Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Chuyển biến về sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.53 KB, 19 trang )

Chuyển biến về sở hữu trong hệ thống ngân
hàng thương mại ở Việt Nam

Nguyễn Tuấn Hùng

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế Chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Ngọc Thanh
Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Hệ thống những vấn đề mới liên quan đến sở hữu và sở hữu trong ngành
ngân hàng, cụ thể là sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam và một
số quốc gia - đặc biệt là vai trò của sở hữu đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Làm rõ thực trạng chuyển biến sở hữu (vốn, phương thức quản lý - kinh doanh, phân
phối) trong hệ thống ngân hàng thương mại để đánh giá tác động của những chuyển
biến này. Đưa ra một số gợi ý và giải pháp về vấn đề chuyển đổi sở hữu trong hệ
thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam dựa trên kết quả nghiên cứu được nhằm
nâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển hiệu quả, bền vững cho hệ thống
này.

Keywords: Ngân hang; Kinh tế chính trị; Việt Nam; Sở hữu

Content
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, ở bất kỳ một quốc gia nào hệ thống ngân hàng thương mại đều đóng vai trò là
huyết mạch của nền kinh tế. Với Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng,
đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, hệ thống NHTM đang đứng trước nhiều cơ hội, thách thức
trong quá trình chuyển biến để phát triển.
Nhiều năm qua các NHTM đã có bước phát triển, đóng góp lớn trong lĩnh vực tài chính


tiền tệ, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy vậy, hệ thống NHTM cũng đang phải
đối mặt với không ít khó khăn, thách thức và bộc lộ những yếu kém. Co nhiều nguyên nhân,
trong đó cần xem xét kỹ vấn đề sở hữu. Có thể khẳng định: việc đa dạng hoá sở hữu trong
lĩnh vực ngân hàng để tăng cường năng lực và tính cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động,
góp phần mở rộng đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là một đòi hỏi tất yếu và cấp thiết.
Vì lí do trên, tác giả chọn đề tài: “Chuyển biến về sở hữu trong hệ thống ngân hàng
thương mại ở Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu
Luận văn đã khái lược một số công trình của các tác giả trong và ngoài nước, các luận
án tiến sỹ, một số bài nghiên cứu đăng các tạp chí hoặc các kỷ yếu khoa học, hệ thống chương
trình, bài giảng liên quan đến đề tài. Luận văn đã có những bình luận, nhận xét, khái quát
những điểm cốt lõi của các công trình đã nghiên cứu… Nhưng có thể thấy vấn đề chuyển biến
về sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam là tương đối mới mẻ, cần tiếp tục
đào sâu nghiên cứu một cách hệ thống.

2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nắm vững những nội dung lí luận gắn với đề tài, từ đó đánh giá thực tiễn, tìm tòi xu thế,
giải pháp về chuyển biến sở hữu trong hệ thống NHTM ở Việt Nam nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động của khu vực này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản và những vấn đề mới liên quan đến sở hữu mà
trực tiếp là sở hữu trong ngành ngân hàng.
- Đánh giá được thực trạng chuyển biến sở hữu trong hệ thống NHTM Việt Nam.
- Đề xuất một số gợi ý và giải pháp về chuyển biến sở hữu trong hệ thống NHTM Việt
Nam thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề: Chuyển biến về sở hữu trong hệ thống

ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung tìm hiểu những vấn đề lí luận cơ bản, mới về sở hữu và sở hữu ngân
hàng; tìm hiểu rõ sự chuyển biến các nội dung của vấn đề sở hữu: vốn, phương thức quản lí -
kinh doanh, hiệu quả hoạt động kinh doanh trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt
Nam. Gắn liền với sự chuyển biến đó sẽ là các phản ứng dây chuyền lên ngành và nền kinh tế.
Về thời gian, luận văn tập trung chủ yếu những mốc chuyển biến chính của vấn đề nghiên cứu
từ 1986 tới nay. Về không gian, đối tượng nghiên cứu là hệ thống ngân hàng thương mại gồm:
Ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Ngân
hàng (chi nhánh ngân hàng) nước ngoài.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chủ yếu trong khi vẫn cố gắng ở
một chừng mực nào đó sử dụng phương pháp định lượng trên cơ sở thống kê, phân tích, tổng
hợp. Đồng thời sử dụng phương pháp tiếp cận biện chứng duy vật kết hợp với điều tra, so
sánh.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về sở hữu trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam và
một số quốc gia. Chú trọng việc khái quát các ghiên cứu, lí luận về “chuyển biến sở hữu trong
hệ thống ngân hàng” ở Việt Nam và các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Từ đó, làm nổi bật
những tác động mà chuyển biến trong sở hữu của các ngân hàng thương mại lên ngành ngân
hàng và nền kinh tế. Luận văn cố gắng nghiên cứu có hệ thống vấn đề này nhằm đưa ra được
một số giải pháp cho bối cảnh mới: Việt Nam đang thực hiện các cam kết của WTO.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề chuyển biến về sở hữu trong hệ
thống ngân hàng
Chương 2: Những chuyển biến về sở hữu trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam và tác động của nó tới sự phát triển của ngành và nền kinh tế giai đoạn 1986 -
nay

Chương 3: Phƣơng hƣớng, giải pháp thúc đẩy chuyển biến về sở hữu trong ngành
ngân hàng thời gian tới
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
CHUYỂN BIẾN VỀ SỞ HỮU TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG


3
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỞ HỮU NÓI
CHUNG VÀ SỞ HỮU TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG NÓI RIÊNG Ở MỘT SỐ
NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI.
1.1.1. Một số khái niệm
Quan niệm của các nhà kinh điển về sở hữu: Với tư cách là quan hệ chi phối lao động,
sở hữu đồng thời quy định cả phương thức hoạt động của các chủ thể ở mọi lĩnh vực sản xuất,
trao đổi, phân phối và tiêu dùng. Sở hữu là quan hệ cơ bản, quan hệ xuất phát trong quan hệ
sản xuất. Khi phân tích đặc trưng của mọi phương thức sản xuất người ta phải chỉ rõ vai trò
quy định của các quan hệ sở hữu đó với các quan hệ sản xuất và đối với toàn bộ các mặt của
xã hội nói chung.
Các quan niệm khác về sở hữu: Qua một số định nghĩa, có thể thấy rằng khái niệm sở
hữu được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào nhiều góc độ xem xét như: góc độ
kinh tế, góc độ chính trị và pháp luật. Bản chất của sở hữu là lợi ích, trước hết là lợi ích kinh
tế. Nếu không có lợi ích thì bản thân sở hữu sẽ không có ý nghĩa gì cả. Sở hữu không có ý
nghĩa tự thân mà là phương tiện để con người thông qua nó mà thực hiện lợi ích của mình.
Tóm lại, ta có thể hiểu: Sở hữu là quan hệ giữa con người với con người đối với việc chiếm
hữu của cải và qua quan hệ ấy, con người thực hiện mục đích thỏa mãn các nhu cầu của mình.
1.1.2. Lý luận về chuyển biến sở hữu trong ngân hàng và tiêu chí đo lƣờng chuyển
biến sở hữu trong ngân hàng
Đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan tới sự chuyển biến về sở hữu trong hệ thống ngân hàng
ở các nước trên thế giới. Mỗi nghiên cứu có một cách tiếp cận khác nhau. Nhưng trong nghiên cứu
này, tôi sử dụng công trình “Sở hữu của ngân hàng và hoạt động của ngân hàng” (Bank Ownership

and Performance)” của các tác giả Alejandro Micco, Ugo Panizza, Monica Yanez như là khuôn khổ
lý thuyết để tôi áp dụng cho trường hợp của Việt Nam.
Trong tác phẩm này, các tác giả Alejandro Micco, Ugo Panizza, Monica Yanez đã sử
dụng số liệu của 119 nước trong giai đoạn 1995-2002 để đánh giá: mối quan hệ sở hữu của
ngân hàng với hoạt động ngân hàng cho hai nhóm nước phát triển và đang phát triển. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng: trong khi sở hữu có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động của ngân hàng
ở các nước đang phát triển thì điều này không xẩy ra với các nước phát triển. Cụ thể, các ngân
hàng thương mại nhà nước ở các nước đang phát triển dường như có khả năng sinh lời kém
hơn và chi phí cao hơn ngân hàng tư nhân, ngân hàng nước ngoài.
Nghiên cứu này cũng cho thấy: ở các nước đang phát triển, việc tham gia hoạt động của
các ngân hàng nước ngoài sẽ là “cú hích” cho các ngân hàng trong nước nâng cao hiệu quả
hoạt động (được thể hiện bởi tổng chi phí thấp hơn) và khả năng cạnh tranh của ngành ngân
hàng. Chính sự hoạt động kém hiệu quả của các ngân hàng trong nước là lý do thu hút các
ngân hàng nước ngoài thâm nhập thi trường mới. Sức ép cạnh tranh buộc các ngân hàng trong
nước hoàn thiện và hoạt động hiệu quả hơn. Đây là kết quả quan trọng bởi vì nó cho thấy sự
thâm nhập của ngân hàng nước ngoài (có thể liên quan với công nghệ mới và các rào cản thâm
nhập thấp hơn) dẫn đến sự chuyển biến về sở hữu của ngành ngân hàng cả về qui mô lẫn cấu tạo
là một hiện tượng có lợi đóng vai trò quan trọng trong việc tăng hiệu quả của ngành ngân hàng ở
một số nước đang phát triển.
Các tác giả đã đưa ra một số tiêu chí đánh giá mối quan hệ về sự chuyển biến sở hữu tới
hoạt động của hệ thống ngân hàng như thế nào và đó cũng là những tiêu chí mà tôi cố gắng
xem xét trường hợp của Việt Nam trong luận văn này:
- Đối với hai chỉ số ROA, ROE
- Tổng tài sản và thị phần của ngân hàng
- Tổng chi phí và tỷ lệ tổng chi phí trên tổng tài sản
- Tỷ lệ nợ xấu hay những khoản vay không hiệu quả và những điều khoản cho vay
1.1.3. Chuyển biến sở hữu trong hệ thống ngân hàng của một số quốc gia trên thế
giới

4

* Một số nước phát triển
Hiện nay sự chuyển biến về sở hữu trong ngành ngân hàng gắn chặt với quá trình cải
cách hệ thống ngân hàng. Ở hầu hết các quốc gia, quá trình này diễn ra theo các hướng chính
là tư nhân hóa, quốc hữu hóa hay sáp nhập, mua lại và cổ phần hóa.
+ Hàn Quốc
+ Nhật Bản
* Một số nước có nền kinh tế chuyển đổi
Cải tổ ngân hàng và xây dựng thị trường vốn nói chung được xem là vấn đề cấp bách
trong quá trình tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế của các nước chuyển đổi. Ở các nước xã hội
chủ nghĩa có một hệ thống ngân hàng duy nhất có tất cả các chức năng của ngân hàng: phát
hành tiền tệ, hoạt động với tư cách kho bạc nhà nước và là nguồn tín dụng duy nhất cho nền
kinh tế. Nhiệm vụ quan trọng của các nước này là tạo ra một hệ thống ngân hàng hai cấp:
ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại độc lập.
- Trung Quốc
- Ba Lan
- Hungary
1.2. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ LÝ LUẬN SỞ HỮU VÀ SỞ HỮU TRONG NGÀNH
NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NỀN KINH TẾ.
1.2.1. Những vấn đề mới về sở hữu ở Việt Nam
Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nặng nề kéo dài trong suốt thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ
trước, cùng với sự sụp đổ hàng loạt của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã buộc chúng
ta (Việt Nam) phải tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Trong đó tiến hành đổi
mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội, về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là đổi
mới quan niệm về sở hữu nói chung, về chế độ và hình thức sở hữu, về thành phần kinh tế nói
riêng là bước đi tất yếu và cũng là bước đột phá quan trọng góp phần thay đổi diện mạo đất
nước.
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ sở hữu và về các thành phần kinh
tế đã có những thay đổi cơ bản:
Từ chỗ lúc đầu (Đại hội VI) chỉ thừa nhận nền kinh tế có 5 thành phần (trừ tư bản
thương nghiệp) đến chỗ "phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo

cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa xã hội" (Đại
hội VII - 1991), "Nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng nền kinh tế
nhiều thành phần" và "Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần" (Đại hội VIII - 1996) là một bước tiến dài trong nhận thức và tổng kết những
thành tựu đổi mới.
Đặc biệt, Đại hội IX của Đảng (2001) đã nêu ra một nhận thức mới về vấn đề sở hữu khi
khẳng định "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế Nhà nước cùng
kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc" và "Từ các hình thức sở hữu cơ bản:
sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân hình thành nhiều thành phần kinh tế với
những hình thức đan xen, hỗn hợp".
Việc thừa nhận nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế, coi "kinh tế cá thể,
tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài", "khuyến khích phát triển
kinh tế tư bản tư nhân trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm", "phát triển đa dạng
kinh tế tư bản nhà nước", tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận
lợi", "chú trọng phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợp nhiều hình thức
sở hữu", thể hiện rõ chiến lược lâu dài và nhất quán của đường lối phát triển đất nước của
Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi bắt đầu quá trình đổi mới.

5
Cần khẳng định: trong điều kiện nước ta hiện nay, thừa nhận sở hữu tư nhân, khuyến
khích phát triển kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác không mâu thuẫn với định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong việc hình thành chiến lược giải quyết vấn đề sở hữu ở Việt Nam chúng ta cần
chú ý những đặc điểm:
Thứ nhất, trong điều kiện của thế giới ngày nay, bất cứ quốc gia nào đều buộc phải duy
trì cả hình thức sở hữu tư nhân lẫn hình thức sở hữu Nhà nước về tư liệu sản xuất.
Thứ hai, đổi mới chế độ sở hữu hiện nay, là thực hiện chế độ đa sở hữu.
Thứ ba, Việt Nam từ trình độ phát triển thấp công nhận sự tồn tại của nhiều thành phần sở
hữu khác nhau là phương án hợp lý, thúc đẩy nền kinh tế phát triển năng động.

Thứ tư, phải xem xét quan hệ sở hữu theo tiêu chí hiệu quả kinh tế - xã hội.
Thứ năm, các hình thức sở hữu phải được xem xét trong mối quan hệ với tính đặc
thù của từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh.
1.2.2. Những điểm mới về sở hữu trong ngành ngân hàng
Đặc trưng chủ yếu của hoạt động ngân hàng trước đổi mới (1986) là hệ thống ngân hàng
một cấp, mang nặng tính bao cấp, được vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung mệnh
lệnh hành chính.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, những khuyết tật chủ yếu của cơ chế quản lý trước
đây đã được nhận rõ và tìm được hướng khắc phục. Trong đó việc sử dụng quan hệ hàng -
tiền được chú trọng, hạch toán kinh tế áp dụng rộng rãi ở mọi ngành, các thành phần kinh tế
cùng phát triển bình đẳng, hệ thống tài chính ngân hàng bắt đầu được cải tổ. Đổi mới hệ thống
ngân hàng trở thành nhân tố tích cực góp phần vào quá trình đổi mới nền kinh tế.
Chúng ta đã đổi mới cơ chế hoạt động ngân hàng từ ngân hàng 1 cấp (Ngân hàng Nhà
nước) nắm giữ toàn bộ sang hệ thống ngân hàng 2 cấp: cấp quản lý Nhà nước và cấp kinh
doanh, chấp nhận sự tham gia của các thành phần kinh tế trong hoạt động ngân hàng. Đó là
xuất phát điểm cho sự hình thành và phát triển ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Ngày 26/03/1988, Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định số 53/HĐTB về việc cải tổ hệ thống
ngân hàng: từ một ngân hàng duy nhất trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung thành định chế
ngân hàng hai cấp theo hướng kinh tế thị trường. Nghị định này ra đời là hành lang pháp lý để
các ngân hàng chuyên doanh được tách ra khỏi Ngân hàng Nhà nước và các hợp tác xã tín dụng
(đã có từ trước), ngân hàng cổ phần, quỹ tín dụng bắt đầu được hình thành.
Trong thời kỳ này, Hội đồng Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã công
bố hai pháp lệnh về Ngân hàng (pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh Ngân hàng, hợp
tác xã tín dụng và công ty tài chính), tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ hơn cho hoạt động kinh doanh
ngân hàng và quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng
Với những qui định mới, các ngân hàng thương mại cổ phần ra đời hàng loạt, tạo nên sự
cạnh tranh mạnh mẽ trong hệ thống ngân hàng thương mại, làm thay đổi cơ cấu sở hữu của hệ
thống ngân hàng theo xu hướng giảm dần tỷ lệ sở hữu nhà nước.
Đến thời điểm cuối năm 2000, hầu hết các ngân hàng thương mại đều có số lượng vốn
thấp, tổng số vốn tự có của toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại chỉ 8.000 tỷ đồng, phần

lớn ngân hàng thương mại không đạt yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo thông lệ quốc
tế là (8%), hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp. Trước tình hình đó, Chính phủ đưa ra nhiều
phương án để cải thiện chất lượng hoạt động của ngân hàng. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
đề án chấn chỉnh, củng cố, sắp xếp lại các ngân hàng thương mại và thành lập ban chỉ đạo
chấn chỉnh, củng cố sắp xếp lại ngân hàng thương mại.
Chính việc sắp xếp lại hệ thống ngân hàng thương mại là quá trình thay đổi cấu trúc sở
hữu theo xu hướng giảm dần tỷ lệ sở hữu nhà nước, tăng dần tỷ lệ sở hữu trong lĩnh vực này
cho các thành phần kinh tế khác.
Xét về cơ cấu sở hữu, trong hệ thống ngân hàng đã có sự chuyển biến mạnh mẽ: cho
phép sự tham gia ngày một nhiều hơn của các thành phần kinh tế. Một chuyển biến tích cực

6
nữa là chúng ta cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập vào lĩnh vực này. Hiện nay,
không chỉ cho phép thành lập các ngân hàng liên doanh, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
chúng ta đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia sở hữu các ngân hàng thương mại trong
nước. Đặc biệt khi Việt Nam cam kết thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và
lộ trình WTO thì việc tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này ngày càng
nhiều, cấu trúc về sở hữu ngân hàng càng chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa.

Chƣơng 2
NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ SỞ HỮU TRONG HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH VÀ NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 1986 ĐẾN NAY

2.1. TỔNG QUAN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG
VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 1986 ĐẾN
NAY
2.1.1. Tổng quan kinh tế Việt Nam 1986 đến nay
Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới toàn bộ nền kinh tế, bằng việc áp dụng mô
hình kinh tế nhiều thành phần theo định hướng thị trường thay thế cho thể chế kinh tế kế

hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp đã bị lạc hậu bộc lộ nhiều yếu kém.
Nhằm giảm bớt các bất ổn kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tất cả các
đòn bẩy kinh tế: giá cả, lương, chính sách tài chính tiền tệ đều được sử dụng. Bên cạnh đó
việc nới lỏng các cản trở hành chính đối với hoạt động của khu vực tư nhân và thương mại
nội địa đã làm cho môi trường kinh tế thông thoáng, tạo tiền đề cải cách cho những năm
tiếp theo.
Luật đầu tư nước ngoài và Luật đất đai được Quốc hội thông qua vào năm 1987 và có
hiệu lực vào năm 1988 cũng đã đem lại khuyến khích đáng kể. Các dòng vốn đầu tư nước
ngoài bắt đầu chảy vào Việt Nam. Có thể nói, đây là thời kỳ quan trọng đánh dấu những
chuyển đổi cơ bản từ cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới dù cho các bước đi vẫn còn
thận trọng.
Từ năm 1990 trở đi, các bước cải cách được đẩy mạnh. Để đối phó với việc bị cắt
giảm viện trợ từ Hội đồng tương trợ kinh tế chung (CMEA), sự quay lại của lạm phát, sự
sụt giảm trong xuất khẩu , chính phủ đã triển khai các cải cách quan trọng. Trong đó
đáng chú ý là cải cách các công cụ thể chế, tái cơ cấu và hợp lý khu vực hành chính công,
xây dựng một cơ cấu các tổ chức tài chính mới. Việc điều chỉnh giá cả và tỉ giá hối đoái
theo hướng thị trường, tập trung phát triển khu vực doanh nghiệp quốc doanh vào các lĩnh
vực trọng điểm, nhiều công cụ quản lý trực tiếp được thay thế bằng các công cụ gián tiếp
như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa đã giúp kinh tế Việt Nam ngăn chặn được lạm
phát vào cuối năm 1995. Nền kinh tế thời kỳ này đạt tốc độ tăng trưởng cao liên tục và
toàn diện, GDP bình quân tăng 8,2%/năm. Đất nước bước ra khỏi thời kỳ khủng hoảng
kinh tế, bắt đầu đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.
Dù gặp muôn vàn khó khăn từ khủng hoảng kinh tế, giai đoạn 1996 – 2000 Việt
Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 7%/năm.
Năm 2001 - 2005, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, GDP bình
quân mỗi năm đạt 7,5%. Đặc biệt là thành tựu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong giai đoạn này vô cùng khởi sắc cả về số lượng và chất lượng, mở ra triển vọng thu
hút nguồn vốn này trong những năm tiếp theo. Trong giai đoạn này cơ cấu kinh tế Việt
Nam tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Trong GDP tỷ trọng của khu vực
nông lâm thủy sản giảm dần và tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tiếp tục tăng.

Còn xét theo khu vực sở hữu thì kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP,
khoảng 38-39% giai đoạn 2001 - 2005.

7
Các năm 2006-2007 kinh tế Việt Nam vẫn phát triển mạnh, tăng trưởng kinh tế hai năm liên
tiếp đạt trên 8%; đầu tư và tiêu dùng tăng cao. Từ đầu năm 2008, khủng hoảng tín dụng dụng bất
động sản bắt đầu từ Hoa Kỳ đã lan rộng sang tất cả các nước, tác động tiêu cực đến thị trường
chứng khoán, tiền tệ và hàng hóa. Tháng 9/2008, Chính phủ Việt Nam đã quyết liệt điều hành
thực hiện 8 nhóm giải pháp chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm nền kinh tế không rơi
vào khủng hoảng. Kết thúc năm 2008, Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng khá: tổng sản phẩm
quốc nội GDP tăng 6,23%. Tiếp tục áp dụng chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt, linh hoạt điều
chỉnh theo diễn biến tình hình kinh tế trong và ngoài nước, Việt Nam đã có những dấu hiệu phục
hồi ngay từ những tháng đầu năm 2009. Việt Nam vẫn đảm bảo mức tăng trưởng khá đạt 6,78%
trong đó khu vực nông lâm ngư nghiệp và thuỷ sản tăng 2,78%, khu vực công nghiệp và xây dựng
tăng 7,7%, khu vực dịch vụ tăng 7,52%.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ngành ngân hàng Việt Nam
Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, Việt Nam chưa có ngân hàng mà chỉ có 3 ngân
hàng nước ngoài hoạt động là: Hương Cảng Ngân hàng (1865), Đông Dương Ngân hàng
(1875), chi nhánh Chartered Bank (1904).
Vài năm sau Thế Chiến I, một số ngân hàng nước ngoài khác được thành lập: Đông Á
Ngân hàng (1921), Ngân hàng Thương mại Pháp (1922). Năm 1927, một số thân sĩ có tinh
thần độc lập dân tộc kêu gọi các nhà tư sản góp vốn thành lập Ngân hàng Việt Nam là ngân
hàng thuần túy sở hữu của người Việt Nam, do người Việt Nam quản trị và phục vụ người
Việt Nam.
Sau Thế Chiến II, có 3 ngân hàng nước ngoài nữa thâm nhập vào Việt Nam là: Trung
Quốc Ngân hàng (1946), Giao Thông Ngân hàng, Quốc gia Thương mại và Kỹ nghệ Ngân
hàng (1947). Sau đó, hàng loạt ngân hàng Việt Nam ra đời để cạnh tranh với ngân hàng nước
ngoài và phần nào đó chứng tỏ năng lực tài chính của nước nhà.
Sau năm 1954, đất nước bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau nên hệ
thống ngân hàng cũng có sự khác biệt:

- Ở Miền Bắc: Ngày 5/6/1951 Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng
Quốc gia Việt Nam và sắc lệnh 17/SL quy định mọi công việc của Nha Ngân khố Quốc gia và
Nha Tín dụng Sản xuất giao cho Ngân hàng Quốc gia phụ trách.
- Ở Miền Nam: Ngày 31/12/1954, Bảo Đại ký dụ số 48 thành lập Ngân Hàng Quốc Gia
cho Miền Nam. Từ 1954 đến 1975 hệ thống ngân hàng ở Miền Nam được tổ chức theo hệ thống
ngân hàng các nước tư bản chủ nghĩa nhưng mang nét đặc thù Việt Nam.
Trước khi bước vào Đổi mới toàn diện, hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức như là hệ
thống ngân hàng một cấp bao gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hệ thống chi nhánh từ Trung
ương đến địa phương phân bố theo địa giới hành chính.
Năm 1986 trước sức ép của công cuộc đổi mới kinh tế đòi hỏi hệ thống ngân hàng Việt Nam
phải được cải tổ sâu. Từ đó hệ thống ngân hàng Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển mới, chuyển
biến dần dần qua từng giai đoạn.
Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1987 - 1990: cải tổ lần thứ nhất
Cải tổ hệ thống ngân hàng lần thứ nhất bắt đầu từ năm 1987 nhằm làm cho hệ thống
ngân hàng Việt Nam thích ứng với cơ chế quản lý mới. Hệ thống ngân hàng giờ đây chuyển
sang hoạt động kinh doanh chứ không chỉ đơn thuần thực hiện chức năng quản lý tiền tệ, tín
dụng và thanh toán như trước kia.
Cơ sở pháp lý cho công cuộc cải tổ này là Nghị Định 53HĐBT ngày 26/03/1988 của
Hội Đồng Bộ Trưởng.Theo Nghị định 53, hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức thành
hệ thống ngân hàng 2 cấp bao gồm: Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng chuyên doanh.
Tổ chức hệ thống Ngân hàng như trên có ưu điểm là tách được chức năng kinh doanh
khỏí chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước trao cho hệ thống ngân hàng chuyên doanh.
Tuy nhiên, tổ chức hệ thống ngân hàng kiểu này vẫn còn chứa đựng nhiều nhược điểm khiến
cho hệ thống ngân hàng không thích ứng được khi chuyển sang cơ chế thị trường.

8
Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1990 - 2000: cải tổ lần thứ hai
Ngày 23/05/1990, Hội Đồng Nhà nước ban hành pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và
pháp lệnh về các tổ chức tín dụng đánh dấu thời kỳ cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam lần
thứ hai. Hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức gần giống hệ thống ngân hàng các nước

có nền kinh tế thị trường, bao gồm:
- Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò ngân hàng trung ương
- Các tổ chức tín dụng, bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư phát triển,
công ty tài chính và hợp tác xã tín dụng đóng vai trò ngân hàng kinh doanh.
Hệ thống ngân hàng như thế đã xoá bỏ được tính chất độc quyền Nhà nước, cho phép
thành lập ngân hàng thương mại thuộc nhiều loại hình sở hữu khác nhau. Mặt khác, hệ thống
ngân hàng tổ chức gần giống hệ thống ngân hàng có nền kinh tế thị trường.
Cải tổ hệ thống ngân hàng năm 1990 đã góp phần đa dạng hoá hoạt động ngân hàng về
mặt hình thức sở hữu cũng như số lượng ngân hàng.
Giai đoạn 1991- 2000 cho thấy sự phát triển đa dạng các loại hình ngân hàng thương
mại Việt Nam kể cả số lượng lẫn hình thức sở hữu. Sự phát triển đa dạng này thúc đẩy nỗ lực
cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, từ đó, nâng cao trình độ nghiệp vụ và chất lượng
phục vụ.
Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2000 - nay: cải tổ lần thứ ba
Luật Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và Luật Các Tổ Chức Tín Dụng được Quốc Hội
thông qua ngày 12/12/1997 và được công bố ngày 26/2/1997. Theo Luật hiện hành, hệ thống
Ngân hàng ở Việt Nam bao gồm:
- Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đóng vai trò ngân hàng trung ương
- Các Tổ Chức Tín Dụng đóng vai trò định chế tài chính trung gian
Quá trình cải tổ hệ thống ngân hàng trong giai đoạn này tập trung vào quá trình cổ phần hóa
hệ thống NHTM NN, đổi mới hoạt động của Ngân hàng Nhà nước đi kèm với đó là sự đổi mới của
hệ thống pháp luật về ngân hàng. “Đề án cải cách” ngân hàng thương mại nhà nước xây dựng vào
năm 2001 với mục tiêu xây dựng một hệ thống ngân hàng mạnh với sức cạnh tranh cao, trong đó
các ngân hàng thương mại nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Đề án cơ cấu lại các ngân hàng thương mại Nhà nước đã đề cập đến vấn đề cổ phần hóa, thiết
nghĩ đây chính là giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề còn lại của ba trụ cột.
2.2. THỰC TRẠNG CHUYỂN BIẾN SỞ HỮU TRONG HỆ THỐNG THTM Ở
VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH VÀ NỀN
KINH TẾ.
2.2.1. Chuyển biến về sở hữu trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại

* Chuyển biến về số lượng ngân hàng và vốn
- Chuyển biến về số lượng
Cải tổ hệ thống ngân hàng năm 1990 đã góp phần đa dạng hóa hoạt động ngân hàng về mặt
sở hữu cũng như số lượng ngân hàng, và vì vậy số lượng ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước trong
lĩnh vực ngân hàng đã giảm đáng kể. Năm 1991 chỉ có 4 ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước trong
tổng số 9 ngân hàng, chiếm tỷ lệ 44,4% thì đến năm 1995, số lượng ngân hàng thuộc sở hữu nhà
nước đã giảm xuống còn 5,4% trong tổng số lượng các ngân hàng.
Năm 1997, Pháp lệnh NHNN và Pháp lệnh các TCTD sau 9 năm thực hiện đã được sửa đổi
bổ sung. TCTD bao gồm các loại hình ngân hàng và TCTD phi ngân hàng (Công ty tài chính, công
ty cho thuê tài chính, các TCTD phi ngân hàng khác). Số lượng NHTM giai đoạn 1997-2001 tiếp
tục gia tăng. Đến năm 1997, Việt Nam đã có 84 ngân hàng trong đó có 5 NHTM nhà nước, 51
NHTMCP, 4 NHLD, 24 chi nhánh NH nước ngoài. Mặc dù giai đoạn này có sự gia tăng mạnh về
số lượng NHTM, đặc biệt là NHTM cổ phần, nhưng nhìn chung quy mô ngân hàng còn nhỏ bé nên
sức cạnh tranh không cao. Do vậy một số NHTM CP đã sáp nhập lại nên đến cuối năm 2001, số
lượng NHTM cổ phần giảm còn 39 ngân hàng. Số lượng ngân hàng tiếp tục thay đổi theo các năm
với sự tham gia ngày càng nhiều hơn các ngân hàng từ khu ngoài quốc doanh, khu vực có vốn đầu

9
tư nước ngoài. Năm 2009, Việt Nam đã có hơn 40 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đến năm
2011 có 6 ngân hàng 100% vốn nước ngoài điều đó chứng tỏ quá trình chuyển biến sở hữu theo
hướng đa dạng hoá trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam diễn ra ngày càng mạnh mẽ
như một xu thế tất yếu.
- Chuyển biến về vốn
Do có sự thay đổi về cơ cấu các loại hình ngân hàng, đồng thời cùng với chủ trương cổ phần
hóa các NHTM NN, vốn sở hữu nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng đã giảm đáng kể.
Năm 1990, sở hữu nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng từ xấp xỉ 100% đã giảm
xuống còn 62,5% vào năm 2006. Hệ thống ngân hàng phi sở hữu nhà nước đã phát triển và sở
hữu khoảng 1/3 hệ thống ngân hàng. Đến năm 2008, tỷ trọng tài sản của các NHTM NN chỉ
còn chiếm khoảng 48%.
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa của Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng,

Vietcombank là ngân hàng đầu tiên trong hệ thống các ngân hàng sở hữu nhà nước tiến hành
cổ phần hóa, trở thành NHTMCP và thông báo chính thức hoạt động với tư cách một ngân
hàng TMCP vào tháng 5/2008, sau đó đến ngân hàng Công thương Việt Nam. Ở các NHTM
NN được cổ phần hóa, sở hữu Nhà nước được khuyến nghị có thể giữ vai trò chi phối mà
không cần nắm giữ tỷ lệ cổ phần tuyệt đối lớn (trên 50%).
Đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, các nhà đầu tư nước
ngoài được phép mở ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Ngày 08/9/2008, Standard Chartered
Bank là ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam.
Năng lực tài chính của các ngân hàng Việt Nam được cải thiện dần qua các năm. Tổng vốn
điều lệ của NHTM NN đã tăng từ trên 6.000 tỷ đồng vào năm 2001 lên đến trên 21.000 tỷ đồng
vào năm 2004. Năm 2011 cả nước có 5 NHTM NN, 39 NHTMCP, 5 NH 100% vốn nước ngoài
với tổng vốn điều lệ trên 250.000 tỷ đồng (sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các
ngân hàng thương mại phải tăng vốn điều lệ) thì tổng vốn điều lệ của NHTM NN là gần 60.000 tỷ
đồng (nếu tính thêm cả 2 ngân hàng cổ phần là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân
hàng Công thương Việt Nam mà Nhà nước đang là cổ đông chính) số vốn điều lệ mà Nhà nước
sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại là khoảng 90.000 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính của 25 NHTM CP, vốn điều lệ của 25 NHTM CP cũng tăng trưởng
nhanh, từ 22.000 tỷ năm 2006, 44.000 tỷ đồng năm 2007, và tăng lên 72.000 tỷ đồng vào năm
2008 và đến nay nếu tính thêm cả 2 ngân hàng là Vietcombank và Viettinbank thì số vốn điều lệ
mà khối NHTM CP có được là khoảng 168.000 tỷ đồng.
Hệ số an toàn tài chính được cải thiện theo thông lệ quốc tế 8% vào giai đoạn 2001-
2005, cuối 2008 hệ số an toàn của các NHTM đều giữ ở mức trên 10%. Hệ thống ngân
hàng đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng nguồn vốn cho phát triển sản xuất,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và là kênh chủ yếu để dẫn vốn thực hiện các chỉ tiêu kinh tế
vĩ mô của nền kinh tế.
* Chuyển biến về chất lượng quản lý kinh doanh ngân hàng
Giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, theo nghiên cứu của một số chuyên
gia kinh tế thế giới, và kinh nghiệm của một số quốc gia cho thấy chất lượng quản lý kinh doanh
được cải thiện.
Cán bộ ngành ngân hàng trưởng thành nhanh chóng, có khả năng tiếp cận kiến thức mới và

công nghệ ngân hàng hiện đại, có năng lực điều hành và thực hiện các hoạt động ngân hàng ngày
càng chuyên nghiệp hơn theo yêu cầu của nền kinh tế và chủ động hội nhập.
Chất lượng kinh doanh cải thiện được thể hiện qua việc tăng năng lực tài chính.
- Tăng năng lực tài chính
Về năng lực tài chính, quy mô vốn của các NHTM tăng đáng kể. Thực hiện quy định tại
Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về ban hành Danh mục mức vốn
pháp định của các TCTD (các ngân hàng phải có vốn điều lệ ít nhất là 1.000 tỷ VND và đến hết
năm 2010 là 3.000 tỷ VND), đã có nhiều ngân hàng đạt mức trên 1.000 tỷ đồng đến 3.000 tỷ

10
đồng. Vào năm 2007, số lượng ngân hàng có vốn điều lệ dưới 3000 tỷ đồng chiếm 91,2% tổng số
NHTM, nhưng đến cuối năm 2010, các NHTM có vốn điều lệ dưới 3000 tỷ đồng chỉ còn chưa
đầy 20%
Trước năm 2006, hệ số an toàn vốn của các NHTM NN đều không đạt mức yêu cầu
8%, tuy nhiên đến nay đều đã đạt trên mức quy định. Đối với các NHTM cổ phần, hệ
thống an toàn vốn đều vượt tỷ lệ quy định, thậm chí có nhiều ngân hàng có hệ thống an
toàn vốn lên đến trên 20%.
Giai đoạn 2000-2005, tổng nguồn vốn huy động của các NHTM và các TCTD toàn
quốc đạt tốc độ tăng khoảng 20%-25%/năm, hơn gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cụ
thể năm 2000 vốn huy động của hệ thống ngân hàng tăng 26,5% so với năm trước, năm
2001 tăng 25,53%, năm 2002 tăng 17,7%, năm 2003 tăng 24,94%, năm 2004 tăng 30,39%,
năm 2005 tăng 18% . Tốc độ tăng trưởng tín dụng tiếp tục được cải thiện qua các năm:
năm 2007, tăng trưởng tín dụng là 51,39%, năm 2008 chỉ số này giảm còn 24% do chính
sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ và biến động của thị trường tài chính toàn cầu. Đến
năm 2009, tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam đạt 37,8% và năm
2010 là 29,8%. Chuyển biến về sở hữu trong ngành ngân hàng đã giúp cho hệ thống có
những bước tiến mạnh mẽ, giữ vững được vai trò chủ lực đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền
kinh tế.
- Giảm tỷ lệ nợ xấu
Sau một thời gian phát triển nóng trong nửa đầu những năm 1990, hoạt động của ngành

ngân hàng Việt Nam đã có những bước cải thiện về chất. Điều này thể hiện ở sự cải thiện
đáng kể về chất lượng tài sản - tỷ lệ nợ xấu giảm từ gần 5% năm 2003 xuống còn 2,85% năm
2004. Các ngân hàng, đặc biệt các NHTM CP đã có những bước cải thiện mạnh mẽ về khả
năng sinh lời và các tỷ lệ an toàn, giải quyết nợ quá hạn, xử lý nợ tồn đọng cùng với sự phát
triển chung của toàn nền kinh tế.
Trong những năm 2005 - 2007, các ngân hàng thực hiện kiềm chế mở rộng cho vay,
nâng cao chất lượng tín dụng, do đó dư nợ cho vay có tốc độ tăng thấp nhất so với các năm
trước; tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm đáng kể. Khối NHTM cổ phần có chiến lược mở rộng cho vay
các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn có hiệu quả, thị trường tiêu thụ ổn định, có uy tín và hầu
hết hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nên tỷ lệ nợ xấu luôn đảm bảo ở mức độ an toàn cao. Tỷ
lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng năm 2007 là 2%. Đến năm 2008, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ
của khối NHTM cổ phần ở mức dưới 2,5%, của các NHTM nhà nước dưới 5%
Quá trình chuyển biến sở hữu theo hướng giảm dần tỷ lệ sở hữu nhà nước hiện nay cần
được chú trọng nhiều hơn bởi hệ thống NHTM NN đang gặp nhiều khó khăn, trong khi khu
vực ngoài “quốc doanh” đang chứng tỏ “khả năng kiểm soát và phát triển” đáng ghi nhận.
- Kết quả kinh doanh
Hoạt động ngân hàng ổn định, số dư tiền gửi của dân cư năm sau cao hơn năm trước.
Chênh lệch thu chi của toàn hệ thống NHTM trong quý 2/2007 đạt trên 12 nghìn tỷ đồng, tăng
36,2% so với cùng kỳ năm 2006, mức tăng kết quả kinh doanh ngành ngân hàng tính đến hết
quý 2/2007 cao hơn mức tăng GDP là 25,09%, được coi là một trong những ngành có hiệu
quả hoạt động cao và tốc độ tăng trưởng nhanh.
Kể từ năm 2007 đến cuối năm 2008, giai đoạn sở hữu nhà nước trong lĩnh vực ngân
hàng giảm đáng kể do sự gia tăng của các loại hình ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nước
ngoài theo tinh thần các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO, cùng với chủ trương cổ phần
hóa của Nhà nước, chênh lêch thu nhập - chi phí tăng trưởng tương đối tốt. Trong năm 2008
kết quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng tăng trưởng ổn định với chênh lệch về thu nhập và
chi phí tăng dần từng quý: Quý I: 11 nghìn tỷ, Quý II: 13.9 nghìn tỷ, Quý IV: 19.8 nghìn tỷ.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, đồng thời với lạm phát cao
trong năm 2008, con số này đã suy giảm trong năm 2009.
* Chuyển biến về tăng trưởng tín dụng


11
Trong những năm 2001- 2006, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam tương đối ổn định,
cùng với sự tăng trưởng GDP. Theo báo cáo của Bộ kế hoạch và đầu tư, tính đến hết năm
2007, tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng đạt hơn 900.000 tỉ đồng với tỷ lệ tăng là 38%. Dư
nợ khối tín dụng quốc doanh chiếm 61% (giảm so với năm trước gần 8%) và khối cổ phần dư
nợ chiếm gần 26% dư nợ toàn hệ thống.
Có 85/99 trong tổng số các tổ chức tín dụng có dư nợ tăng, 49% trong đó có tốc độ tăng
trên 50%. Đáng chú ý, có 27 ngân hàng tăng trên 100% gồm 18 NHTM và 9 chi nhánh ngân
hàng nước ngoài. Vốn tín dụng đầu tư vào khu vực dân doanh tăng 35-37%, khu vực doanh
nghiệp nhà nước tăng 12-14%, lĩnh vực xuất khẩu tăng 35-37%, khu vực sản xuất tăng 34-
36%, khu vực nông nghiệp và nông thôn tăng 30%. Vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác tăng 40-42%. Đến cuối năm 2008, vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống ngân
hàng tăng 30% so với cuối năm 2007, tỷ lệ an toàn vốn tăng từ 8,9% lên 9,7%.
Tăng trưởng tín dụng nóng trong năm 2007 (51%) đã kéo theo lạm phát, tác động đến
sản xuất, kinh doanh của cả xã hội trong suốt một thời gian dài sau đó, ảnh hưởng đến tăng
trưởng GDP của quốc gia. Năm 2008, dư nợ tín dụng tăng 24%. Đến tháng 7/2009, nguồn
vốn đầu tư cho nền kinh tế từ các tổ chức tín dụng tăng khá, lên tới gần 20% so với cuối năm
2008. Theo số liệu được Ngân hàng Nhà nước công bố, nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế
thông qua các tổ chức tín dụng tăng khoảng trên 24% so với cuối năm 2008, cá biệt một số tổ
chức tín dụng còn trên 50%. Đến cuối năm 2009, dư nợ tín dụng tăng 37,8%. Sang năm 2010,
tình hình kinh tế thế giới tiếp tục rơi vào đà suy thoái buộc Chính phủ phải thực hiện các biện
pháp tiền tệ thắt chặt nên tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đạt 29,8%.
* Chuyển biến về cơ cấu thị phần
Tổng tài sản lĩnh vực ngân hàng khoảng 1.872 tỷ tỷ VND (117 nghìn tỷ Đôla Mỹ) vào
cuối năm 2007, với cơ cấu phần lớn thuộc các NHTM nhà nước là 48% năm 2007 so sánh với
62,5% năm 2006. Tài sản các NHTMCP tăng nhanh chóng, đến nay vào khoảng 48% tổng tài
sản, từ mức 25% trong năm 2006.
Cho đến cuối năm 2004, thị phần tuyệt đối của chiếc bánh tín dụng (Việt Nam hiện
chưa tính được thị phần dịch vụ) vẫn thuộc về các NHTM NN với tỷ lệ 73-75%. Đến cuối

năm 2005, thị phần này đã thay đổi: tổ chức tín dụng cổ phần 16%; nước ngoài 11%; liên
doanh, công ty thuê mua tài chính, quỹ tín dụng… 5%; NHTMNN 68%.
Năm 206-2007, khu vực Nhà nước vẫn duy trì vị trí chi phối, song các NHTMCP đã
ngày càng mổ rộng thị phần, chiếm tỷ trọng đáng kể: 30,4% trong tổng tiền gửi và 28,6% tín
dụng của cả hệ thống ngân hàng.
Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có những thành công đáng ghi nhận trong cạnh
tranh cũng như thâm nhập sâu hơn vào thị trường tài chính nội địa. Năm 2005, tổng lợi nhuận
trước thuế của 33 chi nhánh tổ chức tín dụng nước ngoài với vốn pháp định khoảng 600 triệu
Đôla Mỹ, đạt gần 1.200 tỉ đồng, tăng hơn 50% so với năm trước đó.
Nhìn chung qua một thời gian đa dạng hóa các loại hình sở hữu ngân hàng, theo quy
luật cạnh tranh, các ngân hàng đều đã nỗ lực tìm kiếm khách hàng. Khối lượng tiền gửi đã
tăng từ 43% GDP năm 2000 lên 82% năm 2006.
Thị phần cho vay của khối các NHTM NN vẫn chiếm ưu thế và tương đối ổn định trong
suốt những năm 2000-2004, chiếm khoảng 75-80% thị phần. Tuy nhiên, sau khi giảm tỷ lệ sở
hữu nhà nước, cổ phần hóa các ngân hàng, thị phần cho vay của khối này đã giảm xuống 54%
trong năm 2007. Khối NHTM CP, ngân hàng liên doanh cũng hết sức cố gắng để mở rộng thị
phần, do vậy thị phần của khối này ngày càng được mở rộng.
Dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2007 tăng 50,6% so với năm 2006, vượt 30% so với
mục tiêu Chính phủ đề ra. Trong giai đoạn này, 65,4% tổng dư nợ cho vay của các NHTM
nhà nước và 82,5% dư nợ cho vay của các NHTM khác là dành cho khu vực tư nhân. Dư nợ
cho vay của các NHTM nhà nước tăng khoảng 25%.

12
2.2.2. Tác động của chuyển biến sở hữu đến sự phát triển của ngành ngân hàng và
nền kinh tế
* Tác động tới hiệu quả kinh doanh
- Lợi nhuận
Trong những năm qua, hiệu quả kinh doanh của các NHTM NN nhìn chung ngày càng
có những chuyển biến tích cực, lợi nhuận tăng trưởng cao, có những ngân hàng tỷ suất lợi
nhuận ròng trên VCSH (ROE) đạt trên 20%,… Năm 2008, ROE của toàn hệ thống ngân hàng

là 16,42% tương đương với mức trung bình trong khu vực 16,47%.
Năm 2009, mặc dù Ngân hàng Nhà nước “siết” hạn mức tín dụng từ 30% xuống 25-
27%/năm, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND giảm còn 1,2%/năm… nhưng lợi nhuận
mà các ngân hàng vừa công bố vẫn cho con số tăng trưởng khá khả quan: Nổi bật nhất là
Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) khi lợi nhuận trước thuế lũy kế 11 tháng đầu năm đã
đạt 4.400 tỷ đồng, vượt 30% kế hoạch đề ra cho cả năm (3.400 tỷ đồngg); Với Ngân hàng Á
châu (ACB), sau 9 tháng đầu năm là gần 2.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế; Với Ngân hàng
Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), 9 tháng đầu năm lợi nhuận trước thuế là 1.163 tỷ
đồng, bằng 77,5% kế hoạch năm; Với Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), 11 tháng đạt
2.060 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cả năm dự kiến 2.200 tỷ đồng; Trong khi đó, Ngân hàng
Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 11 tháng lợi nhuận trước thuế đã đạt 1.658 tỷ đồng, vượt
kế hoạch 4%
Để hoạt động ngân hàng được thực hiện một cách hiệu quả thì tiến trình cổ phần hoá
phải được thực hiện đồng bộ và hợp lý.
- Rủi ro tín dụng
Trước năm 2000, DNNN nhà nước là đối tượng khách hàng vay chính của ngân hàng.
Cho vay DNNN gần như chiếm 100% tổng dư nợ của các NHTM NN. Đồng thời đây cũng là
thời gian hình thành cách thức cho vay theo chỉ thị: cho vay theo chỉ thị của chính phủ, và cho
vay theo chỉ thị ngầm của các cấp chính quyền, do đó chất lượng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ xấu
cao (trên 10%).
Luật các tổ chức tín dụng ra đời 1998, mốc quan trọng có tác động tích cực đối với chất
lượng và rủ ro tín dụng, quy định: không cá nhân hoặc tổ chức nào có quyền gây sức ép đối
với tổ chức tín dụng khi ra quyết định cấp tín dụng.
Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng sau năm 2004 đã giảm hơn hẳn so với năm 1996-
1997.
Hiện nay, các NHTM NN đã bước đầu thống kê nợ xấu theo quy định 493. Tính đến
cuối năm 2008, nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam ở khoảng 43.500 tỷ đồng, chiếm
3,5% tổng dư nợ tín dụng, tỷ lệ nợ xấu cho vay DNNVV của toàn hệ thống là 3,64%, tăng 1%
so với năm 2007 và giảm 0,19% so với năm 2006. Trong đó nợ có khả năng mất vốn (nhóm
5) là 4.064 tỷ đồng, chiếm 37,3% tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Cụ thể là: Tỷ lệ nợ

xấu của khối NHTM Nhà nước là 4,59%, NHTM cổ phần 2,44%, Ngân hàng liên doanh và
nước ngoài 1,45%.
* Tác động tới năng lực cạnh tranh
- Năng lực tài chính
Thời gian qua các NHTM Việt Nam đã thực hiện lộ trình tăng vốn một cách nhanh
chóng bằng nhiều biện pháp. Đến nay, tổng số vốn điều lệ của toàn hệ thống là trên 250.000
tỷ đồng trong đó khối NHTM NN chiếm 24,67%; NHTM CP chiếm 69,58% và NH 100%
vốn nước ngoài chiểm 5,75%. Mặc dù vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam tăng mạnh so với
trước đây song vẫn còn thấp so với các ngân hàng trong khu vực.
- Năng lực hoạt động
+ Năng lực huy động vốn: Mặc dù đã có sự chuyển biến về thị phần vốn huy động trong
hệ thống ngân hàng (thị phần NHTM NN giảm dần qua các năm) song khối các NHTM này

13
vẫn nắm giữ phần lớn tài sản trong cả danh mục tiền gửi lẫn cho vay của toàn hệ thống
NHTM. Có được ưu thế này là do khối NHTM NN có mạng lưới rộng lớn, ra đời lâu năm.
Hiện nay, hệ số đòn bẩy của các NHTM NN mặc dù đã giảm dần trong những năm gần
đây song hệ số này vẫn rất cao (27,5 lần) cho thấy khối các ngân hàng này hoạt động dựa trên
nguồn vốn huy động là chính trong khi khả năng tăng vốn tự có còn gặp nhiều khó khăn. Khối
Ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hệ số đòn bẩy huy động vốn
dưới 10 lần nên khả năng huy động vốn còn rất lớn. Nên khả năng phát triển của khu vực này
trong thời gian tới là rất triển vọng.
+ Năng lực tín dụng: Dư nợ tín dụng của các NHTM Nhà nước tăng với tốc độ cao
khoảng trên 20% trong những năm gần đây, thậm chí cao hơn cả tốc độ tăng vốn huy
động. Điều đó cho thấy khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng, nhất là
trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang rất cần vốn để phát triển.
*Tác động tới tăng trưởng kinh tế
- Huy động vốn góp phần tăng tiết kiệm cho nền kinh tế
Lượng vốn huy động qua hệ thống các NHTM tăng trưởng không ngừng và linh hoạt
góp phần tăng đầu tư toàn xã hội và tăng trưởng kinh tế. Sự tăng trưởng về vốn huy động của

khối các NHTM không chỉ thể hiện về số lượng mà còn thể hiện về mặt chất lượng.
- Hoạt động tín dụng tác động tích cực đến năng lực của nền kinh tế
Một phần lớn nguồn vốn do hệ thống NHTM cung cấp được đầu tư vào những chương
trình trọng điểm quốc gia, qua đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng liên
tục với tốc độ cao (GDP tăng bình quân 7,5% trong 5 năm 2001-2005), góp phần tạo công ăn
việc làm cho xã hội (trong 5 năm 2001-2005 cả nước tạo việc làm cho cả 7,5 triệu lao động,
góp phần xóa đói giảm nghèo.
- Có những đóng góp tích cực đối với tổng thu nhập quốc dân
Thông qua các cơ chế hỗ trợ lãi suất vay tín dụng ngân hàng, miễn, giảm hoặc giãn
thuế… đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình tiếp tục duy trì
sản xuất kinh doanh, ổn định và phát triển trong điều kiện khó khăn.
Thực tế cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế chung và dịch vụ tài chính, tín dụng có
mối quan hệ rất chặt chẽ.
Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 1995-2006 của dịch vụ tài chính ngân hàng là
7,7%, cao hơn cả tốc độ tăng tưởng bình quân của cả nền kinh tế (7,3%), và tốc độ tăng
trưởng của ngành dịch vụ là 6,5%/năm. Để xứng đáng là một ngành có vị trí quan trọng
hàng đầu trong toàn nền kinh tế thì đòi hỏi ngành tài chính, ngân hàng của Việt Nam phải
đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn nữa.
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
CHUYỂN BIẾN VỀ SỞ HỮU TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG TRONG THỜI
GIAN TỚI

3.1. NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng những năm tới đây chủ yếu sẽ diễn ra dưới
góc độ ngày càng nhiều hơn các ngân hàng nước ngoài có mặt tại Việt Nam.Mở cửa và hội
nhập quốc tế tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường nói chung và thị trường tài chính
ngân hàng nói riêng.
Quá trình chuyển biến sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời

gian qua đánh dấu bước trưởng thành quan trọng của ngành ngân hàng: từ hệ thống ngân hàng 1
cấp chuyển sang ngân hệ thống ngân hàng 2 cấp tách bạch chức năng quản lý của ngân hàng trung
ương với hệ thống ngân hàng thương mại, từ chỗ sở hữu 100% nhà nước đến nay đã có nhiều
thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực này góp phần vào viêc nâng cao năng lực tài chính của

14
Việt Nam trong công cuộc Đổi mới. Quá trình chuyển biến sở hữu này không chỉ tác động đến sự
thay đổi của bản thân hệ thống ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế
xã hội. Vì vậy, việc tìm ra định hướng cho quá trình chuyển biến sở hữu cũng như quá trình đổi
mới hệ thống ngân hàng trong thời gian tới có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng.
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang gặp phải một số bất cập điển hình:
Thứ nhất, mức độ đa dạng hóa thấp các sản phẩm dịch vụ và chất lượng dịch vụ chưa
cao.
Thứ hai, các dịch vụ ngân hàng thiếu sự liên kết đã làm giảm hiệu quả kinh doanh của
toàn hệ thống ngân hàng và giảm giá trị gia tăng cho người sử dụng dịch vụ ngân hàng.
Thứ ba, chưa gắn kết các hoạt động ngân hàng và hoạt động phi tài chính ngân hàng
để hình thành nên hệ thống dịch vụ ngân hàng trọn gói, đa dạng đáp ứng được nhu cầu
ngày càng cao của xã hội.
Thứ tư, cơ cấu tổ chức bộ máy chưa theo mô hình ngân hàng hiện đại.
Thứ năm, năng lực tài chính nhỏ bé.
Để khắc phục những bất cập trên chúng ta phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu và
nguyên tắc sau:
Thứ nhất, đủ mạnh về vốn, hiện đại về công nghê, đa dạng hóa dịch vụ ngan hàng hiện
đại, đảm bảo về nguồn nhân lực; hoạt động phát triển tăng trưởng an toàn, hiệu quả.
Thứ hai, xử lý tồn tại đồng thời với tái cơ cấu tài chính, lành mạnh hóa tình hình tài
chính.
Thứ ba, tái cơ cấu mô hình hoạt động, chủ động hội nhập trên nền tảng tài chính ổn
định, vững chắc, chủ động vươn xa hơn tới các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thứ tư, tận dụng tối đa vị thế và cơ hội, chấp nhận cạnh tranh.
Thứ năm, hiệu quả hoạt động của khách hàng là hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Đây là nguyên tắc mang tính mục tiêu: khách hàng càng mạnh thì ngân hàng càng phát triển.
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
NGÀNH NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI
3.2.1 Một số gợi ý chính sách trong quá trình tiếp tục cải cánh hệ thống ngân hàng
Cần đẩy mạnh quá trình đa dạng hoá sở hữu hệ thống NHTM, “tự do hoá” thị trường
tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. Để tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển biến sở hữu
trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam theo hướng giảm dần sở hữu nhà nước thì
các gợi ý chính sách và giải pháp đưa ra ở phần này phải tập trung vào việc vạch ra con
đường “an toàn và hiệu quả” cho hệ thống ngân hàng thương mại khi đi trên con đường
“mở cửa, hội nhập”.
Việt Nam cần một triết lý phát triển kinh tế thì cũng cần một triết lý phát triển cho hệ
thống ngân hàng chứ không chỉ dừng lại ở “lộ trình tái cấu trúc” (vạch ra năm 2001).
Cải cách hệ thống ngân hàng của Việt Nam đang thực hiện chiến lược “cải cách thận
trọng” nhằm duy trì sự ổn định cho hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, chiến lược này đang tỏ ra
bất cập khi thị trường tái chính ngân hàng mở cửa hơn nữa trong thời gian tới nên ngay từ bây
giời Việt Nam dần cần chuyển sang “cải cách đột phá” để tăng cường tính hiệu quả và đáp
ứng đòi hỏi của nền kinh tế thị trường và bối cảnh mới.
Theo tôi, trong thời điểm hiên tại, Việt Nam vẫn thực hiện chiến lược “cải cách thận
trọng” theo hướng “chuyển dần” sang chiến lược “cải cách đột phá”. Bắt đầu từ 2013, chúng
ta sẽ chuyển hẳn sang chiến lược “cải cách đột phá” để có thể kịp thích ứng với bối cảnh: phải
thực hiện hoàn toàn các cam kết với WTO (2014) . Trong giai đoạn này tính hiệu quả của hệ
thống ngân hàng sẽ tăng cao song có thể tính ổn định không được cải thiện nhiều. Tuy nhiên,
sau khi đạt được một mức hiệu quả nhất định, hệ thống ngân hàng sẽ đi vào phát triển ổn
định.
Để đạt được lộ trình phát triển đó, chúng ta phải thực hiện một số cải cách cụ thể sau:
* Giải quyết vấn đề nợ xấu

15
Hệ thống NHTM Việt Nam đang phải đối mặt với hiện tượng nợ xấu, không chỉ là di
sản trước đây của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung mà còn phần lớn là kết quả của thị

trường tín dụng tăng trưởng nóng trong những năm đầu cải cách.
Biện pháp khả thi là cơ cấu lại nguồn vốn kết hợp với thanh lý tài sản và cổ phần hóa.
Cách này huy động được cả nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân tham gia, thậm chí là các
đối tác nước ngoài. Các biện pháp nhà nước thường tiến hành là sử dụng các công cụ pháp lý
để yêu cầu các ngân hàng có nợ hoặc các công ty vay nợ thanh lý tài sản thế chấp. Các biện
pháp tư nhân thường là cổ phần hoá hoặc bán lại ngân hàng cho các nhà đầu tư chiến lược và
sau đó chủ sở hữu mới này sẽ cơ cấu lại các khoản nợ của ngân hàng cho phù hợp với điều
kiện của ngân hàng đó.
* Phi tập trung hóa hệ thống ngân hàng
Việt Nam đã bước đầu phi tập trung hoá hệ thống ngân hàng bằng cách thành lập hệ
thống ngân hàng hai cấp. Bước tiếp theo nên bao gồm:
- Tăng cường tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước
Trong hệ thống ngân hàng hiện đại, Ngân hàng nhà nước thường có vai trò độc lập, tách
khỏi các quyết định chính trị và chỉ thực hiện các chức năng và nhiệm vụ quy định bởi Luật
Ngân hàng Nhà nước. . Khi Ngân hàng nhà nước chỉ thực hiện một số ít chức năng nêu trên
thì không cần duy trì hệ thống Ngân hàng Nhà nước gồm nhiều chi nhánh phân chia theo địa
giới hành chính ở cả 63 tỉnh thành trên cả nước.
- Đa dạng hoá sở hữu hệ thống ngân hàng thương mại
Các nghiên cứu về những nền kinh tế đang chuyển đổi đã chỉ ra rằng tỷ phần cao của năm
ngân hàng lớn nhất có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của toàn hệ thống ngân hàng. Vì thế,
Việt Nam nên giảm bớt sự thống trị của 5 ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu hiện nay
trên thị trường bằng cách:
+ Cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước
+ Nới lỏng cấp phép cho các ngân hàng tư nhân và ngân hàng nước ngoài
* Kết hợp với các cải cách khác
Hệ thống ngân hàng chỉ phát triển lành mạnh nếu như các điều kiện kinh tế vĩ mô khác
phát triển tốt. Vì thế, cải cách ngân hàng ở Việt Nam phải đi đôi với các cuộc cải cách khác:
cải thiện môi trường pháp lý, cải cách doanh nghiệp nhà nước, tăng khả năng giám sát của
Ngân hàng Nhà nước
3.2.2 Một số giải pháp phát triển hệ thống ngân hàng thƣơng mại

* Đối với NHTM Nhà nước
Đối với các NHTM Nhà nước, việc tăng năng lực tài chính có tính đột phá. Giải quyết
được vấn đề này sẽ tạo động lực cho việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường, phát triển công
nghệ, dịch vụ, tạo điều kiện tham gia vào thị trường tài chính quốc tế. Giải quyết vấn này, cần
phải tập trung vào các nội dung chủ yếu là tăng vốn tự có, xử lý nợ tồn đọng, phân loại nợ
theo tiêu chuẩn quốc tế. Giải pháp tăng vốn tự có quan trọng theo quan điểm của tôi là cổ
phần hoá. Để đây nhanh quá trình này biện pháp quan trọng nhất là xử lý vấn đề “cơ chế, chính
sách” của Nhà nước và công tác điều hành giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Do đó
Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần: (i) Hoàn thiện khung pháp lý chung về cổ phần hóa, đặc
biệt là khung pháp luật cổ phần NHTMNN trên cơ sở nghiên cứu chuẩn mực quốc tế và điều kiện
thực tế của VN. Ngân hàng Nhà nước xây dựng và thực thi khuôn khổ pháp lý đảm bảo lợi ích
của cổ đông nhỏ khi cổ phần hóa các NHTMNN; (ii) Vấn đề định giá NHTMNN: Các văn bản
chế độ hiện hành hướng dẫn việc phân loại đánh giá các khoản tín dụng cho vay chưa phản ánh
đúng thực tế; các phương pháp định giá giá trị doanh nghiệp (phương pháp tài sản, phương pháp
dòng tiền chiết khấu…) chưa phản ánh được đầy đủ giá trị thương hiệu của ngân hàng. Do đó,
NHNN cần bổ sung và sửa đổi các văn bản và các phương pháp định giá giá trị NHTM cho phù
hợp với tình hình thực tế.
* Đối với NHTM cổ phần và NH liên doanh

16
Tăng vốn tự có cho các ngân hàng thuộc khối này trước hết là để tăng mạng lưới, công
nghệ, dịch vụ mà không bị sức ép của thị trường huy động vốn. Đối với ngân hàng liên doanh,
các bên liên doanh (tự nguyện hoặc tăng mức vốn pháp định) tăng vốn góp; mở rộng các đối
tác liên doanh; Chuyển thành NHTM cổ phần có vốn cổ phần của phía nước ngoài để tăng
thêm cổ đông. Trên cơ sở tăng vốn để tăng quy mô và tăng phạm vi hoạt động như phát triển
dịch vụ, năng lực huy động vốn, tăng đầu tư tài chính…
Khuyến khích các ngân hàng TMCP nhỏ, năng lực tài chính yếu, tính thanh khoản thấp
tự nguyện sáp nhập, hợp nhất thạm chí mua lại theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước.
* Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Để quá trình chuyển biến sở hữu theo hướng đa dạng hoá sở hữu có sự tham gia nhiều

hơn của khu vực tư nhân và khu vực nước ngoài vào lĩnh vực ngân hàng đem lại hiệu quả cho
nên kinh tế thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần chú trọng những giải pháp:
- Tăng cường khả năng giám sát tài chính
- Tăng cường phát triển công nghệ ngân hàng và dịch vụ ngân hàng

KẾT LUẬN

Hệ thống NHTM Việt Nam cùng với sự mở cửa của nền kinh tế đang từng bước thực
hiện lộ trình cơ cấu lại và chủ động hội nhập quốc tế. Không thể phủ nhận rằng, thành tựu
kinh tế Việt Nam trong những năm qua có đóng góp không nhỏ của hệ thống NHTM với
vai trò là “huyết mạch”. Đặc biệt là chặng đường từ 1986 đến nay, chặng đường đổi mới
căn bản toàn diện của hệ thống NHTM Việt Nam. Hệ thống NHTM Việt Nam đã trải qua
ba lần cải tổ với nhiều bước ngoặt đáng ghi nhận. Giai đoạn 1988-1990, đánh dấu quá
trình chuyển hoá ngân hàng Việt Nam từ cơ chế hoạt động một cấp sang hai cấp. Sự ra
đời của 2 luật về ngân hàng (12-1997) tạo hành lang pháp lý cho các NHTM hoạt động, từ
đó đến nay, hệ thống NHTM Việt Nam phát triển không ngừng về quy mô, chất lượng
hoạt động và hiệu quả kinh doanh.
Quá trình phát triển, lớn mạnh của hệ thống NHTM Việt Nam gắn chặt với quá
trình chuyển biến sở hữu trong lĩnh vực này. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, hệ
thống NHTM là 100% “quốc doanh” , tỷ lệ này giảm dần qua từng năm, nay chỉ còn
khoảng 50% do có sự tham gia ngày một nhiều hơn của các thành phần kinh tế khác vào
lĩnh vực này (đa dạng hoá sở hữu).
Từ năm 2007, hệ thống tài chính Việt Nam mở rộng dần theo thoả thuận gia nhập
WTO, các nhà đầu tư nước ngoài (Ngân hàng 100% vốn nước ngoài) xâm nhập vào thị
trường Việt Nam ngày càng nhiều. Quá trình đa dạng hoá sở hữu đã góp phần cải thiện
mạnh mẽ chất lượng cho hệ thống ngân hàng: tăng tính cạnh tranh, nâng cao chất lượng
quản trị doanh nghiệp, áp dụng công nghệ hiện đại Từ nay, hệ thống NHTM Việt Nam
bắt đầu bước vào “sân chơi chung” - “sân chơi ngân hàng quốc tế”.
Trong bước khởi đầu của giai đoạn này, NHTM Việt Nam xác định sẵn sàng vươn
lên chủ động hội nhập quốc tế với mục tiêu: Đổi mới toàn diện, gắn liền với phát triển bền

vững, giữ vững nhịp độ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ
đảm bảo hiệu quả, an toàn hệ thống theo đòi hỏi của cơ chế thi trường, thực hiện chính
sách tiền tệ quốc gia, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tệ - xã hội theo đường lối đẩy
mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Để đạt mục tiêu này, trọng tâm xuyên
suốt là thực hiện đúng lộ trình cơ cấu lại toàn diện ngân hàng đã được triển khai từ năm
2001, có cập nhật, sửa đổi cho phù hợp với bối cảnh mới. Đặc biệt cần chú trọng tới quá
trình chuyển biến sỡ hữu trong hệ thống theo hướng giảm dần tỷ lệ sở hữu nhà nước đến
một tỷ lệ hợp lý hơn.

References

17
Tiếng Việt:
1. C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), C. Mác & Ph. Awngghen Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội
2. C.Mác (1962), Sự khốn cùng của Triết học, Nxb Sự thật, Hà Nội
3. CIEM (2006), Báo cáo Kinh tế Việt Nam 2005, Hà Nội
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
7. Đặng Hữu Mẫn (2010), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam”, Tạp
chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, Số 5(40)
8. Đỗ Trọng Bá (1994), Vấn đề sở hữu trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ
Khoa học Kinh tế, Hà Nội
9. Edward W. Reed và Edward K. Gill (1993), Ngân hàng thương mại, Nxb thành phố Hồ
Chí Minh, Tp HCM
10. Huỳnh Thế Du (2005), Mối quan hệ nhà nước - doanh nghiệp nhà nước - ngân hàng

thương mại nhà nước ở Việt Nam,Tài liệu giảng dạy Chương trình Kinh tế Fulbringht Việt
Nam
11. Kornai János (2002), Hệ thống xã hội chủ nghĩa: chính trị kinh tế học phê phán, tổng
quan kinh tế xã hội chủ nghĩa, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội
12. Lê Xuân Nghĩa, Cao Văn Học, Lê Hoàng Nga… (2005), Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, “Tái
cơ cấu các ngân hàng thương mại nhà nước: Thực trạng và giải pháp”, Nxb Phương
Đông, Hà Nội
13. Marie Lavigne (2002), Các nền kinh tế chuyển đổi - Từ kinh tế kế hoạch tập trung sang
kinh tế thị trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
14. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của
NHNN ban hành, Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005-2010), Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà
nước, Hà Nội
16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Hội thảo khoa học: Tự do hóa tài chính- Xu thế
và giải pháp chính sách, Hà Nội
17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008), Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa
học,Quyển 8, Hà Nội
18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo tài chính các NHTM (2004-2008), Hà Nội
19. Ngô Thị Bích Ngọc (2007), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Đề tài khoa học: Giải pháp
đẩy mạnh tái cơ cấu NHTM Việt Nam trong tiến trình Hội nhập quốc tế, Mã số:
KNH.2005.04, Hà Nội
20. Nguyễn Cúc (2005), “Một số vấn đề về sở hữu nhà nước trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Cộng sản, Số 84
21. Nguyễn Cúc, Kim Văn Chính (2006), Sở hữu nhà nước và doanh nghiệp nhà nước trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội
22. Nguyễn Ngọc Sơn, Trần Thanh Tú (2007), Nguồn tài chính trong nước và nước ngoài
cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội
23. Nguyễn Sinh Cúc (2006), “Phát triển thương mại - dịch vụ Việt Nam thời kỳ 2001- 2005

và định hướng 2006 - 2010”, Tạp chí cộng sản, Số 113

18
24. Nguyễn Trọng Tài (2008), “Cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhìn từ góc độ lý
luận và thực tiễn tại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, Số 4
25. Nguyễn Văn Thạo, Nguyễn Hữu Đạt (2004), Một số vấn đề về sở hữu ở nước ta hiện nay,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
26. Nguyễn Văn Thức (2004), Sở hữu: Lý luận và vận dụng ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội
27. Phạm Thanh Bình (2003), Đề tài trọng điểm cấp ngành: Nâng cấp năng lực cạnh tranh
của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và
quốc tế, Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội
28. Phùng Khắc Kế, Trương Văn Đoan, Nguyễn Văn Lịch (2006), Vai trò của hệ thống ngân
hàng trong 20 năm đổi mới ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, Nxb Văn hóa Thông
tin
29. Trịnh Thị Hoa Mai (2004), Hội thảo “Bàn về cổ phần hoá NHTM NN”: Cổ phần hóa
ngân hàng thương mại nhà nước - Sự cần thiết và những vấn đề đặt ra, Vụ Chiến lược
Phát triển Ngân hàng và Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, Hà Nội
30. Trịnh Thị Hoa Mai (2006), Đề tài cấp ĐHQGHN: Vai trò của chính phủ đối với thị
trường tài chính: Khía cạnh Lý thuyết và thực tiễn, Hà Nội
31. Vũ Hồng Sơn (2007), Xu hướng và đặc điểm của quá trình đa dạng hóa các hình thức sở
hữu theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Luận án TS Triết học, Hà Nội
32. Vũ Thành Tự Anh (2005), Phát triển hệ thống ngân hàng ở Việt Nam và Trung Quốc
33. Vũ Thành Tự Anh (2006), Cổ phần hóa trong cải cách ngân hàng thương mại nhà nước,
Tài liệu giảng dạy chương trình Kinh tế Fulbright Việtnam
Tiếng Anh:
34. Alejandro Micco, Ugo Panizza, Monica Yanez (2004), Bank Ownership and Performance,
Working Paper No 518, Inter-American Development Bank
35. Asia Focus (2008); Vietnam’s Banking Sector
36. CIEM and NIAS (2001), Financial Sector Reforms in Vietnam: Selected Issues and

Problems, Discussion papers in economic policy analysis
37. Giovanni Capannelli (2009), ADB, Fiancial integration and cooperation in Asia and the
global crisis
38. Joseph Prokopenko, Alexander Letenko and Dmitry Lvov, Wei Wang, Privatization:
Lessons from Russia and China, Enterprise and Management Development Working
Paper - EMD/24/E
39. Margarete Biallas, Kien Dam (8/2008), Vietnam financial sector diagnostic 2008
40. Mody’s (2009), Banking system outlook Report
41. Nguyễn Hồng Sơn (2009), Research paper written under the grant of Thai Research
Fund, Banking system of vietnam reform strategies and transition assessment
42. Robert E. Litan, Paul Masson, Michale Pomerleano (2001), Open Doors, Brookings
institution, Washington D.C
43. Stijin Claessens and Tom Clasesner (1998), Internatinalization of Financial Services in
Asia
44. Vina Capital (2006), Banking Sector Report
45. World Bank (2009), Vietnam Development Report 2008
Website:
46.
47.
48. (Nguyễn Tuấn Anh, Mối
quan hệ giữa hoạt động của NHTM và tăng trưởng kinh tế)
49.
50.

19
51. 9/2008
52.
53.
54. />NN_o_Ba_Lan.pdf (Đinh Văn Ân, CIEM, Tư nhân hóa DNNN ở Ba Lan: Thực tiễn và
một số kinh nghiệm)

55. />nam-dat-tren-250-000-ty-dong.aspx
56.
(Trương Quang Thông (2009), ROA và ROE của ai cao hơn?)
57.
58. (Nguyễn Thị Mùi, Hệ
thống ngân hàng Việt Nam và những vấn đề đặt ra)
59. www.atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/23122/index.aspx (Ngành ngân hàng sau 2 năm
gia nhập WTO)
60. www.div.gov.vn (Tác giả dùng để tổng hợp số liệu)
61. www.sbv.gov.vn (Dùng làm nguồn để tổng hợp số liệu hoặc sử dụng các bài viết của Tạp
chí Ngân hàng ấn phẩm xuất bản internet)

×