CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…., ngày 10 tháng 6 năm 2014
BÁO CÁO
TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Tên sáng kiến: "Giải pháp nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn"
- Tác giả sáng kiến: Lê Minh Giang
- Thời gian thực hiện: Tháng 11 năm 2013 (có bổ sung vào tháng 02 năm 2014)
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Nhiệm vụ của người giáo viên dạy Văn là làm thế nào để thổi niềm say mê, hứng thú môn học
đến với các em học sinh của mình. Đó là một điều rất quan trọng và cấp thiết để nâng cao chất
lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông hiện nay. Từ những lý do trên, người
viết chọn đề tài này để đưa ra những kinh nghiệm có được của mình đối với việc dạy và học môn
Ngữ văn trong nhà trường.
2. Phạm vi triển khai
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đối tượng học sinh các lớp 10A1, 11A8, 11A9 năm học 2013
– 2014 của trường THPT …. xoay quanh vấn đề hứng thú học tập môn Ngữ văn. Đây là các lớp
mà người viết đang trực tiếp giảng dạy (ở HKI). Từ những đối tượng nghiên cứu này, chúng ta có
thể thấy thực trạng chung về tình hình hứng thú học tập môn Ngữ văn của học sinh toàn trường, từ
đó đề ra giải pháp để áp dụng rộng rãi trong phạm vi lớn hơn.
3. Mô tả sáng kiến
1. TÍNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
1.1/ Tính cấp thiết của đề tài
1.2/ Hướng giải quyết
2. TÍNH KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1/ Thực trạng ban đầu của vấn đề
2.2/ Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành:
2.2.1/ Xây dựng cho học sinh một động cơ học tập đúng đắn và có một thái độ, tình cảm
tốt đối với môn học
2.2.2/ Nâng cao chất lượng và cải thiện kết quả học tập của học sinh
2.2.3/ Đổi mới cách dạy ở những phân môn mà học sinh còn yếu, ít hứng thú
2.2.4/ Sử dụng đồ dùng dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin
2.2.5/ Đổi mới phương pháp truyền thụ kiến thức cho học sinh
2.2.6/ Tạo không khí sinh động, gần gũi và dân chủ trong tiết học
2.2.7/ Quan tâm nhiều hơn đến học sinh yếu
2.2.8/ Nâng cao chất lượng giờ dạy Văn và dạy học theo đặc trưng bộ môn
2.3/ Các tồn tại nảy sinh trong quá trình tổ chức
2.4/ Kết quả đạt được
3. TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1/ Tác dụng của SKKN
3.2/ Phạm vi tác dụng của SKKN
3.3/ Những bài học kinh nghiệm
4. KẾT LUẬN
4. Kết quả, hiệu quả mang lại
Như trong phần 2.4 (kết quả đạt được) của SKKN đã trình bày có thể thấy rõ việc hiệu quả
do SKKN này và việc áp dụng nó mang lại cho bản thân người viết, đồng nghiệp, nhà trường và
học sinh. Về phía người giáo viên đứng lớp và nhà trường, sáng kiến góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy bộ môn, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy của toàn trường. Về phía học sinh,
việc áp dụng SKKN này vào thực tế đã làm học sinh có hứng thú hơn đối với môn Văn và từ đó có
sự chuyển biến tích cực hơn trong kết quả học tập chung của mình.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Nếu SKKN này được áp dụng và phổ biến rộng rãi, nó sẽ tác động đến ý thức học Văn của
học sinh, từ đó cải thiện chất lượng học tập nói chung của các em. Còn đối với đội ngũ thầy cô
giáo trong tổ nói riêng và các thầy cô dạy Văn nói chung, SKKN này là một kênh thông tin tham
khảo để giúp anh chị em đồng nghiệp có thêm được một góc nhìn về phương pháp dạy học Văn. Ai
cũng có thể áp dụng các giải pháp này vào thực tiễn giảng dạy của mình.
6. Kiến nghị, đề xuất:
- Đối với giáo viên bộ môn Ngữ văn: cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, tích cực đổi
mới phương pháp để nâng cao hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.
- Đối với nhà trường: tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất để giáo viên bộ môn có thể thực
hiện tốt các giải pháp.
- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: cần thay đổi bố cục của SKKN theo hướng phù hợp hơn
(ví dụ như mục 2.4 và 3.1 có nội dung gần giống nhau, nên gộp lại); cần phổ biến những SKKN đã
được công nhận đến các đơn vị trực thuộc.
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị Người báo cáo
Lê Minh Giang
(Đây là bản báo cáo tóm tắt SKKN của mình, bạn nào cần trọn bộ để tham khảo thì liên hệ với
mình qua số: 01267.567.068. SKKN của mình dài 28 trang, đúng theo chuẩn của một nghiên cứu
khoa học về cỡ chữ, kiểu chữ, thể thức trình bày. Bạn nào cần thì mình gửi luôn tất cả các phần
còn lại của SKKN bao gồm phần nội dung, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ
cái viết tắt, báo cáo tóm tắt, bìa)