Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Định nghĩa mô hình kinh doanh pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.51 KB, 5 trang )

Định nghĩa mô hình kinh doanh


Một mô hình kinh doanh, theo góc nhìn của chúng tôi, gồm bốn yếu tố phối
hợp với nhau sẽ tạo ra và mang lại giá trị. Theo đó, điều quan trọng nhất là phải đi
đúng hướng từ đầu

Nhận diện giá trị khách hàng (Customer value proposition – CVP)
Một công ty thành công là công ty tìm được cách tạo ra giá trị cho khách
hàng. Đó là cách giúp khách hàng thực hiện một công việc quan trọng. Từ “công
việc” ám chỉ đến một vấn đề cơ bản trong một tình huống cụ thể cần có giải pháp.
Khi đã hiểu được công việc và tất cả các thông số về nó bao gồm quá trình làm thế
nào để thực hiện công việc đó, chúng ta có thể đưa ra các giải pháp. Công việc
càng quan trọng với khách hàng, mức độ hài lòng của khách hàng với giải pháp
hiện tại để hoàn thành công việc càng thấp, giải pháp của bạn càng tốt hơn giải
pháp hiện tại để thực hiện công việc (và dĩ nhiên giá càng thấp) thì CVP càng cao.
Chúng ta phải tìm ra cơ hội để tạo ra CVP hiệu quả nhất khi các sản phẩm và dịch
vụ thay thế không được đưa ra cho công việc thực tế và bạn có thể đưa ra lời đề
nghị giúp cho công việc và chỉ công việc đó được thực hiện một cách hoàn hảo.
Chúng ta sẽ bàn luận vấn đề này sau.

Công thức lợi nhuận
Công thức lợi nhuận là kế hoạch xác định công ty có thể tạo ra giá trị cho
bản thân nó như thế nào trong khi cung cấp giá trị cho khách hàng. Nó bao gồm:
• Mô hình doanh thu: giá cả x số lượng
• Cơ cấu chi phí: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, tính hiệu quả kinh tế.
Cơ cấu chi phi phần lớn được thúc đẩy bởi chi phí của các nguồn lực chính cần
thiết cho mô hình kinh doanh.
• Mô hình lợi nhuận: với một lượng và cơ cấu chi phí cụ thể thì lượng cần
đóng góp của mỗi giao dịch là bao nhiêu để đạt được lợi nhuận mong muốn.
• Sự linh hoạt của nguồn lực: chúng ta có thể quay vòng hàng tồn kho, tài


sản cố định và các tài sản khác nhanh như thế nào và nhình chung chúng ta cần tối
ưu hoá các nguồn lực như thế nào để hỗ trợ cho lượng sản lượng dự đoán và đạt
được lợi nhuận mong muốn.
Mọi người thường nghĩ cụm từ “công thức lợi nhuận” và “mô hình kinh
doanh” có thể thay đổi cho nhau. Nhưng làm thế nào để tạo ra lợi nhuận chỉ là một
phần trong mô hình kinh doanh. Chúng tôi nhận thấy bắt đầu bằng việc đề ra giá
để thực hiện được CVP và sau đó tính ngược trở lại từ mức giá đó để quyết định
các thông số chi phí và tổng lợi nhuận cận biên là bao nhiêu thì sẽ hữu hiệu hơn.
Sau đó, điều này quyết định quy mô và sự linh hoạt của các nguồn lực cần thiết để
đạt được mục tiêu lợi nhuận mong muốn.

Các nguồn lực chủ yếu
Các nguồn lực chủ yếu là những tài sản như con người, công nghệ, sản
phẩm, cơ sở, thiết bị, kênh phân phối và thương hiệu cần thiết để tạo ra giá trị cho
khách hàng mục tiêu. Mục tiêu ở đây là các yếu tố chính tạo ra giá trị cho khách
hàng và công ty và cách mà cách yếu tố đó tương tác với nhau. (Tất cả các công ty
đều có những nguồn lực cơ bản chung không tạo ra sự khác biệt có tính cạnh tranh
riêng)

Các quá trình chủ yếu
Các công ty thành công có quá trình vận hành và quản lý cho phép họ đem
lại giá trị theo cách mà họ có thể lặp lại thành công và tăng quy mô. Những quá
trình này có thể bao gồm những nhiệm vụ có định kỳ như đào tạo, phát triển, sản
xuất, phân bổ ngân sách, lập kế hoạch, bán hàng và dịch vụ. Những quá trình chủ
yếu cũng bao gồm các quy tắc, điều luật, điều lệ và quy ước của công ty.
Bốn yếu tố này tạo thành khuôn chung cho bất cứ doanh nghiệp nào. CVP
và công thức lợi nhuận xác định giá trị cho khách hàng và công ty; tương tự, các
nguồn lực chủ yếu và các quá trình chủ yếu mô tả làm thế nào để mang lại giá trị
cho cả khách hàng và công ty.
Mô hình này có thể rất đơn giản, sức mạnh của nó nằm ở sự tương tác phức

tạp giữa các thành phần. Những thay đổi lớn tới bất kì một trong bốn yếu tố này
đều ảnh hưởng đến những yếu tố còn lại và cả mô hình. Những doanh nghiệp
thành công tạo ra một hệ thống ít nhiều ổn địnhmà trong hệ thống đó những yếu tố
ràng buộc lẫn nhau theo những cách phù hợp và bổ sung cho nhau.

×