Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.51 KB, 5 trang )
Đột quỵ - Những điều cần biết
Đột quỵ xảy ra khi một phần của não bị phá hủy do sự cung cấp máu
bị ngưng trệ. Các mạch máu này có thể bị tắc nghẽn gây thiếu máu não, hoặc
bị vỡ gây xuất huyết não.
Đột quỵ đứng thứ 3 trong các nguyên nhân tử vong do bệnh tật, để
lại di chứng nặng nề. Bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi, tuy nhiên cũng
có thể gặp ở người trẻ.
Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ
Một số yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể điều trị được như: huyết áp
cao, hút thuốc lá, đái tháo đường, cholesterol máu cao, loạn nhịp tim, loại
rung nhĩ, bệnh lý tim mạch hoặc cơn đau tim trước đó, trước đó đã có đột
quỵ hoặc cơn thoáng thiếu máu não.
Các triệu chứng đột quỵ bao gồm: Yếu cơ vùng mặt, một bên tay
hoặc chân; cảm giác buồn buồn, dị cảm, hoặc tê một bên; nói ngọng nghịu
hoặc không nói được; mất thị lực, hoặc nhìn mờ, nhìn một thành hai hình
(nhìn đôi); mất thăng bằng hoặc sự mất phối hợp các động tác; cảm giác
choáng váng cùng những triệu chứng ở trên; rối loạn tri giác, lơ mơ, hôn
mê; nhức đầu dữ dội
Các triệu chứng xảy ra đột ngột, có thể tiến triển xấu nhanh chóng
trong vài phút hoặc vài giờ sau đó.
Bạn nên làm gì?
Đưa người bệnh đến ngay bệnh viện gần nhất. Yếu tố thời gian và
nhập viện sớm là rất cần thiết và quan trọng. Sau khi bác sĩ thăm khám, có
thể sẽ tiến hành một số xét nghiệm và thăm dò hình ảnh học như:
- Chụp CT não, đôi khi cũng có thể được đề nghị chụp cộng hưởng
từ (MRI), giúp xác định loại đột quỵ (thiếu máu hay chảy máu), vị trí, mức
độ nặng của phần não tổn thương.
- Xét nghiệm máu nhằm phát hiện các bệnh lý tiềm tàng từ trước.
- X-quang ngực thẳng, đo điện tâm đồ để cung cấp thêm các thông
tin về bệnh lý tim mạch.