Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

“Một số giải pháp nâng cao hứng thú học tập môn địa lí địa phương lớp 5 thanh hóa tiết 31 bài 1 ”tự nhiên và dân cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.85 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC & ĐÀO

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP
MƠN ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 5 THANH HÓA:
TIẾT 31 - BÀI 1 “TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ”

Người thực hiện:
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hà n
SKKN Thuộc mơn: Địa lí

THANH HĨA NĂM 2020


MỤC LỤC
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11


12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

Nội dung
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
III. Các giải pháp nâng cao hứng thú học tập môn Địa lý địa phương
lớp 5 Thanh Hóa trong tiết 31 - Bài 1 “Tự nhiên và dân cư”
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2. Phương pháp thảo luận nhóm
3. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
4. Phương pháp đóng vai
5. Phương pháp trị chơi
6. Vận dụng kiến thức liên mơn vào dạy học mơn địa lí địa

phương
7. Khuyến khích học sinh đọc sách, báo và internet và sưu tầm
tranh ảnh, đặc biệt là hình ảnh trải nghiệm của học sinh
8. Sử dụng phương tiện dạy học địa lí một cách hiệu quả
IV. Hiệu quả của sáng kiến
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
II. Kiến nghị
1. Đối với cấp trường
2. Đối với giáo viên

Trang
1
1
1
2
2
2
2
3
4
4
5
7
6
6
6
7
7
17

18
18
18
18
18


A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết địa lí địa phương là một bộ phận có liên quan mật
thiết với địa lí của đất nước. Dạy địa lí địa phương có ý nghĩa lí luận thực tiễn
hết sức to lớn vì kiến thức địa lí địa phương là cơ sở để học sinh nắm vững kiến
thức địa lí Tổ Quốc. Dạy học địa lí địa phương giúp học sinh biết được vị trí địa
lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, thực trạng kinh tế xã hội của địa
phương mình sống.
Hơn thế nữa, tơi thiết nghĩ, là người Thanh Hóa phải hiểu rõ về địa lý
Thanh Hóa, về nơi mà mình sinh ra, lớn lên và đang sinh sống thì mới định
hướng được là mình sẽ làm gì cho bản thân và cho tương lai của đất nước.
Xứ Thanh được mệnh danh “Đất thang mộc”, “Đất quý hương”, đất “Tam
vương nhị chúa”, “Thanh kỳ khả ái”, là một vùng đất “địa linh nhân kiệt” sinh ra
nhiều anh hùng dân tộc, văn sĩ và các nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, có vị trí
chiến lược qn sự quan trọng, có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh
tế - xã hội, có nhiều dân tộc anh em sinh sống với nhiều nét văn hóa phong
phú…, là niềm tự hào của biết bao thế hệ người dân Thanh Hóa từ xưa tới nay.
Vậy mà trên thực tế, trong quá trình giảng dạy khi tơi hỏi kiến thức địa lí địa
phương Thanh Hóa nhiều học sinh không trả lời được hoặc trả lời khơng đúng
kiến thức địa lí dẫn đến chất lượng giáo dục bộ mơn địa lí địa phương cịn hạn
chế. Một sự thật đáng buồn! Vậy ngun nhân chính là đó do đâu? Tơi thiết nghĩ
ngun nhân chính là việc giảng dạy địa lí địa phương chưa được đầu tư đúng
mực, chưa có sự sáng tạo để mang lại hứng thú học tập cho học sinh. Còn đối

với học sinh và phụ huynh thì xem mơn địa lí nói chung và địa lí địa phương
Thanh Hóa nói riêng là mơn học phụ, ít được quan tâm nên học sinh chỉ học với
hình thức đối phó, qua loa. Xuất phát từ thực tế trên, là một giáo viên trực tiếp
giảng dạy môn địa lý, tơi ln trăn trở, suy nghĩ, tìm tịi làm thế nào để học sinh
u thích mơn địa lí nói chung và nói riêng là địa lí địa phương Thanh Hóa. Do
vậy, tơi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hứng thú học tập mơn địa lí
địa phương lớp 5 Thanh Hóa: Tiết 31 - Bài 1 ”Tự nhiên và dân cư” làm nội
dung nghiên cứu.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tơi nghiên cứu đề tài nhằm tạo ra một cái nhìn mới về sự thay đổi phương
pháp dạy và học địa lí nói chung và dạy học địa lí địa phương Thanh Hóa nói riêng,
nhằm tạo ra sự hứng thú học tập mơn địa lí địa phương cho học sinh.
- Học sinh nâng cao hiểu biết sâu sắc về điều kiện tự nhiên và dân cư
Thanh Hóa. Hun đúc cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào
về văn hóa, giáo dục, y tế tỉnh nhà. Từ đó, nâng cao cho học sinh ý thức tơn
trọng bảo vệ di tích lịc sử văn hố, rèn luyện thói quen tự học, vận dụng kiến
thức đã học vào thực tiễn đời sống.
- Chia sẻ kinh nghiệm nhỏ của mình với đồng nghiệp trong và ngồi
trường để cùng nhau nâng cao chất lượng dạy học môn địa lí địa phương lớp 5
Thanh Hóa: Tiết 31- Bài 1: “Tự nhiên và dân cư” và khẳng định môn địa lí lớp
5 địa phương Thanh Hóa trong lịng các em học sinh.


III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp nâng cao hứng thú học tập mơn
địa lí địa phương lớp 5 Thanh Hóa: Tiết 31 - Bài 1 “Tự nhiên và dân cư”
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Căn cứ vào nguyên nhân trên, tôi đề ra các phương pháp sau để thực hiện đề
tài.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: (Đọc sách, báo, tham khảo tài liệu

sách giáo khoa lịch sử - địa lí địa phương lớp 5, sách hướng dẫn giảng dạy Lịch
sử - Địa lí lớp 5 địa phương Thanh Hóa.)
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Tiến hành khảo sát thực trạng
học sinh lớp 5 trường Tiều học Hà Yên - Hà Trung.
- Các phương pháp dạy học gây hứng thú học tập mơn địa lí
+ Phương pháp thảo luận
+ Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
+ Phương pháp đóng vai
+ Phương pháp trị chơi
+ Đưa kiến thức liên mơn vào dạy học.
+ Khuyến khích học sinh sưu tầm tranh ảnh, hình ảnh trải nghiệm bản thân.
- Phương pháp khảo nghiệm vấn đề: Tiến hành khảo nghiệm học sinh
nhằm đánh giá tính khả thi của vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết q trình thực hiện. Từ
đó làm cơ sở đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học mơn Địa lí
lớp 5 địa phương Thanh Hóa.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm về hứng thú và hứng thú học tập
a. Hứng thú: là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó
có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khối cảm trong quá trình
hoạt động.
Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội
dung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú. Hứng thú làm nảy sinh khát
vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc.
b. Hứng thú học tập: là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của
hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó
trong đời sống cá nhân.
2. Tầm quan trọng của hứng thú đối với các hoạt động sống và học tập
Sự hứng thú thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của

chủ thể hoạt động. Sự hứng thú gắn liền với tình cảm của con người, nó là động
cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó.Trong bất cứ cơng
việc gì nếu có hứng thú làm việc con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt
động, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực và sáng tạo hơn vào
hành động. Ngược lại nếu khơng có hứng thú, dù là hành động gì sẽ khơng đem
lại kết quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập,
khi khơng có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ học, kết quả học tập sẽ không cao,


thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực.
Theo nghị quyết số 88/2014 QH 13 ngày 28/11/2014 của quốc hội về đổi
mới chương trình SGK giáo dục nêu: ‘Tiếp tục đổi mới giáo dục theo hướng
phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, phát huy tính tích cực chủ
động, sáng tạo bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kĩ năng hợp tác
làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập, đa dạng hóa hình thức tổ chức học
tập, tăng cường sử dụng hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là
công nghệ thông tin và truyền thông, giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục
gia đình và xã hội”.
Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp 4.0. Giáo dục 4.0
là nền giáo dục đươc sinh ra nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nền công nghiệp
4.0 và đổi mới phương pháp dạy học là tất yếu. Dạy học theo định hướng phát
triển năng lực và phẩm chất người học, đòi hỏi các giáo viên phải khơi dậy sự
hứng thú say mê của mỗi học sinh trong từng tiết dạy, để các em dần dần lĩnh
hội kiến thức một cách tự nhiên nhất.
Vậy mà ngày nay, nhiều học sinh không mấy “mặn mà” với bộ môn địa lí
nói chung và địa lí địa phương Thanh Hóa nói riêng. Bởi vì theo định hướng chọn
ngành, chọn nghề của phụ huynh cho con từ nhỏ nên chỉ quan tâm đến môn học
theo xu thế của thời đại (Các ngành nghề yêu thích của các em chủ yếu tập trung
ở các khối A, B,D). Vì thế nó tác động khơng nhỏ đến việc học tập của học sinh.
Nên có rất nhiều học sinh xem mơn địa lí là mơn phụ, học chẳng qua chỉ là đối

phó, chỉ lấy đủ điểm lên lớp. Cho nên trong giờ học địa lí trở thành những giờ tra
tấn… cho cả thầy lẫn trò. Đặc biệt địa lí địa phương các em lại càng khơng có
hứng thú học tập, nhiều học sinh cho rằng địa lí địa phương học chẳng qua chỉ là
hình thức khơng cần quan tâm đến chất lượng nội dung bài học.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
* Thuận lợi, khó khăn
- Thuận lợi:
Về sách giáo khoa: Các em mua đủ, màu sắc đẹp, có nhiều hình ảnh minh
họa, lược đồ trống Thanh Hóa, số liệu cụ thể, kênh hình, kênh chữ,…câu hỏi
yêu cầu in nghiêng giúp giáo viên tổ chức cho học sinh khai thác thông tin dễ
dàng. Câu hỏi cuối bài tổng hợp được kiến thức của bài học. Phần nội dung bài
học được in đậm giúp học sinh dễ học.
Nhà trường: Quan tâm đến chất lượng giáo dục nên sinh hoạt chuyên môn
thường xuyên để giáo viên trao đổi, nêu ra được những phương pháp, giải pháp
dạy học tối ưu nhất.
Bản thân: Mến trẻ, yêu nghề, hịa đồng, có trách nhiệm với cơng việc.
- Khó khăn:
Về giáo viên: Không đầu tư nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, tìm hiểu
những vấn đề liên quan đến nội dung bài học, khơng thích dạy mơn địa lí.
Về học sinh: Chưa hiểu hết ý nghĩa của môn học nên xem môn địa là
môn học phụ. Đặc biệt địa lí địa phương các em lại càng khơng quan tâm.
Về phụ huynh: Nhiều phụ huynh không cho con đầu từ học mơn địa lí vì
họ xem đây là mơn học phụ không liên quan đến việc thi cử chọn nghành nghề
sau này. Do điều kiện kinh tế cịn khó khăn nên phần lớn phụ huynh mãi lo kiếm


sống, họ ít quan tâm đến việc học của con em mình. Nhiều phụ huynh trình độ
văn hố cịn thấp, không nắm được nội dung cũng như phương pháp dạy học nên
ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môn học.
- Kết quả của thực trạng trên

Tôi tiến hành khảo sát học sinh lớp 5 Trường Tiều học Hà Yên. Sau khi
học xong tiết 31- bài 1 “Tự nhiên và dân cư” năm học 2017 - 2018 để tìm
nguyên nhân và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập mơn địa
lí đia phương lớp 5 Thanh Hóa cho học sinh.
Đề Kiểm tra mơn địa lí lớp 5 địa phương Thanh Hóa
(Thời gian làm bài: 35 phút)
Khoanh vào chữ cái đầu câu trả lời đúng
Câu 1: (1đ) Thanh Hóa nằm trong vùng nào nước ta?
A. Bắc Bộ
B. Băc Trung Bộ
C. Nam Trung Bộ
D. Nam Bộ
Câu 2: (1đ) Thanh Hóa là tỉnh đơng dân
A. Thứ nhất cả nước
B. Thứ hai trong cả nước
B. Thứ ba trong cả nước
Câu 3: (6đ) Nêu đặc điểm địa hình vá khí hậu Thanh Hóa.
Câu 4: (2đ) Em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư Thanh Hóa.
Sau khi chấm và tổng hợp, tôi thu được kết quả như sau:
Tổng
số HS
58

Điểm 9 - 10
SL
TL
5
8,6 %

Điểm 7 - 8

SL
TL
15
25 %

Điểm 5 - 6
SL
TL
20
34,5 %

Điểm dưới 5
SL
TL
18
31 %

Nhận xét:
Có nhiều học sinh chưa nắm được kiến thức địa hình và khí hậu Thanh
Hóa. Cịn nhiều học sinh dưới điểm 5. Số học sinh giỏi còn hạn chế.
Từ những thực trạng nêu trên, bản thân là một người trực tiếp giảng dạy
mơn địa lí, tơi muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học mơn địa lí địa
phương lớp 5 Thanh Hóa. Tơi xin đưa ra sáng kiến kinh nghiêm: “Một số giải
pháp nâng cao hứng thú học tập mơn địa lí địa phương lớp 5 Thanh Hóa:
Tiết 31 - Bài 1”Tự nhiên và dân cư”.
III. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MƠN ĐỊA LÍ
ĐỊA PHƯƠNG LỚP 5 THANH HĨA TRONG TIẾT 31 - BÀI 1 “TỰ NHIÊN
VÀ DÂN CƯ”
Như chúng ta đã biết, có rất nhiều phương pháp dạy học mơn Địa lí nói
chung và nói riêng là địa lí địa phương. Nhưng trong thực tế giảng dạy, tôi đã

đúc rút ra một số phương pháp dạy học gây hứng thú cho học sinh.
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Muốn tiết dạy thành cơng thì trước hết người giáo viên phải đọc kĩ sách
giáo khoa Lịch sử - Địa lí địa phương lớp 5 Thanh Hóa để xác định rõ mục đích


yêu cầu bài học. Đọc thêm các tài liệu khác liên quan đến bài học, tìm hiểu trên
mạng Internet cập nhật số liệu mới nhất, sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
2. Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp thảo luận nhóm phát huy được tính tích cực,chủ động học tập
của học sinh. Qua hoạt động này, học sinh tạo được hứng thú học tập trong từng
tiết học.
Thảo luận nhóm
Cách tiến hành theo bốn bước sau:
+ Bước 1: Chuẩn bị thảo luận
Chia nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí và vị trí chỗ ngồi.
+ Bước 2: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm
Giáo viên giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể để tất cả các học sinh trong lớp
đều hiểu, trong quá trình thảo luận yêu cầu các thành viên trong nhóm tập trung
thảo luận đóng góp ý kiến sơi nổi có ghi chép cẩn thận và có tổng hợp ý kiến.
+ Bước 3: Tiến hành thảo luận
Học sinh trao đổi bàn bạc, phân tích vấn đề khơng tranh cãi. Giáo viên
quan sát các nhóm, theo dõi, uốn nắn lệch lạc và điều chỉnh đúng hướng chú ý
phát hiện các điểm đã thống nhất và các điểm còn tranh luận đưa đến kết quả
của từng nhóm. Giáo viên khơng giải đáp các thắc mắc ngay mà hướng cho học
sinh hướng đi và nguồn huy động kiến thức (số liệu, tư liệu) cần thiết cho việc
làm sáng tỏ vấn đề.
+ Bước 4: Tổng kết thảo luận
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm
khác hoặc thành viên trong lớp nêu ý kiến khác với kết quả thảo luận của nhóm

bạn (nếu có) hoặc đề xuất kết quả hợp lí hơn.
Giáo viên tổng kết làm rõ nội dung, nhận thức và uốn nắn những sai sót,
sữa chữa những lệch lạc, giải đáp thắc mắc hoặc làm sáng tỏ các vấn đề lí thú
nảy sinh trong q trình thảo luận.
Thảo luận ghép đôi: (Tuân thủ theo bốn bước)
+ Bước 1: Giáo viên chia hai bạn ngồi cùng bàn một nhóm.
+ Bước 2: Giao nhiệm vụ cho nhóm
+ Bước 3: Tiến hành thảo luận
+ Bước 4: Tổng kết thảo luận
Đại diện nhóm trình bày kết quả nhóm mình. Các nhóm nhận xét, giáo
viên nhận xét, chuẩn xác nội dung.
3. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
Đây là một trong những phương pháp dạy học gây hứng thú, phát huy tính
tích cực của học sinh trong học tập.
Các bước tiến hành như sau:
+ Bước 1: Chọn chủ đề
Giáo viên phải xác định được chủ đề chính nội dung trong từng mục bài học.
+ Bước 2: Đặt câu hỏi có vấn đề
Câu hỏi phải đưa học sinh vào một tình huống cần suy nghĩ giải quyết vấn
đề đặt ra.
+ Bước 3: Khích thích điều khiển học sinh giải quyết vấn đề.


Khi câu hỏi được đặt ra, giáo viên phải là người đóng vai trị khởi sướng
để kích thích tư duy của học sinh và khuyến khích học sinh nhận định vấn đề và
bảo vệ quan điểm của vấn đề mà mình vừa nhận định.
+ Bước 4: Nhận xét
Gọi học sinh khác nhận xét, sau đó giáo viên nhận xét chuẩn xác kiến thức.
4. Phương pháp đóng vai
Phương pháp đóng vai trong dạy học địa lí kích thích tinh thần học tập

hăng say của học sinh.
- Phương pháp đóng vai được tiến hành theo các bươc sau:
+ Nêu bối cảnh, mục tiêu, u cầu, tạo khơng khí đóng vai.
+ Lựa chọn vai
+ Theo các vai trình diễn.
+ Cho học sinh thảo luận xung quanh nội dung các vai diễn, rút ra những
kết luận cần thiết phù hợp với nội dung bài học.
5. Phương pháp trò chơi
Tạo hứng thú học tập, tăng niềm tin, tăng tình cảm u mến mơn học và
củng cố hiểu biết kiến thức địa lí, rèn luyện kĩ năng hợp tác cho học sinh. Trong
dạy học địa lí có thể tổ chức các trị chơi như: ghi tên, ghép hình, giải thích các
hiện tượng địa lí trong bài.
Đối với giáo viên: Chuẩn bị một số phương tiện đồ dùng cần thiết như các
bản đồ trống và ghi sẵn các câu hỏi bên dưới hoặc bên trên học sinh rõ yêu cầu
để trả lời.Các phiếu có ghi sẵn các câu hỏi và hình vẽ mang nội dung kiến thức
bản đồ, biểu đồ.
Đối với học sinh: Chuẩn bì bài ở nhà vì học sinh là các thành viên tham gia
trực tiếp cuộc chơi. Nếu các em chuẩn bị bài ở nhà chu đáo thì cuộc chơi diễn ra
thuận lợi có hiệu quả. Một khi đã trở thành thói quen thì việc chuẩn bị bài ở nhà
cô giáo và phụ huynh khơng cần nhắc vì bản thân các em đã ham thích. Đặc biệt,
tâm lí học sinh rất thích mình chiến thắng và muốn khẳng định bản thân trước
các bạn và cơ giáo. Để đạt được điều đó thì trước hết người học sinh phải chuẩn
bị các việc sau:
Nắm bắt nội dung kiến thức một cách kĩ càng. Nắm bắt kiến thức sắp và
sẽ học đến (hoặc mở rộng hơn nữa).
Sưu tầm sách báo, tranh ảnh, tài liệu có liên quan đến kiến thức mình học.
Trong giờ học, các em cần mạnh dạn và ham thích chơi trị chơi, nhanh
nhẹn chớp lấy cơ hội, trả lời nhanh, xúc tích.
Cách tiến hành như sau:
Giáo viên: Nêu luật chơi trong vòng thời gian (3 - 5 phút).

Hình thức thi cá nhân hoặc nhóm.
Nhóm hoặc cá nhân nào làm nhanh nhất, kết quả đúng nhất thì dành
chiến thắng.
Phần thưởng: Một tràng vỗ tay của lớp hoặc cái bút, quyển vở…
6. Vận dụng kiến thức liên mơn vào dạy mơn địa lí địa phương
Như chúng ta đã biết mơn địa lí nói chung và địa lí địa phương Thanh
Hóa nói riêng là một bộ mơn khoa học. Nó có mối quan hệ với nhiều mơn học
khác. Chính vì vậy, trong q trình giảng dạy tơi đã vận dụng một số môn học


vào dạy học mơn địa lí địa phương Thanh Hóa như: Lịch sử, văn học, sinh học,
âm nhạc…góp phần làm phong phú thêm nội dung bài học, giúp học sinh học
bài với niềm đam mê, hứng thú, yêu môn học hơn, khơng cảm thấy địa lí là một
mơn khơ khan, khó học. Đồng thời, làm cho các em thấy rõ mối quan hệ giữa
các mơn khoa học, hình dung được một cách chân thực, sinh động về môi
trường, xã hội, các quy luật tự nhiên.
Ngoài các phương pháp dạy học trên, để tạo được sự hứng thú học tập cho
học sinh người giáo viên cần:
7. Khuyến khích học sinh đọc sách, báo, internet và sưu tầm tranh ảnh, đặc
biệt là hình ảnh trải nghiệm của học sinh.
Giúp học sinh yêu thích mơn học.
8. Sử dụng phương tiện dạy học địa lí một cách hiệu quả
Tơi tận dụng triệt để các thiết bị dạy học như:
Bản đồ giáo khoa địa lí
Các tài liệu tham khảo, tranh ảnh, hình vẽ có sẵn.
Hình vẽ của giáo viên trên bản đồ, số liệu thống kê, bản đồ, mơ hình,
phiếu học tập.
Một số thiết bị kĩ thuật hiện đại, phim, video giáo khoa, máy chiếu, mạng
Internet.
Trong đó, quan trọng nhất là bản đồ. Qua bản đồ học sinh dễ dàng có

được các biểu tượng, đồng thời phát triển tư duy địa lí.
Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực gây hứng thú ở trên vào
dạy: Bài 1-Tiết 31”Tự nhiên và dân cư” Địa lí địa phương lớp 5 Thanh Hóa.
Tiết 31-Bài 1: “TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ”
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nêu được vị trí, giới hạn của tỉnh Thanh Hóa.
- Kể đúng tên các huyện, thị xã, thành phố của Thanh Hóa.
- Học sinh nắm được những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
2. Kĩ năng:
- Xác định được vị trí, giới hạn của tỉnh Thanh Hóa trên bản đồ hành
chính Việt Nam và bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa.
- Rèn kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng bản đồ, lược đồ, phân tích.
3. Thái độ:
Bồi dưỡng lịng yêu quê hương, tự hào về quê hương, bảo vệ giữ gìn
những di sản của q hương, có ý thức bảo vệ môi trường nơi đang sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Bản đồ khu vực địa lí Việt Nam, hoặc bản đồ hành chính việt Nam.
- Bản đồ hành chính và bản đồ tự nhiên Thanh Hóa.
- Lược đồ trống tỉnh Thanh Hóa.
- Máy chiếu.
- Phiếu học tập.
- Mẫu đất.


- Các câu hỏi cần thiết liên quan đến bài học cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà.
2. Học sinh
- Đọc và chuẩn bị bài 1 “Tự nhiên và dân cư” Thanh Hóa.
- Đọc và nghiên cứu tài liệu liên quan đến tự nhiên Thanh Hóa.

- Sưu tầm các mẫu đất.
- Sưu tấm các tranh ảnh liên quan đến tự nhiên và dân cư Thanh Hóa. Đặc
biệt các bức ảnh trải nghiệm của bản thân học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Trường Tiểu học Hà Yên đang thực hiện dạy theo chương trình VNEN
nên tiết học thực hiện như sau:
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Khởi động - Trải nghiệm
Giáo viên mời ban văng nghệ lên điều hành cho lớp hát múa bài “Đi cấy”,
sau khi hát xong giáo viên đặt câu hỏi.
Hỏi: Em có biết bài hát này ở tỉnh nào khơng? (Thanh Hóa)
Hỏi : Vậy em biết gì về tỉnh Thanh Hóa? (Học sinh nêu hiểu biết)
Giáo viên giới thiệu vào bài
Giáo viên dùng máy chiếu một số hình ảnh và đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
Hình ảnh 1

Hỏi: Đây là cây cầu nào ở đâu và được
bắc qua con sơng nào?
Hình ảnh 3

Hình ảnh 2

Hỏi: Đây là hình ảnh nào ? Ở đâu?
Hình ảnh 4


Hỏi: Đây là hình ảnh nào ? Ở đâu?
Hình ảnh 5

Hỏi: Đây là hiện tượng gì?


Hỏi: Đây là hình ảnh nào ? Ở đâu?
Hình ảnh 6

Hỏi: Đây là hiện tượng gì?

Từ những bức tranh trên, học sinh có thể cảm nhận một cách khái quát về
sự vật, sự việc, quang cảnh có liên quan đến bài học. Từ những bức ảnh ấy, tôi
giới thiệu vào bài học mới.
Giáo viên: Thanh Hóa là vùng đất “địa linh, nhân kiệt” có nhiều anh hùng
dân tộc, có nền văn hóa đa dạng, có vị trí địa lí quan trọng trong lịch sử dựng
nước và giữ nước, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế, xong
cũng gặp khơng ít khó khăn do thời thiết gây ra. Tiết học hôm nay, cơ cùng các
em đi tìm hiểu về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, dân
số Thanh Hóa.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Vị trí địa lí và các đơn vị hành chính
1.Vị trí Địa lí:
- Giáo viên dùng máy chiếu bản đồ các khu vực Việt Nam và bản đồ hành
chính tỉnh Thanh Hóa cho học sinh quan sát.


Hoạt động cả lớp
Giáo viên chỉ mẫu cho học sinh quan sát.
Sau đó gọi hai học sinh lên chỉ bản đồ với nội dung sau:
- Xác định vị trí địa lí của tình Thanh Hóa.
- Đọc tên các tỉnh, tên biển tiếp giáp với Thanh Hóa.
Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét, sau đó giáo viên nhận xét, chốt
kiến thức.
- Thanh Hóa thuộc khu vực Bắc Trung Bộ

+ Phía Bắc: Giáp tỉnh Ninh Bình, Hịa Bình, Sơn La (dài 175 km)
+ Phía Nam: Giáp tỉnh Nghệ An (dài 160 km)


+ Phia Tây: Giáp tỉnh Hùa Phăn của Lào (dài 192 km)
+ Phía Đơng: Giáp vịnh Bắc bộ thuộc biển Đơng (dài 102 km)
Hoạt động nhóm đơi
Cách tiến hành
Chia nhóm: Hai bạn ngồi cùng bàn thảo luận câu hỏi sau:
Hỏi: Vị trí địa lí có ý nghĩa gì đối với việc phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa ?
Giáo viên mời đại diện các nhóm trả lời.
Giáo viên mời học sinh khác nhận xét, sau đó giáo viên chốt kiến thức.
Thanh Hóa nằm ở vị trí chung chuyển giữa miền Bắc với miền Trung,
giữa nước bạn Lào và Biển Đông, có đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh,
đường sắt thống nhất, cảng Nghi Sơn, sân bay Thọ Xuân, có nhiều vùng sinh
thái nên thuận lợi phát triển kinh tế đa nghành nghề.
2. Các đơn vị hành chính
Hoạt động nhóm
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.
Giáo viên phát lược đồ trống tỉnh Thanh Hóa cho các nhóm.


Hỏi: Điền tên các đơn vị hành chính của tỉnh Thanh Hóa, tên các tỉnh tiếp
giáp với Thanh Hóa vào lược đồ trống.
Học sinh:
Thảo luận nhóm, cử thư kí viết nhanh vào lược đồ trống.
Dán kết quả lên bảng
Cách tiến hành như sau:
Chia lớp thành 5 nhóm
Nêu luật chơi:Thi giữa các nhóm, trong vịng 5 phút nhóm nào viết xong

dán lên bảng, nhóm nào ghi nhanh nhất, chính xác nhất là thắng cuộc.
Tôi dùng máy chiếu đưa ra đáp án lên cho học sinh cả lớp quan sát và yêu
cầu học sinh cả lớp nhận xét tìm ra nhóm chiến thắng. Nhóm nào chiến thắng
được cổ vũ tuyên dương bằng một tràng vỗ tay.
Đáp án:
- Một thành phố (thành phố Thanh Hóa)
- Hai thị xã (Bỉm Sơn, Sầm Sơn)
- Hai mươi bốn huyện (8 huyện đồng bằng, 5 huyện ven biển, 11 huyện
miền núi).
+ Các huyện đồng bằng: Đông Sơn, Triệu Sơn, Nơng Cống, Thiệu Hóa,
Triệu Sơn, Thọ Xn, Vĩnh Lộc, Hà Trung.
+ Các huyện ven biển: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hồng Hóa, Quảng Xương,
Tính Gia.
+ Các huyện miền núi: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang
Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Cẩm Thủy, Thạch Thành,
Ngọc Lặc.
Hoạt động cả lớp
Hỏi: Đơn vị hành chính lớn nhất ? (huyện Thường Xuân)
Hỏi: Đơn vị hành chính nhỏ nhất ? (thị xã Sầm Sơn)
Sử dụng phương pháp dạy học tích hợp liên mônlịch sử
Hỏi: Dựa vào kiến thức lịch sử đã học em cho biết từ thời Văn Lang đến
thời phong kiến Thanh Hóa có những tên gọi nào?
Giáo viêncho học sinh trả lời cá nhân, gọi học sinh khác nhận xét, tôi
nhận xét nhắc lại kiến thức cho học sinh nhớ.
+ Thời văn Lang: Thuộc bộ Cửu Chân
+ Thời phong Kiến: Quân Ái Châu, Thanh Đô, Thanh Hoa, đến năm 1831
đổi Thanh Hoa thành tên Thanh Hóa.
II. Điều kiên tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm
Đây là bài có nhiều nội dung mà phân phối chương trình có 1 tiết nên tơi

phân cơng hoạt động nhóm trước ở nhà.
Cách tiến hành như sau:
Chia lớp thành 7 nhóm tơi giao câu hỏi thảo luận cho các nhóm như sau:
Nhóm 1: Nêu đặc điểm của địa hình Thanh Hóa? Địa hình có ảnh hưởng
gì đến phát triển kinh tế?
Nhóm 2: Nêu đặc điểm đất đai của Thanh Hóa? Địa phương em có loại
đất nào? Những cây nào được trồng trên đất ấy?.


Nhóm 3: Nêu đặc điểm khí hậu Thanh Hóa? Em hãy kể những hậu quả do
các dạng thời tiết đặc biệt trên gây ra đối với đời sống và sản xuất của nhân dân
trong vùng ?
Nhóm 4: Nêu đặc điểm thủy văn Thanh Hóa? Đia phương em ở có con
sơng nào chạy qua khơng? Cho biết vai trị của con sơng nơi em ở như thế nào?
Nhóm 5: Em có nhận xét gì về sinh vật Thanh Hóa? Em hãy sưu tầm
tranh ảnh động vật có ở Thanh Hóa? Nêu giải pháp bảo vệ sinh vật?
Nhóm 6: Em có nhận xét gì về khống sản Thanh Hóa? Kể tên một số
khống sản của tỉnh mà em biết?
Nhóm 7: Với tiềm năng của biển Thanh Hóa có thể phát triển được những
ngành nào? Sưu tầm những bức ảnh trải nghiệm của học sinh với biển?
Giáo viên mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả học tập của các em
ở nhà.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Giáo viên mời học sinh nhận xét chéo kết quả học tập của các nhóm
Giáo viên nhận xét, tuyên dương kết quả học tập của học sinh nhóm 3 cụ thể là:

1. Địa hình
- Khá phức tạp, chia cắt nhiều, nghiêng dần từ Tây sang Đơng, có các
dạng địa hình sau:
+ Núi và Trung du: khoảng 3/4 diện tích chiếm 73,3%.

+ Đồng bằng: chiếm 16 % tổng diện tích của tỉnh, lớn nhất miền trung và
đứng thứ ba của cả nước.
+ Vùng ven biển: chiếm 10,7%.
+ Bờ biển phẳng, thềm lục địa nông, rộng.
2. Đất đai


- Đa dạng
+ Đất đỏ vàng chiếm diện tích nhiều nhất 58%,
+ Đất phù sa chiếm: 13%,
+ Đất sói mịn
: 1,6%,
+ Đất bạc màu
: 1,3%,
+ Đất mặn
: 1,45%,
+ Đất cát
: 1,6%.
3. Khí hậu:
- Thanh Hóa có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
+ Nhiệt độ trung bình 23-240 C. Mùa hè, nhiệt độ cao có thể lên tới 39 - 400 C,
mùa đơng nhiệt độ có thể hạ thấp xuống dưới 2oC.
+ Lượng mưa: Trung bình năm 1600 - 1800mm.
+ Độ ẩm khơng khí: trung bình 80 - 85%
+ Nắng: Hàng năm có khoảng 1700 giờ nắng, tháng nắng nhất là tháng 7,
tháng có ít nắng nhất là tháng 2 và tháng 3.
- Khí hậu có sự phân mùa.
+ Mùa hè: Nóng, mưa nhiều có gió Tây Nam khơ nóng.
+ Mùa đơng: Có gió mùa Đơng Bắc lạnh, mưa ít có sương giá, sương muối.
4. Thủy Văn:

- Có mạng lưới sông suối dày đặc
+ Hệ thống sông Mã: 242 km
+ Hệ thống sông Hoạt: 55 km
+ Hệ thống sông Lạch Bạng: 34,5 km
+ Hệ thống sông Yên: 94.2 km
- Đặc điểm: Ngắn (Trừ sông Mã) và dốc chảy từ miền núi xuống đồng bằng
- Giá tri: Cung cấp phục vụ đời sống, sản xuất, thủy điện.
5. Sinh vật
- Phong phú, đa dạng.
+ Rừng (430,4 nghìn ha) có nhiều loại gỗ quý như: lát, lim, sến, táu, vàng
hương…
+ Động vật: Nhiều lồi như voi, bị tót, vượn, trăn, rắn…
Giáo viên đưa lên máy chiếu một số hình ảnh động vật tiêu biểu của tỉnh
Thanh Hóa cho học sinh xem.

Gà tiền mặt vàng

Con voi


Con bị tót
Con khỉ
6. Khống sản
Đa dạng, nhiều loại như: Crôm, đã vôi, sét, đá ốp lát…
7. Biển và tài nguyên biển
Đường bờ biển dài 120km, có nhiều hải sản quý, cảnh quan đẹp (Hòn Nẹ,
Hòn Mê, bãi biển Sầm Sơn, Hải Hịa…), phát triển nhiều ngành kinh tế.
Ví dụ: Một số hình ảnh minh họa trải nghiệm về biển Sầm Sơn đối với học
sinh lớp 5 trường Tiểu học Hà n, Hà Trung, Thanh Hóa.


Hình ảnh trải nghiệm biển Sầm Sơn của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Hà Yên
III. DÂN CƯ
1. Số dân:
Sử dụng phương pháp thảo luận cặp đơi
Giáo viên đưa bảng số dân Thanh Hóa qua các năm trong SGK lên máy
chiếu yêu cầu hai bạn ngồi cùng bàn quan sát rồi tính số dân tăng trung bình
hàng năm giai đoạn từ 2002 đến 2010.
Hỏi: Em có nhận xét gì về dân số, bản chất con ngườiThanh Hóa? Vậy em
có tình cảm như thế nào với người dân Thanh Hóa?
Năm
2002
2004

Số dân
3457800
3442600


2006
2008
2010

3428000
3408800
3406800

Học sinh thảo luận đại diện cặp đôi báo cáo kết quả.
Giáo viên gọi học sinh trong lớp nhận xét kết quả báo cáo một số cặp đơi,
sau đó tơi nhận xét, chốt kiến thức
Dân số Thanh Hóa đứng thứ 3 cả nước. Dân số Thanh Hóa giảm do thực

hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình. Người dân cần cù, chịu khó…
2. Sự phân bố dân cư
Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
Giáo viên dùng máy chiếu bảng mật độ dân số Thanh Hóa.
Yêu cầu: Học sinh hãy quan sát vào bảng mật độ dân số trung bình năm
2010 Thanh Hóa. (Đơn vị: Người/km2)
Hỏi: Nêu nhận xét của em về sự phân bố dân cư Thanh Hóa?
Đơn vị hành chính
Cả nước
Dun hải miền trung
Thanh Hóa
Thành phố Thanh Hóa
Thị xã Sầm Sơn
Thị xã Bỉm Sơn
Huyện Đơng Sơn
Huyện Mường Lát

Mật độ dân số trung bình
263
197
306
3648
3032
810
965
41

Giáo viên gọi 2 đến 3 học sinh trả lời, sau đó mời học sinh khác nhận xét,
tôi nhận xét và chốt kiến thức.
- Mật độ dân số trung bình cao hơn cả nước.

- Phân bố dân cư không đồng đều giữa các huyện, thị, miền núi, trung du,
đồng bằng.
3. Văn hóa, giáo dục-đào tạo, y tế.
Thảo luận cặp đôi(hai bạn ngồi cùng bàn)
Chia nhóm: Dãy bàn 1 thảo luận nội dung sau:
Hỏi: Em hãy nêu những nét nổi bật về văn hóa tỉnh Thanh Hóa? Em đã học
nền văn hóa Đơng sơn ở mơn học nào? Em hãy hát một điệu hị Thanh Hóa?
Dãy bàn 2 thảo luận nội dung sau:
Hỏi: Em có nhận xét gì về giáo dục Thanh Hóa? Em hãy kể tên một số
học sinh đạt giải quốc gia mà em biết?
Dãy bàn 3 thảo luận nội dung:
Hỏi: Nêu những điểm nổi bật về y tế Thanh Hóa
Giáo viên gọi đại diện một số cặp lên báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.


Giáo viên tôi học sinh nhận xét chéo.
Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.
* Văn hóa
Có nền văn hóa đa dạng đặc sắc: nền văn hóa Đơng Sơn (1924), các điệu
hị (hị sơng Mã), các câu chuyện cổ, các lễ hội truyền thống. (hội đền Bà Triệu,
đền Sòng, Lam Kinh, Mai An Tiêm…), giáo viên dùng máy chiếu đưa một số
hình ảnh minh họa.

Lễ hội Lam Kinh
Trống đồng Đơng Sơn
Lễ hội Bà Triệu
* Giáo dục
Nền giáo dục được chú trọng đầu tư:nhiều trường đạt chuẩn quốc gia, có
nhiều học sinh giỏi quốc gia, tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục.
* Y tế

Phát triển khá mạnh.Mạng lưới y tế phân bố rộng đến xã, thơn.
IV. CỦNG CỐ-DẶN DỊ:
1.Củng cố: Tơi tổ chức các trò chơi để củng cố lại kiến thức bài học.
Cách tiến hành như sau:
Bước 1: Chia lớp thành 4 nhóm,
Bước 2: Đại diện các nhóm lên bắt thăm câu hỏi
Câu 1: Em hãy đóng vai “hướng dẫn viên du lịch” giới thiệu với bạn bè
gần xa về du lịch Thanh Hóa?( trong đó phải nêu được các đặc điểm tự nhiên
tiêu biểu, văn hóa, con người Thanh Hóa).
Câu 2: Hãy kể một số lễ hội truyền thống ở Thanh Hóa mà em biết.
Câu 3: Em hát một bài hát nói về Thanh Hóa.
Câu 4: Em hãy đọc một bài thơ nói về Thanh Hóa.
Bước 3: Thành lập ban giám khảo (gồm cô giáo và 4 bạn học sinh trong lớp).
Bước 4: Đại diện các nhóm lên trình bày
Sau khi kết thúc trị chơi, tơi tổng kết và dành ra một số phần quà nhỏ
như: bút, vở,… trao cho các đội thắng để khuyên khích tinh thần hăng say học
tập của các em.
2. Dặn dò: Học sinh về nhà học bài cũ, chuẩn bị trước bài 2” các nghành
kinh tế”.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
Với việc áp dụng các phương pháp dạy học gây hứng thú ở bài 1- tiết 35
“Tự nhiên và dân cư”, học sinh yêu thích mơn học địa lí địa phương, biết được


các thế mạnh về điệu kiện tự nhiên của địa phương, nhận biết một số hiện tượng
địa lí nơi mình đang sống, có niềm tin về sự phát triển của địa phương, nâng cao
ý thức xây dựng quê hương, hiểu biết nét văn hóa, giáo dục, y tế, có kĩ năng sử
dụng bản đồ, lược đồ tốt.
Giáo viên tiến hành khảo sát kết quả học tập năm 2018- 2019
Đề khảo sát giống đề khảo sát năm học 2017- 2018

Giáo viên chấm và thu được kết quả như sau:
Tổng Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
số HS
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
40
8
20 %
20
50 %
7
17,5 %
5
12,5%
Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy số học sinh nắm kiến thức địa hình và
khí hậu Thanh Hóa tăng cao. Số học sinh dưới điểm 5 giảm từ 31% xuống
12,5%.
Đối với tôi đã nhận thức được tầm quan trọng mơn địa lí địa phương , có
kinh nghiệm trong dạy học mơn địa lí địa phương Thanh Hóa, tự tin hơn khi
đứng lớp. Ngồi ra, sáng kiến này còn là một tài liệu tham khao của đồng nghiệp

để ứng dụng vào dạy học môn địa lí trong nhà trường.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Như vậy, với việc áp dụng các biện pháp dạy học tích cực gây hứng thú
học tập cho học sinh, tơi nhận thấy đa số các em đã thay đổi quan điểm học tập
mơn địa lí.Các em khơng cịn ngại học như trước, mà trái lại các em đã dần dần
yêu thích, hứng thú học tập tập mơn địa lí nói chung và địa lí địa phương Thanh
Hóa nói riêng. Khơng chỉ hứng thú học tập mà các kĩ năng đọc, chỉ bản đồ, phân
tích bảng số liệu, các mối quan hệ tự nhiên của các em cũng thành thạo hơn. Đặc
biệt, hình thành cho học sinh thói quen tự học, tự khám phá ra tri thức. Từ đó,
các em cảm thấy tự hào hơn rất nhiều so với trước kia mà các em phải tiếp nhận
kiến thức thụ động từ giáo viên.
Bài học kinh nghiệm:
Muốn học sinh học tôt môn địa lí địa phương Thanh Hóa lớp 5. Giáo viên cần:
- Rèn kĩ năng đọc, chỉ bản đồ, lược đồ, phân tích bảng số liệu cho học
sinh một cách thành thạo.
- Tập cho các em biết giải thích các hiện tượng địa lí, biết xác lập và phân
tích được các mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí đơn giản.
- Tổ chức thi đua khen thưởng cho học sinh qua những trò chơi.
- Sử dụng linh hoạt các phương tiện dạy học.
II. ĐỀ XUẤT
1. Đối với cấp trường
Đầu tư kinh phí để trang bị các phương tiện dạy học hiện đại nhằm tăng
cường sự trợ giúp của công nghệ thơng tin cho giáo viên sử dụng vào q trình
giảng dạy cho học sinh được tốt hơn.
2. Đối với giáo viên
Tổ chức cho học sinh tham quan, du lịch để khám phá điều kiện tự nhiên


tỉnh Thanh Hóa.

Thường xuyên bồi dưỡng, tự bồi dưỡng trau dồi tri thức, năng lực chuyên môn.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã đúc rút được qua
q trình dạy học. Tuy nhiên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tơi rất
mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm trở
nên hoàn chỉnh hơn.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hà Yên, ngày 20 tháng 5 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người viết


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Sách giáo khoa Lịch sử Địa lí địa phương Thanh Hóa.
Các phương pháp dạy học Lịch sử Địa lí.
Tài liệu bồi dưỡng chuyên đề Lịch sử Địa lí.
Tham khảo internet.


DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN

XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

TT

1

2

Tên đề tài SKKN
Một số phương pháp
dạy học tác phẩm văn
học dân gian
Dạy học tác phẩm văn
học bằng phương pháp
dạy học hợp tác trong
trường THCS

Cấp đánh
Kết quả
giá xếp loại đánh giá
Năm học đánh
(Ngành GD
xếp loại
giá xếp loại
cấp
(A, B, hoặc
huyện/tỉnh
C)
Huyện


B

2008 – 2009

Huyện

B

2015 - 2016




×