHTMCP Việt Nam Tín
Nghĩa, NHTMCP Đệ Nhất

Tổ chức sau
M&A

Vốn điều lệ (tỷ đồng)
Trước M&A

Sau M&A

SCB: 4.184
NHTMCP Sài
Gòn

TNB: 3.399
FCB: 3.000

20

10.584



SHB: 4.816

2012

NHTMCP Nhà Hà Nội,
NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội

NHTMCP Sài
Gòn–Hà Nội
NHTMCP Phát
triển
TP. HCM

HDB: 5.000

2013

NHTMCP Đại Á, NHTMCP
Phát triển TP. HCM

NHTMCP Đại
chúng

PVFC: 6.000

2015

NHTMCP Phương Tây,
Tổng Cơng ty Tài chính Cổ
phần Dầu khí Việt Nam


Việt Nam

WEB: 3.000

NHTMCP Nhà đồng bằng
sơng Cửu Long, NHTMCP
Đầu tư và Phát triển Việt
Nam

NHTMCP Đầu
tư và
Phát triển Việt
Nam

BIDV:
22.112

NHTMCP Công thương
Việt Nam, NHTMCP Xăng
dầu Petrolimex

NHTMCP Công
thương

Vietinbank:
37.234

Việt Nam


PG Bank:
3.000

NHTMCP Phương Nam,
NHTMCP Thương Tín

NHTMCP
Thương Tín

STB: 12.425

2015

NHTMCP Phát triển Mê
Kơng, NHTMCP Hàng Hải

NHTMCP Hàng
Hải

MSB: 8.000

2015

2015

2015

8.866
HBB: 4.050
8.100

DAB: 3.100

9.000

31.481

MHB: 3.369

40.234

18.853
PNB: 4.000
11.750
MDB: 3.750
Nguồn: sbv.gov.vn

Mặc dù các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng quy mơ trung bình và nhỏ, rất
nỡ lực thực hiện việc tăng vốn vừa để tránh nguy cơ phải sáp nhập vừa để tăng sự cạnh
tranh trong bối cảnh thị trường khốc liệt mới, đặc biệt là giảm tỷ lệ sở hữu của các cổ
đông lớn theo quy định của Thông tư 36, song kế hoạch tăng vốn gặp rất nhiều khó
khăn. Ngồi ra, các lần tăng vốn của các ngân hàng trong giai đoạn vừa qua cịn vắng
bóng các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài nên dù thực hiện được Thơng tư 36 nhưng
các lợi ích từ việc tăng vốn chưa phát huy được với các ngân hàng. Một trong những
mục tiêu của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là giải quyết được những nguyên nhân gây
ra yếu kém về quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro trong giai đoạn trước đó. Chỉ có
tìm được nhà đầu tư chiến lược, có tỷ lệ sở hữu đáng kể trong ngân hàng thì những lợi
ích ngồi việc tăng vốn mới đem đến cho ngân hàng những thay đổi tích cực về mặt
chất. Nhiều ngân hàng nhỏ khơng thực sự hấp dẫn các ngân hàng nước ngoài. Ngoài sự
yếu kém về tài chính, hầu hết các ngân hàng này đều có q nhiều lỡ hổng về quản trị
doanh nghiệp, quản trị hệ thống và quản trị rủi ro; nguồn nhân lực không mạnh; thương

hiệu lại kém và chưa kể việc thiếu minh bạch. Ngoại trừ điểm hấp dẫn thực sự của nhóm
21


ngân hàng này chỉ nằm ở phần cứng, tức hệ thống mạng lưới chi nhánh đã được mở
rộng rất nhanh trong vài năm vừa qua, các đối tác chiến lược ngoại trước khi đầu tư vào
ngân hàng Việt Nam luôn tính tốn và xem xét kỹ chiến lược tăng trưởng trong dài hạn,
trong khi các ngân hàng nhỏ này gặp quá nhiều vấn đề còn nền kinh tế Việt Nam tuy đã
dần ổn định những vẫn chưa thực sự khởi sắc.
2. Đề xuất giải pháp
Qua những phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy rõ vấn đề sở hữu chéo trong hệ
thống NH đang tạo ra nhiều khó khăn, bất lợi trong việc quản lí, điều hành để đảm bảo
tính an tồn trong hệ thống đặc biệt là cơng tác xử lí nợ xấu. Do đó, việc hạn chế những
ảnh hưởng tiêu cực tác động trực tiếp đến hệ thống NH là một việc vô cùng cấp thiết
đối với các cơ quan quản lí. Trong đó, vấn đề mấu chốt là phải ngăn chặn kịp thời các
hành vi cố tình vi phạm để hưởng lợi từ việc sở hữu chéo của các cá nhân, tổ chức. Để
giải quyết được những điều này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa NHNN và các
Bộ ban ngành liên quan trong việc ban hành các văn bản pháp luật cũng như việc kiểm
tra, giám sát việc thực thi các điều luật. Nhóm thuyết trình có đề xuất một số giải pháp
như sau:
2.1.

Tăng cường cơng tác thanh tra, giám sát tài chính trong các TCTD

Tăng cường công tác thanh tra giám sát là một hoạt động tất yếu trong khung
quản lí của hệ thống các TCTD nhằm hạn chế tình trạng sở hữu chéo. Tổ chức hệ thống
thanh tra, giám sát luôn luôn phải đảm bảo sự kết hợp tốt nhất giữa thanh tra tại chỗ và
giám sát từ xa để phát huy được hết những ưu thế của các công cụ giám sát cũng như
đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia. Với vai trò là người giám sát, NHNN phải
đảm bảo các TCTD hoạt động đúng theo nguyên tắc của các quy định giám sát hiện

hành. Nguyên tắc giám sát của NHNN phải khách quan, công bằng và độc lập và tuân
thủ theo khung giám sát hiện hành đối với tồn bộ hệ thống TCTD.

2.2.

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả của các quy định về kế toán, an toàn
trong lĩnh vực ngân hàng

Một trong những giải pháp hạn chế sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng là ban
hành các chuẩn mực kế toán quốc tế tại thị trường vốn trong đó bao gồm cả những
chuẩn mực về trình bày, thuyết minh báo cáo tài chính và xác định giá trị hợp lí của tài
sản chính. Khi các chuẩn mực này được ban hành, thơng tin về tình hình sở hữu chéo
của các tổ chức tín dụng sẽ được rõ ràng hơn. Tuy nhiên, việc lựa chọn chuẩn mực ban
hành, mức độ áp dụng phải được cân nhắc kĩ lưỡng và có một lộ trình thực hiện hợp lí
để khơng gây sốc cho các ngân hàng. Đồng thời, để loại trừ tính “nhiễu” của tình trạng
sở hữu chéo trong khoản mục vốn tự có thì các khoản đầu tư giữa các tổ chức tín dụng
phải được xác định rõ và phải loại trừ khỏi vốn cấp 1 của tổ chức được nhận vốn góp
22


khi tính hệ số CAR tránh tình trạng vốn chảy “lịng vịng” trong hệ thống dẫn đến việc
tăng vốn khơng đúng thực tế. Bên cạnh đó, các quy định về phịng chống tình trạng rửa
tiền cũng phải được thực thi nghiêm túc. Ví dụ, các cổ đơng đi vay tín dụng, nhận vốn
góp để thành lập ngân hàng khơng cơng khai minh bạch phải được xử lí kịp thời, nghiêm
minh.
2.3.

Nâng cao hiệu quả quản trị trong nội bộ ngân hàng

Các quy định pháp luật yêu cầu Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị của một

TCTD phải độc lập với nhau và có quyền phủ quyết các quyết định ảnh hưởng khơng
tích cực hoặc có rủi ro cao đối với quyền lợi của các cổ đông nhỏ lẻ và phải ngăn chặn,
can thiệp kịp thời các trường hợp làm trái quy định của pháp luật. Hơn nữa, cần xác
định rõ cho dù một cá nhân đại diện cho pháp nhân được bầu vào ban quản trị nhưng
pháp nhân đó khơng thể là thành viên của ban quản trị. Cá nhân được bầu cử vào BQT
hoạt động với tư cách là thành viên của BQT chứ không phải với tư cách đại diện cho
một pháp nhân nên cá nhân đó khơng được hành động vì lợi ích của pháp nhân mình
đại diện mà phải hành động vì lợi ích chung của tất cả cổ đơng. Bên cạnh đó, NHNN
cũng cần có những quy định liên quan đến ban điều hành của các TCTD nhằm hạn chế
tình trạng sở hữu chéo xảy ra. Ví dụ, Tổng giám đốc của một chi nhánh của Ngân hàng
này không được đồng thời làm Tổng giám đốc tại một chi nhánh của Ngân hàng khác.
2.4.

Tăng tính chính danh, làm rõ cấu trúc sở hữu, người sở hữu cuối cùng và
trách nhiệm giải trình.

Các quy định hiện hành về người có liên quan tới các cổ đơng của ngân hàng
không thể bao trùm được hết các trường hợp nhờ đó mà che giấu các mối quan hệ sở
hữu chéo. Do vậy, để xác định được chính xác cấu trúc sở hữu của ngân hàng ngoài
việc ban hành các điều luật về người có liên quan, NHNN cần phải hạ tỉ lệ sở hữu của
các cổ đông tại các ngân hàng. Những người đứng đầu nắm giữ cổ phần tại ngân hàng
phải có trách nhiệm giải trình với các cơ quan giám sát về tỉ lệ nguồn vốn của mình.
Các cổ đơng lớn, những người được ủy quyền về việc quản lí ngân hàng phải có trách
nhiệm trước những cổ đông khác về hoạt động của ngân hàng khi đó sẽ cải thiện đáng
kể tình trạng sở hữu “ngầm”.

23


KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển kinh tế, việc các tổ chức tài chính như ngân hàng thương
mại, cơng ty bảo hiểm, cơng ty tài chính và các doanh nghiệp muốn tạo lập mối quan
hệ kinh doanh và đầu tư lâu dài trên cơ sở các bên cùng có lợi là điều hợp lý. Ở một
mức độ phát triển nhất định, sở hữu chéo mang lại những lợi ích đáng kể cho nền kinh
tế nói chung cũng như đối với các thành viên tham gia vào liên minh sở hữu chéo nói
riêng. Tuy nhiên, khi sở hữu chéo trở nên quá phổ biến với những mục tiêu phục vụ cho
một nhóm lợi ích thay vì phục vụ cho cộng đồng và các chủ thể liên quan, diễn biến
phức tạp vượt q tầm kiểm sốt của Nhà nước thì trước tiên hệ thống tài chính và sau
đó là nền kinh tế sẽ phải gánh chịu những tổn hại không nhỏ. Hay nói cách khác, sở hữu
chéo trong hệ thống NHTM có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực nhất định tới các
chủ thể trong nền kinh tế. Bên cạnh những tác động tích cực như: Hỡ trợ việc xây dựng
liên minh chiến lược và chia sẻ rủi ro giữa các NHTM, Phịng ngừa được những cuộc
thâu tóm và sáp nhập từ các tổ chức khác giúp ổn định quyền hoạt động của Doanh
nghiệp,..Sở hữu chéo cũng đem lại tới nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế: Tăng
vốn ảo, vi phạm các quy định về vốn thực và tín dụng của Nhà nước, khuyến khích tình
trạng độc quyền, làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng…Điều này khiến cho
công tác xử lý các ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng sở hữu chéo là chặng đường gian
nan với nhiều khó khăn, thách thức địi hỏi nỡ lực của tất cả các bên liên quan. Khi thực
hiện các giải pháp trong quá trình này, các cơ quan quản lý cần chú ý đến các yếu tố có
thể có ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình, bao gồm: Chi phí và nguồn lực cho việc
xử lý sở hữu chéo; Trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan liên quan; Phản ứng
của các nhóm lợi ích. Kinh nghiệm quốc tế của nhiều quốc gia đã cho thấy sự thành
cơng của q trình minh bạch hóa cấu trúc sở hữu hệ thống ngân hàng phụ thuộc rất lớn
vào các yếu tố này.

24


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Tuấn Minh, “Vấn đề sở hữu chéo và đầu tư chéo trong quá trình tái cơ

cấu hệ thống Ngân hàng tại VN”, Kỷ yếu hội thảo rủi ro sở hữu chéo và đầu tư
chéo
2. Văn bản hợp nhất 07/VBHN – VPQH 2017 Luật các Tổ chức tín dụng
3. TS. Nguyễn Đức Trung & ThS. Phạm Mạnh Hùng (2013), Thực trạng sở hữu
chéo tại các Ngân hàng VN hiện nay và một số kiến nghị,
< />4. Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright về sở hữu chồng chéo
5. Thông tư 36/2014/TT-NHNN
6. Luật các TCTD 2010 và các văn bản sửa đổi bổ sung

25


×